Hiện trạng môi trường tại khu công nghiệp đồng văn i, duy tiên, hà nam Đánh giá thực trạng môi trường và quản lý môi trường tại KCN Đồng Văn I Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường Khu công nghiệp Đồng Văn I 1.1.2 Yêu cầu Nắm được các thông tin, số liệu về hoạt động của KCN Đồng Văn I. Tìm ra được ưu nhược điểm trong công tác quản lý môi trường KCN Đồng Văn I Để xuất được biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường KCN Đồng Văn I
MỤC LỤC 1 1 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1: Số lượng và tổng diện tích các KCN đã thành lập tính đến năm 2010 phân theo vùng lãnh thổ [4] Bảng 2: Phương pháp lấy mẫu, phân tích các chỉ tiêu môi trường không khí Bảng 3: Phương pháp phân tích các chỉ tiêu môi trường nước mặt Bảng 4: Phương pháp phân tích các chỉ tiêu môi trường nước thải Bảng 5: Lượng mưa trong các tháng và năm (đơn vị mm) Bảng 6 : Độ ẩm trong các tháng và năm (đơn vị %) Bảng 7 : Nhiệt độ trong các tháng và năm (đơn vị 0 C) Bảng 8 : Giờ nắng trong các tháng và năm (đơn vị: giờ) Bảng 9: Phân nhóm các ngành nghề sản xuất ở KCN Đồng Văn I Bảng 10: Lưu lượng nước thải của một số doanh nghiệp đang hoạt động tại KCN Đồng Văn I Bảng 11: Đặc trưng các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí [5] Bảng 12: Đặc điểm CTR công nghiệp tại KCN Đồng Văn I [5] Bảng 13: Khối lượng chất thải rắn của một số doanh nghiệp trong KCN Đồng Văn I (kg/tháng) [7] Bảng 14 :Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí xung quanh KCN Đồng Văn I ( đợt 1: Tháng 7/2012) Bảng 15 :Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí xung quanh KCN Đồng Văn I ( đợt 1: Tháng 11/2012) Bảng 16: Chất lượng nước phát sinh tại các doanh nghiệp trong KCN Đồng Văn I Bảng 17: Kết quả phân tích chất lượng nước thải đầu vào nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN Đồng Văn I Bảng 18: Kết quả phân tích chất lượng nước thải đầu ra nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN Đồng Văn I Bảng 19 : Kết quả phân tích chất lượng nước mặt KCN Đồng Văn I ( đợt 1 – Tháng 7/2012) Bảng 20 : Kết quả phân tích chất lượng nước mặt KCN Đồng Văn I ( đợt 1 – Tháng 11/2012) Bảng 21: Các biện pháp hạn chế ô nhiễm theo ngành nghề quy hoạch trong KCN Đồng Văn I 2 2 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1: Sơ đồ nguyên tắc các mối quan hệ trong hệ thống quản lý môi trường Khu công nghiệp Hình 2: Tình hình phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam Hình 3: Biểu đồ tỷ lệ các KCN có nhà máy xử lý nước thải tập trung Hình 4: Diễn biến nồng độ khí CO 2 Hình 5: Diễn biến nồng độ khí SO 2 Hình 6: Diễn biến nồng độ khí NO 2 Hình 7: Diễn biến nồng độ bụi Hình 8 : Diễn biến BOD 5 , COD, NH 4 + trong nước thải đầu ra của nhà máy xử lý nước thải KCN Đồng Văn I Hình 9: Sơ đồ tổ chức thoát nước và xử lý nước thải KCN Đồng Văn I Hình 10: Xử lý nước thải sinh hoạt bằng bể phốt 3 ngăn Hình 11: Khu vực lưu giữ chất thải nguy hại của Chi nhánh Công ty cổ phần nước sạch và môi trường Việt Nam – KCN Đồng Văn I 3 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Bộ KHCN&MT : Bộ Khoa học công nghệ và môi trường Bộ TN&MT : Bộ Tài nguyên và Môi trường BQL : Ban quản lý BVMT : Bảo vệ môi trường CTNH : Chất thải nguy hại CTR : Chất thải rắn ĐTM : Đánh giá tác động môi trường KCN : Khu công nghiệp UBND : Ủy ban nhân dân VSMT : Vệ sinh môi trường CTNH : Chất thải nguy hại 4 4 PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Được hình thành và phát triển xuất phát từ chủ trương của Đảng và Chính phủ trong việc quy hoạch các vùng tập trung phát triển công nghiệp nhằm tạo đột phá trong phát triển công nghiệp, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trải qua quá trình xây dựng và phát triển, các khu công nghiệp (KCN) đã có những đóng góp tích cực trong thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài, giải quyết việc làm, góp phần hiện đại hóa kết cấu hạ tầng, nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. KCN đã tạo ra một hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ, có giá trị lâu dài, góp phần hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng trên cả nước; đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng ngành sản xuất công nghiệp, nâng cao giá trị xuất khẩu và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực, sự phát triển của các KCN đang đặt ra những thách thức về môi trường ở hiện tại và trong tương lai. Lượng rác thải, nước thải, khí thải thải ra môi trường tăng lên rất nhanh chóng. Trong khi đó, hệ thống quản lý môi trường của nước ta chưa thực sự hiệu quả, thiếu đồng bộ, đặc biệt đa số các nhà máy sản xuất công nghiệp chưa có hệ thống xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường. Vì vậy, vấn đề về môi trường thực sự trở thành một bài toán khó còn bởi cơ chế quản lý môi trường còn lỏng lẻo và quan trọng hơn cả là ý thức của người dân chỉ quan tâm tới lợi nhuận trước mắt mà không để ý đến môi trường quanh mình đang ô nhiễm nghiêm trọng. Hà Nam là một tỉnh có quy mô nhỏ, dân số khoảng 800 nghìn người. Trong đó, hơn 90% dân số sống bằng nghề nông. Tuy nhiên, sau hơn 6 năm tái lập, Hà Nam đã dành được những thắng lợi tương đối toàn diện trên các lĩnh vực phát triển về kinh tế xã hội, ngành công nghiệp cũng đã góp phần không nhỏ cho những thắng lợi của tỉnh. Với 04 KCN đã được xây dựng và đi vào hoạt động từ những năm 2003, 04 KCN đang được đầu tư xây dựng cùng với những điều kiện thuận lợi về hệ thống giao thông, vị trí địa lý hàng năm, các KCN của tỉnh đóng góp vào ngân sách Nhà nước trong đó có sự đóng góp của KCN Đồng Văn I. 5 5 Nằm trên thị trấn Đồng Văn, huyện Duy Tiên, với diện tích 138ha, KCN Đồng Văn I nằm liền kề với quốc lộ 1A, đường cao tốc Pháp Vân Ninh Bình, quốc lộ 38, đường sắt Bắc – Nam, cách trung tâm Hà Nội 40 km, sân bay Nội Bài 70 km và cách cảng Hải Phòng 90 km, KCN Đồng Văn I hàng năm đóng góp không nhỏ vào sự phát triển chung của nền kinh tế tỉnh. Khu đô thị, khu dân cư tập trung trong khu vực KCN Đồng Văn I ngày càng đông lên. Tuy nhiên, chất lượng môi trường nước, không khí và chất thải rắn trong khu vực đã và đang có xu hướng suy giảm và tồn tại nhiều bất cập. Chính vì thế mà việc quan tâm đến chất lượng môi trường ở đây đang rất cần thiết. Cần phải có những đánh giá đúng về chất lượng môi trường để từ đó đưa ra giải pháp quản lý môi trường phù hợp và có hiệu quả. Từ thực tế trên mà tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ Hiện trạng môi trường tại Khu công nghiệp Đồng Văn I, Duy Tiên, Hà Nam”. 1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài 1.1.1.1 Mục đích - Đánh giá thực trạng môi trường và quản lý môi trường tại KCN Đồng Văn I - Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường Khu công nghiệp Đồng Văn I 1.1.2 Yêu cầu - Nắm được các thông tin, số liệu về hoạt động của KCN Đồng Văn I. - Tìm ra được ưu nhược điểm trong công tác quản lý môi trường KCN Đồng Văn I - Để xuất được biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường KCN Đồng Văn I 6 6 PHẦN II TỔNG QUAN 2.1. Quản lý môi trường và các công cụ quản lý môi trường 2.1.1. Khái niệm KCN Theo Nghị định 29/2008/NĐ-CP của Chính phủ Quy định về thành lập, hoạt động, chính sách và quản lý nhà nước đối với KCN, Khu chế xuất (KCX), Khu kinh tế (KKT), KKT cửa khẩu thì KCN được định nghĩa như sau: “Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này”. Sự phát triển của các KCN sẽ đưa đến sự tăng trưởng của kinh tế, phát triển xã hội và nâng cao mức sông của nhân dân. Tuy nhiên, quá trình này cũng sẽ gây áp lực mạnh mẽ cho môi trường. 2.1.2. Định nghĩa quản lý môi trường Quản lý môi trường là một hoạt động nhằm vào việc tổ chức thực hiện cũng như giám sát các hoạt động bảo vệ, cải tạo và phát triển các điều kiện môi trường và khai thác sử dụng tài nguyên một cách tối ưu. Theo một số tác giả, thuật ngữ về quản lý môi trường gồm hai nội dung chính: quản lý Nhà nước về môi trường và quản lý của các doanh nghiệp, khu vực dân cư về môi trường. trong đó, nội dung thứ hai có mục tiêu chủ yếu là tăng cường hiệu quả hệ thống sản xuất và bảo vế sức khỏe người lao động, dân cư sống trong khu vực chịu ảnh hưởng của các hoạt động sản xuất. Hiện nay chưa có một định nghĩa thống nhất về quản lý môi trường, nhưng được sử dụng nhiều nhất là hai định nghĩa của các tác giả Trần Thanh Lâm (2006) thì “Quản lý môi trường là sự tác động liên tục, có tổ chức và hướng đích của chủ thể quản lý môi trường lên cá nhân hoặc công đồng người tiến hành các hoạt động phát triển trong hệ thống môi trường và các khách thể quản lý môi trường, sử dụng một cách tốt nhất mọi tiềm năng và cơ hội nhằm đạt được mục tiêu quản lý môi trường đã đề ra, phù hợp với pháp luật và thông lệ hiện hành”. Theo Lưu Đức Hải (2005), “Quản lý môi trường là một hoạt động trong lĩnh vực quản lý xã hội có tác dụng điều chỉnh các hoạt động của con người dựa trên sự tiếp cận có hệ thống và các kỹ năng điều phối thông tin, đối với các vấn 7 7 đề môi trường có liên quan đến con người; xuất phát từ quan điểm định lượng, hướng tới sự phát triển bền vững và sử dụng hợp lý tài nguyên”. Quản lý môi trường được thực hiện bằng tổng hợp các biện pháp luật pháp chính sách, kinh tế, kỹ thuật, công nghệ, xã hội, văn hóa giáo dục… Các biện pháp này có thể đan xen, phối hợp tích hợp với nhau tùy theo điều kiện cụ thể của vấn đề đặt ra. Việc thực hiện quản lý môi trường được thực hiện ở mọi quy mô: toàn cầu, khu vực, quốc gia, vùng, tỉnh, huyện…[1] 2.1.3. Các công cụ quản lý môi trường Công cụ quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp và phương tiện mà các nhà quản lý sử dụng để thực hiện các nội dung của quản lý môi trường. [2] * Đặc điểm Công cụ quản lý là vũ khí hoạt động của Nhà nước trong việc thực hiện công tác quản lý môi trường Quốc gia và rất đa dạng, không có một công cụ nào có giá trị tuyệt đối trong việc quản lý môi trường. Mỗi công cụ có chức năng và phạm vi tác động nhất định, chúng tạo ra một tập hợp các biện pháp hỗ trợ nhau. Việc nghiên cứu và hoàn thiện các công cụ quản lý là điều bắt buộc phải làm thường xuyên ở các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường và là công tác trọng tâm của ngành môi trường. * Phân loại công cụ quản lý môi trường và ưu nhược điểm của các công cụ quản lý Việc phân loại công cụ quản lý môi trường theo chức năng và theo bản chất. - Dựa theo chức năng, công cụ quản lý môi trường được phân ra thành 3 nhóm công cụ: + Nhóm điều chỉnh vĩ mô: Phạm vi điều chỉnh rộng lớn, bao gồm luật pháp, chính sách + Nhóm công cụ hành động: Phạm vi điều chỉnh trong lĩnh vực cụ thể, gồm các công cụ hành chính, xử phạt vi phạm môi trường trong kinh tế, sinh hoạt; công cụ kinh tế, có tác động trực tiếp tới lợi ích kinh tế - xã hội của cơ sở sản xuất kinh doanh. + Nhóm phụ trợ: Là các công cụ không có tác động điều chỉnh hoặc không tác động trực tiếp tới hoạt động. Các công cụ này dùng để quan sát, giám sát các hoạt động 8 8 gây o nhiễm, giáo dục con người trong xã hội. Công cụ phụ trợ có thể là các công cụ kỹ thuật như GIS, mô hình hóa… - Dựa theo bản chất, công cụ quản lý môi trường được phân loại như sau: + Công cụ luật pháp – chính sách: Bao gồm các quy định pháp luật và chính sách môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên như các bộ luật về môi trường, nhà nước. Các định hướng cơ bản của công cụ luật pháp – chính sách là xây dựng văn bản pháp quy về Bảo vệ môi trường; chấn chỉnh, tăng cường công tác xây dựng, ban hành và hướng dẫn tiêu chuẩn môi trường; tạo cơ chế, chính sách trong lĩnh vực môi trường. Công cụ luật pháp mang tính chất cưỡng chế cao và phạm vi điều chỉnh rộng lớn, có vai trò định hướng và điều chỉnh thực hiện đối với các loại công cụ khác nhau. Nhược điểm của công cụ luật pháp là cứng nhắc và ít linh hoạt. Công cụ chính sách gồm tổng thể các quan điểm, chuẩn mức, các biện pháp, thủ thuật mà nhà nước sử dụng nhằm đạt được những mục tiêu chiến lược của đất nước. + Công cụ kinh tế: Là những phương tiện, biện pháp có tác dụng làm thay đổi chi phí và lợi ích của các hoạt động kinh tế, thường xuyên tác động đến môi trường nhằm mục đích tăng cường ý thức trách nhiệm trước việc gây ra sự hủy hoạt môi trường. Công cụ kinh tế sử dụng sức mạnh thị trường để đưa ra các quy định nhằm đạt được mục tiêu môi trường, từ đó có cách ứng xử hiệu quả chi phí bảo vệ môi trường. Các công cụ kinh tế quan trọng bao gồm: Thuế tài nguyên và thuế môi trường, phí và lệ phí moi trường, nhãn sinh thái và quỹ môi trường. Ưu điểm: Công cụ kinh tế môi trường giúp duy trì sử hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường; tạo điều kiện để các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch sản xuất phù hợp. Nhược điểm: Tuy nhiên, để phát huy hiệu lực công cụ kinh tế cần có những điều kiện sau: Nền kinh tế thị trường thực sự: Hàng hóa tự do trao đổi theo chất lượng và giá trị; Chính sách và các quy định pháp luật chặt chẽ để có thể kiểm soát và điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh gây ra ô nhiễm; Hiệu lực cao của các tổ chức quản lý môi trường từ Trung ương đến địa phương; Thu nhập bình quân cao đủ để đảm bảo tài chính cho vấn đề quản lý môi trường. 9 9 Các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường là một phần của chính sách môi trường. Do đó, cần luôn được nghiên cứ để hoàn thiện, tránh sự phản ứng của nhà sản xuất và người tiêu thụ. Công cụ kinh tế môi trường có tác động rất mạnh tới sự điều chỉnh chính sách kinh tế và môi trường ở các nước phát triển. Do vậy, cần phải nghiên cứu áp dụng chúng trong mọi hoạt động kinh tế xã hội ở quy mô lâu dài. + Công cụ kỹ thuật: Có tác động trực tiếp vào các hoạt động tạo ra o nhiễm hoặc quản lý chất ô nhiễm trong quá trình hình thành và vận hành hoạt động sản xuất. Các công cụ kỹ thuật quản lý gồm các công cụ đánh giá tác động môi tường, quan trắc môi tường, kiểm toán môi trường, quy hoạch môi trường, công nghệ xử lý các chất thải, tái chế và sử dụng. Các công cụ này có tác động mạnh tới việc hình thành và hành vi phân bố chất ô nhiễm trong môi trường, có thể được thực hiện thành công trong bất kỳ một nền kinh tế phát triển nào. + Công cụ phụ trợ: Không tác động trực tiếp vào quá trình sản xuất sinh ra chất ô nhiễm hoặc điều chỉnh vĩ môi quá trình sản xuất này, có thể bao gồm: GIS, mô hình hóa môi trường, giáo dục và truyền thông về môi trường. 2.2. Hệ thống quản lý nhà nước về quản lý môi trường khu công nghiệp Theo Luật Bảo vệ môi trường và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật, liên quan đến quản lý môi trường KCN có các đơn vị sau: Bộ Tài nguyên & Môi trường (đối với các KCN và các dự án trong KCN có quy mô lớn); Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh (đối với các KCN và các dự án trong KCN có quy mô thuộc thẩm quyền phê duyệt của tỉnh); UBND huyện (đối với một số dự án có quy mô nhỏ) và một số Bộ, ngành khác (đối với một số dự án có tính đặc thù). Bên cạnh đó, cũng theo Luật Bảo vệ môi trường và các Nghị Định của Chính phủ, liên quan đến bảo vệ môi trường và quản lý môi trường của các KCN còn có: Ban quản lý (BQL) các KCN; chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN; các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong KCN. Thông tư 08/2009/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã quy định trách nhiệm quyền hạn của các đơn vị và các vấn đề liên quan đến bảo vệ và quản lý môi trường của các KCN như sau: 10 10 [...]... thống quản lý môi trường Khu công nghiệp (Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2009) - BQL các KCN thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về môi trường KCN theo ủy quyền như tổ chức thực hiện thẩm định và phê duy t báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM); chủ trì hoặc phối hợp thực hiện giám sát, kiểm tra các vi phạm về bảo vệ môi trường đối với các dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh tại KCN; phối... và Môi trường , Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện việc thanh tra và xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường trong KCN - Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện chức năng quản lý nhà nước về môi trường, chủ trì công tác thanh tra việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường và các nội dung của Quyết định phê duy t báo cáo ĐTM theo thẩm quyền; chủ trì hoặc phối hợp với BQL các KCN tiến hành kiểm tra công. .. phê duy t, xác nhận báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp đầu tư trong KCN; thanh kiểm tra công tác bảo vệ môi trường; cấp phép xả thải… Ban Quản lý các khu công nghiệp Hà Nam vừa chủ động theo chức năng, nhiệm vụ được giao, vừa phối hợp chặt chẽ với ngành Tài nguyên môi trường, Cảnh sát môi trường trong việc kiểm tra, đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện. .. nguyên và môi trường 23 23 3.3.2 Phương pháp lấy mẫu, phân tích Để đánh giá được hiện trạng môi trường KCN Đồng Văn I, người thực hiện có tiến hành lấy mẫu giám sát môi trường không khí, môi trường nước mặt, nước ngầm, nước thải để phân tích Đối với môi trường không khí, thực hiện lấy mẫu và phân tích theo các tiêu chuẩn như sau: Bảng 2: Phương pháp lấy mẫu, phân tích các chỉ tiêu môi trường không... thác tài nguyên, khu công nghiệp, khu đô thị Tình trạng các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp vi phạm quy định pháp luật về môi trường ngày càng tăng gây bức xúc trong nhân dân Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này đó là: Thứ nhất: Hệ thống văn bản pháp luật bảo vệ môi trường còn nhiều bất cập Thứ hai : Hiệu quả công tác đấu tranh, phòng ngừa và xử lý những vi phạm pháp luật môi trường còn chưa... thải rắn của KCN Đồng Văn I 3.2 Nội dung nghiên cứu 3.2.1 Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Duy Tiên 3.2.2 Khái quát về KCN Đồng Văn I + Quy mô, cơ sở hạ tầng KCN Đồng Văn I + Tình hình sản xuất trong KCN Đồng Văn I + Nguồn phát sinh các loại chất thải rắn, lỏng, khí 3.2.3 Hiện trạng môi trường KCN Đồng Văn I - Môi trường không khí... động xấu tới môi trường Trong lịch sử phát triển KCN, các tác động gây ra do hoạt động công nghiệp đã không được quan tâm đúng mức trong một thời gian dài Tuy nhiên gần đây, nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ môi trường khu công nghiệp nhằm ngăn ngừa các hậu quả môi trường về lâu d i, các mô hình quản lý môi trường khu công nghiệp đã và đang có chiều hướng phát triển 16 16 Hiện nay trên... Thứ ba: Doanh nghiệp chưa có ý thức bảo vệ môi trường Đối với các KCN tỉnh Hà Nam, với sự thường xuyên phổ biến, tuyên truyền nâng nhận thức về bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp; thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở các doanh nghiệp thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp bảo vệ môi trường đã cam kết, đến nay đã có 81 doanh nghiệp đã thực hiện các thủ tục về môi trường trong tổng số 90 doanh nghiệp đã đi... tích các chỉ tiêu môi trường khí như nhiệt độ, độ ẩm, SO2, NO2, CO, bụi lơ lửng, tiếng ồn - Môi trường nước: + Môi trường nước thải: Phân tích các chỉ tiêu pH, BOD5, COD, + Môi trường nước mặt 3.2.4 Tình hình quản lý môi trường ở KCN Đồng Văn I - Tình hình thanh kiểm tra hoạt động quản lý môi trường ở các doanh nghiệp - Các biện pháp quản lý nguồn thải ( về mặt văn bản pháp luật, tổ chức hành chính) 3.2.6... chính) 3.2.6 và đảm bảo an toàn lao động cho công nhân 3.2.5 Đánh giá hoạt động quản lý môi trường ở khu công nghiệp Đồng Văn I - Tình hình triển khai, thực hiện các văn bản pháp luật - Đánh giá hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra - Đánh giá hiệu quả của công tác quy hoạch trong KCN Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường cho KCN Đồng Văn I 3.3 Phương pháp nghiên cứu 3.3.1 Phương . tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ Hiện trạng môi trường tại Khu công nghiệp Đồng Văn I, Duy Tiên, Hà Nam . 1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài 1.1.1.1 Mục đích - Đánh giá thực trạng môi trường. lý môi trường tại KCN Đồng Văn I - Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường Khu công nghiệp Đồng Văn I 1.1.2 Yêu cầu - Nắm được các thông tin, số liệu về hoạt động của KCN Đồng Văn. quản lý môi trường Khu công nghiệp (Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2009) - BQL các KCN thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về môi trường KCN theo ủy quyền như tổ chức thực hiện thẩm