Điều kiện tự nhiên KCN Đồng Vă n

Một phần của tài liệu Hiện trạng môi trường tại khu công nghiệp đồng văn i, duy tiên, hà nam (Trang 30 - 38)

1. Nhiệt độ Đo nhanh*

4.2.1 Điều kiện tự nhiên KCN Đồng Vă n

Vị trí địa lý và địa hình

Vị trí địa lý

Địa điểm quy hoạch KCN Đồng Văn I nằm phần lớn trên địa bàn thị trấn Đồng Văn, một phần nhỏ thuộc xã Duy Minh và xã Bạch Thượng với tổng diện tích 138 ha. KCN có gianh giới như sau:

- Phía Bắc: Giáp mương thuỷ lợi xã Duy Minh - Phía Nam: Giáp quốc lộ 38 đi Hoà Mạc, Hưng Yên - Phía Đông: Giáp thôn Thần Nữ xã Bạch Thượng

 Khu công nghiệp Đồng Văn có địa hình bằng phẳng, địa chất ổn định thuận lợi cho xây dựng và phát triển công nghiệp - thương mại. Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc Nam chạy dọc theo chiều dài khu công nghiệp, khoảng 2 km, ngay cạnh đó là ga đường sắt Đồng Văn. Dự án đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình đi qua địa phận các tỉnh Hà Tây(cũ), Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình được triển khai với điểm đầu tại trước Cầu Giẽ và điểm cuối tại nút giao thông của đường vành đai thành phố Ninh Bình. Đường cao tốc này cũng chạy dọc theo khu công nghiệp Đồng Văn, tạo thêm điều kiện thuận lợi cho giao thông và lưu chuyển hàng hóa của khu công nghiệp. Từ Đồng Văn, theo quốc lộ 38, qua cầu Yên Lệnh có thể tới Hưng Yên, Hải Phòng và Quảng Ninh một cách nhanh chóng. Đường cáp quang quốc gia chạy dọc Quốc lộ 1A đi ngang qua khu công nghiệp nên điều kiện về viễn thông hết sức thuận lợi.

 Địa chất thủy văn

Thành phần chứa nước được chia làm 2 tầng: tầng nước ngầm không áp và tầng nước ngầm áp lực yếu.

Tầng nước ngầm không áp (tầng chứa nước Holoxen hệ tầng Thái Bình): có chiều sâu từ 0 -50m, chiều sâu mực nước tĩnh từ 1.05-1,4m, lưu lượng đạt từ 1,5m3/h -25m3/h. Mức thuỷ động từ 3-10m lưu lượng đạt 4-6lít/sm, Tầng nước này có đặc điểm nước ngọt, bị nhiễm Fe, Mn, có nhiễm NH4+. Tầng nước không áp cũng đủ điều kiện khai thác lâu dài, xong cần phải bố trí các giếng khoan ra gần biên để tránh sự ảnh hưởng lẫn nhau.

Tầng áp lực yếu (tầng chứa nước Pleistoxen hệ tầng Hà Nội): có chiều sâu từ 50-80 m, địa tầng chứa nước là lớp cát hạt thô, cuội, sạn sỏi giáp đá gốc, có diện tích phân bố rộng, là sản phẩm của trầm tích biển. Tầng này cũng bị nhiễm Fe, Mn và NH4+ được cách ly với tầng nước không áp phía trên bởi lớp sét cách nước từ 40-60 m. Tầng nước này có độ mặn tăng dần theo chiều sâu có thể vượt chỉ tiêu cho phép. Tầng này có tỷ lưu lượng từ 15-20l/sm, mực nước tĩnh cũng thấp từ 1,5-5,5 m và có thể có hàm lượng Asen cao.

Chế độ thuỷ văn

KCN Đồng Văn cách sông Hồng 12,5 km, sông Đáy 10 km và sông Nhuệ là 2,5 km, chế độ các con sông cụ thể như sau:

- Sông Hồng là ranh giới phía Đông của tỉnh Hà Nam với các tỉnh Hưng Yên và Thái Bình. Đoạn qua tỉnh Hà Nam, sông Hồng có chiều dài 36,8 km sông Hồng có vai trò

quan trọng trong việc tưới tiêu và tạo nên những bãi bồi màu mỡ với diện tích gần 10.000 ha.

- Sông Đáy là sông tự nhiên có cửa Hát Môn đưa nước sông Hồng chảy vào sông Đáy, từ khi đập Sông Đáy được xây dựng (năm 1937) thì cửa sông Hát Môn bị bồi lấp, do đó Sông Đáy trở thành con sông tiêu nước tự nhiên của lưu vực sông Đáy. Sông Đáy qua địa phận Hà Nam có chiều dài 47,6 km. Mực nước sông Đáy tại trạm Phủ Lý như sau:

Mực nước kiệt nhất: - 0,14m

Mực nước lũ lịch sử: + 4,72m (1985)

Mực nước báo động: BĐ1: +2,5m; BĐ2: +3,3m; BĐ3: +4,1m

Lưu lượng nước Sông Đáy vào mùa khô khoảng 105 m3/s và vào mùa mưa khoảng 400m3/s.

- Sông Nhuệ là sông đào dẫn nước từ Sông Hồng từ Thuỵ Phương xã Từ Liêm Thành phố Hà Nội và đi vào địa phận tỉnh Hà Nam với chiều dài 14,5 km, sau đó đổ vào Sông Đáy ở Phủ Lý. Sông Nhuệ ngoài nhiệm vụ tới tiêu cho nông nghiệp còn là nơi đón nhận một nửa nước thải và nước mưa của Thủ đô Hà Nội. Lưu lượng trung bình về mùa khô của Sông Nhuệ tại Hà Đông (Hà Nội) là 26 m3/s.

Ngoài nguồn nước mặt của các con sông kể trên thì trên địa bàn xung quanh KCN Đồng Văn và Thị trấn Đồng Văn nước mặt còn tồn tại trong các ao, hồ, kênh mương với độ sâu giao động từ 0,5 đến 2m. Ao hồ nằm rải rác ở trong khu dân cư, làng xóm, kênh mương chủ yếu nằm tại các cánh đồng. Nguồn cung cấp nước cho ao, hồ, kênh rạch chủ yếu là từ nước mưa.

Điều kiện khí hậu

Dự án nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai hướng gió chủ đạo Đông Bắc và Đông Nam, có 4 mùa với 4 kiểu thời tiết: mùa xuân ấm áp, mùa hè nóng, mùa thu mát mẻ và mùa đông lạnh.

a. Lượng mưa

Bảng 5: Lượng mưa trong các tháng và năm (đơn vị mm) TT Tháng Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 1 Tháng 1 3,1 1,6 37 10,3 106,4 13,3 39,9 2 Tháng 2 27,0 59,6 14 9,9 8,7 27,9 29,5 3 Tháng 3 38,2 47,9 23 55,5 17,4 95,8 24,3 4 Tháng 4 23,2 51,7 34 88,0 59,9 52,4 60,9 5 Tháng 5 211,8 329,5 260 347,4 176,9 192,8 200,5 6 Tháng 6 306,9 53,0 372 86,5 213,7 325,2 126,3 7 Tháng 7 249,2 269,3 231 509,5 334,2 223,6 253,7 8 Tháng 8 409,9 228,9 271 115,1 429,5 291,7 251 9 Tháng 9 132,1 231,8 352 285,5 209,7 405,9 382,9 10 Tháng 10 75,4 285,4 323 91,1 136,8 135,4 145,6 11 Tháng 11 31,4 11,6 199 6,7 9,9 70,0 182,9 12 Tháng 12 2,1 11,8 22 32,1 59,0 12,7 71,5 Cả năm 1.510,3 1.582,1 2.138 1637,6 1762,1 1.846,7 1.768,8

Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Hà Nam năm 2006,2007,2008,2009, 2010, 2011,2012

b. Độ ẩm :

Nhìn chung độ ẩm không khí trung bình hàng năm khu vực Hà Nam tương đối lớn, dao động từ 81,3 – 84%. Diễn biến độ ẩm phụ thuộc vào lượng mưa nên trong 1 năm thường có 2 thời kỳ, một thời kỳ độ ẩm cao và một thời kỳ độ ẩm thấp.

Bảng 6 : Độ ẩm trong các tháng và năm (đơn vị %)

TT Các tháng 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 1 Tháng 1 80 72 85 76 84 75 90 2 Tháng 2 90 87 77 88 83 87 88 3 Tháng 3 89 92 86 87 82 85 86 4 Tháng 4 87 85 87 88 90 86 84 5 Tháng 5 84 83 83 87 86 82 85 6 Tháng 6 81 80 86 76 76 84 78 7 Tháng 7 82 80 81 82 80 79 81 8 Tháng 8 88 86 86 81 88 82 83 9 Tháng 9 79 85 86 83 86 84 84 10 Tháng 10 84 83 84 81 76 82 82 11 Tháng 11 82 73 78 71 75 79 85 12 Tháng 12 77 83 75 78 78 71 82

Trung bình 83,4 83 82,8 81,5 82 81,3 84,0

c. Nhiệt độ:

Nhiệt độ trung bình các năm dao động trong khoảng 23,04 -24,550 C. Năm 2011 có giảm nhiều so với các năm trước. Các tháng nóng nhất trong năm là tháng 6, 7, 8, 9, tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất trong năm thường là tháng 1,2,12.

Nhiệt độ trung bình năm cao nhất là 24,550C (2010), nhiệt độ trung bình năm thấp nhất là 23,040C ( năm 2011)

Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 12,70C (tháng 1/2011), nhiệt độ trung bình tháng cao nhất lên đến 30,60C (tháng 6/2010)

Bảng 7 : Nhiệt độ trong các tháng và năm (đơn vị 0C)

TT Các tháng 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 1 Tháng 1 17,9 16,5 14,9 15,5 17,7 12,7 14,4 2 Tháng 2 18,3 21,3 13,2 22,0 21,5 17,4 16,0 3 Tháng 3 19,8 20,9 20,6 20,6 21,6 16,9 19,8 4 Tháng 4 24,7 22,8 24,2 24,0 23,0 23,2 25,6 5 Tháng 5 27,0 26,4 26,8 26,4 28,1 26,6 28,5 6 Tháng 6 29,6 29,8 28 30,2 30,6 29,2 30,2 7 Tháng 7 29,5 29,9 29,2 29,4 30,3 29,6 29,7 8 Tháng 8 27,6 28,5 28,5 29,3 27,8 28,8 28,9 9 Tháng 9 27,3 26,6 27,5 28,3 28,0 27,2 27,2 10 Tháng 10 26,3 24,5 26 26,0 24,9 24,2 26,1 11 Tháng 11 24,2 20,7 21,3 21,3 21,8 23,5 23,2 12 Tháng 12 18,0 20,1 17,9 19,2 19,3 17,2 18,9 Trung bình 24,2 24 23,2 24,35 24,55 23,04 24,04

Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Hà Nam năm 2006,2007, 2008,2009, 2010, 2011,2012

d. Nắng và bức xạ:

Tổng số giờ nắng trong năm tại Hà Nam thấp nhất năm 2008 là 1.146 và cao nhất trong năm 2009 là 1426 giờ nắng, mùa hè chiếm khoảng 82% số giờ nắng cả năm, các tháng có giờ nắng cao là tháng 5, 6, 7, 8, 9,11.

Bức xạ mặt trời là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ nhiệt trong vùng, ảnh hưởng đến quá trình phát tán cũng như biến đổi các chất ô nhiễm. Tầng bức xạ trung bình hàng ngày ở Hà Nam là 100-120 kcal/cm2. Các tháng có bức xạ cao nhất là các tháng mùa hè (tháng 6,8 và tháng 9) và thấp nhất là các tháng mùa Đông.

Bảng 8 : Giờ nắng trong các tháng và năm (đơn vị: giờ)

1 Tháng 1 75,9 63 64 96,4 33 11,1 1,9 2 Tháng 2 29,0 46 27 79,0 90,6 37,3 17,9 3 Tháng 3 26,5 9 58 44,1 59 16,8 20,5 4 Tháng 4 103,7 83 71 77,2 58,6 61,2 105 5 Tháng 5 166,6 146 155 117,6 139,1 159,7 167,2 6 Tháng 6 186,2 232 101 183,9 170,8 151,2 110,8 7 Tháng 7 141,4 234 128 153,7 211,0 170,4 168,2 8 Tháng 8 89,7 126 126 204,2 123,9 177,9 168,5 9 Tháng 9 169,2 126 110 138,6 142,5 109,4 129,4 10 Tháng 10 128,9 89 75 115,4 116,1 65,4 113,1 11 Tháng 11 150,8 91 128 138,7 91,7 98,3 105,6 12 Tháng 12 101,3 32 103 77,8 93,1 73,6 45,7 Cả năm 1.369,2 1.277 1.146 1.426 1329,4 1132,3 1.153,8

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Nam năm 2006,2007, 2008,2009, 2010, 2011,2012 e. Tốc độ gió và hướng gió:

Tại khu vực Hà Nam, trong năm có 2 hướng gió chính. Mùa đông có gió hướng Bắc và Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Mùa hè có gió Nam và Đông Nam từ tháng 4 đến tháng 8. Khu vực Hà Nam chịu ảnh hưởng của bão tương tự như vùng đồng

f. Các hiện tượng khí tượng bất thường:

Ở đồng bằng Bắc Bộ có những khu vực xảy ra hiện tượng mưa đá, vòi rồng, gió lốc... tuy nhiên ở tỉnh Hà Nam hiện tượng này ít xảy ra.

4.2.2 Khái quát về tình hình KCN Đồng Văn I4.2.2.1 Quy mô, cơ sở hạ tầng KCN Đồng Văn I

Một phần của tài liệu Hiện trạng môi trường tại khu công nghiệp đồng văn i, duy tiên, hà nam (Trang 30 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w