- Nguồn điện được cung cấp liên tục và ổn định lấy từ tuyến điện cao thế 110 kV đi gần ranh giới phía Nam của Khu công nghiệp Đồng Văn.
4.2.2.4 Nguồn gốc phát sinh các loại chất thải rắn, lỏng, khí
Nguồn phát sinh nước thải
Với mục tiêu xây dựng KCN đa ngành, định hướng cho các ngành nghề sản xuất có công nghệ sạch, ít gây ô nhiễm môi trường nên hiện nay các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất trong KCN Đồng Văn I đa phần đều có lượng nước thải sản xuất ít, chủ yếu là nước thải sinh hoạt và một phần nước thải sản xuất đã được thu gom.
Nước thải sinh hoạt với thành phần chính là các chất hữu cơ dễ phân hủy phát sinh từ hoạt động vệ sinh cá nhân của công nhân và nhà bếp.
Nước thải công nghiệp được tạo ra từ hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp tuy không lớn nhưng do đa dạng về loại hình sản xuất nên nước thải có lưu lượng và thành phần với nồng độ các chất ô nhiễm khác nhau.
Các ngành nghề sản xuất ở KCN Đồng Văn I được phân thành 11 nhóm như sau:
Bảng 9: Phân nhóm các ngành nghề sản xuất ở KCN Đồng Văn I [7]
STT Ngành nghề Số đơn vị 1 Dệt may 6 2 Cơ khí chế tạo 3 3 Thức ăn gia súc 7 4 Kết cấu thép 3 5 Thủ công mỹ nghệ 15 6 Dây và cáp điện 4
7 Hạt nhựa, bao bì nhựa và các sản phẩm nhựa 5
8 Đồ gỗ 3
9 Thực phẩm 2
10 Dây đồng kỹ thuật 1
Bảng 10: Lưu lượng nước thải của một số doanh nghiệp đang hoạt động tại KCN Đồng Văn I
STT Tên doanh nghiệp Ngành
nghề
Lưu lượng
(m3/ngày đêm) 1 Công ty Nhà nước một thành viên Giày
Thượng Đình Giầy và dép da 17
2 Công ty TNHH sản xuất Hưng Phú Kết cấu khung nhà
ở sắt, thép 1,6
3 Công ty TNHH Hà Thanh Kết cấu thép 2,5
4 Công ty Cổ phần Nhựa Châu Âu Hạt nhựa 23,6
5 Công ty Cổ phần dinh dưỡng Hồng Hà Thức ăn gia súc 29 6 Công ty cổ phần chế tạo công nghiệp Thiết bị điện 3,5 7 Công ty cổ phần đầu tư và phát triển vật
liệu mới VIP
Màng bảo vệ vật
liệu và hóa dược 0,2 8 Công ty TNHH đồng kỹ thuật Korea Việt
Nam
Đồng kỹ thuật, đồng tinh, đồng
điện tử
20,6 9 Công ty TNHH thời trang Việt Nam Trang sức mỹ nghệ 25,2
10 Công ty Cổ phần Vải địa kỹ thuật Vải không dệt 5,7
11 Công ty TNHH Phương Nam Việt Nam Thuốc bảo vệ thực
vật 4
12 Công ty TNHH Leojins Việt Nam Sản phẩm may mặc 41,7 13 Công ty Cổ phần Sao Thái Dương Dược phẩm,
mỹ phẩm 13,5
14 Công ty TNHH Nguyễn Khoa Hà Nam Thủ công mỹ nghệ 11,6 15 Chi nhánh Công ty Cổ phần thực phẩm
Hữu Nghị tại Hà Nam
Bánh kẹo,
bao bì carton 41,3
16 Công ty TNHH Đại Uy Thức ăn gia súc 7,3
17 Công ty TNHH Thanh Xuân Các sản phẩm
bằng thủy tinh 7
bề mặt
19 Công ty TNHH Nam Dương Giống cây trồng 1
20 Chi nhánh công ty Cp sản xuất và thương mại
Hoàn Dương Thức ăn gia súc 13
21 Công ty TNHH Trang sức cao cấp Trang sức mỹ nghệ 4,5
22 Công ty TNHH Trung Thành Nước tương,
tương ớt 11
23 Công ty CP Norfolk Hatexco Sản phẩm
may mặc 37,7
24 Công ty TNHH Kinh doanh và sản xuất Hoàng Sơn
Vật liệu xây dựng
và bao bì nhựa 1,6
25 Công ty TNHH Quang Quân Bao bì nhựa 6,2
26 Công ty TNHH mỹ nghệ Lee Việt Nam Trang sức
mỹ nghệ 4,5
27 Công ty TNHH công nghiệp Đức Việt Sản xuất
bồn Inox 3
Tổng lưu lượng nước thải
Từ bảng số liệu trên ta thấy Công ty TNHH Leojin Việt Nam có lưu lượng nước thải là lớn nhất với 41,7m3/ngày.đêm; lưu lượng nước thải ít nhất là Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển vật liệu mới VIP sản xuất màng bảo vệ vật liệu và hóa dược với 0,5 m3/ngày.đêm. Số ít các công ty có lượng nước thải từ 8 - 22 m3/ngày.đêm. Các doanh nghiệp có lượng nước thải từ 2 - 5 m3/ngày.đêm là khá nhiều. Sở dĩ có sự khác biệt này là do nước thải từ các doanh nghiệp chủ yếu là nước thải sinh hoạt nhưng lượng nước thải sinh hoạt phụ thuộc vào số lượng công nhân trong mỗi công ty và loại hình sản xuất. Công ty TNHH Leojin Việt Nam có lượng công nhân lớn nhất trong 58 công ty, doanh nghiệp đang hoạt động trong KCN Đồng Văn I, nước sử dụng cho mục đích sản xuất cũng khá cao. Do đó, lượng nước thải là nhiều.
Thành phần nước thải của các nhóm ngành chính trong khu có thể được tóm tắt như sau:
- Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm:
Đây là loại công nghiệp sử dụng khá nhiều nước trong quá trình sản xuất và chế biến sản phẩm. Thành phần nước thải:
+ Chủ yếu chứa các chất hữu cơ ít độc có nguồn gốc thực vật hoặc động vật. + Chất thải hữu cơ có nguồn gốc từ thực vật đa phần là các bon – hydrat.
+ Chất thải có nguồn gốc động vật có thành phần chủ yếu là protein và chất béo. + Chắn rắn lơ lửng, BOD, COD, vi khuẩn gây hại.
+ Chế biến thực phầm thường gây ô nhiễm mùi và nước thải, nhiều trường hợp cũng góp phần quan trọng gây ô nhiễm mùi.
- Ngành công nghiệp dược phẩm:
Trong nhóm ngành này có 2 doanh nghiệp hoạt động là sản xuất mỹ phẩm và dược phẩm. Nước thải chủ yếu phát sinh trong công đoạn rửa nguyên liệu là các loại cây thuốc và trong quá trình súc rửa bao bì. Thành phần nước thải thay đổi phụ thuộc vào nguyên liệu sản xuất đối với từng loại sản phẩm.
- Nhóm ngành công nghiệp cơ khí,sản xuất linh kiện điện tử ( không xi mạ):
Nhóm ngành này chủ yếu là các nhà máy, xí nghiệp sản xuât và lắp ráp phụ tùng thay thế, lắp ráp và sản xuất các linh kiện điện tử,.. Nguồn phát sinh nước thải từ các nhà máy, xí nghiệp này chủ yếu từ:
+ Nước giải nhiệt làm mát máy móc thiết bị
+ Nước rửa máy móc thiết bị và vệ sinh nhà xưởng + Nước tẩy rửa bề mặt mạ chi tiết
+ Nước thải từ hệ thống xử lý khí thải
Đặc điểm của nước thải của các nhà máy loại ngành này thường có khả năng bị nhiễm dầu mỡ nên sẽ tăng cao khả năng ô nhiễm nguồn nước.
- Ngành công nghiệp bao bì nhựa, hạt nhựa và các sản phẩm nhựa:
Thành phần nước thải sản xuất nhựa thường chứa chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ khó phân hủy, các chất vô cơ,…
- Nhóm ngành thủ công mỹ nghệ: Nước thải sản xuất chủ yếu phát sinh từ khâu rửa nguyên liệu và sản phẩm sau đúc.
Các sản phẩm đồ trang sức mỹ nghệ được làm sạch bằng phương pháp cơ học (lợi dụng sự va chạm của các hòn đá 0,5× 0,5 cm) kết hợp với phương pháp hóa học. Quá
trình này sẽ sử dụng dung dịch axit Acrilic loãng với lưu lượng rất ít (chỉ đủ làm ướt các
viên đá) do đó quá trình này sẽ phát sinh nước thải. Các chất ô nhiễm trong nước thải chủ
yếu là: TSS, axit Acrylic (CH2 = CH - COOH) và gỉ các kim loại như đồng, sắt, kẽm và các chất hữu cơ như BOD, COD... [6]
- Nhóm ngành công nghiệp khác:
Ngành nghề sản xuất đầu tư vào KCN Đồng Văn I là tương đối đa dạng về mức độ cũng như tính chất ô nhiễm của từng ngành. Ngoài các ngành công nghiệp được coi là ô nhiễm kể trên còn có một số ngành công nghiệp khác được coi là khá sạch ( về phương diện nước thải) như: chế biến thức ăn chăn nuôi; may mặc; sản xuất đồ gỗ, đồ điện...
Thêm vào đó, nước thải phát sinh do sinh hoạt của cán bộ công nhân viên ở hầu hết các doanh nghiệp trong KCN, từ nhà bếp, nhà ăn, nhà vệ sinh.. có đặc điểm tương đối giống nhau: đều có hàm lượng các chất hữu cơ cao, dễ bị phân hủy sinh học ( như protein, mỡ..), các chất dinh dưỡng ( Phosphate, nitơ), chất rắn, mùi...
Nguồn phát sinh khí thải
Khí thải từ các nhà máy, xí nghiệp KCN có thành phần phức tạp và chủ yếu chứa nhiều chất ô nhiễm {bụi, SOx, NOx, CO, CO2, Bụi kim loại (Si, Mg, Ca, Na, K, Cr), hơi hóa chất, hơi dung môi, bụi than, bụi silic,...}. Căn cứ vào ngành nghề của KCN Đồng
Bảng 11: Đặc trưng các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí [5] TT Các ngành sản xuất Đặc trưng các nguồn gây ô nhiễm không khí
1 Thủ công mỹ nghệ Khi thải lò hơi, hơi sơn, dầu bóng, bụi…
2 Gia công chế tạo cơ khí Khói hàn, bụi kim loại, hydro clorua, dung môi (axít, kiềm), bụi sơn...
3 Chế biến thực phẩm; sản xuất thức ăn chăn nuôi
Bụi nguyên liệu (bột cám...), mùi hôi, CO, NOx, SO2, VOCs ... ; Hóa chất tẩy rửa ; Khí thải lò hơi: Bụi, SO2, NOx, VOCs
4
Khói thải từ các nguồn đốt nhiên liệu: lò hơi, lò cấp nhiệt, máy phát điện
Bụi, SOx, NOx, CO, CO2, THC, RHO ... 5 Trạm xử lý nước thải NH3, H2S, CH4, …
Bên cạnh đó, lượng khí thải sinh ra từ hoạt động giao thông cũng khá lớn do phải đảm bảo việc đi lại của công nhân và lưu thông hàng hóa trong khu, chủ yếu là ô tô và xe máy. Theo thống kê, lượng xe tham gia giao thông trên tuyến QL 38, đoạn qua KCN Đồng Văn I như sau:
- Xe tải nặng (trên 10 tấn) : 180 lượt/giờ - Xe tải trung bình (từ 3 tấn đến 10 tấn) : 160 lượt/giờ - Xe con, xe khách và xe tải nhẹ : 250 lượt/giờ
- Xe máy : 440 lượt/giờ
- Tổng cộng : 1.040 lượt/giờ
Đây cũng là một nguồn phát thải khí khá lớn tại KCN và cần có các biện pháp khuếch tán khí thải giao thông để giảm thiểu ô nhiễm.
Ngoài ra, hoạt động sinh hoạt của công nhân trong các nhà máy, xí nghiệp KCN trực tiếp hoặc gián tiếp cũng gây ô nhiễm môi trường không khí. Các hoạt động trực tiếp như: đốt than củi, đốt rác... hoặc các hoạt động gián tiếp như: thải các chất thải, phân rác... đều gây ô nhiễm môi trường không khí. Sự phân hủy các chất thải sẽ gây mùi hôi thối, ô nhiễm môi trường như các hợp chất NH3, CH4, H2S... Đặc biệt là khí thải từ nhà máy xử lý nước thải tập trung, khu tập kết tạm thời chất thải rắn của toàn KCN hay trong
từng nhà máy, xí nghiệp. Tuy nhiên, lượng khí thải này khá nhỏ, ít ảnh hưởng tới môi trường không khí.
Nguồn phát sinh chất thải rắn
Chất thải rắn công nghiệp
KCN Đồng Văn I tập trung đa ngành với nhiều loại hình sản xuất: sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí lắp ráp, chế biến thực phẩm và nước giải khát. Do đó, với từng loại hình sản xuất, chất thải rắn công nghiệp sẽ phát sinh khác nhau về lượng cũng như về thành phần, tính chất.
Bảng 12: Đặc điểm CTR công nghiệp tại KCN Đồng Văn I [5]
TT Các ngành
sản xuất Thành phần CTR Thành phần CTRNH
1 Gia công chế tạo cơ khí
- Xỉ kim loại - Kim loại phế liệu
- Dầu mỡ, ghẻ lau nhiễm dầu mỡ - Bùn thải,… 2 Chế biến thực phẩm - Chất hữu cơ - Xỉ than - Chất bảo quản hết hạn sử dụng 3 Thủ công mỹ nghệ - Thùng carton - Giẻ lau
- Túi đựng nguyên vật liệu
- Bao bì thùng đựng keo - Sơn, chổi, dụng cụ quét sơn
4 May mặc
- Xỉ than - Vải vụn
- Bao bì carton, vỏ thùng kiện hàng
- Giẻ lau dính dầu - Bùn thải - Kim may 5 Hạt nhựa và bao bì nhựa - Xỉ than - Nhựa vụn
- Dung môi, sơn,... - Dầu mỡ ...
Chất thải rắn sinh hoạt
CTR sinh hoạt từ các nhà máy, xí nghiệp trong KCN sẽ phát sinh từ: khu nấu bếp, nhà ăn ca của công nhân, khu nhà ở của công nhân, khu văn phòng... do cán bộ, công
chiếm tỷ lệ khá lớn. Các thành phần khó phân hủy như bao bì, hộp đựng thức ăn, đồ uống bằng nilon, thủy tinh, kim loại...
Ước tính lượng chất thải rắn phát sinh của KCN Đồng Văn I ( gồm cả chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp) trong năm 2012 là 211.400 tấn/tháng [7]. Thành phần về khối lượng chất thải rắn không nguy hại của một số doanh nghiệp như sau:
Bảng 13: Khối lượng chất thải rắn của một số doanh nghiệp trong KCN Đồng Văn I (kg/tháng) [7]
STT Tên doanh nghiệp CTR
sinh hoạt