Điều kiện kinh tế xã hội huyện Duy Tiên

Một phần của tài liệu Hiện trạng môi trường tại khu công nghiệp đồng văn i, duy tiên, hà nam (Trang 28 - 30)

1. Nhiệt độ Đo nhanh*

4.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội huyện Duy Tiên

Duy Tiên là một trong những huyện có thế mạnh về làng nghề truyền thống với nhiều nghề thủ công đã có từ lâu đời như: ươm tơ, dệt lụa, mây giang đan, thêu ren, bưng trống …Duy Tiên có 8 làng nghề truyền thống là: làng nghề trống Đọi Tam, thêu ren Vũ Xá (Yên Bắc), dệt lụa Nha Xá (Mộc Nam), mây giang đan Ngọc Động (Hoàng Đông), làng nghề truyền thống rượu Bèo thôn Thượng ( Tiên Ngoại), làng nghề ươm tơ kéo kén

Để khuyến khích khôi phục, phát triển làng nghề truyền thống, UBND huyện đã chỉ đạo xây dựng Quỹ Khuyến công, triển khai nhiều giải pháp khuyến khích các thành phần kinh tế mạnh dạn đầu tư đẩy mạnh phát triển ngành nghề, khôi phục và nhân cấy nghề mới nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động . Nhờ đó, các nghề truyền thống của huyện đã có bước phát triển vững chắc đạt giá trị sản xuất lớn. Tiêu biểu là nghề mây giang đan ngày càng được nhân rộng tới từng thôn, xóm. Nhiều mặt hàng đã chinh phục được thị trường trong nước và quốc tế , trở thành những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của huyện như : lụa, đũi, bát đĩa mây, thêu ren, long nhãn, hạt sen … Số lượng các doanh nghiệp sản xuất CN-TTCN tăng nhanh. Năm 2005 có 54 doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực sản xuất CN-TTCN, đến năm 2010 đã tăng lên đến 2.407 hộ sản xuất, 73 doanh nghiệp. Hoạt động sản xuất CN-TTCN của Duy Tiên liên tục có những chuyển biến tích cực, đạt mức tăng trưởng cao.

b) Nông nghiệp

Với diện tích đất nông nghiệp chiếm 64% trong tổng diện tích đất tự nhiên, Duy Tiên có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. Mặt khác, Duy Tiên được tỉnh xác định là huyện trọng điểm về phát triển công nghiệp - TTCN, trong những năm tới Duy Tiên phấn đấu hàng năm tăng 3,5% - 4% giá trị sản xuất nông nghiệp, nhưng giảm cơ cấu ngành. UBND huyện đã tích cực thực hiện Đề án về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triển ngành nghề dịch vụ ở nông thôn và thu được kết quả rất khả quan. Nhiều vùng đầm, vùng đất trũng đã được quy hoạch thành vùng sản xuất đa canh đạt giá trị kinh tế cao, giá trị sản xuất trên 1ha canh tác bình quân. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi được chuyển đổi theo hướng phát triển con nuôi đặc sản có giá trị kinh tế cao, chăn nuôi theo hướng tập trung quy mô vừa và lớn.

Duy Tiên vốn là địa phương có truyền thống thâm canh lúa, luôn là huyện nhiều năm liền đạt năng suất lúa cao nhất tỉnh. Đạt được kết quả đó là do huyện đã chú trọng phát triển sản xuất nông nghiệp theo chiều sâu thông qua việc tập trung chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống cây trồng, tích cực ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất và thâm canh gieo trồng trong khung thời vụ tốt nhất. Đồng thời hàng năm, huyện cũng tích cực chủ động trong công tác phòng chống bão, lũ, úng, làm tốt công tác thuỷ nông, thuỷ lợi nội đồng, nên đã hạn chế tối đa thiệt hại do thiên tai gây ra.

Trong những năm qua, sản lượng lương thực của Duy Tiên luôn ổn định ở mức bình quân 80 nghìn tấn/năm, năng suất lúa đạt trên 118 tạ/ha.

Duy Tiên có phong trào trồng cây vụ đông mạnh, nhất là mô hình đậu tương trên đất 2 lúa đã trở thành phổ biến ở các xã, thị trấn. Trong chăn nuôi, đàn gia súc, gia cầm của huyện phát triển tương đối ổn định. Nhiều mô hình nuôi thuỷ đặc sản như tôm càng xanh, rắn, kỳ đà, ba ba… được áp dụng có hiệu quả.

c) Thương mại - dịch vụ

Các cụm thương mại - dịch vụ ở thị trấn, thị tứ từng bước được hình thành. Mạng lưới chợ nông thôn tiếp tục phát triển, hoạt động dịch vụ ngày càng đa dạng, hàng hoá phong phú, giá cả không có biến động lớn, đáp ứng được nhu cầu phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng của nhân dân.

Một phần của tài liệu Hiện trạng môi trường tại khu công nghiệp đồng văn i, duy tiên, hà nam (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w