Vị trí để tập kết CTR sinh hoạt của mỗi doanh nghiệp được bố trí trong hàng rào từng doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Hiện trạng môi trường tại khu công nghiệp đồng văn i, duy tiên, hà nam (Trang 76 - 81)

rào từng doanh nghiệp.

Với CTR công nghiệp không nguy hại

- Đối với những chất thải có thể tái chế được như giấy, bao bì carton..., các doanh nghiệp sẽ tự quyết định phương án xử lý phế thải của mình, có thể là tự tái chế hoặc bán lại cho các cơ sở tái chế thông qua những người thu gom đồng nát.

- Riêng đối với những loại CTR không tái chế được, các doanh nghiệp trong KCN tự liên hệ và tiến hành ký kết hợp đồng thu gom.

- CTR công nghiệp không nguy hại trong từng nhà máy phải được phân loại ngay tại nguồn phát sinh, tách rời với CTR sinh hoạt, công nghiệp nguy hại,...

- Từng nhà máy sẽ có phương án thu gom, lưu giữ CTR công nghiệp không nguy hại riêng, tập kết trong hàng rào từng nhà máy.

- Chủ đầu tư KCN yêu cầu các doanh nghiệp đăng ký chủ nguồn thải theo quy định của pháp luật.

Quản lý CTR công nghiệp nguy hại

Hầu hết các doanh nghiệp KCN Đồng Văn I đã lập bản đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ TN&MT về

“Hướng dẫn hành nghề và lập thủ tục hồ sơ, đăng ký, cấp giấy phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại”

Trong phạm vi KCN Đồng Văn I không bố trí khu lưu giữ CTR nguy hại tạm thời nên để xử lý CTR nguy hại các doanh nghiệp phải có trách nhiệm quản lý CTR nguy hại của mình. Tuỳ thuộc vào nhu cầu, khả năng tài chính,... mà các nhà máy xí nghiệp sẽ lựa chọn các đối tác để xử lý CTR nguy hại. Doanh nghiệp có thể xử lý ngay tại nguồn hoặc thuê vận chuyển tới khu vực xử lý bởi các cơ sở đã được cấp phép thu gom và xử lý chất thải nguy hại.

Hình 11: Khu vực lưu giữ chất thải nguy hại của Chi nhánh Công ty cổ phần nước sạch và môi trường Việt Nam – KCN Đồng Văn I

Trên thực tế, rất ít các doanh nghiệp có nơi lưu giữ riêng biệt, nơi lưu giữ có biển cảnh báo, có mái che, phân loại và dán nhãn CTNH theo quy định.

4.4.3. Môi trường làm việc và an toàn lao động cho công nhân

Môi trường làm việc của công nhân

Các yếu tố vi khí hậu có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của cán bộ, công nhân viên làm việc trong các nhà máy của KCN. Để giảm nhẹ các chất ô nhiễm gây ra cho con người và môi trường, ban quản lý đã thực hiện và yêu cầu các cơ sở trong KCN tiến hành một số biện pháp hỗ trợ nhằm góp phần hạn chế ô nhiễm và cải tạo môi trường:

- Nhà xưởng được xây dựng đảm bảo thông thoáng và chống nóng.

- Quy hoạch khu vực chứa CTR sinh hoạt và công nghiệp phù hợp nhằm tránh mùi hôi do rác phân hủy ảnh hưởng đến môi trường không khí xung quanh.

- Xây dựng đường nội bộ kiên cố nhằm giảm bụi bốc lên do xe chạy trên đường.

- Vệ sinh nhà xưởng, kho bãi cần được duy trì thường xuyên nhằm thu gom toàn bộ nguyên liệu, sản phẩm rơi vãi và tạo môi trường sạch sẽ.

- Phun nước trên các đường nội bộ trong KCN về mùa nắng và mùa hanh khô để chống bốc bụi từ mặt đường.

- Trồng cây xanh trong khuôn viên KCN để che nắng giảm lượng bức xạ mặt trời, giảm tiếng ồn và bụi phát tán ra bên ngoài nhà máy, đồng thời tạo thẩm mỹ, cảnh quan môi trường trong khuôn viên các nhà máy của KCN và tạo cảm giác êm dịu về màu sắc cho môi trường khu vực.

Việc quản lý cây xanh và hồ nước trong khuôn viên KCN được Xí nghiệp VSMT KCN Đồng Văn I đảm nhận. Cây xanh được tiến hành trồng dọc 2 bên tất cả đường giao thông trong KCN, mật độ 5 – 10m dài/cây; khu vực nhà ở cho công nhân, khu vực nhà điều hành…

Vấn đề an toàn lao động và truyền thông môi trường cho công nhân

Để đảm bảo vệ sinh và an toàn lao động cho công nhân, ban quản lý KCN đã yêu vầu các doanh nghiệp trong khu thực hiện đúng theo báo cáo đánh giá tác động môi trường của mỗi nhà máy để phòng chống nguồn gây ô nhiễm, làm giảm các tác nhân ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân. Đồng thời cũng đề xuất một số biện pháp như:

- Xây dựng chương trình kiểm tra và theo dõi sức khoẻ định kỳ cho công nhân.

- Đảm bảo các yếu tố vi khí hậu và điều kiện lao động theo các tiêu chuẩn môi trường lao động theo quy định của Bộ Y tế.

- Khống chế các nguồn gây ô nhiễm để tránh các bệnh nghề nghiệp. - Đào tạo và cung cấp thông tin về vệ sinh an toàn lao động.

- Xây dựng trạm y tế sơ cấp ngay trong khuôn viên từng nhà máy cũng như của KCN, thường xuyên tuyên truyền, giáo dục công nhân lao động thực hiện nghiêm túc các quy định về an toàn lao động và VSMT.

Tuy nhiên, qua điều tra, phỏng vấn một số công nhân và nhà quản lý làm việc trong các nhà máy thuộc KCN thì vấn đề an toàn lao động cho công nhân tuy có được nhà máy thực hiện nhưng chưa được đảm bảo. Đồ bảo hộ lao động cho công nhân thường không đầy đủ, vấn đề kiểm tra sức khỏe cho công nhân thường chỉ xuất hiện ở một số nhà máy

cường công tác truyền thông về môi trường cho ban lãnh đạo các doanh nghiệp nhằm đưa ý thức bảo vệ môi trường đi sâu hơn đến với công nhân đang làm việc trong doanh nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.4. Đánh giá hoạt động quản lý môi trường của KCN Đồng Văn I

4.4.1.Những điều đạt được trong công tác bảo vệ môi trường KCN Đồng Văn I

- Về tình hình triển khai, thực hiện các văn bản pháp luật

+ Ban quản lý các KCN đã kịp thời áp dụng và cập nhật những Thông tư, Nghị định mới về quản lý và báo vệ mội trường; thường xuyên tổ chức các đoàn kiểm tra, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện các quy định của pháp luật về đất đai, môi trường;

+ Thực hiện tốt các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và quy định của UBND tỉnh về thu và quản lý sử dụng phí và lệ phí đối với hoạt động xả nước thải vào nguồn nước.

- Công tác quy hoạch KCN

+ KCN Đồng Văn I hiện đã thu hút được 59 doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn, trong đó có 58 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động; 01 doanh nghiệp đang trong giai đoạn giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản;

+ Đã có biện pháp quy hoạch các doanh nghiệp có cùng loại hình sản xuất vào 1 khu vực để thuận tiện hơn trong công tác quản lý. Các doanh nghiệp sản xuất hàng thời trang, đồ trang sức mỹ nghệ được tập trung tại khu vực phía Bắc của KCN.

+ KCN cũng đã hoàn thành giai đoạn 1 của Trạm xử lý nước thải tập trung với công suất 1000m3/ngày.đêm năm 2006. Từ đó cho đến nay, công tác vận hành hệ thống xử lý nước thải được các cán bộ duy trì thường xuyên. Bên cạnh đó, KCN cũng đã triển khai xây dựng Nhà máy cung cấp nước sạch cho toàn KCN với công suất năm 2012 là 2000m3/ngày.đêm, đến năm 2015 là 6000 m3/ngđ và cho đến năm 2019 sẽ nâng công suất lên 12.000 m3/ngđ để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất cho các doanh nghiệp trong KCN Đồng Văn I và KCN Đồng Văn II đang trong giai đoạn được ưu tiên đầu tư.

- Công tác thanh kiểm tra

Phối hợp với Sở Tài nguyên Môi trường và các ban ngành có liên quan kiểm tra thường xuyên và đột xuất các doanh nghiệp hoạt động trong KCN.

4.4.2.Những bất cập, hạn chế trong công tác quản lý môi trường KCN

Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, vẫn còn những hạn chế, bất cập trong công tác tuân thủ pháp luật bảo vệ môi trường của KCN và doanh nghiệp KCN cũng như công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường.

- Công tác quy hoạch

+ Trong những năm đầu đi vào hoạt động, việc thu hút đầu tư được các nhà lãnh đạo quan tâm hàng đầu. Do đó, việc đánh giá khả năng gây ô nhiễm môi trường còn chưa được xem xét kỹ lưỡng. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến dân cư xung quanh kiện tụng một số doanh nghiệp trong KCN đã có hoạt động gây ảnh hưởng đến đời sống và sức khỏe người dân như công ty thép Hưng Thịnh, Công ty đồng kỹ thuật Korea...

+ Việc quy hoạch KCN chưa tính đến quy hoạch hệ thống xử lý rác thải và các dịch vụ đi kèm cũng như hạ tầng xã hội ngoài hàng rào KCN như nhà ở của công nhân, bệnh viện, khu vui chơi.

+ Hiệu quả xử lý của trạm xử lý nước thải có hiệu suất xử lý còn hạn chế. Cần nâng cao hiệu suất xử lý hơn nữa.

- Tình hình thực hiện các văn bản pháp luật

+ Việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường của doanh nghiệp còn yếu; việc xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại, nước thải tại một số doanh nghiệp còn chưa được thực hiện nghiêm túc, ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên, môi trường sống của người lao động và người dân khu vực xung quanh KCN.

Những hạn chế, bất cập này do các nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó một số nguyên nhân chủ yếu là:

+ Mức xử phạt đề ra đối với các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường chưa đủ mạnh, không có tính răn đe nên tình trạng các doanh nghiệp vi phạm vẫn tiếp tục tái diễn.

+ Bộ máy, biên chế của các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan đến bảo vệ môi trường KCN còn mỏng. Cả phòng ban quản lý về mảng quy hoạc và môi trường của Ban quản lý các KCN chỉ có 3 người, đến năm 2012 là 4 người.

vi phạm hành chính khi phát hiện các sai phạm về môi trường nên làm giảm hiệu quả công tác quản lý môi trường.

+ Trung tâm dịch vụ KCN còn nhiều hạn chế về nhân lực trong công tác quản lý môi trường.

+ Các doanh nghiệp chưa mạnh dạn đầu tư trang thiết bị để xử lý ô nhiễm môi trường.

4.5. Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường cho KCN Đồng Văn I Văn I

Để thực hiện tốt hơn công tác bảo vệ môi trường KCN, có thể thực hiện một số biện pháp sau:

- Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và vai trò của ban quản lý về công tác bảo vệ môi trường trong KCN. Tăng cường đội ngũ cán bộ môi trường trong ban quản lý cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra khi mà số lượng doanh nghiệp trong khu vẫn không ngừng tăng lên.

- Phối hợp với các cơ quan có chức năng thành lập đoàn kiểm tra về tình hình tuân thủ pháp luật bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp trong khu. Từ đó giúp phát hiện ra các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Tổ chức các lớp tập huấn về quản lý và giữ gìn vệ sinh môi trường cho từng cán bộ, công nhân và các doanh nghiệp kinh doanh thứ phát trong KCN. Tập trung tuyên truyền, hướng dẫn cho mọi người về Luật bảo vệ môi trường và các văn bản dưới luật bằng cách lồng ghép vào những nội quy chung ở nơi sinh sống. Những đơn vị, cá nhân có thành tích trong công tác bảo vệ môi trường cần được khen thưởng và phê bình đối với các trường hợp vi phạm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư công nghệ tiên tiến, áp dụng sản xuất sạch hơn vào dây chuyền sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm mà giảm bớt ô nhiễm môi trường. Nghiêm cấm việc chuyển giao và nhập khẩu công nghệ không đảm bảo chất lượng vào các cơ sở sản xuất.

- Không xây dựng, phát triển KCN xem lẫn khu dân cư, không thu hút các dự án có khả năng gây ô nhiễm môi trường.

Một phần của tài liệu Hiện trạng môi trường tại khu công nghiệp đồng văn i, duy tiên, hà nam (Trang 76 - 81)