Theo kết quả quan trắc thì nồng độ các chấ tô nhiễm như SO2, CO và NO2 tại KCN Đồng Văn I trung bình giờ thấp hơn quy chuẩn cho phép về chất lượng không

Một phần của tài liệu Hiện trạng môi trường tại khu công nghiệp đồng văn i, duy tiên, hà nam (Trang 51 - 55)

- Nguồn điện được cung cấp liên tục và ổn định lấy từ tuyến điện cao thế 110 kV đi gần ranh giới phía Nam của Khu công nghiệp Đồng Văn.

Theo kết quả quan trắc thì nồng độ các chấ tô nhiễm như SO2, CO và NO2 tại KCN Đồng Văn I trung bình giờ thấp hơn quy chuẩn cho phép về chất lượng không

khí xung quanh ( QCVN 05:2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh) từ 4 – 6 lần. Đối với bụi lơ lửng và tiếng ồn, kết quả đo tại các thời điểm quan trắc cũng nằm trong quy chuẩn cho phép. Riêng đối với khu vực cổng KCN, tiếng ồn vượt QCVN 26:2009/BTNMT. Tiếng ồn tại khu vực này cao hơn quy chuẩn cho phép 1,08 – 1,26 lần,nguyên nhân là do lưu lượng xe qua lại khu vực cổng khá đông, ngoài xe ra vào KCN còn có các phương tiện lưu thông trên Quốc lộ 38.

Diễn biến chất lượng môi trường không khí

Các biểu đồ dưới đây thể hiện diễn biến nồng độ các khí độc trong không khí CO2, SO2, NO2 qua các đợt quan trắc từ năm 2011 – 2012. Số liệu được tổng hợp từ Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ của KCN Đồng Văn I năm 2011, 2012.

Diễn biến nồng độ khí CO2

Diễn biến nồng độ khí SO2

QCVN 05:2009

Hình 5: Diễn biến nồng độ khí SO2

Diễn biến nồng độ khí NO2

Diễn biến nồng độ bụi

Hình 7: Diễn biến nồng độ bụi

Nhận xét: Qua các biểu đồ trên ta thấy, theo các đợt quan trắc, hầu hết các chỉ tiêu

đô kiểm tại các vị trí quan trắc đều nằm trong giới hạn cho phép. Riêng nồng độ khí NO2 tại khu vực cổng KCN trong thời điểm quan trắc ngày 31/3/2011 vượt quy chuẩn 1,17 lần. Tuy nhiên, những lần quan trắc sau, nồng độ khí NO2 có giảm và nằm trong giới hạn cho phép. Nồng độ bụi thời điển đo ngày 9/5/2102 tại Cổng Công ty Hoa Phong có giá trị sát với giá trị giới hạn cho phép của quy chuẩn QCVN 05:2009/BTNMT ( trung bình 1h).

Mặt khác, tại các thời điểm đo khác nhau ở cùng 1 vị trí, nồng độ các chất độc trong những lần quan trắc gần đây có sự chênh lệch nhau không nhiều. Tuy nhiên, đối với bụi tổng số trong không khí, sự chênh lệch về nồng độ có khoảng cách lớn hơn cũng trong cùng 1 vị trí, tại các thời điểm quan trắc khác nhau.

Tình trạng ô nhiễm bụi hiện nay khả phổ biến ở các KCN. Việc ô nhiễm bụi có thể xảy ra cục bộ trong KCN Đồng Văn I nhưng nhìn chung, môi trường không khí xung quanh chưa bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các hoạt động sản xuất trong KCN. Mặc dù vậy, đã có thời điểm nồng độ bụi đo được có giá trị sát ngưỡng giới hạn cho phép. Do đó, nếu như không có các biện pháp quản lý chặt chẽ, biện pháp giảm thiểu thì khả năng ô nhiễm bụi hoàn toàn có thể diễn ra tại KCN.

4.3.2 Hiện trạng môi trường nước thải

4.3.2.1 Hiện trạng xử lý nước thải và chất lượng nước thải của một số doanh nghiệp trong KCN Đồng Văn I

Theo quy định, các doanh nghiệp trong KCN phải xử lý nước thải đạt quy chuẩn QCVN 5945:2005/BTNMT ( loại C) trước khi nước thải được thải vào hệ thống thoát nước chung của KCN. Thực hiện quy định của pháp luật, hầu hết các doanh nghiệp trong KCN đã xử lý nước thải sinh hoạt bằng bể tự hoại, xử lý nước thải sản xuất ( nếu có) bằng bể lắng. Tuy nhiên, theo kết quả phân tích nước thải được lấy tại hố ga trước khi thoát vào hệ thống thoát nước chung của KCN, nồng độ các chất ô nhiễm vẫn còn vượt quy chuẩn cho phép.

Kết quả phân tích chất lượng nước thải được học viên kế thừa từ các Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ năm 2012 của một số doanh nghiệp trong KCN và được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 16: Chất lượng nước phát sinh tại các doanh nghiệp trong KCN Đồng Văn I

TT Công ty Mẫu nước thải Kết quả

pH SS COD BOD5 NH4+ T-N T-P Cr6+ Mn Fe Pb As

Một phần của tài liệu Hiện trạng môi trường tại khu công nghiệp đồng văn i, duy tiên, hà nam (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w