Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 62 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
62
Dung lượng
546,5 KB
Nội dung
Trường Đại học Hải Phòng LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Là một trong 3 yếu tố sản xuất kinh doanh cơ bản [tài sản cố định (TSCĐ), nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, lao động sống], TSCĐ đóng một vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Các loại TSCĐ đều có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài, tham gia nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, nó có ảnh hưởng trực tiếp tới việc tính giá thành sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy, việc quản lý tốt và sử dụng hiệu quả TSCĐ là một vấn đề quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp. Xuất phát từ vị trí quan trọng của công tác kế toán TSCĐ cũng như từ thực tế tổ chức phần hành này tại công ty mà em chọn đề tài: “Tổ chức kế toán TSCĐ tại công ty TNHH MAI HƯƠNG”. 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu về tổ chức kế toán TSCĐ trong doanh nghiệp để so sánh các nghiệp vụ thực tế phát sinh trong doanh nghiệp với kiến thức đã được học trong nhà trường, rèn luyện kĩ năng thực hành. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: công tác kế toán TSCĐ tại công ty TNHH MAI HƯƠNG. - Phạm vi nghiên cứu + Không gian nghiên cứu: tại công ty TNHH MAI HƯƠNG + Thời gian nghiên cứu: năm tài chính 2009 4. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng các phương pháp: thu thập số liệu, quan sát và phỏng vấn trực tiếp, thống kê, so sánh, tổng hợp, phân tích, đánh giá. Lớp kế toán kiểm toán K8 1 Trường Đại học Hải Phòng 5. Nội dung kết cấu của đề tài Kết cấu của đề tài ngoài lời mở đầu và kết luận gồm có 3 chương sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức kế toán TSCĐ trong doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng tổ chức kế toán TSCĐ tại công ty TNHH MAI HƯƠNG. Chương 3: Một số đề xuất về tổ chức kế toán TSCĐ tại công ty TNHH MAI HƯƠNG. Lớp kế toán kiểm toán K8 2 Trường Đại học Hải Phòng CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TSCĐ TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Tổng quan về TSCĐ trong doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm TSCĐ - TSCĐ là những tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp hoặc kiểm soát lâu dài của doanh nghiệp có giá trị lớn và thời gian sử dụng lớn hơn 1 năm. - Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (Chuẩn mực 03, 04 - Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính số 149/2001/QĐ - BTC ngày 31/12/2001), một nguồn lực của doanh nghiệp được coi là TSCĐ phải có đủ 4 tiêu chuẩn sau: + Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó. + Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy. + Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm (hoặc có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên). + Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành. 1.1.2. Đặc điểm TSCĐ - Là những tư liệu sản xuất chủ yếu tham gia vào nhiều chu kì sản xuất kinh doanh. - Khi tham gia vào sản xuất, TSCĐ bị hao mòn dần, chuyển phần hao mòn vào chi phí và giá thành. - Đối với TSCĐ hữu hình, giữ nguyên được hình thái vật chất ban đầu cho đến khi hư hỏng. - Những TSCĐ có kết cấu phức tạp gồm nhiều bộ phận và mức độ hao mòn không đồng đều, khi sử dụng phải tiến hành sửa chữa lớn, thay thế từng bộ phận để duy trì năng lực hoạt động và kéo dài thời gian sử dụng tài sản. Lớp kế toán kiểm toán K8 3 Trường Đại học Hải Phòng 1.1.3. Phân loại TSCĐ Để đáp ứng yêu cầu quản lí và công tác kế toán, TSCĐ được phân theo các tiêu thức khác nhau sau đây: - Căn cứ theo hình thái biểu hiện kết hợp tính chất đầu tư, TSCĐ được chia thành: + TSCĐ hữu hình + TSCĐ vô hình + TSCĐ thuê tài chính - Căn cứ theo quyền sở hữu của TSCĐ, TSCĐ được chia thành: + TSCĐ tự có + TSCĐ thuê ngoài - Căn cứ theo nguồn hình thành của TSCĐ, TSCĐ được chia thành: + TSCĐ hình thành từ nguồn vay + TSCĐ hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu - Căn cứ theo tính chất của TSCĐ trong doanh nghiệp, TSCĐ được chia thành: + TSCĐ dùng cho mục đích kinh doanh + TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi sự nghiệp, an ninh quốc phòng + TSCĐ bảo quản hộ, cất giữ hộ Nhà nước 1.1.4. Đánh giá TSCĐ Trong mọi trường hợp, TSCĐ phải được đánh giá theo nguyên giá và giá trị còn lại. Do vậy, việc ghi sổ phải bảo đảm phản ánh được tất cả 3 chỉ tiêu về giá trị của TSCĐ là nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại: Giá trị còn lại = Nguyên giá - Giá trị hao mòn - Nguyên giá TSCĐ: là giá ban đầu đưa tài sản vào sử dụng, là toàn bộ chi phí hợp lí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được TSCĐ đưa vào sử dụng dựa trên 2 nguyên tắc: nguyên tắc giá phí và nguyên tắc phù hợp. Lớp kế toán kiểm toán K8 4 Trường Đại học Hải Phòng Nguyên giá = Giá mua - các khoản giảm trừ (nếu có) + các khoản thuế + chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử + các loại phí. - Giá trị hao mòn: khi sử dụng TSCĐ phần giá trị hao mòn được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp thành lập nguồn vốn KH nhằm tái sản xuất giản đơn TSCĐ. Mức KH = Tỷ lệ KH (%) * Nguyên giá TSCĐ - Giá trị còn lại TSCĐ (Giá trị hiện còn) = Nguyên giá TSCĐ - giá trị hao mòn TSCĐ 1.2. Tổ chức kế toán TSCĐ trong doanh nghiệp 1.2.1. Chứng từ và sổ sách sử dụng - Biên bản giao nhận TSCĐ (mẫu số 01 - TSCĐ) - Biên bản thanh lý TSCĐ (mẫu số 02 - TSCĐ) - Biên bản bàn giao TSCĐ sử chữa lớn hoàn thành (mẫu số 03 - TSCĐ) - Biên bản đánh giá lại TSCĐ (mẫu số 04 - TSCĐ) - Biên bản kiểm kê TSCĐ (mẫu số 05 - TSCĐ) - Bảng tính và phân bổ KH TSCĐ (mẫu số 06 - TSCĐ) - Sổ TSCĐ (mẫu số S21 - DN) - Sổ theo dõi TSCĐ và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng (mẫu số S22 - DN) - Thẻ TSCĐ (mẫu số S23 - DN) - Sổ, thẻ chi tiết TK (TK) 211, 213 - Sổ cái TK 211, 213 1.2.2. Kế toán chi tiết TSCĐ 1.2.2.1. Tại phòng kế toán - Khi có TSCĐ tăng thêm, doanh nghiệp thành lập hội đồng giao nhận gồm có đại diện bên giao, đại diện bên nhận và một số ủy viên để nghiệm thu, kiểm nhận TSCĐ. Hội đồng này có nhiệm vụ nghiệm thu và cùng với đại diện Lớp kế toán kiểm toán K8 5 Trường Đại học Hải Phòng đơn vị giao TSCĐ, lập “Biên bản giao nhận TSCĐ”. Phòng kế toán sao cho mỗi đối tượng TSCĐ một bản để lưu vào hồ sơ riêng bao gồm biên bản giao nhận TSCĐ, các bản sao tài liệu kĩ thuật, các hóa đơn, giấy vận chuyển, bốc dỡ. Phòng kế toán giữ lại để làm căn cứ tổ chức kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết TSCĐ. + Căn cứ vào hồ sơ, phòng kế toán mở “Thẻ TSCĐ” để theo dõi chi tiết TSCĐ của đơn vị. Thẻ này được lập cho từng đối tượng ghi TSCĐ. Toàn bộ thẻ TSCĐ được bảo quản tập trung tại hòm thẻ, trong đó chia làm nhiều ngăn, mỗi ngăn được dùng để xếp thẻ của một nhóm TSCĐ, chi tiết theo đơn vị sử dụng và số hiệu tài sản. Mỗi nhóm này được lập chung một phiếu kế toán tăng, giảm hàng tháng trong năm. + Để đăng kí, theo dõi và quản lý toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp từ khi mua sắm, đưa vào sử dụng đến khi ghi giảm và theo dõi số KH TSCĐ đã trích, kế toán mở sổ “Sổ TSCĐ”. - Khi có TSCĐ giảm, doanh nghiệp sẽ thành lập ban thanh lý, nhượng bán. Ban thanh lý, nhượng bán sẽ tổ chức thanh lý hoặc nhượng bán và lập “Biên bản nhượng bán (thanh lý) TSCĐ” và huỷ “ Thẻ TSCĐ” đồng thời tiến hành ghi “Sổ TSCĐ”. 1.2.2.2. Tại bộ phận sử dụng Tại mỗi bộ phận sử dụng, để theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ nhằm quản lý tài sản đã cấp cho các bộ phận, làm căn cứ để đối chiếu khi kiểm kê tài sản, kế toán mở “Sổ theo dõi TSCĐ và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng”. Sổ này mở cho từng nơi sử dụng, dùng cho từng năm, mỗi bộ phận sử dụng lập 2 quyển, 1 lưu tại phòng kế toán, 1 bộ phận sử dụng tài sản giữ. Mỗi loại tài sản được ghi 1 trang hoặc một số trang. Lớp kế toán kiểm toán K8 6 Trường Đại học Hải Phòng 1.2.3. Kế toán tổng hợp TSCĐ Các TK thường sử dụng - TK 211: TSCĐ hữu hình - TK 213: TSCĐ vô hình - TK 212: TSCĐ thuê tài chính - TK 214: Hao mòn TSCĐ Ngoài ra kế toán tổng hợp TSCĐ trong doanh nghiệp còn sử dụng các TK: 241, 133, 331, 411 1.2.3.1. Kế toán các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ TSCĐ của doanh nghiệp tăng do rất nhiều nguyên nhân như tăng do mua sắm, xây dựng, cấp phát… TSCĐ của doanh nghiệp giảm cũng do rất nhiều nguyên nhân như do nhượng bán, thanh lý, góp vốn liên doanh… Kế toán cần căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để ghi sổ cho phù hợp. Đối với các doanh nghiệp tính thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo phương pháp khấu trừ, doanh nghiệp hạch toán như sau: Lớp kế toán kiểm toán K8 7 Trường Đại học Hải Phòng Sơ đồ 1.1: Sơ đồ kế toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐ Chú giải: (1) TSCĐ tăng do mua sắm (5) Các trường hợp tăng khác (2) TSCĐ tăng do xây dựng cơ (6) TSCĐ giảm do nhượng bán, bản bàn giao thanh lí (3) TSCĐ tăng do nhận vốn góp (7) TSCĐ giảm do trả lại vốn góp liên doanh, liên kết cho các thành viên tham gia công ty (4) TSCĐ tăng do chuyển từ công (8) TSCĐ giảm do chuyển thành cụ, dụng cụ thành TSCĐ công cụ, dụng cụ nhỏ Lớp kế toán kiểm toán K8 Nguyên giá TSCĐ tăng trong kỳ Nguyên giá TSCĐ giảm trong kỳ TK 111,112 TK 241 TK 411 TK 133 TK 153 TK 222,223,412,711… TK 211, 213 (1) (2) (3) (4) (5) TK 214 TK 811 (7) TK 214 TK 411 TK 412 TK 214 TK 627,641,642… (8) (6) 8 Trường Đại học Hải Phòng Đối với các doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, cách hạch toán tương tự, chỉ khác số thuế GTGT đầu vào không tách riêng mà hạch toán vào nguyên giá TSCĐ. 1.2.3.2. Kế toán khấu hao (KH) TSCĐ - Khái niệm và phương pháp trích KH + Khái niệm: kế toán KH TSCĐ là phương pháp trích trước phần giá trị hao mòn của tài sản nhằm thu hồi phần vốn để tái sản xuất giản đơn TSCĐ. + Phương pháp tính KH: có 2 phương pháp Phương pháp KH tuyến tính (KH đường thẳng): mức KH TSCĐ không thay đổi qua các năm Phương pháp KH gia tăng: mức KH giảm dần qua các năm. Gồm: phương pháp KH tổng số, phương pháp KH theo giá trị còn lại của TSCĐ. - Kế toán trích KH TSCĐ + KH TSCĐ phải tính hàng tháng từ đó mà phân bổ vào chi phí của các đối tượng sử dụng Mức KH TSCĐ tháng bộ phận i = Mức KH TSCĐ tháng trước bộ phận i + Mức KH TSCĐ tăng trong tháng bộ phận i - Mức KH TSCĐ giảm trong tháng bộ phận i Mức KH tăng hoặc giảm TSCĐ được xác định theo nguyên tắc tính tròn ngày Mức KH TSCĐ tăng trong tháng bộ phận i = (Mức KH bình quân TSCĐ tăng / 30) * Số ngày sử dụng trong tháng Mức KH TSCĐ giảm trong tháng bộ phận i = (Mức KH bình quân TSCĐ giảm / 30) * Số ngày không sử dụng của TSCĐ giảm Lớp kế toán kiểm toán K8 9 Trường Đại học Hải Phòng Sơ đồ 1.2: Kế toán KH TSCĐ Chú giải: (1) Giảm TSCĐ đã KH (2) TSCĐ giảm do góp vốn liên doanh, cho thuê tài chính (3) Trích KH TSCĐ (4) Giá trị hao mòn (5) KH nộp cấp trên, nếu không nhận được hoàn lại (6) Nhận lại tài sản nội bộ đã KH Lớp kế toán kiểm toán K8 TK 211 TK 214 TK 627,641,642 (1) TK 128,222 (2) TK 411 (3) TK 211 (4) (6) TK 111,338 (5) 10 [...]... thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định trên đây Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định 16 Lớp kế toán kiểm toán K8 Trường Đại học Hải Phòng CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY TNHH MAI HƯƠNG 2.1 Giới thiệu khái quát về công ty 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển - Tên công ty: ... bộ công tác kế toán được thực hiện tại phòng kế toán, từ khâu ghi chép, tổng hợp báo cáo, kiểm tra kế toán Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức gọn nhẹ phù hợp với tình hình thực tế - Phòng kế toán tổng hợp: Làm nhiệm vụ ghi chép , tổng hợp số liệu của các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ, thực hiện các bút toán kết chuyển khoá sổ kế toán cuối kỳ Lập và phân tích các báo cáo tài chính, báo cáo kế toán, ... Lớp kế toán kiểm toán K8 Trường Đại học Hải Phòng 1.3 Tổ chức sổ kế toán TSCĐ trong doanh nghiệp Doanh nghiệp được áp dụng một trong năm hình thức kế toán sau: - Hình thức kế toán Nhật kí chung - Hình thức kế toán Nhật kí - Sổ Cái - Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ - Hình thức kế toán Nhật kí - Chứng từ - Hình thức kế toán trên máy vi tính Đặc trưng cơ bản của các hình thức kế toán: - Hình thức kế toán. .. nhượng bánTSCĐ…) SỔ NHẬT KÝ CHUNG SỔ CÁI TK211,214… Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú: + Ghi hàng ngày: 21 Lớp kế toán kiểm toán K8 Sổ TS Trường Đại học Hải Phòng + Ghi cuối tháng hoặc định kỳ: + Quan hệ đối chiếu, kiểm tra: 2.2 Thực trạng kế toán TSCĐ tại công ty TNHH MAI HƯƠNG 2.2.1 Đặc điểm và phân loại TSCĐ tại công ty Công ty TNHH MAI HƯƠNG là một đơn vị chuyên sản xuất gia công giày... Đã ghi giảm số TSCĐ ngày 10 tháng 11 năm 2009 Lớp kế toán kiểm toán K8 30 Ngày 10 tháng 11 năm 2009 Giám đốc Trưởng Ban thanh lý (Đã ký) (Đã ký) Trường Đại học Hải Phòng (Nguồn số liệu: Phòng kế toán) Sau khi lập biên bản nhượng bán TSCĐ, kế toán TSCĐ huỷ thẻ TSCĐ và tiến hành ghi sổ TSCĐ Biểu số 2.6: Sổ TSCĐ 31 Lớp kế toán kiểm toán K8 Trường Đại học Hải Phòng Đơn vị: Công ty TNHH MAI HƯƠNG Địa chỉ:... các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại - Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ: Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ” Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm: ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng kí Chứng từ ghi sổ và ghi theo nội dung kinh tế Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại,... bán TSCĐ + Phiếu thu, phiếu chi… 23 Lớp kế toán kiểm toán K8 Trường Đại học Hải Phòng 2.2.4 Kế toán tổng hợp tình hình biến động TSCĐ 2.2.4.1 Kế toán tổng hợp tăng TSCĐ do mua sắm Khi công ty cần mua sắm TSCĐ Công ty sẽ làm 1 giấy đề nghị và gửi lên phòng Giám đốc Căn cứ vào nhu cầu và tình hình thực tế, Giám đốc sẽ quyết định triển khai việc mua bán Khi hợp đồng được ký kết, các bên tiến hành giao TSCĐ... Phòng kế toán xuất, nhập khẩu: Thực hiện ghi chép, tổng hợp các nghiệp vụ liên quan đến tình hình xuất nhập khẩu của công ty 19 Lớp kế toán kiểm toán K8 Trường Đại học Hải Phòng 2.1.4 Đặc điểm chế độ kế toán - Hình thức sổ kế toán: Hình thức Nhật ký chung - Niên độ kế toán: Tính theo năm từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kiểm kê định kỳ - Phương pháp KH TSCĐ:... cứ vào kế hoạch KH TSCĐ, kế toán TSCĐ trích và phân bổ mức KH cho từng bộ phận sử dụng TSCĐ - Chứng từ để làm cơ sở hạch toán KH TSCĐ là “Bảng tính và phân bổ KH TSCĐ” và được lập vào cuối tháng + Với nghiệp vụ phát sinh ngày 10 tháng 07 năm 2009 Công ty TNHH MAI HƯƠNG mua 2 máy vi tính trị giá 21.000.000 đồng, phục vụ cho phòng kế toán, thời gian sử dụng là 6 năm, kế toán tiến hành trích KH TSCĐ cho... Thành Chức vụ: Cửa hàng trưởng siêu thị máy tính - Đại diện bên nhận: Ông Nguyễn Đức Duy Chức vụ: Trưởng phòng kĩ thuật Công ty TNHH MAI HƯƠNG Địa điểm giao nhận TSCĐ: Tại công ty TNHH MAI HƯƠNG Xác nhận việc giao nhận TSCĐ như sau: - Tên hàng hoá: Máy vi tính LG - Số lượng: 02 chiếc - Tổng số tiền thanh toán: 23.100.000 đồng (Hai mươi ba triệu một trăm đồng) Đại diện bên giao Đại diện bên nhận 25 Lớp kế . tác kế toán TSCĐ cũng như từ thực tế tổ chức phần hành này tại công ty mà em chọn đề tài: Tổ chức kế toán TSCĐ tại công ty TNHH MAI HƯƠNG”. 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu về tổ chức kế toán. ty TNHH MAI HƯƠNG. Chương 3: Một số đề xuất về tổ chức kế toán TSCĐ tại công ty TNHH MAI HƯƠNG. Lớp kế toán kiểm toán K8 2 Trường Đại học Hải Phòng CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN. tài Kết cấu của đề tài ngoài lời mở đầu và kết luận gồm có 3 chương sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức kế toán TSCĐ trong doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng tổ chức kế toán TSCĐ tại công ty