Về việc trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ

Một phần của tài liệu tổ chức kế toán tscđ tại công ty tnhh mai hương (Trang 57 - 62)

- Thứ năm, về việc phân loại TSCĐ ở Công ty:

3.2.4.4. Về việc trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ

- Việc sửa chữa TSCĐ là cần thiết và quan trọng nhằm duy trì khả năng hoạt động của TSCĐ và phân bổ đều chi phí vào giá thành sản phẩm. Đối với những nghiệp vụ sửa chữa mà chi phí sửa chữa phát sinh nhiều, Công ty nên có kế hoạch sửa chữa, lập dự toán chi phí và tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ hữu hình vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ của các

đơn vị sử dụng TSCĐ. Việc trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ hữu hình sẽ phản ánh qua TK 335: “Chi phí phải trả”.

Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 335

+ Bên nợ: ▪ Các khoản chi phí thực tế phát sinh được tính vào chi phí phải trả

▪ Số chênh lệch về chi phí phải trả lớn hơn số chi phí thực tế được ghi giảm chi phí.

+ Bên có: Chi phí phải trả dự tính trước và ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh.

+ Số dư bên có: Chi phí phải trả đã tính vào chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng thực tế chưa phát sinh.

Việc trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ hữu hình có thể thực hiện theo sơ đồ sau:

- Việc thực hiện công tác trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ hữu hình được dựa trên kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐ hữu hình của công ty. Việc trích trước này được thực hiện ở các kỳ kế toán trong một niên độ kế toán.

Đến cuối niên độ kế toán căn cứ vào chi phí sửa chữa lớn thực tế phát sinh và số đã trích trước, kế toán có nghĩa vụ điều chỉnh cho phù hợp

+ Nếu chi phí trích trước sửa chữa lớn TSCĐ hữu hình nhỏ hơn chi phí thực tế phát sinh thì kế toán ghi tăng chi phí hạch toán toàn bộ hoặc phân bổ dần vào chi phí trong kỳ.

+ Nếu chi phí trích trước sửa chữa lớn TSCĐ hữu hình lớn hơn chi

2413 335 627,641,642

Trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ hữu hình phát sinh

lớn hàng kỳ kế toán Chi phí sửa chữa lớn

- Việc trích trước có kế hoạch này nhằm đảm bảo cho giá thành và tổng chi phí kinh doanh trong kỳ được ổn định

Ví dụ: Với nghiệp vụ phát sinh ngày 07/04/2009, công ty tiến hành thuê ngoài sửa chữa máy may trần đè JK-8688W với kinh phí dự toán ban đầu là 4.200.000 đồng nhưng thực tế phát sinh thêm bộ phận ép vải cần sửa chữa là 800.000 đồng (VAT 10%). Chi phí sửa chữa đã được doanh nghiệp thanh toán bằng tiền mặt. Kế toán sẽ tiến hành định khoản như sau:

- Bút toán 1: Trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ Nợ TK 627: 4.500.000

Có TK 335: 4.500.000

- Bút toán 2: Tập hợp chi phí sửa chữa thực tế phát sinh: Nợ TK 241: 5.000.000

Nợ TK 133: 500.000 Có TK 111: 5.500.000

- Bút toán 3: Kết chuyển giá thành công trình sửa chữa lớn khi hoàn thành. Nợ TK 335: 5.000.000 Có TK 241: 5.000.000 - Bút toán 4: Phản ánh phần chênh lệch Nợ TK 627: 500.000 Có TK 335: 500.000 3.2.4.5. Về cách phân loại TSCĐ

- Công ty phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành và hình thái biểu hiện không thực sự đem lại hiệu quả cao trong công tác quản lý đồng thời không cho phép công ty thấy được tình hình sử dụng TSCĐ hữu hình của Công ty

hiện nay như thế nào. Công ty nên phân loại TSCĐ theo tính chất của TSCĐ trong doanh nghiệp, TSCĐ sẽ được chia thành:

+ TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm: Kho bãi, nhà xưởng, phương tiện vận tải, máy móc thiết bị…

+ TSCĐ dùng cho bộ phận văn phòng: Máy vi tính, máy in, máy photocopy, máy fax, điện thoại…

Trên đây là một số đề xuất mà em mạnh dạn đưa ra nhằm hoàn thiện hơn trong công tác kế toán TSCĐ của Công ty TNHH MAI HƯƠNG. Hy vọng rằng, cùng với việc nâng cao hoạt động công tác kế toán trong đó có kế toán TSCĐ, trong những năm tới Công ty TNHH MAI HƯƠNG sẽ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế trong tiến trình đổi mới, mở cửa và hội nhập quốc tế.

KẾT LUẬN

Với vai trò là một trong ba yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh, TSCĐ có ảnh hưởng to lớn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải biết cách sử dụng các nguồn lực tài chính một cách có hiệu quả nhất. Đó là yêu cầu rất lớn đặt ra

mọi đơn vị tổ chức kinh doanh. Bí quyết dẫn tới thành công của Công ty TNHH MAI HƯƠNG hiện nay một phần chính là nhờ việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính của mình, trong đó có việc sử dụng hiệu quả TSCĐ.

Thời gian thực tế tại công ty TNHH MAI HƯƠNG đã giúp chúng em vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế, đồng thời quá trình thực tế cũng giúp chúng em học hỏi được nhiều điều bổ ích từ sự vận dụng linh hoạt chế độ kế toán cho phù hợp với đặc điểm riêng của từng đơn vị. Tuy đã có nhiều cố gắng, song với kiến thức còn hạn chế nên đề án này không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, chúng em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo để đề án này được hoàn thiện hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các cán bộ phòng kế toán và ban lãnh đạo Công ty TNHH MAI HƯƠNG đã tận tình hướng dẫn chúng em hoàn thành đề án này.

Tài liệu tham khảo

- PGS. TS. Nguyễn Văn Công - Giáo trình “Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính” - Nhà xuất bản Đại học Kinh Tế Quốc Dân (8/2006).

- PGS. TS. Nguyễn Thị Đông, PGS. TS. Nguyễn Minh Phương - Giáo trình “Kế toán quốc tế” - NXB Thống kê, 2002.

- PGS. TS. Đặng Thị Loan - Giáo trình “Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp” - Nhà xuất bản Thống kê.

- Quyết định số166/1999/QĐ-BTC ngày 30/12/1999 của Bộ trưởng Bộ Tài chính “Về ban hành Chế độ quản lý, sử dụng và trích KH TSCĐ”.

- Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính “Về ban hành Chế độ quản lý, sử dụng và trích KH TSCĐ”.

- Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính “Về việc ban hành Chế độ Kế toán doanh nghiệp”.

- Đề án môn học chính của các khoá trước.

- Các quy định về hạch toán kế toán của Công ty TNHH MAI HƯƠNG. Và một số tài liệu khác có liên quan.

Một phần của tài liệu tổ chức kế toán tscđ tại công ty tnhh mai hương (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w