1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương” tại công ty cổ phần đại hải thành

83 345 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 843,5 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Để cho xã hội tồn tại và phát triển được, mỗi người trong chúng ta luôn luôn phải không ngừng học hỏi và lao động. Lao động là hoạt động nhằm biến đổi vật thể tự nhiên thành những cái cần thiết nhằm thỏa mãn nhu cầu con người cũng như toàn xã hội. Đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường, sự xuất hiện nhiều loại hình kinh doanh làm cho sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt hơn. Các doanh nghiệp muốn khẳng định mình, muốn tạo cho mình một thế vững vàng trong cơ chế thị trường thì một trong những yếu tố có tính chất quyết định là phải kích thích người lao động hăng say làm việc dưới sự quản lý của doanh nghiệp. Muốn vậy thì các doanh nghiệp phải có một chính sách tiền lương hợp lý cho người lao động. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, sức lao động của con người bị hao phí. Do đó để tái sản xuất sức lao động, người lao động phải được hưởng một khoản tiền lương, tiền công xứng đáng với sức lao động mà họ bỏ ra. Điều mà người lao động quan tâm tới đó chính là việc tính lương ở mỗi doanh nghiệp có đảm bảo tính công bằng đối với giá trị sức lao động mà họ bỏ ra hay không? Mặt khác, trong điều kiện tồn tại hàng hóa và tiền tệ, tiền lương là một bộ phận của sản xuất tạo ra tùy theo quy chế quản lý mà tiền lương và các khoản trích theo lương có thể được xác định là một bộ phận của sản xuất kinh doanh cấu thành nên giá trị sản phẩm. Với ý nghĩa và tầm quan trọng trên mà việc vận dụng các hình thức tiền lương và các khoản trích theo lương như thế nào để đạt được hiệu quả cao mà thúc đẩy được sản xuất kinh doanh phát triển đang là vấn đề được nhiều người và nhiều ngành quan tâm. 1 Để tìm hiểu và góp phần nâng cao biện pháp, nội dung quản lý các hình thức tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp. Em chọn đề tài “Tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương” tại Công ty cổ phần Đại Hải Thành. Bố cục của bài báo cáo thực tập, phần nội dung được chia làm ba chương: Chương I: Lý luận chung về tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Chương II: Thực trạng công tác tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần Đại Hải Thành. Chương III: Kết luận và kiến nghị Trong quá trình thực tập tại công ty, do mới tiếp xúc với thực tế, kiến thức và thời gian còn hạn chế. Mặc dù bản thân em đã có nhiều cố gắng nhưng khó tránh khỏi những sai sót. Em đã nhân được sự giúp đỡ của các cô chú, anh, chị trong công ty và giáo viên hướng dẫn Tiến sỹ Nguyễn Thị Mỵ trong thời gian thực tập. Em xin cảm ơn Tiến sỹ Nguyễn Thị Mỵ và các cô chú, anh, chị trong công ty đã giúp đỡ em trong suốt thời gian em thực tập để hoàn thành bản báo cáo thực tập tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn! 2 CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG 1.1 Những vấn đề chung về tiền lương và các khoản trích theo lương. 1.1.1. Khái niệm lương, tiền lương và các khoản trích theo lương. Lao động là hoạt động chân tay và trí óc của con người nhằm biến đổi các đối tượng lao động thành các vật phẩm có ích phục vụ cho nhu cầu của con người. Qúa trình kinh doanh của doanh nghiệp được kết hợp nhiều yếu tố cơ bản đó là tư liệu lao động và đối tượng lao động. Trong đó, lao động với tư cách là hoạt động chân tay và trí óc của con người sử dụng các tư liệu lao động nhằm tác động, biến đổi các đối tượng lao động thành các sản phẩm theo mong muốn của con người phục vụ nhu cầu sinh hoạt của mình. Để tiến hành quá trình tái sản xuất trước hết phải tái sản xuất sức lao động, tức là sức lao động của con người bỏ ra phải được bồi hoàn dưới dạng thù lao lao động. Tiền lương chính là khoản thù lao lao động được biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động căn cứ vào thời gian, khối lượng và chất lượng công việc của họ. Về bản chất, tiền lương chính là biểu hiện bằng tiền của giá cả sức lao động, mặt khác tiền lương còn là đòn bảy kinh tế để khuyến khích tinh thần hăng hái lao động, kích thích và tạo mối quan tâm của người lao động đến kết quả công việc của họ. Nói cách khác, tiền lương chính là nhân tố thúc đẩy năng suất lao động. 1.1.2. Các hình thức trả lương. Việc tính và trả lương cho người lao động có thể thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau tùy theo đặc điểm hoạt động kinh doanh, 3 tính chất công việc và trình độ quản lý của doanh nghiệp. Mục đích của tiền lương nhằm quán triệt nguyên tắc phân phối theo lao động, khuyến khích người lao động quan tâm đến kết quả công việc của mình từ đó, nâng cao được hiệu quả kinh doanh. Có các hình thức trả lương sau: - Trả lương theo thời gian: Là hình thức trả lương thường được áp dụng để trả lương cho người lao động gián tiếp làm công tác văn phòng và quản lý như ban giám độc, các phòng ban nghiệp vụ. Để xác định số lượng thời gian phải trả cho người lao động cần dựa trên tiền lương thực tế và tiền lương cấp bậc của họ. Tiền lương có thể chia ra thành: + Hình thức trả lương thời gian: Là tiền lương trả cố định hàng tháng cho người lao động trên cơ sở hợp động lao động và thang lương, bậc lương cơ bản. Lương tháng thường được áp dụng trả cho nhân viên làm công tác quản lý hành chính, quản lý kinh tế và nhân viên thuộc các ngành không có tính chất sản xuất. + Tiền lương ngày: Là tiền lương trả cho một ngày làm việc và được xác định bằng cách trả cho người lao động trong những ngày hội họp, học tập, trả lương theo hợp đồng. + Tiền lương giờ: Là tiền lương trả cho một giờ làm việc và được xác định bằng cách lấy tiền lương ngày chia cho số giờ làm việc theo chế độ trong ngày. Lương giờ thường được dùng để tính toán tiền làm thêm giờ. *Ưu điểm: Cách trả lương theo thời gian đơn giản, dể tính toán. *Nhược điểm: Không gắn với kết quả kinh doanh nên không quán triệt được nguyên tắc phân phối theo lao động. Vì vậy hình thức này 4 không khuyến khích người lao động tăng năng suất lao động và hiệu quả công tác. - Tiền lương khoán: Là tiền lương trả cho người lao động theo kết quả công việc mà họ hoàn thành. Trong doanh nghiệp thương mại, tiền lương thường được xây dựng trên cơ sở doanh thu bán hàng mà người lao động đạt được. Việc trả lương theo doanh số bán hàng đã quán triệt được nguyên tắc phân phối theo lao động. Khuyến khích người lao động không ngừng cải tiến phương pháp và cách thức bán hàng, thái độ bán hàng đê tạo ra doanh số ngày càng cao cho doanh nghiệp. - Trả lương theo sản phẩm: Là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào sổ lượng, chất lượng sản phẩm họ làm ra và đơn giá tiền lương tính cho một đơn vị sản phẩm. Việc trả lương theo sản phẩm có thể tiến hành theo nhiều hình thức khác nhau như trả lương theo sản phẩm trực tiếp, trả lương theo sản phẩm gián tiếp, trả theo sản phẩm có thưởng, theo sản phẩm lũy tiến. *Ưu điểm: Chú ý đến chất lượng lao động, gắn người lao động với kết quả lao động cuối cùng, có tác dụng kích thích người lao động tăng năng suất lao động. + Trả lương theo sản phẩm trực tiếp: Là hình thức trả lương cho người lao động được tính theo số lượng sản phẩm hoàn thành đúng quy cách, phẩm chất và đơn giá lương sản phẩm ( không hạn chế số lượng sản phẩm hoàn thành). + Trả lương theo sản phẩm gián tiếp: Được áp dụng để trả lương cho người lao động làm các công việc phục vụ sản xuất ở các bộ phận (phân xưởng) sản xuất như: công nhân vận chuyển nguyên vật liệu, thành phẩm, bảo dưỡng các máy móc, thiết bị. 5 Trong trường hợp này căn cứ vào kết quả sản xuất của lao động trực tiếp để tính lương cho lao động phục vụ sản xuất. + Trả lương theo sản phẩm có thưởng: Là kết hợp trả lương theo sản phẩm trực tiếp hoặc gián tiếp và chế độ tiền thưởng trong sản xuất (thưởng tiết kiệm vật tư, thưởng tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm). + Trả lương theo sản phẩm lũy tiến: Theo hình thức này, tiền lương trả cho người lao động bao gồm tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp và tiền lương tính theo tỷ lệ lũy tiến căn cứ vào mức độ vượt định mức lao động của họ. + Trả lương khoán khối lượng sản phẩm, khoán công việc: Là hình thức tiền lương trả theo sản phẩm áp dụng cho những công việc lao động giản đơn, công việc có tính chất đột xuất như bốc vác, khoán vận chuyển nguyên vật liệu, thành phẩm. - Trả lương theo sản phẩm tập thể: Theo hình thức này, trước hết tính lương chung cho cả tập thể (tổ) sau đó tiến hành chia lương cho từng người trong tập thể (tổ) theo các phương pháp sau: + Phương pháp chia lương sản phẩm theo thời gian làm việc và cấp bậc kỹ thuật: Theo phương pháp này căn cứ vào thời gian làm việc thực tế và hệ số lương cấp bậc của từng người (hoặc mức lương cấp bậc của từng người) để tính chia lương sản phẩm tập thể cho từng người. áp dụng trong trường hợp cấp bậc công nhân phù hợp với công việc được giao. + Phương pháp chia lương theo bình công chấm điểm: áp dụng trong trường hợp công nhân làm việc ổn định, kỹ thuật đơn giản, chênh 6 lệch giữa năng suất lao động giữa các thành viên trong tập thể chủ yếu do thái độ lao động và sức khỏe quyết định. + Phương pháp chia lương tập thể theo thời gian làm việc, cấp bậc kỹ thuật kết hợp với bình công chấm điểm: Theo phương pháp này tiền lương tập thể được chia thành 2 phần: Phần tiền lương phù hợp với lương cấp bậc được phân chia cho từng người theo hệ số lương cấp bậc ( hoặc mức lương cấp bậc) và thời gian làm việc thực tế của từng người. Phần tiền lương sản phẩm còn lại được chia theo kiểu bình công chấm điểm. Phương pháp này áp dụng trong trường hợp cấp bậc công nhân không phù hợp với cấp bậc công việc được giao và có sự chênh lệch về năng suất lao động giữa các thành viên trong tập thể. 1.1.3. Nội dung qũy tiền lương và các khoản trích theo lương a, Nội dung quỹ tiền lương Qũy tiền lương của doanh nghiệp bao đồm toàn bộ số tiền lương mà doanh nghiệp trả cho tất cả lao động thuộc doanh nghiệp quản lý. Thành phần quỹ tiền lương bao gồm nhiều khoản như lương thời gian, lương sản phẩm, phụ cấp và tiền thưởng… Qũy tiền lương bao gồm nhiều loại và có thể phân theo nhiều tiêu thức khác nhau tùy theo mục đích nghiên cứu như phân theo chức năng của lao động, phân theo hiệu quả của tiền lương. 7 b, Nội dung các khoản trích theo lương và các quy định liên quan. * Bảo hiểm xã hội Các thành phần của quỹ BHXH: + Qũy ốm đau và thai sản. + Qũy tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. + Qũy hưu trí và tử tuất. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động: Hằng tháng, người lao động đóng bằng 8% mức tiền lương, tiền công vào quỹ hưu trí và tử tuất. Mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động: Hàng tháng, người sử dụng lao động đóng trên quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của người lao động như sau: - 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; trong đó người sử dụng lao động giữ lại 2% để trả kịp thời cho người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ quy định tại mục 1 và mục 2 chương III của luật bảo hiểm xã hội và thực hiện quyết toán hàng quý với tổ chức bảo hiểm xã hội. - 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. - 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất Tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội theo Luật BHXH. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức tiền lương tiền công ghi trong hợp đồng lao động. 8 Mức hưởng chế độ ốm đau: + Người lao động hưởng chế độ ốm đau do bản thân ốm không phải dài ngày, do trông con ốm, do bản thân ốm đau dài ngày dưới 180 ngày trong 1 năm (cả ngày nghỉ hàng tuần, lễ tết) thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc. + Người lao động hưởng tiếp chế độ ốm đau dài ngày theo quy định thì mức hưởng được quy định như sau: • Bằng 65% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên. • Bằng 55% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ mười lăm năm đón dưới 30 năm. • Bằng 45% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ dưới mười lăm năm. Mức hưởng chế độ thai sản: + Người lao động hưởng chế độ thai sản thì mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc. + Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đống bảo hiểm xã hội. Thời gian này người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội. Mức hưởng chế độ ốm đau theo thời gian quy định tại điều 9 và Điều 10 Nghề định số 152/2006/NĐ-CP được tính như sau: 9 Mức hưởng chế độ ốm đau = Tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc x 75% x Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau 26 ngày Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, ngày nghỉ hàng tuần. Mức hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động mắc bệnh cần chữa trị dài ngày được tính như sau: Mức hưởng chế độ ốm đau đối với các bệnh cần chữa trị dài ngày = Tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc x Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau x Số ngày nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau 26 ngày Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau: + Bằng 75% với thời gian tối đa là 180 ngày trong một năm. + Bằng 65% đối với trường hợp hết thời hạn 180 ngày trong một năm mà người lao động vẫn tiếp tục điều trị nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên. + Bằng 55% đối với trường hợp hết thời hạn 180 ngày trong một năm mà người lao động vẫn tiếp tục điều trị nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đón dưới 30 năm. + Bằng 45% đối với trường hợp hết thời hạn 180 ngày trong một năm mà người lao động vẫn tiếp tục điều trị nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm. - Số ngày nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau tính cả ngày lễ, ngày nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần. 10 [...]... cấu và nội dung phản ánh: Bên Nợ: - Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản khác đã trả, đã chi, đã ứng trước cho người lao động - Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của người lao động Bên có: Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương và các khoản khác còn phải trả cho người lao động Số dư bên có: Các khoản tiền lương, ... hội 15 *Nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương - Phản ánh đầy đủ, chính xác thời gian, số lượng và kềt quả lao động của người lao động Tính đúng và thanh toán đầy đủ, kịp thời tiền lương và các khoản trích theo lương cho các đối tượng sử dụng - Tính toán, phân bổ chính xác chi phí về tiền lương và các khoản trích theo lương cho các đối tượng sử dụng - Định kỳ tiền hành phân tích... Khấu trừ vào lương các khoản BHXH, BHYT, BHTN Tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho người lao động Sơ đồ 06 Sơ đồ hạch toán tài khoản 334 1.2.4 Kế toán các khoản trích theo lương a Chứng từ và sổ sách kế toán * Chứng từ kế toán sử dụng - Bảng chấm công - Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành - Bảng thanh toán tiền lương thêm giờ - Bảng thanh toán tiền thưởng - Bảng thanh toán tiền lương. .. các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động khác ngoài công nhân viên của doanh nghiệp về tiền công, tiền thưởng (nếu có) có tính chất về tiền công và các khoản khác thuộc về thu nhập của người lao động 20 1.2.3.3.Sổ sách kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương a Hình thức kế toán Nhật ký chung Sơ đồ 01: Sơ đồ trình tự ghi sổ và các mẫu sổ kế toán sử dụng... nghiệp có trách nhiệm trích, nộp đủ kinh phí công đoàn mỗi quý một lần vào tháng đầu quý cho cơ quan công đoàn theo quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam 1.2 Lý luận tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 1.2.1 Nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương * Ý nghĩa: Lao động của con người cùng với đối tượng lao động và tư liệu lao động hợp thành 3 yếu tố cơ bản... thuê ngoài - Bảng kê trích nộp các khoản phải nộp theo lương - Hợp đồng giao khoán - Phiếu chi, giấy báo nợ… 1.2.3.2 Tài khoản sử dụng Tài khoản 334 “ Phải trả người lao động” Công dụng: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động của 19 doanh nghiệp vê tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc... toán tiền lương, các khoản trích theo lương, phần mềm kế toán được thiết kế theo hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức đó nhưng không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay b Tài khoản sử dụng TK 338 “ Các khoản phải trả khác” 35 Công dụng: Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản phải trả, phải nộp ngoài nội dung đã phản ánh ở các tài khoản thuộc nhóm TK... lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lượng và các khoản khác còn phải trả người lao động TK 334 có 2 tài khoản cấp 2: TK 3341 – Phải trả công nhân viên: Phản ánh các khoản phải trả cho công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của công nhân viên TK 3348 – Phải trả người lao động khác: Phản ánh các khoản. .. + Theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ - Chứng từ ghi sổ - Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ - Sổ cái TK 338 - Sổ chi tiết tài khoản TK 338 + Theo hình thức kế toán Nhật ký – Chứng từ - Sổ nhật ký chứng từ - Bảng kê lương và các khoản trích theo lương - Sổ Cái TK 338 - Sổ kế toán chi tiết tài khoản TK 338 + Theo hình thức kế toán trên máy vi tính Cũng tương tự như hình thức ghi sổ kế toán tiền lương, các. .. động và trích tiền đóng bảo hiểm y tế từ tiền lương, tiền công của người lao động để nộp cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm y tế * Kinh phí công đoàn Mức căn cứ để trích nộp kinh phí công đoàn + Cơ quan hành chếnh sự nghiệp thực hiện trích nộp kinh phí công đoàn bằng 2% quỹ tiền lương theo ngạch, bậc và các khoản phụ cấp lương (nếu có) + Các doanh nghiệp trích, nộp kinh phí công đoàn bằng 2% quỹ tiền lương, . chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Chương II: Thực trạng công tác tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần Đại Hải Thành. Chương III: Kết. quan công đoàn theo quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. 1.2. Lý luận tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. 1.2.1. Nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo. kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Đại Hải Thành. Bố cục của bài báo cáo thực tập, phần nội dung được chia làm ba chương: Chương I: Lý luận chung về tổ chức

Ngày đăng: 06/10/2014, 02:41

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 01: Sơ đồ trình tự ghi sổ và các mẫu sổ kế toán sử dụng của hình thức kế - tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương” tại công ty cổ phần đại hải thành
Sơ đồ 01 Sơ đồ trình tự ghi sổ và các mẫu sổ kế toán sử dụng của hình thức kế (Trang 21)
Sơ đồ 02: Sơ đồ trình tự ghi sổ và các mẫu sổ kế toán sử dụng của hình thức kế toán - tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương” tại công ty cổ phần đại hải thành
Sơ đồ 02 Sơ đồ trình tự ghi sổ và các mẫu sổ kế toán sử dụng của hình thức kế toán (Trang 22)
Sơ đồ 03: Sơ đồ trình tự ghi sổ và các mẫu sổ kế toán sử dụng của hình thức kế - tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương” tại công ty cổ phần đại hải thành
Sơ đồ 03 Sơ đồ trình tự ghi sổ và các mẫu sổ kế toán sử dụng của hình thức kế (Trang 23)
Sơ đồ 04: Sơ đồ trình tự ghi sổ và các mẫu sổ kế toán sử dụng của hình thức kế - tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương” tại công ty cổ phần đại hải thành
Sơ đồ 04 Sơ đồ trình tự ghi sổ và các mẫu sổ kế toán sử dụng của hình thức kế (Trang 24)
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần Đại Hải Thành - tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương” tại công ty cổ phần đại hải thành
Sơ đồ 2.1 Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần Đại Hải Thành (Trang 45)
Sơ đồ 2.2 Bộ máy kế toán  của công ty - tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương” tại công ty cổ phần đại hải thành
Sơ đồ 2.2 Bộ máy kế toán của công ty (Trang 48)
Sơ đồ 2.3 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ - tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương” tại công ty cổ phần đại hải thành
Sơ đồ 2.3 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ (Trang 50)
Bảng số 2.2..1.2 Trích bảng thanh toán tiền lương của phòng kinh doanh - tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương” tại công ty cổ phần đại hải thành
Bảng s ố 2.2..1.2 Trích bảng thanh toán tiền lương của phòng kinh doanh (Trang 53)
BẢNG THU TIỀN BHXH, BHYT, BHTN - tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương” tại công ty cổ phần đại hải thành
BẢNG THU TIỀN BHXH, BHYT, BHTN (Trang 55)
Bảng số 2.2.1.3. Bảng thu tiền các khoản BHXH, BHYT, BHTN - tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương” tại công ty cổ phần đại hải thành
Bảng s ố 2.2.1.3. Bảng thu tiền các khoản BHXH, BHYT, BHTN (Trang 55)
BẢNG TỔNG HỢP THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG - tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương” tại công ty cổ phần đại hải thành
BẢNG TỔNG HỢP THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG (Trang 56)
Bảng 2.2.1.5. Danh sách người lao động đề nghị hưởng chế độ ốm đau - tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương” tại công ty cổ phần đại hải thành
Bảng 2.2.1.5. Danh sách người lao động đề nghị hưởng chế độ ốm đau (Trang 57)
Bảng 2.2.1..6 Phần thanh toán bảo hiểm xã hội - tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương” tại công ty cổ phần đại hải thành
Bảng 2.2.1..6 Phần thanh toán bảo hiểm xã hội (Trang 58)
BẢNG THANH TOÁN BHXH - tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương” tại công ty cổ phần đại hải thành
BẢNG THANH TOÁN BHXH (Trang 59)
Bảng 2.2.2.1 Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương - tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương” tại công ty cổ phần đại hải thành
Bảng 2.2.2.1 Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương (Trang 60)
Bảng 2.2.2.2 Sổ chi tiết tài khoản 334 - tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương” tại công ty cổ phần đại hải thành
Bảng 2.2.2.2 Sổ chi tiết tài khoản 334 (Trang 61)
Bảng 2.2.2.3: Sổ chi tiết tài khoản 3382 - tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương” tại công ty cổ phần đại hải thành
Bảng 2.2.2.3 Sổ chi tiết tài khoản 3382 (Trang 62)
Bảng 2.2.2.4 Sổ chi tiết tài khoản 338.3 - tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương” tại công ty cổ phần đại hải thành
Bảng 2.2.2.4 Sổ chi tiết tài khoản 338.3 (Trang 63)
Bảng 2.2.2.5 Sổ chi tiết tài khoản 338.4 - tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương” tại công ty cổ phần đại hải thành
Bảng 2.2.2.5 Sổ chi tiết tài khoản 338.4 (Trang 64)
Bảng 2.2.2.7 Chứng từ ghi sổ số 08 - tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương” tại công ty cổ phần đại hải thành
Bảng 2.2.2.7 Chứng từ ghi sổ số 08 (Trang 65)
Bảng 2.2.2.9. Chứng từ ghi sổ số 10 - tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương” tại công ty cổ phần đại hải thành
Bảng 2.2.2.9. Chứng từ ghi sổ số 10 (Trang 66)
Bảng 2.2.2.10. Chứng từ ghi sổ số 11 - tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương” tại công ty cổ phần đại hải thành
Bảng 2.2.2.10. Chứng từ ghi sổ số 11 (Trang 66)
Bảng 2.2.2.12 Sổ cái tài khoản 334 - tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương” tại công ty cổ phần đại hải thành
Bảng 2.2.2.12 Sổ cái tài khoản 334 (Trang 68)
Bảng 2.2.2.13 Sổ cái tài khoản 338 - tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương” tại công ty cổ phần đại hải thành
Bảng 2.2.2.13 Sổ cái tài khoản 338 (Trang 69)
BẢNG GIÁ KHOÁN SẢN PHẨM - tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương” tại công ty cổ phần đại hải thành
BẢNG GIÁ KHOÁN SẢN PHẨM (Trang 73)
Bảng 3.1 Biên bản nghiệm thu sản phẩm hoàn thành trong tháng - tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương” tại công ty cổ phần đại hải thành
Bảng 3.1 Biên bản nghiệm thu sản phẩm hoàn thành trong tháng (Trang 74)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w