THỰC TRẠNG về HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG hàn QUỐC

33 475 3
THỰC TRẠNG về HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG hàn QUỐC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG 1.1 Khái niệm và đặc trưng sư di chuyển quốc tế về lao động 1.1.1Khái niệm về sự di chuyển quốc tế về lao động Muốn hiểu được khái niệm “ di chuyển quốc tế về lao động” thì trước hết cần phải hiểu sức lao động là gì? Theo Karl Marx: Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong cơ thể, trong một con người đang sống và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó. Vậy khái niệm sự di chuyển quốc tế về lao động là hiện tượng trong đó người lao động ở quốc gia này di chuyển sang một quốc gia khác có kèm theo việc thay đổi chỗ ở tạm thời hoặc vĩnh viễn nhằm thực hiện các mục đích khác nhau ở nước ngoài. Thực tế cho thấy, sức lao động không thể tách rời người lao động, vì thế có thể gọi di chuyển sức lao động là di chuyển lao động. Nếu việc di chuyển sức lao động chỉ diễn ra trong phạm vi một nước, thì đó là di cư nội địa. Còn nếu việc di chuyển sức lao động vượt ra khỏi phạm vi một nước hoặc mang tính chất liên quốc gia thì được gọi là di cư lao động quốc tế. Một công dân nào đó khi ra khỏi một nước, thì người đó được gọi là người xuất cư, còn sức lao động của anh ta được gọi là sức lao động xuất khẩu. Sức lao động này có thể trở thành lao động hay không còn tùy thuộc vào một số điều kiện khác. Việc người lao động của một quốc gia ra hẳn nước ngoài và bán sức lao động cho các ông chủ ( tư nhân hoặc Nhà nước) được gọi là xuất khẩu trực tiếp sức lao động. Còn nếu người lao động bán sức lao động của mình cho các doanh nghiệp, tổ chức ở trong nước có chủ là người nước ngoài hoặc có người nước ngoài tham gia thì được gọi là xuất khẩu tại chỗ sức lao động. Trong phạm vi một nước, khi người lao động ở nước ngoài vào, thì người đó được gọi là người nhập cư và sức lao động của anh ta được gọi là sức lao động nhập khẩu. Nếu người xuất cư này trở về quốc gia của mình, được gọi là tái nhập cư. Đại lượng tuyệt đối về tông số người nhập cư và xuất cư được gọi là khối lượng di cư sức lao động, còn hiệu số giữa số lượng người nhập cư và xuất cư được gọi là mức chênh lệch di cư. 1.1.2 Các đặc trưng của sự di chuyển quốc tế về lao động Thứ nhất, đa số lao động di chuyển từ các nước đang phát triển không có nghề nghiệp hoặc bán chuyên nghiệp. Lao động di chuyển từ các nước đang phát triển chủ yếu là lao động phổ thông. Do 1 không có chuyên môn nghề nghiệp nên lao động thường tập trung vào những lĩnh vực như xây dựng, khai mỏ, nông nghiệp và giúp việc gia đình Tuy nhiên, những nước tiếp nhận nguồn lao động này từ các nước đang phát triển có thời hạn không dài ( từ 3-5 năm) nhằm tránh các hậu quả xã hội của nhóm lao động di cư không nghề hoặc bán chuyên nghiệp để lại. Thứ hai, lao động di chuyển tăng nhanh thể hiện ở mức tăng liên kết thị trường lao động. Singapore phát triển kinh tế dựa vào chiến lược sử dụng lao động du cư thông qua cơ chế quota và thu thuế. Từ những năm 1980, sự bùng nổ kinh tế của Malaysia và Thái Lan dẫn tới việc thiếu hụt lao động ở các nước này. Do đó, Malaysia và Thái Lan đã thực hiện chiến lược mở cửa đối với lao động di cư từ các nước khác trong khu vực. Asean đang tập trung phát triển một thị trường chung đối với việc di chuyển tự do người lao động và xóa bỏ yêu cầu visa từ lao động trong khu vực. Philippines là nước có số lao động di cư ra nước ngoài nhiều nhất – đó là những chuyên gia và lao động có kỹ năng chuyên môn – di cư tới các nước khác nhau trên thế giới. Một số nhóm có chuyên môn, kỹ năng nhất định thì chỉ di cư tới một số nước. Ví dụ, lao động giúp việc gia đình chủ yếu tập trung ở Hồng Kông và Ả rập, lao động trong lĩnh vực nghệ thuật di cư tới Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước Đông Nam Á khác. Các chuyên gia công nghệ thông tin và y tá di cư tới Mỹ và Anh. Rõ ràng, sự chuyên môn hóa thị trường lao động làm tăng mỗi liên kết giữa các thị trường lao động của các quốc gia trong khu vực. Thứ ba, đa số lực lượng lao động di cư là nữ Hai thập kỷ gần đây, di cư lao động nữ chiếm tỉ lệ ngày càng tăng. Theo báo cáo của Action Aid, lực lượng di cư đang có xu hướng nữ hóa, 81% lao động di cư từ Indonesia ( năm 2004), 72% lao động di cư từ Philippines ( năm 2006) và 60% lao động di cư từ Việt Nam ( năm 2006) là lao động nữ. Do sự phát triển của ngành nghề chế tạo và dịch vụ cũng như nhu cầu giúp việc gia đình tăng đã dẫn đến nữ hóa dòng lao động di cư của các nước đang phát triền. Di cư lao động nữ thường tập trung nhiều ở Philippines và Indonesia. Thứ tư, di cư lao động có tính chất bất hợp pháp gia tăng. Mạng lưới di cư bất hợp pháp ngày càng được lựa chọn do những kênh nhập cư bất hợp pháp đang ngày càng bị thu hẹp. Các nước đang phát triển châu Á đều có số lượng lao động di cư bất hợp pháp cao hơn người lao động đi cư hợp pháp. Nguyên nhân di cư bất hợp pháp gia tăng là do chính sách quản lý di cư thiếu chặt 2 chẽ và mong muốn của các chủ doanh nghiệp trong việc tìm kiếm và bóc lột lao động dễ dàng. Di cư bất hợp pháp có thể thỏa mãn nhu cầu sử dụng lao động hiệu quả, song không đảm bảo quyền lợi và điều kiện an toàn cho người lao động. Di cư bất hợp pháp từ các nước đang phát triển thường tập trung tới các quốc gia có mức thu nhập cao hơn, môi trường sống ưa thích hơn như Bắc Mỹ, Tây Âu, Pháp, Itali, 1.2 Nguyên nhân và động lực thúc đẩy sự di chuyển quốc tế về lao động Việc di chuyển quốc tế về lao động với nhiều mục đích và lí do khác nhau, có thể vì lí do kinh tế hoặc phi kinh tế. Nếu những đợt di cư quốc tế vào thế kỉ 19 và trước đó là do muốn thoát khỏi áp bức tôn giáo hoặc chính trị ở Châu Âu, thì những đợt di chuyển lao động quốc tế, đặc biệt từ sau khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai với động cơ chủ yếu là mong muốn kiếm được tiền công và thu nhập cao hơn ở nước ngoài. Việc quyết định di chuyển lao động ra nước ngoài vì lí do kinh tế có thể được lí giải giống như bất kì quyết định đầu tư nào khác, bao gồm cả chi phí và lợi ích. Các khoản chi phí bao gồm: chi phí đi lại và tiền công bị mất trong suốt quá trình tìm việc làm và nghiên cứu việc làm ở quốc gia mới đến, ngoài ra còn có các chi phí khác: loại bỏ các mối quan hệ cũ, cần phải làm quen với phong tục, tập quán mới, ngôn ngữ mới, và các rủi ro trong việc tìm kiếm việc làm, nhà cửa và nhiều vấn đề khác ở một nơi hoàn toàn mới và xa lạ. Xu hướng tất yếu là các chi phí này sẽ giảm nhiều vì trong thực tế, các cuộc di cư thường diễn ra từng đợt và có tính chất dây chuyền với nhiều người di cư đến những nơi đã có những người di cư cùng quê hương đã đến trước đó Các lợi ích từ việc di chuyển sức lao động quốc tế có thể tính bằng mức tiền công và thu nhập thực tế cao hơn, do người di cư kiếm được ở nước ngoài trong suốt thời gian họ sinh sống và làm việc. Số tiền này chắc chắn nhiều hơn số tiền mà họ có thể kiếm được trong nước. Họ có thể đạt được những kết quả khác nhờ di chuyển sức lao động ra nước ngoài. Đó là cơ hội và điều kiện tốt hơn trong học tập văn hóa và học nghề, con cái họ có điều kiện thuận lợi để kiếm việc làm tốt hơn trong nước và do đố những lợi ích thu được luôn vượt quá chi phí cho việc di chuyển sức lao động. Đây là một trong những động lực quyết định thúc đẩy di cư phát triển. 1.3 Các tác động của di chuyển lao động quốc tế và xu hướng di chuyển quốc tế về lao động trong thực tế Di chuyển lao động quốc tế có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội của cả thế giới, đồng thời cũng có những tác động không chỉ tích cự mà còn cả 3 tiêu cực đối với nước có lao động di cư đi mà cả đối với những nước có lao động di chuyển đến. 1.3.1 Đối với quốc gia có lao động di cư sang quốc gia khác ( nước xuất khẩu lao động) 1.3.1.1 Tác động tích cực Di cư lao động quốc tế có tác dụng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Tác động này được thể hiện trên hai phương diện. Thứ nhất, sử dụng toàn bộ nguồn lực của quốc gia để làm tăng thêm thu nhập quốc dân. Di cư lao động tạo cơ hội cho một bộ phận người lao động đang bị thất nghiệp hoặc thiếu việc làm có cơ hội sản xuất hàng hóa và dịch vụ ở nước khác làm tăng thu nhập cho bản thân người lao động và gia đình họ. Thứ hai là nâng cao tiềm lực kinh tế thông qua khoản thu ngân sách từ người lao động và các doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Di chuyển lao động trên phạm vi quốc tế làm giảm sự căng thẳng của quan hệ cung cầu về lao động ở thị trường trong nước, đưa mặt bằng thu nhập của người lao động trong nước tiến gần đến thu nhập của người lao động ở nước ngoài, từ đó làm tăng thu nhập cho bản thân người lao động và xã hội, góp phần tăng sức mua, tăng cầu, mở rộng thị trường hàng hóa và tạo điều kiện cho sản xuất hàng hóa và dịch vụ phát triển. Góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế Dưới tác động của các qui luật kinh tế và vai trò chủ động quản lí, điều tiết, định hướng kinh tế vĩ mô của Nhà nước, xuất khẩu lao động có sức lan tỏa nhanh trong nền kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và kinh tế theo ngành, theo vùng, theo hướng mở. Tạo việc làm, góp phần ổn định xã hội và an ninh quốc phòng Phần lớn lao động được đưa ra nước ngoài là những người dân cư ở nông thôn đang thất nghiệp hoặc bán thất nghiệp. Việc tạo công ăn việc làm của những nguơif này ở nước ngoài được coi là một giải pháp hữu hiệu vừa tăng thu nhập cho chính người lao động, lại góp phần ổn định an ninh xã hội. Góp phần phát triển nguồn nhân lực đất nước Nhờ có di cư lao động mà các nhà nước phải quan tâm và có chính sách đào tạo lại cho bộ phận lao động này góp phần từng bước làm tăng chất lượng nguồn nhân lực. Đại đa số lao động đi làm việc ở nước ngoài đều có điều kiện nâng cao khả năng chuyên môn, tay 4 nghề, kỹ năng làm việc của họ Thông qua xuất khẩu lao động mà người lao động đến làm việc tại các nhà máy xí nghiệp ở nước ngoài có công nghệ tiên tiến, tác phong công nghiệp và kinh nghiệm quản lý hiện đại. Đồng thời, tạo cho họ có điều kiện tiếp xúc và quen dần với thế giới bên ngoài cả về cách tư duy và tác phong công nghiệp. Vì vậy, sau khi kết thúc thời gian làm việc ở nước ngoài thì trình độ tay nghề, tác phong, kỷ luật lao động, trình độ ngoại ngữ và hiểu biết của người lao động được cải thiện đáng kể, tạo ra một đội ngũ lao động có chất lượng cao, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của quốc gia. Thực tế cho thấy, một lượng lớn lao động trước khi đi xuất khẩu lao động là nông dân, sau thời gian làm việc ở nước ngoài họ đã trở thành những người công nhân hiện đại có tay nghề tốt, trình độ ngoại ngữ và tác phong công nghiệp đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài. Đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất kinh doanh. Khi làm việc ở nước ngoài, người lao động được tiếp cận với những công nghệ tiên tiến, với các tiến bộ khoa học và kỹ thuật mới, họ có thể học hỏi, bắt trước và khi về nước sẽ mang các kiến thức, kinh nghiệm của mình áp dụng vào sản xuất kinh doanh tại quê hương bản quán của họ. Đây chính là đội ngũ lao động có thể thực hiện việc chuyển giao công nghệ nhanh nhất và hiệu quả nhất nhằm đưa nhanh công nghệ mới vào sản xuất, cũng như thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Góp phần mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại Di cư lao động ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế đối ngoại, góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế thế giới và phân công lao động quốc tế, thúc đẩy các quan hệ tín dụng, tài chính, quan hệ hợp tác giữa các quốc gia, góp phần đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa. Di cư lao động còn tạo điều kiện mở rộng việc giao lưu văn hóa và tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc. 1.3.1.2 Các tác động tiêu cực Gây khan hiếm cục bộ về lao động trong nội địa Ở một số nước tại một số thời điểm và ở một số nơi có thế có hiện tượng khan hiếm lao động trong các lĩnh vực cần lao động giản đơn cũng như lao động đòi hỏi tay nghề cao, nhất là ở những nước và khu vực có tốc độ phát triển kinh tế cao, phong trào xuất khẩu lao động tăng mạnh nhưng lại thiếu kế hoạch để phát triển nguồn nhân lực. Mặt khác, hiện tượng “ chảy máu chất xám’’ ra nước ngoài cũng gây khó khăn về việc tìm lao động phù 5 hợp đối với nước xuất khẩu lao động, chủ yếu là các nước đang phát triển trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn- xã hội Khi người lao động ra nước ngoài làm việc, ngoài những kiến thức, tay nghề tiếp thu từ nước ngoài, không ít người trong số họ còn tiếp nhận cả những thói hư, tật xấu của xã hội mà họ đã từng sống và làm việc, nhất là những người lao động có trình độ thấp. Khi về nước họ mang theo những thói hư tật xấu đó, do vậy mà những thói hư tật xấu này có tác động tiêu cực đến đời sống xã hội tại quê hương bản quán của họ. Mặt khác, ngoại tệ mà những người lao động này gửi về cho gia đình trong một số trường hợp không được những người thân sử dụng hiệu quả, bị tiêu sài hoang phí như ăn chơi, cờ bạc, nghiện hút Làm cho một số người trong gia đình của người lao động lười lao đọng, gây mất trật tự xã hội. Mặt khác, khi người lao động ra nước ngoài làm việc, thiếu vắng trụ cột gia đình gây mất tâm lý không tốt đến người thân ở quê nhà có thể dẫn đến những bi kịch gia đình như con cái hư hỏng, vợ chồng ly dị, ốm đau bệnh tật 1.3.2 Đối với nước nhập khẩu lao động 1.3.2.1 Tác động tích cực Giải quyết nhu cầu thiếu hụt lao động Việc nhập khẩu lao động đã góp phần cải thiện tình hình khan hiếm lao động tại nước tiếp nhận, làm tăng cung lao động, giảm căng thẳng về quan hệ cung cầu trên thị trường lao động. Đặc biệt là những công việc mà lao động bản xứ không muốn làm hoặc không quen làm như công việc nặng nhọc, bẩn thỉu, độc hại, đơn điệu và những công việc có mức thu nhập thấp hoặc công việc mà thị trường trong nước bị thiếu Tiết kiệm các chi phí đầu tư ban đầu cho người lao động Việc nhập khẩu lao động tiết kiệm cho nước nhập cư một khoản chi phí đầu tư ban đầu đáng kể. Vì nếu không nhập khẩu lao động, thì nước tiếp nhận phải bỏ một khoản chi phí để nuôi dưỡng và đào tạo cho các công dân nước mình cho đến khi họ đến tuổi lao động. Trong khi đó, nước tiếp nhận hầu như không phải bỏ ra một khoản chi phí nào để nuôi dạy những người lao động đến tuổi trưởng thành. Mặt khác, nhập khẩu lao động có tay nghề còn tiết kiệm cho nước nhập cư một khoản chi phí đào tạo không nhỏ. Góp phần phát triển kinh tế và tăng tích lũy cho xã hội Lao động nhập cư khi tham gia quá trình sản xuất, tiêu dùng tại nước nhập khẩu lao 6 động sẽ góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của nước tiếp nhận lao động. Đồng thời, thông qua các khoản đóng góp của mình như thuế thu nhập, phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các loại phí khác đã làm tăng thêm, thậm chí một phần đáng kể khoản tài sản tích lũy cho nước tiếp nhận. 1.3.2.2 Tác động tiêu cực Gây trì trệ trong việc áp dụng tiến bộ khoa học và đổi mới công nghệ Chủ sử dụng lao động ở nước tiếp nhận lao động thường sử dụng lao động không lành nghề nhằm làm giảm chi phí nên ít qua tâm đến việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cũng như đổi mới các trang thiết bị, công nghệ hiện đại, cản trở việc phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường tại nước nhập cư Một số ngành quá phụ thuộc vào lao động nhập cư Một số ngành kinh tế như khai khoáng, xây dựng, sản xuất theo dây chuyền, chăm sóc sức khỏe, khi sử dụng nhiều lao động nhập cư, sẽ lệ thuộc vào nguồn lao động nước ngoài và ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững vào nền kinh tế. Vì lao động nhập cư thường chỉ đến làm việc trong khoảng thời gian ngắn từ 3 đến 5 năm, nên luôn không ổn định về số lượng và trình độ chuyên môn. Mặt khác, việc nhập khẩu lao động còn phụ thuộc vào chính sách tái nhập cư của chính phủ và tình hình kinh tế chính trị, quan hệ kinh tế đối ngoại giữa hai nước, chính điều đó đã làm cho chủ sử dụng lao động khó chủ động trong việc hoạch định chính sách phát triển sản xuất kinh doanh của mình. Tạo ra cộng đồng lao động nhập cư tại nước tiếp nhận lao động Việc tiếp nhận một số lượng lớn lao động từ nước ngoài tạo ra cộng đồng nhập cư từ các nước khác nhau. Những người lao động nhập cư này đến mang theo không chỉ những điều tốt, mà cả những thói hư tật xấu trong lối sống, sinh hoạt làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội, gây mất đoàn kết cộng đồng, gây nên những phản ứng bài xích dân tộc có thể làm xấu đi quan hệ hữu nghị giữ các nước. Các nước nhập cư đều có hệ thống pháp luật tiếp nhận lao động nước ngoài theo hướng bảo vệ quyền lợi cho công dân nước mình, làm cho người lao động nước ngoài không được hưởng các quyền lợi như công dân nước sở tại. Mặt khác, do hạn chế về ngoại ngữ nên việc chấp hành pháp luật khó khăn, do chưa hiểu nền văn hóa. Đây là các nguyên nhân dẫn đến người lao động nước ngoài trở nên tự ti, sống khép kín, dễ vi phạm pháp luật hoặc không biết vận dụng kiến thức pháp luật để bao vệ quyền lợi của chính mình. 1.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động xuất khẩu lao động quốc tế. 1.4.1 Giải quyết việc làm cho người lao động Hiện nay trên thế giới, do sự phát triển không đồng đều về số lượng, chất lượng 7 nguồn nhân lực giữa các quốc gia, như các quốc gia phát triển lại có nguồn nhân lực chất lượng cao, nhưng lại thiếu nguồn nhân lực làm những công việc có chuyên môn thấp, trong khi ở các nước đang phát triển và các nước quốc tế thứ ba lại thừa một nguồn lực đáng kể có trình độ tay nghề thấp, và thiếu những chuyên gia, những người làm việc có tay nghề cao. Vì vậy, nạn thất nghiệp không chỉ diễn ra ở các nước kém và đang phát triển, mà còn xảy ra ở các quốc gia có phát triển. Ví dụ, ở Việt Nam, theo số liệu của Tổng cục thống kê tính đến tháng 6 năm 2013, tỉ lệ thất nghiệp chung của cả nước là 2,28%, trước đó năm 2012 tỉ lệ thất nghiệp chỉ ở 1,99%, so với mức 2,8% và 2,2% năm 2010 và 2011. Tương tự, ở Mỹ, theo báo cáo của Bộ Lao động Mỹ công bố, tính đến tháng 3 năm 2013, tỉ lệ thất nghiệp ở Mỹ đã giảm từ 7,9% xuống còn 7,7% thấp nhất kể từ tháng 12 năm 2008. Nạn thất nghiệp dường như cũng không buông tha Hàn Quốc, một trong những nền kinh tế mới nổi ở châu Á, khi sinh viên tốt nghiệp đại học được đánh giá là “ tràn lan tìm việc một cách vô vọng” trên thị trường lao động. Tính đến đầu năm 2013, tỉ lệ thất nghiệp ở Hàn Quốc đã chạm mức kỉ lục với 3,2%, so với 3,4% trong năm 2012. Do vậy, để giải bài toán về sự thiếu hụt nguồn cung cầu lao động và nạn thất nghiệp ở hầu hết các quốc gia, hoạt động xuất khẩu lao động đã có những bước phát triển mạnh mẽ góp phần vào việc luân chuyển nguồn lao động còn thừa ở quốc gia này, sang những nơi thiếu nguồn lực đó, góp phần rất lớn vào tạo công ăn việc làm cho người lao động, cũng như giải quyết nhu cầu về nguồn nhân lực, giảm thiểu nạn thất nghiệp để phát triển kinh tế xã hội của hầu hết các quốc gia. Ví dụ: Nhật Bản là nước có trình độ phát triển cao, có những chuyên gia rất giỏi về lĩnh vực ô tô, điện tử, cầu đường, tuy nhiên ở chính Nhật Bản, lại thiếu trầm trọng một nguồn nhân lực làm những công việc có trình độ thấp, lương thấp mà người dân bản xứ ít người làm. Vì vậy, Nhật Bản cũng là nước xuất khẩu rất lớn nguồn lao động chất lượng cao sang các nước đang phát triển khác như Việt Nam, Lào, đồng thời lại nhập khẩu trở lại Nhật Bản số lượng lớn lao động từ các nước đang phát triển khác như Việt Nam qua hình thức thực tập sinh, hay xuất khẩu lao động. Điều đó được thể hiện rất rõ qua số lượng lao động Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản qua các năm như 35000 thực tập sinh năm 2011, tăng lên đến 7000 lao động vào năm 2012, và ước tính vào năm 2013, số lượng này sẽ vào khoảng 8000-9000 lao động, góp phần giải quyết một khối lượng công ăn việc làm rất lớn cho người lao động Việt Nam, đồng thời cũng góp phần cung ứng nguồn nhân lực dồi dào cho phía Nhật Bản phát triển kinh tế của đất nước họ. 8 1.4.2 Hiệu quả về kinh tế của hoạt động xuất khẩu lao động quốc tế. Xuất khẩu lao động góp phần giải quyết nạn thất nghiệp ở các nước đang phát triển, với nguồn nhân lực có sức khỏe tốt, chăm chỉ, nhưng trình độ của người lao động chưa cao; hay thậm chí là ở những nước phát triển, nơi mà có nguồn lao động có trình độ cao nhưng ở các nước đó không cung cấp đủ việc làm cho người lao động. Không những vậy, hoạt động xuất khẩu lao động còn mang về một lượng ngoại tệ rất lớn, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước đi xuất khẩu lao động. Nhìn chung, đối với người lao động: tạo ra thu nhập bằng 10-15 lần so với thu nhập trong nước của họ. Một phần số tiền này được người lao động và gia đình họ tiêu xài cho đời sống hàng ngày, một phần được để dành để đầu tư, sản xuất kinh doanh, từ đó tạo thêm việc làm cho bản thân, gia đình và xã hội. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp nhận được khoản chi phí dịch vụ từ tiền lương cơ bản của người lao động. Đối với nhà nước, hoạt động xuất khẩu lao động giúp giải quyết được tình trạng thiếu việc làm và thu được một khoản ngoại tệ lớn cho phát triển đất nước. Đối với doanh nghiệp của nước nhập khẩu lao động cũng tận dụng được một nguồn nhân lực dồi dào, chăm chỉ, có sức khỏe tốt, và đặc biệt là giá rẻ hơn khi thuê nhân công bản địa, góp phần rất lớn trong việc giảm chi phí lương cho người lao động, giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm, và tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường, và cuối cùng tạo được một nguồn lợi nhuận vô cùng lớn cho doanh nghiệp đó. 1.4.3 Hiệu quả xã hội của hoạt động xuất khẩu lao động quốc tế Hoạt động xuất khẩu lao động giúp giải quyết được một phần tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm cho toàn xã hội, đặc biệt là lực lượng lao động là thanh niên, từ đó giảm các tệ nạn xã hội do người lao động không có việc làm gây nên. Hơn nữa, người lao động đi làm nước ngoài nâng cao được trình độ chuyên môn, kĩ thuật, ngoại ngữ, tiếp thu được những công nghệ tiên tiến, tác phong công nghiệp, từ đó, hình thành đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn và kĩ thuật cao, và khi họ hết hạn làm việc ở nước ngoài, và trở về nước làm việc, chính họ sẽ góp phần lớn vào việc phát triển kinh tế cho đất nước. Để đánh giá được hiệu quả xã hội của hoạt động xuất khẩu lao động, cũng cần phải dựa trên một số chỉ tiêu khác như việc đào tạo người lao động về tiếng và chuyên môn, kỹ năng làm việc của người lao động có đáp ứng được với môi trường làm việc của nước tiếp 9 [...]... động xuất khẩu lao động Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc 2.3.1 Những thành tựu Thị trường Hàn Quốc là một trong những thị trường nhập khẩu lao động Việt Nam lớn hiện tại đứng thứ hai chỉ sau Đài Loan, Việt Nam cũng đứng đầu trong 15 quốc gia theo chương trình EPS xuất khẩu lao động sang thị trường Hàn Quốc Nguyên nhân của hiện tượng này là do chủ lao động Hàn Quốc khá ưa chuộng lao động Việt Nam do... tỉ trọng lao động từ Việt Nam sang Hàn Quốc đã trở về mức cân bằng so với các thị trường khác như Nhật Bản, Malaysia Điều đó thể hiện sức hấp dẫn của thị trường lao động Hàn Quốc đối với lao động Việt Nam, so với các thị trường khác như Đài Loan, Malaysia, Nhật Bản Nguồn: Cục quản lí lao động ngoài nước 2.2.2 Cơ cấu lao động xuất khẩu Việt Nam Về cơ cấu lao động xuất khẩu Việt nam sang Hàn Quốc năm... 2.2.1.1 Quy mô Việt Nam xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc từ khá sớm, bắt đầu từ năm 1992, bằng việc kí hợp đồng xuất khẩu các thuyền viên với phía Hàn Quốc Hoạt động xuất khẩu lao động sang Hàn quốc thời kì sơ khai diễn ra khá chậm rãi, tuy nhiên đến giai đoạn từ năm 2002 đến nay, hoạt động xuất khẩu lao động từ Việt Nam sang Hàn Quốc ngày càng hoạt động khởi sắc hơn, với số lượng lao động liên tục... tay nghề, chi phí về học ngoại ngữ và cho người lao động vay tín chấp theo lãi suất ưu đãi CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC 2.1 Đặc điểm về thị trường lao động Hàn Quốc 15 Hàn Quốc là quốc gia thuộc nhóm các nước công nghiệp mới NICs Hiện nay, Hàn Quốc đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ, do vậy nhu cầu và áp lực về nguồn lao động và công việc... người lao động Việt Nam, mà Việt Nam cần phải có các biện pháp để duy trì và tăng số lượng lao động được xuất khẩu sang thị trường này 2.2.4 Thời hạn lao động Việt Nam tại Hàn Quốc Theo quy định của phía Hàn Quốc sau khi kết thúc 3 năm làm việc chính thức, nếu người lao động Việt Nam nếu không được chủ sử dụng lao động ký hợp đồng tái tuyển dụng thì phải về nước; trường hợp được chủ sử dụng lao động. .. lượng lao động Việt Nam sang Hàn Quốc đã trở lại đà tăng trưởng như trước đây, đạt con số 8628 lao động Đặc biệt đến năm 2011 số lao động Việt Nam sang Hàn Quốc đạt hơn 15000 người, đây là số lượng lao động cao nhất từ trước đến nay Kết quả này là do hạn ngạch lao động của Hàn Quốc dành cho lao động Việt Nam tăng lên.Trung tâm Lao động ngoài nước cũng cho biết từ đầu năm đến 31-8-2011 có 14.134 lao động. .. nhiều đất nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam Trong bối cảnh đó, Hàn Quốc là một thị trường nhập khẩu lao động lớn của Việt Nam trong những năm vừa qua, với nhu cầu lao động không ngừng tăng cao qua các năm, mang lại nhiều giá trị to lớn về kinh tế, xã hội không những cho Hàn Quốc mà cả Việt Nam Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu lao động Việt Nam sang Hàn Quốc vẫn còn nhiều điểm yếu, yêu cầu phải...nhận lao động hay không Ví dụ, Việt Nam muốn xuất khẩu lao động sang thị trường Nhật Bản, vốn là một thị trường khó tính với yêu cầu rất ngặt nghèo về trình độ và kỷ luật lao động, thì người lao động Việt Nam cần phải được đào tạo bài bản về tiếng, về chuyên môn, và có hiểu biết về thị trường lao động này, để đến khi sang Nhật Bản làm việc, có thể dễ dàng thích... cấp phép cho lao động nước ngoài của Hàn quốc Đặc biệt, Hàn Quốc đều có chương trình tuyển chọn lao động kỹ thuật cao, chuyên gia cho một số nghề với chế độ cấp visa dài hạn ưu tiên đặc biệt 2.2 Thực trạng về hoạt động xuất khẩu lao động Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc Với nguồn lao động dồi dào, chăm chỉ, có tay nghề, lại có nền văn hóa Á châu với nhiều nét tương đồng với đất nước Hàn Quốc, không... chính những người lao động, lượng lao động xuất khẩu chỉ còn 9228 người Nguyên nhân của vấn đề này là do đến năm 2012, số lao động Việt Nam bỏ trốn và 18 cư trú bất hợp pháp tại Hàn quốc đã lên đến hơn 50% lượng lao động xuất khẩu sang Hàn Quốc và Việt Nam cũng là nước có tỉ lệ lao động bỏ trốn cao nhất trong số các nước phái cử Trước tình hình đó, tháng 10/2012, Bộ trưởng Bộ Lao động Hàn Quốc đã có văn . người lao động vay tín chấp theo lãi suất ưu đãi. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC 2.1 Đặc điểm về thị trường lao động Hàn Quốc 15 Hàn Quốc. Bản. Nguồn: Cục quản lí lao động ngoài nước 2.2.2 Cơ cấu lao động xuất khẩu Việt Nam Về cơ cấu lao động xuất khẩu Việt nam sang Hàn Quốc năm 2010 theo lĩnh vực, ta thấy lao động Việt Nam tập trung chủ. từ hoạt động xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc ngày càng tăng, đem lại một nguồn ngoại tệ rất lớn cho Việt Nam. 2.2.1 Quy mô và tỉ trọng lao động 2.2.1.1 Quy mô Việt Nam xuất khẩu lao động sang

Ngày đăng: 05/10/2014, 17:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan