3.1 Định hướng hoạt động XKLĐ từ Việt Nam sang Hàn Quốc trong thời gian tới. gian tới.
Hiện Việt Nam vẫn bị Hàn Quốc ngừng cấp hạn ngạch tuyển dụng lao động mới năm 2013 do vẫn chưa cải thiện được tình hình lao động Việt Nam bỏ trốn. Phía Hàn Quốc
cho biết nếu không giảm tỉ lệ bỏ trốn xuống 40% thì lao động mới của Việt Nam vẫn không được tuyển dụng. Tuy nhiên trong năm 2013 có hơn 5000 lao động Việt Nam đã hoàn thành đúng thời hạn sẽ được quay trở lại làm việc.
Việt Nam và Bộ Việc làm Lao động Hàn Quốc vừa ra thông báo về mức lương tối thiểu áp dụng cho người lao động nước ngoài từ 1-1-2013 đến 31-12-2013 khá cao. Thu nhập trung bình của người lao động làm việc tại Hàn Quốc ở mức trung bình cao nhất sẽ từ 1.300-1.700 USD/tháng (khoảng 26-35 triệu đồng/tháng), còn phổ biến cũng từ 1.000- 1.500 USD/tháng. Đây thực sự là mức lương rất hấp dẫn và Việt Nam nếu không cải thiện được tình hình sẽ là một sự thất thoát lớn nguồn ngoại tệ chảy về đất nước. Và hiện Bộ lao động thương binh xã hội cũng như chính phủ đang có những biện pháp mạnh nhằm giảm tình trạng lao động cư trú bất hợp pháp bên Hàn Quốc.
3.2 Giải pháp thúc đẩy hoạt động XKLĐ từ Việt Nam sang Hàn Quốc
3.2.1. Phía Việt Nam
3.2.1.1. Giải pháp từ phía Nhà Nước
3.2.1.1.1. Biện pháp chung
Tuyên truyền phổ biến rộng rãi các chương trình cấp phép cho lao động làm việc tại Hàn Quốc.
Triển khai các chương trình hỗ trợ đào tạo lao động xuất khẩu lao động bao gồm hỗ trợ một số ngành nghề đặc thù, nghề đào tạo kỹ thuật cao mà thị trường nước ngoài yêu cầu, hỗ trợ đào tạo cho lao động nghèo đi làm việc ở nước ngoài. Tiếp tục chỉ đạo các doanh nghiệp thực hiện tốt công tác đào tạo người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài, đảm bảo tất cả người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài đều được tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức cần thiết về phong tục, tập quán, pháp luật có liên quan của nước tiếp nhận lao động và tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp phối hợp với các cấp chính quyền tuyển chọn, đào tạo đủ nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài thông qua việc cung cấp thông tin, tổ chức tư vấn tại địa phương để người lao động có đủ thông tin khách quan tham gia xuất khẩu lao động.
Về công tác quản lý lao động, Bộ lao động, thương binh và xã hội phối hợp với các bộ ngành liên quan tăng cường công tác quản lý, bảo vệ quyền lợi của người lao động làm việc tại nước ngoài. Ngoài việc tăng cường công tác quản lý của các cơ quan đại diện, của ban quản lý lao động, bộ lao động thương binh và xã hội sẽ xây dựng để thực hiện cơ chế quản lý lao động của doanh nghiệp phù hợp với từng thị trường tiếp nhận lao động, đảm bảo quản lý chặt chẽ, bảo vệ tốt quyền lợi của người lao động, kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh.
động xuất khẩu lao động, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong việc xuất khẩu lao động, đặc biệt là tăng cường công tác quản lý của các cấp chính quyền địa phương trong công tác tuyển chọn lao động trên địa bàn ngăn ngừa xử lý kịp thời các hành vi lừa đảo trong xuất khẩu lao động. Tăng cường phổ biến luật, các văn bản pháp quy trong xuất khẩu lao động cho người dân, đặc biệt là các đối tượng là các lao động nghèo.
Xử phạt nghiêm các doanh nghiệp lừa đảo, cò mồi người lao động sang thị trường Hàn Quốc thông qua trung gian không phải Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội.
Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác quản lí lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài nhằm giảm thiểu các rủi ro có xảy ra do việc quản lí lao động gây nên.
Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về xuất khẩu lao động bổ sung và sửa đổi những cơ chế, chính sách còn thiếu hoặc không phù hợp, như Luật Xuất nhập cảnh, Chính sách đầu tư mở thị trường, Chính sách hỗ trợ đào tạo và tín dụng cho người lao động đi xuất khẩu, Chính sách tín dụng cho người đi làm việc ở nước ngoài, Chính sách bảo hiểm xã hội, Chính sách khuyến khích chuyển tiền và hàng hóa về nước, Chính sách tiếp nhận lao động trở lại sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Trang bị đầy đủ các kiến thức cho người lao động về : an toàn lao động, yêu cầu công việc, môi trường sống....
Cho phép các thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu lao động.
Cho phép các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thành lập theo Luật Doanh nghiệp, hội đủ các điều kiện về vốn pháp định, bộ máy tổ chức, có đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, đóng tiền ký quỹ được tham gia xuất khẩu lao động.
Hỗ trợ tài chính trong xuất khẩu lao động, Nhà nước hỗ trợ người lao động một phần các chi phí đào tạo tay nghề, ngoại ngữ, giáo dục định hướng từ Quỹ giải quyết việc làm và cho người lao động vay tín chấp theo lãi suất ưu đãi thông qua Ngân hàng Chính sách – xã hội, ngân hàng thương mại nhất là các đối tượng chính sách, bộ đội xuất ngũ, lao động nghèo, lao động vùng sâu, vùng xa, hải đảo, dân tộc thiểu số...
3.2.1.1.2. Một số giải pháp đang đề xuất
Áp dụng chế độ bảo hiểm hưu trí cho người lao động Việt Nam: người lao động sẽ nhận được khoản tiền bảo hiểm này sau khi hoàn thành hợp đồng lao động và về nước đúng hạn (nếu làm việc 5 năm được nhận số tiền khoảng 5000 USD).
Lao động bỏ trốn bất hợp pháp cũng sẽ chịu các chế tài của Việt Nam:
Bộ LĐTBXH đã soạn thảo dự thảo nghị định về xử phạt hành chính đối với LĐVN đi làm việc ở nước ngoài, trong đó có thị trường Hàn Quốc, đang lấy ý kiến, trong đó 4 đối tượng sẽ “lọt” vào khung xem xét xử phạt, gồm: LĐ hết hạn hợp đồng không về nước; LĐ tự ý bỏ hợp đồng ra ngoài; LĐ vừa nhập cảnh vào Hàn Quốc đã bỏ trốn và LĐ có hành vi
dụ dỗ, lôi kéo LĐ khác vi phạm pháp luật. Theo dự thảo, tùy vào mức độ vi phạm, LĐ có thể bị phạt từ 10-50 triệu đồng, nhưng nhiều ý kiến cho rằng mức phạt trên còn nhẹ và đề nghị nâng mức phạt lên 50-100 triệu đồng.
Áp dụng hình phạt bổ sung là buộc về nước;
Buộc bồi thường thiệt hại và chịu mọi chi phí phát sinh; Cấm đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn hai (02) năm
3.2.1.2. Từ phía doanh nghiệp xuất khẩu lao động
Hoàn thiện quy trình tuyển chọn, đào tạo lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài: cần lưu ý tuyển chọn những nhân lực có trình độ tay nghề cao tham gia xuất khẩu lao động, trước hết từ các trường đào tạo nghề có chất lượng cao phục cụ cho xuất khẩu lao động.
Bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ doanh nghiệp làm dịch vụ xuât khẩu lao động. Đội ngũ này, cần phải được chuyên môn hóa, được đào tạo một cách cơ bản về nghiệp vụ xuất khẩu lao động, phải có những kiến thức, kĩ năng và hiều biết tốt về luật.
Doanh nghiệp cần đầu tư vốn, cơ sở vật chất phục vụ cho xuất khẩu lao động, từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp làm dịch vụ xuất khẩu lao động.
Triển khai có hiệu quả mô hình liên kết về xuất khẩu lao động nhằm giảm phiền hà và tốn kém người lao động. Thông qua mô hình liên kết, doanh nghiệp đến với người lao động có sự giám sát hỗ trợ của địa phương. Các doanh nghiệp công khai minh bạch với chính quyền địa phương và người lao động về các điều kiện của hợp đồng, đặc biệt là các khoản đóng góp của người lao động
3.2.1.3. Từ phía người lao động
Người lao động chủ động tìm hiểu thông tin về thị trường xuất khẩu lao động để có thể tham gia thông qua luồng chính thức, giảm thiểu rủi ro bị cò mồi lừa đảo, phải cẩn trong tìm hiểu thông tin chính thống từ Cục Quản lý lao động ngoài nước, Trung tâm Lao động ngoài nước, sở Lao động Thương Binh và Xã hội địa phương.
Tự nâng cao tinh thần nghiêm túc chấp hành pháp luật, quy định của Hàn Quốc. Nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn, đặc biệt cải thiện trình độ ngoại ngữ của bản thân.
3.2.2. Từ phía Hàn Quốc
Để giải quyết tình trạng lao động Việt Nam cư trú bất hợp pháp, chính phủ cũng có những biện pháp hỗ trợ cho Việt Nam:
18.000USD đến 20.000USD.
Hàn Quốc cũng sẽ tổ chức các đợt truy quét để trục xuất LĐ Việt Nam cư trú bất hợp pháp về nước.Lao động cư trú bất hợp pháp sẽ bị phạt 40 triệu won và phạt tù 12 tháng.
KẾT LUẬN
Với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, hoạt động xuất khẩu lao động là một trong những xu thế tất yếu góp phần phát triển kinh tế của nhiều đất nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trong bối cảnh đó, Hàn Quốc là một thị trường nhập khẩu lao động lớn của Việt Nam trong những năm vừa qua, với nhu cầu lao động không ngừng tăng cao qua các năm, mang lại nhiều giá trị to lớn về kinh tế, xã hội không những cho Hàn Quốc mà cả Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu lao động Việt Nam sang Hàn Quốc vẫn còn nhiều điểm yếu, yêu cầu phải có sự phối hợp giải quyết của các cơ quan ban ngành Việt Nam, Hàn Quốc, cũng như cá nhân người lao động Việt Nam. Chỉ khi giải quyết tốt những khó khăn đó, thì Việt Nam mới tạo lập được “thương hiệu” đẹp và vững chãi cho nguồn nhân lực Việt Nam trong thị trường lao động Hàn Quốc nói riêng, và thị trường nguồn lao động thế giới nói chung.