1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn đông phương học miếu thờ của người hoa ở biên hòa đồng nai dưới góc nhìn văn hóa học trường hợp thất phủ cổ miếu – chùa ôn

59 1,8K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 1,29 MB

Nội dung

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA ĐÔNG PHƢƠNG HỌC  BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI: MIẾU THỜ CỦA NGƢỜI HOA Ở BIÊN HÒA- ĐỒNG NAI DƢỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA HỌC (Trƣờng hợp Thất Phủ Cổ Miếu – Chùa Ông) TRƢƠNG CẨM TÚ BIÊN HÒA – THÁNG 5 NĂM 2012 MỤC LỤC PHẦN DẪN LUẬN 1  Lý do chọn đề tài 1  Mục đích nghiên cứu 1  Lịch sử nghiên cứu đề tài 2  Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3  Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 4  Phƣơng pháp nghiên cứu 4  Bố cục bài nghiên cứu 5 CHƢƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 7 1.1. Tổng quan về vị trí địa lý, kinh tế, xã hội Biên Hòa – Đồng Nai 7 1.1.1. Vị trí địa lý, kinh tế 7 1.1.2. Người Hoa ở Đồng Nai 10 1.2. Khái niệm và phân loại về miếu 14 1.2.1. Khái niệm về miếu 14 1.2.2. Phân loại miếu 16 1.3. Tổng quan về miếu thờ 17 1.3.1. Lịch sử hình thành 17 1.3.2. Mô tả chung về ngôi miếu 19 CHƢƠNG II : VĂN HÓA MIẾU THỜ CỦA NGƢỜI HOA 26 2.1. Tâm thức “gốm” của ngƣời Hoa qua ý nghĩa các quần thể tiếu tƣợng 26 2.2. Đá Bửu Long – một dấu ấn tinh khiết của thiên nhiên. 31 2.3. Thế giới quan và nhân sinh quan của ngƣời Hoa 33 2.4. Hệ thống “đa thần” trong miếu thờ ngƣời Hoa 36 2.5. Sự dung hợp văn hóa Hoa-Việt trong lĩnh vực tín ngƣỡng-tôn giáo 42 KẾT LUẬN 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO 47 PHỤ LỤC 54 1 PHẦN DẪN LUẬN  Lý do chọn đề tài Với những đặc trƣng riêng biệt về địa lý, kinh tế, xã hội, Nam Bộ đã và đang là nơi hội tụ và tiếp biến nhiều dòng chảy văn hóa của các thành phần tộc ngƣời khác nhau, chủ yếu là ngƣời Việt, ngƣời Hoa, Khmer,…Trong số những dòng văn hóa đó thì văn hóa của ngƣời Hoa có lẽ là mạnh mẽ nhất. Với nhiều nguyên nhân khác nhau, ngƣời Hoa đã di cƣ vào Việt Nam qua nhiều thời kỳ và có một bộ phận đã định cƣ lâu dài trên mảnh đất mới khai phá (vùng đất Biên Hòa-Đồng Nai). Trong quá trình định cƣ trên vùng lãnh thổ mới, ngƣời Hoa đã tiếp tục phát triển những đặc trƣng văn hóa của mình trên cơ sở những yếu tố văn hóa truyền thống. Những cơ sở tín ngƣỡng-tôn giáo với kiến trúc thờ tự thƣờng là nơi biểu hiện rõ, sâu sắc và tập trung nhất những đặc trƣng văn hóa, những thành tựu nghệ thuật đặc sắc của cộng đồng ngƣời Hoa. Nơi đây lại là nơi có xu hƣớng bảo thủ truyền thống văn hóa. Vì vậy, để nghiên cứu văn hóa của ngƣời Hoa, chúng ta không thể không lƣu tâm đến đối tƣợng này. Hơn nữa, Thất Phủ Cổ Miếu mà đề tài lựa chọn nghiên cứu lại là cơ sở văn xã đầu tiên (tạo dựng vào năm 1684) của cộng đồng ngƣời Hoa ở Nam Bộ. Do đó, ngôi miếu có thể đƣợc xem là mang nét đặc trƣng rõ nét nhất cho hệ thống miếu thờ của ngƣời Hoa ở Nam Bộ.  Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu ngôi miếu cổ của ngƣời Hoa dƣới góc nhìn văn hóa học, tức là tiến hành phân tích ngôi miếu trên các bình diện văn hóa để thấy đƣợc đặc trƣng văn hóa của cộng đồng ngƣời Hoa, cùng với những đặc điểm kiến trúc nghệ thuật, nội dung thờ tự và nghi thức cúng tế-lễ hội hàng năm ở đây. 2 Và nghiên cứu này cũng muốn giới thiệu cho mọi ngƣời thêm một điểm tham quan khá lý thú và bổ ích về tri thức văn hóa cho những ai bƣớc chân đến với đất Đồng Nai.  Lịch sử nghiên cứu đề tài Vì ngƣời Hoa là tộc ngƣời chiếm số lƣợng dân đông thứ hai sau ngƣời Việt nên các công trình nghiên cứu về ngƣời Hoa khá nhiều. Từ 1924, Đào Trinh Nhất trong “Thế lực khách trú và vấn đề di dân vào Nam Kỳ” đã khái quát quá trình di dân của ngƣời Hoa và vai trò của họ trong việc phát triển kinh tế miền Nam. Đến năm 1968, tác giả Tsai Maw Kuey đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ với đề tài “Người Hoa ở miền Nam Việt Nam”. Trong công trình, tác giả nêu lên các vấn đề về lịch sử di dân, nhóm ngôn ngữ, xã hội của ngƣời Hoa. Việc mô tả các cơ sở tín ngƣỡng tôn giáo của ngƣời Hoa Phúc Kiến, Quảng Đông, Triều Châu và nhiều hoạt động văn hóa đã đƣợc Trịnh Hoài Đức ghi nhận trong “Gia Định thành thông chí” viết vào đầu thế kỷ XIX. Nhìn chung, thời kỳ này các công trình chỉ đề cập đến một vài khía cạnh về gốm và chùa Hoa nói chung. Tuy nhiên, dù ở mức độ khác nhau, những vấn đề đƣợc tác giả đề cập đến đều rất có ích cho việc tìm hiểu về Thất Phủ Cổ Miếu. Đặc biệt, công trình chuyên khảo về các ngôi chùa (tên thƣờng gọi của các ngôi miếu)của ngƣời Hoa do các tác giả Phan An, Trần Hồng Liên, Phan Thị Yến Tuyết, Phan Ngọc Nghĩa xuất bản năm 1990 với tiêu đề “ Chùa Hoa Thành phố Hồ Chí Minh”. Công trình đã trình bày chi tiết về quá trình hình thành hệ thống cơ sở tín ngƣỡng-tôn giáo của ngƣời Hoa cùng với mô thức kiến trúc, nghệ thuật, trang trí điêu khắc thực sự là nguồn tƣ liệu quý giá giúp cho tác giả hiểu rõ hơn bối cảnh chung và những đặc điểm chung của các ngôi miếu. Năm 2005, tác giả Trần Hồng Liên xuất bản công trình “Văn hóa người Hoa ở Nam Bộ-tín ngưỡng và tôn giáo”. Bên cạnh đó, những tƣ liệu nghiên cứu về văn hóa Trung Quốc nhƣ “Từ điển văn hóa cổ truyền Trung Hoa” xuất bản 2001 3 do Doãn Hiệp Lý chủ biên; “Từ điển thành ngữ điển cố Trung Quốc” xuất bản cùng năm của Lê Huy Tiêu; “Tranh vẽ cát tường Trung Hoa” xuất bản 2002 của Trƣơng Đức Bảo; “Văn hóa Trung Hoa” xuất bản 2005 của Đặng Đức Siêu và “Di tích kiến trúc-nghệ thuật” trong Văn hóa và Nghệ thuật người Hoa Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản 2006 của Huỳnh Ngọc Trảng….là những tài liệu hỗ trợ cần thiết trong việc tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật của ngƣời Hoa. Năm 2010, tập thể Ban trị sự Thất Phủ Cổ Miếu đã xuất bản công trình “Thất Phủ Cổ Miếu”. Đây là công trình có sự giới thiệu chung về lịch sử ngôi miếu, cảnh quan chung và những sản phẩm trang trí trong ngôi miếu. Các tƣ liệu và công trình nghiên cứu trên đây tuy có đề cập đến con ngƣời, văn hóa, nghệ thuật của ngƣời Hoa nhƣng phần lớn những nghiên cứu ấy đều tập trung ở ngƣời Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh. Trong khi đó, vùng đất Biên Hòa mới là nơi mà ngƣời Hoa đã đến sống và định cƣ đầu tiên ở Nam Bộ. Cho nên, ngôi miếu này là giá trị văn hóa-cơ sở tín ngƣỡng đầu tiên mà ngƣời Hoa đã tạo lập. Vì vậy, việc nghiên cứu Thất Phủ Cổ Miếu dƣới góc nhìn văn hóa học đƣợc xem là việc nghiên cứu đầu tiên. Với thái độ trân trọng và biết ơn những thành tựu nghiên cứu của các học giả đi trƣớc đã cung cấp nhiều thông tin vô cùng bổ ích và có giá trị, tác giả đã tham khảo, kế thừa có chọn lọc và trung thực nguồn tƣ liệu quý báu đó trong quá trình thực hiện luận văn của mình.  Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: các ngôi miếu thờ của ngƣời Hoa (ở thành phố Biên Hòa – Đồng Nai) – trƣờng hợp Thất phủ cổ miếu. Phạm vi nghiên cứu: Thất Phủ Cổ Miếu vốn là Quan Đế Miếu vừa là cơ sở tín ngƣỡng vừa là hội quán của các nhóm phƣơng tộc Phúc Châu và Quảng Đông đƣợc thành lập năm 1684. Đây là thời gian sau 5 năm nhóm binh dân do Trần Thƣợng Xuyên chỉ huy đƣa vào định cƣ ở vùng đất Biên Hòa. Nơi đây thuyền buôn tụ tập đông đảo, lập chợ phố thƣơng mãi, nên việc nghiên cứu 4 Thất Phủ Cổ Miếu cần phải xem xét trong tiến trình lịch sử của Nông Nại đại phố cũng nhƣ trong bối cảnh chung của vùng đất này. Từ lúc khởi tạo Quan Đế miếu đến Thất Phủ Cổ Miếu hiện tồn không chỉ có mỗi sự thay đổi về tên gọi mà còn đƣợc tái thiết, trùng tu nhiều lần nên mỗi thời điểm đều để lại dấu ấn riêng. Vì vậy, mọi thứ cần đƣợc truy nguyên một cách tƣờng tận mới có đƣợc những nghiên cứu chính xác. Nên có thể nói việc nghiên cứu sẽ xuyên suốt từ thời kỳ thành lập theo dòng lịch sử cho đến nay. Việc nghiên cứu chủ yếu tập trung vào Thất phủ cổ miếu, nhƣng bên cạnh đó đề tài cũng đi đến việc tìm hiểu thêm các ngôi miếu thờ khác của ngƣời Hoa trên địa bàn thành phố Biên Hòa.  Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Việc tìm hiểu về ngôi miếu này góp phần quan trọng trong việc tìm hiểu lịch sử văn hóa địa phƣơng nói chung, lịch sử văn hóa cộng đồng ngƣời Hoa ở đây nói riêng. Và nó cũng giúp ta tìm thấy đƣợc những đặc trƣng văn hóa của cộng đồng ngƣời Hoa trên vùng đất mới. Đồng thời, qua những giá trị văn hóa ẩn chứa trong Thất Phủ Cổ Miếu, nó sẽ tạo tiền đề cho Tỉnh nhà tiếp tục trùng tu, giữ gìn những ngôi miếu khác đang trên đà xuống cấp. Và ngôi miếu này nếu đƣợc hoạch định tốt thì có thể trở thành điểm đến lý tƣởng cho du lịch của Tỉnh Đồng Nai. Hơn nữa, ngôi miếu còn phát huy giá trị đặc biệt trong cộng đồng ngƣời Hoa là nó sẽ làm chỗ dựa tâm linh và củng cố sợi dây nối kết cộng đồng cho biết bao thế hệ con cháu nơi đây.  Phương pháp nghiên cứu Phƣơng pháp hệ thống – cấu trúc: dùng để phân tích những đặc trƣng của ngôi miếu trong những thành tố văn hóa cụ thể. Phƣơng pháp liên ngành: sử dụng kiến thức và phƣơng pháp của nhiều ngành khoa học khác: lịch sử, địa lí, kiến trúc, nghệ thuật, … nhằm làm rõ những đặc 5 trƣng văn hoá mà ngƣời Hoa đã gửi “cái hồn Trung Hoa” vào ngôi miếu trên vùng đất mới mà họ định cƣ. Phƣơng pháp so sánh: bài viết sử dụng phƣơng pháp này trong quá trình xử lý tài liệu để có thể làm nổi rõ đặc trƣng và điểm khác biệt của ngôi miếu này so với những ngôi miếu trong cùng khu vực thành phố Biên Hòa. Phƣơng pháp điền dã: chụp ảnh, phỏng vấn  Bố cục bài nghiên cứu CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Trong chƣơng này, đề tài muốn giới thiệu tổng quan về vùng văn hoá mà đối tƣợng đƣợc nghiên cứu đang tọa lạc. Qua quá trình giới thiệu này, chúng ta có thể tiến đến việc tìm hiểu lịch sử hình thành ngôi miếu. Tiếp đến là việc mô tả tổng thể chung ngôi miếu. Đây là công việc cần thiết cho việc tìm hiểu những thành tố tiếp theo trong văn hoá. CHƢƠNG II: VĂN HÓA MIẾU THỜ CỦA NGƢỜI HOA Qua công trình ngôi miếu, ta có thể biết đƣợc những quan niệm của ngƣời Hoa thông qua cách bày trí bố cục tổng thể của ngôi miếu. Nơi đó lại chứa đựng cả một tâm thức về nghề gốm đƣợc ngƣời Hoa đem theo mình trên con đƣờng vƣợt trùng dƣơng đến với vùng đất mới. Từ ngành nghề của dân tộc mình, ngƣời Hoa đã tạo nên những sản phẩm đặc biệt là những bức tƣợng hoặc quần thể tiểu tƣợng trang trí trên nóc của ngôi miếu. Trong bức tranh tổng thể chung của Thất Phủ Cổ Miếu thì các quần thể tiểu tƣợng đã góp phần thể hiện những ý nghĩa riêng. Nó mang những ƣớc vọng của cƣ dân mới về cuộc sống mới trên mảnh đất mới. Và nó cũng gợi cho con ngƣời sự hoài vọng về nơi mà mình đã ra đi. Trong miếu ngoài những sản phẩm từ gốm thì đá cũng là nguyên liệu tạo tác nên nhiều tác phẩm bày trí tại Thất Phủ Cổ Miếu. Những sản phẩm này đều do ngƣời Hoa tận dụng nguyên liệu sẵn có tại địa phƣơng kết hợp với nghề điêu khắc đá mà tạo thành. 6 Qua ngôi miếu ta còn biết đƣợc ngƣời Trung Hoa suy nghĩ gì về con ngƣời và thế giới xung quanh. Từ đó, ngƣời Hoa đã gửi gắm chúng vào một hệ thống các thần linh đƣợc thờ phụng nơi đây. Hơn nữa, việc tìm hiểu ngôi miếu còn giúp chúng ta có những cái nhìn khá rõ về sự tiếp biến, giao lƣu văn hóa của cƣ dân Hoa-Việt. 7 CHƢƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Tổng quan về vị trí địa lý, kinh tế, xã hội Biên Hòa – Đồng Nai 1.1.1. Vị trí địa lý, kinh tế Biên Hòa là thành phố nằm ở phía tây của tỉnh Đồng Nai, nam giáp huyện Long Thành, bắc giáp huyện Vĩnh Cửu, đông giáp huyện Trảng Bom, tây giáp huyện Dĩ An, Tân Uyên (tỉnh Bình Dƣơng) và Quận 9 (thành phố Hồ Chí Minh). Thành phố Biên Hòa nằm hai bên bờ sông Đồng Nai, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 30km, cách thành phố Vũng Tàu 90 km. Nằm ở vị trí chiến lƣợc của vùng Đông Nam Bộ, Biên Hòa đƣợc xem là thành phố đô thị loại II, là đầu mối giao lƣu, là trung tâm kinh tế - xã hội quan trọng của tỉnh Đồng Nai. Đồng thời, thành phố Biên Hòa còn đƣợc mệnh danh là “thành phố khu công nghiệp”, bởi riêng nơi này đã có 7 khu công nghiệp lớn đã đi vào hoạt động với cơ sở hạ tầng đƣợc xây dựng đồng bộ. Hơn nữa, nơi đây cũng giữ một vị trí an ninh quốc phòng trọng yếu của cả vùng. Thành phố Biên Hòa có tổng diện tích là 264,08 km 2 , dân số thành phố năm 2010 là 784.000 ngƣời, với mật độ dân số là 2.969 ngƣời/km 2 , là thành phố thuộc tỉnh có dân số cao nhất nƣớc. Nơi đây là địa bàn cƣ trú của nhiều dân tộc, trong đó, ngoài ngƣời Việt từ các tỉnh miền Trung, miền Bắc vào; các dân tộc thiểu số bản địa (Tày, Nùng, Chơro, GiaRai,….) thì còn có một lƣợng lớn ngƣời Hoa sống rải rác ở hầu hết 30 phƣờng, xã của thành phố Biên Hòa. Hình 1.1.1.1. Bản đồ thành phố Biên Hòa Tài liệu mạng [1] 8 Biên Hòa không chỉ có tiềm lực phát triển về kinh tế mà nó còn là vùng đất có bề dày lịch sử văn hóa-xã hội. Nếu quay ngƣợc thời gian để nghiên cứu về văn hóa ngƣời Hoa thì ta có thể đến với vùng đất đã làm nên danh tiếng một thời cho xứ Đồng Nai, đó là vùng đất Cù Lao Phố-địa bàn hình thành nên những khu vực dân cƣ ngƣời Hoa khá sớm ở Nam Bộ. Cù Lao Phố (còn có tên gọi là Nông Nại Đại Phố; Đông Phố; Giản Phố và Cù Châu) là một bãi phù sa rộng khoảng 6,6 km 2 nằm ở giữa sông Đồng Nai, nay thuộc xã Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Phía Bắc Cù Lao Phố giáp phƣờng Thống Nhất; phía Nam giáp xã Tân Vạn; phía Đông giáp phƣờng An Bình và Tam Hiệp; phía Tây giáp phƣờng Quyết Thắng và Bửu Hòa. Cù Lao Phố có tuyến đƣờng sắt xuyên Việt và quốc lộ I băng qua mỏm phía Tây Cù Lao. Đây là tuyến đƣờng huyết mạch dẫn đến thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây Nam Bộ; nếu ngƣợc ra phía Bắc thì tới các tỉnh miền Trung và thủ đô Hà Nội… Cù Lao Phố có địa hình tƣơng đối bằng phẳng và mang hình dạng của một chiếc chuông chùa treo nghiêng, đỉnh chuông ở phía Đông Bắc; thân chuông đƣợc tạo thành bởi sự uốn vòng của sông Cát (còn gọi là Sa Hà hay Rạch Cát) từ hƣớng Tây Nam lên Đông Bắc rồi lại chảy xuôi về hƣớng Đông Nam; dòng chính Đồng Nai chảy thẳng hƣớng Tây Bắc – Đông Nam làm thành đáy chuông. Hệ thống sông bao quanh này hằng năm đã cung cấp một lƣợng phù sa (tuy không nhiều) vào phần đất liền ở mé Hình 1.1.1.2. Toàn cảnh Cù Lao Phố https://www.google.com.vn/search?tbm=isch&hl=en&source=hp &biw=1024&bih=646&q=cu+lao+pho&gbv=2&oq=cu+lao+pho &aq=f&aqi=g- S1&aql=&gs_l=img.3 0i24.4658l6393l0l7269l10l10l0l0l0l0l74l 531l10l10l0.frgbld. [...]... Thất phủ cổ miếu Trong đó, Thất phủ cổ miếu đƣợc xem là công trình hội đủ các yêu cầu về kiến trúc một ngôi miếu của ngƣời Hoa Thất phủ cổ miếu tọa lạc trên một mảnh đất rộng gần 3000 m2, bên tả ngạn sông Đồng Nai, đƣợc ngăn cách với bên ngoài bởi vòng tƣờng gạch, có bốn con lân bằng đá ngồi chầu ở bốn góc Mặt tiền miếu quay về hƣớng Tây – Nam (chếch về hƣớng Tây), nhìn ra sông Đồng Nai Từ ngoài cổng Tam... có tôn tạo nhƣng không làm thay đổi kiểu thức đã có nên giữ đƣợc kiến trúc đặc trƣng ngôi miếu của cộng đồng ngƣời Hoa đã tồn tại khoảng 310 năm ở vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai 1.3.2 Mô tả chung về ngôi miếu Các ngôi miếu của ngƣời Hoa trong thành phố Biên Hòa tuy có khác nhau về quy mô nhƣng nhìn chung chúng đều có những nét tƣơng đồng chung nhất về kiến 19 trúc Kiến trúc miếu của ngƣời Hoa ở Biên Hòa. .. sở tín ngƣỡng mang đặc trƣng riêng của dân tộc mình Riêng thành phố Biên Hòa, họ đã xây dựng đƣợc khoảng 12 ngôi miếu lớn nhỏ ở nhiều khu vực ngƣời Hoa khác nhau Lịch sử xây dựng các miếu Hoa từ rất sớm, khoảng thế kỷ XVII cho tới đầu thế kỷ XX Trong đó, một ngôi miếu của ngƣời 17 Hoa đƣợc xem là cơ sở văn xã đầu tiên sớm nhất của Nam Bộ nói chung và Biên Hòa nói riêng, đó là Thất phủ cổ miếu Thất phủ. .. Hoa bang Quảng Đông tập trung ở các phƣờng thuộc nội ô thành phố (Bửu Long, Hòa Bình, Thanh Bình, Trung Dũng, Quyết Thắng và một số ít ở xã Hiệp Hòa)  Ngƣời Hoa nhóm Phúc Kiến có tỉ lệ khá đông, tập trung ở các khu vực trung tâm thành phố Biên Hòa  Ngƣời Triều Châu ở Biên Hòa sống đan xen cùng với các nhóm ngôn ngữ khác nhƣng tập trung đông ở các phƣờng Bửu Long, Bửu Hòa, Hóa An, Hòa Bình, Thanh... miếu Thất phủ cổ miếu (còn gọi là Miếu Quan Đế hay Chùa Ông) là một cơ sở kiến trúc tín ngƣỡng ngƣời Hoa có quy mô lớn ở thành phố Biên Hòa; xƣa thuộc thôn Bình Hoành (Cù Lao Phố), dinh Trấn Biên, phủ Gia Định, nay là xã Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai Tính từ khi nhóm ngƣời Hoa theo chân Trần Thƣợng Xuyên đến Cù Lao Phố gây dựng cơ sở lớn, chọn vị trí thuận lợi, sát mé sông để kinh doanh... khắc rất tinh xảo và đẹp mắt Ngoài ra, họ còn tạo lập nên những ngôi miếu thờ Thần nhƣ: Thất phủ cổ miếu; Quan Đế miếu- phƣờng Thanh Bình; Hộ Quốc miếu phƣờng Tân Phong,…Tất cả các ngôi miếu này ít nhiều đều có những sản phẩm mang dấu ấn của nghề đá, tiêu biểu nhất vẫn là Thất phủ cổ miếu Phần tiền sảnh Thất phủ cổ miếu và Thiên hậu cổ miếu đƣợc kiến tạo giống nhau từ kiểu dáng cho đến chất liệu đá Các... mạnh mẽ mà nó còn trở thành nơi xây dựng khá nhiều những kiến trúc tôn giáo tín ngƣỡng đồ sộ lúc bấy giờ, điển hình là Thất phủ cổ miếu 1.1.2 Người Hoa ở Đồng Nai Nếu sự có mặt khai phá của lƣu dân Việt từ trƣớc thế kỷ XVII là nhân tố quan trọng thì sự có mặt của nhóm cộng đồng ngƣời Hoa là nhân tố tích cực ở Đồng Nai Với nhiều tên gọi khác nhau và các nhóm ngôn ngữ khác nhau, ngƣời Hoa đã đến sinh sống... hòa hợp sẽ sinh ra muôn loài, biểu hiện sự thịnh vƣợng của vạn vật Quan niệm này đƣợc thể hiện khá rõ qua hình ảnh của cặp tƣợng “ông Nhật-bà Nguyệt” ở hai đầu đao trên nóc các ngôi miếu Hoa nhƣ: Thất phủ cổ miếu, Tân Lân cổ miếu (đình Tân Lân-phƣờng Hòa Bình), Thiên Hậu cổ miếu (miếu Tổ sƣ nghề đá-phƣờng Bửu Long) Trong quan niệm của ngƣời Trung Quốc cổ đại, ngoài nguyên lý “âm – dƣơng” thì Ngũ hành... khai quốc công thần  Miếu thờ tổ tiên: nơi thờ cúng ông cha từ nhiều đời trƣớc hay các vị tổ thần nghề; tất cả họ đều trực tiếp có mối quan hệ với cuộc sống thƣờng ngày của loài ngƣời Nếu xét về phương diện sở hữu thì ta có 2 loại:  Miếu thờ của gia đình: đa số là các ngôi miếu thờ nhỏ, mang tính chất riêng tƣ của gia đình Nó thƣờng là các ngôi miếu thờ thổ thần của cuộc đất đó hay miếu thờ tổ tiên... bên phải (Hữu vu): Xƣa kia là Hội quán Quảng Đông nay sử dụng một phần làm nơi ở của ông Thủ từ (trông coi chùa) và làm phòng khách Phía sau chùa Ông là Quan Âm Các Đây là tòa nhà hai tầng kiến trúc hiện đại thờ Phật Bà Quan Âm và phối tự Bao Công, Triệu Huyền Đàn, Thái Tuế, Tôn Ngộ Không, Hiếu Tử (Thần Tài âm phủ) , Thanh long trụ, tƣợng ông Hổ Thất phủ cổ miếu đã đƣợc ngƣời xƣa dùng bố cục đối xứng . ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA ĐÔNG PHƢƠNG HỌC  BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI: MIẾU THỜ CỦA NGƢỜI HOA Ở BIÊN HÒA- ĐỒNG NAI DƢỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA HỌC (Trƣờng hợp Thất Phủ. nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: các ngôi miếu thờ của ngƣời Hoa (ở thành phố Biên Hòa – Đồng Nai) – trƣờng hợp Thất phủ cổ miếu. Phạm vi nghiên cứu: Thất Phủ Cổ Miếu vốn là Quan Đế Miếu vừa. thống miếu thờ của ngƣời Hoa ở Nam Bộ.  Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu ngôi miếu cổ của ngƣời Hoa dƣới góc nhìn văn hóa học, tức là tiến hành phân tích ngôi miếu trên các bình diện văn hóa để

Ngày đăng: 04/10/2014, 21:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban chỉ đạo lễ kỷ niệm 300 năm vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai 1998, Biên Hòa – Đồng Nai 300 năm hình thành và phát triển, Nxb Đồng Nai Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biên Hòa – Đồng Nai 300 năm hình thành và phát triển
Nhà XB: Nxb Đồng Nai
2. Ban trị sự Thất phủ cổ miếu 2010, Thất phủ cổ miếu, Nxb Đồng Nai, 152tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thất phủ cổ miếu
Nhà XB: Nxb Đồng Nai
3. Bùi Văn Vƣợng 1998, Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam
Nhà XB: Nxb Văn hóa Dân tộc
4. Diệp Minh Cường 2003, “Tìm hiểu tượng long, lân, phụng trong gốm Sài Gòn”, Những phát hiện mới về khảo cổ học 2002, Nxb Khoa học xã hội, tr.696-698 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu tượng long, lân, phụng trong gốm Sài Gòn”, "Những phát hiện mới về khảo cổ học 2002
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
5. Doãn Chính (chủ biên) 1997, Đại cương triết học phương Đông, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương triết học phương Đông
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
6. Doãn Hiệp Lý (chủ biên) 2001, Từ điển văn hóa cổ truyền Trung Hoa, Lê Khánh Trường dịch, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển văn hóa cổ truyền Trung Hoa
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin
7. Đào Trinh Nhất 1924, Thế lực khách trú và vấn đề di dân vào Nam Kỳ, Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thế lực khách trú và vấn đề di dân vào Nam Kỳ
8. Đặng Đức Siêu 2005, Văn hóa Trung Hoa , Nxb Lao động Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa Trung Hoa
Nhà XB: Nxb Lao động
9. Đặng Tuấn Hƣng 2006, Truyện các vị thần tiên trong văn hóa dân gian Trung Quốc, Nxb Thanh Hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện các vị thần tiên trong văn hóa dân gian Trung Quốc
Nhà XB: Nxb Thanh Hóa
10. Đặng Văn Thắng 2004, “ Gốm Nam Bộ trong tiến trình phát triển”, Nam Bộ-Đất và Người, tập 1, Hội Khoa học lịch sử thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Trẻ, TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gốm Nam Bộ trong tiến trình phát triển”, "Nam Bộ-Đất và Người
Nhà XB: Nxb Trẻ
11. Đới Khả Lai 2002, “ Hoa kiều và người Hoa ở Việt Nam trong Hải Nam Tạp Trước của Thái Đình Lan”, Các nhà Việt Nam học nước ngoài viết về Việt Nam, Phan Huy Lê (chủ nhiệm), tập 2, Nxb Thế Giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoa kiều và người Hoa ở Việt Nam trong Hải Nam Tạp Trước của Thái Đình Lan”, "Các nhà Việt Nam học nước ngoài viết về Việt Nam
Nhà XB: Nxb Thế Giới
12. Hà Văn Tấn 2005, Đến với lịch sử văn hóa Việt Nam, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đến với lịch sử văn hóa Việt Nam
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
13. Hoàng Anh Tuấn 2001, “ Về hai pho tượng Nhật, Nguyệt mới sưu tầm của Bảo tàng Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh”, Những phát hiện mới về khảo cổ học 2000, Nxb Khoa học xã hội, tr.386-388 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về hai pho tượng Nhật, Nguyệt mới sưu tầm của Bảo tàng Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh”, "Những phát hiện mới về khảo cổ học 2000
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
14. Huỳnh Lứa 2002, Góp phần tìm hiểu vùng đất Nam Bộ thế kỷ XVIII, XIX, XX, Nxb Khoa học xã hội, TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góp phần tìm hiểu vùng đất Nam Bộ thế kỷ XVIII, XIX, XX
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
15. Huỳnh Ngọc Trảng, Nguyễn Đại Phúc 2006, “Di tích kiến trúc-nghệ thuật”, Văn hóa và Nghệ thuật người Hoa thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm văn hóa thành phố Hồ Chí Minh,tr.189-224 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di tích kiến trúc-nghệ thuật”, "Văn hóa và Nghệ thuật người Hoa thành phố Hồ Chí Minh
16. Huỳnh Ngọc Trảng, Nguyễn Đại Phúc(đtg) 1994, Gốm Cây Mai Sài Gòn xưa, Nxb Trẻ, TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gốm Cây Mai Sài Gòn xưa
Nhà XB: Nxb Trẻ
17. Huỳnh Ngọc Trảng, Nguyễn Đại Phúc(đtg) 1997, Tượng gốm Đồng Nai- Gia Định, Nxb Đồng Nai Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tượng gốm Đồng Nai-Gia Định
Nhà XB: Nxb Đồng Nai
18. Huỳnh Ngọc Trảng, Nguyễn Đại Phúc(đtg) 2007, “Gốm Cây Mai ở Đề ngạn (Sài Gòn xƣa), Người Hoa tại thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Văn hóa Thông tin, TPHCM, tr.234-253 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gốm Cây Mai ở Đề ngạn (Sài Gòn xƣa), "Người Hoa tại thành phố Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin
19. Kerry-Nguyễn Long 2002, “Gốm Biên Hòa trong dòng giao lưu văn hóa”, Sài Gòn-Thành phố Hồ Chí Minh, con người và văn hóa trên đường phát triển,, Nxb Trẻ, tr.383-450 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gốm Biên Hòa trong dòng giao lưu văn hóa”, "Sài Gòn-Thành phố Hồ Chí Minh, con người và văn hóa trên đường phát triển
Nhà XB: Nxb Trẻ
20. Lê Huy Tiêu 2001, Từ điển thành ngữ điển cố Trung Quốc, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thành ngữ điển cố Trung Quốc
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1.1.1. Bản đồ thành phố Biên Hòa - Luận văn đông phương học miếu thờ của người hoa ở biên hòa  đồng nai dưới góc nhìn văn hóa học trường hợp thất phủ cổ miếu – chùa ôn
Hình 1.1.1.1. Bản đồ thành phố Biên Hòa (Trang 9)
Hình 1.1.1.2. Toàn cảnh Cù Lao Phố - Luận văn đông phương học miếu thờ của người hoa ở biên hòa  đồng nai dưới góc nhìn văn hóa học trường hợp thất phủ cổ miếu – chùa ôn
Hình 1.1.1.2. Toàn cảnh Cù Lao Phố (Trang 10)
Hình 1.3.2.1: Toàn cảnh Thất phủ cổ miếu - Luận văn đông phương học miếu thờ của người hoa ở biên hòa  đồng nai dưới góc nhìn văn hóa học trường hợp thất phủ cổ miếu – chùa ôn
Hình 1.3.2.1 Toàn cảnh Thất phủ cổ miếu (Trang 22)
Hình 2.1.1: Toàn bộ quần thể tiểu tượng gốm - Luận văn đông phương học miếu thờ của người hoa ở biên hòa  đồng nai dưới góc nhìn văn hóa học trường hợp thất phủ cổ miếu – chùa ôn
Hình 2.1.1 Toàn bộ quần thể tiểu tượng gốm (Trang 28)
Hình 2.2.1: Các sản phẩm làm từ đá xanh Bửu Long - Luận văn đông phương học miếu thờ của người hoa ở biên hòa  đồng nai dưới góc nhìn văn hóa học trường hợp thất phủ cổ miếu – chùa ôn
Hình 2.2.1 Các sản phẩm làm từ đá xanh Bửu Long (Trang 34)
Hình 2.4.1: Quan Thánh Đế quân  Ảnh chụp ngày 26/04/2012  Hình 2.4.2: Thiên Hậu Thánh mẫu - Luận văn đông phương học miếu thờ của người hoa ở biên hòa  đồng nai dưới góc nhìn văn hóa học trường hợp thất phủ cổ miếu – chùa ôn
Hình 2.4.1 Quan Thánh Đế quân Ảnh chụp ngày 26/04/2012 Hình 2.4.2: Thiên Hậu Thánh mẫu (Trang 40)
Hình 2.4.3: Phúc Đức Chính thần  Ảnh chụp ngày 26/04/2012  Hình 2.4.4: Kim Hoa nương nương - Luận văn đông phương học miếu thờ của người hoa ở biên hòa  đồng nai dưới góc nhìn văn hóa học trường hợp thất phủ cổ miếu – chùa ôn
Hình 2.4.3 Phúc Đức Chính thần Ảnh chụp ngày 26/04/2012 Hình 2.4.4: Kim Hoa nương nương (Trang 42)
Biểu 2: Bảng thống kê cơ sở tín ngưỡng dân gian người Hoa ở biên Hòa [28] - Luận văn đông phương học miếu thờ của người hoa ở biên hòa  đồng nai dưới góc nhìn văn hóa học trường hợp thất phủ cổ miếu – chùa ôn
i ểu 2: Bảng thống kê cơ sở tín ngưỡng dân gian người Hoa ở biên Hòa [28] (Trang 57)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w