Nghề gốm là một trong những ngành nghề thủ công ra đời khá sớm ở Biên Hòa-Đồng Nai. Lịch sử nghề gốm đồng hành với quá trình khai phá xứ Đồng Nai của ngƣời Việt trong giai đoạn thế kỷ XVII. Theo một số di vật đƣợc các nhà khảo cổ học tìm thấy ở rạch Lò Gốm (vùng Cù Lao Phố) thì đã có những sản phẩm đƣợc đoán định là gốm có nguồn gốc của cƣ dân Trung Bộ và gốm của ngƣời Hoa ở Việt Nam. Đó là ngành nghề mà những lƣu dân Việt và Hoa đem đến vùng đất mới tạo lập nghề. Trong thời gian thế kỷ XVII – XVIII những sản phẩm là gốm của cƣ dân Việt cũng có nhƣng các sản phẩm gốm có tính chất phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng lại thuộc về ngƣời Hoa. Dòng gốm này khá phát triển ở Biên Hòa cho đến khi Cù Lao Phố bị tàn phá (1776), đội ngũ thợ gốm ngƣời Hoa chạy về lập lò ở Phú Lâm (Chợ Lớn) để sản xuất gạch ngói và đồ gốm gia dụng, đặc biệt là các loại đồ sành tráng men đƣợc gọi là gốm Cây Mai nổi tiếng một thời. Và dòng gốm Cây Mai này đƣợc dùng chuyên để phục vụ cho việc trang trí đình, chùa, miếu thời bấy giờ. Và nó đã quay ngƣợc lại vùng đất Biên Hòa bằng các hình ảnh tƣợng gốm trang trí ở các miếu ngƣời Hoa.
Trên nóc tiền điện các ngôi miếu Hoa có quy mô lớn thƣờng đƣợc trang trí bằng các bức tƣợng và một tập hợp các tƣợng (quần thể tiểu tƣợng) gốm cao khoảng 30-50 cm. Đây đƣợc xem là một công trình nghệ thuật đặc sắc thể hiện các đề tài cổ điển phƣơng Đông. Theo một cách tổng quát, kết cấu các quần thể tiểu tƣợng ở các ngôi miếu này thƣờng bố cục thành hàng ngang
Hình 2.1.1: Toàn bộ quần thể tiểu tượng gốm Ảnh chụp ngày 26/04/2012
27
cao nhất trên bờ nóc nhƣ một thành tố có tính chất trang trí nghi thức, đồng thời cũng thể hiện một số nội dung cụ thể mô tả về những điển tích Trung Hoa hay phản ánh về những cảnh sinh hoạt đời thƣờng của con ngƣời.
Các tiểu tƣợng bằng gốm xứ Cây Mai này đƣợc bố trí rất độc đáo, có khi đƣợc bố trí liền nhau và cũng có khi đƣợc bố trí xen kẽ với các mảng trang trí khác nhau nhƣ: hoa (hoa mẫu đơn, phù dung, mai, cúc); các loài vật (chim, bƣớm) hay các phù điêu là các đề tài cảnh - vật cặp đôi Phù dung – Phụng, Mai – Điểu, Tùng – Lộc. Và các tƣợng có tính chất “khuôn” nhƣ: Lƣỡng long tranh châu, cá hóa long, phụng hàm thƣ, là những loại tƣợng khá phổ biến ở hầu hết các ngôi miếu của ngƣời Hoa ở Biên Hòa. Song điều này chƣa hẳn là những sản phẩm “khuôn” ấy giống nhau hoàn toàn bởi màu men, bố cục, kích cỡ và các chi tiết phụ đƣợc thêm vào làm cho các sản phẩm này chỉ còn giống nhau ở phần tạo dáng và trở thành “độc bản”. Bên cạnh đó, nó còn thể hiện nhiều ý nghĩa sâu sắc với những lời cầu chúc may mắn, những thông điệp về ƣớc muốn của con ngƣời cùng những bài học hay trong cuộc sống.
Theo bố cục hai tầng trên nóc chính điện, ở tầng thứ nhất tính từ ngoài vào trong, đầu tiên là cặp tƣợng tròn “ông Nhật – bà Nguyệt”. Có thể nói, đây là cặp tƣợng luôn hiện hữu trên hai bên góc mái (trên đầu đao) các ngôi miếu Hoa có quy mô lớn. Tuy có những mô tả hơi khác nhau về một vài đƣờng nét, màu sắc, kiểu dáng trang phục của cặp tƣợng tròn “ông Nhật - bà Nguyệt” ở các ngôi miếu Hoa Biên Hòa – Đồng Nai nhƣng với những đƣờng nét đƣợc tạo tác tinh tế trên hình tƣợng “Ông Nhật” (một ngƣời có nét mặt đôn hậu, miệng tƣơi cƣời, râu bạc năm chòm bay phất sang một bên, đầu đội mão, tƣ thế đứng trụ trên chân trái, chân phải co lên và đá ngang qua trái, tay trái cầm mặt trời màu đỏ kèm dải lụa, tay phải vuốt râu) và bức tƣợng bà Nguyệt (ngƣời có gƣơng mặt trái xoan, mày cong, miệng nhỏ, dáng vẻ nhân từ, quý phái, tay trái chống hông, tay phải cầm mặt trăng kèm dải lụa màu xanh lục) đã làm cho không gian nóc miếu trở nên nổi bật. Và cặp tƣợng này còn mang một ý nghĩa chung biểu trƣng cho hình tƣợng hai vị thần: Mặt Trời (Thái dƣơng) và Mặt Trăng (Thái âm). Tục thờ thần Mặt Trời và Mặt
28
Trăng đã tồn tại rất lâu và có nhiều biến thể khác nhau nhƣng nói chung nó đều mang ý nghĩ là đối tƣợng để cầu phúc nhằm đem lại thuận lợi cho cuộc sống. Hơn nữa, với tƣ duy về nguyên lý “âm – dƣơng” trong vũ trụ, ngƣời Hoa quan niệm rằng vũ trụ có đầy đủ âm dƣơng là một điềm tốt lành. Ngoài ra còn có một cách giải thích khác theo chữ Hán rằng Nhật (日) và Nguyệt(月) ghép lại thành chữ Minh(明), hàm ý hoài vọng về nhà Minh của nhóm ngƣời Hoa di dân “phản Thanh, phục Minh” hồi thế kỷ thứ XVII.
Từ hai bên góc mái đi vào nóc chính giữa điện là một cặp “Phụng hàm thƣ”. Chim Phụng-một trong tứ linh của văn hóa cổ điển Trung Hoa-sống đôi với rồng tƣợng trƣng cho bậc đế vƣơng và vị trí mẫu nghi thiên hạ. Vì mang đầy đủ các đặc tính vốn có của loài chim lẫn các đặc tính siêu phàm của trí tƣởng tƣợng con ngƣời: “tiếng hót ngân khắp ngũ âm, lông trang điểm ngũ sắc, thân thể biểu tượng cho sáu thứ: đầu tượng trời, mắt tượng thái dương (mặt trời), lưng tượng thái âm (mặt trăng), cánh tượng gió, chân tượng đất và đuôi tượng tinh tú.” Nhìn chung giống nhƣ rồng, chim Phụng là hình tƣợng tổng hợp nhiều yếu tố tốt đẹp ƣu việt của nhiều loài động vật có thật thuộc họ chim, vì vậy, chim Phụng đƣợc tôn là “Bách điểu chi vƣơng”. Chim Phụng chỉ xuất hiện vào thời thái bình và ẩn mình khi thời loạn lạc nên nó đƣợc xem là biểu tƣợng cho thái bình. Ngoài ra, chim Phụng còn đƣợc xem là loài chim thần chủ quản gió mùa và lịch pháp, điều tiết lịch cƣ trú của các loài chim. Đồng thời, cũng còn đƣợc xem là sứ giả mang nhiệm vụ truyền đạt mệnh lệnh của thƣợng đế xuống cho con ngƣời7. Bởi thế, hình tƣợng chim Phụng ngậm bức đồ thƣ có buộc sợi dây trong tƣ thế xòe cánh lƣợn bay lên mang ý nghĩa là vị sứ giả mang tin may mắn, hạnh phúc đến cho mọi ngƣời.
Tiếp theo, là cặp tƣợng “Cá hóa long”. Cặp tƣợng này đƣợc mô tả với hình đầu rồng, thân cá chép, đuôi quẩy thẳng lên trời-động tác tuy mạnh mẽ nhƣng cặp tƣợng lại đƣợc tạo dáng cực kỳ uyển chuyển, mềm mại. Tại sao ngƣời Hoa lại chọn cá làm họa tiết dùng để trang trí? Chúng ta có thể giải thích rằng bởi từ “ngƣ
7
29
鱼 (cá)” trong tiếng Hán có âm đọc là Yú đồng âm với “dƣ”, do đó hình ảnh của “ngƣ” biểu trƣng cho sự dƣ dã, sung túc. Và cá hóa rồng tƣợng trƣng cho ngƣời học trò cố công đèn sách thi đỗ đƣợc bổ làm quan.
Ngay trung tâm bờ nóc là phù điêu “Cá vƣợt vũ môn” mô tả hình ảnh một con cá chép vƣợt lên khỏi sóng nƣớc trƣớc cửa vũ môn, đỡ trái châu trên những vầng sóng nƣớc. Từ hình ảnh đó, chúng ta có thể thấy đó nhƣ là biểu tƣợng của sự kiên chì, bền chí; ví nhƣ sự nỗ lực của những ngƣời học trò trong thi cử.
Ở tầng thứ hai, ngay chính giữa nóc là quần thể tiểu tƣợng miêu tả cảnh các quan văn võ đƣợc phân thành từng nhóm nhỏ: nhóm ôn tồn trò chuyện, nhóm hoa chân múa tay, nhóm mặt mũi tƣơi cƣời nhƣng khoát tay không nhận khi ngƣời dƣới dâng châu báu, nhóm thì mỹ nhân yểu điệu, xiêm áo thƣớt tha bên cạnh võ tƣớng; trên lầu: công tử, văn nhân, tiểu đồng, ngọc nữ ngƣời ngắm kẻ nhìn. Đối xứng hai bên là cụm tiểu tƣợng gốm diễn tả cảnh nhiều ngƣời đang múa hát, đá cầu rất sống động và vui vẻ. Đây là cảnh múa hát cung đình, vui chơi, sinh hoạt trong lễ hội của ngƣời Hoa.
Giữa 3 quần thể tiểu tƣợng gốm đƣợc phân tách bằng hình ảnh trang trí của các đề tài khác nhau nhƣ:
Mai-lan-cúc-trúc, đây là bốn loại hoa biểu trƣng cho bốn mùa, mai: mùa xuân, lan: mùa hạ, cúc: mùa thu, trúc: mùa đông. Đây là biểu ý của vòng tuần hoàn nối tiếp nhau trong trời đất.
Trúc- tước (trúc và chim sẽ): trúc là loại cây có đốt thẳng, ruột rỗng đến mùa đông mà lá vẫn xanh tốt nên biểu trƣng cho ngƣời quân tử, cho sự trƣờng xuân, sống lâu. “Trúc” có âm đọc đồng âm với “chúc” (chúc tụng chúc mừng), “tƣớc” (chim sẽ) đồng âm với “tƣớc” (tƣớc phong), do vậy trúc và chim sẽ là biểu ý lời cầu chúc đƣợc tƣớc phong – nói rộng ra là lời chúc cầu đƣợc thăng chức.
Mai – điểu (hoa mai và chim): mai là loại cây có hoa nở vào giữa tuyết đông nên mai biểu trƣng cho ngƣời quân tử, cho sự cứng cỏi của một võ tƣớng, hoa mai cũng đƣợc coi là loài hoa biểu thị cho mùa xuân. Còn chim là loài vật biểu trƣng cho mối liên lạc giữa trời và đất. Đặc biệt trong Đạo giáo, các bậc thần tiên thƣờng
30
hóa thành chim để làm nổi bật tính tinh nhẹ, trút bỏ sức nặng của cõi trần, nói khái quát hơn, chim tƣợng trƣng cho tinh thần. Nhiều con chim xanh trong văn học Trung Hoa đời Hán là những nàng tiên, những sinh linh bất tử [35, tr.172]. Cho nên, mai-điểu là lời biểu ý tƣợng trƣng cho tinh thần kiên cƣờng, mạnh mẽ trƣớc bão táp phong ba.
Trong các phần trang trí cách điệu, chiếm số lƣợng khá nhiều là hoa mẫu đơn. Mẫu đơn đƣợc coi là vua của loài hoa, vì đƣợc xƣng tụng là “phú quý hoa” nên mẫu đơn biểu trƣng cho sự phú quý, giàu sang. Đồng thời, nó còn biểu thị cho lời chúc “mãn đƣờng hồng” chính là mong cầu sự may mắn hạnh phúc tràn ngập cả nhà. Mẫu đơn thƣờng kết hợp với phụng hoàng thành một tổ hợp thể hiện ƣớc muốn thịnh vƣợng may mắn.
Trên mảng trang trí xen kẽ giữa các loài hoa là những cặp bƣớm đối xứng với nhau; đƣợc tạo dáng với hai cánh lớn và hai cánh nhỏ. Cánh lớn dang rộng đƣợc tạo dáng cầu kỳ với các cấp độ chuyển màu sắc trong từng cánh cũng nhƣ xen kẽ màu sắc giữa từng cánh bƣớm với nhau gồm các màu: xanh lam, trắng, nâu, xanh ngọc; lớp lông viền của các cánh đƣợc tạo hình dài, ngắn chuyển động khác nhau tạo sự linh động cho những chú bƣớm. Con bƣớm trong tiếng Hoa có âm đọc là /dié/ (蝶 – Điệp) đồng âm với /dié/ (爹 – Điệt) nên bƣớm trong trong quan niệm của ngƣời Hoa dùng để diễn đạt lời chúc trƣờng thọ.
Bố trí trên bờ nóc phần hậu điện là đồ án hai rồng chầu ngọc châu, còn gọi là “lƣỡng long triều dƣơng”. Vốn là linh thú đứng đầu trong tứ linh, rồng là con vật huyền thoại. Rồng đƣợc tạo thành bởi sự tổng hợp các bộ phận ƣu việt của nhiều loài vật khác nhau, cho nên Rồng tƣợng trƣng cho sức mạnh, quyền uy, cho các lực lƣợng siêu nhiên và các trạng thái động. Rồng có các thần tính đặc trƣng nhƣ có thể ẩn hiện liên tục, đi mây về gió, điều khiển vạn vật, thiên biến, linh thiên. Do đó, Rồng đƣợc xem là biểu trƣng cho nguyên lý dƣơng. Cho nên, hai rồng và mặt trời phối hợp với nhau tạo thành “tam dƣơng”. Vì vậy, đồ án “lƣỡng long triều
31
dƣơng”, biểu ý của câu chúc “tam dƣơng khai thái三阳开泰”, tức mọi việc đều hanh thông.