Sự dung hợp văn hóa Hoa-Việt trong lĩnh vực tín ngƣỡng-tôn giáo

Một phần của tài liệu Luận văn đông phương học miếu thờ của người hoa ở biên hòa đồng nai dưới góc nhìn văn hóa học trường hợp thất phủ cổ miếu – chùa ôn (Trang 44 - 59)

Trong tiến trình di dân, cộng đồng ngƣời Hoa đã đến nhập cƣ và sinh cơ lập nghiệp ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Họ đã hội nhập vào cộng đồng nƣớc sở tại qua hình thức giao lƣu văn hóa, cố kết cộng đồng. Xu thế hội nhập ấy có làm cho cộng đồng ngƣời từ Trung Quốc đi các nơi mất đi bản sắc của dân tộc mình hay không? Nhƣ trƣờng hợp tại Biên Hòa – Đồng Nai, các nhóm ngƣời Hoa đến sinh sống trên 3 thế kỷ nay ra sao? thể hiện qua các cơ sở thờ tự của ngƣời Hoa tại Biên Hòa, điển hình là Thất phủ cổ miếu.

Khi ngƣời Hoa mới bắt đầu di dân đến định cƣ ở vùng đất Đồng Nai, họ đã sống quần tụ với nhau tạo thành những cộng đồng riêng của cƣ dân Hoa (phạm vi lớn) hay phân bố thành từng nhóm ngƣời Hoa có cùng nhóm ngôn ngữ (phạm vi nhỏ). Họ đến sinh cơ lập nghiệp lâu dài tại đây nên văn hóa của họ cũng đã có điều kiện “cắm rễ” và “sinh trƣởng”. Nó đã trở thành những điểm nhấn quan trọng đặc biệt trong đời sống của cƣ dân Hoa trên vùng “đất khách”. Thế nhƣng ở xứ ngƣời thì nét văn hóa dân tộc của họ liệu có còn giữ đƣợc nguyên bản hay không? Điều đó có lẽ là khó, bởi nét văn hóa dân tộc của một nhóm ngƣời Hoa vƣợt trùng xa đến nơi đây không đủ sức bao trùm đƣợc nền văn hóa bản địa. Vì vậy, nếu không biết uyển chuyển tiếp biến thì sớm hay muộn nét văn hóa dân tộc của nhóm ngƣời ấy cũng sẽ khó tồn tại trên vùng đất mới. Hơn nữa, cuộc sống của ngƣời Hoa không chỉ bó hẹp trong cộng đồng của mình mà còn mở rộng ra môi trƣờng xung quanh. Đặc biệt, với bản chất khéo kinh doanh của ngƣời Hoa thì điều kiện để trao đổi, giao lƣu mua bán với các cộng đồng ngƣời khác là điều không tránh khỏi. Chính hai yếu tố trên đã dẫn đến quá trình tiếp biến, dung hợp giữa văn hóa bản địa của ngƣời Việt và văn hóa của cộng đồng ngƣời Hoa trên nhiều lĩnh vực, một trong số đó là lĩnh vực tín ngƣỡng-tôn giáo.

43

Với mục đích phục vụ cho nhu cầu tâm linh của những cƣ dân Hoa xa xứ những cơ sở tín ngƣỡng dần dần đƣợc hình thành ở nhiều nơi trong tỉnh nói chung và thành phố Biên Hòa nói riêng. Ban đầu, những cơ sở tín ngƣỡng ấy chỉ là nơi dành cho cƣ dân cộng đồng ngƣời Hoa trao gửi tâm tƣ nguyện vọng của mình nhƣng lâu dần cả ngƣời Việt cũng xem đây là một phần góp thêm vào trong cơ sở tâm linh của ngƣời Việt. Ngƣời Việt cũng đến đây lễ bái, cầu khấn và tham gia vào các hoạt động mỗi khi có lễ hội diễn ra ở các miếu Hoa. Nhƣng ở một chiều kích ngƣợc lại thì văn hóa Hoa cũng chịu sự tác động của văn hóa Việt. Điều đó thể hiện khá rõ nét qua các cơ sở tín ngƣỡng của ngƣời Hoa. Nó có sự chuyển biến đi từ dạng khuôn mẫu Trung Quốc đến cải biên dần có yếu tố Việt. Trƣớc đây, các vật liệu xây dựng miếu hay các đồ vật trang trí đều đƣợc đƣa từ Trung Quốc sang thì giờ đây họ đã dùng nguyên vật liệu tại chỗ để trùng tu. Thậm chí có một số ngôi miếu có quy mô lớn nhƣ: Thất phủ cổ miếu, miếu Thiên hậu-phƣờng Bửu Long, Phụng Sơn Tự,…. đã biết tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phƣơng ngay từ buổi đầu xây dựng. Họ đã dùng đá xanh Bửu Long làm nguyên liệu tạo thành các sản phẩm phục vụ cho các kết cấu kiến trúc (các cột chính chống đỡ mái miếu, đà ngang, vòng thành,…) hoặc các đồ vật trong thờ cúng (khám thờ, các lƣ hƣơng, đèn,…) hoặc dùng để trang trí (tấm biển, các bức hoành phi, tƣợng lân và sƣ tử đá). Tất cả chúng ít nhiều đều có mặt trong những ngôi miếu Hoa nơi đây.

Ngoài việc sử dụng đá làm nguyên liệu thì ngƣời Hoa còn tận dụng nguồn đất xét tại chỗ, xây dựng nhiều lò gốm để làm ra các sản phẩm tƣợng gốm, quần thể tiểu tƣợng gốm cung cấp cho các miếu thờ của cộng đồng ngƣời Hoa. Bên cạnh việc sử dụng nhiều nguyên vật liệu ở vùng đất bản địa phục vụ cho việc xây dựng miếu thì kiểu thức xây dựng cũng có nhiều điểm tƣơng đồng với văn hóa Việt. Đó là những cái cột to tròn dùng để chống đỡ mái miếu có kê đá phía dƣới. Kiểu kiến trúc nhƣ vậy rất gần gũi với kiến trúc của đình làng Việt Nam, khác hẳn với các cột sơn son thếp vàng sặc sỡ theo văn hóa truyền thống Trung Hoa.

Hơn nữa, để tránh sự đơn điệu cho các cột và bao lam, ngƣời Hoa thƣờng dùng nhiều họa tiết, hoa văn để trang trí. Những họa tiết, hoa văn ấy thƣờng là

44

hình ảnh của một số loại trái cây và con vật – đây vốn là những sản phẩm đặc trƣng trong văn hóa Việt. Đến đồ thờ cúng trong thần điện của ngƣời Hoa cũng có ảnh hƣởng thần điện của ngƣời Việt. Nếu thần điện của ngƣời Hoa luôn có 5 pháp khí, gọi là bộ ngũ sự (lƣ trầm, hai đồ cắm đèn cầy, một dĩa đựng trái cây và một để cắm bông hoa) thì trong thần điện của ngƣời Việt chỉ có bộ tam sự (lƣ trầm hoặc lƣ hƣơng ở giữa; hai bên là giá cắm đèn cầy hoặc một dĩa đựng trái cây và một bình hoa). Và pho tƣợng Quan Thế Âm bồ tát đặt thờ tại Quan Âm Các của Thất phủ cổ miếu cũng phảng phất đƣờng nét nhân chủng của thiếu nữ Việt Nam với khuôn mặt trái xoan, mũi dọc dừa…

Ngoài ra, sự dung hợp văn hóa Hoa-Việt còn thể hiện trong một số lễ hội tín ngƣỡng ở các ngôi miếu Hoa. Những vị thần đƣợc hầu hết ngƣời Hoa thờ tự nhƣ Quan Thánh Đế Quân, bà Thiên Hậu đều có tổ chức lễ Vía hàng năm. Đây là dịp mà cả ngƣời Hoa và ngƣời Việt đều có thể tham gia. Trong những ngày hội lễ cũng có hát Tiều, hát Quảng. Tuy tuồng tích có nội dung từ Trung Quốc, nhƣng vẫn hát tiếng Việt và diễn xuất theo nghi thức của ngƣời Việt. Bên cạnh đó, việc đấu giá một số đồ vật đƣợc xem là đem lại may mắn cho những ngƣời kinh doanh buôn bán là một hoạt động khá sôi nổi trong phần hội của nhiều miếu Hoa, trong đó có Thất phủ cổ miếu. Nếu trƣớc đây, việc đấu giá này chỉ giới hạn trong những nhóm cộng đồng ngƣời Hoa thì ngày nay nó đã đƣợc mở rộng ra cho tất cả mọi ngƣời cùng tham gia. Việc đấu giá cho vật phẩm may mắn đã thể hiện một niềm tin mãnh liệt không riêng của ngƣời Hoa mà cả ngƣời Việt về việc ban phát tài lộc của các vị thần linh trong miếu cho những ai có đƣợc nó.

Nhƣ vậy, có thể thấy rằng, việc hội nhập, giao lƣu văn hoá giữa tộc ngƣời Hoa với ngƣời Việt-là những cộng đồng cƣ dân sinh sống cận cƣ ở thành phố Biên Hòa-trong tín ngƣỡng-tôn giáo đã đƣa đến một xu thế tất yếu là dung hợp với nhau. Mối quan hệ giao lƣu văn hóa này tuy có khác nhau về tính chất, về mức độ đậm nhạt nhƣng quá trình diễn ra một cách hoà bình. Chính quá trình hội nhập mang tính cách hoà bình, không cƣỡng bức, nên những nét riêng có, đặc thù, mang tính đặc trƣng của ngƣời Hoa vẫn đƣợc lƣu giữ nhiều trong các miếu thờ. Nơi đây đã

45

giúp cho cộng đồng ngƣời Hoa bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mình trong quá trình cộng cƣ, giao lƣu, tiếp biến văn hóa với các tộc ngƣời “bản địa” tại quê hƣơng thứ hai. Điều này đã làm cho văn hoá ngƣời Hoa sau nhiều thế kỷ vƣợt trùng dƣơng đến định cƣ trên vùng đất Biên Hòa nói riêng vẫn còn giữ đƣợc nét độc đáo riêng có của mình, góp thêm sắc hƣơng cho bức tranh văn hóa phong phú và đa dạng của dân tộc Việt Nam.

46

KẾT LUẬN

Thất phủ cổ miếu là một trung tâm văn hóa cổ của ngƣời Hoa ở Nam Bộ, là một di tích hiện tồn tiêu biểu cho khoảng 12 ngôi miếu khác trên địa bàn thành phố Biên Hòa. Nó là một di tích minh chứng cho lịch sử khẩn hoang của vùng đất phƣơng Nam nói chung và vùng đất Cù Lao Phố nói riêng.

Thất phủ cổ miếu còn là một công trình nghệ thuật đặc sắc với kiểu kiến trúc cổ Trung Hoa. Lối kiến trúc này kết hợp với sự bài trí độc đáo đã thể hiện một trình độ kỹ thuật điêu luyện, khiếu thẩm mỹ tinh tế của các nghệ nhân dân gian. Họ đã lắp ráp liên kết các hạng mục công trình với nhau tạo ra một bố cục chắc chắn, bền vững. Những họa tiết, hoa văn trang trí qua bàn tay tài hoa của các nghệ nhân đã trở nên mềm mại, uyển chuyển trên các thanh xà và các đầu mối nối. Hơn thế, trên nóc đỉnh mặt tiền miếu còn là một tuyệt tác nghệ thuật của hàng loạt các tƣợng gốm, các quần thể tiểu tƣợng bằng gốm xứ Cây Mai thể hiện các đề tài cổ điển phƣơng Đông, mà thông qua đó con ngƣời có thể gửi gắm những mong cầu, ƣớc nguyện của bản thân về một cuộc sống hạnh phúc, tốt đẹp hơn.

Bên cạnh đó, những di vật bằng đá granit đƣợc xem là dấu nhấn minh chứng trƣờng tồn cho những thành tựu nghệ thuật của các thế hệ nghệ nhân thuộc làng nghề khai thác và chạm khắc đá Bửu Long ở Biên Hòa. Đồng thời, di tích này còn là nơi chứa đựng những di vật không đồng nhất về niên đại và đặc điểm nghệ thuật. Điều này chỉ ra tính đa dạng của các thành tố kiến trúc - nghệ thuật. Trong đó, tập hợp các tƣợng thờ bằng nhiều chất liệu khác nhau là một điển hình tiêu biểu.

Ngoài giá trị nghệ thuật độc đáo, Thất phủ cổ miếu còn thể hiện một giá trị văn hóa sâu sắc với những triết lý nhân sinh hƣớng con ngƣời đến các chuẩn mực đạo đức của xã hội. Nó giúp nối kết các cộng đồng ngƣời cùng cộng cƣ “xích lại” gần nhau hơn bất kể họ có khác nhau về nền văn hóa và ngôn ngữ hay không.

47

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU SÁCH:

1. Ban chỉ đạo lễ kỷ niệm 300 năm vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai 1998,

Biên Hòa – Đồng Nai 300 năm hình thành và phát triển, Nxb Đồng Nai.

2. Ban trị sự Thất phủ cổ miếu 2010, Thất phủ cổ miếu, Nxb Đồng Nai, 152tr.

3. Bùi Văn Vƣợng 1998, Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.

4. Diệp Minh Cƣờng 2003, “Tìm hiểu tƣợng long, lân, phụng trong gốm Sài Gòn”, Những phát hiện mới về khảo cổ học 2002, Nxb Khoa học xã hội, tr.696-698.

5. Doãn Chính (chủ biên) 1997, Đại cương triết học phương Đông, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

6. Doãn Hiệp Lý (chủ biên) 2001, Từ điển văn hóa cổ truyền Trung Hoa, Lê Khánh Trƣờng dịch, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

7. Đào Trinh Nhất 1924, Thế lực khách trú và vấn đề di dân vào Nam Kỳ, Sài Gòn.

8. Đặng Đức Siêu 2005, Văn hóa Trung Hoa , Nxb Lao động.

9. Đặng Tuấn Hƣng 2006, Truyện các vị thần tiên trong văn hóa dân gian Trung Quốc, Nxb Thanh Hóa.

10.Đặng Văn Thắng 2004, “ Gốm Nam Bộ trong tiến trình phát triển”, Nam Bộ-Đất và Người, tập 1, Hội Khoa học lịch sử thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Trẻ, TPHCM.

11.Đới Khả Lai 2002, “ Hoa kiều và ngƣời Hoa ở Việt Nam trong Hải Nam Tạp Trƣớc của Thái Đình Lan”, Các nhà Việt Nam học nước ngoài viết về Việt Nam, Phan Huy Lê (chủ nhiệm), tập 2, Nxb Thế Giới, Hà Nội.

12.Hà Văn Tấn 2005, Đến với lịch sử văn hóa Việt Nam, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

48

13.Hoàng Anh Tuấn 2001, “ Về hai pho tƣợng Nhật, Nguyệt mới sƣu tầm của Bảo tàng Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh”, Những phát hiện mới về khảo cổ học 2000, Nxb Khoa học xã hội, tr.386-388.

14.Huỳnh Lứa 2002, Góp phần tìm hiểu vùng đất Nam Bộ thế kỷ XVIII, XIX, XX, Nxb Khoa học xã hội, TPHCM.

15.Huỳnh Ngọc Trảng, Nguyễn Đại Phúc 2006, “Di tích kiến trúc-nghệ thuật”, Văn hóa và Nghệ thuật người Hoa thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm văn hóa thành phố Hồ Chí Minh,tr.189-224.

16.Huỳnh Ngọc Trảng, Nguyễn Đại Phúc(đtg) 1994, Gốm Cây Mai Sài Gòn xưa, Nxb Trẻ, TPHCM.

17.Huỳnh Ngọc Trảng, Nguyễn Đại Phúc(đtg) 1997, Tượng gốm Đồng Nai- Gia Định, Nxb Đồng Nai.

18.Huỳnh Ngọc Trảng, Nguyễn Đại Phúc(đtg) 2007, “Gốm Cây Maiở Đề ngạn (Sài Gòn xƣa), Người Hoa tại thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Văn hóa Thông tin, TPHCM, tr.234-253.

19.Kerry-Nguyễn Long 2002, “Gốm Biên Hòa trong dòng giao lƣu văn hóa”,

Sài Gòn-Thành phố Hồ Chí Minh, con người và văn hóa trên đường phát triển,, Nxb Trẻ, tr.383-450.

20.Lê Huy Tiêu 2001, Từ điển thành ngữ điển cố Trung Quốc, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

21.Lê Văn Cảnh (chủ biên) 2000, Miếu Thiên Hậu-Tuệ Thành Hội Quán, Nxb Trẻ.

22.Mã Thanh Cao 1999, “Về hai cặp tƣợng gốm Sài Gòn xƣa tại bảo tàng Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh, Những phát hiện mới về khảo cổ học 1998, Nxb Khoa học xã hội, tr.390.

23.Mai thanh Hải 2004, Địa chí tôn giáo-lễ hội Việt Nam, NXB Văn hóa thông tin, 851tr, trang 11-14.

24.Ngô Văn Lệ, Nguyễn Duy Bính (đtg) 2005, Người Hoa ở Nam Bộ, Nxb ĐH Quốc gia, TPHCM.

49

25.Nguyễn Duy Nhƣờng 1998, Văn học điển cố thuyết minh, tập 1, Nxb Văn nghệ TPHCM.

26.Nguyễn Duy Nhƣờng 1998, Văn học điển cố thuyết minh, tập 3, Nxb Văn nghệ TPHCM.

27.Nguyễn Hiến Lê 2006, Sử Trung Quốc, Nxb Tổng Hợp, TPHCM.

28.Nguyễn Thị Nguyệt 2011, Tín ngưỡng dân gian trong cộng đồng người Hoa ở Biên Hòa – Đồng Nai, Bản đánh máy.

29.Nguyễn Tuấn Anh 2004, Nghiên cứu nghệ thuật trang trí quần thể tiếu tượng gốm trên nóc miếu Thiên Hậu của người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh và tiềm năng du lịch ở di tích lịch sử văn hóa này, Đề tài nghiên cứu khoa học trƣờng ĐH KHXH&NV, TPHCM.

30.Nguyễn Văn Sang 1974, Người Việt gốc Hoa và kinh tế Việt Nam, Luận văn Cao học, Trƣờng Quốc gia Hành chánh, Sài Gòn.

31.Nguyễn Yên Tri 2002, Làng đá Bửu Long, Nxb Tổng Hợp Đồng Nai, 161tr.

32.Nhà Bảo tàng Đồng Nai 1998, Cù Lao Phố lịch sử và văn hóa, Nxb Đồng Nai, 379 tr.

33.Phan An (chủ biên) 2005, Góp phần tìm hiểu văn hóa người Hoa ở Nam Bộ, Nxb Văn hóa thông tin, TPHCM.

34.Phan An 1990, “Chùa Hoa, một nét văn hóa đặc sắc của thành phố Hồ Chí Minh”, Chùa Hoa thành phố Hồ Chí Minh, Nxb.TPHCM, tr 9-52.

35.Phan An 2005, Người Hoa ở Nam Bộ, Nxb Khoa học xã hội, TPHCM.

36.Tân Việt Điểu 1961, “Lịch sử ngƣời Hoa kiều tại Việt Nam”, Văn hóa Nguyệt san, số 65, tr.1211-1222.

37.Tean Chevalier, Alain Gheerbrant 2002, Từ điển biểu tượng văn hóa Thế giới, Phạm Vĩnh Cƣ dịch (chủ biên), Nxb Đà Nẵng.

38.Thái Dịch An 2003, Tổng tập hoa văn rồng phượng, Giang Linh dịch, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

50

39.Theodore M.Lugwig (2000), Những con đường tâm linh phương Đông, Nxb Văn hóa.

40.Trần Hạnh Minh Phƣơng 2003, Giao lưu văn hóa Việt-Hoa qua các cơ sở tín ngưỡng-tôn giáo của người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ Lịch sử, chuyên ngành Dân tộc học, TPHCM.

41.Trần Hiền Tồn 2005, Những sự kiện và nhân vật điển hình trong văn hóa Trung Quốc, Vũ Huy Bình-Nguyễn Minh Tiến dịch, Nxb Văn Hóa Thông Tin, Hà Nội.

42.Trần Hồng Liên 2005, “Kiến trúc chùa, miếu của ngƣời Hoa ở Nam Bộ”,

Văn hóa người Hoa ở Nam Bộ-Tín ngưỡng và Tôn giáo, Nxb Khoa học xã hội, TPHCM.

43.Trần Khánh 2001, “Phân tích dân số học tộc ngƣời cộng đồng ngƣời Hoa ở Việt Nam”, Dân số học, số 1, tr.14-20.

44.Trần Khánh 2001, “Sự hình thành cộng đồng ngƣời Hoa ở Việt Nam thế kỷ XVII-XVIII và nửa đầu thế kỷ XIX”, Nghiên cứu lịch sử, số 1, tr.39-

Một phần của tài liệu Luận văn đông phương học miếu thờ của người hoa ở biên hòa đồng nai dưới góc nhìn văn hóa học trường hợp thất phủ cổ miếu – chùa ôn (Trang 44 - 59)