Hệ thống “đa thần” trong miếu thờ ngƣời Hoa

Một phần của tài liệu Luận văn đông phương học miếu thờ của người hoa ở biên hòa đồng nai dưới góc nhìn văn hóa học trường hợp thất phủ cổ miếu – chùa ôn (Trang 38 - 44)

Khi đến các ngôi miếu của ngƣời Hoa ở Biên Hòa, ta thấy rõ những vị thần linh đƣợc tôn thờ không có tính chất độc tôn duy nhất, mà nơi đây là một tập hợp các vị thần linh. Các vị thần này có khi là đối tƣợng đƣợc thờ chính ở ngôi miếu này nhƣng có khi lại là đối tƣợng đƣợc phối thờ trong các ngôi miếu khác với những chức năng và ý nghĩa theo phong tục tập quán của các bang ngƣời Hoa. Nhƣng cho dù là nhân thần, nhiên thần hay tổ tiên, tất cả họ đều là một tập hợp những ý niệm tín ngƣỡng dân gian có khả năng che chở, phù hộ, giải tỏa những bức xúc và tâm tƣ nguyện vọng của dân gian.

Trong cộng đồng ngƣời Hoa, những vị thần linh đƣợc ngƣời Hoa thờ phụng thƣờng là những cá nhân kiệt xuất có nhân cách ƣu tú hoặc có công lớn trong việc phò vua giúp nƣớc giúp dân, tổ tiên, tổ nghề hay là những vị thần mang tính chất siêu nhiên không có thực. Họ là những đối tƣợng rất linh thiêng có khả năng đem

37

lại bình an, may mắn cho cộng đồng xã hội hoặc là ngƣời đại diện cho những quan niệm về chuẩn mực đạo đức của con ngƣời trong xã hội nhƣ: Quan Thánh Đế quân, Thiên Hậu Thánh mẫu, Quảng Trạch Tôn vƣơng, Tam vị Tổ nghề (Ngũ Đăng Tiên sƣ; Lỗ Ban Tiên sƣ; Uất Trì Tiên sƣ); Quan Âm Bồ tát; Kim Hoa nƣơng nƣơng; Ngũ Hành nƣơng nƣơng; ông Bổn;….. Mỗi vị thần này đều có những thần tích và nhiệm vụ khác nhau trong việc bảo trợ cho cƣ dân cộng đồng ngƣời Hoa. Và Thất phủ cổ miếu là nơi tập hợp khá nhiều các vị thần nhƣ thế.

Trong hệ thống thần linh phong phú nhƣ trên, ngƣời đƣợc tôn thờ nhiều nhất chính là Quan Thánh Đế quân (dân gian gọi tắt là Ông). Ông là đối tƣợng đƣợc thờ chính ở Thất phủ cổ miếu (vị trí thờ Ông ở chính giữa gian chánh điện), miếu Quan Đế-phƣờng Thanh Bình, miếu Quan Thánh-xã An Hòa và đƣợc phối thờ trong nhiều ngôi miếu Hoa khác. Tại sao Ông lại đƣợc sùng kính nhƣ vậy? Bởi có lẽ tính cách của Ông gắn với những phẩm chất Trung, Hiếu, Tiết, Nghĩa mà dân gian luôn xem đó là thƣớc đo cho những chuẩn mực đạo đức trong xã hội. Đồng thời, với những công lao đóng góp của mình trong sự nghiệp phò vua giúp nƣớc, Quan Công đƣợc tôn vinh là một vị anh hùng dũng cảm, tài năng. Tín ngƣỡng về Quan Công dần dần thịnh hành trong dân gian. Ông đƣợc vua của các triều đại Trung Quốc phong nhiều tƣớc hiệu cao quý và suy tôn thành đối tƣợng sùng bái để đề cao quốc uy. Tất cả những điều đó đã khiến cho hình tƣợng của Quan Công đƣợc in sâu vào trong tâm thức dân gian nhƣ một vị thần của giới võ tƣớng. Hơn nữa, Ông còn đƣợc xem là nhân vật thiêng đã hiển thánh với đầy đủ vạn năng uy lực. Cho nên mọi ngành nghề, nam nữ già trẻ trai gái trong dân gian đều xem và tin Quan Thánh Đế quân là thần “Vạn năng”. Tùng tự cạnh Quan Thánh Đế quân là Quan Bình Thái tử (con nuôi của Quan Công, đƣợc tôn xƣng là “Cửu thiên oai linh hiển hóa đại thiên tôn”) và Châu Xƣơng tƣớng quân (tùy tƣớng của Quan Công, đƣợc tôn xƣng là “Cƣơng trực trung dũng đại thiên tôn”).

38

Hình 2.4.1: Quan Thánh Đế quân

Ảnh chụp ngày 26/04/2012 Hình 2.4.2: Thiên Hậu Thánh mẫu Ảnh chụp ngày 26/04/2012

Cùng với Quan Thánh Đế quân, Thiên Hậu Thánh mẫu (dân gian gọi tắt là Bà) cũng là một trong những vị thần đƣợc thờ phụng ở nhiều nơi. Nếu trong miếu Thiên Hậu-phƣờng Bửu Long, Thiên Hậu tự-phƣờng Hòa Bình, Bà là đối tƣợng đƣợc thờ chính thì trong các miếu Hoa khác Bà là đối tƣợng phối thờ (ở Thất phủ cổ miếu, khám thờ đƣợc đặt ở phía bên trái của khám thờ Ông). Bà là một vị nữ thần đƣợc ngƣời Hoa ở Trung Quốc thờ cúng rất lâu đời (đặc biệt đƣợc thờ nhiều ở miền duyên hải), song Bà đƣợc thờ phổ biến trong tín ngƣỡng của ngƣời Hoa sống ở nƣớc ngoài. Ban đầu, Bà đƣợc thờ nhƣ vị nữ thần cứu hộ ngƣ dân, những ngƣời đi biển, những thƣơng nhân đƣờng biển. Bên cạnh tƣợng thờ Bà thƣờng là Thiên Lý Nhãn và Thuận Phong Nhĩ (một số nơi là hai tỳ nữ trợ tá), đây là hình ảnh của những ngƣời trợ tá giúp bà thấy và nghe đƣợc tất cả những lời cầu cứu của ngƣời đi biển gặp nạn. Vị nữ thần này có linh nguyện nhƣ Quán Thế Âm Bồ tát nên ngƣời Hoa có tục phối tự với Quán Thế Âm Bồ tát. Dần dần, Bà trở thành phúc thần đƣợc nhân dân Trung Hoa tôn thờ nhƣ bậc hiển thánh. Ngoài ra, Bà còn

39

đƣợc ngƣời dân ca ngợi, suy tôn là ngƣời phụ nữ có những đức tính cao quý (đức hạnh, hiếu thảo và nhân ái) đáng đƣợc ngƣỡng mộ và học tập theo.

Ở khám thờ bên phải của Thất phủ cổ miếu là nơi thờ Kim Hoa nƣơng nƣơng. Bà là vị nữ thần chú tạo thai phôi, phù hộ trẻ sơ sinh. Bà giúp các sản phụ sinh nở mẹ tròn con vuông. Theo dân gian, một đứa trẻ từ khi đƣợc tƣợng hình đến khi lọt lòng và phát triển thành một nhi đồng 12 tuổi đều có những vị nữ thần phù hộ, gọi là thần độ sinh hay nôm na là “mẹ sanh”. Trợ giúp bà có 3 Đức thầy-Tổ sƣ ngành hộ sản (Tổ sƣ: ngƣời khởi lập nghề nghiệp; Thánh sƣ: bậc thầy sáng kiến; Tiên sƣ: bậc thầy truyền dạy nghề nghiệp) và Thập nhị Bà Thƣ với các nhiệm vụ khác nhau (hay còn gọi là 12 Mụ bà), coi việc sinh đẻ trong từng con giáp.

Ở bên trái tiền điện là khám thờ Phƣớc Đức Chính Thần (hay còn có nơi gọi là Bổn Đầu Công). Ông đƣợc thờ với hình tƣợng của một vị quan có râu dài, khuôn mặt quắc thƣớc, nhân hậu, dáng ngồi thoải mái, hai tay gác lên tay ngai trông rất ung dung tự tại…và đƣợc xem là thần chủ quản cuộc đất của đền miếu hay là thần Thành hoàng của làng. Tuy nhiên, ở tƣ liệu khác thì Vƣơng Hồng Sển cho rằng ông Bổn còn là hiện thân của Trịnh Hòa (thời Minh): “Nguyên đời Vĩnh Lạc (1403 – 1424), vua có sai ông thái giám Trịnh Hòa, cỡi thuyền buồm dạo khắp các nước miền Đông Nam Á ban bố văn hóa Trung Hoa, và luôn dịp mua về cho hoàng đế Minh Triều những kỳ trân dị bửu Ấn Độ, Xiêm La, Miến Điện, Cao Miên, Việt Nam, Chiêm Thành, Tân Gia Ba, Chà Và, Nam Dương Quần Đảo...Trịnh Hòa tỏ ra vừa nhà thám hiểm, du lịch, khảo cứu địa dư, ngoại giao, ngôn ngữ học, mỗi mỗi đều tài tình. Đi đến đâu, ông thi nhân bố đức, và đưa người Tàu đến lập nghiệp đến đó, hoặc chỗ nào có người Trung Hoa ở sẵn thì ông chỉnh đốn sắp đặt cho có thêm trật tự. Sau nầy ông mất, dân ngoại kiều cảm đức sâu, thờ làm phúc thần, vua sắc phong "Tam Bửu Công", cũng gọi "Bổn Đầu Công" (đọc theo tiếng Quảng là Pủn Thầu Cúng) gọi tắt là "Ông Bổn"8

. Nhƣ vậy, dù là hiện thân của thần hay ngƣời thì Phƣớc Đức Chính thần vẫn đƣợc xem nhƣ

8

40

vị thần có công năng “trấn trạch” đem lại bình an cho cộng đồng và cơ sở tín ngƣỡng.

Hình 2.4.3: Phúc Đức Chính thần

Ảnh chụp ngày 26/04/2012 Hình 2.4.4: Kim Hoa nương nương Ảnh chụp ngày 26/04/2012

Còn ở trên cửa ra vào các miếu thƣờng có hình ảnh của các Môn thần. Ở Thất phủ cổ miếu là hình ảnh của hai vị thần mặc sắc phục võ tƣớng, mặt đỏ, dung mạo rất phƣơng phi, râu tóc dài trông rất uy nghiêm; một ngƣời nhìn hung dữ, một ngƣời vẻ mặt hiền hòa. Việc dán hình Môn thần trƣớc cửa là tục lệ có từ xƣa nhằm để xua đuổi ma quỷ. Còn hai vị thần ấy cũng có từ trong thần thoại cổ đại Trung Quốc. Bắt đầu từ một tập tục thời nhà Chu nên xuất hiện việc vẽ khắc hình tƣợng của hai vị Thần Đồ và Uất Lũy để trừ tà. Đến thời nhà Đƣờng, hai vị Môn thần này biến thành Tân Thúc Bảo và Từ Kính Đức. Tƣơng truyền đây là quan võ của vua Đƣờng Thái Tông, hai ngƣời đã từng đứng gác ngoài cửa cung đuổi đƣợc bọn quỷ hại vua khi lâm trọng bệnh. Thần tích này đã làm cơ sở cho việc vẽ hình hai vị quan võ này hay đặt ống nhang để cúng kính hai vị Môn thần ở cửa chính các đền miếu của ngƣời Hoa.

41

Ngoài điện thờ chính, trong ngôi miếu nhỏ ở bên cạnh còn thờ Ngũ Hành nƣơng nƣơng. Ngũ hành là khái niệm quan trọng trong lịch sử tƣ tƣởng Trung Quốc. Trong các thời đại khác nhau, Ngũ Hành có nội dung khác nhau. Ở đây, trong tâm thức dân gian Ngũ Hành đƣợc coi là gốc của muôn vật. Xuất phát từ Trung Quốc, dần dần thuyết Ngũ Hành đƣợc tín ngƣỡng hóa thành sự thờ phƣợng “vạn vật linh thiêng” phổ biến trong nhiều dân tộc Á Đông. Vì vũ trụ sinh trƣởng hay vì sự cầu mong mọi vật sanh trƣởng nên dùng biểu tƣợng nữ, bởi lẽ phụ nữ bao giờ cũng biểu hiện cho sự phồn thịnh, sự sinh sôi nẩy nở, thể hiện đúng đặc tính của Ngũ Hành là kết hợp với nhau có sự tƣơng sinh, tƣơng khắc để tạo nên vô vàn vật chất biến hóa. Dân gian tin rằng các Bà có những quyền năng nhất định đối với các nghề có liên quan đến đất đai, củi lửa, kim khí, nƣớc nôi và cây cối. Vì vậy, nhóm thần linh này có thể phù hộ cho ngƣ dân, thợ thủ công, nông dân,… Tất cả chủ vào cái đức hóa sinh của Ngũ Hành nên Ngũ Hành nƣơng nƣơng có các tôn danh: Thổ Đức Thánh Phi, Hỏa Đức Thánh Phi, Thủy Đức Thánh Phi, Kim Đức Thánh Phi, và Mộc Đức Thánh Phi. Cốt tƣợng thờ năm bà đƣợc khoác áo choàng theo các màu tƣợng trƣng cho các hành trong Ngũ Hành và gọi theo thông tục là “Năm bà Ngũ Hành” hay “Năm mẹ Ngũ Hành”.

Phía sau điện thờ chính là Quan Âm Các. Ở đây cũng là nơi thờ tự của một tập hợp đa dạng các vị thần linh khác nhƣ: Bồ tát Quán Thế Âm; Bao Công; Hiếu Tử/Bạch Vô Thƣờng; Tề Thiên Đại Thánh; Thanh Long-Bạch Hổ,…Nhìn chung, các đối tƣợng thờ tự ở Thất phủ cổ miếu thể hiện nhiều mong ƣớc của ngƣời Hoa, từ công việc làm ăn, sinh con nối dõi, bình an, sức khỏe, hạnh phúc đến việc khẳng định, xác lập và hƣớng đến những giá trị đạo đức truyền thống thông qua tính cách của các vị thần. Vì vậy, trong một ý nghĩa mở rộng, những tín ngƣỡng- tôn giáo của ngƣời Hoa là một sự cân bằng tâm lý, điều tiết hành vi ứng xử của con ngƣời trong xã hội.

Nhƣ vậy, qua việc thờ tự có thể nhận thấy miếu là một phức thể của tín ngƣỡng và tôn giáo, mà trong đó tín ngƣỡng có vẻ lấn trội hơn, đó là tín ngƣỡng đa thần. Những vị thần đƣợc thờ phụng trong miếu đã tạo ra một tập thành đa dạng,

42

nhiều công năng phản ánh tính chất đa cầu của cộng đồng đa ngành nghề, đa thành phần xã hội. Tuy nhiên, sự đa dạng đó vốn là khuôn mẫu của cơ cấu tín ngƣỡng dân gian truyền thống đặc trƣng của ngƣời Hoa và đến nay vẫn chƣa xuất hiện một sự thay đổi mới nào.

Một phần của tài liệu Luận văn đông phương học miếu thờ của người hoa ở biên hòa đồng nai dưới góc nhìn văn hóa học trường hợp thất phủ cổ miếu – chùa ôn (Trang 38 - 44)