Thế giới quan và nhân sinh quan của ngƣời Hoa

Một phần của tài liệu Luận văn đông phương học miếu thờ của người hoa ở biên hòa đồng nai dưới góc nhìn văn hóa học trường hợp thất phủ cổ miếu – chùa ôn (Trang 35 - 38)

Trong khoảng 310 năm, cùng với quá trình di dân và định cƣ tại vùng đất Biên Hòa-Đồng Nai, các ngôi miếu đã đƣợc hình thành nhằm để đáp ứng nhu tâm linh của cộng đồng ngƣời Hoa. Các ngôi miếu này không chỉ cung cấp cho chúng ta những thông tin về kiểu thức kiến trúc, các mô típ hoa văn trang trí, hệ thống thờ tự-tế lễ mà còn có thể giúp ta hiểu rõ hơn đặc trƣng văn hóa của tộc ngƣời với các quan niệm về thế giới xung quanh; về cuộc đời, đạo đức, lối sống của con ngƣời.

Từ những cách bày trí cũng nhƣ các đối tƣợng đƣợc thờ tự trong các miếu ngƣời Hoa, ta có thể thấy quan niệm về thế giới quan của ngƣời Trung Quốc chính là xem thế giới nhƣ là một vũ trụ, bởi nơi đây đã tạo ra đƣợc sự hài hòa giữa con ngƣời và vũ trụ một cách có trật tự. Mọi sự vật, hiện tƣợng đƣợc sinh ra bởi hai

34

yếu tố “阴 /yīn/ – 阳/yáng/” (âm – dƣơng). Âm – dƣơng hòa hợp sẽ sinh ra muôn loài, biểu hiện sự thịnh vƣợng của vạn vật. Quan niệm này đƣợc thể hiện khá rõ qua hình ảnh của cặp tƣợng “ông Nhật-bà Nguyệt” ở hai đầu đao trên nóc các ngôi miếu Hoa nhƣ: Thất phủ cổ miếu, Tân Lân cổ miếu (đình Tân Lân-phƣờng Hòa Bình), Thiên Hậu cổ miếu (miếu Tổ sƣ nghề đá-phƣờng Bửu Long).

Trong quan niệm của ngƣời Trung Quốc cổ đại, ngoài nguyên lý “âm – dƣơng” thì Ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) cũng đƣợc xem là học thuyết chứa đựng 5 yếu tố tạo nên thế giới loài ngƣời. Học thuyết này “nhằm giải thích nguồn gốc và quá trình biến hoá của vạn vật trong vũ trụ. Nó đánh dấu bước phát triển sơ khai của tư duy khoa học nhằm thoát khỏi sự chi phối của tư tưởng duy tâm tôn giáo về cái gọi là thượng đế, quỷ thần…” [5: 276] đƣợc thể hiện bằng hình thức thờ Ngũ Hành Nƣơng Nƣơng (5 cốt tƣợng phụ nữ khoác các màu tƣơng ứng trong ngũ hành). Hình thức thờ này hiện có ở Thất phủ cổ miếu, Tân Lân cổ miếu, miếu Thiên Hậu (miễu Cây Quăn-phƣờng Bửu Long).

Nguyên lý “âm – dƣơng” và học thuyết Ngũ hành là những thành phần cơ bản trong khoa học phong thủy. Phong thủy bắt nguồn từ Trung Quốc, cho nên, ngƣời Trung Quốc xem nó nhƣ là một phần nghệ thuật đặc biệt giúp cân bằng cuộc sống, khai thông và phát triển vận may trong mọi lĩnh vực có liên quan đến cuộc sống của họ. Cho nên, khi xây dựng các công trình kiến trúc nói chung, cơ sở tín ngƣỡng nói riêng, ngƣời Hoa luôn chú ý thuật phong thủy bởi họ cảm nhận “không gian nhà ở là một tiểu vũ trụ trong trật tự của vũ trụ lớn” [39: 214]. Với những chú ý về yếu tố “minh đƣờng thủy tụ” sẽ giúp nơi ấy có vƣợng khí sinh sôi phát triển, vì vậy, các ngôi miếu Hoa ở Biên Hòa thƣờng đƣợc xây dựng theo kiểu mặt tiển miếu hƣớng ra dòng sông Đồng Nai hiền hòa, êm ả (Thất phủ cổ miếu, Tân Lân cổ miếu, Phụng Sơn Tự) hoặc lƣng dựa núi Bửu Long (Thiên Hậu cổ miếu). Còn đối với những ngôi miếu không có địa thế lý tƣởng nhƣ trên thì lại đƣợc cải tạo bằng cách xây hồ nƣớc trƣớc công trình kiến trúc – tƣợng trƣng cho dòng sông, hòn non bộ là ngọn núi thu nhỏ, và hai phù điêu tả Thanh long, hữu Bạch hổ tƣợng trƣng cho thế đất “rồng thu, hổ phục”.

35

Bên cạnh, việc dùng nguyên lý “âm – dƣơng”, học thuyết Ngũ hành và khoa học phong thủy để giải thích cho các quy luật sinh thành, vận động của toàn vũ trụ, thế giới và trong cuộc sống sinh tồn của nhân loại thì quan niệm “vạn vật hữu linh” của thời cổ đại vẫn tồn tại trong các cơ sở tín ngƣỡng của ngƣời Hoa, thể hiện bằng việc thờ Hổ và Thanh Long ở dƣới bệ thờ Ông Bao Công (tầng 1 Quan Âm Các của Thất phủ cổ miếu), hai bên vách chính điện của Phụng Sơn Tự; thờ Đá (miếu Ông Đá trong Tân Lân cổ miếu).

Ngoài quan niệm cho rằng mọi vật đều có linh hồn cần phải thờ tự thì những gì mà con ngƣời không làm chủ đƣợc cũng trở thành đối tƣợng sùng bái của con ngƣời nhƣ: thần Mặt trời, Mặt trăng, thần Mây, thần Mƣa….Tuy điều này không còn thể hiện rõ ràng trong các cơ sở tín ngƣỡng của ngƣời Hoa nhƣng những tàn dƣ ấy vẫn còn lƣu lại trong các bao lam, hoành phi, câu đối với các đề tài trang trí quen thuộc nhƣ “lƣỡng long chầu nhật”, “lƣỡng long chầu nguyệt” có mặt hầu hết ở nóc cửa chính và bờ nóc chính điện các ngôi miếu Hoa.

Từ bố cục trang trí bên ngoài bƣớc vào trong miếu, ta có thể thấy những triết lý nhân sinh của ngƣời Hoa thông qua hệ thống tƣợng thờ. Nó là những thành tố mà ngƣời Hoa gởi gắm các quan niệm về chuẩn mực đạo đức của con ngƣời trong xã hội, về các mối quan hệ giữa ngƣời và ngƣời rõ nét nhất. Quan niệm về phạm trù đạo đức của ngƣời Trung Quốc đƣợc cô đọng trong “nhân”, “lễ”, “nghĩa”, “trí”, “tín”. Các hình tƣợng đƣợc thờ tự và phối thờ nhiều nhất ở các miếu đó là: Quan Thánh Đế Quân, Thiên Hậu Thánh Mẫu, Bổn Đầu Công,… Ngƣời Hoa muốn thông qua ý nghĩa các hình tƣợng đó để giáo dục một nhân cách tốt đẹp cho con ngƣời(đối với nam giới: sống đúng nghĩa của một ngƣời quân tử, biết yêu thƣơng con ngƣời, chính trực và công minh, có tinh thần trách nhiệm với những việc mình đã làm; đối với nữ giới: lòng hiếu thảo với cha mẹ, đức hạnh với anh em trong gia đình, sẵn sàng xả thân hy sinh vì mọi ngƣời, nhân cách vị tha và tình thƣơng chân thành). Đồng thời, nó cũng giúp rèn luyện một ý chí bền bỉ, vững vàng, vƣợt lên trên những khó khăn cuộc sống. Tất cả những đức tính cao quý ấy đã trở thành một chuẩn mực nhân cách và đạo đức của con ngƣời mà ngƣời Hoa

36

xem nhƣ là một mục tiêu định hƣớng giáo dục đạo đức làm ngƣời cho con cháu sau này.

Tiếp nối những chuẩn mực đạo đức đó không thể thiếu lời nhắc nhở “uống nƣớc nhớ nguồn” của tổ tiên đến với con cháu. Ngƣời Hoa đề cao tổ tiên, thờ tổ tiên trong các khám thờ trong miếu. Khái niệm tổ tiên không bó hẹp trong phạm vi huyết thống, gia đình, họ tộc nữa mà mở rộng ra cộng đồng, xã hội. Thờ cúng tổ tiên trong cộng đồng là thờ tổ nghề mang tính chất cầu sự giúp đỡ cũng nhƣ là cầu phúc cho phƣờng nghề. Đó là trƣờng hợp thờ Tam vị Tổ nghề ở Thiên Hậu miếu (phƣờng Bửu Long) và bài vị của những bậc tiền bối (thƣờng đặt trên các khám thờ ở hậu điện) có công đóng góp cho việc xây dựng, trùng tu miếu. Hay các tấm bia trùng tu cũng có thể đƣợc xem là hình thức ghi công cho những bậc tiền nhân. Nhƣ vậy từ trong kiến trúc cho đến hệ thống thờ tự ở các ngôi miếu Hoa đã phần nào khắc họa cho chúng ta hiểu rõ hơn về thế giới quan và nhân sinh quan của ngƣời Trung Quốc. Đồng thời, nó cũng đã trở thành nơi bảo tồn và phát huy văn hóa của một cộng đồng tốt nhất khi biết cách biến những học thuyết triết học cao siêu về vũ trụ, con ngƣời thành những vấn đề giản dị dễ đi vào lòng nhân dân.

Một phần của tài liệu Luận văn đông phương học miếu thờ của người hoa ở biên hòa đồng nai dưới góc nhìn văn hóa học trường hợp thất phủ cổ miếu – chùa ôn (Trang 35 - 38)