1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐỀ TÀI: TÍCH CỰC HÓA VIỆC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH QUA CÁC TIẾT HỌC VẬT LÝ THPT

18 3,1K 19

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 198,5 KB

Nội dung

Trong chương trình Vật lý ở bậc học THPT, định luật vật lý là một trong những nội dung cơ bản nhất, song song tồn tại với định nghĩa các đại lượng vật lý mà người giáo viên cần truyền đạt cho học sinh. Vì vậy, việc giảng dạy các định luật vật lý, định nghĩa các đại lượng vật lý theo phương pháp đổi mới là rất cần thiết. Từ đó, nảy sinh cho tôi câu hỏi “ Dạy học như thế nào để bồi dưỡng cho học sinh tiềm năng trí tuệ sáng tạo, tư duy khoa học vật lý, năng lực giải quyết các vấn đề của vật lý” .Với các vấn đề nêu trên, bài sáng kiến này đề cập vấn đề: TÍCH CỰC HÓA VIỆC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH QUA CÁC TIẾT HỌC

I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Chúng ta đang sống trong thế kỷ của trí tuệ sáng tạo. Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, đó là thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phát triển giáo dục và đào tạo là một động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện phát huy nguồn lực con người- yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Sự nghiệp giáo dục phải góp phần quyết định vào việc bồi dưỡng cho thế hệ trẻ tiềm năng trí tuệ, tư duy sáng tạo, năng lực tìm tòi chiếm lĩnh tri thức, năng lực giải quyết vấn đề thích ứng được với thực tiễn cuộc sống, với sự phát triển của kinh tế tri thức. Mục tiêu đổi mới này đòi hỏi ở người thầy phải phân tích và nhận thức được tầm quan trọng trong công tác giảng dạy, ngay chính trong bản thân người thầy cũng phải đổi mới về phương pháp giảng dạy cho phù hợp với thực tiễn đặt ra. Dạy học trước kia mang tính chất “độc thoại thông báo, giảng giải áp đặt của sự dạy và tính chất “thụ động chấp nhận, ghi nhớ, thừa hành, bắt buộc” sự học của trò. Kiểu dạy học như thế không thể khích lệ, phát huy được hoạt động tự chủ, tìm tòi, sáng tạo giải quyết vấn đề của học sinh trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Cách thức dạy học đó ngày nay không còn phù hợp với xu thế thời đại. Kiểu dạy học đó không thể tồn tại và chấp nhận được. Trong chương trình Vật lý ở bậc học THPT, định luật vật lý là một trong những nội dung cơ bản nhất, song song tồn tại với định nghĩa các đại lượng vật lý mà người giáo viên cần truyền đạt cho học sinh. Vì vậy, việc giảng dạy các định luật vật lý, định nghĩa các đại lượng vật lý theo phương pháp đổi mới là rất cần thiết. Từ đó, nảy sinh cho tôi câu hỏi “ Dạy học như thế nào để bồi dưỡng cho học sinh tiềm năng trí tuệ sáng tạo, tư duy khoa học vật lý, năng lực giải quyết các vấn đề của vật lý” .Với các vấn đề nêu trên, bài sáng kiến này đề cập vấn đề: TÍCH CỰC HÓA VIỆC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH QUA CÁC TIẾT HỌC NỘI DUNG PHẦN MỘT: CƠ SỞ LÝ LUẬN Căn cứ vào mục tiêu của Giáo Dục&Đào Tạo “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có tri thức, có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ, năng động, sáng tạo, có đạo đức cách mạng, có tinh thần yêu Nước, yêu CNXH”. Trong khi đó, môn học Vật lý trong trường THPT là một trong những môn học cơ bản tạo điều kiện phát triển tư duy của học sinh. Vật lý có mối quan hệ chặt chẽ với môn kỹ thuật, điều đó khẳng định tính cần thiết của môn học. Tính chất cơ bản của các khái niệm vật lý, các định luật vật lý là các luận cứ cơ bản của triết học mang tính khoa học biện chứng một cách sâu sắc, điều đó càng khẳng định Vật lý có thế giới quan khoa học cho học sinh. Là một người giáo viên giảng dạy bộ môn Vật lý, tôi nhận thức được nhiệm vụ cơ bản của mình đó là: • Cung cấp cho học sinh kiến thức phổ thông cơ bản có hệ thống và toàn diện về vật lý. Hệ thống này phải thiết thực có tính kỹ thuật và phù hợp với quan niệm hiện đại của vật lý học. • Rèn luyện cho học sinh những kỹ năng chủ yếu sau: - Quan sát. - Đo lường. - Sử dụng các dụng cụ máy đo phổ biến. - Thực nghiệm, thí nghiệm vật lý đơn giản. - Giải các bài vật lý phổ thông. - Vận dụng các kiến thức vật lý để giải thích hiện tượng đơn giản và ứng dụng của vật lý trong sản xuất. - Sử dụng các thao tác tư duy lôgic và các phương pháp cơ bản về môn học vật lý • Góp phần phát triển năng lực tư duy lôgic cho học sinh. • Góp phần xây dựng cho học sinh thế giới quan khoa học và giáo dục lòng yêu Nước, yêu chủ nghĩa xã hội khoa học và tinh thần quốc tế vô sản. PHẦN HAI: CƠ SỞ LÝ THUYẾT “ TÍCH CỰC HÓA VIỆC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH” Theo lý thuyết hiểu theo nghĩa hẹp “Tích cực hóa việc học tập của học sinh” là làm thế nào để học sinh thuộc làu tài liệu ngay trong giờ học trên lớp mà không cần nghiên cứu tài liệu ngoài giờ học. Đồng thời, tích cực hóa việc học tập của học sinh là tổ chức, theo dõi sự chú ý của học sinh ở tất cả các giai đoạn, ở các kiểu khác nhau sao cho học sinh thu được kiến thức không phải thụ động mà là trong quá trình làm việc tích cực tự lực muôn hình muôn vẻ. Trên cơ sở lý thuyết và thực tế khi giảng dạy tại trường tôi nhận thấy để tích cực hóa việc học tập của học sinh trong việc tiếp thu kiến thức bộ môn Vật lý thì người giáo viên cần làm những công việc sau: I. CHUẨN BỊ THIẾT KẾ BÀI GIẢNG 1. Phải nghiên cứu kỹ tài liệu, xác định mục tiêu bài dạy, phần dạy, kiểu bài dạy, kiến thức của bài dạy, nội dung trọng tâm cần truyền tải tới học sinh Sau đây sẽ liệt kê một số kiểu bài dạy và phương pháp giảng dạy 1.1. Giảng dạy các khái niệm vật lý Định nghĩa: Khái niệm vật lý là sản phẩm phản ánh bởi bộ óc những tính chất chung về bản chất của đối tượng và sự vật hiện tượng vật lý. Đặc điểm: + Các khái niệm vật lý thường xuất hiện khi nghiên cứu các đại lượng vật lý và được chia làm hai nhóm đó là khái niệm vật lý chỉ có đặc điểm định tính và khái niệm vật lý chỉ có đặc điểm định lượng. + Khi giảng dạy các khái niện vật lý, giáo viên phải cho học sinh nắm thật chắc các khái niệm vật lý vì học sinh có nắm chắc các khái niệm vật lý thì mới đi sâu vào bản chất các hiện tượng vật lý và ứng dụng nó trong cuộc sống và trong kỹ thuật. Chú ý: - Khi giảng dạy các khái niệm vật lý giáo viên phải chỉ rõ cho học sinh nhận thức rõ được những yêu cầu sau - Đại lượng có hướng hay đại lượng vô hướng - Đại lượng đặc trưng cho tính chất gì của sự vật hiện Đại lượng vật lý ấy là tượng vật lý. - Mối liên hệ định lượng giữa nó với các đại lượng khá thể hiện trong công thức nào. - Đơn vị đo,cách đo đại lượng đó ra sao Phương pháp giảng dạy các khái niệm vật lý Khi giảng dạy các khái niệm vật lý người giáo viên cần làm theo các bước sau: Bước 1: Vạch ra đặc điểm lý tính của khái niệm mới cần giảng dạy Bằng các ví dụ gần gũi hàng ngày, thí nghiệm mở đầu đơn giản, bài kiểm tra cũ giáo viên cho học sinh thấy trong hiện tượng vật lý hay trong các tính chất vật thể đang nghiên cứu xuất hiện những đặc điểm mới mà kiến thức cũ không thể đặc trưng hoặc giải thích được. Từ đó giáo viên cần xây dựng một định nghĩa mới mà đặc tính của nó có trong ví dụ, thí nghiệm, nội dung kiểm tra ở trên. Bước 2: Làm sáng tỏ đặc điểm định lượng của khái niệm mới Các đại lượng vật lý có liên quan với nhau bằng nhiều cách khác nhau. Trong sách giáo khoa mối liên hệ giữa các đại lượng vật lý thường được xác lập bằng thực nghiệm hoặc biến đổi các biểu thức toán học tìm ra sự phụ thuộc định lượng giữa đại lượng mới và đại lượng cũ. Trong bước này giáo viên cần vạch ra, chỉ rõ cho học sinh tìm hiểu quan hệ định lượng giữa đại lượng mới và các đại lượng cũ mà giáo viên đã tổng kết ở bước 1 Bước 3: Định nghĩa khái niệm mới Giáo viên chỉ thực hiện bước này khi biết học sinh đã nắm chắc bước 2 tổng kết của việc nghiên cứu đúc rút những tri thức đã thu được về khái niệm vào trong một hình thức giản đơn dễ hiểu thông thường ta đưa ra khái niệm mới giản đơn bằng lời. Bước 4 : Xây dựng đơn vị đo Đơn vị đo thường được suy ra từ công thức của định nghĩa. Trong bước này giáo viên yêu cầu học sinh tự xây dựng và đặt câu hỏi về ý nghĩa, định nghĩa đơn vị đo đó cũng là một hình thức giúp học sinh hiểu, nhớ, nắm vũng khái niệm mới. Bước 5: Vận dụng khái niệm mới vào thực tiễn Trong bước này giáo viên cho học sinh giải thích hiện tượng vật lý đơn giản hoặc giải bài tập đơn giản ngay tại lớp học và cuối cùng giao bài tập về nhà cho học sinh vận dụng. Chú ý: Đến bước 3 giáo viên chỉ cần học sinh hiểu, nhớ khái niệm mới chứ chưa cần đòi hỏi ở học sinh nắm vững kiến thức đã học. Khi giảng dạy giáo viên hay bỏ qua bước 4, bước 5 mà đã đòi hỏi ở học sinh nắm vững kiến thứclà một điều vô lý. 1.2. Giảng dạy các định luật vật lý Đặc điểm: + Định luật vật lý là bước tiếp theo của việc phát triển cao hơn sau khái niệm vật lý. Nó thiết lập mối quan hệ chặt chẽ sâu sắc các hiện tượng vật lý. + Định luật vật lý có tính tất yếu, phổ biến, tức là trong điều kiện nhất định nó có tác dụng bất kỳ ở đâu và ở chỗ nào. Vì thế, mỗi khi loài người phát hiện ra một định luật vật lý thì trình độ con người phát triển cao hơn. + Khác với các quy luật của thực tế khách quan không thay đổi và tồn tại độc lập với ý thức con người, thì định luật vật lý là kết quả của tư duy khoa học khi nhận thức về tự nhiên, nhận thức của con người cao hay thấp mà định luật vật lý phản ánh đúng thực tế khách quan nhiều hay ít. + Thực nghiệm “Thí nghiệm, quan sát, đo lường” là phương tiện cơ bản của vật lý, hầu hết các định luật vật lý đều rút ra từ thực nghiệm cho nên nó thể hiện tính khoa học, tính thực tiễn cao. Chính bởi các đặc điểm trên mà khi học sinh cần nắm vững một định luật vật lý cần biết các yêu cầu sau Định luật vật lý: - Phản ánh được mối quan hệ giữa các hiện tượng ra sao. - Nội dung định luật được phát biểu như thế nào. - Biểu thức toán học của định luật (nếu có) - Ứng dụng của định luật (nếu có) - Giới hạn áp dụng định luật. - Cách thức, quá trình hình thành định luật. Phương pháp giảng dạy các định luật vật lý Khi giảng dạy các định luật vật lý giáo viên cần thực hiện các bước sau Bước 1: Ôn tập những khái niệm cũ có mặt trong định luật Trong bước này giáo viên cần kiểm tra nhận thức của học sinh về các khái niệm cũ có mặt trong định luật mà học sinh đã học. Tuy nhiên không phải ôn lại tất cả những gì có liên quan tới nội dung của định luật mà người giáo viên cần hướng học sinh vào những nội dung khái niệm cơ bản. Nếu khái niệm đó là quá khó hoặc học sinh đã học ở THCS mà học sinh chưa nhớ thì giáo viên có thể dành hẳn một khoảng thời gian củng cố lại các khái niệm đó trước khi vào mục mới. Chỉ sau khi biết chắc học sinh hiểu rõ bản chất của khái niệm liên quan, giáo viên mới bước vào giảng phần đó. Bước 2: Định hướng sự chú ý của học sinh vào mối liên hệ các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên cần nghiên cứu, vạch rõ các đại lượng sắp nghiên cứu Để thực hiện bước này giáo viên cần lấy các ví dụ đơn giản về các hiện tượng vật lý gần gũi với đời sống hàng ngày hoặc các thí nghiệm định tính đơn giản Chú ý: Trong bước này khi phân tích các hiện tượng, các ví dụ đã chọn, giáo viên cần hướng học sinh vào phạm vi giới hạn của các đại lượng liên quan tới định luật vì giữa các mặt của sự vật hiện tượng cũng có nhiều mối quan hệ qua lại phức tạp, nếu không hạn chế phạm vi học sinh sẽ không hiểu mục đích nghiên cứu. Mục đích cuối cùng của bước này là học sinh chỉ ra được các đại lượng liên quan tới định luật và mối quan hệ qua lại định tính giữa chúng. Bước 3: Tìm nội dung định luật hay tìm mối liên hệ qua lại giữa các đại lượng Trong SGK nhìn chung các định luật vật lý được xây dựng từ thí nghiệm, hoặc các bài toán định lượng. Đối với kiểu bài xây dụng bằng thí nghiệm, giáo viên cần chú ý chuẩn bị thí nghiệm kỹ vì khi tiến hành trên lớp cần chính xác thành công ngay. Từ nội dung kết quả của thí nghiệm, giáo viên hướng dẫn cho học sinh phân tích hoặc dẫn dắt học sinh biện luận tìm mối quan hệ định lượng giữa các đại lượng, khái niệm liên quan trong thí nghiệm và kết thúc bằng việc học sinh tự tổng kết phát biểu thành nội dung của định luật cần học, biểu thức liên quan. Bước 4: Vận dụng định luật vào giải các bài tập liên quan, giải thích các hiện tượng trong tự nhiên Trong bước này giáo viên cho học sinh giải bài tập đơn giản hoặc giải thích một số hiện tượng vật lý xẩy ra trong cuộc sống hàng ngày mục đích của bước này giúp học sinh củng cố lại nội dung định luật, hiểu và nắm vững định luật. Bước 5: Nêu vị trí, giới hạn áp dụng của định luật Với các định luật cần thiết, giáo viên cho học sinh thấy vai trò của định luật và phạm vi áp dụng của định luật, giới hạn của định luật. Điều này chứng minh cho học sinh thấy khoa học là vô tận, tri thức của con người không ngừng nâng cao, từ đó giúp học sinh nhìn nhận khoa học vật lý một cách đúng đắn hơn. 1.3. Giảng dạy các bài có thí nghiệm Đặc điểm: + Thí nghiệm vật lý là con đường ngắn nhất để học sinh tiếp thu kiến thức vật lý một cách nhanh nhất. + Thí nghiệm vật lý giúp học sinh biết cách quan sát hiện tượng, biết cách đo lường, sử dụng các dụng cụ đo từ thí nghiệm và áp dụng vào cuộc sống hàng ngày. + Vật lý là một bộ môn khoa học thực nghiệm gắn liền với bộ môn kỹ thuật, vì vậy từ các thí nghiệm học sinh hiểu sâu sắc hơn về các hiện tượng, các khái niệm, các định luật vật lý. + Thí nghiệm vật lý là môi trường, là chân lý kiểm nghiệm các định luật vật lý. Phương pháp giảng dạy Khi giảng dạy các bài có thí nghiệm vật lý giáo viên cần thực hiện các bước sau Bước 1: Giới thiệu dụng cụ làm thí nghiệm Trong bước này giáo viên vừa ôn tập, kiểm tra học sinh trên các dụng cụ làm thí nghiệm học sinh đã biết và giới thiệu tác dụng của các dụng cụ mới, cách đo. Đồng thời nhắc nhở học sinh các điểm chú ý về việc an toàn trong khi làm thí nghiệm. Bước 2: Tiến hành thí nghiệm Khi tiến hành thí nghiệm, giáo viên cần chú ý làm chậm, làm mẫu, khi đã tiến hành xong giáo viên yêu cầu học sinh mô tả lại, sau đó yêu cầu học sinh tự làm. Việc tiến hành thí nghiệm ở đây cần trình tự từ việc lắp các dụng cụ thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm. Bước 3: Kết quả thí nghiệm Kết quả thí nghiệm, hiện tượng xảy ra hoặc số liệu của phép đo bằng sự quan sát của mắt thường thông qua các dụng cụ đo hoặc kết quả của phép đo trực tiếp giáo viên cho học sinh quan sát, đo lường và rút ra hiện tượng, hay đọc kết quả đo qua dụng cụ đo. Bước 4: Phân tích kết quả thí nghiệm Từ kết quả thí nghiệm với kiến thức học sinh đã có trong phần trước đó, giáo viên dẫn dắt học sinh suy nghĩ tìm mối quan hệ qua lại, sự phụ thuộc lẫn nhau trong nội dung bài học để phân tích định tính hay định lượng rút ra định nghĩa mới hoặc nội dung của một định luật nào đó. 2. Xây dựng phương án dạy học kiến thức cụ thể 2.1. Lập sơ đồ mô phỏng tiến trình khoa học giải quyết vấn đề xây dựng kiến thức vật lý cần dạy Bước tiếp theo sau khi xác định được mục tiêu bài dạy, ta cần thiết kế tiến trình hoạt động dạy học cho một kiến thức vật lý cụ thể. Chúng ta phải lập một sơ đồ mô phỏng tiến trình khoa học giải quyết vấn đề, xây dựng hoặc kiểm nghiệm, vận dụng kiến thức Vật lý cụ thể. Hiểu theo một cách đơn giản là chúng ta cần xây dựng một con đường của sự lôgic để học sinh tiếp cận kiến thức mới nhanh nhất, dễ hiểu nhất và có sự lôgic với nhau trong mọi quá trình của bài dạy. Để làm được việc này người giáo viên phải phân tích được tiến trình khoa học xây dựng kiến thức mới đó là: - Kiến thức cần xây đựng là điều gì ? - Kiến thức đó được diễn đạt thế nào ? - Nó là câu trả lời rút ra được từ việc giải bài toán cụ thể nào ? - Kiến thức đó xuất phát từ câu hỏi nào ? - Tính hợp thức khoa học của câu trả lời có không ? Dạng khái quát của sơ đồ mô phỏng tiến trình khoa học giải quyết vấn đề khi xây dựng, kiểm nghiệm/ ứng dụng một tri thức mới như sau 2.2. Phương án dạy học kiến thức cụ thể Phương án dạy học một kiến thức cụ thể có thể mô phỏng theo các bước sau 1.SƠ ĐỒ CẤU TRÚC NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH XÂY DỰNG KIẾN THỨC 1.1: Câu hỏi cơ bản và kết luận tương ứng cần xây dựng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Bµi to¸n Vấn đề (đòi hỏi xây dựng kiến thức) Điều kiện cần sử dụng để tìm câu trả lời cho vấn đề đặt ra Giải quyết bài toán KẾT LUẬN/ NHẬN ĐỊNH Bµi to¸n Vấn đề (đòi hỏi kiểm nghiệm/ứng dụng thực tiễn kiến thức) Điều kiện cần sử dụng để tìm câu trả lời cho vấn đề đặt ra một mặt nhờ suy luận, mặt khác nhờ thí nghiệm quan sát Giải bài toán bằng suy luận lý thuyết Giải bài toán nhờ thí nghiệm, quan sát Kết luận (nhờ suy luận lý thuyết ) Kết luận (nhờ thí nghiệm quan sát) 1.2: Đề kiểm tra kết quả học . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2.MỤC TIÊU DẠY HỌC VÀ ĐỀ KIỂM TRA KẾT QUẢ HỌC 2.1: Mục tiêu dạy học . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2.2: Đề kiểm tra kết quả học . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 3.1: Giáo viên: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3.2: Học sinh: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4. NỘI DUNG TRÌNH BÀY BẢNG . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC KIẾN THỨC CỤ THỂ HOẠT ĐỘNG I I.1: Định hướng mục tiêu hoạt động . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . I.2: Định hướng giải quyết nhiệm vụ - Xác định giải pháp:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - Thực hiện giải pháp:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . I.3: Tổng kết củng cố kết quả . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . HOẠT ĐỘNG II II.1: Định hướng mục tiêu hoạt động . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . II.2: Định hướng giải quyết nhiệm vụ - Xác định giải pháp:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - Thực hiện giải pháp:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . II.3: Tổng kết củng cố kết quả . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . HOẠT ĐỘNG III. IV. . . . . . Sau khi lập sơ đồ tiến trình giải quyết vấn đề xây dựng kiến thức cần dạy trên cơ sở đó giáo viên có thể soạn bài theo ý đồ mà mình xây dựng. [...]... động học của học sinh Khi phát hiện học sinh không tập chung bài học tôi thường gọi ngay học sinh đó trả lời kiến thức phần trước đó học sinh đã học, ngay trong bài học mới Từ việc rất nhỏ của học sinh đến việc học sinh nói truyện không phải vấn đề bài học giáo viên cần nhắc nhở ngay 3 Đề suất vấn đề nhận thức Đề suất vấn đề nhận thức là đặt vấn đề, nêu mục đích bài học, xét hiện tượng gì, nghiên cứu các. .. bài tập trong các giờ bài tập, hôm sau tôi kiểm tra ngay nội dung bài cũ học sinh đó Kiểm tra ghi chép của học sinh trong các giờ học Khi kiểm tra miệng hoặc giờ bài tập giáo viên kiểm tra ghi chép của học sinh trong tiết trước Trong giờ học tôi không quan tâm tới việc học sinh ghi chép như thế nào nhưng không hẳn là học sinh chỉ ngồi nghe và tham gia vào tiết học là đủ Mà điều tôi quan tâm tới học sinh. .. hiện tượng vật lý xảy ra - Sau các bài học, học sinh nhận thức được ngay nội dung bài học nhưng đến hôm sau khi kiểm tra thì học sinh còn lúng tứng 2 Giải pháp - Trong các tiết học giáo viên cần củng cố kiến thức toán học nhất là kiến thức về véc tơ - Trong các tiết bài tập giáo viên cần rèn luyện cho học sinh cách biến đổi các đơn vị vật lý - Tăng cường kiểm tra việc học bài cũ của học sinh ở nhà... theo cách hiểu của học sinh vào vở Chú ý kiến thức đó Giáo viên không đọc cho học sinh ghi mà tự học sinh viết lại, Tri thức đó phải đảm bảo học sinh đã hiểu và họ chỉ tái tạo lại bằng ngôn ngữ của chính người học 7 Củng cố bài học, định hướng phương pháp học tập ở nhà của học sinh Củng cố bài học là công việc gần cuối cùng của giáo viên trên quan điểm trong giờ học giáo viên nhận biết học sinh học, ... đảm bảo cho học sinh học, hiểu nội dung bài học trên lớp thì bắt buộc học sinh phải chuẩn bị đủ dụng cụ học tập đối với tôi cần ở học sinh trong các giờ học phải có sách giáo khoa, sách bài tập, vở ghi chép không phải giờ học nào cũng kiểm tra mà giáo viên có thể yêu cầu học sinh chuẩn bị từ đầu năm học và đột xuất trong giờ học giáo viên kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh Những học sinh không mang... bắt đầu vào giờ học Việc kiểm tra bài cũ của học sinh cũng là một công việc cần thiết, qua đó giáo viên nhận biết được sự chuẩn bị của học sinh ở nhà và sự tiếp thu kiến thức cũ Công việc kiểm tra bài cũ không cần nhất thiết phải thực hiện vào đầu tiết học tùy theo nội dung bài học giáo viên có thể kiểm tra đầu giờ và cũng có thể xen kẽ trong giờ học Để tích cực việc học tập của học sinh ở lớp cũng... pháp của mình Khi giáo viên đưa ra các tình huống học tập có vấn đề phải chú ý tới sự chuyển tiếp các kiểu tình huống có vấn đề vừa sức với sự nhận thức của học sinh không quá khó Giữa các tình huống đó phải có sự lôgic giúp học sinh không nhàm chán mà luôn luôn suy nghĩ 6 Định hướng khái quát hành động học, thể chế hóa tri thức cần học Để định hướng được hành động học của học sinh một cách tích cực, ... Để tích cực hóa hoạt động học của học sinh trên lớp học giáo viên phải thực hiện đúng các bước trên lớp, thể hiện rõ vai trò của người thầy Theo ý kiến của tôi để tích cực hóa hoạt động của học sinh trên lớp thì giáo viên cần thực hiện tốt cáccông việc sau: 1 Lời nói của giáo viên Vai trò của lời nói trên lớp Để nhận biết được sự vật hiện tượng phải thông qua hai con đường đó là các giác quan và ngôn... đơn điệu phải biết nhấn mạnh chỗ quan trọng, ngừng lại trước hoặc sau câu cần chú ý 2 Kiểm tra học sinh Trước tiên khi bước vào lớp giáo viên cần kiểm tra, bao quát chung toàn bộ lớp học từ việc nhỏ nhất đó là bảng viết của giáo viên, bàn ghế học tập của học sinh, vệ sinh lớp học, thái độ học tập của học sinh Công việc này giúp học sinh có thái độ nghiêm túc trong học tập Khi có hiện tượng bất thường... cơ bản của bài học học sinh phải tự ghi lại theo cách hiểu của mình hoặc về nhà học sinh có thể tự ghi lại bài học Khi kiểm tra học sinh phải có trong vở lý thuyết của mình Vì cùng một buổi, học sinh tiếp thu các kiến thức của nhiều bộ môn , nhiều kiến thức mới và có kiến thức mà sách giáo khoa không có nhưng rất quan trọng đối với sự phát triển tri thức của học sinh và nội dung trọng tâm bài học, trong . niệm li n quan trong thí nghiệm và kết thúc bằng việc học sinh tự tổng kết phát biểu thành nội dung của định luật cần học, biểu thức li n quan. Bước 4: Vận dụng định luật vào giải các bài tập li n. 1. Phải nghiên cứu kỹ tài li u, xác định mục tiêu bài dạy, phần dạy, kiểu bài dạy, kiến thức của bài dạy, nội dung trọng tâm cần truyền tải tới học sinh Sau đây sẽ li t kê một số kiểu bài dạy. điểm định lượng của khái niệm mới Các đại lượng vật lý có li n quan với nhau bằng nhiều cách khác nhau. Trong sách giáo khoa mối li n hệ giữa các đại lượng vật lý thường được xác lập bằng

Ngày đăng: 04/10/2014, 07:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w