1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐỀ TÀI: Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học chương cơ học vật lý 8 theo định hướng dạy học giải quyết vấn đề

90 463 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 19,34 MB

Nội dung

Trang 1

BO GIAO DUC VA DAO TAO TRUONG DAI HQC VINH

KKK

HUỲNH THỊ BÉ TƯ

“TICH CUC HOA HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG CƠ HỌC - VẬT LÝ 8” THEO ĐỊNH

HUONG DAY HOC GIAI QUYET VAN DE

LUAN VAN THAC Si GIAO DUC HOC

> Vinh — 2011 <<

Trang 2

BO GIAO DUC VA DAO TAO

TRUONG DAI HOC VINH

KRRKREKEK

HUỲNH THỊ BÉ TƯ

“TICH CUC HOA HOAT DONG NHAN THUC CUA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHUONG CO HOC - VAT LY 8”

THEO DINH HUONG DAY HOC GIAI QUYET VAN DE

LUAN VAN THAC Si GIAO DUC HOC

Chuyên ngành : Lí luận và PPDH Vật li

Cán bộ hướng dẫn luận văn: PGS.TS NGUYEN ĐÌNH THƯỚC

Trang 3

LOI CAM DOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, chưa từng công bố trong bất kì cơng trình khoa học nào

Trang 4

LOI CAM TA

Tac gia xin chan thanh cam on sau sắc đối với cán bộ hướng dẫn khoa học

PGS TS Nguyễn Đình Thước đã tận tình giúp đỡ tơi trong suốt thời gian nghiên cứu và hồn thành luận văn

Tơi xin chân thành cảm ơn Ban giảm hiệu, khoa sau Đại học, Cảm ơn quí

Thầy cô giáo trong chuyên ngành lý luận và phương pháp day học vật lý của

khoa vật lý Trường Đại Học Vinh đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ trong suốt thời

gian học tập nghiên cứu

Xin cảm ơn sự nhiệt tình của Ban giám hiệu, q thầy (cơ) giáo tơ Tốn -

Lý trường THCS Trần Thị Nhượng -Phường An Hòa, thị xã Sa Đéc đã tạo mọi

điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian tiến hành thực nghiệm sư phạm của luận

văn, cảm ơn tỉnh Đồng Tháp, Phòng giáo dục và đào tạo thị xã Sa Đéc — Sở

giáo dục và đảo tạo tỉnh Đồng Tháp, Trường Đại học Vinh và Đại học Đồng

Tháp đã tạo điều kiện cho tôi học tập và hoàn thành luận văn

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè học viên cao học khoá 16 đã động viên,giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu và

hoàn thành luận văn

Đồng Tháp,ngày tháng năm 2011 Tac gia

Trang 5

DANH MUC CAC TU VIET TAT

Viết tat Việt đây đủ

GV Giáo viên

HS Học sinh

THCS Trung học cơ sở

PPDH Phương pháp dạy học

DHGQVD Dạy học giải quyết vẫn đề

GQVĐ Giải quyết vân đê

TNSP Thực nghiệm sư phạm

Trang 6

MUC LUC

Mé dau Trang

1 Lý đo chọn đề tải 5s s 33x 3 xưng re: 2 Mục đích nghiÊn CỨU - - - - - << < SH nh nh nến 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .- - + +s+s+s+s+e£+x+E+xrxezrsrzree 3.1 Đối tượng nghiiÊH CỨPM - + + ssSt SE tr ren: x0 1/421 nn ồn 4 Giả thuyết khoa hỌC - s5 tt k3 v11 S313 11H 11T 1H re:

5 Nhiém Vu nghién 0

6 Phương pháp nghiÊn CỨU ĂĂ S5 S1 1111 x3 6.1 Phương pháp nghiên CứM lý ÏHẬN Ăn re 6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiỄN - + -<Ss ket 6.3 Phương pháp thống kê toán họC - 2= +c+e+e<sr<ereceree

7 Câu trúc của luận VAM .c.ccccccecccssescescccceccecceccscesceseescescecsesessscesecatenees

8 Đóng góp của để tài - - -ssx cư Tv TT HT HH ngưng ret

PHAN NOI DUNG

Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN CỦA ĐÈ TÀI

1.1 Khái niệm về tính tích cực học tập của học sinh 1.1.1 Tích cực hố hoạt động nhận thức của học sinh trong quả trình 1.1.2 Các biện pháp nhằm tích cực hoá hoạt động nhận thức của học

sinh trong dạy học VẬI Ïý 7S ST vi

1.2 Dạy học GQVĐÐ trong bộ môn vật lý -. 5-5 << <<<<<sx+

1.2.1 Khái niệm về dạy học ŒGQP .- - k+kkek+EEkEkEsEekrkrereerereree 1.2.2 Van dé và tình huỗng có vấn đỂ - - + ke sererrereereeered

7N, 1n.nnn

1.2.2.2 Tình huống có vấn đỄ - ¿cv rererrerereeered 1.2.3 Các giai đoạn của dạy học giải quyết vấn đỀ - 5s csc«:

1.2.3.1 Giai đoạn 1: Giai đoạn nêu vẫn đê làm xuất hiện bài toán nhận

Trang 7

thức trong hỌC SINH sờ 1.2.3.2 Giai đoạn 2: Giai đoạn giải quyết vấn đỂ - -s ss+s+sxsš

1.2.3.3 Giai đoạn 3- Giai đoạn củng cô và vận dụng tri thực

1.2.4 Các mức độ của dạy học giải quyết vẫn đề c «c5: 1.2.5 Các điều kiện đảm bảo cho thực hiện đạy học GQVĐ

1.3 Dạy học GQVĐÐ trong các loại bài học vật lý -. -

1.3.1 Day hoc GQVD trong bài học xây dựng kiến thức mới

1.3.2 Dạy học GQVĐ trong bài học bài tập vật lý

1.3.3 Day hoc GQVD trong bài học thực hành thí nghiệm vật lý

1.4 Thực trạng dạy học GQVĐÐ trong dạy học vật lý ở trường THCS

.48997.9019:10/9) c0

CHƯƠNG II: DẠY HỌC MỘT SÓ KIÊN THỨC CHƯƠNG CƠ HOC - VAT LY 8 THEO DINH HUONG DAY HOC GOQVD

2.1 Đặc điểm sách giáo khoa vật lý 8 và sự bất cập của thực tiễn giảng dạy vật lý THCS TQ Q0 2.1.1 Đặc điểm sách giáo khoa vật lý 8 trong chương trình vật lý 2.1.2 Su bat cập của thực tiễn giáng dạy vật lý THCS so với yêu cầu xã hội và so với đặc trưng môn học cs<sss<++<*sesxeesrerres 2.1.3 Những thuận lợi của chương “Cơ học — vat ly 8” cho viéc thuc hiện dạy học theo định hướng dạy học GQVĐ)

2.2 Mục tiêu dạy học chương Cơ hoc — vat ly 8 va cau trúc logic nội dung của chương Cơ hỌC 7c xe 2.2.1 Mục tiêu dạy học chương Cơ Học - vật lý 8 .- 2.2.1.1 Chủ đề chuyển động cơ học +5 5c rxexrxrerersreree 2.2.1.2 Chủ đề lực cơ hỌC: . -ccSc Sa Sex SE SE se re,

2.2.1.3 Chủ đề áp suất: ĂcĂcn SH re rererrret

2.2.1.4 Chủ đề công - cơ năng: -¿-¿S:S<Sekxkrxcrsrerez

Trang 8

2.2.2 Sơ đồ cấu trúc logic nội dung chương “Cơ học — vat ly 8”’ 2.3 Xây dựng tiến trình dạy học một số bài học chương cơ học

— vat ly 8 theo định hướng dạy học GQVĐÐ Ặ Q con esxeo

2.3.1 Giáo án bài LỰC MA SÁTT cccccctsrrrirrierrirerrree 2.3.2 Giáo án bài ÁP SUẤTT cccsrerirrierrirrieo

2.3.3 Giáo án bài THỰC HÀNH NGHIỆM LẠI LỰC ĐÂY

ACSIMET n 2.3.4 Giáo án bài : Bài tập vận dụng công thức tính lực đây Acsimet Va CONG CO NOC

2.3.5 Giáo án bài : CONG SUAT o ecceseesesseseesessessesessteseeneseeseeeeatensens 4/8097.9119:10/9)650 5

CHUONG III: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .

3.1 Mục đích của thực nghiệm sư phạm . << «<< < << <5

3.2 Đối tượng thực hiện «s31 T TT HT Hư:

3.3 Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm - -< <<<<<+<<+<<sssssss

3.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm << -<<-<<<<<<sssss2 3.4.1 Các bước tiến hành thực nghiệm sư phạm -«- 3.4.2 Quan sát các tiết học trên lớp ¿sex ksExseEsErkrkcserkrees 3.5 Đánh giá kết quả thực tập sư phạm - + 5< +ccsc+creree:

3.5.1 Nhận xét quá trình học tập của lớp thực nghiệm

3.5.2 Xử lý kết quả học tẬp - - sex SE HT ngư:

3.5.3 Kiểm định giả thuyết thống kê .- 5 SE EeErxrxrzrsrree

.45/8097.909:10/9))68000 sá3 48997.909:00) C01177

TÀI LIÊU THAM KHẢO :- 5c tt +rtzrirrirkrerererrrrres

Trang 9

PHAN MO DAU

1 Ly do chon dé tai

Ching ta dang séng trong mot thdi dai cé téc d6 phat trién khoa học — công nghệ nhanh như vũ bão Trong bối cánh hội nhập với cộng đồng quốc tế, nên kinh tế thị trường cạnh tranh quyết liệt thì lợi thế thuộc về những quốc gia có nguồn nhân lực đạt chất lượng cao về nghề nghiệp, có tính năng động, tự chủ và sáng tạo Đó cũng chính là yêu cầu cấp bách đối với ngành giáo dục trong nhà trường ở mọi quốc gia và trên thế giới

Ở nước ta, Đảng — Nhà nước đã thấy rõ tầm quan trọng của vấn đề trên,

đã đề ta chiến lược về giáo dục Luật giáo dục, điều 82.2 đã chỉ rõ: “phương

pháp giáo dục phố thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với từng đặc điểm của lớp học, của môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn”

Trong nhà trường chúng ta khơng có thể đạy cho học sinh đầy đủ những kiến thức, kỹ năng để sử dụng suốt trong cuộc đời Nhưng chúng ta có thê dạy cho họ phương pháp luận nhận thức môn học thông qua nội dung dạy học những kiến thức cụ thể Một trong những vẫn đề quan trọng là dạy cho học sinh biết phát hiện giải quyết vấn đề; có kỹ năng thu thập thông tin, xử lý thông tin và vận dụng thông tin giải quyết những vẫn đề liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu

nây sinh trong thực tiễn

Dạy học giải quyết vấn đề là một phương pháp dạy học tích cực theo quan

điểm lay hoc sinh làm trung tâm của hoạt động dạy học Trong dạy học giải

quyết vấn đề thơng qua q trình gợi ý, dẫn dắt tổ chức của giáo viên mà học sinh vừa năm được tri thức mới vừa năm được phương pháp chiếm lĩnh tri thức

mới, tích cực hố hoạt động nhận thức của học sinh trong học vật lý

Nội dung chương “cơ học” vật lý 8 có tính thực tiễn cao, có nhiều khả năng vận dụng lý thuyết dạy học giải quyết vẫn đề Góp phần nâng cao chất lượng dạy học Vật lí ở trường THCS Do đó tơi quyết định chọn đề tài: “TÍCH

Trang 10

HỌC CHƯƠNG CƠ HỌC - VẬT LÝ 8 - THEO ĐỊNH HƯỚNG DẠY HỌC

GIẢI QUYÉT VẤN ĐÈ”

2 Mục đích nghiên cứu

Xây dựng tiến trình dạy học chương cơ học — vật lý 8 theo định hướng

dạy học giải quyết van đề nhằm tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh

góp phần nâng cao chất lượng dạy học vật lý 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Quá trình dạy học vật lý ở trường THCS - Lý thuyết dạy học giải quyết vẫn đè 3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Chương “Cơ học”— Vật lý 8

- Dạy học giải quyết vẫn đề trong môn vật lý

4 Giả thuyết khoa học

Nếu xây dựng được tiễn trình dạy học chương “ Cơ học” vật lý 8 theo day học giải quyết vẫn đề một cách hợp lý sẽ tích cực hóa hoạt động nhận thức và

góp phần nâng cao chất lượng năm vững kiến thức, kỹ năng của học sinh trong quá trình dạy học

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu giáo dục học, tâm lý học và PPDH vật ly về vẫn đề tích cực hố hoạt động nhận thức của học sinh

- Nghiên cứu lý luận về đạy học giải quyết vấn đè - Nghiên cứu chương trình Cơ học của vật lý THCS

- Nghiên cứu mục tiêu, cấu trúc nội dung chương Cơ học — vật lý 8

- Tìm hiểu thực trạng tô chức hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy

học vật lý ở trường THCS trên địa bàn thị xã Sa Đéc

- Xây dựng tiến trình dạy học một số bài thuộc chương Cơ học — vật lý 8

theo định hướng DHGQVĐ

Trang 11

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến vấn đề tích cực hố hoạt động nhận thức của học sinh và đạy học giải quyết vấn đề; chương trình nội dung sách giáo khoa, sách giáo viên vật lý 8

6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Tiên hành thiết kế giáo án, thực hện thực nghiệm sư phạm ở trường THCS, thăm dò lấy ý kiến của giáo viên và học

sinh để đánh giá kết quả nghiên cứu

6.3 Phương pháp thống kê toán học 7 Câu trúc của luận văn

Mở đầu Nội dung

Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài

Chương II: Dạy học chương Cơ học - vật lý 8 theo dạy học giải quyết vấn đề Chương III: Thực nghiệm sư phạm

Kết luận

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

8 Đóng góp của đề tài

- Góp phần làm sáng tỏ tính hiệu quả của phương pháp đạy học giải quyết vấn để trong dạy học vật lý ở trường THCS

- Tiến trình dạy học một số bài của chương Cơ học — vat ly 8 lam tài liệu

tham khảo cho giáo viên vật lý THCS trong hoạt động soạn giáo án và tổ chức

Trang 12

PHAN NOI DUNG

Chuong I: CO SO LY LUAN VA THUC TIEN CUA DE TAL

1.1 Khái niệm về tính tích cực học tập của học sinh

Khái niệm tích cực hố hoạt động nhận thức của học sinh đã được các nhà

sư phạm trên thế giới đề cập từ giữa những năm 60 của thế kỹ XX, nhưng cho đến những năm gần đây để đôi mới PPDH, vẫn đề này mới được quan tâm đúng mức trong nhà trường Việt Nam Mới đây bộ giáo dục ban hành chủ trương xây

dựng: “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực” Vậy tính tích cực là gì?

Theo LF Kharlamép [2, 43]: “Tích cực là trạng thái là hoạt động của chủ thé, nghĩa là của hành động Tính tích cực nhận thức là trạng thái hoạt động của

học sinh đặc trưng bởi khát vọng học tập, cô gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức”

Cũng có thê nói tích cực là trạng thái tâm lý được thê hiện qua hành động,

thái độ hăng hái của chủ thế khi thực hiện công việc một cách khoa học nhằm đạt được mục đích cuối cùng và qua đó bản thân chủ thể có một bước chuyền

đôi về chất hoặc tinh thân

1.1.1 Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong quá trình dạy học

Tích cực hố hoạt động học tập là sự phát triển ở mức độ cao hơn trong

tư duy đòi hỏi một quá trình hoạt động bên trong hết sức căng thắng với một nghị lực cao của bản thân nhằm đạt được mục đích là giải quyết vẫn đề cụ thể đã néu ra

Nghiên cứu về bản chất của sự học tập LF Kharlamốp cho rằng: Bản chất

của sự học tập được xem như quá trình nắm vững kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo [2,11]

Trang 13

Theo định nghĩa giáo dục học: Kiến thức là sự thông hiểu và lưu trữ trong trí nhớ những sự kiện cơ bản của khoa học và những quy tắc kết luận và quy luật xuất xứ từ những sự kiện ấy (Những vắn đề triết học, 1974 số 4 tr 52)

Theo định nghĩa của sinh lý học, kiến thức là một dạng nhất định của mối

liên hệ tạm thời, được tạo nên trên vỏ các bán cầu não do ảnh hưởng của những

kích thích bên ngoài và hoạt động tư duy tích cực của chủ thế đang nhận thức Như vậy mỗi định nghĩa trong số các định nghĩa đã nêu về bản chất của kiến thức đều vạch ra cho thấy một mặt nào đó của nó Nhưng cả định nghĩa

triết học, giáo dục học, sinh lí học định nghĩa nào cũng có ý nghĩa lớn đối với việc phát hiện ra những quy luật của sự học tập coi như quá trình hoạt động

nhận thức Có thê hiểu:

-Kỹ năng là năng lực học sinh có thể hồn thành những hành động nào đó

găn liền với áp dụng kiến thức vào thực tiễn

-Kỹ xảo được coi là kỹ năng thành thạo, đã đạt tới mức tự động hoá và

đặc trưng bởi một trình độ hồn hảo nhất định

Bàn về mối quan hệ giữa hoạt động nhận thức và hoạt động học tập, P.M

Erđơniep cho răng: “Sự học tập là trường hợp riêng của sự nhận thức, một sự

nhận thức đã được dễ dàng đi và được thực hiện dưới sự chỉ đạo của giáo viên”

X.L Rubinxten cũng đã viết về một số quan điểm giống nhau giữa sự học

tập và nhận thức khoa học Ông nhận xét rằng: Mỗi con người đều tự khám phá

thế giới cho mình băng cách này hay cách khác Khi nói rằng con người, với tư cách là một cá thể không khám phá mà chỉ lĩnh hội những kiến thức do nhân loại đã dành được, thì đĩ nhiên điều đó chỉ có nghĩa là anh ta không khám phá những kiến thức đó cho nhân loại thôi, nhưng dẫu sao anh ta cũng phải khám phá cho bản thân mình dù chỉ là “Khám phá lại” Con người chỉ thực sự nắm vững cái mà chính bản thân dành được bằng lao động của mình Học sinh khơng bao giờ năm vững thực sự kiến thức nếu người ta đem đến cho các em dudi dạng đã

Trang 14

Tất cả vấn đề là ở chỗ quá trình năm vững kiến thức, ở một mức độ nhất

định đòi hỏi “khôi phục lạt” những thao tắc tư duy mà nhà bác học đã thực hiện trong quá trình nhận thức những hiện tượng mới nhưng được xử lý công phu

hơn và rút gọn hơn Và sự chỉ đạo của nhà giáo dục ở đây vừa có mục đích làm

dễ đàng q trình đó, vừa đề tơ chức hợp lí hơn sự tìm tịi dành lấy chân lý và đo

đó mà thúc day nhanh sự nhận thức Học sinh phải vượt ra khỏi giới hạn của

những kiến thức mà các em đã có trải qua những tình hướng khó khăn về nhận thức đụng chạm với những hiện tượng phán đốn nghịch lí, vạch ra được những

dẫu hiệu bản chất hơn và thứ yếu của các hiện tượng bằng đối chiếu Người giáo

viên chỉ tạo nên những điều kiện cần thiết để kích thích hoạt động nhận thức của học sinh còn việc nắm vững kiến thức thì diễn ra tuỳ theo mức độ biểu lộ tính

tích cực trí tuệ và lòng ham hiểu biết của mỗi em và dĩ nhiên phải kế đến năng

khiếu trí tuệ nữa [2,18]

Trong những năm gần đây, việc đổi mới PPDH đã được đề cập rất nhiều, song việc thực hiện nó cũng gặp khơng ít khó khăn, nhiều giáo viên cũng còn đang rất lũng túng khi thực hiện vấn đề này Đổi mới đạy học trong nhà trường cần phải quán triệt tinh thần: Khai thác những điểm mạnh của phương pháp dạy học truyền thông và vận dụng phương pháp đạy học tích cực vào nhà trường

Các PPDH tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước,

hàm ý chỉ những PPDH tiếp cận theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động,

sáng tạo của người học Các PPDH tích cực là hướng tới hoạt động học, tích cực

hố hoạt động nhận thức của người học Đó chính là tư tưởng hay quan điểm lấy

người học làm trung tâm của hoạt động dạy học Đặc trưng của PPDH tích cực

có bốn dấu hiệu cơ bản là:

- Dạy học thông qua các hoạt động của người học - Dạy học chú trọng phương pháp tự học

- Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác ( theo nhóm)

Trang 15

Tiếp cận với tư tưởng này ở trường THCS trong dạy học vật lý giáo viên đã được bồi dưỡng và tiến hành dạy hoc theo phương pháp thực nghiệm Tô

chức học tập theo nhóm đã được triển khai

Tích cực hố hoạt động nhận thức cua HS la một trong những nhiệm vụ

của thầy giáo trong nhà trường và cũng là một trong những biện pháp nâng cao chất lượng dạy học Tuy không phải là vấn đề mới nhưng trong xu hướng đỗi

mới dạy học hiện nay thì việc tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh,

nhiều cơng trình luận án tiến sĩ cũng đã và đang đề cập đến vấn đề này Tất cả đều hướng tới việc thay đổi vai trò của người dạy và người học nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học để đáp ứng yêu cau dạy hoc và người học nhằm nâng cao hiệu quá của quá trình dạy học dé đáp ứng yêu cầu dạy học trong giai đoạn phát triển mới Trong đó HS đóng vai trị là người thu nhận thông tin sang vai trị chủ động, tích cực, tham gia tìm kiếm kiến thức Còn thầy giáo chuyến từ

người truyền thụ thơng tin sang vai trị người tổ chức, hướng dẫn, giúp đỡ để

học sinh tự mình tìm kiếm kiến thức mới

Q trình tích cực hoá hoạt động nhận thức của Hồ sẽ góp phần làm cho

mối quan hệ giữa dạy và học, giữa thầy và trò, ngày càng gắn bó và hiệu quả

hơn Tích cực hố vừa là biện pháp thực hiện nhiệm vụ dạy học, đồng thời góp

phan rèn luyện cho học sinh những phẩm chất của người lao động mới: tự chủ, năng động, sáng tạo Đó là một trong những mục tiêu mà nhà trường phải hướng tỚI

1.1.2 Các biện pháp nhằm tích cực hố hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học vát lý [1 5| [19]

Vật lý học là bộ môn khoa học thực nghiệm, để tích cực hoá hoạt động

nhận của học sinh đòi hỏi người giáo viên vật lý ngoài việc nắm vững khoa học

vật lý phương pháp nhận thức vật lý và PPDH vật lý cần phải hiểu được đặc

trưng bộ môn mình dạy Có thể đưa ra các biện pháp nhằm tích cực hố hoạt động nhận thức của học sinh như sau:

Trang 16

Đây là vấn đề hết sức nhạy cảm và cân thiết bởi chúng ta chỉ có thê tích

cực hố khi các em có động cơ và hứng thú học tập Do vậy bằng nghệ thuật sư

phạm của mình người giáo viên cần phải tạo ra được môi trường thuận lợi và

điều kiện tốt nhất để học sinh có lịng tự tin, say mê, hứng thú trong việc học

tập, rèn luyện và phát triển

b Tao thé năng tâm lí kích thích tính tích cực của học sinh

Việc tạo ra không khí học tập cho học sinh đã khó, việc duy trì lại càng

khó khăn hơn Để tạo ra không khí học tập cho học sinh, người giáo viên phải năm được những kiến thức nào các em đã biết, những kiến thức nào các em có thể tự lực chiếm lĩnh được chỉ cần những gợi ý nhỏ của giáo viên Giáo viên đóng vai trị là người tạo ra những nắc thang để các em đi từ chỗ chưa biết, đến

biết, từ biết ít đến biết nhiều, từ chưa hiểu bản chất đến hiểu bản chất Tài năng

sư phạm của giáo viên thể hiện chính ở việc tạo ra thế năng tâm lí cho HS, làm

cho học sinh ln đặt vào tình huống có vấn đề và mong muốn giải quyết được

van đề đó Theo tiến sĩ Nguyễn Đình Thước mỗi tình huống có vấn đề là một bài

tập nhận thức mà học sinh cân giải quyêt, có thê hiêu theo sơ đô sau:

Bài tập nhận thức Hoạt động nhận thức Nhận thức Sơ đơ 1

Việc làm đó xun suốt cả giờ học thì mới duy trì được khơng khí hăng say học tập của học sinh Khi giải quyết xong vấn dé hoc sinh cang khang định được năng lực của bản thân mình và cảm thấy tăng thêm lòng tự tin trong học tập

c Lựa chọn phối hợp tốt các phương pháp, phương tiện dạy học

Lí luận và thực tiễn dạy học cho thấy, khơng có một PPDH độc tơn nào có thể tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS Tuy thuộc vào từng phân, từng

Trang 17

Dạy học giải quyết vấn đề, dạy học đự án, phương pháp thí nghiệm tưởng tượng, phương pháp thực nghiệm

Trong việc dạy học của mình người giáo viên phải hết sức linh hoạt trong từng điều kiện hoàn cánh cu thé, trao đối kinh nghiệm với đồng nghiệp, tìm kiếm thông tin trên mạng internet, bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin Có như vậy mới phát huy và duy trì được khơng khí học tập sơi nổi

của học sinh Phát huy tối đa khả năng tiềm ân của học sinh, phải làm sao học

sinh càng học càng cảm thấy hấp dẫn, ln mong muốn đón chờ môn học d Khai thác thí nghiệm vật lý nhằm phát huy tính tích cực của học sinh Thí nghiệm vật lý đóng vai trị hết sức quan trọng trong việc tăng thêm

tính trực quan sinh động cho bài học, tạo niềm tin khoa học và gây hứng thú học tập cho học sinh

Thí nghiệm vật lý có tác dụng rất to lớn trong việc phát triển năng lực và nhận thức khoa học cho học sinh, đồng thời giúp cho họ quen dần với phương pháp nghiên cứu khoa học Vì qua đó, học sinh sẽ học được cách quan sát các hiện tượng, cách đo đạc qua các thí nghiệm nhằm rèn luyện tính cân thận, kiên trì trong nghiên cứu khoa học Đây là điều rất cần cho việc giáo dục kỹ thuật

tong hop, chuẩn bị cho học sinh tham quan thực tế Do được tận mắt quan sat

các hiện tượng, tự tay tiến hành lắp ráp, đo đạc các thí nghiệm nên các em đã quen dẫn với các dụng cụ trong đời sống

Trong dạy học cũng như trong nghiên cứu khoa học, thí nghiệm vật lý có tác dụng rất lớn trong việc tích cực hố hoạt động nhận thức Thí nghiệm vật lý,

với tính chất là một phương pháp dạy học vật lý, thí nghiệm vật lý được thực

hiện ở các trường THCS và THPT băng những biện pháp khác nhau Giáo viên trình bày thí nghiệm nhằm đề xuất vẫn đề nghiên cứu để vào bài mới, khảo sát

Trang 18

Hiện nay, trong nhà trường vẫn đề đỗ dùng dạy học cũng đã và đang được quan tâm đúng mức Các trường từng bước trang bị đồ dùng dạy học để phục vụ việc dạy học ngày một tốt hơn Bên cạnh đó trong đội ngũ giáo viên cũng cịn

cần phải tích cực tự làm các thiết bị thí nghiệm đơn giản, tơ chức hướng dẫn học

sinh tự làm thí nghiệm; việc làm đó càng tạo niềm tin cho học sinh, càng tạo

điều kiện cho học sinh gắn lý thuyết với thực tiễn

e Từng bước đổi mới trong kiểm tra đánh giá học sinh

Có nhiều cách để tiễn hành kiểm tra đánh giá nhưng phải làm sao để kết

quả học tập của học sinh thê hiện rõ tính tồn diện, thống nhất, hệ thống và khoa

học Kiểm tra đánh giá có một ý nghĩa xã hội to lớn, nó gắn với nghề nghiệp, lương tâm, ý chí, tình cảm, tư cách đạo đức và uy tính của người giáo viên Việc kiểm tra đánh giá ở các trường phổ thông hiện nay chưa có một tiêu chuẩn thống nhất để đánh giá chất lượng tri thức từng môn học một cách khoa học Quá trình đánh giá còn đơn giản, phương pháp và hình thức đánh giá cịn tuy tiện và tồn

bộ việc đánh giá của giáo viên chỉ qui định về điểm số

Cùng với việc đối mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh cũng cần phải đổi mới cho phù hợp, xu hướng sử dụng phiếu học

tập với các bài tập trắc nghiệm để kiểm tra một số kiến thức trong từng buổi học,

kiểm tra một số kỹ năng thực hành như: sử dụng các dụng cụ thí nghiệm, kỹ năng làm thí nghiệm, kỹ năng thu thập và xử lí thơng tin đang là một hướng đi tốt, có tác động không nhỏ đến ý thức học tập của học sinh Đây cũng có thể coi là một trong những biện pháp giờ học vật lý

1.2 Dạy học GQVĐ trong bộ môn vật lý

1.2.1 Khái niệm về dạy học GQVĐ

Trong hệ các phương pháp dạy học nhằm tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh, dạy học GQVĐ là một phương pháp có thể áp dụng cho nhiều

đối tượng học sinh khác nhau ở nhiều vùng miền khác nhau Vậy dạy học

Trang 19

Theo V.Gruchetsky, dạy học GQVĐ đòi hỏi phải nhiều thời gian nhưng thời gian bị mất đi trong những giai đoạn đầu của việc áp dụng phương pháp GQVĐ sẽ được đền bù khi mà tư duy học sinh đã được phát triển đến mức đầy đủ

Theo Lla.Lecne: “ Dạy học nêu vấn để là phương pháp đạy học trong đó học sinh tham gia một cách có hệ thống vào quá trình giải quyết vấn đề và các

bài tập có vẫn đề được xây dựng theo nội dung tài liệu học trong chương trình” Theo LF.Kharlamép: “Day hoc néu vấn đề là sự tơ chức q trình dạy học

bao gồm việc tạo ra tình huống có vấn đề (tình huống tìm tịi) trong giờ học,

kích thích học sinh nhu cầu giải quyết những vấn đề nấy sinh, lôi cuỗn các em

vào hoạt động nhận thức tự lực nhằm năm vững kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo mới; phát triển tính tích cực trí tuệ và hình thành cho các em năng lực tự mình thơng

hiểu và lĩnh hội thông tin khoa học mới” [1], [15], [16]

Theo Pham Thi Phu: “ Day hoc GQVD là quá trình dạy học được giáo viên tô chức phỏng theo quá trình nhận thức sáng tạo vật lý, trong đó học sinh đóng vai trị là nhà nghiên cứu (trong các điều kiện của dạy học) có sự giúp đỡ trực tiếp hay gián tiếp của giáo viên” [8,11]

Như vậy, có nhiều cách diễn đạt khác nhau với những tên gọi không

giống nhau song đều nói lên bản chất của đạy học GQVĐ là một phương pháp dạy học trong đó GV tổ chức cho học sinh tự lực xây dựng tìm kiếm tri thức mới dưới sự hướng dẫn giúp đỡ của giáo viên

Dạy học GQVĐ không chỉ là một phương pháp đơn nhất thuần tuý, nó có thể xâm nhập vào tất cả các phương pháp khác làm cho tính chất của các phương pháp đó trở nên tích cực hơn Giáo viên có thê tơ chức áp dụng phương pháp này ở những mức độ khác nhau sao cho có thê phát huy được tính tích cực

của học sinh

Trang 20

Theo M.A.Danilop va M.N.Xcatkin: “ Van đề là bài tốn mà cách thức

hồn thành hay kết quả của nó chưa được học sinh biết trước, nhưng học sinh đã

năm được những kiến thức và kỹ năng xuất phát để từ đó thực hiện sự tìm tịi kết quả đó hay cách thức hình thành bài làm Nói cách khác đó là câu hỏi mà học

sinh chưa biết lời giải đáp nhưng có thê bắt tay vào tìm kiếm lời giải”

Theo Lla.Lecne: “ Vấn đề là một câu hỏi nảy ra hay được đặt ra cho chủ

thể mà chủ thê chưa biết lời giải từ trước, và phải tìm tịi sáng tạo lời giải nhưng

chủ thê đã có một số phương tiện ban đầu để sử dụng thích hợp vào việc tìm tịi đó”

Vấn đề cịn được đặc trưng ở chỗ, để giải quyết nó, người ta khơng nêu lên chính xác những điều kiện tìm kiếm, những dẫn liệu ban đầu Tất cả những

cái đó phải do người giải quyết định

Các dấu hiệu của vẫn đề là: Có tình huống có vấn đề; chủ thê đã chuẩn bị ở mức độ nào đó để tìm tịi lời giải; có thể có nhiều phương pháp giải

“Vận đề trong nghiên cứu vật lý là một câu hỏi, một bài tốn chưa có lời

giải xuất phát từ thực tiễn khoa học, kỹ thuật, đời sống Đó là những hiện tượng

mới, quá trình mới không thê lý giải bằng lý thuyết đã có, hoặc một câu hỏi cho

một mục đích thiết thực nào đó hoặc một lý thuyết chưa trọn vẹn ” [6], [8],

[15]

1.2.2.2 Tình huống có vấn đề [3], [15], [16]

Tình huống có vấn đề (tình huống học tập) là hoàn cảnh trong đó xuất hiện mâu thuẫn nhận thức mà học sinh chấp nhận việc giải quyết mâu thuẫn đó như một nhiệm vụ học tập và sẵn sàng đem sức lực trí tuệ ra để giải quyết

Trong học tập, mâu thuẫn nhận thức được hiểu là mâu thuẫn giữa một bên là

nhiệm vụ phải giải quyết một vấn đề với bên kia là vốn kiến thức, kỹ năng,

phương pháp đã biết không đủ để giải quyết vẫn đề hoặc mới nhìn khơng thấy rõ mối liên quan giữa chúng với vẫn đề cần giải quyết

Trang 21

- Chứa đựng mâu thuẫn nhận thức mà việc đi tìm lời giải đáp chính là tìm kiếm kiến thức, kỹ năng, phương pháp mới

- Gây sự chú ý ban đầu, kích thích hứng thú, khởi động tiến trình nhận

thức của học sinh Học sinh chấp nhận mâu thuẫn khách quan thành mâu thuẫn

chủ quan

- Vấn đề giải quyết được phát biêu rõ ràng gồm cả những điều kiện đã cho

và mục đích cần đạt được Học sinh thay có khả năng giải quyết được vẫn đè

b Các kiểu tình huống học tập:

- Tình huỗng phát triển hoàn chỉnh: Học sinh đứng trước một vấn đề chỉ mới được giải quyết một phần, một bộ phận trong một phạm vi hẹp, cần phải tiếp tục phát triển hoàn chỉnh, mở rộng thêm sang những phạm vi mới, lĩnh vực mới

- Tình huống lựa chọn: Học sinh đứng trước một vẫn để có mang một dấu hiệu quen thuộc, có liên quan đến một số kiến thức hay một số phương pháp giải quyết đã biết nhưng chưa chắc chắn là có thế dùng kiến thức nào, phương pháp nào để giải quyết thì sẽ có hiệu quả Học sinh cần phải lựa chọn thậm chí thử làm xem kiến thức nào phương pháp nào có hiệu quả để giải quyết được vấn đề

đặt ra

- Tình huống bế tắc: Học sinh đứng trước một vấn đề mà trước đây chưa gặp một vẫn đề nào tương tự Vấn đề cần giải quyết không có một dấu hiệu nào liên quan đến một kiến thức hoặc một phương pháp đã biết Học sinh bắt buộc phải xây dựng kiến thức mới hay phương pháp mới để giải quyết vấn đề Tình huống này thường gặp khi bắt đầu nghiên cứu một lĩnh vực kiến thức mới

Trang 22

giữa hiện tượng xảy ra với những kiến thức đã biết, nhưng xét kỹ lại khơng có gì

trái cả, chỉ vì hiện tượng diễn ra phức tạp khiến cho anh ta nhằm lẫn

- Tinh huống nghịch lý: Qua một câu hỏi, một câu chuyện, một thí nghiệm, giáo viên đưa ra một vẫn đề ngược với dự đoán của học sinh, ngược

với quan niệm thông thường trong sinh hoạt và trong cuộc sống của họ

- Tình huống ứng dụng kiến thức vật lý vào thực tiễn: Trong dạy học bộ

môn vật lý, GV có thé gap nhiều cơ hội để khai thác, tạo nên tình huống có vẫn

đề theo dạng này GV nên giao cho học sinh giải quyết những nhiệm vụ, giải

thích những sự kiện có liên quan đến việc vận dụng tri thức vật lý [L7]

Cách phân loại các kiểu tạo tình huống có vẫn đề như trên chỉ là tương đối Ta có thể thêm những kiểu khác nữa Tuỳ theo cách đặt câu hỏi, cách tô chức chứa tình huống mà học sinh sẽ rơi vào tình huống này hay tình huống khác Và mỗi ví dụ ở tình huống này cũng có thê đúng cho cả tình huống kia

c Tổ chức tình huống học tập: [15], [16], [17]

Tổ chức tình huống học tập thực chất là tạo ra hoàn cảnh để học sinh tự

mình ý thức được vấn đề cần giải quyết, có nhu cầu, hứng thú giải quyết vấn đè,

biết được mình cần làm øì và sơ bộ xác định được làm thế nào Có thể thiết kế

mỗi bài học thành một chuỗi tình huống học tập liên tiếp, được sắp xếp theo một trình tự hợp lý của sự phát triển vẫn đề cần nghiên cứu, nhằm đưa học sinh tiến

dân từ chỗ chưa biết đến biết, từ biết không đầy đủ đến biết đầy đủ và nâng cao

dần năng lực giải quyết vẫn đề của học sinh

Quy trình tơ chức tình huống học tập gồm các giai đoạn chính sau:

- Giáo viên mô tả một hoàn cảnh cụ thể mà học sinh có thể cảm nhận

được bằng kinh nghiệm thực tế, biểu diễn một thí nghiệm hoặc yêu cầu học sinh

làm thí nghiệm đơn giản để làm xuất hiện hiện tượng cần nghiên cứu

Trang 23

- Giáo viên yêu cầu học sinh dự đoán sơ bộ hiện tượng xảy ra trong hoàn cảnh đã mô tả hoặc giải thích hiện tượng quan sát được dựa trên những kiến

thức và phương pháp đã có từ trước

- Giáo viên giúp học sinh phát hiện ra chỗ không đây đủ của họ trong kiến thức, trong cách giải quyết vẫn đề và làm xuất hiện nhiệm vụ mới cần giải quyết Như vậy tình huống học tập xuất hiện khi HS ý thức được rõ ràng nội dung, yêu cầu của vấn đề cân giải quyết và sơ bộ nhận thấy mình có khả năng giải quyết được vẫn đẻ, nếu cố gắn suy nghĩ và tích cực hoạt động

1.2.3 Các giai đoạn của dạy học giải quyết vấn đề

Dạy học giải quyết vấn đề gồm 3 giai đoạn: [1], [3], [6], [15]

1.2.3.1 Giai đoạn 1: Giai đoạn nêu vấn đề làm xuất hiện bài toản nhận thúc

trong hoc sinh

Ở giai đoạn này giáo viên phải làm thé nào để “cấy” được mâu thuẫn

khách quan giữa trình độ tri thức đã biết và trình độ tri thức cần chiếm lĩnh vào ý

thức của học sinh Phải lưu ý đạt được yêu cầu: Việc giải quyết mâu thuẫn đó không quá đễ cũng không quá khó với học sinh Vấn đề đặt ra không phải là xa lạ mà khá quen thuộc, nhưng muốn giải quyết nó, khơng chỉ địi hỏi sự tái hiện

mà còn đòi hỏi sự phân tích và cấu trúc lại tri thức ay Tức là đòi hỏi một sự tư duy tích cực để vượt qua “chướng ngại nhận thức”, “chướng ngại khoa học” Nếu đạt được yêu cầu đó, tức là đã đặt học sinh vào tình hng có vẫn đề Đó là tình huống mà tâm lý của học sinh bị kích thích Học sinh có được sự thắc mắc, CĨ Sự mong muốn nhận thức, họ đã có nhu cầu nhận thức và đã thấy hướng giải

quyết, có niềm tin vào khả năng giải quyết vẫn đề

Việc tạo ra tình hng có vấn đề là một lĩnh vực của nghệ thuật sư phạm, cùng một nội dung, cùng một lớp học sinh nhưng nếu khơng có sự gia cơng sư phạm thì sẽ khơng đặt học sinh vào tình huống có van dé do đó sẽ không tạo

được động lực cho quá trình dạy học Nghệ thuật sư phạm tạo ra tình huống có

van dé đòi hỏi giáo viên ln biết cách kích thích, tạo thế năng tâm lý tư duy của

Trang 24

1.2.3.2 Giai doan 2: Giai doan gidi quyét van dé

Ở giai đoạn này cơ chế để giải bài toán nhận thức đã được đặt ra, thường

bao gồm việc phân tích các dữ kiện đã cho, biến đôi chúng để có thêm dữ kiện dẫn xuất hoặc tìm thêm những dữ kiện bổ sung ( bằng cách tái hiện có chọn lọc

tri thức đã có) Nó cũng bao gồm việc phân tích các yêu câu phải tìm, tách thành những yêu cầu trung gian cần và có thê tìm kiếm (nhờ những dữ kiện đã cho và

các dữ kiện dẫn xuất, dữ kiện bổ sung) Từ những việc đó mà ta có đủ tư liệu để

giải quyết vấn đề băng cách cấu trúc lại bài tốn nhận thức Thơng thường thì bài tốn này được chia làm nhiều bài toán nhỏ, trung gian Mỗi bài toán trung

gian sẽ được đặt ra như một vẫn đề mới, do đó học sinh liên tiếp được đặt vào

tình huống có vấn đề, kết quả của bài toán trước là tình huống có vẫn đề cho bài toán sau và là cơ sở để giải quyết nó Quá trình sẽ được tiến hành liên tục cho đến khi giải quyết xong bài toán nhận thức ban đầu

Nghệ thuật sư phạm của giáo viên sẽ giúp cho việc xây dựng các bai toan

trung gian như là một chuỗi liên kết các mắt xích liên tục của các chu trình hoạt động Kích thích động cơ học tập, tô chức và điều khiển quá trình đó, kiểm tra

kết quả hoạt động Mỗi bài toán trung gian là một chu trình trong chu trình lớn 1.2.3.3 Giai đoạn 3: Giai đoạn củng cô và vận dụng tri thức

Trong giai đoạn này cần đảm bảo các mặt sau:

- Tổng kết và hệ thơng hố tri thức mới đã được xây dựng qua việc giải quyết vẫn đề

- Hình thành phương pháp nhận thức một vẫn đề khoa học cho học sinh, củng cỗ niềm tin nhận thức cho họ

- Nêu vẫn đề mới có liên quan đến tri thức vừa mới xây dựng được theo tinh than tìm tịi nghiên cứu

- Theo Phạm Hữu Tòng, các giai đoạn trên gọi là các pha của tiến trình

Trang 25

Pha thir nhat:

Chuyên giao nhiệm vụ, bât ơn hố trị thức, phát biêu vân

Pha thứ hai:

Học sinh hành động độc lập, tự chủ, trao đơi tìm tịi

y

Pha thứ ba:

Tranh luận, thê chê hoá, vận dụng tri thức mới

Sơ đồ 2

1.2.4 Các mức độ của dạy học giải quyết van đề

Trong dạy hoc GQVD theo nghĩa đầy đủ, học sinh phải là người tìm tòi giải quyết vẫn đề, thực hiện tất cả các giai đoạn trong chu trình nhận thức sáng

tạo [1], [2] [S8] Tuy nhiên khi triển khai áp dụng dạy học nội dung vật lý, tuỳ thuộc vào nội dung bài học, trang thiết bị dạy học, thời gian dạy học, mà HS có

thể tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào các hành động giải quyết vẫn đề Căn cứ vào sự tham gia trực tiếp của học sinh vào các hành động giải quyết vấn đề theo chu trình sáng tạo vật lý khi thực hiện dạy học giải quyết vẫn đề, có thế phân chia các mức độ khác nhau ở dạy học giải quyêt vân đê như sau:

Mức độ HS chứng kiên HS tham gia trực tiếp

Mức độ l: Tất cả các chu trình| Tiệp nhận câu hỏi nhận thức:

Nêu vấn đề sang tao vật lý mong muốn, niềm tin giải quyết vấn đề

Mức độ 2: Q trình tìm tịi vẫn | - Suy đoán giả thuyết

Tìm tịi một phần | đề - Suy luận logic từ giả thuyết tiên

Thí nghiệm kiểm tra | đoán hiện tượng mới

- Xây dựng phương án thí nghiệm,

kiểm tra giả thuyết hệ quả giả

thuyết

Trang 26

- Quan sát ghi nhận kết quả

- Xử lí số liệu thí nghiệm

- Khái quát hoá rút ra kết luận

- Ghi nhận tri thức mới - Vận dụng tri thức mới

Mức độ 3: Q trình tìm tịi vẫn | Tât cả các chu trình của nhận thức Nghiên cứu thiết | đề sang tao vat ly

ké sang tao

1.2.5 Các điều kiện đảm bảo cho thực hiện dạy hoc GQVD [13,92]

-Nội dung tri thức khoa học (bao gôm cả kỹ năng, phương pháp) phải chứa đựng yếu tố mới mẻ mà trước khi giải quyết vẫn đề HS chưa biết, tri thức ây được tạo ra trong quá trình giải quyết vấn đề không thể bằng tư duy tái tạo, mà phải có sự nỗ lực tư duy của chủ thê vượt qua những “ vùng phát triển gần”

do GV tao ra trong điều kiện của dạy học Vì vậy dạy học giải quyết vẫn đề có

thể thực hiện cho các loại tiết học khác nhau: Bài học kiến thức mới, bài học bài

tập vật lý, bài học thực hành vật lý, bài tập ôn tập tổng kết hệ thống hoá kiến

thức, bài học ngoại khoá Tuy nhiên để thực hiện dạy học giải quyết vẫn đề cần

phải sắp xếp, cấu tạo trật tự logic các kiến thức từ vĩ mô đến vi mơ theo tiến

trình của nhận thức vật lý

- Thiết bị dạy học: Thí nghiệm vật lý — hạt nhân của hành động kiểm tra xác nhận giả thuyết Do đó dụng cụ thí nghiệm là tiền đề vật chất quan trọng cho

việc thực hiện dạy học giải quyết vấn đề

- Trình độ khoa học và kỹ năng sư phạm của giáo viên quyết định thành

công của dạy học GQVĐÐ Trên cơ sở nhận thức sâu sắc nội dung vật lý kết hợp

với những kỹ năng sư phạm cần thiết của giáo viên xác định chính xác nội dung

khoa học của học sinh, phát biểu thành mệnh đề gọn, rõ; từ đó xây dựng tình huống có vẫn đề, đặt học sinh trước câu hỏi nhận thức hấp dẫn ở tính thiết thực,

Trang 27

định hướng này Căn cứ vào mức độ tìm tòi trong hành động của học sinh do

câu hỏi định hướng đưa lại, có thể phân loại 3 kiểu định hướng theo thứ tự từ

thấp đến cao

+ Định hướng tái tạo cụ thé: Câu hỏi của GV nhằm tái tạo ở HS, từng

hành động, thao tác cụ thể mà trước đó HS đã biết: đây là mức độ thấp nhất của sự tìm tòi Kiểu định hướng này đảm bảo được hiệu quả rèn luyện kỹ năng, và

tạo cơ sở cần thiết cho HS có thể thích ứng được với sự định hướng tìm tịi trong

dạy học Các câu hỏi: Hiện tượng (quá trình) này tương tự với hiện tượng quá trình nào đã biết? Vấn đề này có liên quan đến vấn đề nào tương tự? Mối liên hệ

ấy như thế nào? Các bước GQVĐ tương tự? Làm thé nao dé GQVD nay về van

đề tương tự đã biết cách giải quyết?

+ Định hướng khái qt chương trình hố: Câu hỏi của giáo viên nhằm vào việc giúp HS ý thức được lối khái quát hoá của việc tìm tịi GQVĐ, sự định

hướng được chương trình hố theo các bước dự định hợp lí Đầu tiên là đòi hỏi

HS tự lực tìm tịi giải quyết vẫn đề đặt ra; nếu HS không đáp ứng được thì có sự giúp đỡ tiếp theo của GV là sự phát triển định hướng khái quát ban đầu, thu hẹp dân phạm vi tìm tịi sao cho vừa sức HS ( là sự gợi ý, chỉ tiết thêm câu hỏi khái quát ban đầu) Nếu HS vẫn không đáp ứng được thì chuyển dần sang định hướng

tái tạo từ việc dẫn theo angôrit ( Cho biết trình tự thực hiện các hành động, thao

tác) để theo đó HS tự GQVĐ Nếu HS vẫn không huy động đúng hành động,

thao tác mong đợi thì thực hiện hướng dẫn tái tạo đối với mỗi hành động hoặc

thao tác đó Các câu hỏi thường dùng: Bài toán yêu cầu giải quyết vấn đề gì? Câu hỏi của bài toán? Đã biết những điều kiện gì? Dự đốn hiện tượng xảy ra như thế nào? Q trình mơ tả có thể chia thành các giai đoạn như thế nào? Mỗi

giai đoạn đó có liên quan đến hiện tượng vật lý nào? Định luật nào chi phối? Vì sao có dự đốn đó? Làm thế nào để kiểm tra dự đốn? Kết quả thí nghiệm có

phù hợp với dự đốn khơng? Điều gì mới rút ra được tử thí nghiệm này?

Trang 28

hoạt động thích hợp để GQVĐ Đây là mức độ cao nhất của yêu cầu tìm tòi sáng tạo ở HS, có tác dụng bồi dưỡng năng lực tư duy, năng lực GQVĐ cho HS

Thực hiện kiểu định hướng này là một việc không dễ dàng, nó phụ thuộc vào tài năng sư phạm cua GV, vao đôi tượng HS, vào chính nội dung khoa học của kiến

thức

Định hướng khái qt chương trình hố là kiểu định hướng trung gian,

phát huy mặt ưu điểm của hai kiểu định hướng tái tạo và khái quát đồng thời cho

phép thực hiện ở đa số đôi tượng HS với nhiều kiến thức điển hình trong chương

trình vật lý phổ thông

Như vậy phương tiện quan trọng trong dạy học GQVĐ là hệ thống câu hỏi định hướng hành động nhận thức của HS Câu hỏi phải đạt được các yêu cầu sau đây:

+ Yêu câu về logic học: Diễn đạt chính xác về ngữ pháp sao cho thoả mãn luật đồng nhất nghĩa là đối tượng câu hỏi phải rõ ràng, tránh tình trạng HS không xác định rõ đối tượng câu hỏi dẫn đến hỏi một đường trả lời một nẻo

+ Yêu cầu về nội dung khoa học: Câu hỏi phải đảm bảo câu trả lời đúng là dân từng bước GQVD dat ra

+ Yêu cầu về phương pháp đạy học: Câu hỏi phải thực hiện được chức năng định hướng hành động nhận thức theo chu trình sáng tạo vật lý nghĩa là phải đảm bảo câu trả lời đúng với hi vọng của GV, Câu hỏi phải vừa sức với học

sinh

1.3 Day hoc GQVD trong cac loai bai hoc vật ly [8]

1.3.1 Day hoc GQVD trong bài học xây dựng kiến thức mới

“Vẫn đề? trong bài học xây dựng kiến thức mới chính là nội dung đơn vị

tri thức mới Câu hỏi nhận thức phải được đặt ra sao cho câu trả lời là nội dung

tri thức mới; vì vậy tình huống có vẫn đề phải là tình huống được tô chức sao

cho HS được đặt trước một nhiệm vụ nhận thức mà nếu chỉ bằng tri thức và kinh

Trang 29

Có thể sử dụng các loại tình huống có vấn đề mà lý luận dạy học đã nêu ra như: tình huống bắt ngờ, tình huống bề tắc, tình huống lựa chọn, tình huống phát triển bằng các phương tiện như bài tập vật lý, thí nghiệm vật lý, truyện kế vật lý, các thí dụ sinh động, hấp dẫn lý thú về ứng dụng vật lý trong đời sống, kỹ

thuật, sản xuất được trình bày một cách tự nhiên để HS dùng vốn tri thức kỹ

năng của mình dé xem xét giải quyết, nhưng chưa có thê giải quyết được và đã làm xuất hiện lỗ hỏng mà HS không vượt qua được HS mong muốn giải quyết

van đề bởi câu hỏi nhận thức đặt ra thú vị ở ý nghĩa thiết thực, hiện tượng gần

gủi quen thuộc tưởng chừng như đã hiểu rõ mà trước đó HS khơng chú ý HS

chấp nhận giải quyết vẫn đề để tìm câu trả lời mà giáo viên đã đặt ra Giai đoạn

xây dựng tình huống có vấn đề kết thúc

Giai đoạn giải quyết vấn đề bao gồm một chuỗi tình huống học tập, mỗi

tình huống gồm các hành động kế tiếp, có thê thực hiện theo sơ đồ sau:

Gia thuyét |_—»| Hệ quả logic |>| Thí nghiệm kiểm tra |—>| Kết luận

Sơ đồ 3

Nội dung kết luận chính là một nội dung của kiến thức mới mà bài học

phải đem lại cho HS GV khi thiết kế bài học cần phái sắp đặt, câu tạo lại nội

dung bài học sao cho mỗi đơn vị kiến thức cơ bản là kết luận của một chu kỳ

trên HS thể chế hoá kiến thức, những kết luận thu được chính là nội dung của

một khái niệm, định luật hoặc một lý thuyết nào đó của vật lý học

Giai đoạn vận dụng tri thức mới: Kiến thức mới thu được có ý nghĩa øì,

được ứng dụng như thế nào trong khoa học, trong đời sống? Các tình huống mới

được đặt ra để HS van dụng tri thức vừa thu nhận dé giải quyết nhiệm vụ, qua đó vừa củng cố kiến thức, vừa đem lại hứng thú, niềm tin nhận thức và tính hữu ích

của kiến thức đã xây dựng được

1.3.2 Day hoc GQVD trong bai hoc bai tập vật lý

Theo Razumôpxkl, bài tập van dé hay bài tập sáng tạo là bài tập mà

angơrit giải của nó là mới đối với HS Thực chất của bài tập vấn đề là ở chỗ cái

Trang 30

bài tập sẽ được giải quyết trên cơ sở những kiến thức về định luật vật lý nhưng

trong đó khơng cho một cách tường minh hiện tượng nào, định luật vật lý nào

cần được sử dụng để giải Trong đề bài không có các đữ kiện mà chỉ có những

gợi ý trực tiếp hoặc gián tiếp ý tưởng giải, đó là lý đo làm cho bài tập trở thành

bài tập sáng tạo tức là biến nó thành vẫn đề Đề bài có thể cho những dữ kiện

không đây đủ hoặc một vài đữ kiện không cân thiết cho bài toán Tương tự trong khoa học có hai dạng sáng tạo khác nhau là phát minh và sáng chế; trong dạy

học, bài tập về vật lý có thể chia thành hai dạng: nghiên cứu (yêu câu trả lời câu

hỏi tại sao) và thiết kế (yêu cầu trả lời câu hỏi làm thế nào) Bài tập vấn đề có

thé là bài tập định tính, định lượng hoặc bài tập thí nghiệm, hoặc một số nhiệm vụ nghiên cứu ở phịng thí nghiệm, và một số bài tập lớn trong thực tiễn nghiên cứu vật lý

Dạy học GQVĐ có mục đích khắc phục tính tái hiện về tư duy của dạy học truyền thống, tăng cường tính sáng tạo của tư duy, đặt HS vào vị trí nhà vật

lý học, băng hoạt động học tập tiếp cận với phương pháp khoa học GQVĐ Vì

vậy trong việc dạy học bài tập vật lý cần sử dụng các bài tập van dé

Bai tap vấn đề thực su duoc HS giai sau khi nam vững tài liệu học của các

đề tài và có những kỹ năng cần thiết về vận dụng kiến thức nhờ các bài tập luyện

tập Vì vậy bài tập van đề được sử dụng ở giai đoạn sau của nghiên cứu tài liệu

Tuy vậy bài tập vấn đề cũng có thể được dùng dé néu van đề nghiên cứu nhằm

kích thích HS hứng thú đối với đề tài Còn việc giải bài tập đó sẽ được quay trở lại sau khi học sinh đã có những kiến thức đủ cần thiết Các bài tập có vấn đề có

thể được sử dụng ở các tình huỗng khác nhau để nghiên cứu tài liệu mới, nhưng ý nghĩa cơ bản của bài tập nêu vấn đề là phát triển năng lực tư duy sáng tạo của

HS trong quá trình Hồ tự lực giải các bài tập đó Bởi vậy ưu việt hon là sử dụng

bài tập vấn đề trong giai đoạn cuối của quá trình nghiên cứu đề tài nào đó ( giai đoạn ôn tập, tổng kết hệ thống hoá kiến thức)

Trang 31

đó sử dụng các bài tập có nội dung thực tiễn, kỹ thuật tổng hợp có tác dụng bồi dưỡng cho HS năng lực GQVĐ Đối với bài học loại này có thê áp dụng dạy học

GQVĐ ở các mức độ khác nhau vì tính mới mẻ, sảng tạo của các ứng dụng vật

lý muôn màu muôn sắc trong thực tế và kỹ thuật Có thể sử dụng bài tập vấn đề trong các bài tập tổng hợp ôn tập chương

1.3.3 Dạy học GQVĐ trong bài học thực hành thí nghiệm vật lý

Thí nghiệm vật lý là sự tác động có chủ định, có hệ thống của con npười

vào các đối tượng của hiện tượng khách quan Thông qua sự phân tích các điều

kiện mà trong đó đã diễn ra sự tác động, ta có thể thu nhận tri thức mới [12,286] Theo quan diém cua day hoc GQVD, bài học thực hành thí nghiệm thực

chất là học sinh tự lực GQVĐ: Vận dụng tông hợp kiến thức lý thuyết và kỹ

năng thực hành thí nghiệm để thực hiện nhiệm vụ cụ thể nào đó trong phịng thí nghiệm Do đó nếu được tơ chức tốt thì bài học thực hành có vai trị to lớn trong

việc bồi đưỡng năng lực GQVĐÐ cho HS

Cấu trúc bài học thực hành thí nghiệm vật lý theo định hướng dạy học GOVD:

Giai doan tao tinh huống có vấn đề: Mỗi bài thí nghiệm thực hành là một

van đề học tập mà học sinh phải giải quyết vừa bằng tư duy lý thuyết vừa bằng

tư duy thực nghiệm “Vấn để hoá” nội dung bài học thực hành thí nghiệm là việc

biến bài thực hành có hướng dẫn chỉ tiết trong sách giáo khoa thành bài tập thí nghiệm

Giai đoạn hướng dẫn GQVĐ: ở bài thí nghiệm thực hành thông thường,

trong tài liệu hướng dẫn chỉ tiết các thao tác thí nghiệm, HS không cần phải xây

dựng phương án thí nghiệm và phương án xử lý số liệu thí nghiệm; ở các thí nghiệm thực hành này phương án thí nghiệm khơng ghi sẵn mà chỉ đưa ra nhiệm

vụ kèm điều kiện về dụng cụ thí nghiệm cái mới ở dạy học GQVĐ ở đây là

Trang 32

năng giải quyết một nhiệm vụ cụ thê được giao, cung cỗ các kiến thức liên quan

trực tiếp mà còn được bồi đưỡng năng lực GQVĐ trên bình diện tổng quát

Giai đoạn củng cố và vận dụng kiến thức: Có thê tiến hành với các thiết bị

thí nghiệm có sẵn ở trường phố thông, với các đồ chơi có bán trên thị trường

hoặc với các dung cụ sẵn có ở nhà, với các vật liệu đễ kiếm, các dụng cụ thí nghiệm đơn giản do HS tự chế tạo ra từ những vật liệu này

Giai đoạn củng cô phải được giao cho HS dưới dạng những nhiệm vụ có

nội dung sao cho phát triển được năng lực trí tuệ của HS

1.4 Thực trạng dạy học GQYVĐ trong dạy học vật lý ở trường THCS

Dạy học GQVĐ là một phương pháp dạy học tích cực mà nhiều GV vật lý

THCS và THPT đã biết đến ở các mức độ và vận dụng nó một cách khác nhau

Từ những năm 60 — 70 của thế kỷ trước, GV dạy vật lý ở trường phố

thông đã tiếp cận và vận dụng

Theo quan điểm của tâm lí học nhận thức, lý thuyết hoạt động và triết học

duy vật, phương pháp dạy học GQVĐ có nhiều lợi thế trong quá trình day học

vật lý theo định hướng làm cho hoạt động tích cực, tự chủ, sáng tạo và tư duy

khoa học Nhiều GV vật lý dạy học có kinh nghiệm đã thành công khi sử dụng

dạy học GQVĐÐ trong việc tô chức hoạt động của HS Do điều kiện, với những

yếu tố khách quan trong giáo dục (hình thức thi cử, đánh giá kết quả học tập, phong trào thường xuyên đổi mới PPDH ) mà một bộ phận GV vật lý chỉ quan tâm đến việc truyền tải nội dung kiến thức cho học sinh bằng mô hình dạy học thơng báo, giải thích vẫn quen với cách dạy truyền thống

Dạy học vật lý THCS qua điều tra khảo sát đội ngũ giáo viên đạy vật lý ở Sa Đéc, Đồng Tháp, cho thấy:

+ Vận dụng dạy học GQVĐÐ trong môn vật lý còn hạn chế

+ Co so ly luan day hoc GQVD va van hanh day hoc GQVD đòi hỏi phải

được bồi dưỡng cho GV

Trang 33

KET LUAN CHUONG 1

Chúng tơi đã tìm hiệu, hệ thống hoá một số khái niệm và nội dung cơ bản:

Tích cực hoạt động nhận thức là trạng thái hoạt động của HS đặc trưng bởi

khát vọng học tập cơ gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình học tập để năm vững tri thức và kỹ năng

Các biện pháp tích cực hố hoạt động nhận thức của HS trong dạy học vật lý

“Van dé”, “ tình huống có vấn đề” trong dạy học vật lý

Kỹ thuật vận dụng dạy học GQVĐ vào dạy học vật lý theo cấu trúc 3 pha: Pha 1: Chuyén giao nhiém vu, bat 6n hoa tri thirc, phat trién van dé:

a) Tao tinh huéng co van dé,

b) Phát hiện, nhận dạng vấn đề nây sinh c) Phát biểu vấn đề cần giải quyết

Pha 2: Học sinh hành động tư duy độc lập, trao đơi tìm tịi GQV

a) Đề xuất cách giải quyết

b) Lập kế hoạch giải quyết

c) Thực hiện kế hoạch giải quyết

Pha 3: Tranh luận, thể chế hoá, vận dụng tri thức mới

a) Thảo luận kết quả và đánh giá

b) Khang dinh hay bác bỏ giá thuyết nêu ra c) Phát biểu kết luận

đ) Vận dụng tri thức mới vào thực tế

Dạy học giải quyết vấn để là quan điểm (hay tư tưởng) dạy học chứ không

phải là một phương pháp dạy học cụ thể, vì thế DHGQVĐ có thể thâm nhập và

tất cả các phương pháp dạy học DHGQVĐ cùng với các phương pháp dạy học truyền thống sẽ khắc phục được những hạn chế của phương pháp dạy học truyền

thống (vi dụ như: Thông báo - GQVĐ, đàm thoại - GQVĐ, ) cũng như đối

với các PPDH tích cực (phương pháp DH thực nghiệm, dạy học bằng mơ

hình ) Khi đó DHGQVĐ có nhiều lợi thế dé tích cực hóa hoạt động nhận thức

Trang 34

CHUONG II: DAY HQC MOT SO KIEN THUC CHƯƠNG CƠ HỌC -

VAT LY 8 THEO DINH HUONG DAY HOC GQVD

2.1 Đặc điểm sách giáo khoa vật lý 8 và sự bất cập của thực tiễn giảng day vật lý THCS

2.1.1 Đặc điểm sách giáo khoa vật lý 8 trong chương trình vật lý THCS - Sách giáo khoa vật lý 8 gém hai chương: Cơ học và nhiệt học Ngoài việc

tuân theo các yêu cầu chung về lựa chọn nội dung của chương trình vật lý

THCS, việc lựa chọn nội dung của chương trình vật lý 8 cịn có đặc điểm sau: Nếu ở giai đoạn 1 (lớp 6, lớp 7) của cắp THCS các kiến thức chỉ được lựa chọn và sắp xếp theo các chủ đề gần gủi với cuộc sống học sinh, phù hợp với khả năng nhận thức của các em, thì ở giai đoạn 2 (lớp 8, lớp 9) các kiến thức vật lý

đã được lựa chọn và sắp xếp một cách hệ thống hơn theo logic của khoa học vật

lý, theo trình tự phức tạp tăng dân lên của các dạng vận động của vật chất, từ

động học đến động lực học, vật lý phân tử và nhiệt học lớp 8, từ điện học đến

điện từ học, quang hình học đến quang lý học lớp 9

- Khối lượng nội dung chương trình: So sánh nội dung chương trình với nội dung tương ứng của chương trình vật lý THCS trước đây và khối lượng nội dung chương trình vật lý từng cấp ở cấp THCS mới, thì chương trình vật lý 8 có nội dung nặng hơn trong các lớp ở cấp THCS

+ Chương trình vật lý 8 là phần mở đầu của giai đoạn 2 chương trình vật lý THCS, nên những yêu cầu về kỹ năng tư duy trừu tượng, khái quát cũng như

những yêu cầu về mặt định lượng trong việc hình thành các khái niệm, định luật

vật lý đều cao hơn các lớp ở giai đoạn 1 Vì vậy, sách giáo khoa vật lý 8 có yêu

cầu cao hơn về tính logic và sự chặt chẽ, tính hệ thống và sự hoàn chỉnh của lý

thuyết so với sách giáo khoa vật lý 6 và vật lý 7

+ Nếu ở giai đoạn 1, đặc biệt ở lớp 6 các kiến thức được hình thành thuần tuý

theo quan điểm hiện tượng, các thuộc tính, quy luật vật lý chỉ được mô tả một

Trang 35

đến cơ chế vi mô của một số hiện tượng và nhất là đề cao việc mô tả định lượng

các mỗi quan hệ vật lý Nhiều công thức đã được trình bày trong sách giáo khoa vật lý 8 Tỉ lệ bài tập định tính và định lượng cao hơn hắn và có yêu cầu tương

đối cao về sử dụng cơng cụ tốn học như lập và giải phương trình bậc nhất, hệ

phương trình bậc nhất

- Tuy có đề cao về mặt lý thuyết so với sách giáo khoa vật lý ở giai đoạn 1, nhưng sách giáo khoa vật lý 8 vẫn cố gắn khắc phục những khuynh hướng hàn

lâm cũng như tình trạng quá tải về khối lượng, mức độ nội dung của sách giáo

khoa vật lý cũ Nhiều nội dung chưa thật thiết thực, chưa phù hợp với khả năng

tiếp thu của học sinh được đưa ra khỏi chương trình và sách giáo khoa như: + Vật lý 8 không đi sâu vào ý nghĩa vec tơ của khái niệm vận tốc, công đưa ra cơng thức tính cũng như cách đo lực ma sát, sự truyền áp lực, áp suất của chất rắn, chất lỏng

+ Khơng có định luật Pa-xcan, khí áp kế, máy ép dùng chất lỏng, hiệu suất của máy cơ đơn giản, không đưa ra công thức tính thế năng, động năng

+ Công thức p = h.d được suy ra trực tiếp từ công thức p = = Dinh luat Ac- si-mét được trình bày băng thí nghiệm kiểm chứng dự đoán của Ac- si-mét

+ Khơng trình bày day đủ về thuyết cấu tạo phân tử: không đưa ra lực liên

kết phân tử, không phân biệt cấu tạo phân tử của các trạng thái cấu tạo chất

+ Không yêu cầu dùng thuyết cấu tạo phân tử để giải thích cơ chế của sự truyền nhiệt Chỉ dùng khái niệm phân tử và chuyển động phân tử để hình thành

khái niệm nhiệt năng

+ Không đề cập đến nội năng, chỉ đề cập đến nhiệt năng như là tổng động năng phân tử của vật

+ Không đưa ra mơ hình lý thuyết chung của động cơ nhiệt, chỉ trình bày động cơ nỗ 4 kỳ

Trang 36

+ Đó là những nội dung mà nếu có thời gian thì phải đưa vào sách giáo khoa dưới dạng chính thức như: Máy ép dùng nước, hiệu suất của máy cơ đơn giản,

cấu tạo của phích nước, nhiệt lượng kế, thí nghiệm Jun

+ Đó là những nội dung nhằm mở rộng hơn những kiến thức đã học trong bài như áp suất cùa ánh sáng, kích thước của phân tử, vận tốc trung bình của phân

tử, bản chất của nhiệt

+ Đó là những nội dung có nhiều ý nghĩa thực tiễn như các độ lớn thường

gặp của vận tốc, áp suất, công, công suất, động năng, thế nang, ap suất khí

quyền và dự báo thời tiết, sự cần thiết phải tiết kiệm nhiên liệu, lợi và hại của

động cơ nhiệt, đập thuỷ điện Hồ Bình

+ Đó là những nội dung mang tính giải trí giúp học sinh hứng thú hơn trong học tập như truyền thuyết về Ac-si-mét, công của trái tim người, tóc bị đốt mà khơng cháy, các hình thức truyền nhiệt ở bên ngoài của cơ thể người

- Về các loại bài học trong sách giáo khoa vật ly 8:

+ Loại bài hình thành khái niệm, định luật như các bài 1, 2, 4, 6, 7, 10, 13,

14, 15, 16, 21, 24, 25, 26

+Loại bài nghiên cứu hiện tượng như các bài 3, 5, 8, 9, 17, 19, 20, 22, 23, 27

+ Loại bài nghiên cức ứng dụng như các bài 12,28

+ Loại bài thí nghiệm thực hành như các bài 11

+ Loại bài tổng kết như các bài 18, 29

- Sách giáo khoa vật lý 8 được trình bày theo hình thức “mở” nghĩa là một số

nội dung khơng được trình bày một cách trọn vẹn mà chờ sự tham gia bỗ sung,

hoàn thiện của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên

- Các câu hỏi định hướng hoạt động của học sinh trong sách giáo khoa vật lý

8 có yêu cầu khái quát cao hơn, đòi hỏi học sinh phải vận dụng đồng thời nhiều

kiến thức, kỹ năng hơn so với sách giáo khoa vật lý 6,7

Trang 37

cho ngắn gọn, để dành thời gian thích đáng cho việc rèn luyện kỹ năng giải bài

tập định lượng cho học sinh

2.1.2 Sự bất cập của thực tiễn giảng dạy vật lý THCS so với yêu cầu xã hội và so với đặc trưng môn học

- Những năm gần đây, do nhiều tác động khách quan, phương pháp và chất

lượng dạy học đã có sự phân hố:

+ Đã có khơng ít giáo viên đạy giỏi, có tâm huyết với nghè, có hiểu biết sâu sắc về bộ môn, tay nghè khá, cải tiến phương pháp dạy học đã khêu gợi được sự

suy nghĩ tìm tịi tự lực của học sinh, phản ánh được tính thần của xu thế mới

+ Trong những năm gan đây, trong nhiều giờ học vật lý giáo viên đã tạo nhiều điều kiện để học sinh trực tiếp quan sát thí nghiệm do giáo viên tiến hành trước toàn lớp và đặt những câu hỏi có yêu câu phát triển tư duy đối với toàn lớp Trong giờ học này, thực sự chỉ có ít học sinh được giáo viên gọi trả lời là đã làm việc nhiều hơn, suy nghĩ nhiều hơn Nhưng hoạt động của các em ở đây mới

chỉ là trả lời thụ động các câu hỏi của giáo viên, bản thân học sinh chưa thực sự

chủ động tham gia vào q trình tìm tịi, suy nghĩ và giải quyết vấn đề đặt ra trong giờ học

- Vì vậy đổi mới phương pháp dạy học còn phải mang sắc thái riêng, phải

hướng tới việc tạo điều kiện cho học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức thông qua hoạt động thực nghiệm và cao hơn nữa, cho học sinh tập dượt giải quyết một số vấn

đề về vật lý trong thực tế

2.1.3 Những thuận lợi của chương “Cơ học — vật lý 8”cho việc thực hiện dạy học theo định hướng dạy học GQVĐ

- Chương “Cơ học” vật lý 8 có khối lượng kiến thức lớn cả về định tính lẫn

định lượng gồm 4 phan chinh: Chuyén động cơ học, lực cơ học, áp suất, công — cơ năng

Trang 38

vào bài học về bảo vệ mơi trường nhiêu, thí nghiệm của phân này rất phong phú và đa dạng

- Nội dung chương có nhiều kiến thức về mặt định lượng được dé cap cao

Trong các bài tập định lượng, có những yêu cầu cao hơn về mặt sử dụng cơng

cụ tốn học như: lập luận, giải phương trình bậc nhất, hệ phương trình bậc

nhất

2.2 Mục tiêu dạy học chương Cơ học - vật lý 8 và cấu trúc logic nội dung của chương Cơ học

2.2.1 Mục tiêu dạy học chương Cơ Học - vật lý 8

2.2.1.1 Chủ đề chuyển động cơ học: (Chuyển động cơ Các dạng chuyên động

cơ học - Tính tương đối của chuyển động cơ học - Tốc độ)

a Kiến thức

- Nêu được dấu hiệu để nhận biết chuyển động cơ Nêu được ví dụ về chuyển

động cơ học

- Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động cơ học

- Nêu được ý nghĩa của tốc độ là đặc trưng cho sự nhanh, chậm của chuyển động và nêu được đơn vị đo tốc độ

- Nêu được tốc độ trung bình là gì và cách xác định tốc độ trung bình - Phân biệt được chuyên động đều, chuyên động không đều dựa vào tốc độ b Kĩ năng

- Vận dụng được công thức v = :

- Xác định được tốc độ trung bình bằng thí nghiệm

- Tính được tốc độ trung bình của chuyển động không đều

2.2.1.2 Chủ đề lực cơ học: (Lực Biêu diễn lực - Quán tính - Lực ma sát)

Trang 39

- Néu duoc vi du vé tac dụng của lực làm thay đôi tốc độ và hướng chuyển động của vật

- Nêu được lực là đại lượng vectơ

- Nêu được ví dụ về tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật chuyển động - Nêu được quán tính của một vật là gì

- Nêu được ví dụ về lực ma sát nghỉ, trượt, lăn

b Ki nang

- Biểu diễn được lực bằng vecto

- Giải thích được một số hiện tượng thường gặp liên quan tới quản tính

- Đề ra được cách làm tăng ma sát có lợi và giảm ma sát có hại trong một số trường hợp cụ thê của đời sống, kĩ thuật

2.2.1.3 Chủ đề áp suất: (Khái niệm áp suất - Áp suất của chất lỏng Máy nén thuỷ lực - Áp suất khí quyên - Lực đây Ác-si-mét - Vật nỗi, vật chìm)

a Kiến thức

- Nêu được áp lực, áp suất và đơn vị đo áp suất là gì

- Mô tả được hiện tượng chứng tỏ sự ton tại của áp suất chất lỏng, áp suất khí

quyền

- Nêu được áp suất có cùng trị số tại các điểm ở cùng một độ cao trong lòng một chất lỏng

- Nêu được các mặt thoáng trong bình thơng nhau chứa một loại chất lỏng đứng yên thì ở cùng một độ cao

- Mô tả được câu tạo của máy nén thuỷ lực và nêu được nguyên tắc hoạt động của máy này là truyền nguyên vẹn độ tăng áp suất tới mọi nơi trong chất lỏng

- Mô tả được hiện tượng về sự tồn tại của lực day Ac-si-mét

- Nêu được điều kiện nổi của vat

Trang 40

- Van dụng được công thức p = =

- Vận dụng công thức p = dh đối với áp suất trong lòng chất lỏng - Vận dụng công thức về lực đây Ác-si-mét F = Vd

- Tiến hành được thí nghiệm dé nghiệm lại lực day Ác-si-mét

2.2.1.4 Chủ đề công - cơ năng: (Công và công suất - Định luật bảo tồn cơng -

Cơ năng Định luật bảo toàn cơ năng) a Kiến thức

- Nêu được ví dụ trong đó lực thực hiện cơng hoặc không thực hiện công

- Viết được cơng thức tính công cho trường hợp hướng của lực trùng với

hướng dịch chuyền của điểm đặt lực Nêu được đơn vị đo công

- Phát biểu được định luật bảo tồn cơng cho máy cơ đơn giản Nêu được ví

dụ minh hoạ

- Nêu được công suất là gì Viết được cơng thức tính cơng suất và nêu được đơn vị đo công suất

- Nêu được ý nghĩa số ghi công suất trên các máy móc, dụng cụ hay thiết bị

- Nêu được vật có khối lượng, vận tốc càng lớn thì động năng càng lớn

- Nêu được vật có khối lượng càng lớn, độ cao càng lớn thì thế năng càng lớn

- Nêu được ví dụ chứng tỏ một vật đàn hồi bị biến dạng thì có thế năng

- Phát biểu được định luật bảo tồn và chuyển hố cơ năng Nêu được ví dụ

về định luật này

b Ki nang

- Vận dụng được công thức A = F.s - Vận dụng được công thức P = *

Ngày đăng: 18/02/2015, 11:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w