một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả giờ dạy và học văn

38 550 0
một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả giờ dạy và học văn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

tạo hứng thú khi học văn

Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả giờ dạy và học Văn Mục lục: Trang A- Mở đầu 2 I: Lý do chọn đề tài 2 II:Lịch sử vấn đề 3 III:Mục đích của đề tài 3 IV:Nhiệm vụ nghiên cứu 4 V:Phương pháp nghiên cứu 4 B- Nội dung 5 I.Đánh giá một giờ dạy học Văn có hiệu quả 5 II:Những hạn chế của giờ dạy và học văn hiện nay – Nguyên nhân. 6 III:Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả giờ dạy và học văn. 9 IV:Kết quả nghiên cứu ứng dụng của đề tài. 24 V:Triển vọng của đề tài. 24 C. Giáo án thử nghiệm 25 D. Kết luận 35 Trần Thị Khánh Vân – Trường THCS Hương Gián – Yên Dũng 1 Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả giờ dạy và học Văn PHẦN I : MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.Căn cứ vào yêu cầu phương pháp dạy học môn Ngữ văn nói chung và phân môn Văn nói riêng . - Cùng với mối quan tâm chung về chất lượng giáo dục, lâu nay dư luận đang rất quan tâm đến vấn đề dạy văn, học văn trong nhà trường. Ai cũng muốn giờ dạy văn phải hấp dẫn hơn cuốn hút học sinh và hiệu quả hơn. - Đổi mới dạy học bằng đáp ứng mục tiêu,yêu cầu của đất nước trong giai đoạn mới là yêu cầu và cũng là niềm mong mỏi của đội ngũ GV và cán bộ quản lýgiáo dục. “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ dộng, sáng tạo của người học; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho người học”. Đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn không nằm ngoài những định hướng đổi mới nói trên. - Mục tiêu năm học 2008 – 2009 đã được xác định: giảm căng thẳng, khơi dậy hứng thú học tập, khả năng hoạt động sáng tạo tích cực của học sinh. 2. Căn cứ vào những khó khăn trong việc nâng cao hiệu quả giờ dạy và học Văn Hiện nay, số học sinh thích học môn Văn chưa nhiều. Một số không nhỏ học sinh không thích học Văn và yếu kém về năng lực cảm thụ văn chương. Điều Trần Thị Khánh Vân – Trường THCS Hương Gián – Yên Dũng 2 Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả giờ dạy và học Văn đó thể hiện qua những giờ học ở lớp và qua những bài kiểm tra, bài thi khiến các thày cô chấm bài phải “cười ra nước mắt”. - Về phía học sinh, phần lớn các em chưa thực sự hài lòng với cách dạy Văn của các thày cô. Theo phản ánh của không ít học sinh, các giờ lên lớp của thày cô giáo Văn không tạo được ấn tượng cho các em. - Như vậy, cả thày trò đều cảm thấy chưa thực sự thoải mái. Trò mong muốn có những giờ dạy Văn hấp dẫn hơn ở thày còn thày cũng đòi hỏi trò phải say mê và có trách nhiệm với môn học này. Dù hàng năm giáo viên vẫn được tham dự các đợt thực tập Khu, dự giờ thăm lớp ở trường, dự giờ giáo viên dạy giỏi… nhưng dường như vẫn còn những điều đáng bàn về phương pháp dạy học văn. II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ - Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục Đào tạo có nhiều tài liệu bồi dưỡng cho giáo viên Ngữ văn theo tinh thần đổi mới. - Vấn đề “Nâng cao hiệu quả giờ dạy và học Văn” được nhiều nhà giáo, các nhà nghiên cứu quan tâm và có nhiều bài viết có chất lượng. Đó là những định hướng phương pháp dạy học cơ bản giúp giáo viên vận dụng vào quá trình dạy học Ngữ văn Trung học cơ sở. Người viết trên cơ sở kế thừa phương pháp giáo dục đã được định hướng kết hợp với việc học hỏi đồng nghiệp, sự trải nghiệm của bản thân muốn qua đề tài này được cùng các đồng chí và các bạn chia sẻ kinh nghiệm “ Nâng cao hiệu quả giờ dạy và học Văn” ở trường THCS. III. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI 1. Rút ra một số nguyên nhân khiến giờ dạy và học Văn hiệu quả chưa cao. Trần Thị Khánh Vân – Trường THCS Hương Gián – Yên Dũng 3 Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả giờ dạy và học Văn 2. Đề xuất một số kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả giờ dạy và học Văn. IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 1. Tìm hiểu tình hình dạy và học Văn ở trường THCS (chủ yếu ở lớp 9) 2. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hiệu quả giờ dạy và học Văn chưa cao. 3. Rút ra một số kinh nghiệm dạy và học Văn. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Tìm hiểu, trao đổi. - So sánh. - Phân tích. Trần Thị Khánh Vân – Trường THCS Hương Gián – Yên Dũng 4 Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả giờ dạy và học Văn PHẦN II : NỘI DUNG I. ĐÁNH GIÁ MỘT GIỜ DẠY VÀ HỌC VĂN CÓ HIỆU QUẢ 1. Giờ Văn đó phải tạo nên tâm lí thoải mái, nhẹ nhàng cho cả người dạy và người học. Điều đó thể hiện ở nhiều phương diện : giọng nói của thày nhẹ nhàng, lượng kiến thức nhẹ nhàng, lượng câu hỏi vừa phải. Học sinh có giây phút được lắng đọng trong cảm xúc của tác phẩm, được suy nghĩ về một vấn đề các em muốn tự mình khám phá… Các hoạt động của giờ học phải diễn ra thật tự nhiên không hề gò ép, khiên cưỡng. 2. Học sinh được khơi gợi hứng thú, say mê, có nhu cầu khám phá. Nói như nhà văn Tạ Duy Anh thì “bản chất của việc học văn là khám phá những bí mật về vẻ đẹp: khám phá những bí mật về con người, khám phá sự kì lạ của ngôn ngữ… khi đó mỗi giờ học Văn giống như một cuộc thám hiểm vào những miền đất mới luôn hứa hẹn vô số bất ngờ thú vị”. Người thày phải là người hướng các em đi đến những miền đất ấy. 3. Học sinh có tình cảm, thái độ đúng đắn trước những con người, sự việc , vấn đề… mà tác phẩm đề cập, phản ánh. Đó là những tình cảm, thái độ: vui – buồn, yêu – ghét, yêu thương – căm thù, ca ngợi – phê phán… Thương “Cô bé bán diêm” chết vì đói rét giữa đêm giao thừa, bất bình trước thái độ thờ ơ, ích kỉ của con người trước nỗi đau đồng loại… Ngưỡng mộ, trân trọng lẽ sống “Lặng lẽ dâng cho đời” của những con người mới nơi Sa Pa thơ mộng ( Lặng lẽ Sa Pa)… Xúc động bởi dòng cảm xúc dạt dào của tình bà cháu( Bếp lửa)… Nghĩ suy về những lời cha nói với con ( Nói với con). Thật đáng tiếc khi học những áng văn “ sống mãi với thời gian” ấy mà các em thờ ơ không mấy xúc động. Trần Thị Khánh Vân – Trường THCS Hương Gián – Yên Dũng 5 Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả giờ dạy và học Văn 4. Học sinh biết soi từ tác phẩm vào cuộc sống bản thân, bạn bè, những người xung quanh… Học được ở đó bao điều tốt đẹp. Một trong những yêu cầu đổi mới của dạy học chính là “ Làm cho việc học gắn với môi trường thực tế, gắn với kinh nghiệm sống của cá nhân người học, tạo điều kiện cho người học có kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào những tình huống khác nhau trong học tập và thực tiễn cuộc sống”. ( Đổi mới PPDH môn Ngữ văn THCS – Nguyễn Quang Minh, Nguyễn Thuý Hồng). Từ “ Ca Huế trên sông Hương”, học sinh thêm yêu những khúc dân ca quê mình, trân trọng giữ gìn bản sắc văn hoá có từ bao đời. Từ lời người cha “Nói với con”, các em tìm thấy ở đó lời nói với chính mình về tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, ý thức gắn bó cội nguồn, ý chí vươn lên trong cuộc sống… Nhưng môn Văn không phải là những lời giáo huấn khô khan, gượng ép, hô hào… mà lay động tâm hồn con người rất tự nhiên, rất ám ảnh, rất tinh tế… và tràn đầy cảm xúc. Tự các em thấy mình phải như thế, nên như thế, ước ao được như thế… Không cần lúc nào phải nói ra mà tự nhủ trong lòng. Đó là sự thành công của giờ học Văn. 5. Một điều rất quan trọng đó là từ một giờ Văn cụ thể, học sinh hiểu thêm cách học Văn để dần dần các em có thể tự đọc – hiểu tác phẩm văn học một cách khoa học, đúng đắn. “Hãy tìm ra phương pháp cho phép giáo viên dạy ít hơn, học sinh học nhiều hơn” ( A. Kômenxki) Tên gọi “Đọc – Hiểu văn bản” đã lưu ý giáo viên về mặt phương pháp, không chỉ giúp học sinh nắm những kiến thức cụ thể về nội dung cũng như nghệ thuật của một văn bản nhất định mà còn giúp học sinh nắm được đặc điểm của kiểu văn bản để từ đó cách đọc – hiểu thích hợp với kiểu văn bản. II. NHỮNG ĐIỂM HẠN CHẾ CỦA GIỜ DẠY VÀ HỌC VĂN HIỆN NAY – NGUYÊN NHÂN Trần Thị Khánh Vân – Trường THCS Hương Gián – Yên Dũng 6 Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả giờ dạy và học Văn 1. Vẫn còn những giờ học nặng nề. Học sinh luôn phải đối mặt với bao nhiêu câu hỏi liên tiếp. Có những câu hỏi hoặc quá khó hoặc không phù hợp với trình độ nhân thức của học sinh hoặc câu hỏi không rõ. Có nhiều câu hỏi vụn vặt, câu hỏi xa rời trọng tâm. Học sinh như bị đưa vào “ma trận”, không hình dung nổi đâu là trọng tâm bài. Học sinh quay cuồng trong những câu hỏi, thót tim về lo bị cô gọi trả lời. Và như thế không còn cảm hứng chỉ còn thấy sợ, chán, nặng nề. Nguyên nhân của căn bệnh “ mưa câu hỏi” này là do giáo viên nhầm tưởng đặt nhiều câu hỏi để phát huy tính tích cực của học sinh. Một nguyên nhân khiến cho giờ học nặng nề ( nặng về kiến thức), đó là bởi người dạy muốn đưa nhiều thông tin về tác giả, tác phẩm, muốn truyền hết những gì mình biết, mình hiểu cho học trò. 2. Giáo viên chưa có phương án câu hỏi gợi mở để những học sinh trung bình, yếu được tham gia vào tiết học. Các em gần như bị đứng ngoài cuộc, cả lớp chỉ vài ba em trả lời. Học sinh im lặng trước câu hỏi hoặc trả lời miễn cưỡng không hứng thú. 3. Những lời phát biểu, ý kiến học sinh đưa ra chưa được sự động viên khuyến khích, bị phủ nhận tức thì hoặc lời nhận xét “đúng”, “sai” mà chưa có sự lí giải thấu đáo có sức thuyết phục. Có khi học sinh đưa ra ý hiểu khá độc đáo, mới mẻ nhưng lại bị phủ nhận (vì không đúng ý cô). Hạn chế này là do bản thân người dạy chưa có sự chuẩn bị chu đáo, chưa nắm được đặc điểm của văn bản, đó là sự đa nghĩa. Trước đây mọi người đều cho rằng văn bản chỉ có một ý nghĩa duy nhất và đều tìm cách tiếp cận cái ý nghĩa duy nhất ấy. Nhưng không có một tác phẩm xuất sắc nào lại chỉ đóng khung trong một cách hiểu duy nhất. Có nhiều cách hiểu khác về một văn bản : có ý nghĩa do tác giả dụng ý biểu đạt trong văn bản, có ý nghĩa do cấu tạo của văn bản gợi lên, có ý nghĩa do người đọc liên hệ, suy diễn hay áp đặt cho nó. Trong các ý nghĩa ấy, những ý nghĩa phù hợp với cấu trúc biểu đạt thì bổ sung cho nhau. Các ý nghĩa không phù hợp với sự biểu đạt thì phải coi là không Trần Thị Khánh Vân – Trường THCS Hương Gián – Yên Dũng 7 Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả giờ dạy và học Văn có sức thuyết phục. Vì vậy, việc phủ nhận những ý nghĩa phù hợp với văn bản do học sinh phát hiện ra sẽ làm mất đi hứng thú sáng tạo, phát hiện của các em. 4. Thảo luận còn mang tính hình thức + Một giờ học Văn đưa ra quá nhiều câu hỏi thảo luận. Cảm thụ văn bản ( nhất là văn bản nghệ thuật) thuộc về khả năng của mỗi cá thể học sinh. Do vậy hoạt động cá nhân tự bộc lộ phải là hình thức dạy học thường xuyên hàng đầu. + Câu hỏi thảo luận không có sức thu hút học sinh: quá đơn điệu, quá dễ hoặc quá khó với khả năng học sinh. - Ví dụ : Nhận xét về logic diễn biến tâm trạng của người anh? (Bức tranh của em gái tôi – Ngữ Văn 6) Câu thơ : Ánh trăng đi qua ngõ Như người dưng qua đường (Ánh trăng – Ngữ văn 9) Sử dụng biện pháp tu từ gì ? + Cuộc thảo luận tẻ nhạt, chỉ tập trung vào học sinh khá, giỏi, những học sinh khác vì tự ti không đưa ý kiến gì. 5. Các phương pháp và hình thức dạy học chưa phong phú lôi cuốn. Hoạt động chủ yếu là hỏi, trả lời, vài lần thảo luận nhóm. 6. Người thày chưa chú ý đến giọng điệu văn chương. Giọng điệu đều đều, hoặc quá nhỏ hoặc quá to ( nhất là khi học sinh ồn ào) hoặc quá nhanh… Sự thành công của giờ dạy Văn có phần không nhỏ của giọng điệu người thày. 7. Về phía học sinh : - Không đọc kĩ trước văn bản. Chuẩn bị bài ở nhà còn mang tính đối phó ( Chép ở sách giải bài tập, “ Để học tốt”), bản thân chưa suy nghĩ trước những câu hỏi phần “ Đọc – Hiểu văn bản”. - Thể hiện những kiến thức để đọc – hiểu văn bản còn thiếu hụt ( Tiếng Việt, Văn học, Lịch sử…) Trần Thị Khánh Vân – Trường THCS Hương Gián – Yên Dũng 8 Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả giờ dạy và học Văn - Chưa biết cách đọc – hiểu văn bản theo thể loại. Nhiều khi chỉ nắm được nội dung, nghệ thuật của 1 văn bản cụ thể. Như vậy việc khắc sâu cách khám phá tác phẩm theo một thể loại nào đó còn chưa được giáo viên chú trọng. III. MỘT SỐ KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIỜ DẠY VÀ HỌC VĂN 1. Chú ý việc xác định thể loại và cách tiếp cận văn bản Trước khi tìm hiểu VB, giáo viên cũng cho học sinh xác định thể loại. Nhưng qua nhiều tiết học được dự, tôi thấy sau khi xác định tác phẩm thuộc thể thể loại gì, giáo viên chuyển sang phần khác học sinh chưa hiểu xác định thể loại để làm gì. Và sau khi học xong văn bản, giáo viên vẫn chưa lưu ý cho học sinh cách khám phá văn bản theo thể loại đó. Như vậy mặc dù được học nhiều bài thơ, nhiều truyện ngắn, nhiều văn bản nghị luận… học sinh vẫn còn lúng túng khi phải tự đọc – hiểu một văn bản nào đó. Một trong những nguyên lí của việc đọc – hiểu văn bản là đọc tác phẩm theo đặc trưng thể loại. Đọc – hiểu văn bản không chỉ nhằm tiếp nhận giá trị riêng của 1 văn bản cụ thể. Với vị trí tiêu biểu cho 1 thể loại nào đó, việc tiếp nhận mỗi văn bản đều bao hàm sự định hướng về cách thức tiếp cận mỗi văn bản đều bao hàm sự định hướng về cách thức tiếp cận kiến thức của thể loại hoặc kiểu bài văn. Như vậy, khi tìm hiểu một văn bản (nhất là sau khi tìm hiểu), giáo viên cần khắc sâu kiến thức về thể loại đã học, cách tiếp cận, khám phá văn bản để học sinh có thể vận dụng với 1 văn bản có cùng thể loại. *Tổ chức cho học sinh khám phá tác phẩm theo một thể loại nào đó là giúp học sinh trả lời được câu hỏi: cần dựa vào những yếu tố nào để tìm ra nội dung và ý nghĩa văn bản. Trần Thị Khánh Vân – Trường THCS Hương Gián – Yên Dũng 9 Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả giờ dạy và học Văn + Với kiểu văn bản thơ trữ tình: Yếu tố quan trọng về nội dung là cảm xúc của nhân vật trữ tình. Yếu tố quan trọng về nghệ thuật là từ ngữ, hình ảnh, nhịp điệu, vần điệu câu thơ, các biện pháp tu từ. + Với kiểu văn bản tự sự : Yếu tố quan trọng là các sự kiện, nhân vật, các tính cách, là ngôn ngữ tự sự, tình huống, kịch tính… + Với kiểu văn bản nghị luận : là trình tự lập luận mối quan hệ giữa các lập luận. Ví dụ 1 : Sau khi học bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, cần khắc sâu cho học sinh chú ý khai thác cảm xúc của nhân vật trữ tình với các cung bậc cảm xúc. Ban đầu sự tác động vào xúc cảm nhân vật thường là những gì gần gũi nhất, dễ tác động vào các giác quan con người. Sau đó cảm xúc được mở rộng mênh mang, bay bổng và cuối cùng trở về lắng đọng trong tâm tư, nỗi niềm nhân vật trữ tình. Cụ thể : khổ thơ đầu đi từ cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên với dòng sông, bông hoa, tiếng chim hót rồi những khổ tiếp theo mở rộng thành cảm xúc trước mùa xuân của đất nước. Những khổ cuối trở về với mùa xuân trong tâm hồn nhà thơ. Học sinh sẽ không còn bỡ ngỡ khi tìm hiểu những bài thơ tiếp : - Bài “Viếng lăng Bác”: từ cảm xúc trước hàng tre bên lăng Bác tới mùa xuân về cuộc đời Bác và tình cảm của nhân dân dành cho Bác rồi khổ cuối lắng đọng những tình cảm, ước nguyện thiết tha của nhà thơ. - Bài “Sang thu” : cảm xúc được khơi lên từ hương ổi gần gũi quen thuộc trong một ngõ nhỏ rồi mở rộng trong không gian bao la (dòng sông, cánh chim, đám mây…) và khép lại bằng những suy ngẫm của nhân vật trữ tình. Ví dụ 2 : Đọc văn bản “Làng” – Kim Lân Sau khi xác định thể loại : Truyện ngắn Trần Thị Khánh Vân – Trường THCS Hương Gián – Yên Dũng 10 [...]... một số tiết dạy và học văn là người thày nhiều khi biến thành một nhà đạo đức vụng về, một tác phẩm văn học bị biến thành một bài học lịch sử - Ví dụ : dạy văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh”, giáo viên chủ yếu phân tích những phẩm chất của Bác qua trang phục, ăn uống, nơi ở và cuối cùng kết Trần Thị Khánh Vân – Trường THCS Hương Gián – Yên Dũng 24 Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả giờ dạy và học Văn. .. Dũng 27 Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả giờ dạy và học Văn HS GV GV HS GV GV HS HS một con tra” được gắn với cảnh tượng nào ? Em hãy tưởng tượng lại khung cảnh ấy? - một cảnh tượng thần tiên kì dị: một chú bé nhanh nhẹn, tay cầm chiếc đinh ba, lăm lăm đang cố sức đâm theo một con tra Hình ảnh ấy được lồng vào khung cảnh, một vừng trăng tròn vàng thẫm… một bên là bãi cát và biển cả mênh mông, một bên... Hương Gián – Yên Dũng 20 Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả giờ dạy và học Văn 4.4 Nói lời sẻ chia với tác giả, với nhân vật (hoạt động vào cuối giờ học) hoặc về nhà viết Đây là hình thức để học sinh được nói lên cảm nghĩ của mình về tác giả, về nhân vật trong tác phẩm, làm các em được mở rộng tâm hồn mình với con người và cuộc sống, biết yêu thương con người, biết trân trọng cuộc sống… * Ví dụ : Sẻ chia... Trần Thị Khánh Vân – Trường THCS Hương 33 Gián – Yên Dũng Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả giờ dạy và học Văn HS đáng thương, vừa là người đáng trách Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao? Thảo luận Trần Thị Khánh Vân – Trường THCS Hương Gián – Yên Dũng 34 Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả giờ dạy và học Văn HỆ THỐNG HOÀN CHỈNH KIẾN THỨC CỦA BÀI Nhuận Thổ lúc còn nhỏ Thuận Thổ 20 năm sau (... đọc một tác phẩm mỗi người đều có thể đưa ra một cách giải mã cho riêng mình Nhưng muốn hiểu theo nghĩa nào thì đều phải xuất phát từ văn bản, phải căn cứ vào hình tượng, câu chữ cụ thể của bài thơ, áng văn Trần Thị Khánh Vân – Trường THCS Hương Gián – Yên Dũng 22 Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả giờ dạy và học Văn Nếu như ý hiểu của học sinh phù hợp và thể hiện sự sáng tạo mới mẻ thì giáo viên... tâm hồn được thanh thản Nếu có kiếp sau, em mong chị được sống ở một xã hội công bằng và lấy được người chồng xứng đáng…” 5 Nghệ thuật sư phạm khi người thày đóng vai trò hướng dẫn học sinh Trần Thị Khánh Vân – Trường THCS Hương Gián – Yên Dũng 21 Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả giờ dạy và học Văn Người dạy văn không chỉ là nhà khoa học, nhà sư phạm mà còn là nghệ sĩ trên bục giảng 5.1 Khi đặt câu... lực cảm thụ cùng hứng thú với tác phẩm, giáo viên cần hướng dẫn học sinh tự biết bình các chi tiết, hình ảnh nghệ thuật có giá trị Điều này rất cần thiết giúp cho học sinh viết văn tốt hơn Trần Thị Khánh Vân – Trường THCS Hương Gián – Yên Dũng 17 Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả giờ dạy và học Văn * Ví dụ : Hướng dẫn học sinh bình về lẽ sống “lặng lẽ dâng cho đời” trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”... dựng một số câu hỏi gợi mở Không phải mọi câu hỏi mà giáo viên đưa ra học sinh đều trả lời ngay mà các em còn phải suy nghĩ Giáo viên phải có cách gợi mở, dẫn dắt suy nghĩ cho học sinh bằng các câu hỏi gợi mở ( như thêm dữ kiện để học sinh dễ trả lời, thay đổi trật tự kết cấu câu hỏi) Trần Thị Khánh Vân – Trường THCS Hương Gián – Yên Dũng 14 Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả giờ dạy và học Văn *... ra Hướng dẫn học sinh thực hiện như ở phần trước: tìm những chi tiết nói về diện mạo, động tác, nói năng, thái độ với “tôi” của Nhuận Thổ Chiếu phương án trả lời Chiếu đoạn văn “Người đi vào là Nhuận Thổ… cây thông” Yêu cầu trả lời như với đoạn văn trước Trần Thị Khánh Vân – Trường THCS Hương 30 Gián – Yên Dũng Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả giờ dạy và học Văn HS HS HS HS - Đoạn văn chủ yếu sử... Gián – Yên Dũng 23 Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả giờ dạy và học Văn GV: Như các em đã biết, Vũ Nương hết lời phân trần, hàng xóm thanh minh cho nàng đều không được, không thể minh oan được trong một xã hội phụ nữ bị coi thường, nàng có thể bỏ đi một nơi nào đó kiếm sống nhưng nàng không muốn sống khi bị nhục nhã như vậy Nghĩa là nàng chết không phải vì không có cách nào kiếm sống mà chết vì không . giờ dạy và học Văn hiệu quả chưa cao. Trần Thị Khánh Vân – Trường THCS Hương Gián – Yên Dũng 3 Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả giờ dạy và học Văn 2. Đề xuất một số kinh nghiệm về nâng cao. 5 I.Đánh giá một giờ dạy học Văn có hiệu quả 5 II:Những hạn chế của giờ dạy và học văn hiện nay – Nguyên nhân. 6 III :Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả giờ dạy và học văn. 9 IV:Kết quả nghiên. của học sinh. 2. Căn cứ vào những khó khăn trong việc nâng cao hiệu quả giờ dạy và học Văn Hiện nay, số học sinh thích học môn Văn chưa nhiều. Một số không nhỏ học sinh không thích học Văn và

Ngày đăng: 03/10/2014, 18:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan