1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN nâng cao hiệu quả giờ dạy và học văn ở trường THCS

20 404 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 188 KB

Nội dung

Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng: “Nâng cao hiệu quả giờ dạy và học văn” ĐẶT VẤN ĐỀ Dạy văn trong nhà trường THCS là môn học rất quan trọng và thiết thực đối với học sinh hiện nay. Dạy như thế nào cho có hiệu quả cao, tạo sự hứng thú say mê cho học sinh quả là một vấn đề rất lớn, có nhiều nguyên nhân dẫn đến học sinh không muốn học môn Văn . Vì vậy tôi đưa ra một số vấn đề, để nâng cao hiệu quả giờ học Văn. - Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục Đào tạo có nhiều tài liệu bồi dưỡng cho giáo viên Ngữ văn theo tinh thần đổi mới. - Vấn đề “ Nâng cao hiệu quả giờ dạy và học Văn ” được nhiều nhà giáo, các nhà nghiên cứu quan tâm và có nhiều bài viết đạt chất lượng. Đó là những định hướng phương pháp dạy học cơ bản giúp giáo viên vận dụng vào quá trình dạy học Ngữ văn Trung học cơ sở. Người viết trên cơ sở kế thừa phương pháp giáo dục đã được định hướng kết hợp với việc học hỏi đồng nghiệp, sự trải nghiệm của bản thân muốn qua đề tài này được cùng các đồng chí và các bạn chia sẻ kinh nghiệm “ Nâng cao hiệu quả giờ dạy và học Văn ” ở trường THCS. * Căn cứ vào yêu cầu phương pháp dạy học môn Ngữ văn nói chung và phân môn văn nói riêng. - Cùng với mối quan tâm chung về chất lượng giáo dục, lâu nay dư luận đang rất quan tâm đến vấn đề dạy văn, học văn trong nhà trường. Ai cũng muốn giờ dạy văn phải hấp dẫn hơn cuốn hút học sinh và hiệu quả hơn. - Đổi mới dạy học bằng đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của đất nước trong giai đoạn mới là yêu cầu và cũng là niềm mong mỏi của đội ngũ GV và cán bộ quản lý giáo dục. “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ dộng, sáng tạo của người học; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho người học”. Đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn không nằm ngoài những định hướng đổi mới nói trên. - Mục tiêu năm học 2011 – 2012 đã được xác định: giảm căng thẳng, khơi dậy hứng thú học tập, khả năng hoạt động sáng tạo tích cực của học sinh. * Căn cứ vào những khó khăn trong việc nâng cao hiệu quả giờ dạy và học Văn Hiện nay, số học sinh thích học môn Văn chưa nhiều. Một số không nhỏ học sinh không thích học Văn và yếu kém về năng lực cảm thụ văn chương. Điềuđó thể hiện Trường THCS Nguyễn Kim Vang GV: Ngô Văn Tâm 1 Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng: “Nâng cao hiệu quả giờ dạy và học văn” qua những giờ học ở lớp và qua những bài kiểm tra, bài thi khiến các thầy cô chấm bài phải cười ra nước mắt. - Về phía học sinh, phần lớn các em chưa thực sự hài lòng với cách dạy Văn của các thầy cô. Theo phản ánh của không ít học sinh, các giờ lên lớp của thầy cô giáo dạy môn Ngữ văn không tạo được ấn tượng cho các em. - Như vậy, cả thầy trò đều cảm thấy chưa thực sự thoải mái. Trò mong muốn ở thầy cần có những giờ dạy văn hấp dẫn hơn, còn ở thầy cũng đòi hỏi trò phải say mê và có thái độ đúng đắn đối với môn học này. Dù giáo viên vẫn được thường xuyên tập huấn, thao giảng cụm, dự giờ thăm lớp ở trường… nhưng dường như vẫn còn những điều đáng bàn về phương pháp dạy học văn. Từ đó, tôi nhận thấy cần phải làm thế nào để nâng cao chất lượng giờ học Ngữ văn nhằm gây hứng thú và phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong giờ học văn. Xuất phát từ những lý do trên tôi chọn đề tài “ Nâng cao hiệu quả giờ dạy và học Văn ” để nghiên cứu nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn Ngữ văn ở trường THCS. 1. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 1. Rút ra một số nguyên nhân khiến giờ dạy và học Văn hiệu quả chưa cao. 2. Đề xuất một số kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả giờ dạy học Văn. 2. ĐỐI TƯỢ NG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu học sinh học lớp 6, 7, 8, 9 trường THCS Nguyễn Kim Vang. - Phạm vi nghiên cứu: học sinh lớp 9 trường THCS Nguyễn Kim Vang. 3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 1. Tìm hiểu tình hình dạy và học Văn ở trường THCS (chủ yếu ở lớp 9). 2. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hiệu quả giờ dạy và học văn chưa cao. 3. Rút ra một số kinh nghiệm dạy và học văn. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Tìm hiểu, trao đổi với đồng nghiệp. - So sánh, phân loại, đối chiếu. - Phương pháp hổ trợ, đọc tài liệu, thăm dò ý kiến học sinh 5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Đề tài nghiên cứu của tôi góp phần tìm hiểu sâu hơn và bổ sung thêm về phương pháp để nâng cao hiệu quả giờ học văn. Ngoài ra nó còn là tài liệu tham khảo cần thiết phục vụ cho việc giảng dạy của giáo viên trong nhà trường THCS. Trường THCS Nguyễn Kim Vang GV: Ngô Văn Tâm 2 Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng: “Nâng cao hiệu quả giờ dạy và học văn” NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1/ Khái niệm liên quan “ Văn học là nhân học ”. Văn học có vai trò quan trọng trong đời sống và phát triển tư duy của con người. Là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, môn văn có tầm quan trọng trong việc giáo dục tư tưởng tình cảm cho học sinh. Học tốt môn văn sẽ tác động học tốt môn khác và ngược lại môn khác giúp học tốt môn văn. “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ dộng, sáng tạo của người học; phù hợp với đặc điểm của từng đối tượng học sinh; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho người học ”. 2/ Cơ sở lí luận Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh THCS có nhiều thay đổi. Trong giai đoạn này, hứng thú về học tập của các em đã phát triển và ngày càng rõ nét. Đây là một đặc điểm hết sức thuận lợi trong việc dạy học bộ môn Ngữ văn. Bên cạnh đó ý thức tự lập và khả năng đào sâu khám phá những nét đẹp trong cuộc sống là một ưu điểm điển hình của học sinh bậc THCS. Song song với những ưu điểm trên, một số em còn rút rè e ngại,đôi lúc còn nản chí trong việc tiếp cận với một văn bản khó. Vậy làm thế nào để tiết học Ngữ văn thật sự có hiệu quả và thu hút học sinh say mê học tập ? Như chúng ta đã biết, văn học xuất phát từ đời sống, chính vì thế văn học rất gần gũi với con người. Những văn bản hay, hấp dẫn đã giúp cho giờ văn không chỉ là giờ học mà còn là những giờ giải trí, khám phá điều kì diệu của cuộc sống con người. Vì vậy để cho học sinh yêu thích giờ học văn là một việc làm cần đòi hỏi người thầy phải chủ động, sáng tạo và linh hoạt trong việc tìm tòi phương pháp truyền đạt thật hiệu quả mới thu hút được học sinh đối với môn học. 3/ C Ơ SỞ THỰC TIỄN Để góp phần nâng cao chất lượng dạy học, đòi hỏi người giáo viên phải nhiệt tình, quan tâm đến học sinh và biết kết hợp nhiều phương pháp, kĩ thuật dạy học trong một tiết dạy. Giáo viên đóng vai trò dẫn dắt, gợi mở định hướng cho học sinh tự tìm hiểu, cảm thụ tác phẩm, để tạo tâm thế trong giờ học văn, gây hứng thú, kích thích tính chủ động, sáng tạo, giúp các em không những yêu thích mà còn học khá, học tốt môn Văn. THỰC TRẠNG 1. Vẫn còn những giờ học nặng nề, học sinh luôn phải đối mặt với nhiều câu hỏi liên tiếp; có những câu hỏi quá khó, không phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh hoặc câu hỏi không rõ, có nhiều câu hỏi vụn vặt, câu hỏi xa rời trọng tâm. Học sinh như bị đưa vào “ mê trận ”, không hình dung nổi đâu là trọng tâm bài học. Học sinh quay cuồng trong những câu hỏi, thót tim vì sợ bị giáo viên gọi trả lời. Chính vì vậy mà học sinh không còn cảm hứng trong giờ học văn. Trường THCS Nguyễn Kim Vang GV: Ngô Văn Tâm 3 Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng: “Nâng cao hiệu quả giờ dạy và học văn” Trong quá trình giảng dạy, một số giáo viên chỉ mới chú ý đến các đối tượng: yếu, kém, trung bình mà chưa quan tâm đến đối tượng học sinh khá giỏi nên không phát hiện được những học sinh có khả năng cảm thụ văn chương. 2. Giáo viên chưa sử dụng câu hỏi gợi mở để những học sinh yếu, được tham gia vào tiết học. Các em gần như bị đứng ngoài cuộc, cả lớp chỉ vài ba em trả lời. 3. Những ý kiến học sinh đưa ra chưa được sự động viên khuyến khích của giáo viên. Hạn chế này là do người dạy chưa sử dụng tốt các phưong pháp dạy học. Trước đây mọi người đều cho rằng văn bản chỉ có một ý nghĩa duy nhất và đều tìm cách tiếp cận cái ý nghĩa duy nhất ấy. Nhưng không có một tác phẩm xuất sắc nào lại chỉ đóng khung trong một cách hiểu duy nhất. Có nhiều cách hiểu khác về một văn bản: có ý nghĩa do tác giả dụng ý biểu đạt trong văn bản, có ý nghĩa do cấu tạo của văn bản gợi lên, có ý nghĩa do người đọc liên hệ, suy diễn hay áp đặt cho nó. Vì vậy, việc phủ nhận những ý nghĩa phù hợp với văn bản do học sinh phát hiện ra sẽ làm mất đi hứng thú sáng tạo, phát hiện của các em. 4. Thảo luận còn mang tính hình thức + Một giờ học văn đưa ra quá nhiều câu hỏi thảo luận. Cảm thụ văn bản ( nhất là văn bản nghệ thuật) thuộc về khả năng của mỗi cá thể học sinh. Do vậy hoạt động cá nhân tự bộc lộ phải là hình thức dạy học thường xuyên hàng đầu. + Câu hỏi thảo luận không có sức thu hút học sinh: quá đơn điệu, quá dễ hoặc quá khó với khả năng học sinh. Ví dụ: Câu thơ “ Vầng trăng đi qua ngõ - Như người dưng qua đường ” ( Ánh trăng - Nguyễn Duy ) sử dụng biện pháp tu từ gì ? 5. Các phương pháp và hình thức dạy học chưa phong phú. Hoạt động chủ yếu là hỏi, trả lời, vài lần thảo luận nhóm. 6. Giáo viên chưa chú ý đến ngữ điệu văn chương. ( đặc biệt đối với các văn bản trữ tình ) 7. Về phía học sinh: - Không đọc kĩ trước văn bản, chuẩn bị bài ở nhà còn mang tính đối phó (Chép ở sách tham khảo). - Những kiến thức để đọc – hiểu văn bản còn thiếu hụt (Tiếng Việt, Văn học, Lịch sử…) GIẢI PHÁP THAY THẾ 1. Xác định những điểm mới về nội dung của phân môn văn học trong chương trình sách giáo khoa ngữ văn. 2. Xác định nội dung, chương trình của phân môn văn học trong từng lớp. 3. Giờ văn đó phải tạo nên tâm lí thoải mái, nhẹ nhàng cho cả người dạy và người học. 4. Học sinh được khơi gợi hứng thú, say mê có nhu cầu khám phá. 5. Học sinh có tình cảm, thái độ đúng đắn trước những con người, sự việc, vấn đề… mà tác phẩm phản ánh. 6. Học sinh biết lấy tác phẩm để soi vào cuộc sống bản thân, bạn bè, những người xung quanh…. Học được ở đó bao điều tốt đẹp. Trường THCS Nguyễn Kim Vang GV: Ngô Văn Tâm 4 Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng: “Nâng cao hiệu quả giờ dạy và học văn” Sau đây là cụ thể hóa về một số giải pháp: 1. Xác định những điểm mới về nội dung của phân môn văn học trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn. a. Về tên gọi đọc hiểu văn bản: Một nhiệm vụ quan trọng của việc dạy học Ngữ văn là tập trung thực hành cho học sinh cách đọc văn bản, để dần dần các em có thể tự đọc - hiểu tác phẩm văn học một cách đúng đắn, khoa học. Phân môn văn học trong chương trình Ngữ văn hiện nay có một số điểm đáng lưu ý: - Thứ nhất, giờ văn theo cách trình bày của sách giáo khoa Ngữ văn được gọi là giờ đọc hiểu văn bản. Như vậy, khi dạy các tác phẩm văn học trong chương trình, giáo viên cần hiểu đặc điểm về tên gọi của phân môn. Chính là muốn khẳng định công việc lao động của học sinh, muốn hướng tới người học, coi người học là trung tâm, phát huy chủ động, tích cực, sáng tạo của người học. - Thứ hai, nói đọc hiểu văn bản còn có ý nghĩa khẳng định bản chất dạy - học văn trong nhà trường phổ thông là hướng dẫn đọc hiểu văn bản: cách đọc, cách tiếp cận, cách giải mã. Tất nhiên chúng ta cần lưu ý rằng đọc hiểu văn bản không có nghĩa là thủ tiêu vai trò của người thầy, mà khẳng định vai trò của người thầy, tạo nên vị trí của người thầy trong giờ đọc hiểu văn bản. Người thầy ở đây có tư cách là một người hướng dẫn học sinh trong cuộc tranh luận để giải mã vấn đề. Vấn đề cần quan tâm là người thầy hướng dẫn như thế nào cho phù hợp để học sinh hiểu bài học. b. Các bước dạy - đọc hiểu văn bản: - Để có thành công trong giờ đọc hiểu văn bản, giáo viên cần lưu ý các bước sau: * Thứ nhất: xác định tìm hiểu những thông tin, kiến thức ngoài văn bản nhưng có liên quan đến văn bản. - Câu hỏi tìm hiểu các yếu tố ngoài văn bản. + Hỏi về tác giả: cuộc đời, sự nghiệp. + Hỏi về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm * Thứ hai: + Hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản. + Hướng dẫn học sinh phát hiện và phân tích các yếu tố nghệ thuật của văn bản bằng hệ thống câu hỏi mang tính tích hợp với các phân môn Tiếng Việt và tập làm văn. - Câu hỏi dạng đọc hiểu: + Hỏi về thể loại. + Hỏi về vai trò, tác dụng của thể loại. - Câu hỏi tìm hiểu, cảm thụ văn bản: + Câu hỏi đọc lướt, đọc thông: tìm bố cục, tóm tắt văn bản, thống kê nhân vật (đối với văn bản tự sự), nêu cảm nhận chung về văn bản. + Câu hỏi đọc sâu, cảm nhận về ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, nhịp điệu, các biện pháp tu từ, đối với văn bản trữ tình. 2. Xác định nội dung, chương trình của phân môn văn học trong từng lớp Trường THCS Nguyễn Kim Vang GV: Ngô Văn Tâm 5 Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng: “Nâng cao hiệu quả giờ dạy và học văn” a. Về thời lượng: Thời lượng dành cho môn Văn học từ lớp 6 đến lớp 9 được chia thành 2 vòng theo trục đồng tâm. Vòng 1 thuộc lớp 6,7; vòng 2 thuộc lớp 8, 9. Số tiết của phân môn này được phân phối như sau: THỐNG KÊ SỐ GIỜ PHÂN MÔN VĂN HỌC TỪ LỚP 6 ĐẾN LỚP 9 Lớp Tự sự Trữ tình Nghị luận Kịch Văn bản nhật dụng Chương trình địa phương Ôn tập tổng kết Tổng 6 36 4 5 2 2 49 7 9 22 7 2 5 2 2 49 8 17 12 7 2 5 2 4 49 9 31 16 10 5 8 2 8 80 TC 93 54 24 9 23 8 16 227 b. Về hệ thống văn bản chung: Chương trình văn bản hiện nay được xây dựng theo thể loại phù hợp với các kiểu văn bản: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận. Vì vậy, người giáo viên cần nắm vững hệ thống văn bản chung để có thể vận dụng thích hợp với các phân môn Tiếng Việt, Tập làm văn. Ví dụ: ở chương trình lớp 6, nội dung học về văn tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận chủ yếu tập trung vào các kiến thức cơ bản như: khái niệm, sự kiện và nhân vật, chủ đề và dàn bài, lời văn, đoạn văn, ngôi kể, thứ tự kể. Sang lớp 8 và 9, nội dung học về văn tự sự, miêu tả, biểu cảm, lập luận được mở rộng, nâng cao hơn, tức là đã đề cập đến những vấn đề khó như: yếu tố biểu cảm và lập luận trong văn bản tự sự, yếu tố miêu tả, tự sự trong văn bản nghị luận 3. Giờ văn đó phải tạo nên tâm lí thoải mái, nhẹ nhàng cho cả người dạy và người học Điều đó thể hiện ở nhiều phương diện: giọng nói của thầy nhẹ nhàng, lượng kiến thức nhẹ nhàng, lượng câu hỏi vừa phải. Học sinh có giây phút được lắng đọng trong cảm xúc của tác phẩm, được suy nghĩ về một vấn đề các em muốn tự mình khám phá… Các hoạt động của giờ học phải diễn ra thật tự nhiên không hề gò ép, khiên cưỡng. 4. Học sinh được khơi gợi hứng thú, say mê, có nhu cầu khám phá Nói như nhà văn Tạ Duy Anh thì “bản chất của việc học văn là khám phá những bí mật về vẻ đẹp: khám phá những bí mật về con người, khám phá sự kì lạ của ngôn ngữ… khi đó mỗi giờ học văn giống như một cuộc thám hiểm vào những miền đất mới luôn hứa hẹn vô số bất ngờ thú vị”. Người thầy phải là người hướng các em đi đến những miền đất ấy. 5. Học sinh có tình cảm, thái độ đúng đắn trước những con người, sự việc, vấn đề… mà tác phẩm đề cập, phản ánh Đó là những tình cảm, thái độ: vui – buồn, yêu – ghét, yêu thương – căm thù, ca ngợi – phê phán…. Thương “ Cô bé bán diêm ” chết vì đói rét giữa đêm giao thừa, Trường THCS Nguyễn Kim Vang GV: Ngô Văn Tâm 6 Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng: “Nâng cao hiệu quả giờ dạy và học văn” bất bình trước thái độ thờ ơ, ích kỉ của con người trước nỗi đau đồng loại… Ngưỡng mộ, trân trọng lẽ sống “Lặng lẽ dâng cho đời” của những con người mới nơi Sa Pa thơ mộng ( Lặng lẽ Sa Pa )… Xúc động bởi dòng cảm xúc dạt dào của tình bà cháu ( Bếp lửa)… Nghĩ suy về những lời cha nói với con ( Nói với con). Thật đáng tiếc khi học những áng văn “ sống mãi với thời gian ” ấy mà các em thờ ơ không mấy xúc động. 6. Học sinh biết soi từ tác phẩm vào cuộc sống bản thân, bạn bè, những người xung quanh… Học được ở đó bao điều tốt đẹp Một trong những yêu cầu đổi mới của dạy học chính là “ Làm cho việc học gắn với môi trường thực tế, gắn với kinh nghiệm sống của cá nhân người học, tạo điều kiện cho người học có kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào những tình huống khác nhau trong học tập và thực tiễn cuộc sống ”. ( Đổi mới PPDH môn Ngữ văn THCS – Nguyễn Quang Minh, Nguyễn Thuý Hồng ). Từ văn bản “ Ca Huế trên sông Hương ”, học sinh thêm yêu những khúc dân ca quê mình, trân trọng giữ gìn bản sắc văn hoá có từ bao đời. Từ lời người cha “ Nói với con ”, các em tìm thấy ở đó lời nói với chính mình về tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, ý thức gắn bó cội nguồn, ý chí vươn lên trong cuộc sống… Nhưng môn văn không phải là những lời giáo huấn khô khan, gượng ép,… mà lay động tâm hồn con người rất tự nhiên, tinh tế và tràn đầy cảm xúc. Tự các em thấy mình phải như thế, nên như thế, ước ao được như thế… Không cần lúc nào phải nói ra mà tự nhủ trong lòng. Đó là sự thành công của giờ học văn. 7. Một điều rất quan trọng đó là từ một giờ dạy học văn cụ thể, học sinh hiểu thêm cách học văn để dần dần các em có thể tự đọc – hiểu tác phẩm văn học một cách khoa học, đúng đắn. “ Hãy tìm ra phương pháp cho phép giáo viên dạy ít hơn, học sinh học nhiều hơn ” ( A. Kômenxki ). Tên gọi “ Đọc – Hiểu văn bản ” đã lưu ý giáo viên về mặt phương pháp, không chỉ giúp học sinh nắm những kiến thức cụ thể về nội dung cũng như nghệ thuật của một văn bản nhất định mà còn giúp học sinh nắm được đặc điểm của kiểu văn bản để từ đó cách đọc – hiểu thích hợp với kiểu văn bản. MỘT SỐ KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIỜ DẠY VÀ HỌC VĂN 1/ Trước khi tìm hiểu văn bản, giáo viên cũng cho học sinh xác định thể loại. Nhưng qua nhiều tiết học được dự, tôi thấy sau khi xác định tác phẩm thuộc thể thể loại gì, giáo viên chuyển sang phần khác học sinh chưa hiểu xác định thể loại để làm gì. Và sau khi học xong văn bản, giáo viên vẫn chưa lưu ý cho học sinh cách khám phá văn bản theo thể loại đó. Như vậy mặc dù được học nhiều bài thơ, nhiều truyện ngắn, nhiều văn bản nghị luận… học sinh vẫn còn lúng túng khi phải tự đọc – hiểu một văn bản nào đó. Một trong những nguyên lí của việc đọc – hiểu văn bản là đọc tác phẩm theo đặc trưng thể loại. Đọc – hiểu văn bản không chỉ nhằm tiếp nhận giá trị riêng của một Trường THCS Nguyễn Kim Vang GV: Ngô Văn Tâm 7 Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng: “Nâng cao hiệu quả giờ dạy và học văn” văn bản cụ thể. Với vị trí tiêu biểu cho một thể loại nào đó, việc tiếp nhận mỗi văn bản đều bao hàm sự định hướng về cách thức tiếp cận kiến thức của thể loại hoặc kiểu bài văn. Như vậy, khi tìm hiểu một văn bản, giáo viên cần khắc sâu kiến thức về thể loại đã học, cách tiếp cận, khám phá văn bản để học sinh có thể vận dụng với một văn bản có cùng thể loại. * Tổ chức cho học sinh khám phá tác phẩm theo một thể loại nào đó là giúp học sinh trả lời được câu hỏi: cần dựa vào những yếu tố nào để tìm ra nội dung và ý nghĩa văn bản. + Với kiểu văn bản trữ tình: Yếu tố quan trọng về nội dung là cảm xúc của nhân vật trữ tình. Yếu tố quan trọng về nghệ thuật là từ ngữ, hình ảnh, nhịp điệu, vần điệu câu thơ, các biện pháp tu từ. + Với kiểu văn bản tự sự: Yếu tố quan trọng là các sự kiện, nhân vật, các tính cách, là ngôn ngữ tự sự, tình huống, kịch tính… + Với kiểu văn bản nghị luận: là trình tự lập luận mối quan hệ giữa các lập luận: Sau khi học bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ ”, cần khắc sâu cho học sinh chú ý khai thác cảm xúc của nhân vật trữ tình với các cung bậc cảm xúc. Ban đầu sự tác động vào xúc cảm nhân vật thường là những gì gần gũi nhất, dễ tác động vào các giác quan con người. Cụ thể: khổ thơ đầu đi từ cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên với dòng sông, bông hoa, tiếng chim hót rồi những khổ tiếp theo mở rộng thành cảm xúc trước mùa xuân của đất nước. Những khổ cuối trở về với mùa xuân trong tâm hồn nhà thơ. Học sinh sẽ không còn bỡ ngỡ khi tìm hiểu những bài thơ tiếp: - Bài “ Viếng lăng Bác ”: từ cảm xúc trước hàng tre bên lăng Bác tới mùa xuân về cuộc đời Bác và tình cảm của nhân dân dành cho Bác rồi khổ cuối lắng đọng những tình cảm, ước nguyện thiết tha của nhà thơ. - Bài “Sang thu”: cảm xúc được khơi lên từ hương ổi gần gũi quen thuộc trong một ngõ nhỏ rồi mở rộng trong không gian bao la ( dòng sông, cánh chim, đám mây…) và khép lại bằng những suy ngẫm của nhân vật trữ tình. Ví dụ 2 : Đọc văn bản “ Làng ” – Kim Lân Sau khi xác định thể loại : Truyện ngắn - GV đặt câu hỏi: tìm hiểu nhân vật trong tác phẩm tự sự em cần khai thác những yếu tố nào ? - Học sinh đưa ý kiến ( có thể còn thiếu thì giáo viên bổ sung ): + Tình huống truyện để nhân vật bộc lộ, để thử thách nhân vật. + Nội tâm + Ngôn ngữ + Xác định cách tiếp cận văn bản. + Tìm hiểu tình huống: cuộc gặp gỡ giữa các nhân vật phụ với nhân vật anh thanh niên. Qua cái nhìn và cảm nghĩ của các nhân vật, anh thanh niên hiện lên như một bức chân dung tuyệt đẹp. + Tìm hiểu nhân vật qua hoàn cảnh sống và làm việc, những suy nghĩ, việc làm, cách sống, tình cảm và quan hệ với mọi người. + Hành động. Trường THCS Nguyễn Kim Vang GV: Ngô Văn Tâm 8 Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng: “Nâng cao hiệu quả giờ dạy và học văn” 2. Xây dựng hệ thống câu hỏi hợp lí trên cơ sở mục tiêu cần đạt 2.1. Xác định mục tiêu cần đạt (Về nội dung và nghệ thuật) từ đó phác thảo hệ thống. * Ví dụ: Văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” a. Biểu hiện sự hợp lí, hấp dẫn của hệ thống câu hỏi: Dựa trên hệ thống các ý, giáo viên phác thảo hệ thống câu hỏi. Như vậy hệ thống câu hỏi sẽ luôn hướng về trọng tâm. 2.2. Xây dựng hệ thống câu hỏi hợp lí, hấp dẫn + Tính trọng tâm: các câu hỏi đều phải hướng về trọng tâm, phục vụ cho mục tiêu cần đạt. + Tính liên kết: các câu hỏi phải gắn kết với nhau hợp lí, không lộn xộn. Trả lời câu hỏi đó có nghĩa là đã hình thành được nội dung chính của bài. + Tính chắt lọc: Không ôm đồm, nhiều câu hỏi lan man, nhiều câu hỏi phát hiện quá dễ làm mất thời gian, học sinh không tập trung. Chắt lọc câu hỏi sẽ tạo nên sự nhẹ nhàng cho giờ học. + Tính phân hoá: Phân hoá thành nhiều mức độ giúp cho mọi đối tượng học sinh đều được tham gia vào bài. + Tính hấp dẫn: Đó là những câu hỏi phải đạt được yêu cầu: độc đáo, mới, lạ, kích thích sự cảm thụ, thu hút sự chú ý, khả năng thích nghĩ, thích nói của trò. Có thể sử dụng câu hỏi nêu giả định đảo ngược để tạo không khí tranh luận. Đảo ngược cũng là cách lạ hoá cho cách nhìn, cách nghĩ về đối tượng nhận thức. * Ví dụ: Ta thử đặt ra hai cách kết thúc: một kết thúc như truyện (Vũ Nương không trở về). Một kết thúc: Vũ Nương được về với Trương Sinh và con. Em nghĩ xem kết thúc nào hay hơn, làm cho ý nghĩa câu chuyện sâu sắc hơn? Vì sao ? b. Ví dụ hệ thống câu hỏi cho “ Chuyện người con gái Nam Xương ” Trường THCS Nguyễn Kim Vang GV: Ngô Văn Tâm 9 - Số phận oan nghiệt của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến. - Nghệ thuật dựng truyện, dựng nhân vật, yếu tố kì ảo. Nguyên nhân nỗi oan (Thắt nút, kịch tính) Tự minh oan bằng cái chết (nút thắt đỉnh điểm) Nỗi oan sáng tỏ bằng cái bóng (mở nút) Cuộc sống dưới thuỷ cung, khát vọng giải oan (Yếu tố kì ảo) Oan tình được giải, Vũ Nương vẫn không trở về (Tính bi kịch yếu tố kì ảo) Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng: “Nâng cao hiệu quả giờ dạy và học văn” ?1. Tình huống nào đã khiến bản tính ghen tuông của Trương Sinh có cơ hội bùng nổ? Tình huống ấy có vai trò gì trong câu chuyện về cuộc đời Vũ Nương ? ?2. Em có suy nghĩ gì về cách tự minh oan của Vũ Nương? (Nó có mang tính tích cực không? Nàng có cách giải oan, thanh minh nào khác không ?) ?3. Hình tượng cái bóng có ý nghĩa gì cho câu chuyện ? ?4. Hãy chỉ ra những chi tiết kì ảo của truyện truyền kì trong truyện? Tác dụng của những chi tiết đó. ?5. Ta thử đặt ra 2 cách kết thúc: một kết thúc như truyện (Vũ Nương không trở về), một kết thúc là Vũ Nương được về với Trương Sinh và con. Em nghĩ xem kết thúc nào hay hơn, làm cho ý nghĩa câu chuyện sâu sắc hơn? Vì sao ? Từ việc đọc – tìm hiểu văn bản bằng trả lời các câu hỏi học sinh sẽ giải mã được ý nghĩa của văn bản. Đó là: 1. Nghệ thuật dựng truyện (tạo tình huống truyện) hấp dẫn. 2. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật - Trương Sinh xử sự hồ đồ, độc đoán; xã hội phong kiến xem trọng quyền uy của kẻ giàu và của người đàn ông trong gia đình. 3. Vũ Nương dùng cái chết để tự minh oan, đó là sự đầu hàng số phận, chưa thực sự đấu tranh để chống lại số phận, giành lại hạnh phúc cho mình. Nhưng nàng không có cách nào khác vì lễ giáo phong kiến. 4. Hình tượng cái bóng là chi tiết nghệ thuật vừa có tính thắt nút và giải nút cho câu chuyện. 5. Dù câu chuyện có kết thúc phần nào có hậu, Vũ Nương được ở trong một thế giới khác nhưng tất cả chỉ là ảo ảnh. Người đã chết không thể sống lại được hạnh phúc thực sự đâu còn có thể làm lại được. Đó chính là bi kịch cuộc đời số phận người phụ nữ vẫn tiềm ẩn ở ngay trong cái lung linh kì ảo ấy. c. Xây dựng một số câu hỏi gợi mở Không phải mọi câu hỏi mà giáo viên đưa ra học sinh đều trả lời ngay mà các em còn phải suy nghĩ. Giáo viên phải có cách gợi mở, dẫn dắt suy nghĩ cho học sinh bằng các câu hỏi gợi mở (như thêm dữ kiện để học sinh dễ trả lời, thay đổi trật tự kết cấu câu hỏi) * Ví dụ: ? Hình ảnh Vũ Nương giữa dòng sông lúc ẩn lúc hiện nói lời vĩnh biệt “Đa tạ tình chàng thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa” và “bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất” để lại cho em cảm nghĩ gì? Giáo viên gợi: - Cảm nghĩ gì về số phận “ Người con gái Nam Xương ” ? - Cái giá phải trả của Trương Sinh ? - Tình cảm tác giả dành cho nhân vật ? 3. Vận dụng các phương pháp dạy học hợp lí Có nhiều phương pháp dạy học văn, trong đề tài này, tôi chỉ xin đề cập đến một số kinh nghiệm vận dụng phương pháp dạy học văn để học sinh tích cực hứng thú học tập. 3.1. Phương pháp vấn đáp gợi tìm Bản chất của phương pháp này là sử dụng một hệ thống câu hỏi để gợi học sinh tìm tòi suy nghĩ nhằm đạt được những mục tiêu của bài học. Giáo viên không trực Trường THCS Nguyễn Kim Vang GV: Ngô Văn Tâm 10 [...]... năm để ngày một nâng cao chất lượng dạy học 3 Đối với địa phương: - Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất - Luôn quan tâm, động viên kịp thời đối với đội ngũ giáo viên, học sinh nâng câo chất lượng dạy học Trường THCS Nguyễn Kim Vang 18 GV: Ngô Văn Tâm Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng: Nâng cao hiệu quả giờ dạy và học văn KẾT LUẬN Mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông... nâng cao hiệu quả giờ dạy Trong quá trình dạy học trên lớp, chúng tôi đã rút ra một số kinh nghiệm để góp phần nâng cao hiệu quả giờ dạy và học Văn: - Chú ý việc xác định thể loại và cách tiếp cận văn bản - Xây dựng hệ thống câu hỏi hợp lí trên cơ sở mục tiêu cần đạt - Đa dạng hoá các phương pháp và hình thức dạy học - Nghệ thuật khi người thầy đóng vai trò hướng dẫn học sinh Tuy nhiên để một giờ dạy và. .. Kim Vang 14 GV: Ngô Văn Tâm Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng: Nâng cao hiệu quả giờ dạy và học văn VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu thực trạng: học sinh ít hứng thú và tích cực, chủ động - Sử dụng phương pháp kết hợp nhiều loại hình câu hỏi trong giờ học có nâng cao kết quả học cho học sinh không ? Có gây khó khăn cho học sinh không? - Đối vơớ giáo viên phải biết xác định và cho câu hỏi, nội... Tổ trưởng Trường THCS Nguyễn Kim Vang 19 GV: Ngô Văn Tâm Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng: Nâng cao hiệu quả giờ dạy và học văn Xác nhận của BGH Trường THCS Nguyễn Kim Vang Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Kim Vang 20 GV: Ngô Văn Tâm ... quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi Đối với học sinh giỏi môn Ngữ văn, cần chsy ý mấy điểm sau: + Cần cù chịu khó, ham hiểu biết văn học + Cảm thụ tốt văn học + Có trí nhớ tốt, khả năng so sánh, nhận xét nhạy bén + Chữ viết sạch đẹp, trình bày rõ ràng cẩn thận Trường THCS Nguyễn Kim Vang 15 GV: Ngô Văn Tâm Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng: Nâng cao hiệu quả giờ dạy và học văn THIẾT KẾ 1 Điều... lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo, có thói quen và khả năng tự học, có tinh thần hợp tác, vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn, có niềm vui hứng thú học tập Để đạt được mục tiêu đó ở giờ dạy và học Văn, giáo viên luôn phải suy nghĩ tìm tòi, vận dụng và rút kinh nghiệm để nâng. .. dự thi Số học sinh đạt giải 02 em 01 em Trường THCS Nguyễn Kim Vang 17 GV: Ngô Văn Tâm Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng: Nâng cao hiệu quả giờ dạy và học văn NHỮNG ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ 1 Đối với phụ huynh: - Cần quan tâm đến việc học hành của con em mình, đầu tư nhiều hơn về cơ sở vật chất, tạo điều kiện cho con em mình học tập tốt - Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội để... tâm thế cho giờ học văn qua ứng xử các tình huống sư phạm 6 Chất văn trong dạy và học văn Một điều dễ nhận thấy, trong một số tiết dạy và học văn là người thầy nhiều khi biến thành một nhà đạo đức vụng về, một tác phẩm văn học bị biến thành một bài học lịch sử.- Ví dụ : dạy văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh”, giáo viên chủ yếu phân tích những phẩm chất của Bác qua trang phục, ăn uống, nơi ở và cuối cùng... ứng dụng: Nâng cao hiệu quả giờ dạy và học văn - Ở đây, tôi muốn nói đến việc khuyến khích học sinh có những lời bình (bộc lộ sự rung động,say mê, sự cảm kích, cảm phục của mình trước các bình diện nào đó của áng văn, bài thơ, trước tâm hồn và tài hoa của tác giả ) Trong các giờ văn, lời bình hầu như chỉ xuất hiện ở phía giáo viên (thầy nói cái hay mà trò cảm nhận được cho học sinh nghe) Học sinh chưa... của mình thông qua học tập môn Ngữ văn ở nhà trường 2 Đối với nhà trường: - Cần mua sắm thêm tài liệu tham khảo, đầu tư cơ sở vật chất và ĐDDH nhất là các tài liệu Ngữ văn, các băng đĩa phục vụ cho việc dạy học Ngữ văn - Luôn luôn đổi mới việc giảng dạy, áp dụng các phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy môn Ngữ văn - Tổ chức thảo luận các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học cho tất cả các . cao hiệu quả dạy học môn Ngữ văn ở trường THCS. 1. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 1. Rút ra một số nguyên nhân khiến giờ dạy và học Văn hiệu quả chưa cao. 2. Đề xuất một số kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả. của học sinh. * Căn cứ vào những khó khăn trong việc nâng cao hiệu quả giờ dạy và học Văn Hiện nay, số học sinh thích học môn Văn chưa nhiều. Một số không nhỏ học sinh không thích học Văn và. thụ văn chương. Điềuđó thể hiện Trường THCS Nguyễn Kim Vang GV: Ngô Văn Tâm 1 Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng: Nâng cao hiệu quả giờ dạy và học văn qua những giờ học ở lớp và qua

Ngày đăng: 18/08/2015, 16:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w