1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng và cấu trúc rừng Thông đuôi ngựa (Pinus massoniana Lamb) trồng thuần loài 11 tuổi tại Chí Linh, Hải Dương

49 2,5K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 1,89 MB

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ Thông là loài được trồng phổ biến hiện nay. Loài Thông đang là một trong những giống cây trồng được nhiều tổ chức, cá nhân quan tâm để trồng rừng công nghiệp, rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc và đây cũng là đối tượng được đặc biệt quan tâm trong dự án trồng mới 5 triệu ha rừng của Chính phủ. Rừng Thông thường được trồng thuần loài hoặc trồng hỗn loài với Keo, Dẻ, cây họ Dầu... Rừng trồng hiện nay chủ yếu là rừng thuần loài. Nhưng trữ lượng và chất lượng rừng còn rất thấp chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng gỗ, củi... của người dân. Nguyên nhân chủ yếu là do việc quản lý và áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh chưa hợp lý. Vì vậy, việc nghiên cứu sinh trưởng, cấu trúc rừng và xác định biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động là rất cần thiết. Với rừng thuần loài đều tuổi, mối quan hệ giữa các cây rừng ở giai đoạn đầu có thể là hỗ trợ để sớm khép tán, sớm hình thành tiểu hoàn cảnh rừng. Nhưng khi tuổi rừng tăng lên nếu mật độ không thay đổi sẽ dẫn đến không gian dinh dưỡng không đủ để cây rừng phát triển gây ra mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể với nhau. Vì vậy, có thể nói rằng mật độ rừng là một chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của rừng trong hệ sinh thái và mức độ tận dụng tiềm năng sản xuất của cây. Do đó vấn đề nghiên cứu sinh trưởng và cấu trúc rừng là rất cần thiết làm cơ sở cho việc đề xuất biện pháp kỹ thuật lâm sinh. Chí Linh là vùng đất rất nổi tiếng bởi địa linh nhân kiệt, bởi vị trí địa lý đặc biệt, nằm án ngữ trên đường giao thông thuỷ, bộ từ biên giới phía Bắc về Hà Nội. Hiện nay, Chí Linh có 10392,50 ha đất rừng, trong đó rừng trồng 8057,2 ha, rừng tự nhiên 2335,30 ha. Rừng trồng chủ yếu là Keo tai tượng, Bạch đàn và rừng Thông đuôi ngựa.... Tuy nhiên rừng Thông ở đây chất lượng còn kém do chưa điều tra và chưa áp dụng các kỹ thuật nuôi dưỡng rừng hợp lý. Từ những thực tế trên, tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng và cấu trúc rừng Thông đuôi ngựa (Pinus massoniana Lamb) trồng thuần loài 11 tuổi tại Chí Linh, Hải Dương”.

ĐẶT VẤN ĐỀ Thông là loài được trồng phổ biến hiện nay. Loài Thông đang là một trong những giống cây trồng được nhiều tổ chức, cá nhân quan tâm để trồng rừng công nghiệp, rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc và đây cũng là đối tượng được đặc biệt quan tâm trong dự án trồng mới 5 triệu ha rừng của Chính phủ. Rừng Thông thường được trồng thuần loài hoặc trồng hỗn loài với Keo, Dẻ, cây họ Dầu Rừng trồng hiện nay chủ yếu là rừng thuần loài. Nhưng trữ lượng và chất lượng rừng còn rất thấp chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng gỗ, củi của người dân. Nguyên nhân chủ yếu là do việc quản lý và áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh chưa hợp lý. Vì vậy, việc nghiên cứu sinh trưởng, cấu trúc rừng và xác định biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động là rất cần thiết. Với rừng thuần loài đều tuổi, mối quan hệ giữa các cây rừng ở giai đoạn đầu có thể là hỗ trợ để sớm khép tán, sớm hình thành tiểu hoàn cảnh rừng. Nhưng khi tuổi rừng tăng lên nếu mật độ không thay đổi sẽ dẫn đến không gian dinh dưỡng không đủ để cây rừng phát triển gây ra mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể với nhau. Vì vậy, có thể nói rằng mật độ rừng là một chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của rừng trong hệ sinh thái và mức độ tận dụng tiềm năng sản xuất của cây. Do đó vấn đề nghiên cứu sinh trưởng và cấu trúc rừng là rất cần thiết làm cơ sở cho việc đề xuất biện pháp kỹ thuật lâm sinh. Chí Linh là vùng đất rất nổi tiếng bởi địa linh nhân kiệt, bởi vị trí địa lý đặc biệt, nằm án ngữ trên đường giao thông thuỷ, bộ từ biên giới phía Bắc về Hà Nội. Hiện nay, Chí Linh có 10392,50 ha đất rừng, trong đó rừng trồng 8057,2 ha, rừng tự nhiên 2335,30 ha. Rừng trồng chủ yếu là Keo tai tượng, Bạch đàn và rừng Thông đuôi ngựa Tuy nhiên rừng Thông ở đây chất lượng còn kém do chưa điều tra và chưa áp dụng các kỹ thuật nuôi dưỡng rừng hợp lý. Từ những thực tế trên, tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng và cấu trúc rừng Thông đuôi ngựa (Pinus massoniana Lamb) trồng thuần loài 11 tuổi tại Chí Linh, Hải Dương”. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1 Nghiên cứu về các mô hình cấu trúc và sinh trưởng rừng đã được nhiều tác giả trên thế giới và Việt Nam đề cập từ những năm đầu thế kỷ XX. Những nghiên cứu này đều có xu hướng xây dựng cơ sở có tính khoa học và lý luận phục vụ công tác kinh doanh rừng hiệu quả. Bước đầu đi từ định tính, sau đến định lượng với quy luật tự nhiên, góp phần giải quyết được nhiều vấn đề trong kinh doanh rừng. Sinh trưởng cây rừng và lâm phần là trọng tâm của sản lượng rừng, nó có tính chất nền tảng để nghiên cứu các phương pháp dự đoán sản lượng cũng như hệ thống biện pháp tác động nhằm nâng cao năng suất của rừng. Có nhiều hướng, nhiều phương pháp khác nhau khi nghiên cứu cấu trúc và sinh trưởng của lâm phần. Ở Châu Âu vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, vấn đề quy luật phân bố số cây ổn định theo tần số và tần suất ở các cỡ tự nhiên về đường kính, chiều cao, thể tích đã được nhiều tác giả công bố. Nhiều vấn đề nghiên cứu cấu trúc trước đây còn nặng về nghiên cứu định tính, mô tả thì nay đã được nghiên cứu định lượng. Định hướng nghiên cứu cấu trúc và sản lượng rừng đã được các nhà khoa học khái quát lại dưới dạng các mô hình toán học từ đơn giản đến phức tạp nhằm định lượng các quy luật tự nhiên, nhờ đó đã giải quyết được nhiều vấn đề trong kinh doanh rừng, đặc biệt trong lĩnh vực lập biểu chuyên dụng phục vụ cho công tác điều tra và dự đoán sản lượng cũng như xây dựng hệ thống các biện pháp kinh doanh, nuôi dưỡng rừng cho từng đối tượng cụ thể. Cho đến nay, các thành tựu trong nghiên cứu về khoa học sản lượng rừng của nhân loại rất đồ sộ. Vì thế, trong khuôn khổ một đề tài tốt nghiệp, tôi chỉ khái quát một số công trình tiêu biểu trong và ngoài nước có liên quan đến nội dung và nghiên cứu của đề tài làm cơ sở định hướng cho việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu. 1.1. Tổng quan về nghiên cứu quy luật cấu trúc lâm phần Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật các nhà khoa học đã thu được thành tựu đáng kể về việc nghiên cứu cấu trúc sinh trưởng của rừng. 2 Việc nghiên cứu này nhằm tìm ra các dạng cấu trúc phổ biến nhất và các dạng tối ưu theo quan điểm kinh tế, nghĩa là kiểu cấu trúc cho nghiên cứu gỗ cao nhất, chất lượng gỗ phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng gỗ và bảo vệ môi trường. Nhưng do sự phức tạp của hệ sinh thái, thành phần loài cây ở nhiều vùng dẫn đến việc nghiên cứu gặp không ít khó khăn. 1.1.1. Trên thế giới 1.1.1.1. Nghiên cứu quy luật cấu trúc đường kính thân cây (N/D) Quy luật phân bố số cây theo cỡ kính (N/D 1.3 ) là một trong các chỉ tiêu quan trọng nhất của cấu trúc rừng và đã được nghiên cứu khá đầy đủ từ cuối thế kỷ trước. Có rất nhiều tác giả nghiên cứu về lĩnh vực này tiêu biểu như: Balley (1973) sử dụng hàm Weibull, Schiffel biểu thị đường cong cộng dồn phần trăm số cây bằng đa thức bậc ba. Naslund (1936, 1937) xác lập quy luật phân bố Charlier cho phân bố N/D của lâm phần thuần loài đều tuổi khép tán (theo Phạm Ngọc Giao, 1995) [8]. Drachenko, Svalov sử dụng phân bố số cây theo đường kính lâm phần Thông ôn đới. Đặc biệt, để tăng tính mềm dẻo một số tác giả thường sử dụng các họ hàm khác nhau, Loetch (1973) (theo Phạm Ngọc Giao, 1995) [8] dùng họ hàm Bêta, Roemich, K (1995) nghiên cứu khả năng dùng hàm Gamma mô phỏng sự biến đổi của phân bố đường kính Lembeke, Knapp và Ditbma (theo Phạm Ngọc Giao, 1995) [8], sử dụng phân bố Gamma với tham số thông qua các phương trình biểu thị mối tương quan giữa tuổi và chiều cao tầng trội như sau: b = a 0 + a 1 * + a 2 * (1.1) p = a 0 + a 1 *A + a 2 *A² (1.2) α = a 0 + a 1 *h 100 + a 2 *A +a 3 *A*h 100 (1.3) Dùng hàm này hoặc hàm khác để xây dựng dãy phân bố thực nghiệm N/D 1.3 phụ thuộc vào kinh nghiệm từng tác giả và bản chất quy luật điều tra đo đạc. Một dãy phân bố thực nghiệm có thể chỉ phù hợp cho một dạng hàm số, cũng có thể phù hợp cho nhiều hàm số ở các mức xác suất khác nhau. Một số tác giả còn dùng một số hàm khác để biểu thị các phân bố kinh nghiệm của số cây theo đường kính (N/D) như: hàm Meyer, hàm Poisson, hàm Charlier, hàm Logarit chuẩn, họ đường cong Pearson, hàm Weibull 3 Nghiên cứu định lượng cấu trúc N/D, phân bố N/H các tác giả có xu hướng dựa vào dãy số lý thuyết để mô tả phân bố N/D, phân bố N/H và ứng dụng của các dãy tần số đó. Đồng thời, bằng phương pháp giải tích, các tác giả đã lựa chọn được nhiều hàm toán học để mô phỏng phù hợp với quy luật cấu trúc. Những kết quả nghiên cứu định lượng trên là những cơ sở quan trọng cho việc vận dụng vào nghiên cứu đối tượng Thông đuôi ngựa. Trong nghiên cứu xây dựng mô hình cấu trúc N/D và mô hình cấu trúc N/H đề tài đã lựa chọn hàm Weibull có dạng: F(x) = α*λ*x α-1 *e -λ*x (1.4) Trong đó: F(X) là tần số quan sát x là cỡ đường kính hay cỡ chiều cao α, β là hai tham số của phương trình 1.1.1.2. Nghiên cứu quy luật quan hệ giữa chiều cao và đường kính thân cây (Hvn/D 1.3 ) Nghiên cứu tương quan Hvn/D 1.3 là một trong những quy luật cơ bản và quan trọng trong hệ thống quy luật kết cấu lâm phần. Từ kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy, cùng với sự tăng lên của tuổi cây rừng thì chiều cao của cây cũng không ngừng tăng, đó là kết quả quá trình tự nhiên của sự sinh trưởng. Trong một cỡ đường kính xác định, ở các cấp tuổi khác nhau sẽ có các cây thuộc cấp sinh trưởng khác nhau. Cấp sinh trưởng càng giảm khi tuổi lâm phần tăng lên dẫn đến tỷ lệ H/D tăng theo tuổi. Từ đó, đường cong quan hệ H/D có thể bị thay đổi hình dạng và luôn dịch chuyển về phía trên khi tuổi lâm phần tăng lên. Vagui A.B (1955) đã khẳng định: “Đường cong chiều cao thay đổi và luôn dịch chuyển lên phía trên khi tuổi tăng lên”. Tiourin A.V (1972) đã phát hiện hiện tượng này khi ông xác lập đường cong chiều cao các cấp tuổi khác nhau. Prodan M (1965) lại phát hiện độ dốc đường cong chiều cao có chiều hướng giảm dần khi tuổi tăng lên và Prodan M (1944) khi nghiên cứu kiểu rừng “Plenter wal” đã kết luận đường cong chiều cao không bị thay đổi do vị trí của các cây ở một cỡ đường kính nhất định là như nhau. Curtis R.O đã mô phỏng quan hệ chiều cao với đường kính và tuổi theo dạng phương trình: 4 Logh = d + b 1 * +b 2 * + b 3 * (1.5) Krauter G (1958) và Tiourin A.V (1931) (theo Phạm Ngọc Giao, 1995) nghiên cứu tương quan giữa chiều cao với đường kính ngang ngực dựa trên cơ sở cấp đất và cấp tuổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi dãy phân hóa thành các cấp chiều cao thì mối quan hệ này không cần xét đến cấp đất hay cấp tuổi và cũng không cần xét đến tác động của hoàn cảnh, tuổi đến sinh trưởng của cây rừng và lâm phần, vì thế những nhân tố này đã được phản ánh trong kích thước của cây, nghĩa là trong quan hệ H/D đã bao hàm tác động của hoàn cảnh và tuổi. Thực tiễn điều tra rừng cho thấy, có thể dựa vào quan hệ H/D để xác định chiều cao tương ứng cho từng cỡ kính mà không cần thiết đo độ cao toàn bộ số cây. Có nhiều tác giả dùng các phương trình toán học khác nhau để biểu thị quan hệ như: Naslund M (1929); Asnann F (1936); Hohenall W (1936); Michailov F (1934, 1952); Prodan M (1944); Krenn K (1946); Meyer H.A (1952) đã đề nghị các dạng phương trình: h = a +a 1 *d +a 2 *d² (1.6) h – 1,3 = d²(a + b*d)² (1.7) h = a*d b ; logh = a + b*logd (1.8) h = a*(1 – e -c*d ) (1.9) h = a +b*logd (1.10) h = k 1 *d b (1.11) h - 1,3 = a* ) b (1.12) h - 1,3 = a*e ( b/d) (1.13) Để mô phỏng tương quan giữa chiều cao với đường kính có thể sử dụng nhiều dạng phương trình khác nhau. Vấn đề lựa chọn phương trình thích hợp nhất cho đối tượng nào thì chưa được nghiên cứu đầy đủ. Nhưng nhìn chung để biểu thị đường cong chiều cao thì phương trình parabol và phương trình logarit được sử dụng nhiều nhất. 1.1.2. Ở trong nước 5 Việc phát hiện ra những quy luật cấu trúc là cơ sở cho kinh doanh rừng. Hiện nay các kết quả nghiên cứu đã và đang được ứng dụng rộng rãi mang lại hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh rừng ở nước ta. Tác giả Đồng Sĩ Hiền (1974) [4] đã chọn họ đường cong Pearson với 7 họ đường cong khác nhau để biểu diễn phân bố số cây theo cỡ đường kính rừng tự nhiên. Nguyễn Hải Tuất (1975, 1982, 1990) đã sử dụng hàm Meyer, hàm khoảng cách để biểu diễn quy luật cấu trúc đường kính rừng thứ sinh, ứng dụng quá trình Poisson vào nghiên cứu quần thể rừng. Nguyễn Văn Trương (1983) [7] đã sử dụng phân bố Poisson vào nghiên cứu, mô phỏng quy luật cấu trúc đường kính thân cây cho đối tượng rừng hỗn giao khác tuổi , còn đối với những lâm phần thuần loài đều tuổi giai đoạn còn non và giai đoạn trung niên thì các tác giả như: Vũ Nhâm (1988), Trịnh Đức Huy (1987, 1988), Phạm Ngọc Giao (1898, 1995), Vũ Tiến Hinh (1990) đã biểu diễn quy luật phân bố N/D có dạng lệch trái với các đối tượng khác nhau và sử dụng các hàm toán học khác nhau để biểu thị như hàm: Scharlier, hàm Weibull Phạm Ngọc Giao (1995) [8] khi nghiên cứu quy luật N/D cho Thông đuôi ngựa vùng Đông Bắc đã chứng minh tính thích ứng của hàm Weibull và xây dựng mô hình cấu trúc cho lâm phần Thông đuôi ngựa. Các tác giả Vũ Nhâm (1988) [13], Vũ Tiến Hinh (1990) [14] đều sử dụng phân bố Weibull với hai tham số để biểu thị phân bố N/D cho những lâm phần thuần loài, đều tuổi như: Thông đuôi ngựa (Pinus marsoniana), Thông nhựa (Pinus merkusi), Mỡ (Manglietia glauca). Phạm Ngọc Giao (1995) [8] đã khẳng định tương quan H/D của các lâm phần Thông đuôi ngựa tồn tại chặt dưới dạng phương trình logarit một chiều: h = a + b*logd (1.14) Bảo Huy (1993) [1] đã thử nghiệm 4 phương trình tương quan H/D cho từng loài ưu thế: Bằng lăng, Cẩm xe, Kháo, Chiêu liêu ở rừng rụng lá và rừng nửa rụng lá. Đó là các phương trình: h = a +b*logd 1.3 (1.15) h = a + b*d 1.3 (1.16) 6 logh = a + b*d 1.3 (1.17) logh = a + b*logd 1.3 (1.18) Từ đó, tác giả đã chọn được phương trình thích hợp nhất là: Logh =a + b*logd 1.3 (1.19) Nhìn chung, việc nghiên cứu về cấu trúc rừng tập trung chủ yếu vào nghiên cứu tương quan giữa chiều cao và đường kính thân cây, quy luật phân bố N/D. Kết quả của các nghiên cứu này đã và đang được ứng dụng trong sản xuất kinh doanh, một phần đáp ứng được yêu cầu điều tra, điều chế và nuôi dưỡng rừng. Nguyễn Trọng Bình (1996) [6] trên cơ sở lý thuyết của hàm ngẫu nhiên đã nghiên cứu mối quan hệ kỳ vọng toán và phương sai của biến ngẫu nhiên của ba loài: Thông đuôi ngựa, Thông nhựa, Mỡ cho từng đại lượng sinh trưởng (D 1.3 , Hvn) ở các thời điểm khác nhau là cơ sở quan trọng để xem xét các vấn đề phân cấp năng suất các lâm phần thuần loài. Ngoài ra, còn nhiều nghiên cứu sinh trưởng mô phỏng toán học đã ứng dụng các mô hình toán học trong nghiên cứu sinh trưởng cũng như mối quan hệ giữa sinh trưởng với hoàn cảnh. 1.2. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 1.2.1. Đặc điểm hình thái của Thông đuôi ngựa Tên khác: Thông mã vĩ, Thông tàu, Thông hai lá Tên khoa học: Pinus massoniana Lamb Họ: Thông [Pinaceae (Abietaceae)] Thông đuôi ngựa là loại cây thân gỗ lá kim có kích thước tương đối lớn. Cây có thể cao tới 30m, đường kính 50 - 60cm, thân cây thẳng vỏ màu nâu đỏ, gốc có màu thẫm hơn, khi già vỏ bong thành từng mảng. Cành cây non có màu vàng nhạt hoặc hung, không có lông. Tỉa cành tự nhiên tương đối tốt. Thân cây có nhiều nhựa, có thể khai thác dùng trong các ngành công nghiệp. Lá Thông đuôi ngựa có màu xanh tươi, tập trung ở đầu cành, lá mềm và rủ xuống. Thường có hai lá kim trong mỗi bẹ lá. Lá hình kim dài từ 12 – 20 cm. Khi cây Thông đuôi ngựa từ 5 - 10 tuổi, tán lá hình tháp, sau đó trở thành hình trứng và hình ô khi tuổi già. Thông đuôi ngựa ban đầu ra hoa, kết quả ở tuổi 6 - 7 hoa đơn tính cùng gốc. Nón quả khi non có hình gần tròn, khi già có hình trứng dài từ 4 - 7 cm, 7 đường kính 2,5 - 4 cm. Khi chín nón quả có màu hạt Dẻ, mặt vẩy hình thoi dẹp, mép phía trên tròn. Hạt màu nâu nhạt, có cánh mỏng, dài 1,5 cm. Trọng lượng trung bình của 1000 hạt là 10 - 14g. Khoảng 40 - 50 kg quả chế biến được 1kg hạt. Gỗ Thông đuôi ngựa có lõi và giác phân biệt. Lõi có màu vàng, thớ gỗ thô, thẳng. Gỗ nhẹ, thường được sử dụng làm trụ mỏ, làm cột điện, sản xuất giấy, sợi xenlulose và dùng trong xây dựng khi cây có kích thước lớn. Nhựa Thông dùng để sản xuất tùng hương và tinh dầu Thông phục vụ các ngành công nghiệp và xuất khẩu, khi cây trưởng thành (≥15 tuổi) mỗi cây có thể khai thác được 2 kg nhựa/cây. 1.2.2. Phân bố Mọc tự nhiên ở các tỉnh phía Nam Trung Quốc, ở độ cao từ 600 – 800m, nhiệt độ bình quân từ 13 - 20 0 C. Có thể chịu được sương giá. Được nhập vào trồng ở Việt Nam từ trước cách mạng tháng 8 và được trồng ở nhiều nơi trên đất trống đồi núi trọc như: Phú Điền (tỉnh Thanh Hóa), Đá Chông (Huyện Ba Vì – thành phố Hà Nội), Yên Lập (tỉnh Quảng Ninh). Hiện nay, rừng Thông đuôi ngựa được trồng nhiều ở các tỉnh miền Bắc như: Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Yên Bái và Lào Cai Diện tích rừng Thông đuôi ngựa đã trồng trong cả nước từ năm 1986 - 1993 là 14437 ha (Bộ LN, 1994). Đặc biệt Lâm trường Mù Căng Chải (tỉnh Yên Bái), có độ cao trên mặt biển 500 - 800m, nằm ở vĩ độ 22 0 Bắc, đã trồng thành công rừng Thông đuôi ngựa với diện tích rộng tới 10000 ha, có sự tham gia tích cực của cán bộ nông dân người H ’ Mông, theo mô hình Lâm nghiệp cộng đồng. Phần sườn và đỉnh núi dốc mạnh người dân trồng Thông đuôi ngựa, phần chân núi ít dốc hơn người dân trồng cây ăn quả. Táo mèo, người dân chăm sóc vườn quả Táo mèo, đồng thời bảo vệ rừng Thông đuôi ngựa không bị gia súc phá hoại và đặc biệt bảo vệ rừng Thông không bị cháy (vùng này làm nương rẫy tương đối mạnh). 1.2.3. Đặc điểm sinh lý, sinh thái của Thông đuôi ngựa 1.2.3.1. Đặc điểm sinh lý 8 Cây Thông đuôi ngựa là cây ưa sáng hoàn toàn ngay từ nhỏ. Thông đuôi ngựa có khả năng chịu hạn khá cao và có nhu cầu không cao về các chất khoáng dinh dưỡng trong đất (N, P, K); cho nên, một số địa phương đã trồng rừng Thông đuôi ngựa trên đất tương đối tốt (đất sau nương rẫy hoặc đất dưới tán rừng nghèo kiệt) Khi trồng trên các dạng đất tốt này cây Thông đuôi ngựa bị các cây cỏ cao (sẹ, cỏ lau), các cây bụi ưa ẩm mọc nhanh (Hu, Ba soi, Ba bét) và các cây gỗ mọc nhanh tiên phong phục hồi sau nương rẫy (Ràng ràng, Lim xẹt) đã lấn áp, chèn ép khá mạnh cây Thông đuôi ngựa, vì cây Thông đuôi ngựa có giai đoạn 3 - 5 năm đầu cây sinh trưởng rất chậm, cây chỉ đạt chiều cao trung bình từ 2 - 3,30m và lại là cây ưa sáng. Cho nên rừng Thông đuôi ngựa trồng trên các trạng thái đất tốt này đã tốn nhiều công chăm sóc so với định mức, nhưng rừng trồng vẫn thất bại. Bởi vậy, ở các địa phương và các Lâm trường trồng rừng thường trồng Thông đuôi ngựa trên đất trống đồi núi trọc, có hàm lượng mùn (%) thấp <1,5%, nghèo đạm (%) <0,10%, nghèo lân K 2 O dễ tiêu Đất có độ dày ≤80cm, thường có đã lẫn và kết von Fe, Al, với thành phần cơ giới nhẹ, nhiều cát, độ xốp kém (<50%) khả năng thấm nước không cao, nhưng đất không bị đọng nước trong mùa mưa, do khả năng thoát nước tương đối tốt. Mặc dù trồng trên đất đồi núi trọc thoái hóa, có độ phì tự nhiên thấp như vậy, nhưng nếu trồng đúng vùng khí hậu đối với cây Thông đuôi ngựa và đất có phản ứng chua (pH = 4,0 - 5,5) thì rừng trồng vẫn cho năng suất gỗ cao, biến động từ 10 – 12 m 3 /ha/năm. 1.2.3.2. Đặc điểm sinh thái * Đặc điểm khí hậu: Mức độ thích hợp Yếu tố S1 Rất thích hợp S 2 Thích hợp S3 Ít thích hợp S4 Rất nhiều hạn chế và không thích hợp Nhiệt độ bình quân năm (t o C) 18-20 20-21 21-22 >22 9 Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất (t o C) 6-10 10-12 12-15 <6 Lượng mưa hàng năm (mm) 1500-2000 200-2300 1200-1500 <1200 (Nguồn: Bộ NN & PTNN) [2] Qua đặc điểm khí hậu rất thích hợp và thích hợp đối với cây Thông đuôi ngựa chứng tỏ nó là một loài cây lá kim thân gỗ thích hợp ở vùng khí hậu á nhiệt đới, nhưng không có mùa đông rét đậm kéo dài và thường xuất hiện sương giá với lượng mưa hàng năm trung bình. * Đặc điểm địa hình: Mức độ thích hợp Yếu tố S1 Rất thích hợp S 2 Thích hợp S3 Ít thích hợp S4 Rất nhiều hạn chế và không thích hợp Độ dốc 10 0 20-21 21-22 >22 Độ cao so với mặt biển (m) 500-800 800-1100 <500 >1100 (Nguồn: Bộ NN & PTNN) [2] Chú thích: Cây Thông đuôi ngựa ở nước ta thường chỉ trồng thuần loài, có cấu trúc một tầng cây, tán lá lại tương đối thưa, cho nên tác dụng chống xói mòn, hạn chế dòng chảy trên mặt đất không lớn; vì vậy, không thể trồng trên đất có độ dốc mạnh và rất mạnh, nhất là trên các loại đất trống đồi núi trọc có độ xốp kém, tính thấm nước không cao. Độ cao so với mặt biển, áp dụng cho các tỉnh ở vùng Tây Bắc và Đông Bắc bộ, nơi trồng nhiều rừng Thông đuôi ngựa mang đặc điểm khí hậu á nhiệt đới, cận nhiệt đới, hoặc khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh từ 3 - 4 tháng trong một năm (tháng có nhiệt độ trung bình <20 0 C). * Đặc điểm đất: Thực tiễn trồng rừng Thông đuôi ngựa ở nước ta đã chứng tỏ: loại đất thích hợp đối với trồng rừng Thông đuôi ngựa là loại đất vàng đỏ alit được hình thành ở vùng khí hậu á nhiệt đới ẩm, cận nhiệt đới. Loại đất này thường 10 [...]... 12 Nghiên cứu được cấu trúc rừng trồng Thông đuôi ngựa tại khu vực nghiên cứu Nghiên cứu được các chỉ tiêu sinh trưởng rừng trồng Thông đuôi ngựa tại khu vực nghiên cứu Đề xuất được một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh 2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.2.1 Đối tượng nghiên cứu Rừng trồng Thông đuôi ngựa thuần loài 11 tuổi tại khu vực nghiên cứu 2.2.2 Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh. .. một số đặc điểm sinh trưởng và cấu trúc của tầng cây cao của rừng Thông trồng thuần loài tại đền thờ Chu Văn An - Sao Đỏ - Chí Linh - Hải Dương 2.3 Nội dung nghiên cứu Căn cứ vào mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của đề tài, nội dung được xác định như sau: 2.3.1 Nghiên cứu cấu trúc rừng - Nghiên cứu cấu trúc mật độ và độ tàn che - Phân bố số cây theo cỡ đường kính (N/D1.3) - Phân bố số cây theo chiều cao... (tráng bên trong) Rừng Thông đuôi ngựa là cảnh quan du lịch, có tác dụng giữ nước và làm trong sạch môi trường CHƯƠNG 2 MỤC TIÊU, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu nghiên cứu 2.1.1 Mục tiêu tổng quát Đánh giá được tình hình sinh trưởng và đặc điểm cấu trúc rừng Thông đuôi ngựa thuần loài đều tuổi, từ đó làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh 2.1.2 Mục... cao và đường kính thân cây (Hvn/D1.3) - Phân cấp cây rừng 2.3.2 Nghiên cứu các chỉ tiêu sinh trưởng - Nghiên cứu sinh trưởng đường kính ngang ngực (D1.3) - Nghiên cứu sinh trưởng chiều cao cây (Hvn) - Nghiên cứu sinh trưởng đường kính tán (Dt) - Nghiên cứu trữ lượng lâm phần (M) 2.3.3 Đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động 2.4 Phương pháp nghiên cứu 2.4.1 Quan điểm và phương pháp luận Sinh trưởng. .. vụ trồng rừng, chăm sóc, nuôi dưỡng rừng trồng, nâng cấp làm giàu rừng, bảo vệ rừng, từ năm 2003 chuyển thành Ban quản lý rừng Chí Linh -Hải Dương, hiện tại đang quản lý 8622,51 ha rừng và đất rừng Huyện Chí Linh có 4 trạm quản lý rừng: trạm Côn Sơn – Kiếp Bạc, trạm Bắc Chí Linh, trạm Nam Chí Linh, trạm Kinh Môn Từ năm 1993 ÷ 1998 tỉnh Hải Dương tham gia thực hiện chương trình 327, kết quả đã cơ bản trồng. .. Mà rừng Thông đuôi ngựa tại đây đã khép tán Như vậy, từ kết quả tính mật độ hiện tại có thể xác định được mật độ tối ưu từ đó đề ra giải pháp thích hợp tác động vào rừng để tăng năng suất rừng trồng 4.1.1.2 Độ tàn che 29 Độ tàn che là chỉ tiêu cấu trúc phản ánh mức độ sử dụng ánh sáng của cây rừng Kết quả nghiên cứu được tổng hợp tại biểu sau: Biểu 4.2: Độ tàn che của cây rừng tại khu vực nghiên cứu. .. Chăm sóc năm 3: một lần, nội dung chăm sóc là làm cỏ xới đất, phát thực bì cạnh tranh + Bảo vệ: toàn bộ diện tích rừng trồng đều được bảo vệ cho đến khi khai thác Chặt nuôi dưỡng rừng năm 7 tuổi, cường độ tỉa 30 – 50% Quá trình trồng chăm sóc và nuôi dưỡng rừng trồng Thông đuôi ngựa được tổng hợp ở bảng sau: Bảng 3.2: Tổng hợp quá trình trồng, chăm sóc và nuôi dưỡng rừng trồng Thông đuôi ngựa Chỉ tiêu... huyện Chí Linh 3.3.1 Hiện trạng sử dụng đất đai và tài nguyên rừng Bảng 3-1: Hiện trạng tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp huyện Chí Linh Loại đất rừng Rừng tự nhiên Rừng trồng Tổng Diện tích (ha) 2335,30 8057,2 10392,50 (Nguồn: Diện tích rừng và đất Lâm nghiệp huyện Chí Linh -Hải Dương, năm 2008) 3.3.2 Thực trạng sản xuất lâm nghiệp Lâm trường Chí Linh là đơn vị quốc doanh duy nhất của tỉnh Hải Dương. .. (bản địa) vào các đối tượng rừng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, với diện tích 740 ha tại các khu cực Tam Ban (Hoàng 26 Hoa Thám), Dây Diều, Suối Ngang xã Bắc An, Hòn Phước, Ngũ Đài xã Hoàng Tiến và một số diện tích rừng trồng Keo thuần loài + Trồng cây trong vườn thực vật và ven hồ: 109 ha + Chăm sóc rừng trồng các loại: 12467 ha + Nuôi dưỡng bảo vệ rừng: 47977 lượt/ha Về công tác khoán rừng và đất lâm... đến sản lượng và chất lượng gỗ Kết quả nghiên cứu được tổng hợp tại biểu sau: Biểu 4.1: Mật độ cây rừng tại khu vực nghiên cứu OTC N (Cây) N/ha (Cây/ha) 1 61 1220 2 58 116 0 3 61 1220 4 63 1260 5 62 1240 6 62 1240 Từ biểu kết quả trên ta thấy: Mật độ cây rừng tại khu vực nghiên cứu nằm trong khoảng từ 116 0 ÷ 1260 cây/ha Mật độ cao nhất tại OTC 4 là 1260 cây/ha, thấp nhất tại OTC 2 là 116 0 cây/ha, OTC . Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng và cấu trúc rừng Thông đuôi ngựa (Pinus massoniana Lamb) trồng thuần loài 11 tuổi tại Chí Linh, Hải Dương . CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1 Nghiên. ngựa thuần loài 11 tuổi tại khu vực nghiên cứu. 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng và cấu trúc của tầng cây cao của rừng Thông trồng thuần loài tại đền thờ Chu. trồng Thông đuôi ngựa tại khu vực nghiên cứu. Đề xuất được một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh. 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu Rừng trồng Thông đuôi ngựa thuần loài

Ngày đăng: 03/10/2014, 15:41

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w