So sánh sinh trưởng của Thông trên các dạng lập địa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng và cấu trúc rừng Thông đuôi ngựa (Pinus massoniana Lamb) trồng thuần loài 11 tuổi tại Chí Linh, Hải Dương (Trang 40 - 44)

So sánh sinh trưởng về D1.3 ở 2 vị trí sườn chân và sườn đỉnh tại khu vực nghiên cứu đề tài sử dụng tiêu chuẩn t của Student để đánh giá. Kết quả tính toán trên Excel được thể hiện tại biểu 4.11:

Biểu 4.11: Sinh trưởng D1.3 của Thông theo các dạng địa hình

Địa hình (Cây)Ni (cm)D1.3 S2 │t│

Sườn chân 180 11,4125 1,7622

Sườn đỉnh 187 11,6297 1,7408

Từ biểu kết quả 4.11 và tính toán trên Excel ta có: |t| = 1,57149, bậc tự do k = 364 và tα/2 =1,966485 (với α = 0,05). Như vậy |t| < tα/2 nên giả thuyết Ho

được chấp nhận. Ta nói rằng sinh trưởng đường kính của Thông đuôi ngựa ở sườn chân và sườn đỉnh tại khu vực nghiên cứu là không có sự sai khác. Kết quả so sánh sinh trưởng D1.3 được thể hiện ở hình sau:

Hình 1.4: Biểu đồ sinh trưởng D1.3 của Thông theo các dạng địa hình

4.2.5.2. So sánh sinh trưởng về chiều cao vút ngọn (Hvn)

So sánh sinh trưởng Hvn ở hai vị trí sườn chân và sườn đỉnh tại khu vực nghiên cứu tôi sử dụng tiêu chuẩn t của Student để đánh giá. Kết quả tính toán trên Excel như sau:

Địa hình (Cây)Ni (m)Hvn S2 │t│

Sườn chân 180 11,08056 0,684815 Sườn đỉnh 187 11,14171 0,666638

Từ biểu kết quả 4.12 và tính toán trên Excel ta được: |t| = 0,71239, bậc tự do k = 364 và tα/2 = 1,966502 (với α = 0,05). Như vậy |t| < tα/2 nên giả thuyết Ho

được chấp nhận. Ta nói rằng sinh trưởng chiều cao của Thông đuôi ngựa ở hai dạng địa hình tại khu vực nghiên cứu là không có sự sai khác. Kết quả so sánh sinh trưởng Hvn được thể hiện ở hình sau:

Hình 1.5: Biểu đồ sinh trưởng Hvn của Thông theo các dạng địa hình

4.2.5.3. So sánh sinh trưởng đường kính tán (Dt)

So sánh sinh trưởng Dt ở hai vị trí sườn chân và sườn đỉnh tại khu vực nghiên cứu tôi sử dụng tiêu chuẩn t của Student để đánh giá. Qua đó có thể xác định mật độ tối ưu để cây rừng có thể sinh trưởng tốt nhất và tận dụng tối

đa không gian dinh dưỡng. Kết quả tính toán trên Excel được tổng hợp tại biểu sau:

Biểu 4.13: Sinh trưởng Dt của Thông theo hai dạng địa hình

Địa hình (Cây)Ni D(m)t S2 │t│

Sườn chân 180 3,924444 0,492807 Sườn đỉnh 187 3,858021 0,527516

Từ biểu 4.13 thông qua tính toán trên Excel ta được: |t|=0,890902, bậc tự do k = 365 và tα/2 = 1,966485 (với α=0,05). Như vậy |t| < tα/2 nên giả thuyết Ho được chấp nhận. Ta nói rằng sinh trưởng đường kính tán của Thông đuôi ngựa ở hai dạng địa hình tại khu vực nghiên cứu là không có sự sai khác. Kết quả so sánh sinh trưởng Dt được thể hiện ở hình sau:

Hình 1.6: Biểu đồ sinh trưởng Dt của Thông theo các dạng địa hình

4.2.5.4. So sánh trữ lượng rừng

Để so sánh trữ lượng rừng Thông đuôi ngựa ở hai vị tri địa hình ta dựa vào biểu kết quả sau:

Địa hình OTC (Cây)N (Cây/ha)N/ha (mG/ha2/ha) M/ha (m3/ha) ∆M/ha (m3/ha/năm) Sườn chân 1 61 1220 13,758 83,18 7,562 2 58 1160 12,676 76,32 6,938 3 61 1220 13,471 81,52 7,411 TB 1200 13,032 80,34 7,034 Sườn đỉnh 4 63 1260 14,097 86,04 7,822 5 62 1240 14,665 89,6 8,145 6 62 1240 14 84,6 7,691 TB 1247 14,254 86,75 7,886

Qua biểu 4.14 ta có nhận xét sau: Mật độ cây trong lâm phần (N/ha) ở sườn chân là 1200 cây/ha, ở sườn đỉnh là 1247 cây/ha. Tổng tiết diện ngang lâm phần Thông đuôi ngựa (G/ha) tại vị trí sườn chân đạt 13,032 m2/ha, ở sườn đỉnh đạt 14,254 m2/ha. Trữ lượng hiện tại (M/ha) của lâm phần Thông ở sườn chân là 80,34 m3/ha, ở sườn đỉnh là 86,75 m3/ha. Như vậy trữ lượng của Thông ở hai vị trí địa hình tại khu vực nghiên cứu chênh lệch nhau không đáng kể. Ta có tăng trưởng bình quân chung về trữ lượng ∆M/ha ở sườn chân là 7,034 m3/ha/năm, ở sườn đỉnh là 7,886 m3/ha/năm. Vì vậy ở sườn đỉnh có tốc độ sinh trưởng mạnh hơn ở sườn chân.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng và cấu trúc rừng Thông đuôi ngựa (Pinus massoniana Lamb) trồng thuần loài 11 tuổi tại Chí Linh, Hải Dương (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w