4.1.2.1. Quy luật phân bố số cây theo đường kính ngang ngực (N/D1.3)
Quy luật phân bố số cây theo đường kính là một trong những quy luật cơ bản nhất của lâm phần. Dựa vào quy luật này mà chúng ta có thể xác định được các nhân tố điều tra cơ bản như: Mật độ hiện tại (N), các chỉ tiêu bình quân... Ngoài ra nó còn là cơ sở để dự đoán một số nhân tố điều tra cơ bản của lâm phần ở một thời điểm nào đó. Từ đó đưa ra các tác động hợp lý nhằm tăng năng suất của rừng.
Để mô phỏng phân bố N/D1.3 thực nghiệm đề tài sử dụng phân bố Weibull nắn phân bố thực nghiệm tại khu vực nghiên cứu kết quả được tổng hợp tại biểu 4.3:
Biểu 4.3: Kết quả mô hình hóa quy luật phân bố N/D1.3
OTC α λ Phương trình lý thuyết χ²n χ²05
Kết luận 01 4,1 0,001428 N=4,1*0,001428*D3,1*e-0,001428*D^4,1 0,95 7,81 H+ 0 02 3,6 0,0037 N=3,6*0,0037*D2,6*e-0,0037*D^3,6 0,46 7,81 H+ 0 03 3,2 0,006782 N=3,2*0,006782*D2,2*e-0,006782*D^3,2 0,38 7,81 H+ 0 04 3,7 0,002826 N=3,7*0,002826*D2,7*e-0,002826*D^3,7 1,42 7,81 H+ 0 05 4,5 0,000593 N=4,5*0,000593*D3,5*e-0,000593*D^4,5 0,37 5,99 H+ 0 06 2,8 0,012723 N=2,8*0,012723*D1,8*e-0,012723*D^2,8 3,18 9,49 H+ 0
Từ biểu 4.3 cho thấy: Kết quả nắn phân bố N/D1.3 ở các OTC đều có χ²n
< χ²05, điều đó đã chứng tỏ sự phù hợp của phân bố Weibull trong việc mô phỏng phân bố N/D1.3 thực nghiệm cho các lâm phần Thông đuôi ngựa tại khu vực nghiên cứu. Kết quả trên cũng cho thấy phân bố N/D1.3 của lâm phần Thông đuôi ngựa tại khu vực nghiên cứu có 5 OTC có dạng đường cong một đỉnh lệch phải (α>3) chiếm 83,33%. OTC 6 có dạng đường cong một đỉnh lệch trái chiềm 16,67%. Các OTC đều có χ²n nhỏ, cao nhất ở OTC 6 là 3,18, nhỏ nhất ở OTC 3 là 0,38. Kết quả mô hình hóa phân bố N/D1.3 được thể hiện ở hình sau:
Hình 1.1: Biểu đồ phân bố N/D1.3
4.1.2.2. Quy luật phân bố số cây theo chiều cao vút ngọn (N/Hvn)
Phân bố N/Hvn là phân bố phản ánh một mặt của đặc trưng sinh thái và hình thái quần thể thực vật rừng, đồng thời phản ánh hiện trạng và trình độ kinh doanh. Dựa vào phân bố N/Hvn mà các nhà nghiên cứu có thể tính được mật độ hiện tại, dự đoán được trữ lượng rừng ở các cấp chiều cao khác nhau. Đặc biệt, là dựa vào phân bố này để biết được tình hình sinh trưởng của rừng về chiều cao. Vì vậy, phân bố N/Hvn cần được nghiên cứu để nắm chắc quy luật cấu trúc rừng, từ đó đề xuất các biện pháp tác động phù hợp phát triển rừng ổn định theo mục đích kinh doanh, lợi dụng rừng.
Để mô phỏng phân bố N/Hvn thực nghiệm tại khu vực nghiên cứu đề tài đã sử dụng phân bố Weibull nắn phân bố thực nghiệm. Kết quả được ghi tại biểu 4.4:
Biểu 4.4: Kết quả mô hình hóa quy luật phân bố N/Hvn
Từ biểu 4.4 cho thấy: Ở tất cả các OTC đều có χ²n < χ²05, chứng tỏ sự
OTC α λ Phương trình lý thuyết χ²n χ²05
Kết luận 01 4,6 0,0044 N=4,6*0,0044*H3,6*e-0,0044*H^4,6 6,25 9,49 H+ 0 02 3,6 0,0326 N=3,6*0,0326*H2,6*e-0,0326*H^3,6 6,93 7,81 H+ 0 03 4,1 0,005663 N=4,1*0,005663*H3,1*e-0,005663*H^4,1 5,31 9,49 H+ 0 04 4 0,019034 N=4*0,019034*H3*e-0,019034*H^4 3,68 7,81 H+ 0 05 4,7 0,005993 N=4,7*0,005993*H3,7*e-0,005993*H^4,7 0,89 9,49 H+ 0 06 4,6 0,006586 N=4,6*0,006586*H3,6*e-0,006586*H^4,6 3,07 7,81 H+ 0
nghiệm cho các lâm phần rừng tại khu vực nghiên cứu. Hệ số α ở các OTC đều lớn hơn 3, phân bố N/Hvn lâm phần Thông tại đây đều có dạng đường cong một đỉnh lệch phải.
So sánh hệ số α của phương trình mô phỏng N/Hvn với hệ số α của phương trình mô phỏng N/D1.3, ta thấy hệ số α ở phương trình mô phỏng N/D1.3 nhỏ hơn hệ số α ở phương trình mô phỏng N/Hvn. Điều này có thể giải thích là trong quá trình sinh trưởng của cây rừng chiều cao luôn sinh trưởng sớm hơn và nhanh hơn so với đường kính ngang ngực. Khi chiều cao phát triển đến một giá trị nhất định thì có chiều hướng sinh trưởng chậm lại hoặc không tăng nữa nhưng đường kính vẫn còn đang sinh trưởng. Kết quả mô hình hóa phân bố N/Hvn được thể hiện ở hình sau:
Hình 1.2: Biểu đồ phân bố N/Hvn