Sinh trưởng đường kính tán (Dt)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng và cấu trúc rừng Thông đuôi ngựa (Pinus massoniana Lamb) trồng thuần loài 11 tuổi tại Chí Linh, Hải Dương (Trang 38 - 40)

tình hình sinh trưởng cây rừng hoặc đề xuất các biện pháp tác động vào rừng... Đường kính tán lá là chỉ tiêu dùng để đánh giá mức độ sinh trưởng và phát triển của cây rừng. Đường kính tán phản ánh khả năng lợi dụng dinh dưỡng của cây, là nhân tố quyết định hiệu quả giữ nước của rừng. Qua các chỉ tiêu sinh trưởng của đường kính tán, ta biết được mức độ che phủ mặt đất và khả năng trả lại chất hữu cơ cho đất của cây rừng. Thông qua đường kính tán ta có thể xác định cường độ chặt nuôi dưỡng trong kinh doanh rừng để điều tiết mật độ thích hợp đối với trạng thái rừng hiện tại và dự đoán được khả năng cải thiện điều kiện sinh thái môi trường. Kết quả tính toán các chỉ tiêu sinh trưởng về đường kính tán được tổng hợp tại biểu 4.9:

Biểu 4.9: Biểu tổng hợp các chỉ tiêu sinh trưởng về Dt OTC (Cây)N Dt (m) S S% Sx Ex P% 1 61 4,049 0,547 0,739 18,258 0,375 -0,892 2,338 2 58 4,086 0,479 0,692 16,945 0,467 -0,617 2,225 3 61 3,993 0,547 0,739 18,514 0,753 0,373 2,370 4 63 4,102 0,562 0,750 18,284 -0,084 -0,185 2,304 5 62 3,887 0,630 0,794 20,414 0,054 -0,702 2,593 6 62 3,990 0,484 0,696 17,432 0,363 -0,356 2,214

Từ biểu kết quả trên ta thấy: Đường kính tán trung bình chênh lệch nhau tương đối nhỏ có giá trị nằm trong khoảng 3,887 ÷ 4,102 m, chứng tỏ đường kính tán tại khu vực phát triển khá tốt. Sai tiêu chuẩn S ở các OTC đều lớn hơn 0, nhưng hệ số biến động S% khá cao, cao nhất ở OTC 5 là 20,414%, thấp nhất ở OTC 2 là 16,945%. Đường kính tán ở đây sinh trưởng tương đối mạnh.

Độ lệch Sx tại OTC 1, 2, 3, 5, 6 lớn hơn 0 tức là đỉnh đường cong lệch trái so với vị trí số trung bình. Tại OTC 4 có Sx nhỏ hơn 0 tức là đỉnh đường cong lệch phải so với vị trí số trung bình. Độ nhọn Ex tại OTC 3 có giá trị lớn hơn 0, Ex tại OTC 1, 2, 4, 5, 6 có giá trị nhỏ hơn 0 và có giá trị nhỏ nhất tại

OTC 1 là -0,892. Nhưng Ex tại các OTC khá nhỏ nên đỉnh đường cong phân bố sẽ cao. Hệ số chính xác P% ở các OTC tương đối nhỏ và chênh lệch nhau không lớn.

4.2.4. Trữ lượng

Trữ lượng là kết quả quá trình sinh trưởng của lâm phần sau mỗi giai đoạn. Kết quả này phản ánh năng lực sinh trưởng của lâm phần cũng như dự đoán khả năng sinh trưởng trong thời gian tiếp theo. Kết quả tổng hợp được ghi ở biểu 4.10:

Biểu 4.10: Biểu tổng hợp các chỉ tiêu sinh trưởng về trữ lượng

OTC N (Cây) N/ha (Cây/ha) G/ha (m2/ha) M/ha (m3/ha) ∆M/ha (m3/ha/năm) 1 61 1220 13,758 83,18 7,562 2 58 1160 12,676 76,32 6,938 3 61 1220 13,471 81,52 7,411 4 63 1260 14,097 86,04 7,822 5 62 1240 14,665 89,6 8,145 6 62 1240 13,999 84,6 7,691

Từ kết quả biểu 4.10 ta thấy: Mật độ cây tại OTC 4 cao nhất đạt 1260 cây/ha, thấp nhất tại OTC 2 đạt 1160 cây/ha. Trữ lượng rừng nằm trong khoảng 76,32 ÷ 89,6 m3/ha, cao nhất tại OTC 5 đạt 89,6 m3/ha, thấp nhất tại OTC 2 đạt 76,32 m3/ha. Như vậy, cây Thông 11 tuổi có trữ lượng trung bình chênh lệch khá lớn so với trữ lượng rừng tiêu chuẩn là 129,02 m3/ha. Lượng tăng trưởng chung về trữ lượng (∆M/ha) tại OTC 5 là cao nhất đạt 8,145 m3/ha/năm chứng tỏ Thông sinh trưởng tốt nhất tại đây. ∆M/ha tại OTC 2 thấp nhất là 6,938 m3/ha/năm nên tại đây Thông sinh trưởng chậm nhất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng và cấu trúc rừng Thông đuôi ngựa (Pinus massoniana Lamb) trồng thuần loài 11 tuổi tại Chí Linh, Hải Dương (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w