Do vậy, việc nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh trưởng và sinh sản của chủng quần cá nục sồ ở vùng phía tây biển Vịnh Bắc bộ là hết sức cần thiết nhằm cung cấp đặc điểm sinh trưởng
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
CAO QUỐC QUÂN
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN
CỦA CÁ NỤC SỒ Decapterus maruadsi (TEMMICK & SCHLEGEL, 1844)
Ở VÙNG BIỂN PHÍA TÂY VỊNH BẮC BỘ, VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHÁNH HÒA - 2015
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
CAO QUỐC QUÂN
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN
CỦA CÁ NỤC SỒ Decapterus maruadsi (TEMMICK & SCHLEGEL, 1844)
Ở VÙNG BIỂN PHÍA TÂY VỊNH BẮC BỘ, VIỆT NAM
TS Nguyễn Tấn Sỹ Khoa Sau đại học:
KHÁNH HÒA -2015
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào
Trong Luận văn này có sử dụng một phần số liệu của đề tài cấp tỉnh và dự án cấp
Bộ tác giả đã được chủ nhiệm của đề tài và dự án nói trên cho phép sử dụng nguồn số liệu với mục đích nghiên cứu phục vụ luận văn này
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm
ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc
Nha Trang, ngày 20 tháng 02 năm 2015
Tác giả luận văn
Cao Quốc Quân
Trang 4Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Thanh Hóa, Phòng Quản lý nguồn lợi và Môi trường thủy sản đã tạo điều kiện về mặt thời gian để tôi tham gia khóa học và thực hiện luận văn tốt nghiệp
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Viện Nghiên cứu Hải sản, TS Nguyễn Khắc Bát - chủ nhiệm dự án Điều tra liên hợp Việt - Trung đã cho phép tôi sử dụng nguồn số liệu của dự án, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành khóa học Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ Phòng nghiên cứu Nguồn lợi Hải sản, Viện Nghiên cứu Hải sản đã giúp đỡ tôi thu thập bổ sung và phân tích mẫu trong quá trình nghiên cứu
Lời cảm ơn chân thành tôi xin gửi đến các thầy cô, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã dạy dỗ, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian học và hoàn thành luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Nha Trang, ngày 20 tháng 02 năm 2015
Tác giả luận văn
Cao Quốc Quân
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN iii
LỜI CẢM ƠN iv
MỤC LỤC v
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC CÁC BẢNG viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ix
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN x
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Vị trí phân loại và phân bố của các nục sồ 3
1.2 Tình hình nghiên cứu cá nục sồ trên thế giới 4
1.2.1 Nghiên cứu về sinh trưởng 4
1.2.2 Nghiên cứu về sinh sản 7
1.3 Tình hình nghiên cá nục sồ ở Việt Nam 9
1.3.1 Nghiên cứu về sinh trưởng 9
1.3.2 Nghiên cứu về sinh sản 11
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
2.1 Đối tượng và nội dung nghiên cứu 14
2.2 Phương pháp nghiên cứu 15
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 15
2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu 18
Trang 6CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 22
3.1 Đặc điểm sinh trưởng 22
3.1.1 Phân bố tần suất chiều dài 22
3.1.2 Tương quan chiều dài và khối lượng 25
3.1.3 Phân tách thế hệ 26
3.1.4 Phương trình sinh trưởng von Bertalanffy 27
3.1.5 Tốc độ sinh trưởng 30
3.2 Đặc điểm sinh sản 30
3.2.1 Tỷ lệ thành thục 30
3.2.2 Mùa vụ sinh sản 32
3.2.3 Chiều dài thành thục lần đầu 36
3.2.4 Sức sinh sản 37
3.2.5 Cấu trúc giới tính 39
3.3 Hiện trạng hoạt động khai thác cá nục sồ 41
3.3.1 Hiện trạng khai thác 41
3.3.2 Hệ số chết và hệ số khai thác 43
3.3.3 Tuổi và chiều dài đánh bắt thích hợp 44
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 45
4.1 KẾT LUẬN 45
4.2 ĐỀ XUẤT 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO 47 PHỤ LỤC
Trang 7DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Ø’ Hệ số sinh trưởng toàn phần
a, b Hệ số trong phương trình tương quan chiều dài và khối lượng
BL Chiều dài thân
CPUA Mật độ nguồn lợi (sản lượng trên 1 đơn vị diện tích)
CPUE Năng suất khai thác (sản lượng khai thác trên 1 đơn vị cường lực)
E Hệ số khai thác
F Hệ số chết do khai thác
Fj Tần suất ở nhóm chiều dài thứ j
f Sức sinh sản tương đối
Fe Sức sinh sản tuyệt đối
FL Chiều dài đến chẽ vây đuôi
GW Khối lượng tuyến sinh dục
GSI Hệ số thành thục
k Hệ số sinh trưởng
Lm50 Chiều dài thành thục lần đầu
L∞ Chiều dài cực đại
M Hệ số chết tự nhiên
Pj Tỷ lệ thành thục theo ở nhóm chiều dài j
SL Chiều dài tiêu chuẩn
TL Chiều dài toàn thân
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Số lượng mẫu thu thập và phân tích sinh học 15
Bảng 3.1: Chỉ số cấu trúc kích thước của quần thể cá nục sồ thu mẫu ở VBB, năm 2013 23
Bảng 3.2: Tham số trong phương trình tương quan chiều dài và khối lượng của cá nục sồ 25
Bảng 3.3: Cấu trúc nhóm thế hệ của quần thể cá nục sồ ở vùng biển phía Tây VBB 27
Bảng 3.4: Tham số trong phương trình sinh trưởng von Bertalanffy ở vùng biển lân cận 29
Bảng 3.5: Sức sinh sản tuyệt đối và sức sinh sản tương đối của cá nục sồ 38
Bảng 3.6: Tỷ lệ % sản lượng đàn cá con (Lt<Lm50) bị bắt trong sản lượng khai thác 41
Bảng 3.7: Hệ số chết và hệ số khai thác của cá nục sồ ở vùng biển phía Tây VBB 44
Trang 9DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Phân bố địa lý của cá nục sồ trên thế giới 4
Hình 2.1: Cá nục sồ D maruadsi 14
Hình 2.2: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 14
Hình 2.3: Sơ đồ điểm thu mẫu sinh học cá nục sồ ở vùng biển vịnh Bắc bộ 16
Hình 2.4: Cách đo chiều dài và cân khối lượngtrong phân tích sinh học cá nục sồ 17
Hình 2.5: Phân tích mẫu, đếm trứng cá nục sồ tại phòng thí nghiệm Viện Hải Sản 18
Hình 3.1: Phân bố tần suất chiều dài của cá nục sồ thu mẫu ở VBB, năm 2013 22
Hình 3.2: Biến động chiều dài trung bình của cá nục sồ theo tháng thu mẫu 24
Hình 3.3: Biến động chiều dài trung bình và chiều dài lớn nhất bắt gặp của cá nục sồ 24
Hình 3.4: Biểu đồ tương quan chiều dài - khối lượngcủa cá nục sồ, năm 2013 25
Hình 3.5: Biểu đồ tuyến tính so sánh tương quan chiều dài và khối lượng theo giới tính (phải) và theo giai đoạn phát triển (trái) của quần thể cá nục sồ, năm 2013 26
Hình 3.6: Đường cong phương trình sinh trưởng vonBertalanffy của cá nục sồ 28
Hình 3.7: Biến động tốc độ sinh trưởng của cá nục sồ theo năm 30
Hình 3.8: Biểu đồ tỷ lệ giai đoạn phát triển tuyến sinh dục của cá nục sồ 31
Hình 3.9: Tỷ lệ phát triển tuyến sinh dục theo nhóm chiều dài cá nục sồ năm 2013 32
Hình 3.10: Tỷ lệ phát triển tuyến sinh dục theo nhóm chiều dài cá nục sồ vào mùa sinh sản 32
Hình 3.11: Biến động hệ số thành thục trung bình của cá nục sồ theo tháng 33
Hình 3.12: Biến động hệ số thành thục theo nhóm chiều dài của cá nục sồ 34
Hình 3.13: Biến động hệ số thành thục theo nhóm chiều dài của cá nục sồ vào mùa sinh sản (từ tháng 2 đến tháng 4) 35
Hình 3.14: Biến động hệ số thành thục theo giai đoạn tuyến sinh dục của cá nục sồ 35
Hình 3.15: Biểu đồ tỷ lệ thành thục theo nhóm chiều dài và chiều dài thành thục lần đầu (Lm50) của cá nục sồ 36
Hình 3.16: Biến động chiều dài thành thục lần đầu của cá nục sồ, giai đoạn 2006-2013 37
Hình 3.17: Tương quan giữa sức sinh sản tuyệt đối với chiều dài và khối lượng cá nục sồ 39
Hình 3.18: Biến động cấu trúc giới tính theo tháng và chung cả năm của cá nục sồ 40
Hình 3.19: Biến động cấu trúc giới tính theo nhóm chiều dài của cá nục sồ chung cho cả năm và vào mùa sinh sản (tháng 2 đến tháng 4) 41
Hình 3.20: Biến động đàn cá chưa trưởng thành bị bắt trong sản lượng cá nục sồ 42
Hình 3.21: Biến động tỷ lệ sản lượng cá con cá nục sồ bị bắt trong sản lượng khai thác 43
Hình 3.22: Đường cong sản lượng tuyến tính hóa từ tần suất chiều dài của cá nục sồ 43
Trang 10TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Cá nục sồ phân bố rộng ở biển Việt Nam, bắt gặp ở vùng biển ven bờ vịnh Bắc
Bộ tới vịnh Thái Lan ở độ sâu 30-60m Sản lượng khai thác cá nục chủ yếu ở các nghề đánh cá nổi như lưới vây, lưới vó ánh sáng, nghề mành và lưới kéo đáy Tỷ lệ sản lượng cá nục chiếm 14,8% sản lượng đánh bắt bằng lưới kéo và 13,8% sản lượng đánh bắt bằng lưới kéo tầng giữa ở biển Việt Nam Ở vùng biển vịnh Bắc Bộ, cá nục sồ chiếm 1,58-12,54% sản lượng nhóm cá nổi đánh bắt bằng tàu lưới kéo đáy Đây là đối tượng được quan tâm nghiên cứu nhiều cả về đặc điểm sinh học, sinh thái học và nguồn lợi Mặc dù đã được nghiên cứu nhưng do phạm vi nghiên cứu rộng, số liệu sử dụng từ điều tra nguồn lợi với tần suất không bao phủ được chu kỳ thời gian 1 năm và không có dữ liệu hệ số thành thục cho việc xác định mùa vụ sinh sản nên ít nhiều các kết quả đã công bố còn có những tồn tại và hạn chế Do vậy, việc nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh trưởng và sinh sản của chủng quần cá nục sồ ở vùng phía tây biển Vịnh Bắc bộ là hết sức cần thiết nhằm cung cấp đặc điểm sinh trưởng và sinh sản của cá nục sồ làm cơ sở khoa học quan trọng cho việc quản lý hoạt động khai thác, bảo
vệ và sử dụng bền vững nguồn lợi loài cá này
Mẫu cá nục sồ để phân tích các đặc điểm sinh học được tiến hành đồng thời với thu mẫu hoạt động khai thác Phương pháp thu thập và phân tích mẫu sử dụng các tài liệu nghiên cứu, hướng dẫn của FAO
Số lượng cá thể và khối lượng của từng loài trong nhóm thương phẩm được cân, đếm và ghi chép Mẫu sinh học được thu thập ngẫu nhiên tối thiểu là 30 cá thể/mẫu Phân tích sinh học tiến hành trực tiếp ngoài thực địa cho từng cá thể, bao gồm: đo chiều dài cơ thể (chiều dài tổng số - TL, chiều dài đến chẽ vây đuôi - FL, chiều dài kinh tế - SL); cân khối lượng cơ thể và khối lượng tuyến sinh dục; xác định giới tính, giai đoạn phát triển tuyến sinh dục và độ no dạ dày Đo chiều dài sử dụng thước chia đơn vị là mm Cân khối lượng sử dụng cân điện tử có độ chính xác 0,01g Phân tích giới tính và giai đoạn phát triển tuyến sinh dục của cá nục bằng mắt thường theo 6 thang bậc của Nikolsky
Trang 11Kết quả nghiên cứu cho thấy, về đặc điểm sinh trưởng cá nục sồ khai thác ở vùng biển phía Tây VBB có chiều dài đến chẽ vây đuôi giao động trong khoảng 4-26cm Đàn cá con có kích thước nhỏ bắt gặp ở thời điểm tháng 3 và tháng 4 Phương trình tương quan chiều dài và khối lượng là W = 0,018449 * L2,88 (chung cho loài); W = 0,017391 * L2,90 (cá đực); W = 0,020233 * L2,86 (cá cái) và W = 0,025540 * L2,73 (cá con) Dựa vào phương trình tương quan có thể kết luận cá nục sồ là loài sinh trưởng bất đẳng Tương quan chiều dài và khối lượng giữa cá đực, cá cái và cá con là sai khác không có ý nghĩa; nhưng có sự khác biệt giữa cá chưa sinh sản, đang sinh sản
và sau sinh sản
Cấu trúc tuổi trong quần thể cá nục sồ tương đối đơn giản, cá lớn nhất bắt gặp thuộc nhóm 4 tuổi Cá sinh trưởng với tốc độ nhanh ở năm đầu và giảm mạnh ở những năm tiếp theo Phương trình sinh trưởng von Bertalanffy của cá nục sồ có dạng L = 27,8 * (1 - e(-0,78*(t - (-0,005))))
Về đặc điểm sinh sản của cá nục sồ, chúng thành thục và tham gia vào quần đàn sinh sản ở 1 năm tuổi với chiều dài thành thục lần đầu là 14,5cm Ở vùng biển phía Tây VBB, cá nục sồ chỉ đẻ 1 lần trong năm Mùa vụ sinh sản của loài cá này từ tháng
2 đến tháng 4 dương dịch; cá đẻ rộ vào tháng 3 Trong quần đàn, cá đực chiếm ưu thế trội hơn cá cái tỷ lệ đực:cái được xác định là 1,14:1,00 Cấu trúc giới tính biến đổi khác nhau theo tháng và kích thước
Sức sinh sản tuyệt đối và sức sinh sản tương đối trung bình của cá nục sồ tương ứng 43.000 trứng và 717 trứng/g cơ thể Tương quan tuyến tính giữa sức sinh sản tuyệt đối và khối lượng cơ thể theo phương trình Fe = 1.016 * W - 19.192 Sức sinh sản tuyệt đối và chiều dài cơ thể có tương quan hàm mũ theo phương trình Fe = 0,0000395
* FL 4,05489
Kết luận và kiến nghị: kết quả nghiên cứu cho thấy, loài cá nục sồ tại Vịnh Bắc
bộ đang bị khai thác quá mức, do đó cần phải giảm áp lực khai thác lên quần đàn loài
cá này ngoài tự nhiên Đề xuất kích thước đánh bắt cá nhỏ nhất là 16,7cm ứng với 1,17 tuổi và sau khi tham gia sinh sản lần đầu
Trang 12Ở nước ta hiện nay, sự suy giảm nguồn lợi hải sản đã và đang xảy ra ở hầu hết các vùng biển [13,14,16] Tuy nhiên, công tác điều tra, đánh giá nguồn lợi làm căn cứ khoa học cho việc quản lý, bảo vệ và phát triển nguồn lợi chưa được quan tâm đúng mức Nghề khai thác cá biển phát triển tự do, thiếu sự quản lý, điều tiết và định hướng phát triển là những nguyên nhân chính dẫn đến suy thoái nguồn lợi Để quản lý, bảo vệ
và sử dụng hợp lý nguồn lợi thì công tác điều tra, đánh giá và quan trắc biến động nguồn lợi là hết sức cần thiết
Đánh giá nguồn lợi hải sản ở biển Việt Nam nói chung và vịnh Bắc bộ (VBB) nói riêng được tiến hành từ rất sớm nhưng thiếu đồng bộ cả về không gian, thời gian và đối tượng nghiên cứu Những nghiên cứu cơ bản về đặc điểm sinh học, sinh thái học
và động lực học quần thể của các loài hải sản được thực hiện sẽ cung cấp những thông tin cần thiết nhất cho việc đánh giá nguồn lợi và nghề cá
Cá nục sồ thuộc nhóm cá nổi nhỏ là đối tượng khai thác quan trọng, chiếm ưu thế trong sản lượng khai thác của nghề lưới vây, chụp mực, mành, vó và một phần sản lượng của nghề lưới kéo [3,5,10] Thời gian gần đây, do ảnh hưởng của việc gia tăng cường lực khai thác, sản lượng cá nục sồ đang có dấu hiệu suy giảm [5,10,15]
Ở Việt Nam, cá nục sồ được quan tâm nghiên cứu nhiều tuy nhiên các kết quả công bố hầu hết dựa vào dữ liệu đánh lưới điều tra nguồn được thực hiện đơn lẻ, không liên tục và không bao quát được các tháng trong năm Do vậy, các kết quả nghiên cứu ít nhiều còn tồn tại hạn chế, đặc biệt là các kết quả về sinh trưởng quần thể
và đặc điểm sinh sản Đồng thời, trong giai đoạn hiện nay tiếp cận nghiên cứu phụ thuộc nghề cá được khuyến khích phát triển Hướng tiếp cận này sẽ tư vấn trực tiếp cho công tác quản lý trên cơ sở lấy nguồn dữ liệu chính từ hoạt động nghề cá Bên
Trang 13cạnh đó, các kết quả nghiên cứu sinh trưởng và sinh sản của quần thể cá nục sồ ở vịnh Bắc bộ đến nay ít được cập nhật Thông tin về mùa sinh sản và kích thước thành thục lần đầu chưa thống nhất và hạn chế khi áp dụng cho tư vấn quản lý Do vậy, việc cập nhật thông tin đặc điểm sinh trưởng và sinh sản của loài cá này sẽ góp phần quan trọng cho việc luận chứng các cơ sở khoa học cho việc bảo vệ nguồn lợi Trên cơ sở đó, đề
tài “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng và sinh sản của cá nục sồ Decapterus maruadsi (Temmick & Schlegel, 1844) ở vùng biển phía Tây vịnh Bắc bộ, Việt
Nam” là rất cần thiết, góp phần làm cơ sở khoa học cho việc quản lý hoạt động khai
thác, bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn lợi loài cá này
Mục tiêu của đề tài:
- Xác định được một số đặc điểm sinh trưởng và sinh sản của quần thể cá nục sồ
ở vùng biển phía Tây vịnh Bắc bộ, Việt Nam nhằm bổ sung cơ sở khoa học cần thiết cho việc quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững nguồn lợi
- Đề xuất một số giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi của loài cá này ở vùng biển phía Tây vịnh Bắc bộ
Nội dung nghiên cứu của đề tài:
- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh trưởng của chủng quần cá nục sồ ở vùng phía tây biển Vịnh Bắc bộ, bao gồm: phân bố tần suất chiều dài, chiều dài trung bình theo tháng, phân tách thế hệ, xác định các tham số trong phương trình sinh trưởng von Bertalanffy, xác định tốc độ sinh trưởng, cấu trúc thành phần tuổi, tương quan chiều dài và khối lượng
- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh sản của cá nục sồ, bao gồm: Tỷ lệ thành thục,
hệ số thành thục sinh dục (GSI), mùa vụ sinh sản, chiều dài thành thục lần đầu (Lm50), sức sinh sản tuyệt đối và tương đối
Ý nghĩa của luận văn: cung cấp đặc điểm sinh trưởng và sinh sản của cá nục sồ
làm cơ sở khoa học quan trọng cho việc quản lý hoạt động khai thác, bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn lợi loài cá này
Trang 14CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Vị trí phân loại và phân bố của các nục sồ
Cá nục sồ (Decapterus maruadsi) đã được Temminck & Schlegel, 1844 lần đầu
tiên mô tả, đặt tên và xác định vị trí trong hệ thống phân loại như sau:
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Perciformes
Họ: Caranggidae
Giống: Decapterus
Loài: D maruadsi (Temminck & Schlegel, 1844)
Tên đồng dạng: Decapterus maruadsi (Temminck & Schlegel,1844), Decapterus
scombrinus (Non Valenciennes,1846), Caranx scombrinus (Non Valenciennes,1846), Caranx maruadsi (Temminck &Schlegel,1842), Decapterus maruadsi (Matsubara,1955)
Tên tiếng Anh: Round Scad
Tên tiếng Việt: cá nục sồ, cá nục gai
Trong tài liệu của FAO [29], cá nục sồ đã được mô tả các đặc điểm đặc trưng về hình thái phân loại Chiều dài thân gấp 3,06 - 4,22 lần chiều dài đầu; 3,26 - 4,63 lần chiều cao thân, chiều dài đầu gấp 2,35 - 3,64 lần chiều dài mõm; 1,43 - 4,20 lần chiều dài xương hàm trên; 3,00 - 4,50 lần đường kính mắt; 2,08 - 6,20 lần khoảng cách hai mắt.Thân hình thoi, dẹp bên, bắp đuôi nhỏ, dài Đầu dài hơn chiều cao thân Viền sau xương nắp mang có vết lõm, mõm dài, nhọn, mắt lớn, tròn, màng mỡ mắt phát triển, miệng lớn hơi chếch Hàm dưới dài hơn hàm trên Răng nhỏ nhọn, có ở hàm trên, hàm dưới, xương khẩu cái.Khe mang rộng, màng nắp mang không liền với eo mang Thân, phần đầu phía trên hai mắt, xương nắp mang trước và phần trên nắp mang phủ vảy tròn nhỏ Đường bên hoàn toàn, vẩy lăng phủ toàn bộ đoạn thẳng đường bên.Vây lưng dài, thấp có một tia vây độc lập phía sau Vây hậu môn ngắn hơn, có hình dạng tương
tự vây lưng thứ hai Vây ngực dài quá lỗ hậu môn Vây đuôi chia náng sâu.Lưng màu xanh xám, bụng màu trắng bạc Chỗ lõm xương nắp mang có một vệt màu đen Đỉnh vây lưng thứ hai có màu trắng Vây lưng, vây đuôi, vây ngực có màu vàng nhạt
Trang 15Cá nục sồ là loài cá nhỏ sống theo đàn phân bố chủ yếu ở tầng nước trên và giữa, cũng có thể bắt gặp ở tầng gần đáy Trên thế giới, cá nục sồ phân bố ở hầu hết các vùng nước ấm ven bờ Ấn Độ Dương, từ phía bắc biển Đông tới Philippines, Nhật Bản, Trung Quốc (Hình 1.1) Phía Nam, chúng có ở Thái Lan, Indonesia, Malaysia và phía bắc Châu Úc [3,8,9] Ở Việt Nam, cá nục sồ phân bố ở khắp các cùng biển từ vịnh Bắc bộ đến vịnh Thái Lan [8,9,15]
Hình 1.1: Phân bố địa lý của cá nục sồ trên thế giới (http://www.fishbase.org)
1.2 Tình hình nghiên cứu cá nục sồ trên thế giới
Trên thế giới, các nghiên cứu về loài cá nục sồ được thực hiện nhiều, một số kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh học sinh trưởng và sinh sản của loài cá này được tổng hợp như sau:
1.2.1 Nghiên cứu về sinh trưởng
Nghiên cứu mối tương quan giữa kích thước và tuổi của cá nục sồ được tiến hành tại vịnh Suez và Nam biển Đỏ công bố tại Ai Cập năm 1989 Kết qủa cho thấy chiều dài tối đa mà cá nục sồ đạt được là 23cm và tuổi tối đa của cá nục sồ là 9 tuổi [47] Các công trình nghiên cứu xác định tham số sinh trưởng quần thể cá nục sồ trong phương trình sinh trưởng von Bertalanffy cũng đã được nghiên cứu ở nhiều khu vực như Philippines, Indonesia, Thái Lan và một số quốc gia khác
Trang 16Ở Philippines, nghiên cứu được thực hiện ở vùng biển Burias Pass năm 1985 [27] Dựa vào dữ liệu tần suất chiều dài đã thu thập, Corpuz và cộng sự đã tính toán hệ
số k trong phương trình von Bertalanffy là k = 0,82/năm và chiều dài tối đa mà cá đạt được là L∞ = 22,7cm Tham số b trong phương trình tương quan chiều dài và khối lượng được xác định có giá trị bằng 3,00 trong điều kiện nhiệt độ trung bình 22oC Ở vịnh Ragay, nghiên cứu khác cho loài cá này được thực hiện và kết quả công bố k = 0,52/năm và chiều dài L∞ = 23,5cm Ở vùng biển Samar với điều kiện nhiệt độ trung bình của khu vực này là 23,0oC, tham số sinh trưởng được xác định k = 0,81/năm và chiều dài tối đa đạt L∞ = 23,6cm
Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh trưởng của quần thể cá nục sồ ở vùng biển Philippines tiếp tục được quan tâm bổ sung Các nghiên cứu tiếp theo được thực hiện
và kết quả đã được công bố: chiều dài cực đại L∞ = 25,1cm, tham số sinh trưởng k = 1,20/năm ở vùng biển Visayas (T = 28,7oC); chiều dài cực đại L∞ = 27,3cm, tham số sinh trưởng k = 1,10/năm ở vịnh Tayabas (T = 28,0); chiều dài cực đại L∞ = 31,2cm, tham số sinh trưởng k = 1,30/năm ở biển Camotes (T = 28,0); chiều dài cực đại L∞ = 25,0cm, tham số k = 1,20/năm ở biển nam Sulu [36]
Ở Trung Quốc, Chen Gou-bao và Qiu Yong-Song [32] tiến hành nghiên cứu trên
cơ sở tần suất chiều dài cá nục sồ thu thập bằng lưới kéo đáy ở phía Bắc thềm lục địa biển Nam Trung Hoa từ tháng 12/1997 đến tháng 6/1999 Các tính toán về tăng trưởng
và tỉ lệ tử vong được tiến hanh dựa trên phần mềm Fisat II Nghiên cứu này đưa ra kết quả chiều dài tối đa L∞ của cá nục sồ là 33,1cm
Tại Nhật Bản, nghiên cứu xác định đặc điểm trưởng và đặc điểm sinh sản của cá nục sồ trong khu vực biển Đông Trung Hoa được thực hiện năm 2006 thông qua việc phân tích tuổi dựa trên nhĩ thạch của cá [38] Các tham số của phương trình sinh trưởng von Bertalanffy được ước tính Chiều dài tối đa nghiên cứu này công bố là L∞ = 34,2cm, hệ số k = 0,55/năm và giá trị to= 0,58 năm
Ở Indonesia, các nghiên cứu xác định đặc điểm sinh trưởng của cá nục sồ được tiến hành tại biển Java và một số kết quả đã được công bố Năm 1986, các nhà khoa học đã tính toán và so sánh chiều dài tối đa của cá nục sồ tại bốn khu vực khác nhau của biển Java (T = 28oC), kết quả cụ thể như sau: L∞ = 25,9cm, hệ số k = 0,98/năm; L∞
= 26,5cm, hệ số k = 0,95/năm; L∞ = 26,7cm, hệ số k = 1,28/năm; L∞ = 27,0cm, hệ số k
Trang 17= 0,95/năm [28] Các tác giả đã nhận định rằng, ở cùng một vùng biển kích thước tối
đa dao động không nhiều trong khi hệ số k có biến động lớn hơn Số lượng cá thể đã thu thập và phân tích sử dụng trong nghiên cứu này cho từng khu vực cao nhất lên tới 7.910 cá thể
Ở eo biển Malacca của Thái Lan, nghiên cứu của Boonraksa được thực hiện năm
1987 đã công bố một số kết quả về đặc điểm sinh trưởng, bao gồm: chiều dài tối đa mà
cá đạt được là L∞ = 27,2cm và hệ số k = 1,01/năm trong điều kiện nhiệt độ trung bình 21,5oC [18]
Tại Philippines, các nghiên cứu về quần thể cá nục sồ thực hiện trong giai đoạn năm 1987 - 1988 đã xác định kích thước cá bắt gặp dao động khoảng 8,5 - 29,5cm ở biển Camotes, khoảng 8,5 - 23,5cm (trung bình 15,71cm) ở biển nam Sulu, khoảng 13,5 - 26,5cm (trung bình 17,15cm) tại vịnh Tayabas [36]
Trong những năm tiếp theo (1981-1982), nhiều nghiên cứu được thực hiện tại biển Java thuộc Indonesia đã xác định chiều dài bắt gặp của quần thể cá nục sồ ở vùng biển này dao động từ 8,5cm đến 25,5cm [28]
Về các hệ số trong phương trình tương quan chiều dài khối lượng, các nghiên cứu cũng thường được tiến hành song song với các nghiên cứu về tần suất chiều dài Cụ thể, trong công trình công bố năm 1997 nghiên cứu tại biển Camotes thuộc Philippines [36], các tham số a, b trong phương tình tương quan chiều dài khối lượng đã được xác định lần lượt là a = 0,0119 và b = 3,00 Cũng trong nghiên cứu đó tại Philippines nhưng tiến hành cho khu vực khác như biển Nam Sulu thì hệ số a, b cũng được xác định cho kết quả tương đồng Năm 1993, Federizon đã công bố một số kết quả hệ số a,b tương tự trong nghiên cứu tại khu vực biển Visayas thuộc Philippines, các hệ số tương ứng có giá trị là 0,019 và 3,00 [31]
Tại Thái Lan, các nghiên cứu công bố năm 2003[49] tiến hành tại vùng biển Andaman dựa trên việc phân tích mối quan hệ chiều dài, mùa vụ sinh sản, kích thước trưởng thành Lm50, tỉ lệ giới tính Phương thức thu mẫuđược sử dụng là dùng lưới vây, quá trình thu mẫu tiến hành từ tháng 8/1996 đến tháng 12/2002 Các hệ số trong phương trình tương quan chiều dài và khối lượng được công bố như sau: a = 0,0294, b = 2,6346 (chung cho loài); a = 0,0294, b = 2,6064 (cá đực) và a = 0,0264, b = 2,6716 (cá cái) Ở
Trang 18Trung Quốc [32], các tham số trong phương trình tương quan chiều dài khối lượng a = 0,0141 và b = 2,9931 được công bố năm 2003 Nghiên cứu đã chỉ ra khối lượng tối đa của cá nục sồ đạt được là 498,69 g
1.2.2 Nghiên cứu về sinh sản
Năm 1983, Yuan nghiên cứu quan hệ giữa lượng bổ sung quần đàn và sự thành thục sinh sản của quần đàn cá nục sồ vào mùa hè ở vùng biển Nam Trung quốc Ông đã đưa ra tương quan R = 7,044 x Pe-0,758 [53]
Li Young - Chan Chen Pi tìm hiểu bãi đẻ trứng của cá nục sồ ở thềm lục địa biển Bắc Trung Quốc Kết quả cho thấy mùa vụ sinh sản tập trung chủ yếu vào mùa xuân, chu kì sinh sản thu ngắn lại và thời gian đẻ trứng dài hơn [53]
Năm 1999, Weizhong Chen nghiên cứu vùng biển Nam Trung quốc cho thấy quần đàn cá nục phân bố từ cửa sông Yangtze tới eo biển Đài Loan Hầu hết, tháng 5
và tháng 6, cá nục sồ tập trung ở cửa sông Yangtze để đẻ [26]
Đặc điểm sinh học sinh sản cá nục sồ và cá nục thuôn ở biển Andaman của Thái Lan được nghiên cứu từ tháng 8/1998 đến tháng 12/2002 Sakul Supongpan và ctv chỉ
ra rằng, cá nục sồ đẻ quanh năm nhưng đẻ rộ nhất vào tháng 2 đến tháng 4, với chiều dài Lm50 là 15,9 cm (đối với cá đực) và 15,7 cm (đối với cá cái) Tỷ lệ giới tính là 1:1 Kết quả nghiên cứu kết luận cá nục sồ trong khu vực này sinh sản quanh năm, đỉnh cao là vào tháng 2 - 12 Bãi đẻ của chúng ở Koh Similan, Koh Rajanoi, Koh Kai, Koh Ha [49]
Ở Trung Quốc, nghiên cứu đặc điểm sinh sản của cá nục sồ được thực hiện ở thềm lục địa biển Bắc, Trung Quốc [32] Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng mùa vụ sinh sản tập trung chủ yếu vào mùa hè, chu kì sinh sản thu ngắn lại và thời gian đẻ trứng dài hơn
Năm 2003, Chen đã thực hiện nghiên cứu vùng biển Nam Trung quốc cho thấy quần đàn cá nục phân bố từ cửa sông Yangtze tới eo biển Đài Loan Hầu hết, tháng 5
và tháng 6, cá nục sồ tập trung ở cửa sông Yangtze để đẻ [25]
Trung tâm phát triển nghề cá Đông Nam Á (SEAFDEC) triển khai dự án nghiên cứu đặc điểm sinh học của các loài các nổi điển hình trong đó có cá nục sồ Kết quả nghiên cứu đã xác định được hệ số thành thục sinh dục (GSI) và chiều dài cá tham gia
Trang 19sinh sản lần đầu của đối tượng này [36] Ở Brunei, Matzaini và ctv đã chỉ ra rằng đỉnh sinh sản của quần thể vào tháng 4 (GSI = 1,5), tháng 7 (GSI = 2,3) và tháng 11 (GSI = 2,5) Chiều dài của cá tham gia vào sinh sản lần đầu Lm50 = 192 mm Ở Malaysia, Samsudin Basir (2007) đã công bố hệ số thành thục của quần thể cá nục ở khu vực Kuatan đạt 4,2 (tháng 3), 3,9 (tháng 4) ở cá cái và 2,5 (tháng 3), 1,5 (tháng 5) ở cá đực Ở khu vực Tok Bali, hệ số thành thục của quần thể cá nục đạt 3,0 (tháng 4), 3,9 (tháng 6) ở cá cái
và 1,1 (tháng 4) ở cá đực Ở Philippines, Rafael và ctv đã nhận định, cá nục sồ đẻ rải rác quanh năm Vùng biển Rosario chu kì sinh sản bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 3 và
đẻ tiếp từ tháng 7 đến tháng 9 Còn đối với biển Navosta, cá nục bắt đầu đẻ từ tháng
1 - 2, tháng 4 - 5, tháng 7, tháng 9, tháng 11 Hệ số thành thục lớn nhất của cá cái đạt 8,2 (tháng 11/2004) và hệ số thành thục lớn nhất của cá đực đạt 2,9 (tháng 2/2004)
Ở Thái Lan, Pakjuta vàctv tìm hiểu đặc điểm sinh sản cá nục sồ ở vịnh Thái Lan thấy rằng chiều dài thành thục lần đầu Lm50 =16,6 cm đối với cá đực và Lm50 = 14,9 cm đối với cá cái
Ở Nhật Bản, nghiên cứu công bố năm 2006 [38] tiến hành xác định tuổi, sinh trưởng và đặc điểm sinh sản của cá nục sồ trên cơ sở phân tích 5.766 mẫu thu thập ở vùng biển phía Tây Kyushu, phía đông biển Trung quốc từ năm 1998 - 2004 Nghiên cứu kết luận mùa vụ sinh sản của cá nục sồ tại khu vực này diễn ra chính vào tháng 6,
hệ số thành thục của cá đực và cá cái khoảng 5,8 - 6,5 Hệ số thành thục của tuyến sinh dục giai đoạn 2 có giá trị khoảng 2 - 5 và 3 - 6, hệ số thành thục của tuyến sinh dục giai đoạn III từ 4 đến 11 ở chiều dài đến chẽ vây đuôi lớn hơn 24,0cm và ở khoảng 2 tuổi Hệ số thành thục trung bình của cá cái nhỏ hơn 2 ở khoảng thời gian từ tháng 9 năm trước đến tháng 4 năm sau và hệ số thành thục lớn hơn 4 trong khoảng từ tháng 5 đến tháng 8
Thấy rằng, các nghiên cứu về đối tượng này trên thế giới được quan tâm khá sớm Nội dung nghiên cứu khá phong phú bao gồm: kích thước cá khai thác, tương quan chiều dài và khối lượng, tuổi của cá, các tham số trong phương trình sinh trưởng chiều dài, hệ số thành thục sinh dục, mùa vụ sinh sản, khu vực sinh sản, kích thước cá thành thục và tham gia sinh sản lần đầu, cấu trúc giới tính Tuy nhiên, xét ở thời điểm hiện tại, các nghiên cứu còn một số tồn tại nhất định như sau: (1) các kết quả nghiên cứu được cập nhật và không phản ánh được hiện trạng của sự gia tăng áp lực
Trang 20khai thác; (2) các nghiên cứu chưa quan tâm phân tích về biến động hệ số thành thục, biến động cấu trúc giới tính theo kích thước cá; (3) Biến động sức sinh sản theo nhóm chiều dàivà tương quan giữa sức sinh sản với kích thước cá là chưa được đánh giá
1.3 Tình hình nghiên cá nục sồ ở Việt Nam
Ở nước ta, các nghiên cứu về đặc điểm sinh sinh trưởng và sinh sản của cá nục sồ
đã được quan tâm nhưng không nhiều và một số kết quả chính được tổng hợp theo chuỗi thời gian như sau:
1.3.1 Nghiên cứu về sinh trưởng
Năm 1980, Nguyễn Phí Đính [7] đã công bố kết quả nghiên cứu đầu tiên về đặc điểm sinh trưởng của cá nục sồ ở biển Đông Việt Nam theo ba khu vực: trong vịnh, cửa vịnh, và biển Thuận Hải Số liệu được thu thập trong 2 giai đoạn, giai đoạn một từ
1973 đến 1975, thu mẫu tại Cát Bà (Hải Phòng), Tĩnh Gia, Lạch Hới (Thanh Hóa), cửa Hội (Nghệ Tĩnh cũ), Cửa Gianh và Nhật Lệ (Bình Trị Thiên cũ); đợt hai từ tháng 6/1976 tới tháng 2/1977, thu mẫu tại Phan Thiết, Hàm Tân và Vũng Tàu Những kết quả nghiên cứu về chiều dài trung bình của quần thể cá nục được công bố Cá nục sồ
có chiều dài trung bình ở các nhóm tuổi của giới đực và cái khác nhau không đáng kể, riêng nhóm sống ở vùng cửa vịnh thì kích thước cá cái thường lớn hơn cá đực Cá nục
sồ một năm tuổi có chiều dài trung bình dao động từ 70 mm đến 159 mm, chủ yếu từ
90 đến 129 mm (chiếm 85%), chiều dài trung bình của cá hai năm tuổi dao động từ
100 đến 199 mm, chủ yếu từ 120 đến 169 mm (93%), chiều dài trung bình của cá ba năm tuổi từ 140 đến 209 mm, chủ yếu từ 150 đến 189 mm (chiếm 92 %) Chiều dài trung bình cá bốn tuổi từ 160 đến 219 mm, chủ yếu là 180 đến 199 mm Riêng cá 5 tuổi bắt gặp ít và có chiều dài 180 đến 219 mm, chủ yếu là từ 200 đến 209 mm
Năm 1985, Lê Tự Cường [6] nghiên cứu cá nục sồ ở bốn khu vực gồm vịnh Bắc
bộ, ven biển Thuận Hải, khu vực Vũng Tàu và khu vực đảo Cù Lao Chàm Đối với khu vực vịnh Bắc bộ tác giả kết luận cá nục sồ có chiều dài phân bố từ 110 - 260 mm, chiều dài trung bình khoảng 171 mm
Năm 1998, Bùi Đình Chung và cộng sự [4] đã công bố kết quả nghiên cứu về sinh trưởng của cá nục sồ trong đó đã chỉ rõ kích thước cá nục sồ theo nhóm tuổi: tuổi
1 có kích thước dao động 70-159mm, trung bình 100-110mm; tuổi 2 cá có kích thước
Trang 21100-199mm, trung bình 137-148mm; tuổi 3 cá có kích thước 140-209mm, trung bình 164-176mm; tuổi 4 cá có kích thước 160-219mm, trung bình 184-202mm
Giai đoạn 2006-2010, dự án điều tra liên hợp Việt- Trung [11,12] đã xác định biến động về chiều dài (FL) trung bình của cá nục sồ ở vịnh Bắc Bộ theo từng năm: năm 2006: 14,6 cm; 2007: 15,9 cm; 2008: 14,4 cm; 2009: 15,5 cm và năm 2010 là 15,9 cm Như vậy chiều dài trung bình của cá nục sồ nghiên cứu có sự biến động không rõ ràng Trong giai 2008 - 2010, chiều dài trung bình của loài cá này có khoảng dao động khá lớn gồm các cá thể có chiều dài từ 13,8 - 19,7cm
Tương quan chiều dài và khối lượng của cá nục sồ được Nguyễn Phí Đính [8] quan tâm nghiên cứu ở cả ba vùng biển Giá trị b của cả 3 vùng dao động từ 2,5339 đến 2,6507 Xét riêng theo giới tính, giá trị b dao động từ 2,2857 đến 2,5882 ở cá đực
và từ 2,000 đến 2,7239 ở cá cái Phương trình tương quan chung của cá nục sồ ở 3 khu vực cụ thể như sau: trong vịnh: W = 1,340.10-4 * L2,5330, cửa vịnh: W = 6,839.10-5 *
L2,6507, ở biển Thuận Hải: W = 6,839.10-5 * L2,6507
Bùi Đình Chung và cộng sự [4] khi nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh trưởng của quần thể cá nục sồ ở các vùng biển Việt Nam đã công bố kết quả xác định hệ số a và b trong phương trình tương quan chiều dài và khối lượng như sau: a = 1,3.10-5, b = 2,53 ở phía bắc vịnh Bắc bộ; a = 6,839.10-5, b= 2,65 ở Đông nam vịnh Bắc bộ và a = 1,0050.10-5, b = 2,60 ở vùng biển nam Trung bộ
Báo cáo dự án Việt Trung giai đoạn II [15] đã tổng kết các tham số phương trình tương quan chiều dài khối lượng cho cả hai giai đoạn của dự án cho loài cá nục sồ, cụ thể như sau: a = 1,2.10-5, b = 3,01 ở giải đoạn I (2006-2007) và a = 0,6.10-5, b = 3,00 ở giai đoạn II (2008-2010) Các tham số sinh trưởng có sự khác nhau giữa hai giai đoạn, tuy nhiên sự sai khác không đáng kể Báo cáo khẳng định kết quả nghiên cứu giai đoạn
II đáng tin cậy hơn do lượng số liệu phân tích trong phòng thí nghiệm là tương đối lớn
và nhiều hơn giai đoạn I Với hệ số b ~ 3, báo cáo kết luận cá nục sồ có dạng đồng sinh trưởng về chiều dài và khối lượng, nghĩa là kích thước cá thay đổi theo tuổi nhưng tỷ lệ số đo các chiều dài không đổi và khối lượng cá thể tỉ lệ với chiều dài mũ 3 Nguyễn Viết Nghĩa [9] đưa ra kết quả nghiên cứu ở khu vực vùng biển đảo Bạch Long Vĩ (giữa vịnh Bắc bộ) cho kết quả hệ số a, b của phương trình tương quan chiều
Trang 22dài khối lượng là: a = 2,1634.10-5,b = 2,8593 (chung cho loài); a = 2,0133.10-5, b = 2,8690 (giới đực) và a = 4,7128.10-5, b = 2,7080 (giới cái) Tác giả đã khẳng định rõ, kết quả xác định hệ số b trong phương trình tương quan chiều dài và khối lượng của cá nục sồ ở vùng biển xung quanh đảo Bạch Long Vĩ là khác với các vùng biển khác Trong các nghiên cứu khác, hệ số b của cá nục sồ ở vùng biển Bình Trị Thiên, Bình Thuận hay khu vực Đông Nam Bộ đều có giá trị lớn hơn 3,0
Bùi Đình Chung và cộng sự (2011) đã tính toán các tham số sinh trưởng Von Bertalanffy của cá nục sồ ở biển Việt Nam và đưa ra các tham số cho 3 vùng biển với các tham số L∞(cm), k,to lần lượt là: L∞ = 24,3cm, k = 0,32/năm, to= -0,89 năm (ở trong vịnh Bắc bộ); L∞ = 28,6cm, k = 0,21/năm, to = -1,17 năm (ở cửa vịnh Bắc bộ);
L∞ = 25,8cm, k = 0,26/năm, to = -0,88 năm (ở vùng biển Thuận Hải) [4]
Báo cáo tổng kết dự án điều tra liên hợp Việt - Trung đánh giá nguồn lợi hải sản
ở vùng đánh cá chung giai đoạn II đã đưa ra tham số L∞ và k cho cá nục sồ như sau:
L∞= 28,4 cm, k = 0,63/năm; L∞ = 26,3cm, k = 0,98/năm Chiều dài cực đại lý thuyết
L∞ của cá nục sồ trong thời gian 2006 - 2010 có chiều hướng giảm Kết quả ước tính chiều dài cực đại này phụ thuộc vào chiều dài lớn nhất bắt gặp của loài Kết quả này phản ánh quần đàn cá nục sồ đang chịu áp lực khai thác cao, cá thể có kích thước lớn
đã bị khai thác quá mức Hệ số k của cá nục sồ lớn thể hiện tốc độ sinh trưởng nhanh (k = 0,98/năm giai đoạn 2008-2010) Giá trị L∞ và k có quan hệ khá chặt theo xu hướng ngược chiều nhau Khi L∞ thấp nghĩa là áp lực khai thác lên quần đàn lớn thì hệ
số sinh trưởng k lại tăng lên để bù đắp sinh khối cho quần thể [15]
1.3.2 Nghiên cứu về sinh sản
Nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam về mùa sinh sản của cá nục sồ được công bố năm
1985 trong công tình của Lê Tự Cường [6] Tác giả đã kết luận rằng, cá nục sồ đẻ kéo dài
từ tháng 3 đến tháng 9, đẻ rộ vào tháng 5, tháng 6 và tháng 7 Trứng cá có kích thước từ 0,67mm đến 0,71mm vànở không quá 18 tiếng sau khi thụ tinh Tác giả nhận định rằng, khả năng cá nục sồ sinh sản hai lần trong năm, mùa sinh sản chính là từ tháng 4 đến tháng
9, rộ nhất vào tháng 6, 7; mùa sinh sản phụ vào tháng 10 - 3, rộ vào khoảng tháng 1 - 2 Năm 2011, Phạm Huy Sơn và ctv [14] đã nhận định, mùa vụ sinh sản của cá nục
sồ vào khoảng tháng 1 đến tháng 4, cá sẽ di cư vào sinh sản ở các vùng nước ven bờ
Trang 23Điều này lý giải việc trong 4 chuyến điều tra vào các tháng 1, tháng 4, tháng 7 và tháng 10; mật độ cá nục sồ bắt gặp bằng tàu điều tra ở vùng đánh cá chung cao nhất vào tháng 7 do cá di cư trở lại từ nơi sinh sản và được bổ sung thêm cá con vừa sinh sản Mật độ bắt gặp này giảm dần vào tháng 10 và thấp nhất vào tháng 1
Theo Bùi Đình Chung và cộng sự [4], mùa vụ sinh sản của cá nục sồ vào khoảng tháng 1 đến tháng 8, 9 Cá nục sồ sinh sản 2 - 3 đợt/năm Kết luận này mang tính bao quát chung cho cả quần thể loài cá nục sồ ở biển Việt Nam
Năm 1985, Lê Tự Cường [6] đã chỉ ra rằng, cá nục sồ ở vịnh Bắc bộ với chiều dài thân 120 mm bắt đầu tham gia sinh sản, chiều dài trung bình của đàn cá nục sồ sinh sản là từ 160 - 200 mm Còn tại vùng biển miền Nam chiều dài bắt đầu tham gia sinh sản của cá nục sồ là 130 mm
Trong nghiên cứu năm 1998 [4], Bùi Đình Chung và ctv đã kết luận chiều dài nhỏ nhất của cá thể tham gia sinh sản lần đầu là 145 mm, đàn cá sinh sản có chiều dài chủ yếu từ 160 - 199 mm (2-3 tuổi)
Trong những năm gần đây, chiều dài thành thục lần đầu của cá nục sồ ở vịnh Bắc
bộ được xác định là 20,78 cm ở giai đoạn 2006-2007 và 17,0 cm ở giai đoạn 2008 -
2010 [12,15] Kết quả đã chỉ ra rằng, chiều dài thành thục có xu hướng giảm trong thời gian gần đây là chỉ số quan trọng phản ánh áp lực khai thác lên cá nục sồ ngày càng tăng, đồng thời cũng phần nào phản ánh sự suy giảm nguồn lợi cá nục sồ ở vùng đánh
cá chung vịnh Bắc bộ
Nhìn chung, đặc điểm sinh học sinh trưởng và sinh sản của cá nục sồ đã được quan tâm nghiên cứu do đây được xem là đối tượng cá nổi nhỏ kinh tế quan trọng ở vùng biển Việt Nam Các nghiên cứu đã xác định được kích thước khai thác, chiều dài trung bình, tham số sinh trưởng quần thể, mùa vụ sinh sản, chiều dài cá tham gia sinh sản lần đầu và một số đặc điểm phát triển phôi sau thụ tinh Tuy nhiên, các kết quả còn một số hạn chế cần chỉ rõ như sau: (1) Số liệu thu thập, phân tích sử dụng từ các chuyến điều tra trên biển, thông thường các chuyến điều tra trong thời gian 1 hoặc 2 tháng nên chưa bao quát đủ 12 tháng trong năm và không thực sự đại diện cho cả quần thể; (2) Các nghiên cứu chưa có tiếp cận từ nghề cá, nghĩa là không nghiên cứu thông qua việc thu thập và phân tích mẫu sinh học tại cảng cá; (3) Nhận định về mùa vụ sinh
Trang 24sản chưa thực rõ ràng như trong kết quả nghiên cứu của Lê Tự Cường Nếu nhận định như vậy sẽ tương ứng với nhận định cá nục sồ sinh sản quanh năm Thực tế, các tiểu vùng biển khác nhau có khí hậu khác nhau và ảnh hưởng trực tiếp đến đặc điểm sinh học, sinh thái học của các loài sống ở đó; (4) Kết quả nghiên cứu công bố cho loài cá này ở vịnh Bắc bộ đã cũ và nên được cập nhật Như vậy, cần có nghiên cứu tổng hợp và tách riêng đặc điểm sinh học sinh sản của cá nục sồ ở vùng biển phía Tây vịnh Bắc bộ Dựa trên cơ sở phân tích tổng hợp các kết quả nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về đặc điểm sinh học sinh trưởng và sinh sản của loài cá nục sồ đã khẳng định việc nghiên cứu cập nhật bổ sung các thông tin mới cho loài cá này là cần thiết Đồng thời, với tiếp cận từ việc thu mẫu từ nghề cá (tại cảng cá) theo chuỗi thời gian sẽ đánh giá được chính xác và cụ thể hơn về đặc điểm sinh học của loài cá này Nghiên cứu tập trung cho vùng biển vịnh Bắc bộ với trạm thu mẫu dày, bao quát cả khu vực phía bắc
và phía nam vịnh sẽ có những đánh giá tổng hợp, tư vấn đáng tin cậy Bên cạnh đó, những hạn chế mà các nghiên cứu trước chưa đề cập sẽ được bổ sung, phân tích sâu và rộng hơn Ngoài ra, các kết quả nghiên cứu sẽ được sử dụng cho việc đánh giá tổng hợp hiện trạng hoạt động khai thác tác động đến nguồn lợi loài cá này; từ đó một số giải pháp tư vấn được đề xuất nhằm giảm thiểu tác động và góp phần bảo vệ nguồn lợi
Trang 25CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng và nội dung nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là loài cá nục sồ D maruadsi (Hình 2.1)
Hình 2.1: Cá nục sồ D maruadsi
Hình 2.2: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng và sinh sản cá nục sồ
D maruadsi ở vùng biển phía Tây vịnh Bắc Bộ, Việt Nam
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản
Chiều dài thành thục lần đầu
Phương trình sinh trưởng
VB
Sức sinh sản
Cấu trúc giới
Hệ
số thành thục sinh dục
Mùa
vụ sinh sản
Tỉ lệ thanh thục sinh dục Nghiên cứu một số đặc điểm
sinh học sinh trưởng
Trang 262.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm số liệu sinh học cá nục sồ được thu thập tại cảng cá ở vịnh Bắc bộ thuộc đề tài cấp tỉnh và dự án cấp nhà nước
Số liệu sinh học do tác giả trực tiếp tham gia thu thập thuộc đề tài cấp tỉnh Thanh
Hóa “Xác định mùa vụ sinh sản của một số loài cá có giá trị kinh tế tại vùng biển Thanh
Hóa làm cở sở cho công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản” từ tháng 1 đến tháng 6 năm
2013 Số liệu sinh học cá nục sồ thu thập bởi dự án “Điều tra liên hợp Việt - Trung đánh
giá nguồn lợi hải sản trong Vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ, giai đoạn 3 (2011-2013)”
[2] Tổng hợp số liệu sử dụng và số lượng mẫu đã phân tích được trình bày ở
Bảng 2.1: Số lượng mẫu thu thập và phân tích sinh học
Phạm vi nghiên cứu: Khu vực nghiên cứu là vùng biển phía Tây vịnh Bắc bộ (VBB), được giới hạn bởi đường phân định VBB (Hình 2.3) [11]
Địa điểm thu mẫu
Địa điểm thu mẫu được bố trí đại diện cho vịnh Bắc bộ bao gồm: cảng cá Cát Bà, cảng cá Máy chai thuộc thành phố Hải Phòng; cảng cá Ngư Lộc, cảng Hới (Sầm Sơn), cảng Bạng (Tĩnh Gia) của Thanh Hóa và cảng Quỳnh Lập thuộc huyện Quỳnh Lưu của tỉnh Nghệ An
Trang 27Hình 2.3: Sơ đồ điểm thu mẫu sinh học cá nục sồ ở vùng biển vịnh Bắc bộ
Thu mẫu tại cảng cá
Thu mẫu sinh học nghề cá được tiến hành trực tiếp tại các cảng cá Mẫu được thu thập loại nghề chính khai thác cá nục cho sản lượng cao là nghề lưới vây cá nục, nghề lưới kéo và nghề chụp Quy trình thu mẫu và các bước thực hiện theo tài liệu hướng dẫn của Viện Nghiên cứu Hải sản Biểu thu mẫu gồm 5 biểu, bao gồm: (1) Biểu thông tin chung chuyến biểu; (2) biểu sản lượng; (3) biểu phân tích thành phần loài; (4) biểu thu mẫu tần suất chiều dài của loài lựa chọn và (5) biểu phân tích mẫu sinh học Mẫu các biểu sử dụng trong quá trình thu thập được trình bày ở Phụ lục 1, Phụ lục 2, Phụ lục 3, Phụ lục 4 và Phụ lục 5
Tại cảng cá, phỏng vấn thu thập thông tin về hoạt động khai thác và sản lượng
Trang 28chuyến biển (ngày đi, ngày về, số ngày đánh cá trong chuyến, số ngày đánh cá tháng trước, sổ mẻ lưới/ngày…), thông tin ngư cụ, ngư trường khai thác, tổng sản lượng và sản lượng khai thác theo từng nhóm thương phẩm (Phụ lục 1)
Thu mẫu phân tích thành phần loài trong nhóm thương phẩm lựa chọn có bắt gặp
cá nục sồ Mẫu thành phần loài được định loại đến loài theo tài liệu hướng dẫn phân loại của FAO [19-24] Đếm số lượng cá thể và cân khối lượng của loài Mẫu tần suất chiều dài và mẫu phân tích sinh học cá nục sồ được thu sau khi hoàn tất việc phân tích thành phẩn loài trong nhóm thương phẩm Mẫu sinh học được thu tối thiểu 30 cá thể/mẫu
Mẫu buồng trứng cá nục sồ được thu vào mùa sinh sản với các cá thể cái có tuyến sinh dục ở giai đoạn IV và V Mẫu buồng trứng được ghi nhãn thông tin (ngày thu mẫu, địa điểm, loại nghề, chiều dài FL, khối lượng cơ thể, giai đoạn tuyến sinh dục, khối lượng buồng trứng) và bảo quản bằng dung dịch formol 8% mang về phòng thí nghiệm phân tích Phụ lục 6
Phân tích mẫu ở thực địa
Mẫu tần suất chiều dàiđược đo theo nhóm với khoảng cách giữa các nhóm là 1cm [48] Chiều dài sử dụng trong thu mẫu tần suất chiều dài là chiều dài FL từ mút mõm đến chẽ vây đuôi
Phân tích mẫu sinh học cá nục sồ được tiến hành cho từng cá thể Đo chiều dài với độ chính xác đến mm gồm: chiều dài toàn thân (TL), chiều dài tiêu chuẩn (SL), chiều dàiđến chẽ vây đuôi (FL) (Hình 2.4) Cân khối lượng cá thể và khối lượng tuyến sinh dục với độ chính xác đến 0,01gram Xác định giới tính, giai đoạn phát triển tuyến sinh dục theo 6 giai đoạn của Nikolsky [37] Cá thể thành thục sinh dục khi tuyến sinh dục ở giai đoạn IV-VI Mẫu sinh học phân tích trực tiếp ngoài thực địa
Hình 2.4: Cách đo chiều dài và cân khối lượngtrong phân tích sinh học cá nục sồ
Trang 29Phân tích mẫu tại phòng thí nghiệm
Mẫu buồng trứng của cá nục sồ được rửa sạch, cắt lấy mẫu và đếm số lượng trứng Mẫu được lấy ở cả 3 vị trí của buồng trứng (phần đầu, phần giữa và phần cuối) với khối lượng lớn hơn 0,5g Mẫu được tách rời và đếm số lượng bằng buồng đếm quan sát dưới kính hiển vi soi nổi (Hình 2.5)
Hình 2.5: Phân tích mẫu, đếm trứng cá nục sồ tại phòng thí nghiệm Viện Hải Sản
2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu
Phân bố tần suất chiều dài và chiều dài trung bình
Tần suất chiều dài của cá nục sồ được tổng hợp theo tháng điều tra và biểu diễn trên cùng một biểu đồ theo chuỗi thời gian thu mẫu Chiều dài trung bình xác định riêng cho từng tháng thu mẫu và chung cho cả năm theo phương pháp của Sparre và Venema, công thức (1) và (2) [48]
Trong đó: X là chiều dài trung bình (cm), Lj là chiều dài của nhóm thứ j (cm), Fj
là số cá thể của nhóm chiều dài thứ j, n là tổng số cá thể, m là số nhóm chiều dài
Tương quan chiều dài và khối lượng
Tương quan chiều dài và khối lượng của cá nục sồ được xác định theo phương pháp hồi quy lặp phi tuyến tính theo công thức (3)[34]
Trang 30(3) Trong đó: W là trọng lượng của cá thể (g); L là chiều dài của cá thể (mm); a và b
là các hệ số trong phương trình tương quan
Xác định tuổi của cá
Tuổi của cá nục sồ được xác định gián tiếp bằng phân tích thế hệ theo Bhattacharya [17] Thế hệ phân tích có ý nghĩa khi hệ số phân tích lớn hơn 2 Các bước tính toán thực hiện trên phầm mềm FiSAT II phiên bản 1.1.3
Phương trình sinh trưởng von Bertalanffy
Tham số trong phương trình sinh trưởng von Bertalanffy được xác định dựa trên kết quả xác định tuổi cá gián tiếp Đối với phương pháp gián tiếp, các tham số của phương trình sinh trưởng được xác định bằng hồi quy lặp phi tuyến tính dựa trên các cặp số liệu tuổi và chiều dài tương ứng theo công thức (4)[ 17,44-46,48]
Trong đó: Lt là chiều dài của cá ở thời điểm t; L∞ là chiều dài tối đa mà cá có thể đạt được; k là tham số sinh trưởng; to là tuổi lý thuyết khi cá có chiều dài bằng 0
Chiều dài thành thục lần đầu Lm 50
Chiều dài thành thục Lm50 của cá nục sồ được xác định bằng hồi quy lặp phi tuyến tính theo công thức (6) của Udupa[52]
Trang 31Trong đó: Pj là tỷ lệ thành thục sinh dục ở nhóm chiều dài thứ j; Lj là chiều dài
của nhóm thứ j; Lm50 là chiều dài ở đó 50% số lượng cá thể tham gia lần đầu vào quần đàn cá sinh sản; r là hệ số của phương trình
Sức sinh sản
Sức sinh sản tuyệt đối (Fe) là tổng số trứng có trong buồng trứng Sức sinh sản tương đối (f) là số lượng trứng trên 1 đơn vị khối lượng cơ thể Sức sinh sản tuyệt đối
và sức sinh sản tương đối của cá nục sồ được xác định theo công thức (7) và (8)
Trong đó: Fe là sức sinh sản tuyệt đối (trứng); f là sức sinh sản tương đối (trứng/g
cơ thể); m là số trứng đếm được của mẫu (trứng); wsd là khối lượng buồng trứng (g); n
là khối lượng mẫu trứng đã lấy (g); W là khối lượng cơ thể cá (g)
Tương quan giữa sức sinh sản tuyệt đối (Fe) với chiều dài (FL)và khối lượng cơ thể (W) của cá nục sồ được xác định theo phương trình (9) và (10) của Holden và Raitt [33]
Trong đó: Fe là sức sinh sản tuyệt đối (trứng); W là khối lượng cơ thể (g); FL là
chiều dài cơ thể (mm); a, b, c, d là các hệ số của phương trình tương quan
Trang 32Hệ số chết tổng số (Z) được xác định dựa trên đường cong sản lượng tuyến tính
từ tần suất chiều dài theo phương pháp của Pauly [41-43]
Trong đó: Z là hệ số chết chung; C số lượng cá thể đánh bắt trong năm theo nhóm chiều dài; L1 và L2 là chiều dài của nhóm kế tiếp
Hệ số chết do khai thác (F) và hệ số khai thác (E) xác định theo công thức sau:
F = Z – M (13) E = F/Z (14)
Tuổi và chiều dài khai thác hợp lý
Tuổi đánh bắt hợp lý của cá nục sồ được ước tính theo phương pháp của Kutty và Qasim [35] Chiều dài đánh bắt được tính ngược dựa vào phương trình sinh trưởng von Bertalanffy
Trong đó: tm là tuổi đánh bắt hợp lý (năm); k và to là các tham số trong phương trình sinh trưởng von Bertalanffy; b là tham số trương phương trình tương quan chiều dài và khối lượng; M là hệ số chết tự nhiên của loài cá này
Toàn bộ số liệu được xử lý bằng thống kê mô tả trên Microsoft Excel Sử dụng phần mềm FiSAT II để phân tích thế hệ, xác định các tham số sinh trưởng von Bertalanffy và các hệ số chết Sử dụng phần mềm Photoshop 7.0 để xử lý hình ảnh Sử dụng phần mềm Statistica 8.0 để xác định các hệ số tương quan, vẽ đồ thị và phân tích phương sai
Trang 33CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Đặc điểm sinh trưởng
3.1.1 Phân bố tần suất chiều dài
Phân bố tần suất chiều dài của cá nục sồ thu thập ở vùng biển phía Tây VBB theo tháng được trình bày ở biểu đồ Hình 3.1 và bảng ở Phụ lục 7 Cá nục sồ đánh bắt ở vùng biển VBB có chiều dài đến chẽ vây đuôi giao động trong khoảng 4-26cm (Hình 3.1) Cá nhỏ nhất bắt gặp ở tháng 4 (FL=4cm) và cá lớn nhất bắt gặp ở tháng 5 (FL=26cm) Nhìn chung, kích thước cá bắt gặp khác nhau theo tháng thu mẫu khá rõ
Ở tháng 2, chiều dài bắt gặp của cá nục sồ tương đối hẹp, thành phần chủ yếu là đàn cá
bố mẹ có kích thước dao động 13-17cm
Ở các tháng tiếp theo, chiều dài bắt gặp của cá nục sồ mở rộng biên độ khoảng 23cm (tháng 3) và 4-22cm (tháng 4), trong đó xuất hiện đồng thời cả đàn cá non có kích thước nhỏ 6-9cm (tháng 3), 4-12cm (tháng 4) và đàn cá bố mẹ có kích thước lớn hơn 14cm Từ tháng 8 đến tháng 12, đàn cá khai thác có kích thước lớn hơn 12cm và với khoảng chiều dài có biên độ tương đối hẹp Sự dịch chuyển của các nhóm chiều dài từ tháng 3 đến tháng 12 đã phản ánh rõ quá trình sinh trưởng của đàn cá trong thời gian này
6-Hình 3.1: Phân bố tần suất chiều dài của cá nục sồ thu mẫu ở VBB, năm 2013
Nhóm chiều dài ưu thế trong cấu trúc kích thước của quần thể cá nục sồ biến động và khác nhau theo tháng Hầu hết ở các tháng thu mẫu, chiều dài ưu thế chỉ có 1 nhóm nhất định chiếm tỷ lệ trên 93% tổng số cá thể Trong năm, thời điểm tháng 3,
Trang 34tháng 4 bắt gặp 2 nhóm ưu thế tách biệt với 1 nhóm cá con kích thước nhỏ và 1 nhóm
cá bố mẹ có kích thước lớn (Hình 3.1) Như vậy đã chứng tỏ rằng, đàn cá nục sồ nhỏ đánh bắt ở tháng 3, tháng 4 mới được sinh ra trước đó thời gian không xa
Bảng 3.1: Chỉ số cấu trúc kích thước của quần thể cá nục sồ thu mẫu ở VBB, năm 2013
Tháng
Chiều dài
bắt gặp (cm)
cá này dao động từ 13,9cm đến 20,1cm Chiều dài trung bình đạt giá trị cao nhất ở tháng 12 và thấp nhất ở tháng 7 (Hình 3.1, Hình 3.2) Xét trong giai đoạn từ tháng 6 năm trước đến tháng 12, chiều dài trung bình có xu hướng tăng dần theo thời gian Xu hướng này đã một phần nào mô tả được sự tăng trưởng kích thước của đàn cá theo thời gian như ở Hình 3.1
Trang 35Hình 3.2: Biến động chiều dài trung bình của cá nục sồ theo tháng thu mẫu
Chiều dài lớn nhất bắt gặp của loài cá này ở VBB biến động theo thời gian và được trình bày ở Hình 3.3 Nhìn chung, có xu hướng tăng hoặc giảm chiều dài lớn nhất bắt gặp (Lmax) nhưng thường giao động trong khoảng từ 25cm đến 27cm Trong cả giai đoạn 2006-2013, không bắt gặp cá thể nào có kích thước vượt trên 27cm
Tương tự như chiều dài lớn nhất bắt gặp, chiều dài trung bình chung cho quần thể ước tính chung có biến động theo năm (Hình 3.3) Xu thế biến động giữa Lmax và chiều dài trung bình tương đối đồng pha ở giai đoạn 2006-2008 Ở các năm tiếp theo (2009-2013), biến động giữa 2 tham số này có xu hướng ngược chiều nhau Với xu hướng như vậy chứng tỏ cấu trúc nhóm kích thước của quần đàn cá nục sồ có biến động mạnh trước áp lực khai thác ở giai đoạn này
Hình 3.3: Biến động chiều dài trung bình và chiều dài lớn nhất bắt gặp của cá nục sồ
Trang 363.1.2 Tương quan chiều dài và khối lượng
Chiều dài và khối lượng của cá có tương quan hàm mũ khá chặt Các loài cá khác nhau có các hệ số trong phương trình tương quan là khác nhau Ở cùng 1 loài, các giai đoạn sinh trưởng, phát triển khác nhau, các tham số của phương trình tương quan này có thể khác nhau Trong nghiên cứu động lực học quần thể, các tham số a, b trong phương trình tương quan này được sử dụng nhiều Chiều dài của cá có thể được xác định dễ dàng hơn so với khối lượng trong điều kiện thu mẫu ngoài thực địa Khối lượng của cá được xác định ngược nếu tương quan chiều dài và khối lượng của đàn cá nghiên cứu là
đã biết [39]
Tương quan chiều dài và khối lượng của quần thể cá nục sồ ở vùng biển phía Tây VBB được xác lập trên cơ sở dữ liệu đã thu thập của 3.458 cá thể với chiều dài quan
sát khoảng 45-262mm và khối lượng khoảng 1,1-254,6g (Bảng 3.2, Hình 3.4) Phương
trình tương quan chiều dài và khối lượng của loài cá này cụ thể như sau: W = 0,018449*L2,88 (chung cho loài); W = 0,017391 * L2,90 (cá đực); W = 0,020233 * L2,86(cá cái) và W = 0,025540 * L2,73(cá con) Tham số b của cá nục sồ ở vùng biển nghiên cứu nhỏ hơn giá trị 3 nên sinh trưởng của loài cá này thuộc dạng sinh trưởng bất đẳng Trong đời sống, cá sinh trưởng chiều dài nhanh hơn so với sinh trưởng về khối lượng
Bảng 3.2: Tham số trong phương trình tương quan chiều dài và khối lượng của
cá nục sồ
Giới
tính
Chiều dài quan sát (mm)
Khối lượng quan sát (g) Hệ số a Hệ số b Hệ số R Số mẫu
Chung* 45 - 262 1,1 - 254,6 0,018449 2,88 0,97 3.458
Ghi chú: (*) là bao gồm cả cá con và các cá thể không xác định giới tính
Hình 3.4: Biểu đồ tương quan chiều dài - khối lượngcủa cá nục sồ, năm 2013
Trang 37Kết quả phân tích thống kê cho thấy, tương quan chiều dài và khối lượng giữa cá đực, cá cái và cá con là sai khác không có ý nghĩa (p>0,05) Tuy nhiên, xét theo giai đoạn phát triển cơ thể thì tương quan chiều dài và khối lượng của cá chưa tham gia sinh sản, đang sinh sản và cá sau sinh sản là khác nhau có ý nghĩa (p<0,05) (Hình 3.5)
Hình 3.5: Biểu đồ tuyến tính so sánh tương quan chiều dài và khối lượng theo giới tính (phải) và theo giai đoạn phát triển (trái) của quần thể cá nục sồ, năm 2013
Kết quả xác định tham số b trong nghiên cứu này nhỏ hơn so với nghiên cứu ở vùng biển Camotes [36], vùng biển Visayas [31] của Philippines, vùng biển Trung Quốc [32] nhưng cao hơn so với kết quả nghiên cứu ở vùng biển Andaman [49] của Thái Lan Tuy nhiên, với số mẫu phân tích lớn (3.548 cá thể), thời gian thu mẫu đủ 12 tháng trong năm nên các kết quả xác định được trong nghiên cứu này hoàn toàn đáng tin cậy Đồng thời, nghiên cứu đã xác định phương trình tương quan riêng cho từng giới tính và chỉ rõ
sự khác nhau về tương quan chiều dài khối lượng giữa cá thể trưởng thành
3.1.3 Phân tách thế hệ
Kết quả phân tích tần suất chiều dài của cá nục sồ thu thập ở vùng biển phía Tây VBB được trình bày ở Bảng 3.3 và Phụ lục 8 Các nhóm thế hệ phân tích có ý nghĩa khi hệ số phân tích (SI) lớn hơn 2 Số thế hệ phân tích ở các mẫu tần suất chiều dài là không nhiều, dao động từ 1 đến 3 thế hệ Các mẫu thu thập ở tháng 4 và tháng 6 có 3 thế hệ, nhiều hơn so với các tháng khác vì đây là thời gian xuất hiện cả đàn cá con và đàn cá bố mẹ Quá trình sinh trưởng gia tăng về chiều dài trung bình của các thế hệ khá rõ khi xét hai mẫu tần suất chiều dài gần nhau Các thế hệ phân tách đại diện cho nhóm tuổi tương ứng Như vậy, cấu trúc tuổi của quần thể cá nục sồ ở vùng biển VBB
Trang 38tương đối đơn giản Đây là đặc điểm chung cho các quần thể cá nổi nhỏ với đặc trưng
có vòng đời ngắn, tốc độ sinh trưởng nhanh và lượng bổ sung lớn
Bảng 3.3: Cấu trúc nhóm thế hệ của quần thể cá nục sồ ở vùng biển phía Tây VBB
Tháng
Chiều dài trung bình (cm)
Độ lệch chuẩn
Hệ số phân tách
3.1.4 Phương trình sinh trưởng von Bertalanffy
Phương trình sinh trưởng von Bertalanffy của cá nục sồ được xác định theo phương pháp phân tích tần suất chiều dài dựa trên dữ liệu thu thập theo tháng năm
2013 Dựa trên kết quả phân tích tần suất chiều dài, chiều dài trung bình và tuổi tương ứng của các thế hệ ở từng mẫu thu thập được xác định Phương trình sinh trưởng von Bertalanffy xác định theo phương pháp này là L = 27,8 * (1 - e(-0,78*(t - (-0,005)))) (Hình 3.6) Hệ số sinh trưởng toàn phần Ø’ xác định với giá trị là 6,5 Dựa vào phương trình sinh trưởng chiều dài đã xác định chiều dài của cá ở từng tuổi cụ thể như sau: cá 1 tuổi
có chiều dài trung bình là 15,1cm; cá 2 tuổi có chiều dài trung bình 22,0cm; Cá 3 tuổi có chiều dài trung bình 25,1cm và cá 4 tuổi có chiều dài trung bình là 26,6cm Như vậy, cá thể lớn nhất bắt gặp trong quá trình thu mẫu ở nghiên cứu này thuộc nhóm cá 4 tuổi
Trang 39Hình 3.6: Đường cong phương trình sinh trưởng vonBertalanffy của cá nục sồ
Trong nghiên cứu, tham số to của phương trình sinh trưởng von Bertalanffy chỉ
có tính đại số mà không có ý nghĩa sinh học, bởi vì ngay cả khi bắt đầu nở cơ thể cá đã
có một chiều dài nhất định Tùy thuộc vào phương pháp sử dụng trong nghiên cứu mà giá trị của tham số to cho kết quả khác nhau mặc dù đều được thực hiện tương tự ở cùng một loài Đối với phương pháp sử dụng vảy để xác định tuổi của cá thì to ở đây được xem là tuổi mà cá bắt đầu mọc vảy
Trong khoa học quản lý nghề cá, tham số chiều dài cực đại lý thuyết (L∞) và tham số sinh trưởng k được xem là các tham số quan trọng của quần thể Hầu hết các
mô hình đánh giá nguồn lợi đều sử dụng với dữ liệu đầu có 2 tham số quần thể này Nhiều phương pháp xác định mà điển hình được gộp lại theo 2 nhóm phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp Đối với phương pháp trực tiếp, số liệu sử dụng là
số liệu quan sát tuổi tương ứng với chiều dài của cá trên vảy hoặc nhĩ thạch Ở phương pháp gián tiếp, sử dụng dữ liệu tần suất chiều dài thu thập theo tháng Tuy nhiên, phương pháp gián tiếp cần dữ liệu lớn, thu thập bài bản có tính chu kỳ và áp dụng cho những đối tượng chỉ sinh sản 1 lần trong năm
Đối với loài cá nục sồ việc sử dụng phương pháp gián tiếp để xác định tuổi và nghiên cứu sinh trưởng quần thể là hoàn toàn hợp lý Đây là loài có vòng đời ngắn, thường 2-5 năm tuổi và chỉ sinh sản 1 lần trong năm đặc biệt đối với vùng sinh thái như vịnh Bắc bộ So sánh kết quả trong nghiên cứu với các nghiên cứu khác ở vùng biển nước ta và các vùng biển lân cận được trình bày ở Bảng 3.4 Trong nghiên cứu