1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu chế độ động lực học vùng cửa tùng sông bến hải (tỉnh quảng trị) dưới tác động của các công trình thủy lợi

151 1,3K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 151
Dung lượng 11,1 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI LƯU THỊ THU HIỀN NGHIÊN CỨU CHẾ ĐỘ ĐỘNG LỰC HỌC VÙNG CỬA TÙNG SÔNG BẾN HẢI TỈNH QUẢNG TRỊ DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA CÁC C

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI

LƯU THỊ THU HIỀN

NGHIÊN CỨU CHẾ ĐỘ ĐỘNG LỰC HỌC VÙNG CỬA TÙNG SÔNG BẾN HẢI (TỈNH QUẢNG TRỊ) DƯỚI TÁC ĐỘNG

CỦA CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

HÀ NỘI - 2013

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI

LƯU THỊ THU HIỀN

NGHIÊN CỨU CHẾ ĐỘ ĐỘNG LỰC HỌC VÙNG CỬA TÙNG SÔNG BẾN HẢI (TỈNH QUẢNG TRỊ) DƯỚI TÁC ĐỘNG

CỦA CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI

Chuyên ngành: Thủy văn học

Mã số: 60 - 44 - 90

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS Nguyễn Văn Lai

Hà Nội - 2013

Trang 3

(Chữ gáy bìa luận văn)

LƯU THỊ THU HIỀN LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT HÀ NỘI – 2013

Trang 4

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ kỹ thuật Ngành Thủy văn học

Tác giả xin cảm ơn lãnh đạo và các đồng nghiệp tại phòng Địa lý Biển và Hải đảo, Viện Địa lý đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và tạo điều kiện tốt nhất cho

tác giả trong quá trình học tập và làm luận văn

Nhân đây con xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình đã hết lòng chăm lo về vật chất và tinh thần tốt nhất để yên tâm học tập

Tôi cũng gửi cảm ơn tới tất cả những người bạn trong tập thể lớp CH 19V đã giúp tôi nhiều trong quá trình học tập và rèn luyện ở Trường ĐH Thuỷ lợi

Hà N ội, tháng 08 Năm 2013

Tác giả luận văn

Lưu Thị Thu Hiền

Trang 5

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ kỹ thuật Ngành Thủy văn học

CH ƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN VÙNG CỬA

SÔNG CHỊU ẢNH HƯỞNG TRIỀU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA

Trang 6

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ kỹ thuật Ngành Thủy văn học

3.4.4 Đánh giá kết quả hiệu chỉnh, kiểm định:36T 87

Trang 7

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ kỹ thuật Ngành Thủy văn học

36T

VÙNG CỬA SÔNG CỬA TÙNG36T 89

36T

4.1 HIỆN TRẠNG CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRÊN SÔNG36T 89

36T

4.2 PHÂN TÍCH TRƯỜNG THỦY ĐỘNG LỰC VÙNG CỬA TÙNG TRƯỚC

VÀ SAU KHI CÓ CÔNG TRÌNH.36T 91

Trang 8

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ kỹ thuật Ngành Thủy văn học

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu Giải thích

IPCC Tổ chức liên Chỉnh phủ về biến đổi khí hậu

KHTN&CN Khoa học Tự nhiên và công nghệ

KHCN & MT Khoa học công nghệ và môi trường

KHKT Khoa học kỹ thuật

TT KTTV Trung tâm khí tượng thủy văn

TN&MT Tài nguyên và môi trường

Trang 9

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ kỹ thuật Ngành Thủy văn học

Bảng 4.1: Tọa độ điểm trích kết quả tính toán VCS Cửa TùngU 92

Trang 10

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ kỹ thuật Ngành Thủy văn học

Trang 11

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ kỹ thuật Ngành Thủy văn học

Trang 12

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ kỹ thuật Ngành Thủy văn học

Trang 13

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ kỹ thuật Ngành Thủy văn học

Trang 14

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ kỹ thuật Ngành Thủy văn học - 1 -

PHẦN MỞ ĐẦU

1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Vùng cửa sông là nơi giao thoa của các quá trình động lực sông – biển, tương tác diễn biến rất phức tạp Kết quả của các quá trình đó làm cho cửa sông ngày càng được kéo dài ra biển với các bar, bãi, đảo phát triển trước vùng cửa sông hoặc cũng

có thể làm cho cửa sông ngày càng lấn sâu vào lục địa làm cho hàng loạt các công trình dân sinh kinh tế ở đây bị phá hủy Sự phát triển của các bar ngầm, đảo chắn, bãi trước cửa sông làm cản trở cho việc thoát lũ gây ngập lụt các vùng đồng bằng ven biển và các khu dân cư gây thiệt hại rất lớn về người và của ở vùng hạ du các sông, đồng thời làm cản trở các hoạt động giao thông thủy

Vùng cửa sông ven biển Cửa Tùng tỉnh Quảng Trị có vai trò quan trọng trong việc tiêu thoát lũ, giao thông thủy, phát triển kinh tế xã hội (KT – XH) ven biển và an ninh quốc phòng Gần đây, khu vực này có sự thay đổi mạnh mẽ về hình thái Một trong những yếu tố tác động đến sự thay đổi đó là việc xây dựng các công trình ven biển (cầu Tùng Luật, cảng cá Cửa Tùng, kè chắn cát) Các công trình này

đã tác động đến các yếu tố thủy động lực như dòng chảy, chế độ vận chuyển bùn cát

từ thượng nguồn sông, sóng, dòng ven, dòng triều Từ đó gây nên ảnh hưởng quyết định tới hình thái vùng cửa sông ven biển Cửa Tùng

Việc nghiên cứu sự tác động của tổ hợp công trình thủy lợi lên trường thủy thạch động lực vùng nghiên cứu để tìm ra quy luật tác động của các điều kiện thủy lực như dòng chảy, sóng, thủy triều, dòng ven biển là hết sức cần thiết Kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp cho công tác quy hoạch và chỉnh trị, nhằm giảm thiểu thiệt

hại do thiên tai gây ra trong phát triển KT- XH của vùng

Với những lý do trên, học viên đã chọn đề tài Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ

của mình là: Nghiên cứu chế độ động lực học vùng Cửa Tùng sông Bến Hải (Tỉnh Quảng Trị) dưới tác động của các công trình thủy lợi, hy vọng được góp

Trang 15

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ kỹ thuật Ngành Thủy văn học - 2 -

phần làm sáng tỏ những cơ sở khoa học cho phát triển vùng quê chịu nhiều tổn thất

trong chiến tranh còn nhiều gian khó

2 MỤC TIÊU CỦA LUẬN VĂN

- Nghiên cứu chế độ động lực học vùng Cửa Tùng sông Bến Hải

- Đánh giá ảnh hưởng của một số công trình ở vùng Cửa Tùng sông Bến Hải

3 NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Để đạt được mục tiêu trên Luận văn có nhiệm vụ làm sáng tỏ các quy luật thủy động lực học của quá trình tương tác sông-biển rất phức tạp vùng Cửa Tùng sông Bến Hải và đánh giá tác động của các công trình chỉnh trị ở đây Để giải quyết bài toán này Luận văn đã phải vận dụng các phương pháp nghiên cứu có được từ truyền thống đến hiện đại bao gồm:

Phương pháp phân tích xác suất thống kê

Phương pháp mô hình toán

Phương pháp phân tích tổng hợp

4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN

Phạm vi nghiên cứu của đề tài Luận văn: Lưu vực sông Bến Hải và vùng sông biển Cửa Tùng

Phía trong sông: tập trung chủ yếu cho các quá trình động lực từ ngã ba hợp lưu giữa sông Bến Hải và sông Cánh Hòm đến cửa sông

Phía ngoài biển: các nghiên cứu chỉ tập trung cho các yếu tố thủy động lực nằm trong giới hạn độ sâu 0 đến 15 m nước bao gồm phần đáy cửa sông và đáy biển ven bờ Cửa Tùng

Ranh giới về 2 phía cửa sông Cửa Tùng: cách 3,5 km tính từ tim lòng dẫn cửa sông đến phía Nam và phía Bắc cửa sông

Trang 16

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ kỹ thuật Ngành Thủy văn học - 3 -

Mặc dù giới hạn phạm vi nghiên cứu như vậy, nhưng khi phân tích đánh giá các yếu tố động lực chính có ảnh hưởng tới cửa sông không thể không đề cập đến khu vực lân cận Đó là diễn biến quá trình vận động của sóng biển từ ngoài khơi vào vùng bờ, trường dòng chảy và các yếu tố đặc trưng sông - biển khác

5 CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của Luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận được trình bày với 4 chương: Chương 1 Tóm lược đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội vùng nghiên cứu Chương này của Luận văn cung cấp những nét khái quát về tự nhiên môi trường và những yêu cầu của thực tiễn đặt ra đối với khoa học công nghệ trong phát triển kinh

tế xã hội của vùng trọng điểm của tỉnh Quảng Trị

Chương 2 Tổng quan về nghiên cứu diễn biến vùng cửa sông chịu ảnh hưởng triều

và phương pháp nghiên cứu Vùng cửa sông ven biển là đối tượng nghiên cứu quan trọng của khoa học công nghệ, là cơ sở kỹ thuật quan trọng cho phát triển của vùng, nên được các nước thế giới đầu tư nghiên cứu rất lớn; ở nước ta nhất là sau ngày đất nước thống nhất được quan tâm điều tra, nghiên cứu nhưng chỉ mấy chục năm gần đây khi kinh tế khá hơn nên mới có được những nghiên cứu nhiều hơn Để có được những hiểu biết toàn diện, sâu sắc về bài toán cũng như phương pháp nghiên cứu trong lĩnh vực này giúp cho việc nắm bắt quy luật cũng như lựa chọn phương pháp nghiên cứu đúng đắn hiệu quả đối với đối tượng nghiên cứu nên Tác giả đã giành một lượng thời gian và công sức đáng kể cho chương Tổng quan này

Chương 3 Để giải quyết định lượng quy luật dòng chảy do mưa, do thủy triều và do sóng, từng khâu trong bài toán chung động lực cửa sông ven biển Cửa Tùng tỉnh Quảng Trị, Luận văn đã phải ứng dụng các loại mô hình toán thủy văn-thủy lực: 0D (MH mưa-dòng chảy LTANK), 1D (MH thủy lực mạng sông MIKE 11 và 2D (MH MIKE 21 FM) Từ những kết quả nghiên cứu tính toán của chương này làm cơ sở cho việc đánh giá định lượng tác động của các công trình kỹ thuật trong vùng nghiên cứu

Trang 17

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ kỹ thuật Ngành Thủy văn học - 4 -

Chương 4 Đánh giá ảnh hưởng của một số công trình vùng cửa sông Cửa Tùng Từ những kết quả nghiên cứu định lượng trên, cho phép ta đánh giá được tác động tích cực, tiêu cực của các công trình xây dựng ở vùng cửa sông Bến Hải như cầu Tùng Luật cảng cá Cửa Tùng, kè chắn cát làm cơ sở khoa học, định hướng cho công tác quản lý, khai thác có hiệu quả hệ thống các công trình kỹ thuật ở đây

Trang 18

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ kỹ thuật Ngành Thủy văn học - 5 -

CHƯƠNG 1 TÓM LƯỢC ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI

VÙNG NGHIÊN CỨU 1.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN

từ cầu Hiền Lương đến vùng ven biển Cửa Tùng

Bãi biển Cửa Tùng trải dài gần 1 km nằm ở thôn An Đức, xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) Kề sát phía Nam bãi biển là cửa của dòng sông Hiền Lương Vùng nghiên cứu kéo dài từ cầu Hiền Lương đến vùng ven biển Cửa Tùng Toạ độ địa lý nằm trong khoảng từ 17P

0

P 07’ 67’’ đến 16P

0

P 96’ 73’’ vĩ độ Bắc và từ107P

Trang 19

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ kỹ thuật Ngành Thủy văn học - 6 -

Tỉnh Quảng Trị chủ yếu nằm ở phần đông của dãy Trường Sơn có đường biên giới chung với Lào dài 206 km thuộc đất liền và có đường bờ biển dài 75 km Ðịa hình tỉnh đa dạng bao gồm núi, đồi, đồng bằng và cồn cát ven biển chạy dọc theo hướng từ Tây Bắc xuống Đông Nam Các khối núi thấp và trung bình tập trung chủ yếu ở phía Tây Bắc của lãnh thổ Địa hình bao gồm nhiều loại nhưng nét nổi bật là dốc nghiêng từ Tây sang Đông Ở phía Tây là vùng núi cao rồi hạ xuống vùng đồi và núi thấp với tổng diện tích khoảng 81% diện tích toàn lãnh thổ, tiếp theo vùng đồi và núi thấp là vùng đồng bằng chiếm 11,5% diện tích và phía đông là vùng cồn cát ven biển Địa hình của lưu vực sông Bến Hải có thể chia làm hai phần rõ rệt:

- Lưu vực sông Bến Hải bắt nguồn từ dãy Trường Sơn đổ về sông Bến Hải Địa hình lưu vực khá phức tạp, sông trong lưu vực này có độ dốc lớn từ 15P

Trang 20

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ kỹ thuật Ngành Thủy văn học - 7 -

Vỏ phong hoá chủ yếu phát triển trên đất đá bazan (Vĩnh Linh) vùng trầm tích biển và phù sa sông, gồm các tiểu vùng: bazan Vĩnh Linh, cồn cát, bãi cát dọc bờ biển, đất nhiễm mặn Cửa Tùng

2 Đặc điểm thổ nhưỡng

Lớp phủ thổ nhưỡng tỉnh Quảng Trị đặc trưng bởi gần 80% diện tích lãnh thổ

là đất hình thành tại chỗ, bao gồm hầu hết đất thoát nước, chịu ảnh hưởng của quá trình feralit hoá dưới chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa và thảm thực vật rừng nhiệt đới Đất có nguồn gốc bồi đắp của hệ thống thuỷ văn chiếm 20%, tập trung chủ yếu

ở đồng bằng và ven biển Sự phong phú của các chủng loại đất dẫn tới sự khác biệt

về điều kiện sinh thái, thích ứng cho nhiều quần xã thực vật khác nhau Từ rừng rậm nhiệt đới gió mùa thường xanh trên đất thoát nước tới rừng ngập mặn nhiệt đới, rừng rậm thường xanh nhiệt đới trên cát ven biển đa dạng, phong phú trước khi có sự tác động của con người

Dựa trên các yếu tố hình thành đất và quá trình hình thành đất, có thể nêu khái quát một số nhóm đất chính ở vùng cửa sông ven biển tỉnh Quảng Trị như sau:

Đất cát biển: Phân bố thành vùng rộng lớn thuộc các huyện duyên hải từ Vĩnh Linh tới Hải Lăng, chiều rộng trung bình 5 - 6 km Gồm các cồn cát, bãi cát với thành phần chính là cát trắng, cát vàng và đất cát triều chịu ảnh hưởng của thuỷ triều Thành phần cơ giới nhẹ, khả năng giữ nước kém, chỉ trồng được một số loại cây hoa màu, trồng rừng phi lao, bạch đàn để chống gió và cát bay trên biển

Đất mặn: Phân bố rải rác ở Cửa Việt, Cửa Tùng trên đất mặn nhiều chủ yếu

là đất mặn tràn bởi thuỷ triều, ruộng muối, đất mặn sú vẹt lầy thụt thành phần cát bùn Thảm thực vật ngập mặn ít nhiều còn tồn tại với các loài chịu ngập mặn Đất mặn ít và trung bình chịu ảnh hưởng của mạch nước lợ hoặc nước nhiễm mặn

Đất phù sa: Chủ yếu thuộc vùng phù sa được bồi của 2 hệ thống sông Bến

Hải, Thạch Hãn và sông suối các huyện miền núi trong tỉnh Nhóm đất này được chia thành các loại đất chính sau:

Trang 21

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ kỹ thuật Ngành Thủy văn học - 8 -

- Đất phù sa được bồi: Phân bố ngoài đê các hệ thống sông chính thuộc đồng bằng và ven suối thượng du Thành phần cơ giới nhẹ, giữ nước kém

- Đất phù sa không được bồi: Phân bố hầu hết khắp các huyện đồng bằng, trên các địa hình thấp, trong đê Chế độ ngập kéo dài, quá trình glây ít nhiều xuất hiện

- Đất phù sa glây mạnh chủ yếu trên địa hình thấp, lòng chảo, chịu úng lụt thường xuyên chủ yếu do chế độ mưa mùa hè

- Đất lầy thụt: Ngập nước thường xuyên, phân bố rải rác trong các huyện đồng bằng và trung du

1.1.3 Thảm phủ thực vật

Trong thời gian chiến tranh, tỉnh Quảng Trị nằm trong vùng bị huỷ diệt khốc liệt, lớp phủ thực vật bị tàn phá Rừng trồng theo chương trình hỗ trợ của PAM dọc các quốc lộ hoặc tỉnh lộ phát triển nhanh và có hiệu quả môi trường rõ rệt Từ các chương trình Quốc gia 327, 264 và kế hoạch trồng rừng, trồng cây nhân dân của cấp tỉnh, phát động và đầu tư, đã nâng cao tỷ lệ che phủ rừng khá nhanh, độ che phủ rừng đã tăng bình quân 1%/năm

1.1.4 Mạng lưới sông ngòi

Hệ thống sông ngòi Quảng Trị chủ yếu đều bắt nguồn từ phía Đông của dãy Trường Sơn, chảy qua vùng trung du, đồng bằng rồi đổ ra biển qua Cửa Việt, Cửa Tùng và phá Tam Giang Có sự phân hóa rõ rệt theo mùa Quảng Trị có 12 con sông lớn tập trung thành 3 hệ thống chính, đó là: Bến Hải, Thạch Hãn và Ô Lâu (Mỹ Chánh) Đặc điểm chung của các hệ thống sông ở đây là ngắn dưới 100 km, hướng chảy từ Tây sang Đông, độ dốc trung bình khoảng 13-25 m/km, lòng sông hẹp, nhiều ghềnh thác Mật độ sông ngòi toàn tỉnh vào khoảng 0,8-1km/kmP

2

P

, tăng dần từ Đông sang Tây: đồng bằng mật độ sông ngòi 0,4-0,5 km/kmP

Trang 22

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ kỹ thuật Ngành Thủy văn học - 9 -

Hình 1.2: Sơ đồ mạng lưới sông suối tỉnh Quảng Trị

Trang 23

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ kỹ thuật Ngành Thủy văn học - 10 -

Thạch Hãn có hai chi nhánh lớn là sông Hiếu Giang ở phía Bắc và sông Thạch Hãn

ở phía Nam, gặp nhau tại Thượng Nghĩa, đổ ra biển tại Cửa Việt Sông Thạch Hãn

ở phía Nam có quy mô lớn hơn bắt nguồn từ các dãy núi lớn Động Sa Mui, Động Voi Mẹp (nhánh Rào Quán), Động Ba Lê, Động Dang (nhánh Đakrông) Hiện đang xây dựng nhà máy thủy điện Rào Quán trên lưu vực nhánh Rào Quán tại khu vực xã Làng Miệt

Hệ thống sông Ô Lâu (sông Mỹ Chánh)

Hệ thống sông này được hợp bởi hai nhánh sông chính là Ô Lâu ở phía Nam

và sông Mỹ Chánh ở phía Bắc Tổng lưu vực của hai sông khoảng 900 kmP

2

P

, chiều dài 65 km Sông đổ vào phá Tam Giang thuộc địa phận Thừa Thiên Huế

Ngoài ra, Quảng Trị còn có một số sông nhỏ, thượng nguồn sông Sê Pon đổ vào lưu vực Mê Kông Hệ thống suối phát triển rất mạnh ở phần thượng nguồn, tạo nên mạng lưới khá dày đặc Các thung lũng suối phần lớn rất hẹp, độ dốc lớn tạo ra nhiều thác cao hàng trăm mét và phân bậc phức tạp

Như đã trình bày trên, hệ thống sông ngòi khu vực nghiên cứu thường ngắn

và dốc, chảy xiết về mùa lũ, vì vậy sau mưa thượng nguồn, nước tập trung về đồng bằng nhanh, gây ngập lụt Vai trò của chế độ thuỷ văn với khả năng điều tiết của thảm thực vật rất lớn, nhất là đối với các loại hình rừng rậm thường xanh

Do địa hình lãnh thổ nghiên cứu hẹp và dốc nên sông suối thường ngắn, có

độ dốc lớn, khả năng tập trung nước nhanh Vùng đồng bằng ven biển thấp, cửa tiêu thoát hẹp, hoặc không thuận, nước sông nhanh chóng tập trung về đồng bằng, nên hễ có mưa to là có lũ, ngay cả trong mùa hè, đó là lũ tiểu mãn Nước lên với cường suất rất cao nhưng lại rút chậm do ảnh hưởng của thuỷ triều và các đường ngăn lũ, nên vùng đồng bằng ven sông thường bị nước lên xuống thất thường Mùa hè nước sông bị cạn kiệt và mặn xâm nhập

Sự cộng hưởng giữa dòng chảy sông và dòng triều tạo ra dòng chảy khá lớn

ở vùng cửa sông Chính động năng dòng chảy mùa lũ đã di đẩy một phần dòng bùn

Trang 24

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ kỹ thuật Ngành Thủy văn học - 11 -

cát dọc bờ đi từ Bắc xuống Nam ra xa bờ dẫn đến thiếu hụt nguồn vật liệu cung cấp cho đoạn bờ phía Nam cửa sông, mặt khác vận tốc dòng chảy cửa sông thường giảm rất nhanh khi ra xa bờ, nên lượng bùn cát được tích tụ ngay ở trước khu vực cửa sông Trong những tháng mùa khô, lượng nước của các con sông trong khu vực xuống mức thấp nhất, nên dòng chảy cửa sông chủ yếu là dòng triều, dẫn đến cửa

sông thường hay bị lấp cạn vào mùa này

Mặt khác lượng bùn cát trong dòng chảy sông thường quá nhỏ nên cửa sông

ở khu vực nghiên cứu luôn ở trong tình trạng thiếu hụt bùn cát “không được bù đắp” Có lẽ đây là một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển của hoạt động xói

lở khu vực cửa sông và vùng lân cận

1.2 ĐẶC ĐIỂM KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN

1.2.1 Mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn

Hệ thống trạm khí tượng thủy văn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị gồm tất cả 7 trạm trong đó có 3 trạm đo các yếu tố khí hậu, 4 trạm đo thủy văn thuộc mạng lưới quan trắc của TT KTTV Quốc gia, Bộ TN&MT: Hầu hết các trạm quan trắc này đều

có liệt tài liệu đo đạc các yếu tố khí tượng và thủy văn từ năm 1977 đến nay

Trạm thủy văn: Thạch Hãn và Cửa Việt trên sông Thạch Hãn, Đông Hà trên sông Hiếu (Cam Lộ) và Gia Vòng trên sông Bến Hải

Trạm khí tượng: Đông Hà, Khe Sanh và Cồn Cỏ

Đánh giá chất lượng tài liệu:

Vậy qua phân tích tài liệu đo đạc cho thấy tài liệu các trạm đo từ năm 1976 đến nay có giá trị chuẩn ổn định, độ tin cậy cao rất thuận lợi cho việc tính toán thủy văn phục vụ quy hoạch thủy lợi trên địa bàn toàn tỉnh

Trang 25

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ kỹ thuật Ngành Thủy văn học - 12 -

Bảng 1.1: Các trạm đo khí tượng - thủy văn trong vùng

Tên trạm Mã Trạm Tên sông Yếu tố đo Thời gian đo Ghi Chú

U

Ghi chú:U X: Mưa; H: Mực nước; Q: Lưu lượng

1.2.2 Đặc điểm khí tượng khí hậu

1 Bức xạ

Quảng Trị số giờ nắng trung bình năm đạt 1700 - 1890 giờ/năm, phân bố của bức xạ và số giờ nắng trong năm không điều hòa, thể hiện ở chỗ, những tháng nóng nhiều số giờ nắng có thể gấp tới 3 - 4 lần những tháng ít nắng, thời kỳ nhiều nắng nhất là các tháng V - VII, số giờ nắng ghi được đạt xấp xỉ 200 - 260 giờ/tháng, trong đó tháng VII là tháng nắng nhiều nhất trong năm, mỗi ngày có từ 7,1 đến 8,3 giờ nắng Thời kỳ ít nắng nhất là các tháng I, II, tổng số giờ nắng tháng đạt xấp xỉ

60 - 80 giờ nắng/tháng trong đó tháng ít nắng nhất là tháng II mỗi ngày chỉ có từ 2,2 đến 2,9 giờ nắng

2 Chế độ nhiệt

Chế độ nhiệt trong năm không có những biến động lớn trong không gian Nhiệt độ trung bình năm có xu hướng tăng dần từ Bắc vào Nam nhưng tăng chậm Theo hướng Đông - Tây từ biển vào đất liền, từ vùng đồng bằng lên vùng núi, nhiệt

độ giảm dần ở Đông Hà và Quảng Trị: 25P

Trang 26

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ kỹ thuật Ngành Thủy văn học - 13 -

Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối trong vùng cá biệt có thể lên tới 42,1P

IX đến hết tháng II - III hàng năm Độ ẩm tương đối trung bình khu vực biến động trong khoảng 82% - 87%, độ ẩm tối thấp tuyệt đối có thể xuống đến 19 - 28% tuỳ theo từng nơi Thời gian có độ ẩm thấp ở Quảng Trị thường xuất hiện vào các tháng

V, VI, VII Trong đó, độ ẩm không khí đạt mức thấp nhất thường rơi vào các ngày trong tháng VII, các trị số độ ẩmkhông khí thấp này thường có liên quan với hoạt động của các đợt gió Tây khô nóng - Gió Lào Một đặc điểm đáng lưu ý về tính chất cực đoan của độ ẩm thể hiện ở chỗ trong những giai đoạn ẩm ướt kéo dài cũng có thể xuất hiện những ngày khô nóng khi độ ẩm tối thấp tuyệt đối có thể hạ xuống đến mức thấp kỷ lục - ví dụ như ở Khe Sanh trong thời kỳ ẩm ướt của tháng II, III

5 Gió

Vào mùa Đông, gió mùa Đông Bắc mang khí lạnh vận chuyển theo hướng Bắc - Nam và Đông - Bắc duy trì từ tháng XI đến tháng III Vào mùa hạ, gió mùa

hạ thổi theo hướng Tây Nam vượt qua Trường Sơn vào Quảng Trị gây ra thời tiết

Trang 27

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ kỹ thuật Ngành Thủy văn học - 14 -

khô nóng (gió Lào) Cuối mùa hạ, phù hợp với sự dịch chuyển của dải hội tụ nhiệt đới là chế độ mưa rào phong phú Các hiện tượng bão (xoáy thuận nhiệt đới) và áp thấp nhiệt đới là loại hình nhiễu động thời tiết có gió mạnh nhất trong khu vực Ngoài ra, ở đây còn có những dạng hoàn lưu nhỏ sau ảnh hưởng đến đời sống, sức khoẻ của con người:

* Gió đất - biển: Là loại hoàn lưu có chu kỳ ngày (ban ngày gió thổi từ biển vào đất liền và ban đêm thì gió đư ợc thổi từ trong đất liền ra biển); gió đất - biển hoạt động theo diện hẹp ven biển, có tầng dày không cao nhưng chạy suốt một dọc ven biển Quảng Trị, hoà vào với các điều kiện hoàn lưu chung của vùng gió này đã đóng góp một phần đáng kể cho sự lưu thông không khí trong vùng, tạo cảm giác dễ chịu cho các khu du lịch nghỉ dưỡng chạy dọc ven biển

* Gió khô nóng- gió Lào: là loại hình gió đặc thù của khu vực Quảng Trị, thường xuất hiện vào mùa hạ, đặc biệt là vào đầu hạ Giới hạn ảnh hưởng của loại hình gió khô nóng này chủ yếu gây có tác động mạnh, rõ nét nhất là ở vùng đồng bằng Đông Hà, Quảng Trị với số ngày thịnh hành hàng năm trung bình đạt khoảng

50 - 60 ngày Gió khô nóng mạnh nhất là vào các tháng V - VII Khi gió Lào hoạt động mạnh (vận tốc gió xấp xỉ đạt từ 5 - 10 m/s), làm cho nhiệt độ không khí trong ngày có gió có thể đạt tới 37P

C, độ ẩm không khí giảm xuống dưới 45% Tốc

độ gió Lào vừa phải, khoảng 2 - 3 m/s, nhiệt độ không khí có thể là 34P

Toàn lãnh thổ Quảng Trị tổng lượng mưa năm dao động trong khoảng 2000

÷ 2800 mm Khu vực vùng núi phía Tây Bắc và Tây Nam Quảng Trị có lượng mưa lớn nhất đạt 2600 ÷ 2800 mm/năm Các khu vực còn lại của Quảng Trị có lượng mưa năm dao động trong khoảng 2400 ÷ 2600 mm Lượng mưa tháng phân bố không đều trong năm, có hai mùa: mùa mưa và mùa ít mưa Mùa mưa bắt đầu vào đầu mùa hè – tháng V (mưa tiểu mãn) nhưng bị ngắt quảng vào tháng VI và VII do ảnh hưởng của hiệu ứng phơn của gió mùa Tây Nam và chỉ chính thức bắt đầu từ

Trang 28

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ kỹ thuật Ngành Thủy văn học - 15 -

tháng VIII đến XII hoặc tháng I Mùa mưa chính ở đây dài 5- 6 tháng, với lượng

mưa chiếm 77 ÷ 85% tổng lượng mưa năm Ba tháng mưa nhiều nhất là tháng IX –

XI với lượng mưa mỗi tháng đạt 300 ÷ 750 mm Trong mùa ít mưa chỉ có 1 đến 2

tháng có lượng mưa < 50 mm tuy nhiên đều > 30 mm ( Bảng 1.2)

Bảng 1.2: lượng mưa tháng và năm (mm) ở tỉnh Quảng Trị

( Tài nguyên khí hậu tỉnh Quảng Trị với sản xuất và đời sống- 2007)

7 Các hiện tượng thời tiết đặc biệt

Quảng Trị thuộc khu vực xảy ra nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan mang

tính thiên tai như: bão, lụt, hạn hán, gió khô nóng, mưa đá Nhìn chung, các hiện

tượng thời tiết cực đoan này đã mang lại hậu quả hết sức nặng nề không chỉ trong

sản xuất nông, ngư, lâm nghiệp nói riêng, trong hoạt động kinh tế nói chung mà cả

đến tài sản và sức khoẻ, vật chất và tinh thần của người dân Bão và hội tụ nhiệt đới

thường gặp từ tháng VI đến tháng X, thường xuyên là ở nửa cuối hè: các tháng VII -

X, nhiều nhất là trong tháng IX Mưa đá chỉ có thể quan sát thấy ở khu vực đồi núi

phía Tây trong tháng IV tháng V Tần suất hoạt động của mưa đá rất thấp, đây thực

sự là yếu tố không thuận lợi của điều kiện khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp

Trang 29

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ kỹ thuật Ngành Thủy văn học - 16 -

1.2.3 Đặc điểm thủy văn

1 Biến động dòng chảy theo thời gian

Dòng chảy năm tại Quảng Trị có giá trị moduld biến động trong khoảng 54- 73l/s.kmP

2

P

, thuộc khu vực có dòng chảy dồi dào so với trung bình cả nước, phần lớn nước tập trung vào mùa lũ Do sự phân bố nước không đều trong năm nên ở đây lũ rất khắc nghiệt và hạn hán cũng rất điển hình Có một số nơi giá trị moduld dòng chảy bình quân năm đạt tới 80 l/s.kmP

2

P

, như huyện Hướng Hóa (Quảng Trị), mùa lũ

từ tháng IX – XII, mùa kiệt kéo dài trong khoảng 8 tháng (I-VIII) Do độ dốc lớn nên lũ ở đây thường xảy ra nhanh và ác liệt gây nguy hiểm cho các hoạt động kinh

tế xã hội Thông thường mùa lũ xuất hiện chậm hơn mùa mưa khoảng một tháng Lũ lớn nhất thường xuất hiện trong tháng IX, X chiếm từ 25 – 31% tổng lượng nước

cả năm

2 Biến động dòng chảy theo không gian

Do địa hình tỉnh Quảng Trị có địa hình tạo thành các dải từ biển vào sâu trong lục địa: dải cát ven biển, đồng bằng ven biển, gò đồi, núi nên tính chất dòng chảy cũng có sự phân hóa theo không gian rõ rệt

Một số đặc trưng dòng chảy năm các lưu vực sông thuộc tỉnh Quảng Trị

được thể hiện ở (Bảng 1.3)

Bảng 1.3: Một số đặc trưng dòng chảy năm các lưu vực sông thuộc tỉnh Quảng Trị

(Đặc điểm thủy văn tỉnh Quảng Trị - 2002)

Mưa gây lũ chủ yếu là mưa do bão kết hợp với một số hình thế thời tiết khác, lượng mưa năm có xu hướng tăng dần từ biển (2400mm) vào đất liền (2800mm)

Trang 30

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ kỹ thuật Ngành Thủy văn học - 17 -

Đây là vùng có số liệu khí tượng, thủy văn ngắn, thiếu và gián đoạn nhất trong cả nước, không thận lợi cho việc tính toán trực tiếp theo số liệu thống kê

1.3 ĐẶC ĐIỂM HẢI VĂN

1.3.1 Dao động mực nước biển, thủy triều và xâm nhập mặn ở cửa sông

Dao động mực nước vùng cửa sông diễn ra rất phức tạp, đó là loại dao động tổng hợp do các nhân tố động lực đa nguồn gốc gồm các thành phần dao động tuần hoàn TR t R(t) và phi tuần hoàn TR k R(t) có thể biểu diễn dao động tổng hợp như sau:

T(t) = T o + T t (t) + T k (t)

Trong đó TR o Rlà mực nước trung bình nhiều năm

Trong thành phần dao động phi tuần hoàn TR k R(t) bao gồm một tập hợp các dao động do biến thiên của các trường khí áp, trường gió, dòng chảy sông suối và các biến thiên chu kỳ dài do nguyên nhân thủy triều thiên văn

1.3.1.1 Thủy triều (dao động mực nước tuần hoàn)

Khu vực ven biển Quảng Trị (Cửa Tùng, Cửa Việt) thuộc chế độ bán nhật triều (BNT) không đều Hầu hết các ngày trong tháng đều có 2 lần nước lớn, hai lần nước ròng, chênh lệch độ cao của 2 lần nước ròng khá rõ rệt Dạng triều phức tạp, với hai đỉnh tương đối bằng nhau, hai chân lệch nhau khá lớn, hoặc hai đỉnh, hai chân triều lệch nhau Thời gian triều dâng và thời gian triều rút của hai lần nước lớn

và hai lần nước ròng cũng khác nhau Tại Cửa Tùng biên độ triều thuộc loại nhỏ so với dọc bờ biển Việt Nam Trong kỳ nước cường, tại Cửa Việt khoảng 0,6 m Giữa

kỳ nước cường và kỳ nước kém, độ lớn triều chênh lệch nhau không nhiều

Mặc dù biên độ triều ở khu vực này nhỏ hơn so với các vùng biển khác của nước ta, nhưng do địa hình đáy có độ dốc và độ sâu lớn nên tốc độ dòng triều đạt giá trị tương đối cao khi triều rút Kết quả khảo sát, đo đạc cho thấy dòng triều ở khu vực nghiên cứu có giá trị nhỏ hơn so với dòng triều ở các cửa sông phía Bắc và phía Nam nước ta Tại khu vực cửa sông Cửa Việt, khi đo ở tầng 4,0 m và 6,0 m cho thấy, tốc độ dòng bán nhật triều đo được đạt từ 0,3 ÷ 0,4 m/s và giảm dần ra

Trang 31

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ kỹ thuật Ngành Thủy văn học - 18 -

ngoài khơi và vùng nước sâu, dòng toàn nhật có giá trị nhỏ hơn nhiều chỉ đạt 0,1 ÷ 0,2 m/s

1.3.1.2 Một số dao động mực nước phi tuần hoàn ở vùng cửa sông Cửa Tùng

và lân cận

- Nước dâng do bão: Khu vực từ Quảng Trị đến Đà Nẵng có bờ biển dốc,

vực nước sâu làm cho mực nước dâng do bão không lớn

- Nước dâng do gió mùa: Hiện tượng nước dâng do gió mùa chủ yếu xảy ra

vào thời kỳ hoạt động của gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam bởi gió có tốc

độ cao và thổi ổn định ở ngoài khơi Phân tích các kết quả quan trắc mực nước cho thấy: Trị số nước dâng do gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam ở ven biển cửa sông miền Trung không cao, trung bình đạt khoảng 30 ÷ 35 cm

- Nước dâng có tính toàn cầu

Theo báo cáo IPCC lần thứ 4 năm 2007, mực nước biển toàn cầu đã tăng trong thế kỷ XX với tốc độ ngày càng cao Hai nguyên nhân chính làm tăng mực nước biển là sự giãn nở nhiệt của nước đại dương và sự tan băng

Cũng theo báo cáo của IPCC năm 2007 ước tính mực nước biển dâng khoảng

26 ÷ 59 cm vào năm 2100, tuy nhiên không loại trừ khả năng tốc độ cao hơn

Một số nghiên cứu gần đây cho rằng mực nước biển toàn cầu có thể tăng 50

÷ 140 cm vào năm 2100 Kết quả tính toán các kịch bản phát thải trung bình ở Việt Nam cho thấy vào giữa thế kỷ XXI mực nước biển có thể dang 30 cm và đến cuối thế kỷ XXI mực nước biển dâng thêm từ 75 cm so với thời kỳ 1980 – 1999 Lúc đó thì đa số các vùng đất thấp ven biển và các phần cửa sông ven biển nước ta sẽ bị chìm sâu trong nước biển Quá trình dâng lên của mực nước biển đã thúc đẩy quá trình phá hủy bờ và gây nhiễm mặn vào các đồng bằng ven biển cũng như mức độ ngập lụt lâu dài của vùng hạ lưu Hậu quả của nó sẽ làm cho hệ sinh thái ven biển bị phá hủy, nhiều công trình ven biển như đê, kè, cầu cảng, khu du lịch bị bị tàn phá

Trang 32

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ kỹ thuật Ngành Thủy văn học - 19 -

Tốc độ vận chuyển bùn cát sẽ tăng, có thể gây bồi lấp các cửa sông đang ở trạng thái ổn định và chắn các cửa vào của các cảng biển

1.3.1.3 Xâm nhập mặn

Quy luật diễn biến mặn ở cửa sông thể hiện thực chất quá trình tương tác giữa hai khối nước ngọt của sông và nước mặn của biển Chính vì vậy mặn được xem là một trong những yếu tố chính để xác định phạm vi VCS Biến trình độ mặn vùng cửa sông không những đóng vai trò quan trọng xác định cấu trúc hệ sinh thái cửa sông mà còn xác định cấu trúc chế độ động lực nói chung vùng cửa sông ven biển

Độ mặn thay đổi theo thời gian và không gian , thay đổi theo chu kỳ triều và phụ thuộc vào nhiều yếu tố : Chế độ triều vùng cửa sông , độ dốc l òng sông , lưu lượng dòng chảy thượng nguồn Ngoài ra quá trình xâm nhập mặn vào các sông còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố như : Chế độ gió , sóng và các công trình khai thác nước, điều tiết nước trên sông Khu vực nghiên cứu có độ mặn lớn nhất xảy ra vào tháng III, IV và VII đây cũng đồng thời là những tháng kiệt nhất

Biến thiên độ mặn tháng cũng theo quy luật của biến thiên tháng của triều –

có nghĩa là trong một tháng có hai kì độ mặn lớn tương ứng với hai kì triều cường

và hai kì độ mặn nhỏ tương ứng với hai kì triều kém Các ngày xuất hiện độ mặn lớn nhất rơi vào những ngày đầu tháng và giữa tháng âm lịch và độ mặn nhỏ nhất thường xuất hiện vào đầu trung tuần của tháng âm lịch

1.3.2 Sóng biển

Sóng là động lực chính gây nên sự biến động của đường bờ Dưới tác động của sóng và dòng chảy sóng, bùn cát vùng ven bờ luôn được vận chuyển và phân phối lại Quá trình đó diễn ra không phải giống nhau trên tất cả các vị trí của đường bờ biển mà tùy thuộc vào hình thái và địa hình của mỗi đoạn bờ Những đột biến bất thường xảy ra như bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ), làm cho năng lượng của sóng tập trung vào một điểm cụ thể nào đó dẫn đến những thiệt hại nghiêm trọng cho con

Trang 33

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ kỹ thuật Ngành Thủy văn học - 20 -

người, nếu như không có biện pháp phòng chống thích hợp, giảm thiểu thiệt hại kịp thời Tại vùng ven biển Cửa Tùng và lân cận, sóng gió có tác động rất lớn đối với quá trình xói lở - bồi tụ bờ biển, biến động cửa sông và bồi lấp luồng tàu vào cảng

Chế độ sóng vùng nghiên cứu được chia thành 2 mùa chính:

+ Mùa đông ( Từ tháng XI đến tháng III năm sau): Sóng biển có hướng thịnh hành là NE (ĐB), độ cao sóng trung bình là 0,7 ÷ 0,8 m, riêng 3 tháng đầu mùa đông độ cao sóng trung bình khoảng từ 1,1 ÷ 1,2m Độ cao sóng lớn nhất đạt 6,0 m (xem bảng 1.4, hình 1 3)

Bảng 1.4: Độ cao sóng lớn nhất trạm cồn cỏ

(số liệu khí tượng - thủy, hải văn các trạm Đông Hà, Quảng Trị, Cửa Việt,Cồn Cỏ)

+ Mùa hè (từ tháng V đến tháng IX): Hướng sóng thịnh hành là ĐN, cũng có khi còn thấy sóng hướng ĐB và B Độ cao sóng trung bình khoảng 0,6 ÷ 0,7 m Độ cao sóng lớn nhất có thể đạt 3,0 ÷ 4,0 m Từ tháng VII – VIII, hướng sóng T, TN chiếm ưu thế, độ cao trung bình khoảng 0,7 m và cao nhất có thể lên đến 4,0 m Đặc biệt trong các tháng IX, X thường có bão hoạt động nên độ cao sóng có thể đạt 6,0 ÷ 7,0 m và có thể cao hơn nữa, như tại trạm Cồn Cỏ đã quan trắc được sóng cực đại là 9,0 m [22] (Bảng 1.4, Bảng 1.5, Hình 1.3)

(số liệu khí tượng - thủy, hải văn các trạm Đông Hà, Quảng Trị, Cửa Việt, Cồn Cỏ)

Trang 34

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ kỹ thuật Ngành Thủy văn học - 21 -

Hoa sóng tổng hợp năm

Hình 1.3: Hoa sóng tại trạm Cồn Cỏ theo tháng và năm (thời kỳ 1989 - 2008)

Trang 35

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ kỹ thuật Ngành Thủy văn học - 22 -

Theo kết quả phân tích, tính toán chế độ sóng trong đới nước nông theo số liệu của trạm Cồn Cỏ cho biết 4 hướng sóng có ý nghĩa đối với vùng cửa sông là B,

ĐB, Đ và ĐN Do không có các bar, đảo che chắn nên sóng nước nông có độ cao khá lớn Vào mùa đông, sóng ngoài khơi có hướng B khi vào gần bờ thì chuyển thành hướng ĐB nên hướng sóng ĐB chiếm tần suất khá lớn

Như vậy, sóng do gió ở vùng ven biển Quảng Trị mang tính chất của một vùng bờ biển hở điển hình Trong mùa đông, đoạn bờ biển Cửa Tùng chịu tác động của sóng hướng B, ĐB với tần suất và độ cao lớn Phần lớn sóng có hướng gần vuông góc với đường bờ đã gây xói lở rất mạnh Trong các tháng mùa hè (tháng V,

VI, VII), sóng ĐN, Đ chiếm ưu thế, độ cao nhỏ, có mức năng lượng thấp, hướng sóng không tác động mạnh tới đường bờ nên hiện tượng bồi tụ thường xảy ra Tuy nhiên, ngay trong các tháng chính đông sóng ĐN, Đ vẫn chiếm một tần suất khá lớn (tháng I là 32,7%, tháng X là 35,4%) vì vậy trong thơi gian bờ biển bị xói lở vẫn có lúc bờ biển được bồi tụ trở lại

Mặt khác, ở vùng ven biển Cửa Tùng do không có các đảo lớn chắn nên sóng trong đới nước nông ít chịu ảnh hưởng của trường gió địa phương mà chủ yếu do sóng ở ngoài biển khơi truyền vào Hiện tượng khúc xạ đã làm cho tia sóng có xu hướng vuông góc với đường bờ và giảm độ cao, nhưng hiệu ứng nước nông (do địa hình đáy biển khá dốc) làm tăng độ cao của sóng, thể hiện rõ nhất đối với trường sóng Đ, ĐB (những sóng có độ cao lớn)

1.4 ĐẶC ĐIỂM DÂN SINH KINH TẾ

1.4.1 Dân sinh

Dân số Tỉnh Quảng Trị tính đến năm 2011 là 604.671 người Quảng Trị tuy dân số không đông nhưng có cơ cấu dân số thuộc loại trẻ, lao động dồi dào, số người trong độ tuổi lao động là 325.000 người chiếm 53,4% tổng số dân Trong đó

số người có việc làm là hơn 318.000 người, chiếm 97,9% lực lượng lao động Cùng với việc gia tăng dân số thì lực lượng lao động cũng tăng theo, đây là yếu tố thuận

Trang 36

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ kỹ thuật Ngành Thủy văn học - 23 -

lợi về nguồn lao động Ngoài ra người Quảng Trị có truyền thống lao động cần cù, sáng tạo và có tác phong công nghiệp

1.4.2 Kinh tế

1 Nông nghiệp

Về nông nghiệp, thành tựu nổi bất nhất của tỉnh là đã giải quyết được cơ bản vấn đề an ninh lương thực trong tỉnh, góp phần ổn định đời sống của nhân dân Giá trị nông nghiệp của tỉnh tăng dần qua các năm như năm 1999 đạt 699 tỉ đồng, đến nay đã hơn 800 tỉ đồng Ngoài việc trồng các cây lương thực thực phẩm đủ để cung cấp cho nhu cầu trong tỉnh, Quảng Trị còn tăng cường phát triển cây công nghiệp dài ngày Đây là hướng phát triển chiến lược lâu dài của tỉnh vì các loại mặt hàng này là mặt hàng xuất khẩu chủ lực, góp phần tăng đáng kể kim ngạch xuất khẩu Một số cây công nghiệp đã được đầu tư và mang lại hiệu quả kinh tế cao như cao

su, cà phê, hồ tiêu

Ngành chăn nuôi của tỉnh cũng phát triển nhưng chưa thực sự ổn định Tỉ trọng của ngành trong giá trị sản xuất nông nghiệp có chiều hướng giảm dần

Nhìn chung, xu hướng phát triển nông nghiệp Quảng Trị những năm qua có

có những tiến bộ tích cực, đặt nền móng cho việc hướng đến xây dựng một nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, dù hiện tại, sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá của tỉnh còn chậm, các tiềm năng kinh tế vùng chưa được đầu tư khai thác đúng mức

Trang 37

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ kỹ thuật Ngành Thủy văn học - 24 -

lại sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng dần khả năng cạnh tranh Cơ cấu công nghiệp nhìn chung đã có sự chuyển dịch ở chừng mực nhất định Trong cơ cấu thành phần kinh tế, tỉ trọng của khu vực nhà nước có chiều hướng giảm, tỉ trọng ngoài quốc doanh tăng, hiện nay chiếm trên 50% và luôn chiếm tỉ trọng cao trong giá trị sản lượng công nghiệp Các ngành công ngiệp chủ yếu của tỉnh là công nghiệp vật liệu xây dựng và khai khoáng, công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ hải sản, công nghiệp cơ khí, công nghiệp dệt may

4 Thủy sản

Ngành ngư nghiệp cũng có nhiều khởi sắc Diện tích nuôi trồng thuỷ hải sản tăng qua các năm Tỉnh đầu tư, chú trọng phát triển các ngành chế biến thuỷ hải sản đông lạnh xuất khẩu, đã và đang tập trung đầu tư nâng cấp các khu dịch vụ nghề cá

để tạo tiền đề thuận lợi cho phát triển kinh tế biển như trung tâm thuỷ sản Cửa Việt, trung tâm thuỷ sản Cửa Tùng, cảng cá và khu dịch vụ hậu cần nghề cá ở đảo Cồn

Cỏ

5 Thương mại dịch vụ

Ngành thương mại, du lịch của tỉnh tăng trưởng tương đối ổn định Hoạt động của ngành thương mại đã thu hút khoảng gần 10% lao động xã hội của tỉnh Giá trị sản xuất, xuất khẩu của ngành ngày càng tăng Hoạt động kinh tế tại cửa khẩu Lao Bảo phát triển mạnh

Về dịch vụ, với những thuận lợi trong giao thông, Quảng Trị có điều kiện để giao thương kinh tế với các vùng, tỉnh thành trong cả nước và giao lưu buôn bán quốc tế Hiện các hoạt động thương mại, dịch vụ của tỉnh phát triển mạnh, đóng góp nhiều cho nền kinh tế của tỉnh Tỉ trọng của khu vực dịch vụ trong GDP toàn tỉnh chiếm 41%

6 Cơ sở hạ tầng

• Giao thông

Quảng Trị có hệ thống giao thông thuận lợi, bao gồm cả đường bộ, đường sắt

và đường thủy: Quốc lộ 1A, Đường ven biển song song với Quốc lộ 1A, Đường Hồ

Trang 38

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ kỹ thuật Ngành Thủy văn học - 25 -

Chí Minh, đường sắt chạy xuyên qua tỉnh theo hướng Bắc – Nam, Quốc lộ 9 gắn với Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo chạy theo hướng Đông – Tây; cảng Cửa Việt đang được đầu tư nâng cấp để đón tàu có trọng tải 5.000 đến 6.500 DWT

Những năm qua, tỉnh Quảng Trị đã đầu tư nâng cấp và mở rộng thêm nhiều tuyến giao thông mới, đa dạng, gồm đường bộ, đường sắt, đường thủy Trong đó, hệ thống giao thông nông thôn được cải thiện đáng kể, đến nay đã kiên cố hóa trên 32% tổng số chiều dài đường giao thông nông thôn trong tỉnh, 100% xã, phường, thị trấn có đường ô tô về trung tâm

Nhiều công trình có tính chiến lược như đường biên giới, ven biển, nội thị, đường đến các trung tâm kinh tế - xã hội của các vùng và nhiều công trình quan trọng như cầu Cửa Tùng, Cửa Việt, Bắc Phước, sông Hiếu, Vĩnh Phước được đầu

tư xây dựng, đã và đang hoàn thành góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế-

xã hội của tỉnh

Một số hệ thống giao thông huyết mạch hiện đại cũng đang được đầu tư hoặc

đề xuất các phương án xây dựng như: Hệ thống đường bộ cao tốc Bắc- Nam, tuyến cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo; nâng cấp Quốc lộ 1A đạt tiêu chuẩn 4 làn xe cơ giới Xây dựng tuyến tránh thành phố Đông Hà và tuyến tránh Khu di tích Hiền Lương; nâng cấp Quốc lộ 9 đoạn từ Quốc lộ 1A về cảng Cửa Việt đạt tiêu chuẩn cấp III; xây dựng tuyến tránh thị trấn Cam Lộ, thị trấn Khe Sanh; nâng cấp mở rộng tuyến tránh Đông Hà về phía Nam (đường 9D) và xây mới cầu vượt đường sắt, Quốc lộ 1 trên đường 9D

Xây dựng và hình thành các tuyến đường ngang, đường bộ ven biển để phục

vụ phát triển kinh tế, du lịch và an ninh - quốc phòng; tuyến đường hành lang biên giới trên địa bàn tỉnh Về đường sắt, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án xây dựng, nâng cấp đường sắt theo chủ trương của Chính phủ Nghiên cứu đề xuất xây dựng tuyến đường sắt cận cao tốc Lao Bảo - Mỹ Thủy trên tuyến hành lang Đông- Tây; tuyến đường sắt chuyên dùng Đông Hà - Cửa Việt Đối với đường thủy, nâng

Trang 39

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ kỹ thuật Ngành Thủy văn học - 26 -

cấp cảng Cửa Việt, đảm bảo cho tàu có trọng tải 3.000-5.000 DWT lưu thông an toàn, thuận tiện

Nghiên cứu xây dựng cảng Mỹ Thủy đáp ứng cho tàu từ 40.000- 50.000 DWT; nạo vét luồng đường sông Đông Hà - Cửa Việt và đầu tư nâng cấp cảng Đông Hà đảm bảo cho tàu trọng tải 200- 350 tấn cập cảng Xây dựng bến tàu và mở tuyến vận tải biển Cửa Việt - Cồn Cỏ, Cửa Tùng - Cồn Cỏ phục vụ nhu cầu đi lại giữa đất liền và huyện đảo Cồn Cỏ

• Điện

Phát triển hệ thống lưới điện 500KV, 220KV theo đồ án Quy hoạch phát triển điện lực chung của cả nước Xây dựng hệ thống lưới điện và các trạm biến áp đảm bảo cấp điện chocác khu dân cư, khu kinh tế, khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề

- Từng bước hiện đại và ngầm hóa hệ thống lưới điện đô thị Phát triển lưới điện để cung cấp cho những nơi chưa có điện

- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển các nguồn năng lượng tái tạo( phong điện, điện mặt trời, …) tại các vùng có điều kiện Nghiên cứu xây dựng hệ thống cấp điện cho huyện đảo Cồn Cỏ

• Bưu chính viễn thông

- Phát triển kết cấu hạ tầng bưu chính viễn thông có công nghệ hiện đại ngang tầm với các tỉnhtrong cả nước; phát triển mạng lưới bưu điện văn hóa xã đảm bảo cung cấp hầu hết dịch vụ bưu chính do bưu cục cung cấp Phấn đấu bảo đảm các thôn, cụm thôn có điểm cung cấp dịch vụ thiết yếu về bưu chính, đảm bảo thư báo đến đảo Cồn Cỏ kịp thời

- Phát triển viễn thông đáp ứng tốt nhu cầu về thông tin liên lạc Từng bước ngầm hóa mạng cáp viễn thông ở các đô thị Hiện đại hóa cơ sở vật chất, công nghệ phát thanh truyền hình Từng bước nghiên cứu xây dựng hệ thống phát thanh truyền hình cáp đa kênh, truyền hình tương tác, truyền hình theo yêu cầu

Trang 40

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ kỹ thuật Ngành Thủy văn học - 27 -

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN VÙNG CỬA SÔNG CHỊU ẢNH HƯỞNG TRIỀU VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Từ xa xưa, đời sống của con người đã gắn kết với VCS và nhiều VCS lớn đã từng là cái nôi của các nền văn minh Ở Viêt Nam, các vùng cửa sông của hệ thống sông Hồng – sông Thái Bình, sông Mã, sông Hương, sông Đồng Nai … đã gắn liền với cuộc sống của người dân từ hàng nghìn năm nay, chúng đã và đang góp phần phát triển bề vững kinh tế - xã hội của đất nước Các quá trình động lực ở VCS biến đổi mạnh mẽ theo không gian và thời gian làm cho diễn biến ở VCS rất phức tạp,

mà kết quả hoặc là cửa sông ngày càng được kéo dài ra biển với các bãi bồi, bar ngầm, hoặc là cửa sông ngày càng bị lấn sâu vào đất liền kéo theo hàng loạt các công trình dân sinh kinh tế ở khu vực này bị phá hủy

2.1 KHÁI NIỆM VỀ VÙNG CỬA SÔNG

2.1.1 Khái niệm cơ bản về vùng cửa sông

kho nước) hoặc là đoạn cuối cùng của một con sông [15]

Như vậy, cửa sông là một vùng giao tranh giữa nước sông và nước biển Bởi vậy ở cửa sông luôn xảy ra sự tranh chấp giữa nước mặn của biển và nước ngọt của sông trong lục địa, có sự thay đổi từ chế độ thủy văn sông sang chế độ thủy văn biển, các tính chất hóa lý, sinh học và môi trường nước, luôn biến động theo cả không gian và thời gian Do vậy giới hạn cửa sông thường được xác định bởi các dấu hiệu đặc điểm như sau:

Giới hạn phía trong cửa sông: Ở vị trí đáy trục lòng dẫn sông đạt độ sâu lớn nhất, nơi bề mặt mặt nước sông đạt tới độ dốc nhỏ nhất, ranh giới cuối của vùng không bị nhiễm mặn vào mùa kiệt

Giới hạn phải ngoài cửa sông: Ở ranh giới ngoài của các bar đảo cửa sông, nơi dòng chảy, dòng bồi tích sông bị tắt dần

Những đặc điểm cơ bản của quá trình cửa sông bao gồm

Ngày đăng: 03/10/2014, 11:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
13. Kixêlep P.G., Ansun A.D., Danhinsenkô N.V., Kaxpaxôn A.A., Kripsenkô G.I., Paskôp N.N.,Xlixki X.M. (1984) Sổ tay thủy lực. NXB “Nông nghiệp” Hà Nội, NXB “Mir” Maxcơva. 312tr. (Bản dịch từ Tiếng Nga của Lưu Công Đào, Nguyễn Tài ) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nông nghiệp” Hà Nội, NXB “Mir” Maxcơva. 312tr. ("Bản dịch từ Tiếng Nga của Lưu Công Đào, Nguyễn Tài
Nhà XB: NXB “Nông nghiệp” Hà Nội
27. Đề tài nhánh thuộc đề tài “Xây dựng cơ sở dữ liệu và đánh giá đặc điểm khí tượng thủy văn phục vụ phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Trị”. Hà Nội (2000). 79tr.Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng cơ sở dữ liệu và đánh giá đặc điểm khí tượng thủy văn phục vụ phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Trị
Tác giả: Đề tài nhánh thuộc đề tài “Xây dựng cơ sở dữ liệu và đánh giá đặc điểm khí tượng thủy văn phục vụ phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Trị”. Hà Nội
Năm: 2000
1. Lại Huy Anh và nnk (2001), Nghiên cứu địa hình – địa mạo và vẽ bản đồ địa mạo tỉnh Quảng Trị (tỷ lệ 1:50.000), Báo cáo tổng kết đề tài, 35tr, tài liệu lưu trữ Viện Địa lý, Hà Nội Khác
2. Trần Ngọc Anh (2010), Đánh giá tình hình xói lở và bồi lắng các dòng sông trên hệ thống sông Thạch Hãn tỉnh Quảng Trị, Báo cáo tổng kết dự án cấp tỉnh Quảng Trị, Hà Nội Khác
3. Nguyễn Cảnh Cầm, Nguyễn Văn Cung, Lưu Công Đào, Nguyễn Như Khuê, Võ Xuân Minh, Hoàng Văn Quý, Vũ Văn Tảo (2006). Thủy lực Tập II. NXB Nông nghiệp Hà Nội. 379tr Khác
4. Đào Đình Châm (2012), Nghiên cứu diễn biến vùng cửa sông Cửa Việt, Tỉnh Quảng Trị phục vụ thoát lũ và giao thông thủy, Luận án Tiến sĩ địa lý, Hà Nội Khác
5. N guyễn Văn Cư và nnk (1990), Động lực vùng ven biển và cửa sông Việt Nam - phần nghiên cứu cửa sông, Báo cáo tổng kết đề tài 48B-02 -01, Viện Khoa học Việt Nam, Hà Nội Khác
6. Nguyễn Văn Cư và nnk (2004), Nghiên cứu, dự báo và các giải pháp phòng chống sạt lở bờ biển, cửa sông nhằm khai thông luồng và bảo vệ cảng Cửa Việt, Báo cáo tổng kết đề tài cấp tỉnh Quảng Trị, Lưu trữ tại Viện Địa lý, Hà Nội Khác
7. Nguyễn Xuân Hãn và nnk (2001), Nghiên cứu đáng giá các sự cố và tác động tiềm ẩn của môi trường tự nhiên khu vực Đông Hà, Quảng Trị, Cửa Việt, Báo cáo tổng hợp đề tài, 196tr, Hà Nội Khác
8. Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Công Hiếu (2007), Tài nguyên khí hậu tỉnh Quảng Trị với sản xuất và đời sống, Bộ sách chuyên khảo các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tỉnh Quảng Trị, NXB. KHTN&amp;CN, Hà Nội Khác
9. Trương Quang Học và nnk, (2003),Nghiên cứu những vấn đề kinh tế - xã hội – môi trường vùng sinh thái đặc thù Quảng Bình – Quảng Trị, Báo cáo tổng kết đề tài cấp Nhà nước, mã số KC.08.07, Hà Nội. 331tr Khác
10. Nguyễn Mạnh Hùng, (2010), Biến động bờ biển và cửa sông Việt Nam. NXB Khoa học tự nhiên và công nghệ. 243tr Khác
11. Nguyễn Thị Thảo Hương (2000), Nghiên cứu diễn biến cửa sông thủy triều phục vụ cho khai thác thủy lợi, giao thông. Luận án Tiến sĩ kỹ thuật, Trường Đại học Thủy lợi, Hà Nội Khác
12. Nguyễn Như Khuê (1985). Nghiên cứu triển khai tính thủy lực dòng không ổn định trên hệ thống sông nước Việt Nam. Tóm tắt Tập hợp công trình bảo vệ học vị Phó tiến sĩ Khoa học kỹ thuật. Trường Đại học Thủy lợi, 45tr Khác
15. Nguy ễn Văn Lai, Nguyễn Thị Phương Thảo (2006). Giáo trình Mực nước và Dòng chảy, Trường ĐH Thủy lợi, 253tr Khác
16. Nguyễn Văn Lai, Nguyễn Việt Hưng (2006)-Mô hình bể chứa tuyến tính (LTANK- Linear Tank) và khả năng ứng dụng ở Việt Nam.Tạp chí KHKT Thuỷ lợi và Môi trường. Trường ĐH Thuỷ lợi, Số 14 tháng 8/2006, tr.37-43 Khác
17. Nguyễn Tiến Lam (2009) Thủy động lực và động lực hình thái của hệ thống cửa sông chịu tác động theo mùa cửa Thuận An và Tư Hiền, Thưà Thiên Huế, Luận án Tiến sỹ, trường Đại học Công nghệ Delft, Hà Lan Khác
18. N guyễn Bá Quỳ (1994), một số vấn đề diễn biến cửa sông vùng triều dưới ảnh hưởng của bão, lũ, Luận án PGS KHKT, Hà Nội Khác
19. Lê Văn Nghinh, Bùi Công Quang, Hoàng Thanh Tùng, (2005), Bài giảng Mô hình toán thủy văn. Trường Đại học Thủy lợi Bộ môn Tính toán thủy văn.148tr Khác
20. Lê Văn Nghinh, (2007), Bài giảng môn học Phân tích tính toán thủy văn, Trường Đại học Thủy lợi Bộ môn Tính toán Thủy văn. 126tr Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1:  Đặc điểm địa hình - nghiên cứu chế độ động lực học vùng cửa tùng sông bến hải (tỉnh quảng trị) dưới tác động của các công trình thủy lợi
Hình 1.1 Đặc điểm địa hình (Trang 18)
Hình 1.2:  Sơ đồ mạng lưới sông suối tỉnh Quảng Trị - nghiên cứu chế độ động lực học vùng cửa tùng sông bến hải (tỉnh quảng trị) dưới tác động của các công trình thủy lợi
Hình 1.2 Sơ đồ mạng lưới sông suối tỉnh Quảng Trị (Trang 22)
Hình 3.1:  Sơ đồ sai phân 6 điểm Abbott cho phương trình liên tục - nghiên cứu chế độ động lực học vùng cửa tùng sông bến hải (tỉnh quảng trị) dưới tác động của các công trình thủy lợi
Hình 3.1 Sơ đồ sai phân 6 điểm Abbott cho phương trình liên tục (Trang 57)
Hình 3.3:  Sơ đồ các bước tính toán trong MIKE 11 - nghiên cứu chế độ động lực học vùng cửa tùng sông bến hải (tỉnh quảng trị) dưới tác động của các công trình thủy lợi
Hình 3.3 Sơ đồ các bước tính toán trong MIKE 11 (Trang 63)
Hình 3.4:  Sơ đồ mạng lưới tính toán vùng hạ lưu sông Bến Hải và các biên tính - nghiên cứu chế độ động lực học vùng cửa tùng sông bến hải (tỉnh quảng trị) dưới tác động của các công trình thủy lợi
Hình 3.4 Sơ đồ mạng lưới tính toán vùng hạ lưu sông Bến Hải và các biên tính (Trang 64)
Hình 3.12:  Biểu đồ quá trình mực nước tính toán, thực đo trạm Thạch Hãn năm - nghiên cứu chế độ động lực học vùng cửa tùng sông bến hải (tỉnh quảng trị) dưới tác động của các công trình thủy lợi
Hình 3.12 Biểu đồ quá trình mực nước tính toán, thực đo trạm Thạch Hãn năm (Trang 81)
Hình 3.14:  Biểu đồ quá trình mực nước tính toán, thực đo trạm Đông Hà năm 2009 - nghiên cứu chế độ động lực học vùng cửa tùng sông bến hải (tỉnh quảng trị) dưới tác động của các công trình thủy lợi
Hình 3.14 Biểu đồ quá trình mực nước tính toán, thực đo trạm Đông Hà năm 2009 (Trang 82)
Hình 3.16:  Biểu đồ quá trình mực nước tính toán, thực đo trạm Thạch Hãn năm - nghiên cứu chế độ động lực học vùng cửa tùng sông bến hải (tỉnh quảng trị) dưới tác động của các công trình thủy lợi
Hình 3.16 Biểu đồ quá trình mực nước tính toán, thực đo trạm Thạch Hãn năm (Trang 83)
Hình 3.18:  Biểu đồ quá trình mực nước tính toán, thực đo trạm Đông Hà năm 2008 - nghiên cứu chế độ động lực học vùng cửa tùng sông bến hải (tỉnh quảng trị) dưới tác động của các công trình thủy lợi
Hình 3.18 Biểu đồ quá trình mực nước tính toán, thực đo trạm Đông Hà năm 2008 (Trang 84)
Hình 3.20: Các thành ph ần theo phương x và y - nghiên cứu chế độ động lực học vùng cửa tùng sông bến hải (tỉnh quảng trị) dưới tác động của các công trình thủy lợi
Hình 3.20 Các thành ph ần theo phương x và y (Trang 91)
Hình 3.21: Minh h ọa lưới tính sử dụng trong mô phỏng - nghiên cứu chế độ động lực học vùng cửa tùng sông bến hải (tỉnh quảng trị) dưới tác động của các công trình thủy lợi
Hình 3.21 Minh h ọa lưới tính sử dụng trong mô phỏng (Trang 93)
Hình 3.22:  Sơ đồ bố trí các trạm quan trắc đợt khảo sát tháng 8/2009 - nghiên cứu chế độ động lực học vùng cửa tùng sông bến hải (tỉnh quảng trị) dưới tác động của các công trình thủy lợi
Hình 3.22 Sơ đồ bố trí các trạm quan trắc đợt khảo sát tháng 8/2009 (Trang 94)
Hình 3.23:  Mạng thủy lực một chiều trên lưu vực sông Bến Hải - nghiên cứu chế độ động lực học vùng cửa tùng sông bến hải (tỉnh quảng trị) dưới tác động của các công trình thủy lợi
Hình 3.23 Mạng thủy lực một chiều trên lưu vực sông Bến Hải (Trang 95)
Hình 3.24:  Độ cao và hướng sóng trạm Cồn Cỏ năm 2000 - nghiên cứu chế độ động lực học vùng cửa tùng sông bến hải (tỉnh quảng trị) dưới tác động của các công trình thủy lợi
Hình 3.24 Độ cao và hướng sóng trạm Cồn Cỏ năm 2000 (Trang 96)
Hình 3. 26:  Độ cao và hướng gió trạm Cồn Cỏ năm 2000 - nghiên cứu chế độ động lực học vùng cửa tùng sông bến hải (tỉnh quảng trị) dưới tác động của các công trình thủy lợi
Hình 3. 26: Độ cao và hướng gió trạm Cồn Cỏ năm 2000 (Trang 97)
Hình 3.29:  So sánh lưu tốc và hướng dòng chảy thực đo và tính toán tại điểm B1 - nghiên cứu chế độ động lực học vùng cửa tùng sông bến hải (tỉnh quảng trị) dưới tác động của các công trình thủy lợi
Hình 3.29 So sánh lưu tốc và hướng dòng chảy thực đo và tính toán tại điểm B1 (Trang 99)
Hình 3.30: Bi ến trình mực nước tính toán và thực đo tại điểm đo K (6/2012) - nghiên cứu chế độ động lực học vùng cửa tùng sông bến hải (tỉnh quảng trị) dưới tác động của các công trình thủy lợi
Hình 3.30 Bi ến trình mực nước tính toán và thực đo tại điểm đo K (6/2012) (Trang 100)
Hình 4.1:  Cửa Tùng - nghiên cứu chế độ động lực học vùng cửa tùng sông bến hải (tỉnh quảng trị) dưới tác động của các công trình thủy lợi
Hình 4.1 Cửa Tùng (Trang 102)
Hình 4.2:  Vị trí cầu, cảng cá và kè trên ảnh Google - nghiên cứu chế độ động lực học vùng cửa tùng sông bến hải (tỉnh quảng trị) dưới tác động của các công trình thủy lợi
Hình 4.2 Vị trí cầu, cảng cá và kè trên ảnh Google (Trang 103)
Hình 4.3:  Vị trí điểm trích kết quả tính toán VCS Cửa Tùng - nghiên cứu chế độ động lực học vùng cửa tùng sông bến hải (tỉnh quảng trị) dưới tác động của các công trình thủy lợi
Hình 4.3 Vị trí điểm trích kết quả tính toán VCS Cửa Tùng (Trang 104)
Hình 4.5:  Hoa sóng tổng hợp tại các điểm trích tính toán VCS Cửa Tùng năm 2009 - nghiên cứu chế độ động lực học vùng cửa tùng sông bến hải (tỉnh quảng trị) dưới tác động của các công trình thủy lợi
Hình 4.5 Hoa sóng tổng hợp tại các điểm trích tính toán VCS Cửa Tùng năm 2009 (Trang 109)
Hình 4.6:  Trường sóng và trường dòng chảy tương ứng theo hướng Đông Bắc trong mùa lũ - nghiên cứu chế độ động lực học vùng cửa tùng sông bến hải (tỉnh quảng trị) dưới tác động của các công trình thủy lợi
Hình 4.6 Trường sóng và trường dòng chảy tương ứng theo hướng Đông Bắc trong mùa lũ (Trang 113)
Hình 4.8:  Trường sóng và trường dòng chảy tương ứng theo hướng Đông Bắc tại thời điểm đỉnh kỳ triều cường - nghiên cứu chế độ động lực học vùng cửa tùng sông bến hải (tỉnh quảng trị) dưới tác động của các công trình thủy lợi
Hình 4.8 Trường sóng và trường dòng chảy tương ứng theo hướng Đông Bắc tại thời điểm đỉnh kỳ triều cường (Trang 115)
Hình 4.9:  Trường sóng và trường dòng chảy tương ứng theo hướng Đông Bắc tại thời điểm đỉnh kỳ triều cường - nghiên cứu chế độ động lực học vùng cửa tùng sông bến hải (tỉnh quảng trị) dưới tác động của các công trình thủy lợi
Hình 4.9 Trường sóng và trường dòng chảy tương ứng theo hướng Đông Bắc tại thời điểm đỉnh kỳ triều cường (Trang 116)
Hình 4.10:  Trường sóng và trường dòng chảy tương ứng theo hướng Đông Bắc tại thời điểm chân kỳ triều cường - nghiên cứu chế độ động lực học vùng cửa tùng sông bến hải (tỉnh quảng trị) dưới tác động của các công trình thủy lợi
Hình 4.10 Trường sóng và trường dòng chảy tương ứng theo hướng Đông Bắc tại thời điểm chân kỳ triều cường (Trang 117)
Hình 4.16:  Trường sóng và trường dòng chảy tương ứng theo hướng Đông Bắc tại thời điểm đỉnh triều kém - nghiên cứu chế độ động lực học vùng cửa tùng sông bến hải (tỉnh quảng trị) dưới tác động của các công trình thủy lợi
Hình 4.16 Trường sóng và trường dòng chảy tương ứng theo hướng Đông Bắc tại thời điểm đỉnh triều kém (Trang 123)
Hình 4.17:  Trường sóng và trường dòng chảy tương ứng theo hướng Đông Bắc tại thời điểm đỉnh triều kém - nghiên cứu chế độ động lực học vùng cửa tùng sông bến hải (tỉnh quảng trị) dưới tác động của các công trình thủy lợi
Hình 4.17 Trường sóng và trường dòng chảy tương ứng theo hướng Đông Bắc tại thời điểm đỉnh triều kém (Trang 124)
Hình 4.19:  Trường sóng và trường dòng chảy tương ứng theo hướng Đông Bắc tại thời điểm chân triều kém - nghiên cứu chế độ động lực học vùng cửa tùng sông bến hải (tỉnh quảng trị) dưới tác động của các công trình thủy lợi
Hình 4.19 Trường sóng và trường dòng chảy tương ứng theo hướng Đông Bắc tại thời điểm chân triều kém (Trang 126)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w