Mục đích nghiên cứu Để tìm ra một phương án vận dụng quan điểm hoạt động QĐHĐ vào dạy học Số học và Đại số lớp 6 ở trường phổ thông nước CHDCND Lào.. 3 Quan điểm hoạt động trong dạy học
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Quá trình hoạt động dạy học có liên quan đến những khả năng trí tuệ, năng lựcchuyên môn, các phẩm chất nghề nghiệp và thuộc tính nhân cách để hoạt động lĩnhhội chuyển hóa thành tài sản riêng cho bản thân con người Những lí luận dạy học
đã khẳng định phương pháp dạy học là cách thức hoạt động giải quyết các nhiệm vụdạy học Việc lựa chọn và sử dụng phương pháp dạy học phù hợp luôn có ý nghĩarất quan trọng đối với chất lượng dạy học Trong chiến lược cải cách hệ thống giáo
dục quốc gia CHDCND Lào, năm 2006-2015 đã đề ra “việc đổi mới mục tiêu, nội
dung chương trình giáo dục mới” và“đào tạo-bồi dưỡng giáo viên và đổi mới phương pháp dạy học” Nhưng thực tế, việc dạy học môn toán ở trường THCS nước
CHDCND Lào cho thấy là chưa đổi mới đáng kể và chưa có nghiên cứu về sự vậndụng quan điểm hoạt động vào trong dạy học môn toán
Xuất phát từ những lí do trên, đề tài được chọn là “Vận dụng quan điểm hoạt
động vào dạy học Số học và Đại lớp 6 ở trường phổ thông nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.”
2 Mục đích nghiên cứu
Để tìm ra một phương án vận dụng quan điểm hoạt động (QĐHĐ) vào dạy
học Số học và Đại số lớp 6 ở trường phổ thông nước CHDCND Lào
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án có nhiệm vụ trả lời những câu hỏi khoa học sau đây:
(1) Yêu cầu và thực trạng về phương pháp dạy học môn Toán hiện nay ở trường phổ thông nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào là gì?
(2) Quan điểm hoạt động được thể hiện trong dạy học môn Toán ở nhà trường phổ thông như thế nào?
(3) Quan điểm hoạt động trong dạy học môn Toán được vận dụng vào dạy học
Số học và Đại số ở lớp 6 trường phổ thông nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào theo cách như thế nào ?
Trang 2(4) Vận dụng phương án đã đề xuất khi thực hiện nhiệm vụ 3 vào thực tiễn dạy học sẽ đưa lại kết quả gì ?
4 Giả thuyết khoa học
Nếu người giáo viên Toán được bồi dưỡng về quan điểm hoạt động theo cáchtiếp cận lý thuyết kết hợp thực hành thì quan điểm đó sẽ được vận dụng có hiệu quảvào thực tiễn dạy học, góp phần đổi mới phương pháp dạy học bởi vì quan điểmhoạt động là yếu tố cốt lõi của phương pháp dạy học tích cực trong nhà trường phổthông
5 Phương pháp nghiên cứu
Dùng phương pháp nghiên cứu lý luận để giải quyết nhiệm vụ (2), (3), và
một phần của nhiệm vụ (1)(yêu cầu về phương pháp dạy học Toán ở Lào);
Dùng phương pháp điều tra, quan sát để giải quyết một phần của nhiệm vụ (1)(thực trạng về phương pháp dạy học ở Lào) và một phần của nhiệm vụ (4)
(quan sát khi thực nghiệm sư phạm)
Dùng phương pháp thực nghiệm sư phạm để giải quyết nhiệm vụ (4)
6 Sự đóng góp của luận án
Về mặt lí luận: Chứng minh tính đúng đắn của quan điểm hoạt động đã vận dụng
có hiệu quả vào một điều kiện mới, hoàn cảnh dạy học môn Toán ở trường phổthông nước CHDCND Lào
7 Cấu trúc của luận án
Luận án bao gồm mở đầu, kết luận và 3 chương:
Chương I Cơ sở lý luận và thực tiễn Chương II Vận dụng quan điểm hoạt độngvào dạy học Số học và Đại số lớp 6 ở trường phổ thông nước CHDCND Lào Chương III Thực nghiệm sư phạm
Trang 3Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Quan điểm hoạt động trong dạy học môn Toán ở trường phổ thông
1.1.1 Một số nội dung về hoạt động trong tâm lý học
Quá trình hoạt động và thông qua hoạt động, mỗi người tự sinh thành ramình, tạo dựng và phát triển ý thức của mình Trong tài liệu Tư tưởng đạo đức,
C Mac và PH Ăngghen: “chính con người khi phải triển sự sản xuất vật chất và sựgiao tiếp vật chất của mình, đã làm biến đổi cùng với sự tồn tại hiện thực của mình
cả tư duy lẫn sản phẩm tư duy của mình”
Đối tượng hoạt động là động cơ thực sự của hoạt động Theo luận điểm củaL.S.Vugotski, A.N.Leonchiev: “hoạt động là bản thể của tâm lí”, tức là hoạt độngcủa con người chính là nơi sản sinh ra tâm lí con người Ý thức là sản phẩm củahoạt động và làm khâu trung gian để con người tác động vào hiện tượng, các hiệntượng tâm lí đều có bản chất hoạt động Quan hệ giữa tâm lí và hoạt động là quan
hệ giữa, một bên là điều kiện, mục đích, động cơ, một bên là thao tác, hành động,hoạt động
1.1.1.1 Khái niệm về hoạt động
Chúng ta có thể hiểu hoạt động là quá trình tác động qua lại giữa con ngườivới thế giới xung quanh để tạo ra sản phẩm về phía thế giới và sản phẩm về phíacon người Con người vừa tạo ra sản phẩm về phía thế giới, vừa tạo ra tâm lí củachính mình và tâm lí của con người chỉ có thể được bộc lộ, hình thành trong hoạtđộng và thông qua hoạt động Theo tâm lí học mác xít, cuộc sống con người là mộtdòng hoạt động, con người là chủ thể của các hoạt động thay thế nhau NguyễnXuân Thức đã cho rằng: hoạt động là phương thức tồn tại của con người
Chiều thứ nhất là quá trình tác động của con người với tư cách là chủ thể vàothế giới (thế giới đồ vật), tạo ra sản phẩm mà trong đó chứa đựng các đặc điểm tâm
lí của người tạo ra nó, hay gọi là quá trình xuất tâm hay quá trình đối tượng hóa
Chiều thứ hai là quá trình con người chuyển những cái chứa đựng trong thế giới vào bản thân mình, con người có thêm kinh nghiệm về thế giới, những thuộc tính, những quy luật của thế giới…được con người lĩnh hội, nhập vào vốn hiểu biết
Trang 4của mình, hay gọi là quá trình chủ thể hóa hay quá trình nhập tâm
1.1.1.2 Các đặc điểm của hoạt động
- Hoạt động bao giờ cũng là hoạt động có đối tượng sẵn có hoặc xuất hiện ngaytrong quá trình hoạt động Hoạt động học tập là nhằm vào tri thức, kĩ năng, kĩ xảo…
để biết, hiểu, tiếp thu và đưa vào vốn kinh nghiệm của bản thân, tức là lĩnh hội cáctri thức, kĩ năng, kĩ xảo ấy
- Hoạt động bao giờ cũng do chủ thể tiến hành Giáo viên là chủ thể của hoạt độngdạy và học Học sinh là chủ thể của hoạt động học tập Chủ thể có khi là một người,
có khi là một số người Cả thầy và trò cùng là chủ thể của hoạt động dạy và học
- Hoạt động vận hành theo nguyên tắc gián tiếp hay sử dụng công cụ Con người
sử dụng tiếng nói, chữ viết, con số và các hình ảnh tâm lí làm công cụ tâm lí để tổchức, điều khiển thế giới tinh thần ở mỗi con người
- Hoạt động bao giờ cũng có mục đích nhất định Trong mọi hoạt động tính mụcđích của con người là rất rõ rệt Học tập để có tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, thỏa mãnnhu cầu nhận thức và chuẩn bị hành trang bước vào cuộc sống
1.1.1.3 Cấu trúc của hoạt động
Cuộc sống của con người là một dòng các hoạt động Hoạt động nào cũng cóđộng cơ thúc đẩy, có các hành động để nhằm đạt tới mục đích và giải quyết mộtnhiệm vụ nhất định Mục đích được quy định bởi các phương tiện, điều kiện cụ thểnơi diễn ra hành động Hành động do các thao tác hợp thành, các thao tác phụ thuộcvào các phương tiện, điều kiện cụ thể để đạt mục đích
1.1.1.4 Các dạng hoạt động
Hoạt động của con người được chia thành hai loại: hoạt động lao động vàhoạt động giao tiếp Nếu xét về phương diện phát triển cá thể lại có ba loại hìnhhoạt động kế tiếp nhau đó là hoạt động vui chơi, học tập và lao động Ngoai ra, cònchia hoạt động ra bốn loại như hoạt động biến đổi, hoạt động nhận thức, hoạt độngđịnh hướng giá trị và hoạt động giao tiếp Hoạt động dạy và học là một loại hoạt động nhận thức, tức là một loại hoạt động tinh thần, không làm biến đổi các đồ vật thực, quan hệ thực vv mà con người phân tích, tổng hợp, khái quát, ghi nhớ các
Trang 5 Số học, đại số và giải tích gồm có nội dung về tập hợp số, phép biến đổi đồng nhất, phương trình và bất phương trình, hàm số và đồ thị, những yếu tố của phép tính vi phân tích phân, những yếu tố tổ hợp và xác suất.
Hình học có những nội dung về khái niệm hình học, đại lượng hình học, hệ thức lượng trong hình học, các phép biến hình như phép dời hình và phép đồng dạng, véc tơ và tọa độ.
1.1.2.2 Hoạt động của học sinh trong học tập môn Toán ở trường PT
Nội dung môn Toán ở trường phổ thông có liên hệ mật thiết với các dạng hoạtđộng như hoạt động nhận dạng và thể hiện, hoạt động Toán học phức hợp, hoạtđộng trí tuệ phổ biến trong Toán học, hoạt động trí tuệ chung và hoạt động ngônngữ
1.1.2.3 Quan điểm hoạt động trong dạy học môn Toán ở trường PT
Thành phần tâm lí cơ bản của hoạt đông là: Động cơ, thao tác, nội dung và kếtquả [19,tr.73] Quan điểm hoạt động trong PPDH được thể hiện ở các tư tưởng chủđạo sau:
a) Cho HS thực hiện và tập luyện những hoạt động và hoạt động thành phần tương thích với nội dung và mục đích dạy học
b) Gợi động cơ học tập và tiến hành hoạt động
c) Truyền thụ tri thức, đặc biệt là những tri thức phương pháp như phương tiện và
Trang 6kết quả của hoạt động.
d) Phân bậc hoạt động làm chỗ dựa cho việc điều khiển quá trình dạy học
1.1.3 Hoạt động chủ yếu của học sinh lớp 6 trong học tập môn Toán
Mỗi nội dung dạy học đều liên hệ với những hoạt động nhất định Nội dung môn Toán 6 chủ yếu là các khái niệm, các qui tắc và các bài tập Các hoạt động chủ yếu của học sinh lớp 6 trường THCS nước CHDCND Lào là: hoạt động nhận dạng, thể hiện một khái niệm, một qui tắc, một phương pháp; hoạt động Toán học phức hợp; hoạt động trí tuệ chung và hoạt động ngôn ngữ.
1.1.4 Ý nghĩa của quan điểm hoạt động trong dạy học môn Toán ở trường phổ thông: Quan điểm hoạt động phản ánh các thành phần tâm lý cơ bản của hoạt động,
là thành tố cở sở của PPDH và chứng minh quan điểm của Mác xít về sự phát triểncủa con người Trong hoạt đông dạy học làm cho học sinh tiến hành hoạt động họctập tự giác, tích cực, có hiệu quả và đảm bảo sự phát triển toàn diện của cơ thể
1.2 Về đổi mới PPDH
1.2.1 Sự cần thiết phải đổi mới PPDH
Sự phát triển vững mạnh nguồn nhân lực cần phải củng cố PPDH theo
hướng tăng cường tổ chức hoạt động để đào tạo và bồi dưỡng trình độ kiến thức, kĩ năng tự chủ học thường xuyên (tự học, tự nghiên cứu) và học suốt đời và có tính sáng tạo, tạo điều kiện để biến tập thể HS thành môi trường học thuận lợi, học sinh tương tác học tập lẫn nhau và thi đua học tập lẫn nhau và thúc đẩy tính tích cực của quá trình dạy học
1.2.2 Định hướng đổi mới PPDH
Một con đường, nếu không muốn nói là con đường duy nhất, là phải tạo cơ hội
và tổ chức cho HS học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tích cực, tự giác, chủđộng và sáng tạo Điều đó cần được trở thành định hướng cho việc đổi mới phươngpháp dạy học hiện nay ở Việt Nam và gọi tắt là định hướng hoạt động[23] Địnhhướng đổi mới PPDH đó cũng là định hướng đổi mới PPDH ở trường PT nước CHDCND Lào
1.3 Nội dung chương trình và sách giáo khoa môn Toán lớp 6 trường
Trang 7THCS nước CHDCND Lào
Chương trình THCS ở nước CHDCND Lào gồm có 4 lớp: 6,7,8 và 9 Chương trình lớp 6 của nước CHDCND Lào tương đương với lớp 6 ở Việt Nam Sách giáo khoa toán lớp 6 của nước CHDCND Lào được biên soạn theo chương trình cải cách giáo dục và được phát hành sử dụng năm 2010.
Sách giáo khoa toán lớp 6 của nước CHDCND Lào bao gồm có 2 phần:
có 21 bài về đại số, 10 bài về hình học và phân bố thời gian là 143 tiết dạy trong khoảng thời gian là 33 tuần, học kỳ một dạy 17 tuần, học kỳ hai dạy 16 tuần và mỗi tuần dạy 4 tiết
1.4 Thực trạng về dạy học môn Toán ở trường PT nước CHDCND Lào 1.4.1 Mục đích, đối tượng của sự khảo sát thực trạng
Sự khảo sát nhằm tìm hiểu và đánh giá thực trạng dạy học để làm cơ sở thựctiễn đề xuất cách vận dụng QĐHĐ trong dạy học môn Toán lớp 6 trường THCS ởThủ đô Viêng Chăn, nước CHDCND Lào Số lượng khảo sát là 100 GV dạy mônToán của 18 trường THCS bằng các phiếu điều tra và kết quả học tập của 3812 HS đối tượng
1.4.2 Tình hình giáo dục nói chung
HS phổ thông bỏ học nhiều cụ thể là năm 2010, HS trường THCS bỏ học12.6%, HS trường THPT bỏ học 9.3%; tỉ lệ HS tốt nghiệp theo khối học THCS là68.9% và THPT là 75.3%; Năm 2012-2013, HS trường THCS bỏ học 8.5%, HS trường THPT bỏ học 7.2%, trong đó HS lớp 6 bỏ học là 11.7% và HS lớp 10
bỏ học là 10.1%; HS có tuổi 11-14 còn học ở trường Tiểu học có tới 29.8%, chỉ có 50.4% HS đi học đúng tuổi ở trường THCS; HS có tuổi 15-17 còn học
ở tiểu học là 1.4%, học ở THCS là 23.7%, chỉ có 23.8% đi học đúng tuổi ở trường PTTH và còn 51.1% không thấy học ở trường PT.Việc bồi dưỡng GVchưa rộng rãi và chưa sâu về chuyên môn, chất lượng bồi dưỡng GV còn thấp, GV
ít sử dụng các PPDH khuyến khích HS học tập, GV sử dụng PPDH chủ yếu là thầygiảng giải-học trò nghe, ghi nhớ, học thuộc, làm theo mẫu và thiếu GV giảng dạy
Trang 8Số HS trong lớp học quá đông, chất lượng dạy học còn thấp, kết quả học tập giữa thành phố và nông thôn khác nhau
1.4.3 Kết quả của sự điều tra thực trạng dạy học môn Toán ở một số trường
PT nước CHDCND Lào trong những năm 2006 - 2010
1.4.3.1 Tình hình của giáo viên
a) Việc vận dụng phương pháp dạy học của giáo viên
b) Việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của GV về PPDH
c) Những khó khăn khi vận dụng phương pháp dạy học tích cực
d) Sự quan tâm của người quản lí
1.4.3.2 Tình hình học tập của học sinh
1.4.3.3 Kết luận rút ra từ điều tra thực trạng
Tình hình dạy học môn Toán ở các trường PT của thủ đô Viêng Chăn, nóichung chất lượng học tập còn kém khi so sánh với yêu cầu của khoa học – xã hộihiện nay Kết quả học tập kém đó do nhiều nguyên nhân có liên quan như sau:
Đa số GV chưa sử dụng nhiều các PPDH tích cực Họ sử dụng các PPDH ít yêucầu HS hoạt động, GV làm việc là chủ yếu Nguyên nhân của tình hình trên là do
GV ít được bồi dưỡng chuyên môn để đổi mới PPDH Mặc dù, một số GV đã tự bồidưỡng bằng cách học hỏi và đọc sách nhưng còn lúng túng trong việc vận dụng vàothực tế dạy học
HS hiện nay động cơ học tập yếu, lười suy nghĩ và thiếu tính chủ động
Nguyên nhân về ý thức học tập của HS chưa cao một phần quan trọng là do cách dạy của GV chưa khích lệ động viên tạo hứng thú cho HS trong học tập
Cuộc điều tra và khảo sát trên đã thực hiện ở các trường ở Thủ đô Viêng Chănthấy mà chất lượng kém như vậy thì ở các trường vùng nông thôn xa xôi, nhiều điềukiện học tập còn hạn chế, chất lượng học tập sẽ như thế nào? Điều này rất tất yếu và cấp thiết phải đổi mới phương pháp dạy học để nâng chất lượng học tập của HS
Chương 2: VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM HOẠT ĐỘNG VÀO DẠY HỌC
SỐ HỌC VÀ ĐẠI SỐ LỚP 6 Ở TRƯỜNG PT NƯỚC CHDCND Lào
Ở chương 1 chúng tôi đã trình bày tổng quan về QĐHĐ trong dạy học môn
Trang 9Toán ở trường PT, hoạt động của HS trong học tập môn Toán ở trường PT, hoạtđộng chủ yếu của HS lớp 6 trong học tập môn Toán, Về đổi mới PPDH Phương ánvận dụng những vấn đề trên vào thực tiễn dạy học Số học và Đại số ở lớp 6 trườngphổ thông nước CHDCND Lào là:
- Tác giả vận dụng trực tiếp vào dạy học những nội dung cụ thể.
- Vận dụng thông qua giáo viên bằng cách bồi dưỡng cho các giáo viên quanđiểm hoạt động để họ vận dụng quan điểm đó
2.1 Vận dụng trực tiếp QĐHĐ vào dạy học những nội dung cụ thể.
2.1.1 Hoạt động và hoạt động thành phần
Ví dụ 1 Bài dạy “ dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9”
Nội dung của bài dạy: Dạy cho HS về dấu hiệu của một số chia hết cho 3, cho 9
Mục đích của bài: Giúp HS nắm vững dấu hiệu chia hết cho 3 và cho 9
Tương thích với nội dung và mục đích dạy học nêu trên ta có thể tập luyện cho
HS các hoạt động khái quát hóa và hoạt động ngôn ngữ như sau:
.
2
203 ; 203 2 100 0 10 3 2 ( 99 1 ) 0 ( 9 1 ) 5
2 99 2 0 3 ( 2 0 3 ) 2 99
Hãy phân tích các số sau theo cách tương tự: 378 ?; 253 ?
GV: Mỗi số ở trên đã phân tích thành tổng của 2 biểu thức
Em có nhận xét gì về từng biểu thức
GV: Hãy phát biểu nội dung tổng quát
GV: Từ tính chất chia hết của một tổng các em hãy giải thích xem tại sao 378 chiahết cho 9 và 253 không chia hết cho 9
GV: Hãy cho kết luân của từng trường hợp và kết luận chung?
HS: +Kết luận 1:“ Số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9”
+Kết luận 2:“Số có tổng các chữ số không chia hết cho 9 thì không chia hết cho 9”Kết luận chung: “ Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9
và chỉ những số đó mới chia hết cho 9”
Trang 10GV: Các em hãy quan sát
1 10 3 100 0 1000 2
2031 2 ( 999 1 ) 0 ( 99 1 ) 3 ( 9 1 ) 1
1 3 9 3 0 2 999
( 2 0 3 1 ) ( 2 999 3 9 )
) 3 111 2 (
9
6 3 3 ( 2 111 3 ) Hãy phân tích số sau theo cách tương tự 3414;
HS:3414 3 1000 4 100 1 10 4 3 ( 999 1 ) 4 ( 99 1 ) 1 ( 9 1 ) 4
3 999 3 4 99 4 9 1 4 ( 3 4 1 4 ) ( 3 999 4 99 9 )
12 9 ( 3 111 4 1 ) (1) 12 3 3 ( 3 111 4 1 ) (2)GV: Em có nhận xét gì về biểu thức (1) và (2)
HS: - Biểu thức (1) là tổng của 2 biểu thức trong đó có một biểu thức là tổngcủa các chữ số và một biểu thức là tổng các số chia hết cho 9
- Biểu thức (2) là tổng của 2 biểu thức trong đó có một biểu thức là tổng của các chữ
số và một biểu thức là tổng các số chia hết cho 3
GV: Từ các ví dụ và sự nhận xét trên em hãy phát biểu tính chất của một số chia hếtcho 3
Ví dụ 2 Dạy bài “ Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng”
Nội dung của bài dạy:Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng
Mục đích của bài: Giúp HS vận dụng thành thạo tính chất phân phối của
phép nhân đối với phép cộng Cụ thể là a(bc) abac
Tương thích với nội dung và mục đích dạy học nêu trên ta có thể tập luyện cho
HS các hoạt động thể hiện, nhận dạng tính chất phân phối của phép nhân đối vớiphép cộng và hoạt động tư duy thuật toán thông qua bài tập
sau đây: Tính giá trị của biểu thức sau đây: A623121 1062
ta có thể hướng dẫn HS thực hiện các bước như sau:
GV: Các em hãy phân tích ra thừa số chung HS: 62 31 10 62 62 ( 31 10 )
GV: Hãy rút gọn A62(3121 10)
Trang 11Ví dụ 3 Luyện tập về “ Phép tính biểu thức số có dấu ngoặc” trong bài “Biểu thức số”
Nội dung của bài dạy: Phép tính biểu thức số có dấu ngoặc
Mục đích của bài: Giúp HS vận dụng thành thạo quy tắc tính biểu thức số
có dấu ngoặc
Tương thích với nội dung và mục đích dạy học nêu trên ta có thể tập luyện cho HS các hoạt động thể hiện, nhận dạng quy tắc tính biểu thức số có dấu ngoặc và hoạt động tư duy thuật toán thông qua bài tập sau đây:
Tính giá trị của biểu thức: A 2913 9102 2100 99 ?
Muốn tính A phải tính B; trong đó B 9102 2100 99 Muốn tính B
phải tính C; trong đó C 102 2100 99 Muốn tính C phải tính D; trong
đó D 2100 99 Muốn tính D phải tính E: E 100 99
Vì vậy phải bắt đầu từ việc tính E rồi tính D, rồi tính C , rồi tính B, rồi tính A Do đó quá trình tính toán phải thực hiện theo thứ tự sau:
E DC B A
Ví dụ 4 Bài dạy “ Phép tính các số nguyên”
Nội dung của bài dạy: Phép tính các số nguyên
Mục đích của bài: Giúp HS vận dụng thành thạo quy tắc tính trong các số nguyên
Tương thích với nội dung và mục đích dạy học nêu trên ta có thể tập luyện cho
HS các hoạt động tư duy thuật toán thông qua bài tập sau đây:
Hãy mô tả quá trình tính giá trị của biểu thức sau: 3 a 1 với
2
; 1
; 0
Ta có thể mô tả theo hai cách: Lập bảng hoặc bằng sơ đồ
Ví dụ 5 Bài dạy “Ước chung lớn nhất ”
Nội dung của bài dạy: Ước chung lớn nhất
Mục đích của bài: HS có kỹ năng tìm ước chung lớn nhất
Tương thích với nội dung và mục đích dạy học nêu trên ta có thể tập luyện cho
HS các hoạt động khái quát hóa và hoạt động ngôn ngữ như sau:
Trang 12GV: Hãy tìm tập hợp các ước của 12 và 30 ?
GV: Hãy tìm tập hợp các ước chung của 12 và 30?
GV: Hãy tìm ước chung lớn nhất của 12 và 30 ?
GV: Hãy tìm ước chung lớn nhất của 28 và 56 ?
GV: Từ các bài tập trên hãy phát biểu định nghĩa ước chung lớn nhất của hai số haynhiều số và quy tắc tổng quát tìm ước số chung lớn nhất của hai hay nhiều số
2.1.2 Động cơ hoạt động
Ví dụ 6 Bài dạy “ Làm quen với số nguyên âm”
Để làm cho HS có ý thức về ý nghĩa của những hoạt động và của đối
tượng hoạt động, GV có thể gợi động cơ mở đầu theo hai cách sau đây:
Cách 1: Số âm xuất hiện do nhu cầu nội bộ Toán học
GV đưa ra một số phép tính với các số tự nhiên : 2 5 ?; 2 5 ?; 2 5 ?
Khi đó phép tính 2 5 ?không thực hiện được
GV sẽ gợi động cơ: Cần đưa vào loại số mới như thế nào để phép trừ các số tựnhiên bao giờ cũng thực hiện được
Cách 2: Số âm xuất hiện do nhu cầu thực tiễn
GV cho HS quan sát một số đồ dùng trực quan chuẩn bị sẵn như nhiệt kế vàgiới thiệu về nhiệt độ; hình vẽ thích hợp và giới thiệu về độ cao, độ sâu; yêu cầu HSđọc nhiệt độ một thành phố ( có nhiệt độ âm là nhiệt độ dưới 0 c , nhiệt độ dương); quy ước mực nước biển là 0m, yêu cầu HS đọc độ cao của núi nào đấy, …
GV sẽ gợi động cơ : Từ ví dụ trên cần đưa vào loại số mới như thế nào để
ta có thể dễ nhận thức được các kiến thức đã nêu ở trên
Ví dụ 7 Bài dạy “Thứ tự trong tập hợp các số nguyên”
Để làm cho HS có ý thức về ý nghĩa của những hoạt động và của đối tượng
hoạt động GV có thể gợi động cơ mở đầu như sau: Trong tập hợp số tự nhiên
đã có sự so sánh, tương tự trong tập hợp số nguyên chúng ta cũng phải tiến hành sự so sánh đó là nội dung của bài học hôm nay.
Ví dụ 8 Bài dạy “ Nhân hai lũy thừa cùng cơ số” Để hướng vào mục tiêu dạy là