Đề tài : “ Giới thiệu sản phẩm dầu gội đầu Dove tại thị trường Việt Nam”Lời mở đầuQuảng cáo marketing luôn là công cụ rất quan trọng đối với nhà sản xuất khi muốn tung sản phẩm của mình ra thị trường . Nhưng muốn điều đó được thực hiện thành công thì các nhà sản xuất cần lập cho mình những chiến dịch marketing hợp lý và cụ thể . Việc xây dựng các chiến lược cho sản phẩm là một việc rất khó khan là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của mỗi doanh nghiệp nhằm thực hiện có hiệu quả nhất ba mục tiêu : lợi nhuận, vị thế và an toàn.Để lập được kế hoạch marketing cụ thể thì người lập ra kế hoạch marketing phải trả lời được những câu hỏi như :Đối tượng khách hàng mà sản phẩm hướng tới là gì ?Sản phẩm nằm ở phân khúc nào của thị trường ?Sản phẩm có những ưu thế gì ?Thời gian để tung sản phẩm ra thị trường là khi nào ?Khi tung sản phẩm ra thị trường thị lựa chon hình thức marketing nao cho phù hợp ?Ngày nay với sự phát triển của xã hội, mức sống của con người ngày càng được nâng cao,vì thế nên các nhà sản xuất không ngừng cạnh tranh hoàn thiện sản phẩm của mình để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng . Trong các sản phẩm đó thì dầu gội đầu đóng vai trò rất quan trọng vì nhu cầu sử dụng dầu gội đầu là rất lớn và là tất yếu, bất kỳ mọi tầng lớp nào trong xã hội, từ trai đến gái ,già đến trẻ, nam nữ, đều có nhu cầu sử dụng nó . Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại dầu gội đầu với những thương hiệu nổi tiếng ví dụ như : Sunsilk, Dove, Clear.. . Trong baì tiểu luận này sản phẩm mà chúng em đưa ra để lập kế hoạch là “Dầu gội đầu Dove” . Đây là một mặt hàng không chỉ được ưa chuộng ở trong nước mà còn được biết đến ở nhiều nước trên thế giới .Đứng trước rất nhiều đối thủ cạnh tranh lớn như thế , Dove vẫn giữ vững được tên tuổi , ngày càng phát triển và được nhiều người biết đến thông qua hình thức luôn làm đổi mới sản phẩm, đưa ra những dòng sản phẩm tốt nhất nhằm phục vụ khách hàng. Trước tình hình thực tế và sau thời gian nghiên cứu , cùng những hiểu biết về công ty và những kiến thức đã được học chúng em xin thực hiện đề tài với nội dung : “ Chiến dịch đưa sản phẩm Dove của tập đoàn Unilever đến thị trường Việt Nam”.Do thời gian tìm hiểu đang còn hạn hẹp và vốn hiểu biết còn hạn chế nên còn mắc phải những sai sót , chúng em rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và các bạn để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.
Trang 1Đề tài : “ Giới thiệu sản phẩm dầu gội đầu Dove tại thị trường Việt Nam”
Lời mở đầu Quảng cáo marketing luôn là công cụ rất quan trọng đối với nhà sản xuất khi muốn tung sản phẩm của mình ra thị trường Nhưng muốn điều đó được thực hiện thành công thì các nhà sản xuất cần lập cho mình những chiến dịch marketing hợp lý và cụ thể Việc xây dựng các chiến lược cho sản phẩm là một việc rất khó khan là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của mỗi doanh nghiệp nhằm thực hiện có hiệu quả nhất ba mục tiêu : lợi nhuận, vị thế và an toàn.
Để lập được kế hoạch marketing cụ thể thì người lập ra kế hoạch marketing phải trả lời được những câu hỏi như :
- Đối tượng khách hàng mà sản phẩm hướng tới là gì ?
- Sản phẩm nằm ở phân khúc nào của thị trường ?
- Sản phẩm có những ưu thế gì ?
- Thời gian để tung sản phẩm ra thị trường là khi nào ?
- Khi tung sản phẩm ra thị trường thị lựa chon hình thức marketing nao cho phù hợp ? Ngày nay với sự phát triển của xã hội, mức sống của con người ngày càng được nâng cao,vì thế nên các nhà sản xuất không ngừng cạnh tranh hoàn thiện sản phẩm của mình để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng Trong các sản phẩm đó thì dầu gội đầu đóng vai trò rất quan trọng vì nhu cầu sử dụng dầu gội đầu là rất lớn và là tất yếu, bất kỳ mọi tầng lớp nào trong xã hội,
từ trai đến gái ,già đến trẻ, nam nữ, đều có nhu cầu sử dụng nó Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại dầu gội đầu với những thương hiệu nổi tiếng ví dụ như : Sunsilk, Dove, Clear Trong baì tiểu luận này sản phẩm mà chúng em đưa ra để lập kế hoạch là “Dầu gội đầu Dove” Đây là một mặt hàng không chỉ được ưa chuộng ở trong nước mà còn được biết đến ở nhiều nước trên thế giới Đứng trước rất nhiều đối thủ cạnh tranh lớn như thế , Dove vẫn giữ vững được tên tuổi , ngày càng phát triển và được nhiều ng
ười biết đến thông qua hình thức luôn làm đổi mới sản phẩm, đưa ra những dòng sản phẩm tốt nhất nhằm phục vụ khách hàng
Trước tình hình thực tế và sau thời gian nghiên cứu , cùng những hiểu biết về công ty và những kiến thức đã được học chúng em xin thực hiện đề tài với nội dung : “ Chiến dịch đưa sản phẩm Dove của tập đoàn Unilever đến thị trường Việt Nam”.
Do thời gian tìm hiểu đang còn hạn hẹp và vốn hiểu biết còn hạn chế nên còn mắc phải những sai sót , chúng em rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và các bạn để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn
Trang 2Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN
1 Sản phẩm là gì ?
1.1 Định nghĩa
Sản phẩm là tất cả những gì có thể thỏa mãn được nhu cầu hay mong muốn và được chào bán trên thị trường với mục đích thu hút sự chú ý , mua sử dụng hay tiêu dùng Sản phẩm có thể là những vật thể là những hàng hóa hữu hình hay dịch vụ , ý tưởng …
1.2 Các thành phần của một sản phẩm
Sản phẩm cốt lõi ( core product) : Đây là tầng mà người tiêu dùng thực cần mua
Ví dụ : Kentucky không bán bánh mì kẹp thịt như Ham-bơ-gơ mà bán cái hương vị thơm tho của thịt bằm chiên và cái vị chua của nước sốt cà Và Kentucky đã thành công Tầng này thể hiện cái lợi ích cốt lõi của sản phẩm.
Sản phẩm hiện thực (actual product) : sau đó nhà thiết kế có nhiệm vụ biến ý tưởng thành hàng hóa hiện thực thông qua việc tổ chức sản xuất sản phẩm thành phần của sản phẩm hieenh thực bao gồm đặc điểm sử dụng ( feature), kiểu dáng , bao bì , nhãn hiệu, chất lượng.
Sản phẩm mở rộng ( augmented product) : sau cùng nhà thiết kế có thể bổ sung thêm những dịch vụ và lợi ích phụ cho sản phẩm như lắp đặt, bảo hành,…để cho sản phẩm trở thành sản phẩm hoàn chỉnh
1.3 Phân loại sản phẩm
Nhằm mục đích tìm kiếm những chiến lược marketing thích hợp cho từng loại sản phẩm
cụ thể , các nhà hoạt động marketing đã tiến hành sắp xếp một hệ thống các loại sản phẩm khác nhau
Sản phẩm lâu bền , sản phẩm sử dụng ngắn hạn và dịch vụ
+ Sản phẩm lâu bền là những vật phẩm thường được sử dụng nhiều lần như tủ lạnh , máy CD…
+ Sản phẩm ngắn hạn là những vật phẩm được sử dụng một hay một vài lần như bia , dầu gội đầu …
+ Dịch vụ là những đối tượng được bán dưới dạng hoạt động , ích lợi hay sự thỏa mãn như hớt tóc , sửa xe ….
Sản phẩm tiêu dùng
Người tiêu dùng mua rất nhiều hàng hóa đủ loại để sử dụng Do đó phải phân chia chúng thành những nhóm trên cơ sở thói quen mua hàng của người tiêu dùng như là : + Sản phẩm tiện dụng ( convenience goods) là hàng hóa mà người tiêu dùng mua thường xuyên , không cần đắn đo suy nghĩ và không tốn nhiều công sức để so sánh chúng với nhau Hàng hóa sử dụng thường ngày có thể chia thành :
Hàng hóa thiết yếu ( staples) là những hàng hóa cần thiết cho sinh hoạt đời sống
và được mua đều đặn
Trang 3 Hàng hóa mua ngẫu hứng (impulse goods) là những hàng hóa mua mà không có
dự tích trước , được bán khắp nơi không mất công tìm kiếm
Hàng hóa mua khẩn cấp (emergency goods) được mua khi xuất hiện nhu cầu cấp bách
+ Sản phẩm lựa chọn (shopping goods) là những hàng hóa mà người tiêu dùng trong quá trình lựa chọn và mua thường so sánh , cân nhắc các chỉ tiêu như công dụng , chất lượng , giá cả và hình thức bên ngoài Ví dụ : bàn ghế, quần áo, đồ điện gia dụng Sản phẩm mua có lựa chọn lại có thể chia thành :
Sản phẩm đồng nhất ( homogeneous goods) là những vật phẩm có chất lượng như nhau nhưng lại có khác biệt về giá cả ,đáng để so sánh chúng khi mua.
Sản phẩm dị biệt (heterogeneous) thuộc tính sử dụng và tính chất của chúng thường có ảnh hưởng nhiều đến quyết định mua của người tiêu dùng
+ Sản phẩm chuyên biệt (specialty goods) là những hàng hóa có những tính chất đặc biệt hay những hàng hóa đặc trưng riêng mà người mua sẵn sàng bỏ thêm sức lực để tìm kiếm nó
+ Sản phẩm theo nhu cầu thụ động ( unsought goods) là những hàng hóa mà người tiêu dùng không hề biết hay được biết nhưng thường không nghĩ đến việc mua chúng Tiêu thụ những hàng hóa này cần có những nỗ lực marketing đáng kể như là tăng cường quảng cáo , nghệ thuậ bán hàng…
+ Sản phẩm công nghiệp (industrial goods)
Các doanh nghiệp và tổ chức mua sắm rất nhiều chủng loại sản phẩm công nghiệp và những dịch vụ khác nhau Căn cứ vào mức độ chngs tham gia vào quá trình sản xuất và giá trị tương đối của chúng mà chia thành 3 loại:
A , Nguyên vật liệu và chi tiết là những hàng hóa được sử dụng toàn bộ vào sản phẩm
của người sản xuất Chúng được chia thành 2 nhóm :
Nguyên liệu thô ( raw materials) bao gồm nông sản như lúa , ngũ cốc … và các sản
phẩm tự nhiên
Bán thành phẩm và chi tiết (manufactured material and parts) là những vật liệu
như sắt , xi măng,….hay những chi tiết , phụ tùng dùng để lắp ráp như động cơ , vật đúc…
B , Sản phẩm tư bản (capital goods) là những hàng hóa tham gia một phần vào thành
phẩm Có thể chia chúng thành 2 nhóm :
Lắp đặt cố định (installations) là những vật kiến trúc và những thiết bị cố định dùng
trong sản xuất
Trang thiết bị ( accessory equipment) bao gồm những thiết bị di động như công cụ
cầm tay và thiết bị văn phòng
C , Vật tư phụ và dịch vụ ( supplies and services) là những thứ hoàn toàn không có mặt
trong sản phẩm
Vật tư phụ có 2 loại : vật tư hỗ trợ vận hành ( xăng , dầu , nhớt,…) và vật tư sửa
chữa bảo trì ( sơn, đinh, bàn chải….) Vaath tư phụ đối với thị trường công nghiệp cũng
là những hàng hóa sử dụng hàng ngày đối với thị trường tiêu dùng Vật tư phụ thường
có giá trị thấp hơn vật tư chính.
Trang 4 Dịch vụ kinh doanh được chia thành dịch vụ phục vụ bảo trì và sửa chữa,và các dịch
vụ tư vấn nghiên cứu.
2 Chu kỳ sống của sản phẩm
2.1 Chu kỳ sống sản phẩm ( product life cycle) là gì ?
Sản phẩm là trung tâm của chiến lược 4P’s Nếu không có sản phẩm thì công ty sẽ không
có cơ hội thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng Mỗi sản phẩm đều có một đời sống hữu hạn Chu kỳ đời sống sản phẩm biểu thị những giai đoạn khác nhau trong lịch sử bán hàng của sản phẩm.
Một sản phẩm có một chu kỳ đời sống có nghĩa là :
Sản phẩm có một đời sống giới hạn
Sản phẩm có những giai đoạn khác nhau , mỗi giai đoạn có một thử thách khác nhau với người bán
Sản phẩm đòi hỏi những chiến lược khác nhau trong mỗi giai đoạn chu kỳ đời sống
về tiếp thị tài chánh, sản xuất , tiêu thụ và nhân sự
2.2 Các giai đoạn của chu kỳ sống sản phẩm
Chu kỳ đời sống sản phẩm trải qua 4 giai đoạn :
Giới thiệu (introduction) là giai đoạn tung sản phẩm ra thị trường , trong giai đoạn này sản phẩm tiêu thụ chậm , lợi nhuận không có vì tốn nhiều chi phí cho việc quảng cáo giới thiệu Giai đoạn này sản phẩm phát triển chậm là do những yếu tố sau:
Chậm trễ trong việc mở rộng năng lực sản xuất
Những vấn đề kỹ thuật còn gút mắc
Chậm trễ trong việc đưa hàng đến người tiêu dùng
Khách hàng chưa muốn từ bỏ những sản phẩm quen thuộc.
Tăng trưởng (growth) là thời kỳ mà sản phẩm thị trường chấp nhận và được tiêu thụ mạnh , lợi nhuận gia tăng đáng kể Để kéo dài tối đa thời kỳ phát triển sản phẩm , công
ty có thể áp dụng một số quan điểm chiến lược như sau:
Nâng cao chất lượng sản phẩm , tạo những tính chất đặc trưng cho sản phẩm , sản xuất thêm những mẫu mã mới
Sử dụng những kênh phân phối mới
Xâm nhập vào thị trường mới
Chuyển một số quảng cáo từ xây dựng ý thức sản phẩm chuyển sang thuyết phục và mua
Hạ giá đúng lúc nhằm lôi kéo thành phần chú ý tới giá cả
Trưởng thành ( maturity) giai đoạn trưởng thành là thời kỳ tiêu thụ chậm , doanh thu giảm do sản phẩm đã được hầu hết các khách hàng tiềm ẩn đã mua Lợi nhuận không tăng hay bị giả sút chút ít đồng thời tăng chi phí cạnh tranh Giai đoạn này có thẻ chia làm 3 thời kỳ :
Kỳ 1 : Tốc độ phát triển bắt đầu đi xuống
Kỳ 2 : Thị trường đã bão hòa , doanh số tăng giảm tùy thuộc vào dân số tăng hay giảm
Trang 5 Kỳ 3 : Mức doanh thu tuyệt đói bắt đầu đi xuống và những khách hàng bắt đầu chuyển sang những sản phẩm khác hay những món thay thế.
Suy thoái : là thời kỳ mức tiêu thụ bị giảm nhanh, doanh thu sụt giảm đi đôi với lợi nhuận giảm Trong giai đoạn này lãnh đạo công ty cần sang suốt nhận định nên sản xuất cầm chừng chờ đói thủ cạnh tranh bỏ cuộc hay thu hoạch thành quả, hoặc là loại bỏ hẳn không sản xuất sản phẩm nữa.
3 Quyết định về sản phẩm
3.1 Quyết định nhãn hiệu
Nội dung :
Nhãn hiệu sản phẩm là gì ?
Nhãn hiệu là tên gọi , thuật ngữ, biểu tượng, hình vẽ hay sự phối hợp giữa chúng , được dùng để xác nhận sản phẩm của một người bán và để phân biệt chúng với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh
Nhãn hiệu có các bộ phận cơ bản là :
Tên nhãn hiệu ( brand name) là một phần của nhãn hiệu chúng ta có thể đọc được nó Ví dụ : toyota, viso
Biểu tượng nhãn hiệu ( brand mark) là một phần của nhãn hiệu mà ta có thể nhận biết được , nhưng không thể đọc được
Nhãn hiệu cầu chứng ( trademark) hay là dấu hiệu thương mại là nhãn hiệu của sản phẩm đăng ký với nhà nước và được pháp luật bảo vệ
Bản quyền (copyright) là quyền tuyệt đối sao chụp, xuất bản, bán nội dung
và hình thức của một tác phẩm âm nhạc , văn học hay nghệ thuật
Các quyết định có liên quan đến nhãn hiệu
Quyết định tạo nhãn hiệu :
+ Tên và nhãn hiệu cầu chứng sản phẩm được luật pháp bảo vệ
+ Tạo nhãn hiệu cho sản phẩm giúp cho người bán có cơ hội thu hút khách hàng trung thành
+ Nhãn hiệu cũng giúp người bán phân khúc được thị trường của mình + Nhãn hiệu tốt sẽ tạo lập được ấn tượng tốt cho công ty
+ Sản phẩm có nhãn hiệu thì giúp người bán xử lý các đơn đặt hàng dễ dàng hơn
Quyết định bảo trợ nhãn hiệu ( brand sponsor decision)
Khi quyết định đặt nhãn hiệu cho sản phẩm , nhà sản xuất có nhiều mẫu để lựa chọn cho việc bảo trợ Sản phẩm tung ra như một nhãn hiệu của nhà sản xuất mà có khi người ta còn gọi là nhãn hiệu quốc gia
Quyết định tên nhãn hiệu
Trang 6Có thể sử dụng 4 chiến lược về tên nhãn hiệu sau:
+ Tên cá biệt ( individual brand names)
+ Tên công ty cho chung tất cả sản phẩm ( a blanket family names for all products)
+ Tên chung cho từng dòng sản phẩm ( separate names for all products) + Tên công ty kết hợp với tên riêng của từng sản phẩm ( company trade name combined with individual product names)
Quyết định chiến lược nhãn hiệu
Tauber đưa ra 4 chiến lược chọn lựa nhãn hiệu như sau :
+ Mở rộng theo đường thẳng : nhãn hiệu hiện thời nhưng sản phẩm được thay đổi về kích cỡ, mùi vị, màu sắc mới ,…
+ Mở rộng nhãn hiệu : áp dụng với những loại sản phẩm mới
+ Đa nhãn hiệu : nhãn hiệu mới được đặt cho cùng loại sản phẩm
+ Nhãn hiệu mới : nhãn hiệu mới cho loại sản phẩm mới
Quyết định đóng gói và dán nhãn
+ Bao bì : đã trở thành một công cụ marketing có tiềm lực Bao bì là những phương án bao gói khác nhau, bao gồm 3 lớp :
□ Bao bì sơ cấp
□ Bao bì thứ cấp
□ Bao bì vận chuyển
+ Dán nhãn hiệu : có thể là một miếng bìa bằng kim loại , bằng da …
3.2 Quyết định dòng sản phẩm
Dòng sản phẩm :là một nhóm sản phẩm có liên quan math thiết với nhau, như hoạt đọng cùng một kiểu, tiêu thụ cùng một nhóm khách hàng, được marketing thông qua những kiểu tiêu thụ giống nhau , hoặc là giảm doanh số trước một dãy giá cả giống nhau
Người quản trị marketing phải đối mặt với một số quyết định như :
Quyết định độ dài sản phẩm : phụ thuộc vào mục tiêu của công ty Công ty
có thể tăng độ dài của dòng sản phẩm theo 2 cách : Quyết định kéo dãn dòng sản phẩm và Quyết định lấp đầy dòng sản phẩm
Quyết định hiện đại hóa dòng sản phẩm : khi dòng sản phẩm đã được kéo giãn, mặt hàng vẫn còn có thể hiên đại hóa nhằm thu hút người tiêu dùng , tạo chỗ đứng cho công ty trên thị trường
Quyết định làm nổi bật dòng sản phẩm : tạo ra những tính đặc trưng cho sản phẩm nhằm làm cho sản phẩm của công ty đặc biệt hơn các sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh
Quyết định cắt tỉa dòng sản phẩm
Trang 73.3 Quyết định hỗn hợp sản phẩm : là tập hợp các dòng sản phẩm của công ty được tung ra thị trường để phục vụ khách hàng công ty có thể mở rộng kinh doanh bằng cách thêm dòng sản phẩm mới, kéo dài các dòng sản
phẩm,thêm nhiều biến thể của từng sản phẩm
4 Hoạch định và phát triển sản phẩm mới
4.1 Thế nào là sản phẩm mới
Sản phẩm mới bao gồm sản phẩm được cải tiến , được bổ sung thêm chức năng , hoặc sản phẩm có nhanc hiệu mới mà công ty phất triển thông qua chính nỗ lực nghiên cứu và phát triển của công ty
Một doanh nghiệp có thể có sản phẩm mới bằng 2 cách :
Thu nhận : mua bằng sáng chế , nhãn hiệu của người khác
Tự phát triển sản phẩm mới : có thể phân ra làm 6 loại sản phẩm mới
4.2 Các giai đoạn trong quá trình phát triển sản phẩm mới
Bước 1 : Tạo ý tưởng Nguồn gốc của ý tưởng mới từ :
Những nhu cầu và monh muốn của khách hàng
Nhà khoa học, kỹ sư, người thiết kế, hoặc chính nhân viên trong công ty Công ty còn có thể tìm ý tưởng khi xem xét sản phẩm đối thủ cạnh tranh Bước 2 : Sàng lọc ý tưởng : chọn lọc ý tưởng hấp dẫn có tính thực tế Hội đồng thẩm định phải nêu lên được :
Ý tưởng sản phẩm
Thị trường mục tiêu
Sự cạnh tranh
Ước đoán
Sản phẩm có thỏa mãn nhu cầu không ?
Bước 4 : Phân tích kinh doanh
Dự đoán doanh thu
Dự đoán chi phí
Bước 5 : Chế tạo sản phẩm : Khái niệm sản phẩm được chuyển qua cho bộ phận nghiên cứu và phất triển
Bước 6 : Thử nghiệm tại thị trường : biết được khách hàng và người phân phối
về việc sử dụng và mua sản phẩm thật sự?
Bước 7 : Tung sản phẩm ra thị trường :
5 Quyết định hoạt động dịch vụ cho khách hàng
Khái niệm : “ Dịch vụ là gì ?”
Các bộ phận hợp thành dịch vụ có thể là một bộ phận thứ yếu hoặc quan trọng trong tổng thể chào hàng của nhà sản xuất :
Sản phẩm hữu hình thuần túy
Trang 8 Sản phẩm hữu hình và dịch vụ đi kèm
Sản phẩm hữu hình và dịch vụ song hành
Dịch vụ là chủ yếu kèm với sản phẩm và dịch vụ thứ yếu
Dịch vụ thuần túy
Chương 2 : Thực trạng “ Chiến dịch đưa sản phẩm dầu gội đầu Dove của tập đoàn Unilever
। Khái quát về doanh nghiệp
Unilever là một công ty đa quốc gia được Anh quốc và Hà Lan thành lập Unilever
là tập đoàn của Anh và Hà Lan chuyên sản xuất các mặt hàng tiêu dùng như mỹ phẩm , hóa chất giặt tẩy, kem đánh răng , dầu gội , thực phẩm ,… Đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Unilever là hãng Procter & Gamblet, Nestle,Kraft Foods , Mars Incorporated… Unilever sử dụng khoảng 180.000 nhân công và có doanh số gần
40 tỷ Euro hay hơn 62 tỷ Euro năm 2005 Ngoài mặt hàng chủ yếu buổi ban đầu
là xà phòng, Unilever đã mộng rộng nhiều chủng loại sản phẩm như trà, kem , dầu gội đầu, kem đánh răng, nước giải khát , phụ gi thực phẩm,… với các nhãn hiệu được cả thế giới tin dùng như Lipton, Hellman’s, Ragu, Rama, Magum, Knorr, Pond, Signal, close-up, Surf và Omo Và đó cũng chỉ là một con số nhỏ trong tổng số các nhãn hiệu của tập đoàn
Ngay sau khi đi vào hoạt động năm 1995, các sản phẩm nổi tiếng của Unilever như Sunsilk, Omo, Dove, Pond’s, … cùng các nhãn hiệu truyền thống của Việt Nam như Viso , P/s đã được giới thiệu rộng rãi và với ưu thế về chất lượng hoàn hảo và giá cả hợp túi tiền của nguwoif tiêu dùng Việt Nam nên các nhãn hiệu này
đã nhanh chóng trở thành hàng hóa được tiêu dùng nhiều nhất trên thị trường Việt Nam, và cùng với nó Unilever đã nhanh chóng có lãi và thu được lợi nhuận không nhỏ trên thị trường Việt Nam
Dove là một trong những sản phẩm tiêu biểu của Unilever , đóng góp một phần không nhỏ để tạo nên tiếng tăm của Unilever ngày hôm nay Dòng sản phẩm Dove bao gồm nhiều hạng mục như : dầu gội, dầu xả, kem ủ, kem dưỡng, keo xịt tóc , thuốc nhuộm tóc ,…nhằm đáp ứng nhu cầu là chị em phụ nữ
Dove là một trong những sản phẩm chăm sóc tóc hàng đầu thế giới , là sản phẩm chăm sóc tóc hàng đầu Châu Á , là một trong 10 thương hiệu chăm sóc tóc tại Hoa Kỳ và chiếm tới 40% thị phần của phân khúc này tại Châu Á & Mỹ La tinh, được sử dụng rộng rãi trên 80 quốc gia trên thế giới Trong lĩnh vực dầu gội
Trang 9đầu và dầu xả ,một ngành hàng có giá trị 528,5 triệu bảng trong năm 2003, Dove xếp vị trí thứ 6 với 4,8 %thị phần Đây là một thành tích đáng nể với một thương hiệu chỉ mới mở rộng vào lĩnh vực này năm 2001 như Dove , mức độ tăng
trưởng hằng năm trong lĩnh vực này là 9,8%giữa năm 2002-2003
॥ Thực trạng chính sách sản phẩm của công ty Unilever
cho sản phẩm dầu gội đầu Dove
1, Quyết định về nhãn hiệu sản phẩm
Nhãn hiệu là một trong những vai trò quan trọng để làm nên thành công của bất
kỳ một sản phẩm nào Công ty Unilever cũng đã có những quyết định quan trọng liên quan đến nhãn hiệu cho sản phẩm Dove , làm nên nét hấp dẫn của sản phẩm này trong lòng khách hàng
Trước hết, về việc gắn nhãn hiệu : Unilever quyết định gắn nhãn hiệu cho toàn
bộ sản phẩm Dove Tại thị trường Việt Nam công ty này có 3 nhãn hiệu sản phẩm chăm sóc tóc là Clear, Sunsilk và Dove Việc gắn nhãn cho sản phẩm vừa có thể giúp khách hàng có thể dễ dàng phân biệt giữa 3 nhãn hiệu sản phẩm trên của Unilever , vừa giúp công ty có thêm lòng tin của khách hàng vào nhà sản xuất , bởi khách hàng tin vào công ty thông qua sự hiện diện công khai của nhãn hiệu trên thị trường
Mỗi sản phẩm Dove khi được đưa ra thị trường , ngoài tên nhãn hiệu được in trực tiếp trên bao bì còn có tên chính của công ty Unilver được in phía đằng sao mỗi sản phẩm, nhằm cung cấp thêm cho khách hàng về nhãn hiệu sản phẩm , vừa tạo thêm uy tín ho nhãn hiệu Dove , bởi Unilever là một công ty lớn đã có chất lượng từ lâu đời Khách hàng khi được cung cấp thông tin Dove là nhãn hiệu sản phẩm thuộc Unilever sẽ cảm thấy yên tâm hơn về chất lượng của sản phẩm này, từ đó có thể tác động trực tiếp tới tâm lý muốn mua hàng của họ Unilever đã ghi một dấu ấn khá sâu sắc với khách hàng bằng cái tên sản phẩm chăm sóc tó Dove Năm 2001 đánh dấu một bước đi mạnh dạn của Dove khi tiến vào lĩnh vực chăm sóc tóc với các loại dầu gội, gồm các loại dầu gội thích hợp với mọi loại tóc : tóc thường, tóc thường – nhờn, tóc khô / gãy,tóc nhuộm và dầu gội trị gàu Tên sản phẩm Dove dễ đọc , dễ nhớ đối với mọi đối tượng Đi kèm với cái tên nhãn hiệu ấn tượng đó là một dấu hiệu của nhãn hiệu cũng vô cùng độc đáo
mà khách hàng khó có thể nhầm lẫn Dove với sản phẩm nào khác
Trang 10Logo của Dove là hình con chim bồ câu , đúng như cái nghĩa của nó Dove – chim
bồ câu, một biểu tượng của sự hòa bình Dove có sự thay đổi về vị trí và kích thước của Logo trên sản phẩm của mình nhưng thì ý nghĩa của logo vẫn không thay đổi , vẫn là một nét riêng trên thị trường vốn tràn ngập các sản phẩm chăm sóc tóc
Unilever sử dụng tên và Logo của Dove trong sản phẩm dầu gội đầu Việc phân biệt các đặc tính cụ thể của từng đơn vị sản phẩm dựa vào các thông tin khác được in trực tiếp trên sản phẩm như tên Dove trị gàu , Dove ngăn rụng tóc, Dove liệu phấp tinh dầu ,v v… hay các thành phần chiết xuất cũng được in trên bao
bì Bên cạnh đó , Unilever cũng mở rộng giới hạn sử dụng tên nhãn hiệu bằng việc để tên và logo Dove cho tất cả các sản phẩm mới
2 Quyết định về bao gói và dịch vụ sản phẩm Dove
2.1 Bao gói
- Bao bì của Dove tuân thủ theo nguyên tắc vừa gây ấn tượng với người sử dụng , vừa tiện dụng, cung cấp đầy đủ thông tin cho khách hàng
- Kích thước của sản phẩm Dove khá đa dạng , từ loại to đến loại nhỏ, phù hợp với nhu cầu sử dụng của khách hàng
- Màu sắc của sản phẩm cũng rất phong phú với màu sắc trẻ trung , thu hút khách hàng, đặc biệt là giới trẻ
Công ty Unilever đã cung cấp cho khách hàng các thông tin về sản phẩm Dove bằng hình thức in trực tiếp trên bao bì
Cụ thể như sau :
Về thông tin sản phẩm : chỉ rõ là dầu gội đầu Dove
Về ngày , người, nơi sản xuất : được in sau bao bì giúp khách hàng dễ nhận ra
Thông tin kỹ thuật an toàn khi sử dụng : sản phẩm Dove luôn chỉ rõ : thành phần gây dị ứng da không đáng kể
- Về kiểu dáng :gồm 2 loại :
+ Dạng chai : Dove thiết kế vỏ chai bên ngoài với kích cỡ khác nhau , giúp cho khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn sản phẩm phù hợp với mình Bao bì của sản phẩm rất phong phú và đa dạng với nhiều màu sắc khác nhau thu hút sự chú ý của khách hàng Với thiết kế chai nhựa không những giúp Dove giữ được chất lượng sản phẩm bên trong
nà còn giúp người tiêu dùng thuận tiện trong việc tiêu dùng sản phẩm
Dầu gội Dove đã thay đổi về hình thức chai nhiều lần để phù hợp với từng giai đoạn phát triển của mình
+ Dạng gói