Liên kết, hợptác giữa các trường đại học, viện nghiên cứu với các đơn vị SXKD có ý nghĩa và vaitrò quan trọng trong việc phát triển KT-XH và là một bộ phận cốt lõi của Hệ thốngđổi mới qu
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Từ cuối thế kỷ XX, xu thế hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế tất yếu khôngthể đảo ngược, kéo theo sự hội nhập về giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) và khoa học
và công nghệ (KH&CN) Tác giả Thomas L.Friedman, trong“Thế giới phẳng” đã chỉ
rõ những thể hiện của xu thế hội nhập quốc tế đang diễn ra một cách tự nhiên trongquá trình phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) của tất cả các nước Thông qua hội nhập,các nước phát triển có thể tận dụng được nhân công rẻ, tài nguyên thiên nhiên của cácnước chậm phát triển, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm để đẩy mạnh sản xuấtkinh doanh Mặt khác, qua hội nhập quốc tế các nước này có thể xuất khẩu được cácmặt hàng truyền thống, phát huy được nguồn trí lực và vật lực đã phát triển của mình.Ngược lại, qua hội nhập, các nước kém và đang phát triển cũng có thể tận dụng đượcvốn, kỹ thuật và trí tuệ như năng lực về KH&CN, năng lực quản lý của các nước pháttriển, tạo ra công ăn việc làm, thu nhập cho người dân và đất nước, khắc phục nhữngyếu kém về nguồn nhân lực, tài lực và vật lực,…
Ở tầm vi mô, mỗi tổ chức, doanh nghiệp đều có những khó khăn nhất địnhtrong việc phát triển bản thân tổ chức mình Những khó khăn này chủ yếu là do hạnchế và yếu kém về nguồn lực như nhân lực, vật lực, tài lực,… và không chỉ đối vớicác tổ chức, doanh nghiệp ở các nước đang phát triển mà còn đối với các tổ chức,doanh nghiệp của các nước phát triển, vì nguồn lực luôn luôn là yếu tố có hạn mànhu cầu phát triển thì mỗi ngày một tăng Liên kết, nói đơn giản, là hình thức cùnggóp chung các dạng nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực và tin lực) để thực hiệnnhững công việc, nhiệm vụ mà các bên đều quan tâm, trên cơ sở tự nguyện, thỏathuận và cùng có lợi Liên kết nhờ đó sẽ làm tăng thêm sức mạnh của mỗi đơn vị vàtạo ra những khả năng tốt hơn cho việc thực hiện các nhiệm vụ và phát triển mới Trong một quốc gia, sản xuất kinh doanh (SXKD), đào tạo nguồn nhân lực vàhoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH), phát triển công nghệ (PTCN) là nhữnglĩnh vực vực chủ chốt, có tầm ảnh hưởng sâu rộng và có tính quyết định đến sự pháttriển của đất nước Vì vậy, liên kết giữa các viện nghiên cứu, các trường đại học vàcác doanh nghiệp trong môi trường pháp lý và xã hội do Nhà nước tạo ra và hỗ trợ,được coi là trụ cột của sự phát triển của mỗi lĩnh vực và của cả đất nước Nói cáchkhác, xu thế hội nhập nói chung và xu thế liên kết là có tính tất yếu, tính thời đại rõrệt và là nhu cầu của tất cả các quốc gia, các tổ chức
Trang 2Đối với Việt Nam, theo Website Chính Phủ [41], những cơ hội khi hội nhậpkinh tế quốc tế là rất lớn, nhưng cũng phải đối mặt với không ít thách thức như:Cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn, với nhiều “đối thủ” hơn, trên bình diện rộng vàsâu hơn; vấn đề bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh quốc gia, cũng trở nên phứctạp và cấp bách hơn Để vượt qua những thách thức này, KH&CN giữ vai trò động
lực, như Nghị quyết Hội nghị Trung ương 2 Khóa VIII (1996), kết luận của Hội nghị Trung ương 6 Khóa IX (2002) của Đảng, và Luật KH&CN năm 2000 đã khẳng định: “KH&CN là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là nền tảng và động lực thúc đẩy xã hội phát triển”.
Tầm quan trọng của KH&CN là như vậy, nhưng vấn đề đặt ra là làm thế nào
để phát triển KH&CN, đưa nhanh những thành tựu KH&CN tiên tiến vào sản xuất,tạo ra và sử dụng tốt nhất nguồn nhân lực, vật lực, tài chính và thông tin, trong khicác nguồn lực KH&CN của chúng ta còn nhiều hạn chế? Mặt khác, bối cảnh hiệnđại hóa (HĐH) Quân đội và chiến tranh hiện đại đòi hỏi phải có những vũ khí, khítài và trang thiết bị quân sự tiên tiến phục vụ cho nghệ thuật quân sự Việt Nam mộtcách có hiệu quả Điều này lại đặt ra vấn đề làm thế nào để có thể tăng cường nănglực KH&CN thông qua đào tạo, NCKH để cải tiến và nâng cao năng lực sản xuấtquốc phòng, chế tạo vũ khí, khí tài mới đồng thời với khai thác và sử dụng có hiệuquả vũ khí khí tài hiện có và trên cơ sở đó tạo điều kiện để phát triển nghệ thuậtquân sự Việt Nam lên tầm cao mới?
Trả lời cho những vấn đề đặt ra trên đây chính là thực hiện liên kết giữa cácViện nghiên cứu với các trường đại học và cơ sở SXKD Nói cách khác, liên kếtViện-Trường, thể hiện qua liên kết ĐT-NCKH-SXKD là tất yếu và cấp bách khôngnhững đối với Nhà nước mà còn đối với Quân đội ta hiện nay Tuy nhiên, thực tếnhững năm qua việc triển khai thực hiện liên kết Viện - Trường nói chung, liên kếtgiữa nghiên cứu và đào tạo nói riêng ở Việt Nam mới chỉ đạt được những kết quảhạn chế ở một vài lĩnh vực hoặc một vài đơn vị cụ thể Thực trạng này có một phần
lí do về tổ chức: Hệ thống trường và viện, nhất là các trường viện hàng đầu cơ bảnvẫn là các hệ thống tách rời nhau; có một phần lí do về cơ chế, chính sách chưa phùhợp và đồng bộ, chưa được xây dựng trên những cơ sở lí luận và thực tiễn đượcnghiên cứu một cách hệ thống và khoa học Vì vậy, nghiên cứu “Liên kết Viện-Trường trong lĩnh vực Khoa học kỹ thuật - Cơ sở khoa học, thực tiễn và định hướngphát triển” của đề tài Luận án, với hy vọng góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận vàphương pháp luận xây dựng và thực hiện liên kết Viện-Trường ở Việt Nam nói
Trang 3chung và trong Quân đội nói riêng, là có ý nghĩa khoa học, thực tiễn và cấp bách.
2 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phương pháp luận chung về liên kết, làm rõnhững những nội dung lý luận và đặc điểm liên kết Viện-Trường ở Việt Nam vàtrong Quân đội; đề xuất mô hình định hướng phát triển liên kết phù hợp với điềukiện Việt Nam, đồng thời đề xuất các giải pháp để phát triển và duy trì liên kếtViện-Trường bền vững trong điều kiện Quân đội
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan về liên kết Viện-Trường trên thế giới và trong nước
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn liên kết Viện-Trường ở Việt Nam
- Nghiên cứu định hướng phát triển liên kết Viện-Trường ở Việt Nam
- Đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển liên kết Viện-Trường một cách bềnvững trong lĩnh vực KHKT do BQP quản lý
4 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của Luận án là lý luận về liên kết Viện-Trườngthông qua liên kết ĐT-NCKH-SXKD và định hướng phát triển bền vững và hiệuquả liên kết Viện-Trường và ứng dụng trong lĩnh vực KHKT quân sự Việt Nam
5 Phạm vi nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu lý luận của Luận án hạn chế trong phạm vi liên kết củacác nhà trường và viện nghiên cứu thuộc lĩnh vực KHKT ở Việt Nam, không đề cậpđến liên kết Viện-Trường thuộc lĩnh vực Khoa học Xã hội, Nhân văn và Quân sự.Vận dụng lý luận về liên kết Viện-Trường bền vững ở Việt Nam vào liên kết Viện-Trường trong lĩnh vực KHKT do BQP quản lý
6 Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp điều tra, khảo sát thực tiễn; nghiên cứu tàiliệu và phương pháp chuyên gia, trên tinh thần quán triệt các cách tiếp cận Duy vật-Biện chứng, Lịch sử-Lôgic và Hệ thống-Cấu trúc để có các số liệu trung thực, chínhxác và đầy đủ Trên cơ sở đó tiến hành phân tích, tổng hợp và lập luận lôgic để cóđược những kết luận khách quan và khoa học, làm cơ sở cho việc đề xuất các biệnpháp chính sách phát triển liên kết Viện-Trường bền vững và hiệu quả
7 Đóng góp mới của Luận án
- Phân tích và làm rõ cơ sở lý luận về liên kết Viện-Trường với những đóng
Trang 4góp khoa học mới: Xây dựng khái niệm về liên kết Viện-Trường; Bản chất, nhữngnguyên tắc cơ bản và nội dung chủ yếu của liên kết Viện-Trường.
- Phân tích và đánh giá thực tiễn của việc xác định những quan điểm, mục tiêuđối với hoạt động liên kết Viện-Trường ở cơ quan và một số đơn vị thuộc Bộ Nôngnghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) và Bộ Quốc phòng (BQP)
- Đề xuất định hướng liên kết Viện-Trường ở Việt Nam với việc xác định môhình liên kết, mục tiêu, yêu cầu, nội dung và lộ trình thực hiện liên kết
- Đề xuất hệ thống các giải pháp thúc đẩy, phát triển liên kết trong lĩnh vựckhoa học kỹ thuật do Bộ Quốc phòng quản lý Các giải pháp đề xuất góp phần địnhhướng cho hoạt động đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và nâng cao chấtlượng, hiệu quả hoạt động R&D, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra trong tình hìnhhiện nay đối với các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học
8 Cấu trúc của Luận án
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận án được cấu trúc thành 4 chương:
Chương 1 trình bày một cách tổng quan lịch sử nghiên cứu và phát triển(NC&PT) liên kết giữa các Trường Đại học và các Viện nghiên cứu thông qua liênkết thực hiện nhiệm vụ ĐT-NCKH-SXKD trên thế giới và trong nước, chỉ ra thựctrạng, các lĩnh vực và định hướng nghiên cứu về lý luận và phương pháp luận liênkết đã được các nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm giải quyết; rút ra nhữngkết luận cần thiết để xác định hướng và nội dung nghiên cứu cụ thể của đề tài.Chương 2 tập trung nghiên cứu các cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng liên kếtViện-Trường Cùng với việc làm sáng tỏ bản chất của liên kết Viện-Trường cùngnhững nguyên tắc xây dựng và duy trì liên kết Viện-Trường bền vững, nội dung củachương cũng tập trung trình bày thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến việc liênkết Viện-Trường ở Việt Nam và trong Quân đội
Chương 3 nghiên cứu đề xuất các định hướng và giải pháp cụ thể để phát triểnliên kết Viện-Trường ở Việt Nam nói chung và trong Quân đội nói riêng một cáchbền vững và có hiệu quả
Chương 3 Kiểm tra kết quả nghiên cứu và bàn luận
Toàn bộ nội dung luận án được trình bày theo một lôgic thống nhất cả về nộidung và kết cấu; gắn kết lý luận với thực tiễn xây dựng và duy trì liên kết bền vững.Các kết quả chính của Luận án được phản ánh trong các bài báo khoa học, đăng trêncác tạp chí của Nhà nước và Quân đội
Trang 5Chương I TỔNG QUAN
Liên kết, hợp tác giữa trường đại học, các viện nghiên cứu và các doanhnghiệp trong đào tạo nhân lực, NCKH và chuyển giao công nghệ (CGCN) có ýnghĩa to lớn đối với sự phát triển của cả ba lĩnh vực Liên kết cho phép khắc phụcnhững yếu kém của mỗi thành viên về nhân lực, nhất là nhân lực trình độ cao; vậtlực, tài lực, tin lực thông qua việc sử dụng kết hợp các nguồn lực này của các đơn vịthành viên Liên kết còn cho phép thực hiện được những nhiệm vụ phức tạp màriêng từng thành viên không có điều kiện thực hiện; cho phép tập trung trí tuệ củacác chuyên gia giỏi để đặt ra các bài toán, những nhiệm vụ có giá trị khoa học vàthực tiễn cao Liên kết quốc tế còn cho phép mở rộng các ưu việt trên đây trên phạm
vi quốc tế, tận dụng được những tài sản khoa học và công nghệ cao Liên kết, hợptác giữa các trường đại học, viện nghiên cứu với các đơn vị SXKD có ý nghĩa và vaitrò quan trọng trong việc phát triển KT-XH và là một bộ phận cốt lõi của Hệ thốngđổi mới quốc gia (HTĐMQG) của các nước Vì vậy, liên kết và hợp tác khôngnhững được các tổ chức khoa học và doanh nghiệp quan tâm mà chính phủ cácnước cũng luôn khuyến khích thúc đẩy các hoạt động liên kết này vì mục tiêu pháttriển của xã hội Tuy vậy, xây dựng và thực thi quan hệ liên kết cũng phải đối mặtvới nhiều thách thức như những vấn đề về lợi ích, về sở hữu trí tuệ (SHTT) vànhững vấn đề liên quan đến quản lý, điều hành thực hiện các nhiệm vụ liên kết.Đối với Việt Nam, liên kết đã được nhắc đến như một phương thức hoạt độngquan trọng để giải quyết những khó khăn, trước hết là về nguồn lực và trên thực tếliên kết đã được các viện nghiên cứu và các trường đại học thực hiện trong cả đàotạo, nghiên cứu và CGCN
Tổng quan về nghiên cứu liên kết Viện-Trường trên thế giới và trong nước để
có được cái nhìn tổng thể, rút ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu phát triển
1.1 Nghiên cứu liên kết giữa các Trường Đại học với các Viện nghiên cứu
ở nước ngoài
Hoạt động liên kết Viện-Trường là một lĩnh vực hoạt động xã hội rất rộng,liên quan đến lý luận về tổ chức, cơ chế hoạt động, quản lý và điều hành quá trìnhhoạt động của quan hệ liên kết, đến chính sách hỗ trợ và thúc đẩy các mối quan hệliên kết này phát triển và duy trì bền vững đối với liên kết nội bộ trong mỗi đơn vị,liên kết trong nước và liên kết quốc tế
Trang 6Tổng quan về liên kết Viện-Trường sẽ tiến hành với quan điểm hệ thống, toàndiện và theo các hướng căn bản sau: (1) Vai trò, vị trí của quan hệ liên kết Viện-Trường; (2) Những nghiên cứu liên quan đến bản chất của xây dựng và hoạt độngliên kết Viện-Trường; (3) Nghiên cứu về vai trò, chính sách thúc đẩy liên kết Viện-Trường của Nhà nước; (4) Một số trường hợp liên kết cụ thể của các tổ chức, doanhnghiệp.
1.1.1 Những nghiên cứu về vai trò, vị trí của liên kết Viện-Trường
Nguồn lực của một quốc gia, một tổ chức luôn luôn là hữu hạn, bị hạn chế
trong thực hiện các mục tiêu KT-XH và KH&CN Trong khi đó, liên kết Trường là sự hình thành một tổ chức chung của hai hay nhiều tổ chức thành viên tham gia với sự đóng góp một tỷ lệ nguồn lực và chia sẻ trách nhiệm theo thỏa thuận để thực hiện các nhiệm vụ chung, phục vụ lợi ích của các bên [57, 65].
Viện-Trong các tài liệu trên, nhiều lý luận và kinh nghiệm về liên kết Viện-Trườngđược tổng kết và hệ thống hóa Đặc biệt các tài liệu này đã xem xét các liên kết vàquan hệ đối tác trong bối cảnh của chuỗi giá trị; xem xét các khái niệm về hợp táccông bằng và hợp tác không công bằng, là hai loại chính của liên kết Ngoài ra,trong các tài liệu này, vấn đề về các quy định quốc gia và quốc tế và những vấn đề
về thành lập, quản lý rủi ro,… được xác định là những vấn đề có thể ảnh hưởng đếnviệc hình thành và thực hiện các liên kết và được trình bày một cách chi tiết
Người ta ngày càng nhận ra tầm quan trọng của việc liên kết trong nghiên cứu
và đào tạo vì qua đó, nhà khoa học có thể sử dụng kiến thức và những nguồn lựccủa đơn vị khác một cách có hiệu quả [74] Để làm rõ tại sao lại phải liên kết Viện-Trường, tác giả HU Feng đã chỉ ra rằng các trường đại học rất khác với các việnnghiên cứu về chức năng, nhiệm vụ Nhiều nghiên cứu khoa học và đổi mới đều xẩy
ra tại trường đại học, từ đó có thể chuyển hóa thành sản phẩm để sử dụng trong sảnxuất và đời sống xã hội thông qua quan hệ liên kết Viện-Trường Với ý nghĩa đó,Trung Quốc đã tích cực thúc đẩy sự liên kết, hợp tác giữa các trường đại học, cácviện nghiên cứu và các ngành công nghiệp nhằm đẩy mạnh sự phát triển củaKH&CN [58]
Về vai trò của liên kết Viện-Trường, tác giả Paul A Agrenti đã khẳng địnhrằng trong liên kết Viện-Trường, nguồn lực của các thành viên được tích hợp mộtcách hài hòa; sự tích hợp tạo nên sức mạnh vượt trội so với tổng của các sức mạnhthành phần [47]
Trang 7R&D là hoạt động chủ yếu để phát triển KH&CN và trực tiếp đổi mới côngnghệ doanh nghiệp Liên kết là phương thức hoạt động quan trọng trong R&D, qua
đó tận dụng được sức mạnh của các dạng nguồn lực Trên thực tế, hoạt động liênkết có vai trò quan trọng trong việc tạo động lực cho sự phát triển của nhiều lĩnhvực Trong ngành công nghiệp, liên kết là nhân tố phát huy mạnh mẽ việc phát triểnnghiên cứu R&D, thúc đẩy đổi mới công nghệ Một nghiên cứu năm 2011 của Đại
học McGill cho biết, đã đề xuất một tầm nhìn mới cho quan hệ đối tác ngành công nghiệp-trường đại học, có thể phục vụ như là một mô hình quốc gia để thúc đẩy nghiên cứu của Canada và đã thành công Quan hệ đối tác này lấp đầy cái gọi là “thung lũng chết” của NCKH và PTCN, của việc đưa tiến bộ KH&CN vào thực tiễn và của sự đổi mới, đồng thời đưa ra những giải pháp để các tổ chức khác nhau có thể làm việc cùng nhau và cùng ngành công nghiệp, phục vụ cho lợi ích của mỗi tổ chức đó và của quốc gia [83].
Ngày nay, đổi mới đang là một định hướng và phương thức phát triển trongmọi lĩnh vực Đổi mới và liên kết là có mối quan hệ chặt chẽ Liên kết vừa là công
cụ và phương thức quan trọng để đổi mới vừa là đối tượng của đổi mới Tác giả K.Ramanathan đã khẳng định, các viện nghiên cứu và các trường đại học là động lựcthúc đẩy đổi mới và CGCN, đồng thời ông cũng đề cập đến vấn đề xây dựng quan
hệ đối tác Viện-Trường để CGCN và thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu,nhấn mạnh vai trò của HTĐMQG trong việc thúc đẩy và tạo ra các mối liên kếtViện-Trường và liên kết quốc tế [99] Ngoài ra K Ramanathan (2012) còn nghiên
cứu về cấu trúc của HTĐMQG trong mối liên hệ với liên kết và quan hệ đối tác
giữa các viện nghiên cứu, các trường đại học và các doanh nghiệp vừa và nhỏ [63]
Tác giả Adam Holbrook, trong bài “Đổi mới trong hệ thống: Áp dụng đối với khoa
học, công nghệ và chính sách đổi mới” đã trình bày về vấn đề đổi mới trong khoahọc, công nghệ và liên quan đến những đổi mới này là chính sách của Nhà nước vànhấn mạnh rằng trong HTĐMQG các tổ chức hàn lâm (viện nghiên cứu và cáctrường đại học), các doanh nghiệp và Nhà nước và mối quan hệ cộng tác, liên kếtcủa các tổ chức này tạo thành một hệ thống hữu cơ, bổ trợ cho nhau trong thực thinhững định hướng đổi mới quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn đến KT-XH của Nhànước Trong HTĐMQG, Nhà nước cần phải đảm bảo môi trường pháp lý, KT-XH
và xây dựng một hệ thống chính sách và cơ chế thích hợp để đổi mới và liên kếtphát triển bền vững [45]
Nhiều tác giả đã chú ý đến vai trò của liên kết trong phát triển R&D, đưa
Trang 8nhanh kết quả nghiên cứu vào SXKD cũng như phát triển trí thức mới Tác giả Zita
P Corria đã trình bày quá trình chuẩn bị điều kiện để phát triển một tổ chức liên kết
trong một tổ chức kỹ thuật R&D Kết quả của một cuộc khảo sát trực tuyến đã làm
rõ các yêu cầu cơ bản đối với nhiệm vụ phát triển cơ sở hạ tầng và các công cụ cho
tổ chức cộng tác loại này [52] Một tiểu ban của nhóm làm việc đặc biệt về hoạtđộng liên kết dài hạn theo thỏa thuận của New Zealand (2008) đã có một báo cáo về
“Cộng tác trong nghiên cứu và phát triển đối với công nghệ hiện có, công nghệ mới
và công nghệ đổi mới, bao gồm cả các giải pháp cùng thắng” đã chỉ rõ môi trường
được phép áp dụng là môi trường thế nào; chỉ rõ nội dung hoạt động liên kết R&Dđối với công nghệ hiện đại, mới và đổi mới cũng như vai trò của cơ quan hữu quan
trong việc thúc đẩy các quan hệ hợp tác R&D này [67] Cũng về liên kết trong hoạt
động R&D, tác giả Ilkka Vaananen đã bàn đến sự phát triển các mô hình đối vớiviệc nghiên cứu, tích hợp R&D trong tạo ra tri thức mới [107] Trong bài “IntelLabs europe” đã cho thấy một mạng các phòng thí nghiệm R&D của Intel trên toànChâu Âu được liên kết lại nhằm nắm bắt những yêu cầu, đặc điểm khách hàng củatừng nước, từng khu vực để hoạt động R&D đáp ứng không những yêu cầu về pháttriển sản phẩm mới, nâng cao chất lượng và đổi mới sản phẩm mà còn tạo nên mộtsức mạnh mới cho Intel trong việc kết hợp hoạt động của mạng các phòng thínghiệm đó Điều này cũng thể hiện rõ vai trò quan trọng của liên kết trong việc tạo
ra sản phẩm mới, đổi mới sản phẩm để đáp ứng ứng nhu cầu của khách hàng tại mỗinước [2]
Trong lĩnh vực GD&ĐT, liên kết cho phép tận dụng các nguồn nhân lực, vậtlực và tài chính để làm cho hoạt động GD&DT đạt được những kết quả tốt hơn,đồng thời cũng đảm bảo các kết quả nghiên cứu có chất lượng cao, tác động đếnchính sách giáo dục, làm cho chính sách giáo dục và những vấn đề quản lý GD&ĐT
có tính thực tiễn cao hơn [48] Tác giả Susan K Patterson, trong bài “Public Schooland University Partnership: Problems and Possibilities” đã đề cập đến quan hệ đốitác giữa các trường đại học và các trường trung học công, trong đó đã làm rõ nhữngvấn đề đặt ra cần giải quyết cũng như những khả năng cho việc thiết lập và quản lý,
điều hành hiệu quả mối quan hệ này [96] Viện Meiji Institute of advanced Study of
Mathematic Science, với công trình “Education & Research Exhanges” (2003), đãdựa trên mô hình hóa và phân tích một phần mạng toàn cầu để xác định các điềukiện và tham số cho tăng cường công tác đào tạo và thúc đẩy NCKH theo phương
thức hợp tác [85] Tác giả Elizabeth l Hale, trong “Preparing school principles: A
Trang 9national perspective on policy and program innovative” (2003), cho rằng để bướcvào thế kỷ 21, đối với ngành giáo dục đòi hỏi phải khắc phục nhiều yếu tố thể hiện
sự yếu kém trước đây bằng việc chuẩn bị các yếu tố cho đổi mới trong lãnh đạo cácnhà trường thông qua các chính sách của Nhà nước và để làm tốt điều này thì phảixây dựng quan hệ đối tác giữa nhà trường với các lĩnh vực khác và cuối cùng cần có
sự quan tâm và hỗ trợ của Nhà nước [62]
Trên phạm vi quốc tế, liên kết là phương thức để các nước có thể tận dụng sứcmạnh của nhau, phổ biến kiến thức công nghệ và CGCN để góp phần làm cho kinh
tế phát triển Tổ chức APEC, năm 1998 đã đưa ra một kịch bản về liên kết củangành công nghiệp về KH&CN trong thể kỷ 21, trong đó đã nêu tầm nhìn, nhữngnguyên tắc của việc xây dựng quan hệ liên kết và hoạt động nghiên cứu trong liênkết; cơ chế hoạt động liên kết trong tiếp cận thông tin, phát triển nguồn nhân lực,cải thiện bầu không khí làm việc, tăng cường đối thoại chính sách và quan điểm; tạothuận lợi cho hoạt động của mạng và quan hệ đối tác [46] Vấn đề liên kết quốc tếcũng đã được nhiều tác giả khác quan tâm nghiên cứu Tác giả Magnus Korlson, với
“The Internationalization of corporation R&D” cho biết, xu hướng hiện đại chỉ rarằng các tập đoàn đa quốc gia đang xây dựng các mạng R&D phân bố (IBM,Microsoft, Ericsson,.) và do đó việc quản lý hoạt động của các cơ sở này gặp nhiềutrở ngại Nghiên cứu để hoàn thiện tổ chức và cơ chế điều hành các hoạt động nàytrên cơ sở liên kết là một vấn đề rất được quan tâm [69] Tại Hội nghị quốc tế lần
thứ 12 về cấu trúc khái niệm, tác giả Aldo de Moor với bài “Improve the Testbed
development process in collabortories” (2004), đã trình bày vấn đề cộng tác trongviệc tạo ra môi trường của sự liên kết, để đảm bảo một môi trường cho phép các nhà
khoa học sử dụng các nguồn lực một cách có hiệu quả hơn [86] Các tác giả Stuart
Macdonal và Tom Chrisp, trong bài “Nhận thức rõ mục đích của quan hệ đối tác”cho biết, một công ty dược phẩm của Anh đã thiết lập quan hệ đối tác với tổ chức từthiện quốc gia, qua đó xây dựng quan hệ với công chúng và để hoàn thiện việc sảnxuất thuốc Nhưng do nhận thức về mục đích của quan hệ đối tác là chưa đầy đủ,chưa gắn nhiệm vụ với mục đích của quan hệ đối tác này nên nhiều lợi ích của cả cánhân, xã hội và của công ty đã bị bỏ qua [80]
Trong một nỗ lực làm rõ vai trò của liên kết quốc tế đối với đối với việc phổbiến công nghệ trên phạm vi rộng lớn, tác giả Sorin M.S Krammer (2009) trong bài
“Liên minh quốc tế và phổ biến công nghệ” đã tiến hành phân tích ngành công nghệtoàn cầu Qua đó, đã đánh giá các yếu tố quyết định các hiệp định công nghệ quốc
Trang 10tế trong ngành công nghiệp toàn cầu giai đoạn 1985-1996 Nghiên cứu này đã đưa
ra các số liệu về việc thành lập, CGCN và hoạt động liên kết trong ngành côngnghiệp Nghiên cứu cũng cho thấy các thành phần tham gia liên kết trong côngnghiệp và trong lĩnh vực sản xuất, sự kết hợp kinh nghiệm của họ về liên kết, sự gắn
bó chính thức đang tồn tại đã khuyến khích CGCN Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ
ra những khác biệt trong bảo vệ quyền SHTT, trong sự dân chủ về chính trị và sựkhác nhau trong chuẩn mực lao động giữa bên nhận và bên giao và cho thấy lànhững khác biệt này có tác động không tốt lên tỷ lệ các hợp đồng trong khi các ràocản thương mại lại làm tăng tỷ lệ này [73] Cũng với mục đích phổ biến kiến thức
và kinh nghiệm về xây dựng, điều hành hoạt động liên kết, tác giả K Pavitt trong
“Public policies to support basic research: What can the rest of the World learnfrom US theory and practice”, đã trình bày mô hình lý thuyết hỗ trợ công đối vớinghiên cứu cơ bản được phát triển ở Mỹ vào cuối những năm 50 Mô hình đã giúprất nhiều cho kinh nghiệm thực tiễn và hoạch định chính sách về liên kết Tác giảcũng trình bày những khó khăn, thách thức trong việc hoạch định chính sách nhànước đối với vấn đề này, nhưng khẳng định, những kinh nghiệm của Mỹ và cácnước Bắc Âu là những bài học quý cho những ai quan tâm [97]
Ngày nay, xây dựng quan hệ liên kết, đối tác đã là một lĩnh vực chiến lượcquan trọng của các nước, qua đó định hướng hoạt động liên kết cho tất cả các việnnghiên cứu, trường đại học và lĩnh vực SXKD, đồng thời cũng định hướng cho việchoạch định chính sách quốc gia và quốc tế Tháng 10 năm 2003, Tổ chức SHTT thếgiới (WIPO), với sự tài trợ của Quỹ Nhật Bản-In-Trust, đưa một loạt các nghiên cứuquốc gia trong bảy quốc gia châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Philippines,Hàn Quốc, Singapore và Thái Lan) về "Phát triển quan hệ đối tác trường Đại học-Ngành Công nghiệp nhằm thúc đẩy đổi mới và chuyển giao công nghệ" Mục tiêu làtìm hiểu sự phát triển hiện tại trong lĩnh vực này ở mỗi nước Thông qua các báocáo quốc gia này, người ta tổng kết và rút ra kết luận chung về các yếu tố chứngminh là quan trọng trong việc tăng cường quan hệ liên kết trường đại học-ngànhcông nghiệp Cuối cùng, những kinh nghiệm đã rút ra sẽ được sử dụng để phục vụcho việc hoạch định chính sách để phát triển quan hệ liên kết trường đại học-ngànhcông nghiệp nhằm thúc đẩy đổi mới và CGCN [111]
Qua khảo sát một số công trình nghiên cứu được công bố trên đây, có thểkhẳng định, quan hệ liên kết, đối tác đã thâm nhập vào hầu hết các lĩnh vực hoạtđộng nghiên cứu, sản xuất, đào tạo trong phạm vi mỗi quốc gia và cả trên phạm vi
Trang 11quốc tế Các nghiên cứu đều khẳng định vai trò quan trọng của liên kết trong việckhắc phục sự thiếu thốn hay yếu kém về nguồn lực như nhân lực, vật lực, tài lực vàtin lực; khẳng định sự thành công trong nhiều lĩnh vực như SXKD, đào tạo nguồnnhân lực, nghiên cứu R&D, CGCN trong phạm vi các doanh nghiệp, quốc gia vàquốc tế; khẳng định rằng chính liên kết đã cho phép sử dụng và phát huy các nguồnlực của các đối tác một cách có hiệu quả hơn Đồng thời, qua nghiên cứu cũng chothấy, liên kết còn có vai trò to lớn trong HTĐMQG và là một phương thức quantrọng trong thực hiện đổi mới của mỗi nước Mặt khác, qua nghiên cứu cũng khẳngđịnh, để liên kết thành công, vai trò của Nhà nước và chính quyền các cấp trongviệc tạo ra môi trường pháp lý, KT-XH và hỗ trợ cho liên kết là có tính quyết địnhđến sự thành công của hoạt động liên kết
1.1.2 Những công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến quan hệ liên kết, đối tác Viện-Trường
1.1.2.1 Những nghiên cứu về đối tác và nội dung liên kết
Nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này, trong đó tài liệu
“Business and Service, Allance & Parnership”-Web CSEM-2013 đã trình bày mụctiêu, đặc điểm của quan hệ liên kết của các trung tâm nghiên cứu, các trường đạihọc và các đối tác công nghiệp; làm rõ các đặc điểm về nội dung và mục tiêu củatừng loại quan hệ đối tác; trình bày các sáng kiến quốc gia và các sáng kiến của liênminh Châu Âu như những thí dụ điển hình về quan hệ đối tác giữa các trường đạihọc và các viện nghiên cứu, các doanh nghiệp [65]
1.1.2.2 Những nghiên cứu về tổ chức và mô hình liên kết
Tổ chức và mô hình liên kết là những nội dung nền tảng, là xương sống củamọi quan hệ liên kết, trên cơ sở đó, các hoạt động liên kết diễn ra Cơ cấu tổ chức
và mô hình thực tế thực hiện liên kết do đó được nhiều nhà khoa học quan tâmnghiên cứu phát triển Tác giả Jonathon N Cummings, trong bài “CollaborativeResearch Across Disciplinary and organizational Boundaries” coi khái niệm vềkhoa học và kỹ thuật bao hàm sự cộng tác liên bộ môn và đôi khi phải liên kết nhiều
tổ chức Bài báo cũng trình bày những vấn đề thuộc về điều hành mối quan hệ liênkết này; chỉ ra phương thức điều hành để đạt hiệu quả cao Để có cách tiếp cận đúngđắn khi xây dựng một quan hệ đối tác, người ta cũng cần xác định dạng thức củacác quan hệ đối tác [53] Về khía cạnh này, tác giả Rob Kling trong “ScientifficCollaboratories as Socio-Technical Interaction Netwworks” khi xem xét cách tiếp
Trang 12cận đã coi các tổ chức liên kết như một mạng tích hợp xã hội-kỹ thuật và đưa ra một
mô hình thực hiện mô hình hóa mạng tương tác xã hội-kỹ thuật, giúp hoàn chỉnhhơn sự hiểu biết về các điều kiện và các hoạt động nâng cao tính bền vững củamạng [71] Tác giả Thomas A Finholt trong “Collaboratories as a new form ofscientific organization” cũng coi các tổ chức liên kết như một tổ chức khoa học mới[59] Tác giả Yarime Masaru trong “Institutionalizing Substanability Innovation”coi các trường đại học như nền tảng để liên kết [81]
Cùng với việc xác định quan hệ liên kết như những tổ chức hay mạng các tổchức khoa học, các nhà khoa học còn đi sâu nghiên cứu và phát triển về các môhình liên kết cho việc thực hiện các nhiệm vụ liên kết cụ thể Tác giả IlkkaWaanamen, trong “Development of Models for R&D intergrated learning inknowledge production” đã nghiên cứu phát triển các mô hình liên kết trong hoạtđộng R&D sản sinh ra tri thức [107] Cũng với quan điểm rằng mạng các quan hệliên kết là một mạng tích hợp xã hội-kỹ thuật, tác giả Brian Wixted với bài “TheStructures, Purpose and Funding of Academic Research Network” đã đặt ra nhiệm
vụ đánh giá về cấu trúc và chức năng của các mạng nghiên cứu hàn lâm ở các lĩnhvực có liên quan (quản lý, kinh tế,…) ở một số nước như Úc, Châu Âu, Mỹ,…[110], còn tác giả Mark Lundy với công trình “Learning alliance with developmentpartners A framework for outscaling research outputs” đã trình bày những kiếnthức cơ bản về quan hệ liên kết giữa các nhà nghiên cứu R&D trong một liên minhnghiên cứu với các đối tác khác; chỉ ra những mô hình khác nhau của sự liên kếtnhằm làm tăng giá trị cho đào tạo và nghiên cứu [78] Tác giả Richard J Masikatrong “Collaboration Models in Training of Engineering personnel” (2010) đã trìnhbày các mô hình liên kết đào tạo cán bộ kỹ thuật ở đại học [82], trong khi James A.Severson với bài “Models of University-Industry Cooperation”, (2004) lại đưa ra
mô hình kết nối văn hóa giữa trường đại học và ngành công nghiệp trong liên kếttheo định hướng thương mại hóa các công nghệ mới, công nghệ hữu ích và trìnhbày các phương pháp CGCN giữa trường đại học và ngành công nghiệp; trình bàyđạo luật nổi tiếng và được vận dụng nhiều về vấn đề này là đạo luật Bayh-Dole của
Mỹ cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến quan hệ đối tác giữa trường đại học vàngành công nghiệp [101] Cuối cùng, phải kể đến công trình của Paula AllenMeares và đồng nghiệp, trong công trình “Using Collaboratory Model to TranslateSocial work Research into practice and Policy” (2009) đã đánh giá 10 dự án cộngtác về trẻ em và thanh niên, áp dụng các nguyên tắc của quan hệ liên kết trong
Trang 13nghiên cứu cùng các giải pháp kỹ thuật tương ứng [84]
1.1.2.3 Nghiên cứu về liên kết ảo
Với sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống máy tính, truyền thông kỹ thuật số vàcông nghệ lập trình, làm việc trong không gian ảo là một thế mạnh của thời đại kỹthuật số Nhiều nhà khoa học và các tổ chức nhà nước, tư nhân đã dành nhiều công
sức và trí tuệ để xây dựng và nghiên cứu về không gian ảo và liên kết ảo Tác giả
Zita P.Corria trong “Building a Collaboratory in an engineering R&D organization”
đã nghiên cứu và trình bày các kết quả đạt được cho đến nay trong quá trình chuẩn
bị điều kiện để phát triển một tổ chức cộng tác trong một tổ chức R&D kỹ thuật.Kết quả của việc khảo sát trực tuyến đã làm rõ các yêu cầu cơ bản đối với nhiệm vụphát triển cơ sở hạ tầng và các công cụ cho tổ chức cộng tác [52] Tác giả Gary M.Olsson trong bài “Collaboratory in Internet” cũng đã chỉ ra những thuận lợi và khókhăn cần phải giải quyết khi xây dựng và sử dụng quan hệ cộng tác trên internet;trình bày xu hướng phát triển của lĩnh vực này [94]
1.1.2.4 Liên kết quốc tế
Nghiên cứu về liên kết quốc tế là một xu hướng ngày càng có nhu cầu lớn vàviệc nghiên cứu về quan hệ liên kết quốc tế ngày càng quan trọng Tác giả Jiatao Litrong bài “Global R&D Alliances in China: Collaborations with Universities andResearch Institutes” đã nghiên cứu để xác định xem trong hợp tác quốc tế, cácdoanh nghiệp, các viện nghiên cứu và các trường đại học nước ngoài thường lựachọn đơn vị khoa học nào để liên kết và chỉ rõ, các trường đại học và sau đó là cácviện nghiên cứu thường là đối tượng được lựa chọn [75] Tác giả Bary Moris trongbài “Internationalizing the University: Theory, practices, orgaization and Execution”lại nghiên cứu về việc quốc tế hóa trường đại học trên bình diện chung nhất Trong
đó chú ý làm rõ những nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc quốc tế hóa trường đạihọc; những biện pháp chủ yếu cho sự thành công; những hoạt động cần thiết cơ bản
để nâng cao hiệu quả của việc quốc tế hóa này; vấn đề lập kế hoạch chiến lược choviệc quốc tế hóa; kiến thức, kỹ năng và thái độ cơ bản trong quốc tế hóa trường đạihọc; sự tương tác giữa quốc tế hóa và chủ nghĩa đa văn hóa; các mô hình quốc tếhóa thường gặp; những thách thức và cơ hội xung quanh việc nghiên cứu cácchương trình nước ngoài và cuối cùng đã tổng quan về các tổ chức quốc tế tronglĩnh vực này của Mỹ [87] Trong khi đó, tác giả Aileen Kennedy trong bài “StrategicPartnerships and the Internationalization process of Software SMEs” lại nghiên cứu
Trang 14về đối tác chiến lược và quá trình quốc tế hóa các doanh nghiệp phần mềm vừa vànhỏ; chỉ rõ những động cơ của họ khi tham gia vào quan hệ đối tác chiến lược như làmột phần của quá trình quốc tế hóa; chỉ rõ những lợi ích cốt lõi có thể đạt được vànhững thách thức cơ bản phải đối mặt trong quan hệ đối tác này [70]
1.1.2.5 Nghiên cứu liên quan đến hoàn thiện quan hệ đối tác, cộng tác
Xây dựng quan hệ đối tác và điều hành quá trình hoạt động của nó sao cho cóhiệu quả và bền vững là một quá trình phức tạp, phụ thuộc vào nhiều yếu tố Vì vậynghiên cứu để hoàn thiện lý luận và phương pháp luận cũng như những kinhnghiệm thực tiễn là việc được nhiều tác giả quan tâm Trong “Cooperation onResearch and Development of Curent, new and innovative technologies, includingwin-win solutions”, tiểu ban của nhóm công tác đặc biệt về hoạt động liên kết đãđưa ra những nguyên tắc trong xây dựng và thực hiện quan hệ liên kết và hướngdẫn, có tác động tích cực và lâu dài [67]
Để có thể hoàn thiện quan hệ liên kết trong hoạt động thực tiễn, tác giả Jeffrey
H Dyer và đồng nghiệp trong bài “Determinants of success in R&D Alliance” đãnghiên cứu về các yếu tố quyết định của sự thành công trong quan hệ liên kết và chỉ
rõ, để thành công thì cần đảm bảo một loạt các yếu tố thuộc cơ cấu tổ chức, lãnhđạo, sự quan tâm và hỗ trợ của chính phủ cũng như duy trì sự trao đổi thường xuyên[56] Tác giả Kazuyuki Motohashi, trong bài “Fostering University-IndustryRelation” đã tập trung vào việc đổi mới trong liên kết với việc quản lý CGCN;nghiên cứu các xu hướng đổi mới mở, trong đó đi sâu vào trường hợp của Nhật Bản
về cộng tác R&D; nhấn mạnh vấn đề hiểu biết rõ về động lực của các doanh nghiệpđối với việc thiết lập liên kết với các trường và viện nghiên cứu,… [88] Tác giảToshiya Watanabe, khi nghiên cứu về “Liên kết Trường đại học-Ngành côngnghiệp: Tác động của chuyển giao các sáng chế độc quyền và nhượng quyền sửdụng đến hoạt động liên kết” đã làm tổng quan về liên kết nghiên cứu giữa đại học
và ngành công nghiệp ở Nhật Bản, tập trung vào việc quản lý chuyển giao các sángchế độc quyền và nhượng quyền sử dụng do các trường đại học tiến hành Thống kêchứng tỏ rằng liên kết nghiên cứu bị tác động lớn bởi sự quản lý các sáng chế độcquyền của các trường đại học Các sáng chế độc quyền và việc chuyển nhượng cótác động tốt đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhưng ít tác động đến các tập đoànkinh tế lớn [109]
Các yếu tố thuộc CGCN và SHTT có tác động mạnh mẽ đến quan hệ đối tác
Trang 15Viện-Trường-Doanh nghiệp Nghiên cứu làm rõ những ảnh hưởng từ hai khía cạnhnày có ý nghĩa thực tiễn cao trong thời đại ngày nay Cơ quan về Quyền SHTT thếgiới (WIPO), năm 2007 đã xuất bản tài liệu về “Quyền SHTT và quan hệ đối tácgiữa các trường đại học và ngành công nghiệp: Kinh nghiệm từ Trung Quốc, Ấn
Độ, Nhật Bản, Philippines, Hàn Quốc, Singapore và Thái Lan” trong đó đã nhấnmạnh rằng SHTT là yếu tố có ảnh hưởng lớn và quyết định đến thương mại hóa cácsản phẩm nghiên cứu; chính sách của Chính phủ là môi trường gắn kết các trườngđại học và ngành công nghiệp để thực hiện CGCN Đồng thời đã tập trung phân tích
kỹ các quan hệ liên kết giữa trường đại học và ngành công nghiệp trong mối quantâm đến CGCN ở Châu Á nhằm rút ra những kinh nghiệm và bài học cho tương lai[68] Cũng đề cập đến vấn đề SHTT, tác giả Toshiya wantanabe trong bài
“Management of Academic intellectual assets” đã đánh giá tầm quan trọng củaSHTT như là những yếu tố tác động đến đổi mới công nghệ và phát triển kinh tế,trong đó quản trị quyền SHTT được đánh giá như một điều kiện quan trọng để đảmbảo cho liên kết thành công và thúc đẩy CGCN [108]
Nghiên cứu chi tiết hơn về các yếu tố giúp cho việc duy trì bền vững quan hệđối tác Viện-Trường, tác giả James J Cassey trong “Long-Term Univerrsity-Indusstry collaborations” đã trình bày một số dự án cộng tác điển hình giữa trườngđại học và ngành công nghiệp, đồng thời đưa ra những nguyên tắc cho sự thắng lợi:Kết hợp nhiệm vụ với nhu cầu; sự đam mê và hoàn thiện kỹ thuật, kỹ năng; tránhsao nhãng, thiếu quan tâm thường xuyên và phải tìm mọi cách theo đuổi hợp tácquốc tế nếu có thể [50] Tác giả Julio A Perturé, với bài “Best practices forUniversity-Industry collaboration” đã nghiên cứu các khía cạnh của quan hệ liên kếtTrường đại học-Ngành công nghiệp, qua đó đề xuất và thảo luận những vấn đề quantrọng tác động đến quan hệ đối tác như: Những mục tiêu tìm kiếm, những vấn đềnghiên cứu cũng như đề cập đến mối quan hệ quan trọng giữa Nhà nước, Trườngđại học và ngành công nghiệp đối với sự phát triển KT-XH và KH&CN [98]
Kỹ năng tổ chức điều hành hoạt động liên kết đòi hỏi có nhiều kinh nghiệmthực tiễn và biết kết hợp lý luận với kinh nghiệm Trong hoạt động của mình, cơquan NASA của Mỹ với “Collaboration Handbook” và tác giả Flo Frank với “ThePartnership handbook” đã rút ra kinh nghiệm từ việc điều hành thực tiễn và tổnghợp các lý luận và phương pháp luận trong việc xây dựng và điều hành hoạt độngliên kết và trình bày một hướng dẫn có tính chất kỹ năng trong xây dựng và điềuhành liên kết có giá trị thực tiễn cao [92, 60]
Trang 16Từ một giác độ khác, nghiên cứu hoạt động liên kết của các doanh nghiệpgiúp cho trường đại học, viện nghiên cứu hiểu về doanh nghiệp và do đó có cáchtiếp cận đúng hơn trong liên kết với doanh nghiệp Đã có nhiều tác giả nghiên cứu
về vấn đề này, trong đó tác giả John Hagedoora trong bài “Strategic Researchpartnership: Inter-firm R&D Partnership: An overview of major trends and PaternsSince 1960” đã giải thích rõ về quan hệ liên kết R&D giữa các doanh nghiệp và chỉ
rõ các hình mẫu trong các quan hệ đối tác này [61] Tác giả F.Vincent và S.Wutrong bài “An Empirical Study of Univerrsity-Industry research cooperation-Thecase of Taiwan” cho thấy Đài Loan khuyến khích hợp tác nghiên cứu Viện-Trường,coi đây là biện pháp chính để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế, đổi mới côngnghệ doanh nghiệp, hoàn thiện và đổi mới sản phẩm, tăng cường khả năng cạnhtranh và thu hút các nhà khoa học từ nước ngoài đến làm việc Nghiên cứu cũng chỉ
ra những nguyên nhân cụ thể dẫn đến việc thúc đẩy hợp tác Viện-Trường từ phíangành công nghiệp và từ phía trường đại học Một số trường hợp cụ thể về liên kếtđại học-công nghiệp đã được xem xét Lý luận và thực tiễn của Đài Loan có thể điđến kết luận rằng, liên kết đại học-công nghiệp có tầm quan trọng rất lớn, song vẫncòn là vấn đề mới đối với Đài Loan, đòi hỏi cả các cơ quan Nhà nước, các trườngđại học và ngành công nghiệp đều phải quan tâm nghiên cứu về quan hệ liên kết này[106]
1.1.3 Những nghiên cứu liên quan đến cơ chế chính sách của Nhà nước đối với liên kết Viện-Trường
Trong HTĐMQG, liên kết viện-trường-doanh nghiệp là những mắt xích chủchốt, trong đó Nhà nước tạo ra môi trường cho đổi mới và liên kết Vì vậy, để liênkết và các quan hệ đối tác phát triển bền vững, nghiên cứu về vai trò của Nhà nước,
về cơ chế chính sách đối với đổi mới và liên kết có ý nghĩa quan trọng và được Nhànước, các nhà khoa học quan tâm Một trong các công trình như vậy là “Tổng quan
về cộng tác bền chặt hơn giữa các trường đại học và các cơ quan nghiên cứu cônglập chủ yếu” [54] của Chính phủ Úc Theo quan điểm của Tổng quan này thì chính
là thông qua việc thúc đẩy liên kết mà Đổi mới trong hoạt động NCKH có thể đạtđược một cách tốt nhất Thông qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn, bản tổng quan
đã đưa ra nhiều khuyến nghị về chính sách của Nhà nước Đó là:
- Tư vấn chiến lược cho Chính phủ về nỗ lực và đầu tư vốn vào nghiên cứu ởnhững nơi có thể mang lại lợi nhuận hay lợi ích lớn nhất;
Trang 17- Chỉ rõ những lĩnh vực hay công nghệ nổi trội trong nước và quốc tế và thayđổi cách thức cấp vốn để tập hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà nghiên cứunhằm sáng tạo ra những công việc và mục tiêu cần thiết;
- Đảm bảo các phương tiện nghiên cứu và cơ sở hạ tầng một cách có hệ thốnghơn thông qua việc khuyến khích và mở rộng liên kết vùng
Một công trình nghiên cứu khác của Canada là “University-Industry partnership:
An emerging model efficiently supporting and enhencing participation in R&D inCanada” thực hiện năm 2011 về các quan hệ đối tác Trường đại học-Ngành côngnghiệp, tập trung vào vai trò và chính sách thúc đẩy liên kết và đã cho rằng sự hợptác của các trường đại học với cộng đồng doanh nghiệp là chìa khóa trong việcCanada cạnh tranh tốt hơn trong tương lai Ngoài ra, chính phủ có thể đóng một vaitrò quan trọng trong việc tăng cường tác động tới hoạt động R&D thông qua cungcấp kinh phí cho R&D và mua sản phẩm Ngoài ra, bài báo còn đề xuất một tầmnhìn mới cho quan hệ đối tác ngành công nghiệp-trường đại học, có thể phục vụnhư là một mô hình quốc gia để thúc đẩy nghiên cứu
Quan tâm đến chính sách của Nhà nước về liên kết ĐT-NCKH-SXKD vàthương mại hóa các kết quả nghiên cứu, tác giả Hongryel Felix Choi-Korea với bài
“Support mechanism for commercialization of public R&D outputs in Korea” [51]
và Sun Slusareck trong bài “Collaborations between Universities and Industry based
on Experience of the Silesian University of Technology” [103] đã đề cập đến việc
lồng ghép các cơ chế chính sách của nhà nước về liên kết giữa nhà nước, doanhnghiệp và trường đại học trong các chương trình thuộc chiến lược tăng trưởng kinh
tế, trong đó cả nội dung thương mại hóa các kết quả nghiên cứu, thực hiện R&Dhay xây dựng quan hệ liên kết Viện-Trường-SXKD có tính chất lâu dài
Tác giả của công trình nghiên cứu “The Funding and Development ofCommunity university research partnerships in Canada” về đầu tư và phát triển cácquan hệ đối tác của các trường dựa trên cộng đồng tại Canada đã đề xuất một hệthống các giải pháp liên quan đến chính sách của nhà nước, các trường đại họcnhằm phát triển các quan hệ liên kết và duy trì hoạt động của các quan hệ liên kếtnày một cách có hiệu quả [93]
Do tầm quan trọng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng thể hiện rõ và
do những đặc điểm riêng của loại doanh nghiệp này, việc liên kết với các việnnghiên cứu và trường đại học để đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất và chất
Trang 18lượng sản phẩm có ý nghĩa to lớn Quan tâm đến vấn đề chính sách của Nhà nướcđối với nội dung này, tác giả Sun Jianxxin trong bài “Các công cụ chính sách thúcđẩy quan hệ liên kết giữa các thành phần đổi mới” đã giới thiệu về đổi mới côngnghệ doanh nghiệp; trình bày khái niệm về đổi mới, các thành phần của hệ thốngđổi mới quốc gia của Trung Quốc và nhấn mạnh chính sách của Nhà nước có tầmquan trọng đặc biệt đến việc thiết lập và duy trì các quan hệ liên kết Viện-Trườngmột công cụ quan trọng để thực hiện các mục tiêu quốc gia [76]
Chính sách đổi với các quan hệ liên kết Trường đại học-Viện nghiên doanh nghiệp còn được các cơ quan của cộng đồng quốc tế quan tâm phát triển.Tháng 10 năm 2003, Tổ chức SHTT thế giới (WIPO), trong “Technology transfer,Intellectual property Rights and Universsity-Industry Partnerships: The Experiences
cứu-of China, India, ” đã tiến hành xem xét, đánh giá lại hoạt động liên kết giữa trườngđại học và ngành công nghiệp của các nước này; rút kinh nghiệm và đề ra đườnglối, chính sách phát triển các quan hệ liên kết Trường đại học-Viện nghiên cứu-
Công trình nghiên cứu “Lồng ấp khởi nghiệp” (Stard-up Incubator) giới thiệuquan hệ liên kết của 4 phòng thí nghiệm Châu Âu, gồm: Commissariat à l' EnergieAtomique (CEA-Pháp), Fraunhofer Verbund Mikroelektronik (FHG-Đức), leCentre Suisse d' Electronique et de Microtechnique SA (CSEM-Thụy Sĩ) và Trungtâm nghiên cứu kỹ thuật của Phần Lan (Technical Research centre of Filand-VTT)dưới sự bảo trợ của một Thỏa thuận liên minh chung gọi là Liên minh Công nghệ
Trang 19không đồng nhất (Heterogeneous Technology Alliance-HTA) Bốn phòng thínghiệm này đặt tại Geneva-Thụy Sĩ để cung cấp các giá trị đặc biệt cho các công tycông nghiệp [66].
1.1.5 Một số vấn đề rút ra từ nghiên cứu liên kết Viện-Trường ở nước ngoài
Liên kết Viện-Trường thể hiện qua các liên kết ĐT-NCKH-SXKD ở cácnước phát triển đã được nghiên cứu, áp dụng và phát triển một cách hệ thống từ
nhiều giác độ: Vai trò, vị trí của liên kết; nội dung, hình thức, các lĩnh vực liên kết,
các mô hình liên kết, môi trường và ảnh hưởng của môi trường tổ chức, môi trườngKT-XH; nghiên cứu liên kết trong hoạt động R&D, đổi mới và hoàn thiện cơ chế,chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực liên kết đào tạo, nghiên cứu, sản xuất kinhdoanh để thúc đẩy và phát triển liên kết nội bộ giữa các doanh nghiệp, giữa các việnnghiên cứu, giữa các trường và liên kết quốc tế Kinh nghiệm, các hướng dẫn chitiết về thủ tục và kỹ năng xây dựng và điều hành hoạt động liên kết cũng đã đượcnghiên cứu và rút ra thành các bài học Nhờ đó, liên kết trên thế giới đã phát triển từtrong nội bộ các tổ chức viện, trường tới liên kết trong quốc gia và quốc tế Nhiềunghiên cứu cho thấy liên kết đã giải quyết được nhiều nhiệm vụ KH&CN phức tạp,phát huy tốt nhất năng lực trí tuệ và vật chất của các thành viên liên kết và đã manglại nhiều kết quả to lớn mà một đơn vị riêng lẻ khó có thể đạt được
Một điểm cần lưu ý là liên kết ở các nước phát triển thường đề cập nhiều đếnliên kết Trường đại học (hay các cơ quan hàn lâm) với ngành công nghiệp (doanhnghiệp) vì ở các nước đó các Viện nghiên cứu chủ yếu nằm trong các tập đoàn kinh
tế, các doanh nghiệp Cơ quan nghiên cứu của nhà nước chủ yếu là nghiên cứuchính sách công Trong khi ở Việt Nam, các viện nghiên cứu R&D và các trườngđại học, cao đẳng lại chủ yếu là công lập Đó là sự khác nhau rất quan trọng liênquan đến việc nghiên cứu về liên kết Viện-Trường ở Việt Nam, đòi hỏi có sự vậndụng sáng tạo những lý luận và phương pháp luận xây dựng và quản lý các quan hệliên kết của nước ngoài vào việc xây dựng và quản lý quan hệ liên kết Viện-Trườngcủa Việt Nam Điều này cũng nói lên ý nghĩa thực tiễn của việc lựa chọn đề tài này
1.2 Nghiên cứu liên kết Viện-Trường của Việt Nam và Quân đội
Từ nhiểu năm nay, Nhà nước đã chủ trương liên kết ĐT-NCKH-SXKD nhằmtăng cường năng lực phát triển và đổi mới của cả ba lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo(GD&ĐT), Nghiên cứu khoa học và Sản xuất kinh doanh, phát huy trí tuệ và năng
Trang 20lực sáng tạo của các tổ chức, cá nhân; đưa nhanh tiến bộ KH&CN vào thực tiễn sảnxuất Gần đây nhất, ngày 22 và 23 tháng 12/2010, Trung tâm thông tin Bộ KH&CN
đã tổ chức Hội thảo về “Phương thức hợp tác giữa các tổ chức KH&CN, viện,
trường đại học và doanh nghiệp để thúc đẩy đổi mới và CGCN” [43, 26] và nhiều
hoạt động thực tiễn của các Bộ, ngành và các tổ chức KH&CN khác có liên quan lànhững minh chứng về chủ trương này
Trên thực tế, các hình thức liên kết về đào tạo Đại học và sau Đại học giữa cáctrường và các viện đã được hình thành và đi vào cuộc sống, mang lại những kết quảnhất định Số cán bộ của các viện tham gia đào tạo tại các trường cũng như thựchiện nhiệm vụ đào tạo tại cơ sở mình ngày một tăng và có chất lượng; những kiếnthức nghiên cứu đã được đưa vào đào tạo kịp thời hơn Mặt khác, một số nhiệm vụnghiên cứu cũng đã có sự hợp tác giữa viện và trường Những thành tựu này đặcbiệt nổi trội ở ngành Y-Dược và Nông nghiệp
Để thực hiện chủ trương liên kết của Nhà nước, ngay từ năm 2006, Bộ Nôngnghiệp, nay là Bộ NN&PTNT đã ban hành Quyết định số 98/2006/QĐ-BNN ngày
30 tháng 10 năm 2006 về Quy chế kết hợp giữa các Trường đại học và viện nghiêncứu thuộc Bộ trong đào tạo và NCKH Sau ba năm theo dõi hoạt động liên kết, BộNN&PTNT đã tiến hành tổng kết, rút kinh nghiệm, xác định những bất cập trongkhâu tổ chức thực hiện, điều hành và trong cơ chế chính sách để khắc phục và cuốicùng đã ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện mới nhằm đẩy nhanh hoạt động liênkết Viện-Trường trong Bộ
Trong ngành Y tế, hoạt động liên kết trong đào tạo, nghiên cứu khoa học diễn
ra thường xuyên giữa các Học viện, Đại học Y, Dược với các bệnh viện lớn nhưBệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Trungương Quân đội 108, 103, Bệnh viện Y Thái Bình, các Công ty Dược Trung ương, qua đó nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, quốc gia và khu vực đã đượcthực hiện thành công
1.2.1 Một số nghiên cứu về liên kết Viện-Trường ở Việt nam
Điểm lại những nghiên cứu lý luận về liên kết Viện-Trường trong thời gianqua cho thấy, tuy liên kết là một chủ trương lớn và quan trọng, song hoạt độngnghiên cứu về vấn đề này ở Việt Nam còn rất hạn chế cả về số lượng và nội dungkhoa học Sau đây là một số tác giả đã đề cập đến vấn đề này
- Tác giả Nguyễn Quốc Anh đã trình bày quan điểm của tác giả về vai trò của
Trang 21hợp tác trong NCKH nhìn từ góc độ một nhà kinh tế học Qua đó, tác giả đưa rađịnh hướng một số chính sách cần có để thúc đẩy hợp tác khoa học ở nước ta Trong
đó tác giả đã nhận định rằng song song với xu hướng chuyên môn hóa, xu hướngnghiên cứu xuyên ngành khoa học và khoa học hiện đại đang chuyển vận theo xuhướng hợp tác nghiên cứu giữa nhiều nhà khoa học Những ngành nghiên cứu mangtính lý thuyết cũng dần theo xu hướng hợp tác Bên cạnh đó, việc hợp tác giữa cácnhà khoa học lý thuyết và thí nghiệm trở nên rất quan trọng; điều kiện quan trọngnhất thúc đẩy hợp tác khoa học lên tầm cao là sự tập trung đồng nghiệp hàng đầutrong ngành [1]
- Tác giả Nguyễn Xuân Long tiến hành khảo sát những nhân tố ảnh hưởng tớiliên kết viện, trường với doanh nghiệp Việt Nam, đã chỉ ra rằng mối quan hệ liênkết giữa viện, trường với doanh nghiệp ở nước ta còn khá hạn chế, thiếu chặt chẽ dogặp phải nhiều trở ngại về hành chính và cơ chế tài chính Bên cạnh đó, nhữngchuyển giao, đổi mới về công nghệ thời gian qua còn dừng lại ở khâu tiếp nhận, vậnhành chứ chưa tạo ra được mối quan hệ chặt chẽ giữa doanh nghiệp với các cơ quanNC&PT công nghệ Tác giả cũng đã chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến liên kếtviện, trường với doanh nghiệp của Việt Nam, trong đó có các yếu tố từ phía doanhnghiệp như: Nhu cầu liên kết của doanh nghiệp không cao; khả năng liên kết củadoanh nghiệp với viện, trường hạn chế và hạn chế liên quan đến bảo mật của doanhnghiệp Còn các ảnh hưởng tới liên kết từ phía viện, trường bao gồm: Nhu cầu vàkhả năng liên kết với doanh nghiệp của viện, trường không cao; hạn chế liên quantới vấn đề hàng rào chức năng và phi chức năng Tác giả cũng đề cập đến các ảnhhưởng từ phía Nhà nước, bao gồm: 1) Quan hệ bao cấp, bảo hộ bất hợp lý, nhiềuđặc quyền… khiến viện, trường và doanh nghiệp không tích cực tìm đến nhau; cácchính sách liên quan tới khuyến khích đổi mới công nghệ của Nhà nước còn tỏ rathiếu hiệu quả 2) Còn thiếu sự đảm bảo từ phía Nhà nước đối với việc thiết lập vàduy trì quan hệ hợp tác về KH&CN 3) Mức độ ưu tiên đối với liên kết viện, trườngvới doanh nghiệp của các chính quyền địa phương chưa cao 4) Mặc dù đã có cácchương trình tác động đến liên kết thông qua Nghị định số 119/1999/NĐ-CP; Quyếtđịnh số 54/1998/QĐ-TTg ngày 3/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trìnhKinh tế-Kỹ thuật,… nhưng các chính sách và văn bản này vẫn còn nhiều mặt hạnchế [27]
- Ngay cả trên các phương tiện thông tin đại chúng, các trang Website nhưhttp://www.baomoi.com; http://www.nhandan.com.vn; đã phản ánh khá đầy đủ về
Trang 22hoạt động liên kết của các viện, trường thuộc Bộ Y tế và Đại học Quốc gia Hà Nội
và đề cập đến tầm quan trọng của liên kết viện-trường và doanh nghiệp [15, 16, 20]
- Tác giả Lê Thị Khánh Vân trong nghiên cứu tình hình liên kết giữa các việnnghiên cứu, các trường đại học và các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam, đãtrình bày một cách tương đối có hệ thống thực trạng liên kết ở Việt Nam với nhữngthành tựu đáng ghi nhận và những bất cập cần được quan tâm giải quyết tiếp, song
do đây là một bài báo cáo trong hội thảo khoa học do vậy chủ yếu mới đề cập mộtcách khái quát, chưa có đề cập về mặt lý luận và phương pháp luận xây dựng liênkết một cách tổng thể và bền vững [43]
1.2.2 Liên kết Viện-Trường trong Quân đội Nhân dân Việt Nam
Trong Bộ Quốc phòng, hoạt động liên kết diễn ra tương tự như ở các Trường
và Viện nghiên cứu của Nhà nước Hoạt động phối hợp giữa Học viện Kỹ thuậtQuân sự (KTQS), Học viện Phòng không-Không Quân, Học viện Kỹ thuật Mật mãvới Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự (KH&CNQS), Viện Kỹ thuật Hàngkhông,v.v… cũng như giữa Học viện Quân y với các Bệnh viện 108, 103, 175 vàViện Y học cổ truyền Quân đội,… trong đào tạo và nghiên cứu đã được duy trìnhiều năm nay và mang lại kết quả thiết thực, nâng cao chất lượng đào tạo về sốlượng cũng như chất lượng trong đào tạo và NCKH Nhờ đó, các viện nghiên cứu,học viện và các trường này luôn giữ được vai trò đầu tàu và vị trí cao của mìnhkhông những trong hệ thống viện, trường trong Quân đội mà còn trong cả nước,đồng thời không ngừng mở rộng các quan hệ quốc tế Không những thế, các họcviện, nhà trường và các viện nghiên cứu của Quân đội còn mở rộng liên kết với cáctrường đại học và viện nghiên cứu ngoài Nhà nước, các sở KH&CN của các tỉnh vàngày càng tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế cả về chiều rộng và chiều sâu Tuyvậy, cũng không khó để nhận xét rằng phần lớn các liên kết là trong lĩnh vực đàotạo, mà chủ yếu là đào tạo sau đại học
1.2.3 Một số vấn đề rút ra từ nghiên cứu liên kết Trường ở Việt Nam
Viện-Chủ trương của Nhà nước về liên kết NCKH-ĐT-SXKD là rõ ràng và đã cónhững chính sách có tác động khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạtđộng liên kết phát triển Tuy vậy, do nhận thức chung của các viện nghiên cứu vàcác Trường Đại học về liên kết Viện-Trường còn bị hạn chế nên các công trình
Trang 23nghiên cứu về liên kết Viện-Trường ở Việt Nam nói chung hầu như mới chỉ bắtđầu: Các công trình nghiên cứu chủ yếu mới dừng lại ở phản ánh tình hình liên kết
và đưa ra một số nhân định về các yếu tố tác động là nguyên nhân của sự chưa khởisắc cũng như một vài giải pháp khắc phục Chưa có các nghiên cứu sâu về lý luận
và phương pháp luận liên kết theo các khía cạnh sâu như nguyên tắc, mô hình, nộidung liên kết hay công tác tổ chức và các kỹ năng thực hiện liên kết,…
Trên phương diện nhà nước, Bộ, ngành còn thiếu các nghiên cứu về chínhsách, về các quy định cụ thể đối với liên kết Viện-Trường, về SHTT, CGCN liênquan đến liên kết trong nước và với nước ngoài của Việt Nam
Rõ ràng, nghiên cứu về liên kết Viện-Trường một cách căn bản làm cơ sở đểkhắc phục những yếu kém trên đây, thúc đẩy liên kết là một vấn đề có tính khoa học
và thực tiễn cao, rất cần được quan tâm
1.3 Phương hướng nghiên cứu của Luận án
Những vấn đề rút ra từ nghiên cứu về liên kết Viện-Trường trên thế giới vàtrong nước cho thấy cần tiến hành đi sâu vào nghiên cứu về Cơ sở lý luận và thựctiễn về liên kết Viện-Trường gắn với HTĐMQG, gắn với việc đảm bảo quyềnSHTT và các điều kiện khác để đảm bảo liên kết bền vững và hiệu quả trong điềukiện của Việt Nam; đề xuất các nguyên tắc căn bản, mô hình phát triển liên kết theocác mức (cấp) độ khác nhau; vận dụng những lý luận đã đạt được vào việc đề xuấtcác giải pháp thúc đẩy phát triển liên kết Viện-Trường một cách bền vững trong lĩnhvực Khoa học kỹ thuật do Bộ Quốc phòng quản lý
Để đạt được mục tiêu, nội dung đề ra, Luận án xác định tiến hành các nộidung nghiên cứu tiếp theo như sau:
- Nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng liên kết Viện-Trường ởViệt Nam
- Nghiên cứu định hướng phát triển liên kết Viện-Trường ở Việt Nam
- Đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển liên kết Viện-Trường trong lĩnhvực Khoa học kỹ thuật do Bộ Quốc phòng quản lý
Trang 24- Liên kết giữa các Viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp là nhucầu thường xuyên và cũng là xu thế tất yếu của thực tiễn phát triển KT-XH của tất
cả các nước
- Ở các nước phát triển, liên kết Viện-Trường mà thể hiện cụ thể qua liên kếtgiữa ĐT-NCKH-SXKD đã được các nhà khoa học, các chính phủ và các tổ chứcquốc tế quan tâm nghiên cứu trên tất cả các khía cạnh như: vai trò của liên kết Viện-Trường, các khía cạnh liên quan đến tổ chức và kỹ năng thực hiện liên kết, các môhình liên kết, vai trò của Nhà nước đối với liên kết; liên kết Viện-Trường trongHTĐMQG và các yếu tố chủ yếu có ảnh hưởng đến liên kết Viện-Trường
Trên con đường hội nhập và phát triển của mình, Việt Nam cũng phải thựchiện liên kết giữa các viện nghiên cứu, trường đại học và các doanh nghiệp nhằmkhắc phục những yếu kém về nguồn lực cho sự phát triển Hệ thống viện, trường ởViệt Nam có những đặc điểm khác với hệ thống viện, trường của các nước pháttriển, trong khi việc nghiên cứu về lý luận và phương pháp luận xây dựng và thựcthi liên kết Viện-Trường còn rất hạn chế Do đó, nghiên cứu về liên kết Viện-Trường một cách toàn diện, đầy đủ là một vấn đề hết sức quan trọng và cấp báchđối với Việt Nam Để liên kết Viện-Trường đi vào cuộc sống, đòi hỏi có sự thamgia của toàn xã hội, từ Nhà nước, các Bộ, ngành và các địa phương đến các tổ chức
cơ sở như các viện nghiên cứu, trường đại học và hệ thống các doanh nghiệp
Liên kết Viện-Trường trong lĩnh vực KHKT do BQP quản lý còn có nhữngđặc thù riêng của lĩnh vực hoạt động quân sự Để vận dụng lý luận về liên kết Viện-Trường vào lĩnh vực này một cách có hiệu quả đòi hỏi có sự nghiên cứu toàn diệnvới sự sáng tạo cao Trước hết, cần nâng cao hơn nữa nhận thức và hiểu biết về lýluận và phương pháp luận liên kết; gắn liên kết Viện-Trường với kế hoạch phát triển
và thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị; đề xuất được các giải pháp và biện pháp thựcthi liên kết thông qua những chính sách và các chương trình hành động cụ thể
Trang 25về liên kết Viện-Trường Tiếp thu lý luận và kinh nghiệm quốc tế, vận dụng sángtạo vào điều kiện của Việt Nam cho thấy, xây dựng và duy trì liên kết Viện-Trường
ở Việt Nam bền vững và hiệu quả cần phải nghiên cứu nắm vững chủ trương củaĐảng và Nhà nước, những nguyên tắc cơ bản, bản chất của liên kết Viện-Trườngcũng như những cơ sở thực tiễn quan trọng của liên kết Viện-Trường
2.1 Chủ trương của Đảng, Nhà nước và Bộ Quốc phòng về liên kết Trường
Viện-Chủ trương chung của Đảng, Nhà nước về liên kết Viện-Trường (thông qualiên kết giữa NCKH, đào tạo và SXKD) là kim chỉ nam, là động lực và yếu tố đảmbảo về cơ sở pháp lý và nhiều mặt khác cho liên kết Viện-Trường hình thành vàphát triển Vì vậy, quán triệt và vận dụng các chủ trương này vào thực tiễn là điềuhết sức quan trọng Mặt khác, việc vận dụng những lý luận và phương pháp luậnchung về liên kết Viện-Trường vào điều kiện của Việt Nam đòi hỏi có sự sáng tạocho phù hợp với điều kiện chung của hệ thống các viện, trường và bối cảnh KT-XHcủa Việt Nam Vì vậy, nghiên cứu thực trạng hoạt động liên kết cũng như các yếu tố
xã hội, tác động đến hoạt động liên kết cũng sẽ cung cấp những thông tin quantrọng cho việc nghiên cứu phát triển liên kết Viện-Trường một cách có hiệu quả Với mục đích trên đây, luận án sẽ khái quát về chủ trương chung của Nhànước, nghiên cứu về những nguyên tắc đảm bảo xây dựng và duy trì liên kết bềnvững, nghiên cứu về bản chất của liên kết viện-trường và lược lại những nét chung
về việc thực thi hoạt động liên kết của một số viện, trường, đặc biệt sẽ nghiên cứu
kỹ trường hợp của Bộ NN&PTNT như một điển hình mang tính phổ quát chung choliên kết Viện-Trường ở Việt Nam; tiến hành điều tra, khảo sát về hoạt động liên kếtViện-Trường của các viện nghiên cứu, học viện, nhà trường Quân đội Kết quả từkhảo sát thực tiễn kết hợp với lý luận chung về liên kết Viện-Trường sẽ là cơ sởkhoa học cho việc đề xuất các giải pháp và biện pháp thúc đẩy liên kết Viện-Trườngtrong lĩnh vực KHKT quân sự phát triển bền vững và hiệu quả
Trang 262.1.1 Chủ trương chung của Đảng
Nghị quyết số 20-NQ/TW Hội nghị Trung ương 6, Khóa XI của Đảng ngày07/11/2012 về phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa (CNH),HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập
quốc tế [31], đã nhấn mạnh: “Tăng cường liên kết giữa tổ chức KH&CN với doanh nghiệp trong việc thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng, đổi mới công nghệ, đào tạo nhân lực Thí điểm thực hiện cơ chế hợp tác công-tư, đồng tài trợ thực hiện nhiệm vụ KH&CN” Trong hợp tác và hội nhập quốc tế thì “Triển khai hợp tác KH&CN tầm quốc gia với các nước tiên tiến về KH&CN, là đối tác chiến lược của Việt Nam Tăng cường hợp tác giữa các trung tâm nghiên cứu trong nước với các tổ chức nghiên cứu KH&CN nước ngoài Nghiên cứu hình thành một số trung tâm khoa học công nghệ hiện đại có liên kết với các tổ chức khoa học tiên tiến nước ngoài”.
2.1.2 Một số chính sách quan trọng của Nhà nước
Tuy trong hệ thống văn bản chính sách chính thức không có văn bản nào đềcập riêng về liên kết Viện-Trường, nhưng chủ trương liên kết ĐT-NCKH-SXKD là
rõ ràng như Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã khẳng định “…Để đổi mới, trước hết cần thay đổi tư duy, quản lý theo hiệu quả đầu ra.” và “Cần đẩy mạnh tạo
ra hiệu ứng liên kết hệ thống, giữa các cơ quan nghiên cứu với các trường và doanh nghiệp” Với chủ trương như vậy, trong một số chính sách quan trọng của
Nhà nước, định hướng liên kết Viện-Trường biểu hiện qua liên kết SXKD cũng được thể hiện rõ, như:
ĐT-NCKH-1 Quyết định số 1244/QĐ-TTg ngày 25 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướngChính phủ phê duyệt phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ KH&CN chủ yếu giaiđoạn 2011-2015 [36]
Trong Điều 1 mục 4 về Phương hướng, mục tiêu, đã chỉ rõ: “Nâng cao tiềm lực KH&CN quốc gia, gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo, nghiên cứu và sản xuất, phát triển thị trường KH&CN” Biện pháp để thúc đẩy định hướng trên đây cũng được làm rõ là “…Gắn kết chặt chẽ giữa ĐT, NCKH và SXKD theo hướng tập trung ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp KH&CN, hình thành doanh nghiệp KH&CN trong các trường đại học, viện nghiên cứu Phát triển mạnh các hoạt động xúc tiến chuyển giao, thương mại hóa công nghệ, hỗ trợ đăng ký, khai thác sáng chế trong các trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp”
Trang 272 Các văn bản khác của Nhà nước như Quyết định số 375/QĐ-TTg ngày18/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án hội nhập quốc tế về KH&CNđến năm 2020 hay Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 của Chính phủQuy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN công lập và Nghịđịnh 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007 của Chính phủ về doanh nghiệp KH&CN, tuykhông trực tiếp chỉ ra vấn đề liên kết ĐT-NCKH-SXKD, nhưng đều là những thiếtchế có tác động thúc đẩy và tạo điều kiện cho hoạt động liên kết phát triển.
3 Quyết định số 19/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 15/6/2005 của Bộ trưởng BộGD&ĐT “Quy định về hoạt động KH&CN trong các trường đại học, cao đẳng trựcthuộc Bộ GD&ĐT” là một văn bản thể hiện rất rõ chủ trương, nội dung và biệnpháp liên kết trong các trường và viện thuộc Bộ, như quy định tại Điều 5 của Quyếtđịnh này:
(1) Trường đại học ưu tiên thực hiện nhiệm vụ NCKH kết hợp đào tạo nguồn nhân lực và SXKD phục vụ trực tiếp nhu cầu của doanh nghiệp, nhu cầu phát triển KT-XH của địa phương, nâng cao chất lượng và khả năng thương mại hoá sản phẩm KH&CN
(2) Trường đại học phối hợp với các viện nghiên cứu, các doanh nghiệp, khai thác tiềm năng đội ngũ cán bộ và trang thiết bị hiện đại phục vụ nghiên cứu và đào tạo của trường
Điều 14 của Quy định nhấn mạnh về hợp tác quốc tế: “Trường đại học chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch hợp tác quốc tế về KH&CN” Đồng thời thúc đẩy hoạt động liên kết bằng việc yêu cầu các trường đại học, học viện, trường cao
đẳng, các viện và trung tâm nghiên cứu trực thuộc báo cáo tình hình và kết quả hợptác nghiên cứu chung song phương, đa phương từ năm 2000 đến nay và đề xuất kếhoạch hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ của đơn vị đến năm 2020 [39].Ngoài ra, Nhà nước còn ban hành các nghị định về Quỹ phát triển KH&CNcủa Nhà nước, của các Bộ, Tỉnh, Thành phố và của các tổ chức KH&CN và doanhnghiệp; đề ra nhiều chương trình phát triển KH&CN của Nhà nước như: Chươngtrình Phát triển thị trường công nghệ; Chương trình quốc gia về đổi mới công nghệ;Chương trình Sản phẩm trọng điểm quốc gia; Chương trình Phát triển công nghệcao; Chương trình quốc gia về năng suất, chất lượng,…
Qua đó đã tạo điều kiện cho liên kết Viện-Trường phát triển và đã đạt nhiềutiến bộ quan trọng
Trang 282.1.3 Chủ trương của Bộ Quốc phòng
Trên cơ sở chủ trương của Đảng và Nhà nước về tăng cường liên kết giữa tổchức KH&CN với doanh nghiệp trong việc thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu ứngdụng, đổi mới công nghệ, đào tạo nhân lực và giữa các trung tâm nghiên cứu vớicác tổ chức nghiên cứu khoa học nước ngoài như đã nêu trên đây và đã được khẳngđịnh lại bằng các Nghị quyết số 27-NQ/TW (khóa IX) và Nghị quyết số 06-NQ/TWcủa Bộ Chính trị (khóa X) về “Xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng đến
2020 và những năm tiếp theo” [32, 30] Để cụ thể hóa chủ trương, chính sách củaĐảng và Nhà nước, Bộ Quốc phòng cũng chủ trương đẩy mạnh liên kết giữa cácViện nghiên cứu, trường Đại học và các cơ sở SXKD trong Bộ Điều này đã đượcthể hiện trong báo cáo về “Phương hướng nhiệm vụ công tác KHCN&MT giai đoạn2011-2015” của Cục KHCN&MT nay là Cục Khoa học Quân sự, trong đó Cục đã
đề xuất và kiến nghị với Bộ “Cho phép các cơ quan, viện nghiên cứu, các Học viện, Nhà trường mở rộng hợp tác trong nước,…” Trên thực tế, thực hiện chủ trương của
Bộ Quốc phòng, các học viện, nhà trường, các viện nghiên cứu của Bộ đã triển khainhiều hoạt động liên kết Viện-Trường trong nội bộ mỗi đơn vị và giữa các đơn vịtrong quân đội, với các viện nghiên cứu và các trường đại học ngoài Nhà nước vàvới các tổ chức KH&CN quốc tế trên các lĩnh vực NCKH, đào tạo nguồn nhân lực
và CGCN và đã đem lại những kết quả tốt đẹp
2.2 Cơ sở lý luận về liên kết Viện-Trường
Cơ sở lý luận là những kiến thức có tính quy luật đã được khám phá, đã đượcchấp nhận để sử dụng như những chuẩn mực trong nghiên cứu phát triển và ứngdụng vào thực tiễn cuộc sống Liên quan đến liên kết Viện-Trường, cơ sở lý luậnđược thể hiện bằng những nội dung kiến thức sau đây
2.2.1 Khái niệm về liên kết Viện-Trường
Trong tiếng Anh, để chỉ liên kết có nhiều từ đồng nghĩa như Alliance (Liênminh), Collaboration (Cộng tác), Cooperation (Hợp tác), Partneship (Đối tác),…Tuy về ngữ nghĩa các từ trên có những khác biệt nhất định, song trong phạm vinghiên cứu của luận án có thể coi các từ đó là tương đương và sẽ sử dụng các thuậtngữ như “liên kết”, “hợp tác”, “cộng tác” với nghĩa chung nhất, tương đương và
“đối tác” như sự liên kết để thực thi những nhiệm vụ đã được xác định cụ thể
Với quan niệm trên đây, “Liên kết” được định nghĩa như “Là một mối quan
hệ, trong đó các bên tự nguyện tham gia có các mục đích tương thích cam kết cùng
Trang 29nhau hợp lực (đóng góp nhân lực, tài lực, vật lực và tin lực) để thực hiện những công việc hay nhiệm vụ mà các bên đều quan tâm, đồng thời cam kết chia sẻ lợi ích
và rủi ro theo thỏa thuận mà các bên đều chấp thuận” Như vậy, quan hệ liên kết là
mối quan hệ cùng làm việc và cùng có lợi, trong khi nếu làm một mình thì khó cóthể đạt được mục tiêu đó Quan hệ liên kết thực hiện chia sẻ các nguồn lực, côngviệc, trách nhiệm, quản lý điều hành, lợi ích, rủi ro,…
Khi cùng nhau thực thi một nhiệm vụ cụ thể thông qua một hợp đồng thì quan
hệ liên kết khi đó thường được thay thế bằng khái niệm “Quan hệ đối tác”, với đóng
góp và chia sẻ trách nhiệm, lợi ích một cách cụ thể Trong liên kết Viện-Trường,quan hệ đối tác thường thực hiện các hợp đồng cụ thể như: Nghiên cứu sáng tạo,đào tạo nguồn nhân lực, tìm giải pháp áp dụng kỹ thuật mới, phát triển sản phẩmmới, khám phá phương pháp tiếp cận toàn diện và cải thiện hoạt động kinh doanh, Với các mục đích khác nhau, mỗi quan hệ liên kết/đối tác sẽ cần phải xác địnhmột cơ cấu tổ chức khác nhau dưới dạng các dạng tổ chức chuẩn: Cơ học, hữu cơhay tổ chức ảo hoặc kết hợp từ các dạng này Một số quan hệ liên kết/đối tác khác
có thể có lợi nhuận hoặc mục tiêu lợi nhuận và do đó sẽ đòi hỏi một cấu trúc liênquan đến SXKD
Liên kết Viện-Trường là một dạng liên kết, trong đó, các đối tác tham gia có
thể là các Viện nghiên cứu và các trường đại học hoặc các bộ phận làm công tác đào tạo, NCKH, SXKD hay dịch vụ thuộc viện hoặc trường Liên kết Viện-Trường thực hiện mọi chức năng thuộc nội hàm của liên kết Liên kết Viện-Trường là loại liên kết có nội hàm rộng, bao gồm liên kết để thực hiện các nhiệm vụ đào tạo, NCKH, CGCN hay SXKD Do mỗi lĩnh vực khoa học có thể có những đặc thù liên
kết riêng và cũng do phạm vi xem xét cụ thể, Luận án này nhấn mạnh đến các viện,trường trong lĩnh vực KHKT do BQP quản lý Tuy vậy, cơ sở lý luận chung hoàntoàn có thể có ích và vận dụng một cách sáng tạo trong các lĩnh vực khoa học khác.Liên kết nói chung và liên kết Viện-Trường nói riêng có nhiều mặt tích cực,song cũng có những mặt tiêu cực nhất định mà mỗi thành viên muốn tham gia cầnnhận thức rõ
- Các mặt tích cực của liên kết Viện-Trường được thể hiện ở khả năng tập hợp
và phát huy được tốt hơn các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực và tin lực của cả viện
và trường để giải quyết các nhiệm vụ; cho phép mở rộng phạm vi nghiên cứu, đàotạo, giải quyết những vấn đề KH&CN to lớn và có ý nghĩa thực tiễn hơn; đa dạng
Trang 30hoá các loại hình hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, nâng cao năng lực thực tiễn vànăng lực khoa học, phục vụ hoạt động thực tiễn tốt hơn; làm cho hệ thống KH&CNtrở thành một hệ thống thống nhất, qua đó dễ dàng và có đầy đủ năng lực gắn kết,hợp tác với các ngành công nghiệp, đưa nhanh tiến bộ KH&CN vào thực tiễn, phục
vụ cho KT-XH nhiều hơn, tốt hơn; thông qua liên kết, hợp tác, viện, trường còn cóthể khắc phục hiện tượng thiếu giảng viên, nhất là giảng viên có nhiều kinh nghiệmnghiên cứu và và thực tiễn hơn; các trường có điều kiện cập nhật những thành tựukhoa học mới trong mỗi lĩnh vực vào nghiên cứu và giảng dạy; viện nghiên cứu cóđiều kiện nâng cao năng lực sư phạm, năng lực thuyết trình của cán bộ, tạo điềukiện để những kiến thức khoa học cơ bản và cơ sở được vận dụng trong thực tiễn tốthơn với hy vọng tạo ra những bước chuyển lớn về KH&CN; làm tăng khả năng tìm
kiếm giải pháp cho vấn đề phức tạp thông qua chia sẻ bí quyết và ý tưởng; thực hiện các sản phẩm sơ khởi (prototypes), các quy trình mới, và theo kinh nghiệm của NASA liên kết làm tăng khả năng thành công của các dự án [92]; tạo ra động lực mạnh mẽ để hỗ trợ cho sự đổi mới và phát triển.
- Các mặt tiêu cực và khó khăn của liên kết thể hiện ở chỗ: Các tổ chức, cánhân thường không có cùng giá trị và lợi ích, nên việc thỏa thuận về mục tiêu củaquan hệ đối tác có thể có khó khăn; phải chia sẻ hoặc thiệt hại tài chính có thể xẩyra; có thể có những xung đột về một vấn đề này hay vấn đề khác và các cá nhân cóthể không được đào tạo để xác định trước hoặc giải quyết xung đột một cách tốtnhất; phải chia sẻ quyền lực, chia sẻ lợi ích hay quyền sở hữu trí tuệ-là những vấn đềnhạy cảm dễ tổn thương; tổ chức và cơ chế làm việc của các thành viên liên kết có thểkhác nhau; việc kết hợp các "văn hóa của tổ chức" khác nhau là không dễ dàng; côngnghệ của các thành viên có thể không tương thích,
Như vậy, nắm chắc những mặt mạnh, mặt tiêu cực của quan hệ liên kết có thểgiúp cho liên kết thành công
2.2.2 Bản chất của liên kết Viện-Trường
2.2.2.1 Liên kết Viện-Trường với tư cách là một tổ chức khoa học và công nghệ
Tổ chức KH&CN là một bộ phận của hoạt động liên kết Tùy từng trườnghợp, tổ chức KH&CN trong liên kết có thể có hình thức khác nhau để có hiệu quảcao hơn Các loại hình tổ chức KH&CN cơ bản của Việt Nam đã được chỉ ra trongLuật KH&CN Việt Nam năm 2000, được sửa đổi vào năm 2005, bao gồm: Các tổ
Trang 31chức NCKH, tổ chức NCKH & PTCN; trường đại học, học viện, trường cao đẳng
(gọi chung là trường Đại học); tổ chức dịch vụ KH&CN Các tổ chức này lại có thể
là độc lập hay nằm trong một viện nghiên cứu hay một trường đại học, là công lậphay tư nhân Vì vậy, nghiên cứu về tổ chức KH&CN trong liên kết Viện-Trườngtrong điều kiện Việt Nam sẽ mang lại những nhận thức mới, cần thiết cho việc xâydựng và duy trì hoạt động liên kết bền vững
2.2.2.2 Xây dựng quan hệ liên kết Viện-Trường bền vững
Khi xây dựng một quan hệ liên kết bền vững và có hiệu quả, bên cạnh nhữngvấn đề cốt lõi như lựa chọn đối tác, xây dựng tổ chức và cơ chế, chính sách, điềuhành hoạt động liên kết, còn cần phải chú ý đến những vấn đề dưới đây
a Nâng cao vai trò của Nhà nước, Bộ, Ngành và địa phương đối với liên kết Viện-Trường
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học [58, 79, 99, 63] cho thấy, Nhà nước có
vai trò quan trọng trong việc thiết lập và duy trì các quan hệ liên kết giữa việnnghiên cứu, trường đại học và ngành công nghiệp - Ba nhân tố trọng yếu của liênkết và đổi mới Từ đầu những năm 2000, Etzkowitz và Leydesdorff (2000) đã đưa
ra mô hình tương tác giữa Nhà nước, các cơ quan hàn lâm (V-T: viện nghiên cứu vàcác trường đại học) và ngành công nghiệp như hình 2.1:
Hình 2.1 Mô hình liên kết Nhà nước, các cơ quan hàn lâm và ngành công nghiệp
trong hệ thống đổi mới và liên kết quốc gia
Mô hình này cho thấy, một mặt Nhà nước có vai trò lớn hơn trước đây đối vớiliên kết và đổi mới, được thể hiện bằng việc tạo ra môi trường pháp lý và môi trường
xã hội thuận lợi để liên kết và đổi mới sáng tạo phát triển [72, 93, 76, 99, 79, 58].Mặt khác, mô hình này cũng cho thấy vai trò tích cực và chủ động của các cơ quanhàn lâm và ngành công nghiệp trong việc tổ chức và tham gia vào hoạt động liên kết
và đổi mới
NN
Trang 32Trong sơ đồ hình 2.1, Nhà nước, bao gồm tất cả các Bộ, Ngành hay các địaphương, có những nhiệm vụ cụ thể như đề ra những chủ trương, định hướng choviệc phát triển KH&CN, phát triển KT-XH, xây dựng tiềm lực KH&CN cho địnhhướng phát triển của cả ba thực thể: doanh nghiệp, viện nghiên cứu và trường đạihọc Những chủ trương, định hướng này cần thống nhất và được thể hiện qua chiếnlược, quy hoạch và kế hoạch phát triển KH&CN, phát triển KT-XH; nghiên cứu xâydựng và ban hành hệ thống chính sách thúc đẩy đổi mới và liên kết như nhữngphương thức và công cụ thực hiện các chủ trương và kế hoạch phát triển KT-XH;xây dựng các chương trình KH&CN cho phát triển KT-XH, kết hợp thúc đẩy liênkết; ban hành và thực thi chính sách về phát triển nguồn nhân lực, quản trị tài chínhnói chung và tài chính công, tài chính cho KH&CN nói riêng, thúc đẩy đổi mới,khuyến khích liên kết; đề ra chủ trương, chính sách thúc đẩy liên kết quốc tế; tổchức đánh giá, thẩm định tác động của các chương trình hỗ trợ và liên kết đối vớiKT-XH và KH&CN để hoàn thiện chủ trương, chính sách;
Chính sách đổi mới của Nhà nước có quan hệ mật thiết với thúc đẩy liên kếtViện-Trường Theo Edquist (2001), chính sách đổi mới bao gồm: Chính sách NC&PT,chính sách công nghệ, chính sách cơ sở hạ tầng, chính sách vùng và chính sách giáodục như mô hình của Uỷ ban Châu Âu và Ngân hàng thế giới (WB) như Hình 2.2 dướiđây Điều này có nghĩa là chính sách đổi mới đã vượt ra khỏi phạm vi của chính sáchKH&CN, ảnh hưởng đến đổi mới từ bên cung và bên cầu Như vậy, chính sách đổi mớicũng còn thể hiểu là những chính sách tạo điều kiện thuận lợi và môi trường thúc đẩyliên kết Viện-Trường phát triển
Hình 2.2: Mô hình Hệ thống chính sách đổi mới
Hệ thống chính sách đổi mới của Nhà nước tập trung vào những hướng sau:
+ Đổi mới trong các trường Đại học và các viện nghiên cứu
NC&PT Đào tạo Tài chính
Thương mại Công nghiệp Khác
CHÍNH SÁCH ĐỔI MỚI
Nguồn: Innovation policy- Guide for developing countries, WB, 2010
Trang 33Trong đó, đối tượng của đổi mới trong trường Đại học và viện nghiên cứu là
rất đa dạng Vì vậy, nội dung, phương pháp và kỹ năng đổi mới cũng rất đa dạng,phong phú
+ Đổi mới trong sản xuất kinh doanh
Đổi mới trong SXKD là động lực đổi mới quốc gia, trong đó trường đại học
và viện nghiên cứu tham gia vào đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm và dịch vụ,làm tăng năng suất chất lượng sản phẩm, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm doanhnghiệp thông qua sáng tạo công nghệ mới và đổi mới quy trình sản xuất, quy trình
và cơ chế quản lý,… Chính sách cần tập trung vào việc tạo điều kiện và thúc đẩyđổi mới và liên kết để thực hiện những nhiệm vụ này
+ Đổi mới trong hoạch định chính sách
Để đổi mới và thúc đẩy đổi mới trên bình diện xã hội, bản thân công tác hoạch
định chính sách cũng cần phải được đổi mới theo hướng chuyển dịch từ cung cấp sang cho phép Nhà nước có thể thúc đẩy đổi mới thông qua chính sách hỗ trợ việc
hợp tác, liên kết trong sử dụng nguồn lực, phân bổ tài chính và phân chia lợi ích vàcác chính sách khác Ngược lại, liên kết, hợp tác thành công lại là động lực thúc đẩyđổi mới hoạch định chính sách
b Lồng ghép một cách hữu cơ liên kết Viện-Trường trong hệ thống đổi mới quốc gia
Theo Dr Mikko Koria, Đại học Alto, Phần Lan [72] thì nghiên cứu về liên kết
Viện-Trường cần được đặt trong mối gắn kết biện chứng với đổi mới Nội hàm củađổi mới phải bao gồm một quan niệm mới, trên cơ sở đó hình thành một sáng tạosản phẩm và cuối cùng khai thác sản phẩm sáng tạo để mang lại lợi ích, theo côngthức sau:
Đổi mới = Quan niệm (Conception) + sáng tạo (Invention) + khai thác(exploitation)
Sự tương tác giữa đổi mới và liên kết nói chung và liên kết Viện-Trường nóiriêng được thể hiện rõ trong mô hình chi tiết của HTĐMQG [104], thể hiện ở hình 2.3
Theo đó, HTĐMQG được xem như là “Tập hợp các tổ chức, cá nhân cùng nhau đóng góp vào sự phát triển, cung cấp và phổ biến các công nghệ mới trong khuôn khổ các chính sách của chính phủ có ảnh hưởng đến quá trình đổi mới Đó là một hệ thống các
tổ chức liên kết với nhau để tạo ra, lưu trữ và chuyển giao kiến thức, kỹ năng và các công cụ xác định các công nghệ mới” (Metcalfe, 1995)
Trang 34Như vậy, liên kết Viện-Trường là một phương thức quan trọng để thực hiệnđổi mới Ngược lại, đổi mới thành công lại tạo ra các nguồn lực và đặt ra nhữngnhiệm vụ mới cho liên kết Theo tài liệu của Chính phủ Úc [54], khi mà việc nghiêncứu đa ngành đã trở thành mục tiêu thì liên kết sẽ trở nên quan trọng hơn đối vớicác nhà nghiên cứu nhằm đạt được một khuôn khổ rộng hơn trong những nỗ lựcnghiên cứu của họ.
Theo Julio A Pertuzé và đồng nghiệp [98], sự liên kết Nhà nước-Cơ quan hànlâm-ngành công nghiệp là một dạng tổ chức chia sẻ về đổi mới, trong đó các đối tác
HỆ THỐNG ĐỔI MỚI QUỐC GIA
Các ngành công nghiệp (Sản xuất và dịch vụ)
Các Tổ chức NC & phát triển và Trường Đại học CỤM TIỂU QUỐC GIA,
KHU VỰC TRUNG GIAN
và dịch vụ kinh doanh v.v…
MÔI TRƯỜNG QUỐC TẾ
(Sự cạnh tranh, Toàn cầu hóa, Nghĩa vụ/Thỏa thuận Quốc
tế-Môi trường, thương mại, v.v…)
Hình 2.3: Mô hình chi tiết Hệ thống Đổi mới Quốc gia (HTĐMQG)
Trang 35liên kết lại thành một mạng lưới các nhà nghiên cứu, ở đó họ phát triển những giátrị của riêng họ, phát triển các chuẩn mực và vốn tri thức
Nghiên cứu về đổi mới và liên kết cho thấy mỗi thực thể phải trải qua nhữngthay đổi để đảm bảo rằng liên kết được thực hiện một cách thuận lợi Trong đó, vaitrò của Nhà nước là tạo ra một khung chính sách để thúc đẩy việc liên kết
Từ những khẳng định trên cho thấy, lồng ghép một cách hữu cơ các quan hệliên kết trong HTĐMQG là một phương thức quan trọng để đẩy mạnh liên kết và làyếu tố đảm bảo để đổi mới thành công
c Xây dựng kế hoạch liên kết có kết hợp chặt chẽ với nhiệm vụ thường xuyên
và lâu dài
Muốn liên kết với các đơn vị, tổ chức khác có hiệu quả, trước tiên cần phảixác định rõ mục tiêu liên kết của đơn vị mình Xác định mục tiêu cần đạt được trướchết là mục tiêu chung của tổ chức mình trong giai đoạn trước mắt và trong tươnglai Đó chính là các mục tiêu của kế hoạch chiến lược phát triển tổ chức
Trên cơ sở các mục tiêu đã được xác định rõ, cần vạch ra kế hoạch nhiệm vụ
cụ thể, được phân loại, xếp thứ tự ưu tiên để có thể tập trung nguồn lực cho nhữngnhiệm vụ quan trọng; xem xét các điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện: Nhân lực,tài lực, vật lực và tin lực của tổ chức mình Điều quan trọng là phải làm rõ nội dung,mục tiêu cụ thể, phương thức thực hiện liên kết và cuối cùng là xác định các đối táctiềm năng có thể liên kết Để xây dựng một quan hệ liên kết, cần thiết phải tìm hiểuđối tác về chức năng nhiệm vụ chính của họ, những thành tựu mà họ đã đạt được,truyền thống hoạt động và văn hóa tổ chức, năng lực thực hiện nhiệm vụ, đặc biệt lànhững nhiệm vụ mà mình quan tâm, khả năng về nhân lực, tài chính, vật tư thiết bị,đảm bảo thông tin và quan hệ của họ Cuối cùng, tổng hợp toàn bộ các thông tin vàđiều kiện trên đên đây để xây dựng một kế hoạch liên kết với đơn vị đã được chọn
d Làm tốt vấn đề sở hữu trí thuệ trong liên kết Viện-Trường
Kinh nghiệm cho thấy, quyền SHTT là vấn đề nhạy cảm, có ảnh hưởng trựctiếp đến việc xây dựng và duy trì bền vững mối quan hệ liên kết Viện-Trường [49,
77, 89] Những yếu tố thuộc SHTT có ảnh hưởng không tốt đến liên kết phải kể đến
sự thiếu hiểu biết về quyền và nghĩa vụ trong sử dụng quyền SHTT và sự yếu kém
về quản lý nhà nước về SHTT
Mặt khác, cũng cần nhận thức rằng quản lý quyền SHTT trong liên kết là phứctạp và đa dạng, nhưng lại không thể né tránh Chỉ có làm rõ được vấn đề này một
Trang 36cách thỏa đáng cho mỗi trường hợp thì việc liên kết mới có thể tốt đẹp và phát triểnbền vững Nói cách khác, quản lý quyền SHTT trong liên kết Viện-Trường có vaitrò sống còn đối với liên kết và là một yếu tố quan trọng tác động đến sự phát triểnbền vững của nó.
e Khắc phục tư tưởng ngại thay đổi và xây dựng lòng tin
Trong xây dựng quan hệ liên kết Viện-Trường thường nẩy sinh tư tưởng ngạithay đổi và thiếu lòng tin vào bản thân và đối tác Một tổ chức xưa nay chưa cóquan hệ liên kết với một tổ chức khác sẽ tạo nên một thói quen khó sửa là rất ngạithay đổi cơ chế, chế độ làm việc, quản lý và thực thi nhiệm vụ khi buộc phải xử lýmọi vấn đề có liên quan đến người khác, tức là ngại đổi mới Theo Paul Sloane(2010) thì con người tự nhiên thường e ngại, đặc biệt khi tổ chức của họ đã cónhững thành công nhất định [102]
Vượt qua sự e ngại ban đầu đối với sự thay đổi để thiết lập các quan hệ liênkết là một mục tiêu quan trọng đối với các viện, trường
Lòng tin cũng có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong xây dựng và thực thi
quan hệ liên kết Viện-Trường Lòng tin cần được hiểu theo các khía cạnh là tin vào chính bản thân, vào tổ chức của mình, vào mục tiêu, nội dung và chương trình hành động của tổ chức mình: Niềm tin này có ý nghĩa to lớn, nó giúp ta tự tin, tự chủ khi
đặt vấn đề liên kết với đối tác Tất nhiên, niềm tin phải được xây dựng trên cơ sởkiến thức, năng lực của mỗi cá nhân, tổ chức; trên cơ sở mục tiêu, nội dung vàchương trình hành động được xây dựng một cách khoa học, có tính khả thi và hứahẹn mang lại những thành quả quan trọng cho tập thể
Có thể khẳng định, không có lòng tin lẫn nhau thì không thể làm được gì.Nhưng lòng tin chỉ có thể được củng cố qua những công việc cụ thể và được tíchlũy theo thời gian và qua nhiều công việc hợp tác thành công Tuy vậy, công việcđôi khi lại không thể chờ đợi để có lòng tin đầy đủ Vì vậy, liên kết và nhất là đi đếnquan hệ đối tác của nhau trước hết phải có sự tìm hiểu ban đầu Tiếp đến phải từngbước xây dựng lòng tin thông qua từng công việc cụ thể trong tiếp xúc ban đầu,trong bàn bạc xây dựng kế hoạch hợp tác, trong sự tôn trọng, chân thành, trong sáng
và vì lợi ích của cả hai bên theo tiêu chí cùng thắng Đó là một cách tiếp cận xâydựng và củng cố lòng tin tốt nhất
f Yếu tố văn hóa tổ chức
Văn hóa tổ chức được thể hiện ở nhiều khía cạnh, từ phong cách làm việc có
Trang 37chiến lược, kế hoạch; duy trì nền nếp làm việc khoa học và văn minh đến nhữngquy định, tập quán tốt đẹp của tổ chức được tập thể công nhân viên chức của tổchức chấp nhận và tự nguyện chấp hành Văn hóa tổ chức ngày nay còn thể hiện ởthái độ, tác phong trong quan hệ công tác, thực hiện nhiệm vụ giữa cấp trên với cấpdưới, giữa đồng nghiệp với nhau trên tinh thần tôn trọng, bình đẳng và hỗ trợ, giúp
đỡ lẫn nhau trong công việc
Trong xu thế hội nhập, trong một tổ chức có thể xuất hiện sự đa văn hóa củacác dân tộc khác nhau mà việc xây dựng văn hóa tổ chức không thể không tính đếnyếu tố đó cũng như những khác biệt về tập quán, lối sống và những sở thích có tínhriêng biệt của từng cá nhân trong tổ chức Rõ ràng, ngày nay xây dựng văn hóa tổchức hiện đại, văn minh và khoa học sẽ góp phần làm cho hoạt động của tổ chứcphát triển và bền vững, nhất là trong thời đại hội nhập và cạnh tranh hiện nay và làmục tiêu và trách nhiệm của mọi tổ chức
Ngoài ra, để liên kết Viện-Trường bền vững luôn phải lấy hiệu quả, lợi íchmang lại làm mục tiêu; phải lấy hợp tác với doanh nghiệp làm trọng, bởi doanhnghiệp vừa là nơi đặt hàng, đưa ra những yêu cầu về chất lượng đầu ra của liên kết
và có khả năng cũng cấp kinh phí cho các hoạt động của Liên kết Như vậy, liên kếtViện-Trường phải coi trọng hợp tác với doanh nghiệp, lấy doanh nghiệp làm đốitượng phục vụ và làm động lực thúc đẩy hoạt động liên kết
2.2.3 Những nguyên tắc cơ bản của liên kết Viện-Trường
Kết hợp lý luận về liên kết Viện-Trường với những đặc điểm của Việt Nam,trong mục này, Luận án nghiên cứu và đề xuất những nguyên tắc căn bản của liênkết Viện-Trường ở Việt Nam mà việc tuân thủ những nguyên tắc này sẽ góp phầnđảm bảo cho việc xây dựng và duy trì liên kết Viện-Trường bền vững Những
nguyên tắc đó là:
2.2.3.1 Liên kết phải có tính mở
Tất cả các viện, trường đều phải có cơ hội tham gia Liên kết theo điều kiệncủa mình Quan hệ liên kết giữa hai đối tác thường được tổ chức theo hai cấp: Liênkết trên nguyên tắc chung, thể hiện ý chí, nguyện vọng của các bên đối tác đối vớiviệc thiết lập mối quan hệ liên kết giữa hai bên và Liên kết thực hiện các nhiệm vụ
cụ thể (trở thành đối tác của nhau) trên những nguyên tắc và nội dung nhất định,được hai bên thống nhất bằng các hợp đồng rất cụ thể, trong đó xác định mục tiêu,mục đích, nội dung, trách nhiệm và quyền lợi mỗi bên, thời hạn bắt đầu và kết thúc,
Trang 38các biện pháp thực hiện,… Sự phát triển từ liên kết trên nguyên tắc chung sang liênkết cụ thể là sự phát triển có tính chất tự nhiên, theo nguyện vọng và ý chí của cácbên liên kết
Các hoạt động liên kết cần được khuyến khích trong mọi lĩnh vực: NCKH,PTCN, Đào tạo và CGCN, giữa viện và trường và cho đối tượng thứ ba, chú ý đếnthương mại hóa sản phẩm do liên kết mà có
Nói tóm lại, quan hệ liên kết của một tổ chức phải có tính mở, là một quan hệđộng, có thể thay đổi, phát triển theo thời gian, tùy thuộc vào sự hiệu quả của cácmối quan hệ đã được thiết lập hay mới Theo thời gian có thể phát triển thêm cácquan hệ liên kết mới, cũng có thể kết thúc các mối quan hệ không mang lại lợi ích[109];
2.2.3.2 Liên kết phải dựa trên cơ sở tự nguyện
Liên kết, hợp tác phải trên tinh thần tự nguyện Tự nguyện phải được thựchiện không những trong lựa chọn đối tượng để liên kết chiến lược (lâu dài) mà còntrong liên kết thực hiện từng nhiệm vụ cụ thể Liên kết với ai, liên kết về vấn đề gì,khi nào, trước hết phải dựa trên nhu cầu và khả năng của bản thân mỗi tổ chức,đơn vị và của đối tác; sự lựa chọn đối tác để liên kết còn phụ thuộc vào nội dungnhững vấn đề muốn liên kết, khoảng cách địa lý, truyền thống, văn hóa của các tổchức và sự tin cậy lẫn nhau Liên kết phải thực chất vì công việc và phải mang lạilợi ích và có hiệu quả cao hơn không liên kết, tuyệt đối không mang tính hình thức
2.2.3.3 Liên kết từ trong ra ngoài; từ cụ thể, đơn giản đến phức tạp
Liên kết nội bộ có nhiều thuận lợi và là cơ sở để liên kết với các đơn vị bênngoài Liên kết nội bộ có tốt mới có thể liên kết hiệu quả với bên ngoài Vì vậy,điều đầu tiên các đơn vị phải nghĩ đến là tiến hành liên kết nội bộ và phát huy mốiliên kết này một cách hiệu quả nhất Chỉ trên cơ sở liên kết nội bộ có hiệu quả thìliên kết với bên ngoài mới nhanh chóng phát huy tác dụng
Về trình tự thực hiện liên kết, trước hết cần thiết lập quan hệ liên kết chung,
có tính nguyên tắc Trên cơ sở đó xây dựng lòng tin và phát triển thành các quan hệđối tác cụ thể cho từng công việc, thông qua những hợp đồng cụ thể thực hiện từngnhiệm vụ liên kết
Tùy theo nhu cầu, năng lực và sự tin cậy lẫn nhau đến mức nào mà mở rộng cáclĩnh vực và độ phức tạp, tầm quan trọng của các nhiệm vụ liên kết trên nguyên tắcliên kết đi từ đơn giản đến phức tạp theo quy luật của nhận thức và hiệu quả thực tế
Trang 392.2.3.4 Nguyên tắc lợi ích và sự công bằng trong phân chia lợi ích
Đây là nguyên tắc hết sức quan trọng, mà việc tuân thủ nó có ý nghĩa to lớntrong việc xây dựng và duy trì liên kết Viện-Trường bền vững và có hiệu quả Lợiích bao gồm lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần, là mục tiêu của bất kỳ tổ chức nàokhi liên kết với một đơn vị khác Không có lợi ích thì không thể hợp tác Vì vậy,liên kết là phải mang lại lợi ích cho tất cả các thành viên liên kết
Lợi ích vật chất được thể hiện cụ thể bằng thu nhập do thực hiện các nhiệm vụliên kết mang lại hay làm tăng số lượng và chất lượng của nguồn lực vật chất, conngười [46, 57, 65]
Trong thời đại KH&CN là động lực chủ yếu để phát triển KT-XH và trongmôi trường hội nhập và cạnh tranh thì quyền SHTT là một lợi thế to lớn của ngườisáng tạo Vì vậy, sự tường minh trong xác định quyền SHTT là một trong nhữngyếu tố tác động lớn đến sự thiết lập và sự bền vững của hoạt động liên kết [90, 99].Các đối tác có trách nhiệm đàm phán và thỏa thuận trước bằng văn bản về quyềnSHTT đối với các thành quả có thể do hợp tác hay phát sinh từ hợp tác mang lại,dựa trên Luật SHTT quốc gia, quốc tế và những thỏa thuận cụ thể khác Ngoài ra,còn có các lợi ích khác như sự vinh danh hay uy tín được nâng cao,…
Việc phân chia lợi ích phải dân chủ, công khai minh bạch, công bằng, phù hợpvới công sức đóng góp của mỗi thành viên Phân chia lợi ích phải đi đôi với xácđịnh nghĩa vụ và trách nhiệm đóng góp của mỗi bên và ghi trong các hợp đồng cụthể thực hiện các nhiệm vụ liên kết
2.2.3.5 Đảm bảo tính tự chủ của mỗi đơn vị thành viên liên kết
Hợp tác, liên kết là để tăng thêm khả năng thực hiện những nhiệm vụ mà qua
đó các bên đối tác đều đạt được mục tiêu căn bản của mình, song không vì thế màlàm mất đi quyền tự chủ, sự năng động sáng tạo của các thành viên trong hoạt độngthực hiện chức năng của mỗi đơn vị Liên kết và hợp tác cần trên cơ sở tôn trọng và
hỗ trợ lẫn nhau, không làm cản trở đến những hoạt động bình thường của mỗi thànhviên liên kết
Trong kế hoạch của mọi thành viên liên kết, các nhiệm vụ liên kết phải đượclồng ghép một cách khoa học và có tính hệ thống trong một kế hoạch thống nhất củađơn vị, trong đó kết hợp cả các nhiệm vụ trước mắt và lâu dài
Trang 402.2.3.6 Nguyên tắc chịu trách nhiệm trong liên kết
Nguyên tắc chịu trách nhiệm trong liên kết được thể hiện trước hết ở sự phânchia quyền lực trong các hoạt động liên kết, quyền lực phải đi đôi với trách nhiệm
Ở tầm vĩ mô, trước khi thực hiện liên kết với một tổ chức nhất định, phảinghiên cứu nhu cầu liên kết của đơn vị mình, xem xét khả năng do liên kết có thểmang lại cả trên phương diện đảm bảo nguồn nhân lực, tri thức, tài chính, vật tư,thiết bị và các điều kiện khác; lựa chọn đơn vị liên kết và bàn bạc về việc thiết lậpmối liên kết Một khi mối quan hệ đối tác đã được thiết lập thì một điều quan trọng
là các bên đối tác phải duy trì một tinh thần trách nhiệm cao đối với vấn đề đã camkết Ý thức trách nhiệm xây dựng liên kết phải cụ thể thông qua việc tập trung trítuệ và sức lực để hoàn thành tốt nhất những nhiệm vụ được phân công; xây dựnglòng tin và xây dựng văn hóa của tổ chức liên kết
Ở tầm vi mô, mức độ trách nhiệm của tổ chức và cá nhân phụ thuộc vào vaitrò, vị trí được phân công trong các hoạt động cụ thể, vị trí đảm nhiệm trong từngcông việc Quyền lực trong mỗi nhiệm vụ liên kết là vấn đề quan trọng và nhạy cảmđối với mỗi bên đối tác Vì vậy, phân công trách nhiệm là công việc cần được bànbạc kỹ lưỡng giữa các đối tác để đi đến thống nhất trên cơ sở đảm cho công việctiến hành được thuận lợi
Thông qua ý thức trách nhiệm cao, mọi vấn đề nẩy sinh trong hoạt động liênkết, kể cả những vấn đề xung đột lợi ích kinh tế hay vấn đề về SHTT, vấn đề quyềnlực trong liên kết,… đều sẽ được giải quyết một cách thỏa đáng
2.2.3.7 Linh hoạt, mềm dẻo trong liên kết
Hoạt động liên kết thông thường là để thực thi các nhiệm vụ NCKH, PTCN,tiến hành các công việc liên quan đến đào tạo nguồn nhân lực hay thực hiện chuyểngiao kiến thức, CGCN giữa các đối tác liên kết hay cho đối tác thứ ba Quản lý cáchoạt động này thực chất là quản lý các hoạt động KH&CN, đòi hỏi có tính mềm dẻocao, phù hợp với lao động trí óc, có tính rủi ro cao Do đó, quản lý trước hết phảitrên cơ sở kế hoạch, lấy việc thực hiện kế hoạch làm mục tiêu tối thượng, nhưng lạiphải biết mềm dẻo, linh hoạt khi có những tình huống mới xuất hiện
Tính linh hoạt, mềm dẻo cần được quán triệt cả trong các lĩnh vực như:
- Xây dựng nhiệm vụ, mục tiêu của hoạt động liên kết;
- Tổ chức thực thi và quản lý việc nhiệm vụ;
- Giải quyết các xung đột lợi ích và các xung đột khác nếu xẩy ra;