1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

liên kết viện trường trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật cơ sở khoa học, thực tiễn và định hướng phát triển

28 203 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 170 KB

Nội dung

Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu NC lý luận và phương pháp luậnchung về liên kết, làm rõ những những nội dung lý luận và đặc điểmliên kết Viện-Trường V-T ở Việt Nam và trong Quâ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ

NGUYỄN ĐĂNG HẢI

LIÊN KẾT VIỆN - TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC KHOA HỌC KỸ THUẬT - CƠ SỞ KHOA HỌC, THỰC TIỄN

Trang 2

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI

HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ

Người hướng dẫn khoa học:

GS.TSKH Phạm Thế Long

Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Ngọc Thanh

Phản biện 2: PGS.TS Trần Thái Bình

Phản biện 3: TS Phạm Hữu Giục

Luận án được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án cấp Họcviện theo Quyết định số 1960/QĐ-HV ngày 28 tháng 7 năm 2014của Giám đốc Học viện Kỹ thuật Quân sự, họp tại Học viện Kỹ thuậtQuân sự hồi……giờ ngày … tháng… năm 2014

Có thể tìm hiểu Luận án tại:

- Thư viện Quốc gia

- Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Từ cuối thế kỷ XX xu thế hội nhập kinh tế quốc tế là một xuthế tất yếu không thể đảo ngược, kéo theo sự hội nhập về GD&ĐT

và KH&CN trên phạm vi quốc gia và thế giới KH&CN ngày nay làđộng lực phát triển KT-XH Nghị quyết Hội nghị Trung ương 2Khóa VIII (1996), kết luận của Hội nghị Trung ương 6 Khóa IX(2002) và Luật KH&CN năm 2000 đã khẳng định điều đó Liên kết

là cách thức để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của hoạt độngGD&ĐT, NCKH, PTCN và đổi mới

Liên kết ĐT-NCKH-SXKD là xu thế không thể đảo ngược.Nhưng ở Việt Nam (VN) và trong Quân đội (QĐ), vì nhiều lý dokhác nhau, mối liên kết này vẫn chưa đi vào cuộc sống Vì vậy,nghiên cứu về đề tài của Luận án là có ý nghĩa thực tiễn và cấp thiết

2 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu (NC) lý luận và phương pháp luậnchung về liên kết, làm rõ những những nội dung lý luận và đặc điểmliên kết Viện-Trường (V-T) ở Việt Nam và trong Quân đội; đề xuất

mô hình định hướng phát triển liên kết phù hợp với điều kiện ViệtNam, đồng thời đề xuất các giải pháp để phát triển và duy trì liên kếtViện-Trường bền vững trong điều kiện Quân đội

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Tổng quan về liên kết V-T trên thế giới và trong nước; Nghiêncứu lý luận và thực tiễn liên kết V-T ở Việt Nam; Nghiên cứu địnhhướng phát triển liên kết V-T ở Việt Nam; Đề xuất các giải phápthúc đẩy liên kết V-T bền vững trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật(KHKT) do BQP quản lý

4 Đối tượng nghiên cứu

Trang 4

Đối tượng nghiên cứu chính của Luận án là lý luận về liên kếtV-T thông qua liên kết ĐT-NCKH-SXKD và định hướng phát triểnbền vững và hiệu quả liên kết V-T và ứng dụng trong lĩnh vựcKHKT quân sự Việt Nam.

5 Phạm vi nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu lý luận của Luận án hạn chế trong phạm

vi liên kết của các nhà trường và viện nghiên cứu thuộc lĩnh vựcKHKT ở Việt Nam, không đề cập đến liên kết V-T thuộc lĩnh vựcKhoa học Xã hội, Nhân văn và Quân sự Vận dụng lý luận về liên kếtV-T bền vững ở Việt Nam vào liên kết V-T trong lĩnh vực KHKT doBQP quản lý

6 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp điều tra, khảo sát thực tiễn; nghiên cứu tài liệu vàphương pháp chuyên gia; các cách tiếp cận Duy vật-Biện chứng,Lịch sử-Lôgic và Hệ thống-Cấu trúc để có các số liệu trung thực,chính xác và đầy đủ Trên cơ sở đó tiến hành phân tích, tổng hợp vàlập luận lôgic để có được những kết luận khách quan và khoa học

7 Đóng góp của Luận án

Phân tích và làm rõ cơ sở lý luận về liên kết V-T với nhữngđóng góp khoa học mới: Xây dựng khái niệm về liên kết V-T; Bảnchất, những nguyên tắc cơ bản và nội dung chủ yếu của liên kết V-T;Phân tích và đánh giá thực tiễn của việc xác định những quan điểm,mục tiêu đối với hoạt động liên kết V-T ở cơ quan và một số đơn vịthuộc Bộ NN&PTNT và Bộ Quốc phòng; Đề xuất định hướng liênkết V-T ở Việt Nam với việc xác định mô hình liên kết, mục tiêu, yêucầu, nội dung và lộ trình thực hiện liên kết; Đề xuất hệ thống các giảipháp thúc đẩy, phát triển liên kết trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật doBQP quản lý Các giải pháp đề xuất góp phần định hướng cho hoạtđộng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và nâng cao chất lượng,hiệu quả hoạt động R&D, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra trong tình

Trang 5

hình hiện nay đối với các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học

8 Cấu trúc của Luận án

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, cấu trúc Luận án được bố cụcthành 4 chương

Liên kết Viện-Trường-Doanh nghiệp (V-T-DN) cho phép khắcphục những yếu kém về nguồn lực nhờ sử dụng kết hợp hiệu quả cácnguồn lực của các đơn vị thành viên; đảm bảo hiệu quả Đào tạo, NC

và SXKD Tuy vậy, liên kết cũng phải đối mặt với nhiều thách thức.Cần nghiên cứu hoàn thiện lý luận

1.1 Nghiên cứu liên kết giữa các trường đại học và viện nghiên cứu ở nước ngoài

Trình bày những nội dung chính mà quốc tế đã nghiên cứu, gồm:

1.1.1 Những nghiên cứu về vai trò, vị trí của liên kết Trường: Đối với KT-XH; trong hoạt động R&D; trong một nước và

nước như Úc, Hàn Quốc, Canada,

1.1.4 Một số nghiên cứu về những liên kết cụ thể của các tổ

Trang 6

chức và doanh nghiệp: Nghiên cứu hai trường hợp Viện CIMA liên

kết với Trường ESC Lille của Pháp và trường hợp Liên kết của 4 phòngthí nghiệm của các nước Châu Âu đã phát triển và có kết quả tốt

1.1.5 Một số vấn đề rút ra từ nghiên cứu liên kết Viện-Trường ở nước ngoài:

- Liên kết V-T ở nước ngoài có ý nghĩa to lớn và liên kết vừa

là nhu cầu vừa là xu hướng tất yếu của thời đại hiện nay

- Liên kết ĐT-NCKH-SXKD đã được nghiên cứu, áp dụng vàphát triển một cách hệ thống từ nhiều giác độ khác nhau ở nhiềunước phát triển trên khắp thế giới

- Thủ tục và kỹ năng xây dựng và điều hành liên kết cũng đãđược NC một cách toàn diện và chi tiết, nhưng sự vận dụng vào cáclĩnh vực, trường hợp cụ thể vẫn là vấn đề cần được nghiên cứu tiếp

1.2 Nghiên cứu liên kết Viện-Trường của Việt Nam và Quân đội

Nhà nước có chủ trương liên kết ĐT-NCKH-DN; nhưng chưa cóvăn bản cụ thể Các viện, trường đều coi trọng liên kết V-T và liên kết V-T-DN đã được hình thành trên thực tiễn và đã có một số kết quả, nhưngtản mạn và không bền vững Liên kết V-T chưa trở thành một phươngthức thường xuyên và hiệu quả trong hoạt động của các viện, trường

1.2.1 Một số nghiên cứu về liên kết Trường ở Việt Nam

Viện Mới chỉ một vài tác giả đề cập một cách chưa sâu về liên kết

- Đã có những cuộc Hội thảo về chủ đề liên kết; các phươngtiện thông tin đại chúng cũng có nhiều bài đề cập đến vấn đề này

1.2.2 Liên kết Viện-Trường trong trong Quân đội Nhân dân Việt Nam

Bộ Quốc phòng đã có chủ trương về liên kết V-T trong Quânđội để tăng tính hiệu quả của hoạt động ĐT, NCKH và SXKD Nhiềuliên kết giữa viện, trường trong BQP và với các viện, trường nhà

Trang 7

nước đã được thực hiện, mang lại kết quả nhất định Tuy nhiên, cònrất nhiều hạn chế do nhận thức chưa thật đầy đủ và thiếu cơ chế cụthể khuyến khích liên kết.

1.2.3 Một số vấn đề rút ra từ nghiên cứu liên kết Trường ở Việt Nam

Viện-Ở Việt Nam và trong Bộ Quốc phòng, liên kết V-T đã đượcthực hiện và đã có những kết quả nhất định trong việc nâng cao hiệuquả sử dụng nguồn lực và chất lượng NCKH, ĐT và SXKD Tuyvậy, nghiên cứu về liên kết V-T còn nhiều hạn chế: Thiếu vắng cácnghiên cứu cụ thể về nội dung, phương pháp, kỹ năng tổ chức vàđiều hành liên kết; thiếu các NC về định hướng chính sách, vềSHTT, CGCN liên quan đến liên kết

1.3 Phương hướng nghiên cứu của luận án

Từ những vấn đề rút ra từ nghiên cứu về liên kết V-T trên thếgiới và trong nước cho thấy cần tiến hành đi sâu vào nghiên cứu về

cơ sở lý luận và thực tiễn về liên kết V-T gắn với HTĐMQG, gắn vớiviệc đảm bảo quyền SHTT và các điều kiện khác để đảm bảo liên kếtbền vững và hiệu quả trong điều kiện của Việt Nam; đề xuất cácnguyên tắc căn bản, mô hình phát triển liên kết theo các mức (cấp)

độ khác nhau; vận dụng lý luận đã đạt được vào việc đề xuất các giảipháp thúc đẩy phát triển liên kết V-T một cách bền vững trong lĩnhvực khoa học kỹ thuật do BQP quản lý Để đạt được mục tiêu, nộidung đề ra, luận án xác định các nội dung nghiên cứu tiếp theo gồm:

- Nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng liên kếtViện-Trường ở Việt Nam;

- Nghiên cứu định hướng phát triển liên kết V-T ở Việt Nam;

- Đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển liên kết V-T tronglĩnh vực Khoa học kỹ thuật do Bộ Quốc phòng quản lý

Kết luận chương I

Liên kết giữa ĐT-NCKH-SXKD, liên kết V-T là một xu thế tất

Trang 8

yếu và mang lại hiệu quả cao Lý luận và phương pháp luận liên kết

đã đã được nghiên cứu và phát triển trên thế giới, tuy vậy, vẫn cònphải tiếp tục nghiên cứu; liên kết nói chung và liên kết V-T nói riêng

là một bộ phận không thể tách rời khỏi HTĐMQG; Nhà nước vàquản lý Nhà nước có vai trò tạo môi trường pháp lý và điều kiệnthuận lợi cho liên kết V-T phát triển Liên kết V-T ở Việt Nam vàtrong lĩnh vực KHKT quân sự có những đặc điểm riêng đòi hỏi việcnghiên cứu vận dụng kinh nghiệm quốc tế một cách sáng tạo

Chương II

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN XÂY DỰNG

LIÊN KẾT VIỆN - TRƯỜNG

Những kiến thức cơ bản về liên kết sẽ là cơ sở để thống nhấtnhận thức và hành động trong hoạt động thực tiễn về liên kết

2.1 Chủ trương của Đảng, Nhà nước và Bộ Quốc phòng về liên kết Viện-Trường

điểm của Đảng, Nhà nước về liên kết

2.1.2 Một số chính sách quan trọng của Nhà nước:

Luận án đã viện dẫn một số văn bản pháp quy của Nhà nướcnhư: Quyết định 1244/QĐ-TTg (2011), Quyết định 375/QĐ-TTg(2011), Quyết định 19/QĐ-GD&ĐT (2005),… trong đó đều khẳngđịnh các chính sách quan trọng của Nhà nước đối với việc địnhhướng phát triển liên kết V-T thông qua hoạt động liên kết ĐT-NCKH-SXKD

Trang 9

2.1.3 Chủ trương của Bộ Quốc phòng (BQP)

Đối với BQP, chủ trương liên kết V-T đã được Bộ và các cơquan Bộ quán triệt trong chỉ đạo về hoạt động của các viện, trườngtrong ĐT, NCKH và SXKD Báo cáo “Tổng kết công tác Khoa học,Công nghệ và Môi trường 5 năm 2006-2010, phương hướng nhiệm

vụ công tác Khoa học, Công nghệ và Môi trường giai đoạn 2015” đã đề xuất với Bộ về việc tiếp tục khuyến khích liên kết V-Tnhằm nâng cao hiệu quả của công tác ĐT, NCKH và Huấn luyện

2011-2.2 Cơ sở lý luận về liên kết Viện-Trường

Trong phần này, Luận án đã nghiên cứu và làm rõ những nộidung cơ bản quan trọng của lý luận về liên kết V-T sau đây:

2.2.1 Khái niệm về liên kết Viện-Trường

Liên kết là thực hiện chia sẻ nguồn lực, công việc, tráchnhiệm, ra quyết định, quyền lực, lợi ích, rủi ro… Chức năng cơ bản

liên kết là: Tư vấn hoặc cố vấn; Đóng góp; Thực thi; Hợp tác chia sẻ.

Liên kết V-T là một dạng liên kết, trong đó, các đối tác tham gia có thể là các Viện nghiên cứu và các trường đại học hoặc các bộ phận làm công tác đào tạo, NCKH, SXKD hay dịch vụ thuộc viện hoặc trường Liên kết Viện-Trường thực hiện mọi chức năng thuộc nội hàm của liên kết Liên kết Viện-Trường là loại liên kết có nội hàm rộng, bao gồm liên kết để thực hiện các nhiệm vụ đào tạo, NCKH, CGCN hay SXKD.

Liên kết luôn có 2 mặt: Tích cực và tiêu cực, nhưng tích cực là

chính Tiêu cực có thể khắc phục khi có giải pháp đúng Mặt tích cực:

Tận dụng nguồn lực tốt hơn; mở rộng phạm vi và đa dạng hóa NC,ĐT; nâng cao năng lực; tạo thành những hệ thống thực hiện nhiệm vụmạnh; khắc phục sự thiếu cán bộ giỏi; gắn NC với ĐT và SXKD; tăngkhả năng tìm kiếm giải pháp cho vấn đề phức tạp; tạo ra động lực

mạnh mẽ để hỗ trợ cho sự đổi mới Mặt tiêu cực như: Khó đồng nhất

Trang 10

về mục tiêu; có thể phải chia sẻ hoặc thiệt hại tài chính; dễ xẩy ra xungđột lợi ích, lãnh đạo; phải chia sẻ quyền lực, chia sẻ lợi ích; ….

2.2.2 Bản chất của liên kết Viện-Trường

2.2.2.1 Liên kết Viện-Trường với tư cách là một tổ chức KH&CN

Quan hệ liên kết trong thực hiện nhiệm vụ là một tổ chứcKH&CN; mỗi nhiệm vụ cần xây dựng một tổ chức thích hợp Trongmục này, Luận án đã viện dẫn Luật KH&CN Việt Nam năm 2000(sửa đổi năm 2005), nghiên cứu và chỉ rõ các thành phần chủ yếu củamột tổ chức trong quan hệ liên kết V-T, gồm: Các tổ chức nghiêncứu, đào tạo và dịch vụ

2.2.2.2 Xây dựng quan hệ liên kết Viện-Trường bền vững

Cùng với lựa chọn đối tác, xây dựng tổ chức và cơ chế, chínhsách, điều hành hoạt động liên kết,… để liên kết V-T phát triển bềnvững, có hiệu quả, luận án đã đề cập và trình bày chi tiết những vấn

d Làm tốt vấn đề Sở hữu trí tuệ (SHTT) trong liên kết V-T.

e Khắc phục tư tưởng ngại thay đổi và xây dựng lòng tin.

f Yếu tố văn hóa tổ chức.

2.2.3 Những nguyên tắc cơ bản của liên kết Viện-Trường

Để liên kết V-T phát triển bền vững, luận án đã đề xuất vàphân tích những nguyên tắc chính sau:

Trang 11

2.2.3.1 Liên kết phải có tính mở

2.2.3.2 Liên kết phải dựa trên cơ sở tự nguyện

2.2.3.3 Liên kết từ trong ra ngoài; từ cụ thể, đơn giản đến phức tạp 2.2.3.4 Nguyên tắc lợi ích và sự công bằng trong phân chia lợi ích 2.2.3.5 Đảm bảo tính tự chủ của mỗi đơn vị thành viên liên kết 2.2.3.6 Nguyên tắc chịu trách nhiệm trong liên kết.

2.2.3.7 Linh hoạt, mềm dẻo trong liên kết.

2.2.3.8 Đảm bảo sự hỗ trợ của chính quyền các cấp

2.3 Cơ sở thực tiễn về liên kết Viện-Trường 2.3.1 Liên kết Viện-Trường ở một số đơn vị cơ

sở đào tạo và nghiên cứu khoa học quan trọng của Việt Nam

2.3.1.1 Liên kết Viện-Trường của Đại học Quốc gia Hà Nội

GS-TS Mại Trọng Nhuận: “Từ lâu, ĐHQGHN coi sự hợp tácTrường - Viện nghiên cứu - Doanh nghiệp như là một đặc trưng của

mô hình ĐH nghiên cứu Đó vừa là phương thức vừa là mục tiêuhướng tới sự phát triển của từng đối tác và cả sự phát triển chung của

ba bên” Thực tế, ĐHQGHN đã thực hiện liên kết V-T trong nội bộ,với các VNC và Trường trong nước và liên kết quốc tế

2.3.1.2 Liên kết Viện-Trường của Đại học Bách khoa Hà Nội

ĐHBKHN cũng lấy sự kết hợp đào với NCKH và SXKD là cơ

sở nền tảng hoạt động của Trường thông qua việc thành lập một loạtcác Viện chuyên ngành vừa có chức năng đào tạo, vừa có chức năngnghiên cứu và CGCN Bách Khoa Hà nội cũng đã thiết lập một mạnglưới liên kết tương đối rộng ở trong và ngoài nước

2.3.2 Liên kết Viện-Trường thuộc Bộ Nông nghiệp

Trang 12

được triển khai và đánh giá tương đối toàn diện, đây cũng là bài họcchung cho nghiên cứu liên kết V-T ở Việt Nam

2.3.2.2 Kết quả khảo sát đánh giá hai năm thực hiện liên kết Viện-Trường của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Luận án đã nghiên cứu và phân tích một cách khá chi tiết cáckết quả việc thực thi Quyết định 98/QĐ-BNN thông qua tổng kết của

Bộ NN&PTNT vào năm 2009 sau hai năm thực hiện trên các khíacạnh: nhận thức của các viện, trường về liên kết và thực trạng liênkết của các viện, trường thuộc Bộ NN&PTNT

2.3.2.3 Nhận xét khái quát về những tồn tại và nguyên nhân

Qua nghiên cứu và khảo sát luận án đã rút ra:

- Những tồn tại: Chủ trương liên kết của Nhà nước chưa được

triển khai cụ thể; tất cả viện và trường đều nhận thức rằng liên kết làcần thiết nhưng chưa được quan tâm đúng mức; cơ chế chính sách về

tổ chức, quản lý nhân sự, tài chính và về SHTT và lợi ích chưa phùhợp; liên kết nội bộ chưa bài bản; nhận thức và hiểu biết chung vềliên kết còn rất đơn giản; hợp tác trong nước chưa phát triển; liên kếtquốc tế chưa mạnh

- Những nguyên nhân cơ bản: Vai trò của quản lý Nhà nước

còn mờ nhạt; nhận thức của lãnh đạo các viện, trường chưa sâu sắc;

hệ thống chính sách chưa đủ mạnh, còn nhiều bất cập; hệ thống cácchương trình, đề tài, dự án còn ít và chưa hỗ trợ, thúc đẩy liên kết;giữa Viện, Trường hàm chứa những yếu tố không tích cực; tính ỳcòn lớn; nguồn lực còn nhỏ bé; viện, trường chưa có chiến lược liênkết; lý thuyết và thực tiễn liên kết chưa được nghiên cứu đầy đủ.Những tồn tại và nguyên nhân này đồng thời cũng là nhữngtồn tại và nguyên nhân của liên kết V-T trong cả nước

2.3.3 Liên kết Viện-Trường của Bộ Quốc phòng (BQP)

Khẳng định chủ trương tăng cường liên kết giữa các tổ chứcKH&CN với doanh nghiệp của Đảng và Nhà nước đã được triển khai

Trang 13

trong BQP Qua tổng kết hoạt động KH&CN 2006-2010 cho thấy,

BQP có chủ trương liên kết NCKH-ĐT-SXKD và khuyến khích việc

đó Từ chủ trương của Bộ về liên kết, các Học viện, nhà trường, cácviện nghiên cứu cả trong lĩnh vực KHKT, Y dược đều có thiết lậpcác liên kết trong đào tạo, NCKH hay CGCN giữa học viện, nhàtrường với Viện nghiên cứu trong quân đội; giữa các học viện, nhàtrường, viện nghiên cứu,… với các trường đại học, viện nghiên cứungoài quân đội và quốc tế

2.3.3.1 Nhu cầu và điều kiện liên kết Viện-Trường của BQP

Qua nghiên cứu cho thấy: Nhu cầu nghiên cứu, đào tạo để cảitiến và chế tạo vũ khí, trang thiết bị quân sự mới cũng như tiềm lựccon người và tài chính mà quân đội dành cho vấn đề này là rất lớn Luận án đã đi sâu nghiên cứu thực trạng liên kết V-T của cácviện và trường điển hình trong lĩnh vực KHKT của BQP như: Họcviện KTQS, Viện KH&CNQS, Học viện Quân y, Viện YHCT Quânđội, các bệnh viện tuyến chiến lược của Quân đội như Bệnh viện

108, 103, 175, về liên kết nội bộ, liên kết với bên ngoài trong lĩnhvực ĐT, NCKH và CGCN Kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả cácđơn vị trên đều đã thực hiện liên kết giữa các lĩnh vực ĐT, NCKH vàSXKD (dịch vụ) và đã có những kết quả đáng khích lệ

2.3.3.2 Thực trạng hoạt động liên kết của một số Viện nghiên cứu, Học viện, nhà trường Quân đội

Để làm sâu sắc thêm về liên kết V-T đối với các trường vàVNC KHKT trong quân đội, Luận án đã tiến hành một cuộc điều tralấy ý kiến của các đơn vị nói trên và của các chuyên gia có uy tín về

3 lĩnh vực: Thực trạng liên kết của các đơn vị; Ý kiến về những vấn

đề chung của liên kết V-T và Những kiến nghị với lãnh đạo các cấp

về định hướng phát triển và giải pháp chính sách thúc đẩy phát triểnliên kết V-T trong lĩnh vực KHKT do BQP quản lý

Kết quả điều tra cho thấy: Có sự thống nhất nhận thức về sự

Trang 14

cần thiết của liên kết; Các viện, trường đều thực hiện liên kết nội bộ

và với bên ngoài, nhưng chưa trở thành một phương thức thườngxuyên; Hệ thống chính sách còn thiếu và bất cập; Điều kiện cho liênkết bền vững còn nhiều bất cập; Lực lượng chưa đủ mạnh, trong khicòn thiếu lý luận và phương pháp luận; Viện, Trường chưa có quychế nội bộ; chưa có sự liên kết giữa các tổ chức trong nước để hợptác với nước ngoài

2.3.3.3 Khảo sát ý kiến Viện, Trường và chuyên gia Quân đội về liên kết Viện-Trường

Luận án đã tiến hành lập bảng câu hỏi điều tra đối với một sốtrường, viện hàng đầu của Quân đội và các chuyên gia có uy tín về

ba lĩnh vực: i) Thực trạng liên kết V-T; ii) Những vấn đề chung củaliên kết (sự cần thiết, nội dung liên kết, cơ chế, chính sách,…) và iii)Những kiến nghị đối với các cấp lãnh đạo Kết quả ý kiến rất thốngnhất về vai trò quan trọng của liên kết và các nội dung khác

2.4 Những hạn chế và các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết Viện-Trường ở Việt Nam

2.4.1 Những hạn chế trong liên kết Viện-Trường

kế hoạch hành động cụ thể và có hiệu quả (3) Sự lãnh đạo, chỉ đạocủa các cấp có thẩm quyền về liên kết V-T còn chưa cụ thể, chưa cócác biện pháp mạnh mẽ để thúc đẩy liên kết (4) Hệ thống chính sáchchưa thể hiện được việc khuyến khích, thúc đẩy liên kết V-T (5)

Ngày đăng: 04/10/2014, 12:44

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w