1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

HƯỚNG DẪN SẢN XUẤT CHÈ AN TOÀN THEO VIETGAP 210 4 KN 1

28 362 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 2,43 MB

Nội dung

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TỈNH THÁI NGUYÊN TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG TẬP HUẤN KỸ THUẬT SẢN XUẤT CHÈ AN TOÀN THEO VietGAP Thái Nguyên, tháng 9 năm 2014 SẢN XUẤT CHÈ AN TOÀN THEO VIETGAP Phần thứ nhất CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT Các văn bản liên quan đến sản xuất chè an toàn gồm: - Luật An toàn thực phẩm; - Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm; - Chỉ thị số 1311/CT-BNN-TT ngày 04/5/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc đẩy mạnh ứng dụng Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) trong sản xuất trồng trọt; - Thông tư số 59/2012/TT-BNNPTNT ngày 09/11/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về quản lý sản xuất rau, quả và chè an toàn; - QCVN 01-132:2013/BNNPTNT đối với rau, quả, chè búp tươi đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, sơ chế; - Quy trình Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) đối với chè búp tươi an toàn; - Thông tư số 48/2012/TT-BNNPTNT, ngày 26 tháng 9 năm 2012 - Thông tư Số: 53/2012/TT-BNNPTNT, ngày 26 tháng 10 năm 2012 Ban hành danh mục sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, được hỗ trợ theo quyết định số 01/2012/QĐ-TTg, , ngày 09 tháng 01 năm 2012 của thủ tướng Chính phủ Về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản - Quyết định Số: 01/2012/QĐ-TTg, , ngày 09 tháng 01 năm 2012 của thủ tướng Chính phủ - Thông tư Số: 49/2013/TT-BNNPTNT, ngày 19 tháng 11 năm 2013 Hướng dẫn tiêu chí xác định vùng sản xuất trồng trọt tập trung đủ điều kiện an toàn thực phẩm - Nghị định Số: 178/2013/NĐ-CP, ngày 14 tháng 11 năm 2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm Phần thứ hai Nội dung quy trình thực hành sản xuất Nông nghiệp tốt đối với chè búp tươi an toàn (Viet GAP) gồm các nội dung sau: 1. Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất: Tuỳ theo điều kiện cụ thể lựa chọn quy mô hợp lý cho vùng sản xuất, khu sản xuất tập trung nên đảm bảo các điều kiện sau: - Đồi chè có độ dốc bình quân hợp lý, nếu độ dốc qúa cao khó khăn cho việc trồng trọt, thu hái và thực hiện biện pháp quản lý tổng hợp, dồi dào nước ngầm, mùa mưa thoát nước nhanh, không bị úng. Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm: 18-25 0 C, ở khoảng nhiệt độ này cây chè sinh trưởng khoẻ, tính chống chịu tốt, thuận lợi quản lý cây trồng tổng hợp. Độ ẩm không khí trung bình năm trên 80%. Lượng mưa trung bình hàng năm trên 1.200 mm. - Nguồn nước, đất và không khí không bị nhiễm độc chất hoá học và VSV. Cần xem xét kỹ nguồn nước sử dụng có nguy cơ bị ô nhiễm hay không, nếu có cần đưa ra biện pháp ngăn ngừa có hiệu quả, đặc biệt là sự ô nhiễm tiềm ẩn từ những dòng chảy, ống cống và khí thoát từ ống khói nhà máy. Xây dựng được các hồ đập giữ nguồn nước mặt, tạo nguồn nước tưới và giữ ẩm trong mùa khô - Trong trường hợp vùng sản xuất bị ô nhiễm bất khả kháng, thì không tiến hành sản xuất chè. 2. Giống chè: - Tìm hiểu để sử dụng các giống chè mới có năng suất, chất lượng cao và khả năng chống chịu tốt, nhân giống bằng phương pháp giâm cành. Các giống được trồng là giống đã được cấp quản lý có thẩm quyền cho phép phát triển. Mỗi vùng sản xuất nên cơ cấu giống địa phương với các giống mới một cách hài hoà tuỳ theo từng vùng. Hiện nay, các giống mới LDP1, Phúc Vân Tiên, Kim Tuyên để chế biến chè xanh chất lượng cao. Người trồng chè cần ghi rõ lý lịch giống - Mật độ trồng: Các giống chè thân bụi hoặc nửa bụi (Kim Tuyên, LDP1…) trồng mật độ từ 1,8 – 2,8 vạn cây/ha, có thể trồng hàng kép. Xu hướng trồng là thu hẹp hàng, giãn cây. 3. Quản lý đất Đất trồng chè phải được quản lý và sử dụng theo hướng ngăn ngừa mọi khả năng ô nhiễm và độ phì nhiêu của đất ngày càng tăng. Theo đó, cần chú trọng canh tác như sau: - Sử dụng các biện pháp chống xói mòn. + Phải trồng chè theo những đường đồng mức, tạo độ nghiêng ra một cách đáng kể + Cần đào những cái rãnh phù sa (toàn bộ hoặc cục bộ) ở bất cứ độ dốc nào để cản nước chảy và giữ nước. Thiết kế và đào những rãnh phù sa phải được để ý và suy xét tới sự an toàn trong quá trình chăm sóc và thu hái; + Ở tất cả các vị trí mà xói mòn đất cục bộ xảy ra khốc liệt, cần phải thực hiện sự ngăn cản bằng tất các biện pháp hữu hiệu nhất (trồng cỏ, đào rãnh ngăn, trồng cây to chắn phía trên, v.v); + Xây dựng những con mương thoát nước, những con mương này cần cắt ngang dòng chảy, chặn các dòng chảy, làm lưu lượng nước chảy chậm kết quả là làm giảm sự xói mòn. Nên trồng loại cỏ thích hợp dọc theo những con mương để cản nước và xói mòn đất trước khi nước chảy vào mương; + Trước khi trồng chè cây che phủ đất được gieo trồng càng sớm càng tốt ngay sau khi làm đất tối thiểu. Lựa chọn các cây trồng che phủ thích hợp, cây họ đậu, cây cỏ có thể dùng làm thức ăn gia súc, cốt khí, chàm lá nhọn,… + Chè mới trồng cần được trồng xen cây họ đậu và tủ gốc bằng rơm rạ, hoặc cỏ khô + Không chăn thả gia súc, gia cầm trong vườn chè, không bón vào đất các loại phân có nguy cơ ô nhiễm như: Phân chuồng tươi, nước thải trực tiếp của người và động vật, nước thải sinh hoạt và nhà máy. - Có biện pháp cải tạo đất. Nguồn vật chất hữu cơ cho đất chè: Giữ lại cành lá chè đốn (nương chè năng suất 10 tấn/ha có thể cho lượng cành lá đốn 10 tấn/ha), không nên dùng cành lá chè đốn làm củi đun nấu; Trồng cây che bóng để bổ sung nguồn lá rụng và cắt tỉa hàng năm của cây che bóng (chàm lá nhọn, muồng Cassia - muồng đen,…); Tủ gốc bằng tế guột, rơm rạ, trồng cỏ Ghi nê,… lượng tủ 20 tấn/ha, 3-5 năm tủ 1 lần; Bón phân ủ với lượng 1tấn/sào 3 năm bón 1 lần, phân hữu cơ vi sinh 4. Phân bón chất phụ gia: Bón phân cho chè kinh doanh Ở thời kỳ kinh doanh để xác định lượng phân bón cho chè cần phải căn cứ vào; * Từng loại đất (đất có tầng canh tác dầy, đất dốc,…) * Khí hậu và thời tiết * Màu sắc của lá chè * Năng suất chè búp tươi thu được trên một đơn vị diện tích (kg chè búp tươi/sào hay ha). Nghĩa là các nương chè có năng suất khác nhau thì lượng phân bón cũng khác nhau nhưng phải tuân theo nguyên tắc bón sâu, bón cân đối giữa các loại phân hữu cơ, phân đạm, lân và kaly. Tỷ lệ N:P:K tương ứng là (2-3):1:1, mức bón phổ biến là 30 kg N/tấn búp tươi, năng suất càng cao yêu cầu bón tỷ lệ đạm càng cao. Lượng phân cần thiết khuyến cáo bón cho 1 tấn chè búp tươi là: Đạm uê: 65 kg Lân super; 63 kg Ka ly: 17 kg Phân đạm một năm bón từ 3-4 lần. Kaly bón 2-3 lần, lân bón một lần, chú trọng đầu vụ để đảm bảo sản lượng chè và dành một phần vào cuối vụ giúp cây qua đông. Thời gian bón: Phân đạm ure bóm vào tháng 2,4,6 và tháng 8. Phân ka ly: Tháng 2,4 Phân lân: Tháng 2 Tất cả các loại hình kinh doanh đều áp dụng phương pháp 3 năm bón một lần phân hữu cơ 1 tấn + 100 kg lân/sào, trộn đều bón rạch sâu 15-20 cm. - Không nên sử dụng tro (sản phẩm sau khi đốt) của bất kỳ loại cây nào để bón cho chè (bởi vì tro là chất kiềm). - Luôn chú ý tăng cường sử dụng chất hữu cơ, phân xanh, phân vi sinh và giảm nhu cầu sử dụng phân vô cơ. - Không bón phân khoáng trong các tháng mùa khô và lúc trời mưa to, tránh bón phân trong vùng cách dòng sông hoặc mương nước 3-4m. - Hạn chế đến mức tối đa mất mát dinh dưỡng do cỏ dại và các cây trồng xung quanh đồi chè - Chỉ được phép sử dụng phân bón có trong danh mục phân bón được khuyến cáo của cán bộ kỹ thuật - Phân hữu cơ phải được xử lý đúng quy định trước khi sử dụng - Đảm bảo ghi chép đầy đủ mọi hoạt động liên quan đến việc bón phân (Loại phân, ngày bón, thành phần phân bón, lượng bón, nơi bón, phương pháp bón, ngừơi bón) - Dụng cụ bón phân phải được kiểm tra đảm bảo an toàn, sạch sẽ - Lưu kho phải đảm bảo vệ sinh, bảo vệ môi trường, tránh ô nhiễm nguồn nước Lượng phân bón và cách bón cho chè kinh doanh Năng suất búp tươi (tạ/ha/năm) Loại phân Lượng phân (kg/sào) Số lần bón Thời gian (tháng) Cách bón Dưới 60 tạ (dưới 220 kg/sào) - Đạm - Lân - Kaly 8-10 10-15 4-5 3-4 1 2 2, 4, 6, 8 2 2, 4 Bón sâu 6-8 cm, cách gốc 25-30 cm Từ 60 đến dưới 80 tạ (220 kg đến dưới 300 kg/sào) - Đạm - Lân - Kaly 10-15 15-20 5-8 3-4 1 2 2, 4, 6, 8 2 2, 4 Bón sâu 6-8 cm, cách gốc 25-30 cm Từ 80 đến dưới 120 tạ (300 kg đến dưới 450 kg/sào) - Đạm - Lân - Kaly 15-25 20-25 8-12 3-4 1 2 2, 4, 6, 8 2 2, 4 Bón sâu 6-8 cm, cách gốc 25-30 cm Trên 120 tạ (trên 300 kg/sào) - Đạm - Lân - Kaly 25-50 25-35 12-17 3-4 1 2 2, 4, 6, 8 2 2, 4 Bón sâu 6-8 cm, cách gốc 25-30 cm 5. Nước tưới: - Chỉ sử dụng nguồn nước tưới đã được xác định không bị ô nhiễm hoá chất và VSV. Không sử dụng nước từ những vùng sản xuất công nghiệp, nước thải nhà máy vì nó có thể đem lại các chất độc hại hoặc gây ô nhiễm; - Sử dụng tưới nước bằng các phương pháp tưới tiết kiệm, tránh lãng phí; - Chỉ nên áp dụng tưới ở những nơi mà ở đó có nguồn nước dư thừa, đầu tư cho tưới thấp và sản xuất chè có hiệu quả cao; - Cần phải có nhà máy xử lý nước, không để nước thải trực tiếp của các nhà máy chảy vào các dòng sông hay kênh suối; cần cung cấp thiết bị tốt nhất cho việc thực hiện xử lý nước cung cấp cho cộng đồng; - Luôn chú trọng xây dựng và bảo trì các đập nước và hệ thống dẫn nước; - Xây dựng nhà với kiểu mái lợp thích hợp để có thể thu giữ nước mưa vào trong các thùng chứa để phục dự trữ nước; - Có ghi chép đầy đủ về hoạt động tưới (ngày tưới, lượng, nơi tưới, phương pháp tưới) 6. Bảo vệ thực vật và sử dụng hoá chất: Quản lý dịch hại (IPM) là chìa khoá để duy trì sự điều khiển dịch hại, mục đích là áp dụng các biện pháp canh tác, biện pháp sinh học, biện pháp cơ giới, biện pháp hoá học hoặc những kỹ thuật khác phòng trừ dịch hại để giảm tới mức thấp nhất sử dụng hoá chất diệt côn trùng. IPM là xem xét cẩn thận tất cả các phương pháp có sẵn và kế tiếp để điều khiển dịch hại và đặc biệt chú trọng sử dụng biện pháp sinh học, duy trì cân bằng tự nhiên, điều này ngăn chặn sự phát triển số lượng sâu bệnh không gây thành dịch hại (không bùng phát dịch). Tất nhiên chúng ta cũng có thể sử dụng hoá chất diệt côn trùng và những sự can thiệp khác khi mật độ sâu bệnh hại tới ngưỡng kinh tế. IPM sẽ giảm tối thiểu ảnh hưởng tới sức khoẻ con người và môi trường. Bọ cánh tơ hại chè Thuốc BVTV cho chè Hiểu biết về sâu bệnh hại: Ở mỗi vùng chè, người trồng chè cần phải nắm chắc điều kiện đất đai, khí hậu của địa phương, bệnh nào thường xuyên phát sinh (vùng cao thường hay xuất hiện bệnh phồng lá chè, vùng Trung du, vùng chè thấp thường hay xuất hiện bệnh đốm nâu, bệnh tóc đen, v.v). Trong mọi trường hợp, đối với bệnh hại chè cần khuyến cáo người dân sử dụng biện pháp canh tác (trồng trọt), hạn chế thấp nhất sử dụng thuốc hoá học. Việc áp dụng các chất hóa học sẽ giết chết thiên địch tự nhiên của sâu hại chè (chủ yếu là các loại nhện ăn mồi) và từ đó dịch hại phát triển. Do đó thuốc hoá học thường chỉ sử dụng trong trường hợp không thể tránh (dịch hại bùng phát). Quản lý dịch hại theo IPM bao gồm: - Không sử dụng thuốc hoá học để phun phòng sâu bệnh; - Phòng trừ bằng những biện pháp canh tác (trồng trọt) thông thường, như trồng giống khoẻ, chăm sóc tốt và duy trì việc trồng cây che bóng, cây trồng xen, duy trì che phủ đất; - Mở rộng việc tìm hiểu về diễn biến của các đối tượng gây hại chính, tìm hiểu về sự phát triển của thiên địch; - Thiết lập các ngưỡng gây hại của các tác nhân gây hại chính (rầy xanh, nhện đỏ, bọ cánh tơ, bọ xít muỗi), dựa vào mức thiệt hại kinh tế (Rầy xanh 3-5 con rầy non/khay, Bọ cánh tơ 4 con/lá, Nhện đỏ 3 con/lá, Bọ xít muỗi bắt đầu thấy lác đác chòm lá có vết kim châm màu đen …); Rầy xanh hại chè Bọ xít muỗi - Trong trường hợp sử dụng thuốc hoá học trừ dịch hại là cần thiết, thì tính chọn lọc của thuốc là quan trọng để giảm bớt sự mất cân bằng sinh thái, an toàn sản phẩm và đảm bảo sự an toàn cho người lao động; - Sử dụng thuốc trừ dịch hại (Thuốc BVTV): + Người sử dụng thuốc phải được được huấn luyện (đào tạo) về các nguyên tắc sử dụng thuốc BVTV (phun đúng thuốc, phun đúng lúc, đúng nồng độ, đúng liều lượng, phun đúng địa điểm, chỗ nào chưa cần phun thì không được phun) và những thiết bị phun, quần áo bảo hộ lao động, v.v. + Thuốc BVTV khi sử dụng cần phải được kiểm tra, giám sát chặt chẽ đúng với danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng trên chè của Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt, được cán bộ chuyên môn tư vấn. + Thuốc BVTV cần phải được chọn lọc cao dựa trên mức độ ảnh hưởng của nó tới hệ sinh thái, mức độ an toàn của sản phẩm, giảm sự nguy hiểm tới người lao động và môi trường. + Việc quyết định mua thuốc hoá học cần phải nắm được đặc điểm của thuốc (những thuốc có giá thấp, có thể chứa đựng chất độc cao) và số lượng mua không nên vượt quá số lượng cần, cố gắng sử dụng được hết trước hạn sử dụng của nó. + Thuốc BVTV cần được cất giữ cẩn thận, an toàn và đúng phương thức, bao gói thuốc phải có hướng dẫn thật cụ thể, đưa ra những trường hợp cấm được sử dụng và cách xử lý trong những trường hợp có sự cố xẩy ra, định nghĩa rõ ràng và có hiệu lực đối với từng loại thuốc. + Dụng cụ bơm thuốc cần được sắp đặt và bảo quản cẩn thận tránh gây ô nhiễm. + Những dụng cụ cá nhân phải được rửa sạch sẽ sau khi sử dụng thuốc BVTV, tất cả quần áo và thiết bị sử dụng phải được rửa sạch ở một vị trí phù hợp. + Phải có thói quen kiểm tra sức khoẻ cho người lao động và phải có biện pháp sơ cứu tại chỗ khi người lao động bị thuốc xâm nhập. Một chương trình IPM phải đạt được yêu cầu: Đảm bảo cho sản phẩm chè vừa an toàn, vừa chất lượng, bảo vệ được thiên địch, bảo vệ môi trường sinh thái và bảo vệ sức khoẻ con người. Muốn vậy, một chương trình IPM phải được triển khai một cách nghiêm túc, trong đó các biện pháp: Đốn đúng thời vụ; hái đúng kỹ thuật; bón phân hợp lý (sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh, phân hữu cơ sinh học, phân có nguồn gốc hữu cơ kết hợp với tủ gốc và tưới nước để cây chè sinh trưởng khoẻ, có khả năng chống chịu tốt); điều tra định kỳ để sớm xác định được đối tượng sâu hại, thời điểm trừ sâu có hiệu quả và điều quan trọng hơn là khi mật độ sâu chưa đến mức phun thuốc thì không sử dụng thuốc hoá học; chỉ dùng thuốc khi số lượng sâu hại vượt quá ngưỡng phòng trừ, khi mật độ sâu hại chưa đến mức bùng phát dịch chỉ nên dùng thuốc có nguồn gốc thảo mộc (hiện nay có một số thuốc thảo mộc mới trừ sâu rất có hiệu quả như SH01, Sukupi, ). Khi bùng phát dịch hại cần phun thuốc hoá học trong danh mục cho phép trên cây chè của Bộ Nông nghiệp & PTNT (Nhện đỏ nên dùng Comite; Rầy xanh dùng Actara, Acelant,…; Cánh tơ dùng Agbamex, Confido, ). Nên sử dụng máy động cơ phun dung dịch thuốc hoá học (600lít – 1000lít/ha) với chè sản xuất kinh doanh. Bảo đảm thời gian cách ly sau phun thuốc tối thiểu là 10 ngày, một năm phun thuốc hoá học không quá 6 lần. Các doanh nghiệp chè nên thành lập tổ phòng trừ sâu bệnh riêng, các hộ nông dân cần tuyệt đối tuân theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật. Tại Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc, nguyên liệu chè được sản xuất theo qui trình trên dư lượng thuốc BVTV trên sản phẩm đều thấp so với tiêu chuẩn qui định của Bộ Y tế, năng suất và chất lượng chè tăng, thiên địch trên vườn chè phát triển, nâng cao được độ phì đất, cải thiện môi trường sinh thái. Phòng trừ cỏ dại: - Đặc biệt chú trọng biện pháp tủ gốc hoặc trồng cây phủ đất để khống chế cỏ dại; - Chấp nhận chi phí cao để có được các thiết bị làm cỏ bằng máy móc; - Việc nhổ cỏ bằng tay được quản lý giới thiệu một cách thích hợp để cố gắng không sử dụng thuốc hoá học diệt cỏ; - Trong trường hợp không thể tránh được dùng thuốc diệt cỏ thì cần lưu ý: Sử dụng thuốc diệt cỏ phải đảm bảo an toàn về sinh thái học, sức khoẻ con người và môi trường. Để phòng trừ cỏ dại đạt hiệu quả và giảm bớt sự nguy hiểm do phát sinh tính kháng thuốc diệt cỏ, thì một chương trình thay đổi thành phần của thuốc một cách tích cực phải thường xuyên được đưa ra giới thiệu. Các loại thuốc diệt cỏ sử dụng cần phải giảm đến mức tối thiểu chất hoá học giải phóng ra và tồn đọng trong đất. 7. Thu hoạch và sử lý sau thu hoạch: Áp dụng kỹ thuật hái theo khống chế chiều cao vết hái của vụ chè xuân 10 cm, có nghĩa là vụ chè hái đầu tiên trong năm chỉ hái những búp có chiều cao trên 10 cm tính từ vết đốn, những lần hái sau phẩm cấp theo yêu cầu chế biến các sản phẩm chè. Khi thu hái chè (bằng tay hoặc máy) nên đựng trong các giỏ hoặc sọt chắc, nhẹ, không có mùi lạ. - Chè bỏ vào sọt không được lèn chặt, tránh làm dập nát chè; - Chè tươi sau khi thu hái phải được đưa ngay về nơi chế biến (chậm nhất không quá 8h); - Chè đưa về xưởng phải được xác định hàm lượng nước và phân thành các loại A, B, C, D. Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1053-86 để dễ bảo quản; - Ngoài phương pháp đánh giá chất lượng nguyên liệu chè theo hàm lượng bánh tẻ (phẩm cấp A, B, C, D) hiện nay nên bổ sung vào phương pháp đánh giá chất lượng nguyên liệu theo số lá non trên búp chè cụ thể như sau: Nguyên liệu loại đặc biệt: Chỉ có 1 tôm Nguyên liệu loại 1: Gồm 1 tôm 1 lá non Nguyên liệu loại 2: Gồm 1 tôm 2 lá non Nguyên liệu loại 3: Gồm 1 tôm 3 lá non.và búp mù Với phương pháp này sẽ giải quyết được 2 vấn đề lớn như sau: Thứ nhất: Ngày nay mặt hàng chè rất đa dạng khi thị trường yêu cầu chế biến loại sản phẩm nào (cao cấp, cấp thấp, ) thì nơi thu mua nguyên liệu để chế biến dễ dàng đưa yêu cầu của mình đề người nông dân hái theo đúng phẩm cấp nguyên liệu. Thứ hai: Nông dân rất dễ nhận ra tiêu chuẩn mà người mua đặt ra có thể hái theo đúng được yêu cầu bởi tôm và lá rất cụ thể và xác định được ngay. Chè bảo quản tại chỗ để chờ chế biến cần được rũ tơi, rải đều trên nền sạch, nhẵn, chiều dày rải chè không quá 20cm, cách tường 20cm. - Cố gắng rải riêng từng loại chè A, B và C, D giữa có khoảng trống làm lối đi lại, tránh dẫm đạp lên chè; - Phòng bảo quản phải thoáng, mát, không bị mưa nắng hắt vào; - Sau 2 - 3h bảo quản dùng sào tre hoặc dùng tay rũ nguyên liệu một lần, không dùng cào sắt để tránh làm dập nát chè; - Chè vào dây chuyền sản xuất phải cân đối, nhịp nhàng không để ùn đống ở đầu dây chuyền; - Nguyên liệu chè phải được chế biến với Qui trình công nghệ và thiết bị đạt trình độ tiên tiến và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; * Qui trình chi tiết sản xuất nguyên liệu chè an toàn (những nội dung không đề cập áp dụng theo Qui trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch chè, 10TCN 446-2001) 8. Quản lý và sử lý chất thải: - Cần có qui hoạch thật cụ thể địa điểm sử lý chất thải trong vùng chè, đảm bảo an toàn cho con người và môi trường. - Toàn bộ bao gói phân bón, thuốc BVTV và các sản phẩm khác sau khi sử dụng cho chè phải được thu gom lại, không được vất bừa bãi trên nương chè. Các sản phảm thu gom nên phân làm 2 loại, loại tái sinh được đưa về nơi chứa để có thể tiếp tục tái chế, loại không tái sinh được cần phải được chôn vùi hoặc tiêu huỷ. 9. Người lao động 9.1. An toàn lao động: - Những người mắc bệnh dễ lây như cảm cúm, sốt siêu vi trùng, tả, thương hàn… các loại bệnh da liễu, vết thương, mụn nhọt có khả năng gây nhiễm bẩn cho chè, phải nghỉ việc để điều trị tới khi khỏi hẳn mới được tiếp tục làm việc. - Người được giao nhiệm vụ quản lý và sử dụng hoá chất phải có kiến thức và kỹ năng về hóa chất và phải có kỹ năng ghi chép. - Tổ chức và cá nhân phải cung cấp trang thiết bị và áp dụng các biện pháp sơ cứu hộ cần thiết và đưa đến bệnh viện gần nhất để điều trị khi người lao động bị nhiễm hóa chất. - Phải có tài liệu hướng dẫn các bước sơ cứu và dán tại kho chứa hoá chất. - Người lao động được giao nhiệm vụ xử lý và sử dụng hoá chất hoặc tiếp cận các vùng mới phun thuốc phải được trang bị quần áo bảo hộ và thiết bị phun thuốc. [...]... khoảng 14 - 21 ngày, rầy trưởng thành cái sống lâu hơn rầy trưởng thành đực Trong một năm trên nương chè có thể có đến 10 thế hệ rầy xanh sống nối tiếp nhau gây hại cây chè và cây kí chủ khác, trong đó có 2 cao điểm mật độ cao gây hại nhiều trong năm là tháng 3-5, tháng 9 -11 Rầy xanh hại chè có đặc tính sợ ánh nắng mặt trời cho nên ban ngày chúng thường ẩn nấp ở trong tán chè và mặt dưới của lá chè Rầy xanh... cơ sở sản xuất - Hồ sơ phải được lưu trữ ít nhất hai năm hoặc lâu hơn nếu có yêu cầu của khách hàng hoặc cơ quan quản lý - Sản phẩm sản xuất theo GAP phải được ghi rõ vị trí và mã số của lô sản xuất Vị trí và mã số của lô sản xuất phải được lập hồ sơ và lưu trữ - Bao bì, túi đựng sản phẩm cần có nhãn mác để giúp việc truy nguyên nguồn gốc được dễ dàng - Mỗi khi xuất hàng, phải ghi chép rõ thời gian cung... Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm - Tổ chức và cá nhân sản xuất chè theo GAP phải ghi chép đầy đủ nhật ký sản xuất, nhật ký về BVTV, phân bón, bán sản phẩm, v.v - Tổ chức và cá nhân sản xuất theo GAP phải tự kiểm tra hoặc thuê kiểm tra viên kiểm tra nội bộ xem việc thực hiện sản xuất, ghi chép và lưu trữ hồ sơ đã đạt yêu cầu chưa Nếu chưa thì phải có biện pháp khắc... tháng 9 - 12 Những thời gian quá khô nóng và mưa nhiều không thuận lợi cho rầy xanh phát triển + Rầy xanh hại chè là loại côn trùng nhỏ, hoạt động nhanh nhẹn, muốn kiểm tra rầy xanh hại chè trên nương chè, người lao động cần phải lấy mẫu bằng cách dùng một khay có kích cỡ 20 x 20 x 5 cm, có láng lớp dầu hoặc nước xà phòng ở đáy, đặt khay nghiêng một góc 45 độ dưới tán chè và gõ mạnh vào cây chè 3 lần,... được thực hiện theo bảng kiểm tra đánh giá Sau khi kiểm tra xong, tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc kiểm tra viên có nhiệm vụ ký vào bảng kiểm tra đánh giá Bảng tự kiểm tra đánh giá và bảng kiểm tra đột xuất và định kỳ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải được lưu trong hồ sơ - Tổ chức và cá nhân sản xuất theo VietGAP phải tổng kết và báo cáo kết quả kiểm tra cho cơ quan quản lý chất lượng 12 Khiếu nại... làm giảm chất lượng búp chè, búp chè bị hại sẽ bị khô, giòn dễ vỡ vụn, chè chế biến sẽ có vị đắng hơn, pha chè nước bị vàng kém xanh Khi chè bị bọ cánh tơ hại nặng, lá và tôm chè bị rụng sớm, lá non bị biến dạng, các mầm non héo thâm và ảnh hưởng đến năng suất búp chè lứa tiếp theo 1, 2 Đặc điểm hình thái Trưởng thành: Rát nhỏ, khó nhìn chúng bằng mắt thường Con trưởng thành có 4 cánh hẹp, trên cánh có... 9 .4 Đào tạo: - Trước khi làm việc, người lao động phải được thông báo về những nguy cơ liên quan đến sức khoẻ và điều kiện an toàn Người lao động phải được tập huấn công việc trong các lĩnh vực dưới đây: Phương pháp sử dụng các trang thiết bị, dụng cụ Các hướng dẫn sơ cứu tai nạn lao động Sử dụng an toàn các hoá chất, vệ sinh cá nhân 10 Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản. .. cho từng lô sản phẩm - Khi phát hiện sản phẩm bị ô nhiễm hoặc có nguy cơ ô nhiễm, phải cách ly lô sản phẩm đó và ngừng phân phối Nếu đã phân phối, phải thông báo ngay tới người sản xuất, chế biến hoặc kinh doanh - Điều tra nguyên nhân ô nhiễm và thực hiện các biện pháp ngăn ngừa tái nhiễm, đồng thời có hồ sơ ghi lại nguy cơ và giải pháp xử lý 11 Kiểm tra nội bộ - Tổ chức và cá nhân sản xuất chè phải tiến... đến tháng 10 hàng năm 4 Biện pháp phòng trừ tổng hợp - Các biện pháp kỹ thuật chăm sóc nương chè giúp cho cây chè sinh trưởng, phát triển khoẻ mạnh sẽ giảm được sự xâm nhiễm gây hại của bệnh đốm xám hại lá cây chè - Vệ sinh vườn chè như diệt cỏ dại, lá chè rụng và nhất là sau khi đốn chè hàng năm cần cày vùi lá cành chè vào trong đất (ép xanh) - Nếu các biện pháp kỹ thuật chăm sóc nương chè nêu trên... quyết khiếu nại - Tổ chức và cá nhân sản xuất theo VietGAP phải có sẵn mẫu khiếu nại khi khách hàng có yêu cầu - Trong trường hợp có khiếu nại, tổ chức và cá nhân sản xuất theo VietGAP phải có trách nhiệm giải quyết theo quy định của pháp luật, đồng thời lưu đơn khiếu nại và kết quả giải quyết vào hồ sơ Phần thứ hai NHỮNG HIỂU BIẾT CƠ BẢN VỀ THUỐC BVTV DÙNG TRÊN CÂY CHÈ I Một số khái niệm trong sử dụng . THUẬT SẢN XUẤT CHÈ AN TOÀN THEO VietGAP Thái Nguyên, tháng 9 năm 20 14 SẢN XUẤT CHÈ AN TOÀN THEO VIETGAP Phần thứ nhất CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT Các văn bản liên quan đến sản xuất chè an toàn gồm: -. quả, chè búp tươi đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, sơ chế; - Quy trình Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) đối với chè búp tươi an toàn; - Thông tư số 48 /2012/TT-BNNPTNT,. vệ sinh an toàn thực phẩm; * Qui trình chi tiết sản xuất nguyên liệu chè an toàn (những nội dung không đề cập áp dụng theo Qui trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch chè, 10TCN 44 6-2001) 8.

Ngày đăng: 02/10/2014, 09:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w