BỆNH HẠI CHÈ BỆNH PHỒNG LÁ

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN SẢN XUẤT CHÈ AN TOÀN THEO VIETGAP 210 4 KN 1 (Trang 26 - 28)

BỆNH PHỒNG LÁ 1. Triệu chứng gây hại

Bệnh phát sinh gây hại ở lá non, búp non và vết bệnh phân bố phần lớn ở mép lá. Vết bệnh đầu tiên là chấm nhỏ hình giọt dầu, màu vàng nhạt, sau đó vết bệnh lớn lên màu nhạt dần. Sau khi nấm xâm nhập vào lá khoảng 10-15 ngày sau lá phồng lên và mặt trên lá lõm xuống, phía trên mặt có hạt phấn màu trắng. Sau một thời gian khoảng 5-7 ngày vết phồng vỡ ra giải phóng một lớp phấn trắng hoặc hồng hạt, chính là các bào tử của nấm. Sau khi các vết phồng vỡ vết bệnh chuyển thành màu nâu, lá chè bị co rúm. Bệnh làm giảm năng suất, chất lượng và làm chậm quá trình tái sinh trưởng các lứa chè sau.

2. Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh phồng lá chè gây ra do loài nấm Exobasidium spp Masse, thuộc họ Exobasidiaceae, bộ Exobasidiales, lớp phụ 2 Homobasidiomycetes của lớp nấm đảm Basidiomycetes. Đây là loại nấm trong chu trình phát triển không hình thành quả thể, đảm đơn bào xếp thành lớp xốp từng cụm chui qua bề mặt mô bị bệnh tạo thành một lớp nấm phủ màu trắng. Bào tử đảm đơn bào, không màu.

3. Đặc điểm phát sinh phát triển

Bệnh phồng lá chè phát sinh trong thời kỳ nhiệt độ ôn hoà 15-20 o C, ẩm độ cao 90% trở lên và nhất là có sương mù hoặc mưa phùn kéo dài từ 15 ngày trở lên. Vào mùa xuân bệnh thường phát triển từ cuối tháng 2 đến đâu tháng 5, mùa thu vào cuối tháng 9 đên cuối tháng 10. Khi nhiệt độ không khí từ 25 o C trở lên, nắng nhiều, khô nấm gây bện này không phát triển được.

Những nương chè trồng ở vùng cao 600-700 mét so với mặt biển bệnh phát sinh gây hại nhiều hơn

Những nương chè quản lý không tốt, cỏ dại nhiều, khuất gió và nhiều cây che bóng bệnh phát sinh và gây hại nhiều hơn.

Bệnh cũng phát sinh gây hại nhiều hơn ở những nương chè bón nhiều phân đạm và nương chè trồng bằng các giống chè có bản lá to.

4. Biện pháp phòng trừ tổng hợp

Để ngăn cản quá trình phát sinh, phát triển gây hại của bệnh phồng lá chè cần chú ý các biện pháp sau:

- Tránh bón quá nhiều phân đạm và bón phân đậm đơn độc, vệ sinh nương chè như diệt cỏ dại tạo độ thông thoáng trong nương chè. Khi phát hiện thấy có bệnh xuất hiện cần thực hiện hái chè triệt để, hái hết các vết lá bệnh mang đi tiêu hủy. - Trong thời gian bệnh phồng lá phát triển gây hại người làm chè cần tăng cường kiểm tra nương chè của mình, theo dõi dự báo thời tiết, nếu thấy bệnh đã phát triển nhiều và thời tiết còn thuận lợi cho bệnh phát triển cần chú ý hái hết các búp, lá có vết bệnh và sau khi hái dùng thuốc trừ bệnh Manage 5 WP hoặc thuốc trừ bệnh gốc đồng phun khoảng 2 lần cách nhau 7-10 ngày.

BỆNH THỐI BÚP1. Triệu chứng gây hại 1. Triệu chứng gây hại

Vết bệnh đầu tiên là một chấm nhỏ màu nâu đen trên phần non mềm của lá và búp chè. Các vết bệnh phát triển lớn dần lên gây thối đen lá non và búp. Bệnh chỉ phát triển gây hại đến hết phần xanh trên cành búp và ngừng lại ở phần cành

búp đã nâu hoá.

2. Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh thối búp gây ra do nấm Collectotrichum theae-sinensis, tiếp theo các nấm khác tiêp tục gây hại nên nhiều mẫu bệnh thấy có cả nấm Glomerella

cingulata; Phyllosticta gemiphilae.

3. Đặc điểm phát sinh phát triển

Bệnh phát sinh và phát triển trong điều kiện nóng ẩm độ cao từ tháng 5 đến tháng11, nhưng nặng nhất vào khoảng tháng 7,8,9 ở các tỉnh phía Bắc. Bệnh thường gây hại từng khu vực hoặc từng nương chè, làm giảm năng suất và chất lượng búp chè. Bệnh thường phát sinh phát triển gây hại nhiều trên các nương chè bón nhiều đạm, bón phân khoáng không cân đối. Giống chè PH1 dễ bị nhiễm bệnh và bệnh gây hại nặng hơn các giống chè khác.

4. Biện pháp phòng trừ tổng hợp

Trong quá trình thâm canh chăm sóc chè tránh bón quá nhiều phân đạm, thực hiện bón phân cân đối và nhất là bón phân hữu cơ và phân ủ..

Vào các tháng nóng ẩm nhất là các tháng 7,8,9 phải thường xuyên kiểm tra nương chè khi phát hiện có bệnh xuất hiện trên nương chè, thực hiện ngắt đốt các chồi bị nhiễm bệnh. Nếu bệnh phát triển nhiều mà cần thiết phải phun thuốc phòng từ thì nên dùng các loại thuốc có gốc đồng hoặc các thuốc Daconil 75 WP, Tilt Super 300 ND/EC.

BỆNH CHẤM XÁM (ĐỐM XÁM)1. Triệu chứng gây hại 1. Triệu chứng gây hại

Vết bệnh thường xuất phát từ mép lá hoặc từ giữa lá, đầu tiên là các chấm nhỏ màu xám nâu, sau vết bệnh lớn dần có hình tròn, gần tròn, hình ô van, hình bán nguyệt hay không có hình dạng nhất định và mép vết bệnh có hình gợn sóng. Trên vết bệnh có các đường gân đen, các chấm đen, bề mặt vết bệnh có màu xám tro, Khi vết bệnh lan đến khoảng 1/2 diện tích lá trở lên lá chè bị rụng.

2. Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh đốm xám hại lá chè gây ra do nấm Pestalozzia theae Sawada, nằm trong họ nấm đĩa cành Melanconiaceae, bộ nấm đĩa cành Melanconiales, lớp nấm Coelomycetes, ngành phụ nấm bất toàn Deuteromycotina.

3. Đặc điểm phát sinh phát triển

Nấm bệnh đốm xám xuất hiện gần như quanh năm trên nương chè, nhưng bệnh phát triển mạnh trong điều kiện mưa ẩm và phạm vi nhiệt độ không khí 25- 28 o C thường từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm

4. Biện pháp phòng trừ tổng hợp

- Các biện pháp kỹ thuật chăm sóc nương chè giúp cho cây chè sinh trưởng, phát triển khoẻ mạnh sẽ giảm được sự xâm nhiễm gây hại của bệnh đốm xám hại lá cây chè. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Vệ sinh vườn chè như diệt cỏ dại, lá chè rụng và nhất là sau khi đốn chè hàng năm cần cày vùi lá cành chè vào trong đất (ép xanh)

- Nếu các biện pháp kỹ thuật chăm sóc nương chè nêu trên đã thực hiện tốt mà bệnh vẫn phát sinh gây hại rất nặng cần phải sử dụng thuốc trừ nấm để phun thì hãy sử dụng. Chọn các thuốc trừ nấm trong danh mục thuốc sử dụng trên chè tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN SẢN XUẤT CHÈ AN TOÀN THEO VIETGAP 210 4 KN 1 (Trang 26 - 28)