Xuất phát từ nhận thức trên trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Phát triển Thủy sản Huế qua tìm hiểu về mặt lý luận và tiếp cận thực tế với công tác kế toán của Công ty em nhận
Trang 1Lời Cảm Ơn
Trong thời gian thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp, em đã có một quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và học tập nghiêm túc để hoàn thành đề tài Với sự cố gắng rất nhiều của bản thân nhưng không thể thiếu sự hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình của quý thầy cô và các anh chị tại đơn vị thực tập
Em xin chân thành cảm ơn:
• Bán giám hiệu nhà trường, thầy cô khoa Kinh tế trường Cao đẳng Công Nghiệp Huế đã quan tâm và tạo điều kiện cho em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
• Đặc biệt, GVHD cô Dương Thị Lệ Thủy đã hướng dẫn, hỗ trợ về phương pháp, lý luận và nội dung trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp
• Các cô chú, anh chị trong Công ty Cổ phần Phát Triển Thủy Sản Huế tận tình giúp đỡ chỉ bảo em trong việc thu thập và xử lý số liệu
Trong quá trình thực hiện và trình bày khóa luận không thể tránh khỏi những sai sót và hạn chế Do vậy rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét của quý thầy cô và các bạn
Kính chúc thầy cô sức khỏe và những lời chúc tốt đẹp nhất!
Trang 2MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển, bước đầu hội nhập vào nền kinh tế thế giới và các tổ chức kinh tế khu vực Mặt khác, hơn một thế kỷ phát triển và không ngừng lớn mạnh, kế toán đã khẳng định được vai trò quan trọng và không thể thiếu được trong hệ thống kinh tế tài chính của đơn vị cũng như trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân, là công cụ thiết yếu để quản lý nền kinh tế vĩ mô Với điều kiện đó các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải tự khẳng định được vị trí, chỗ đứng thật vững chắc của mình trên thị trường Để đạt được mục tiêu ấy, mỗi doanh nghiệp cần có những hướng đi khác nhau, những giải pháp khác nhau và sử dụng những công cụ khác nhau Thực tế cho thấy, để tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường ngoài việc nâng cao chất lượng, đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm… thì điều đặc biệt quan trọng là phải tìm cách tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh nhằm hạ giá thành sản phẩm tạo lợi thế cạnh tranh về giá bán
Xuất phát từ nhận thức trên trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Phát triển Thủy sản Huế qua tìm hiểu về mặt lý luận và tiếp cận thực tế với công tác kế toán của Công ty em nhận thấy tầm quan trọng của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của các doanh nghiệp nói chung và Công
ty Cổ phần Phát triển Thủy sản nói riêng Vì lý do đó em đã đi sâu nghiên cứu và
lựu chọn đề tài: “ Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công
ty Cổ phần Phát triển Thủy sản” làm bài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2 Mục tiêu nghiên cứu
Vận dụng những cơ sở lý luận về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm vào việc nghiên cứu thực tế công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần Phát triển Thủy sản Huế Từ đó tìm ra những vấn đề còn tồn đọng và những khó khăn của công ty trong hoạt động hạch toán nói chung và những tồn tại trong nghiệp vụ kế toán nói riêng nhằm rút ra và
đề xuất những giải pháp phù hợp để hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm một cách nhanh nhất, chính xác nhất, cung cấp kịp thời mọi thông tin về chi phí phục vụ công tác quản lý của lãnh đạo công ty
Trang 33 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài này được phân tích dựa vào số liệu năm 2012
và 2013 của Công ty Cổ phần Phát triển Thủy sản Huế
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: Tập trung vào nghiên cứu tình hình thực tế chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần Phát triển Thủy sản Huế
+ Về thời gian: Từ ngày 17/3 đến ngày 10/5 năm 2014
+ Về không gian: Công ty Cổ phần Phát triển Thủy sản Huế
4 Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng tổng hợp các phương pháp: thu thập, thống kê , tổng hợp và
phân tích
- Kỹ thuật trình bày: kết hợp giữa mô tả và phân tích, luận giải với bảng biểu
5 Kết cấu của chuyên đề
Ngoài lời Mở đầu và Kết luận thì kết cấu của chuyên đề gồm có 3 chương:
Chương 1: Tìm hiểu chung về Công ty Cổ phần Phát triển Thủy sản Huế Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
tại Công ty Cổ phần Phát triển Thủy sản Huế
Chương 3: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
tại Công ty Cổ phần Phát triển Thủy sản Huế
Trang 4CHƯƠNG I TÌM HIỂU CHUNG VỀ CÔNG TY CỐ PHẦN PHÁT TRIỂN
THỦY SẢN HUẾ
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần Phát triển Thủy sản Huế
Tên công ty: Công ty cổ phần phát triển Thủy sản Thừa Thiên Huế
Tên giao dịch:FIDECO
Địa chỉ:86 Nguyễn Gia Thiều,thành phố Huế
Tel: (84.54)3522401
Website: www.huefdc.com.vn
Công ty cổ phần phát triển Thủy sản Huế tiền thân là công ty phát triển Thủy Sản Thừa Thiên Huế, là một doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo quyết định số 1618/QĐ-UB,ngày 14/10/1994 của UBNN tỉnh Thửa Thiên Huế với hai cơ sở chính là 229 Huỳnh Thúc Kháng và 86 Nguyễn Gia Thiều,thành phố Huế
Đến năm 1998, thực hiện chủ trương của UBNN tỉnh Thừa Thiên Huế về việc chuyển đổi hình thức hợp tác kinh doanh sang đầu tư 100% vốn nước ngoài
Do đó, cơ sở 229 Huỳnh Thúc Kháng được tánh ra để thành lập công ty TNHH JASS-FOOD (với 100% vốn đầu tư của công ty THAJUAN INTERNATIONAL) và công ty phát triển Thủy sản Huế chỉ còn một cơ sở sản xuất chính là 86 Nguyễn Gia Thiều, thành phố Huế và đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của UBNN tỉnh TT Huế với nhiệm vụ chính là sản xuất và chế biến các mặt hàng thủy sản xuất khẩu, dịch vụ giết mổ gia cầm, gia súc, đóng và sửa chữa tàu thuyền và các dịch vụ nuôi trồng Thủy sản khác
Đến ngày30/11/2003,thực hiện chủ trương của nhà nước về việc đổi mới hình thức hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước,công ty phát triển Thủy sản
TT Huế đã tiến hành cổ phần hóa, chuyển hình thức sở hữu sang công ty cổ phần và chính thức lấy tên là công ty cổ phần phát triển Thủy sản Thùa Thiên Huế để giao dịch kinh doanh.Tên quan hệ quốc tế: Hue Fisheries Joint-Stock Company.Tên viết tắt FIDECO,mã số thương mại:F135
Trang 5Như đã giới thiệu ở trên, việc ra đời của một doanh nghiệp trong bối cảnh
cơ chế thay đổi thường xuyên đã làm cho tình hình kinh doanh và sự ổn định của cán bộ công nhân viên trong công ty gặp nhiều khó khăn,tình hình tài chính, kỹ
thuật sản xuất,con người và khách hàng cũng không được thuận lợi Nguồn vốn
hoạt động ban đầu(sau khi tách ra khỏi công ty cổ phần)chủ yếu dựa vào vốn vay của ngân hàng Nhưng nhờ sự cố gắng và nhiệt tình trong công việc của tập thể lãnh đạo và cán bộ công nhân viên trong công ty nên đã dần dần đưa công ty vượt lên công ty vượt lên khó khăn và dần khẳng định mình trên thị trường
Trong thời gian gần đây, khi xu hướng quốc tế dần phá vỡ hàng rào thuế quan cùng với sự xuất hiện của nhiều định chế khắc khe như:Các quy định về chất lượng, môi trường, các tiêu chuẩn như:ISO,HACCP,GMP đã làm cho nhiều doanh nghiệp không thể đứng vẫn và ngừng hoạt động, nhưng công ty Cổ phần phát triển Thủy sản TT Huế không chỉ duy trì mà đã đạt được nhiều chỉ tiêu quan trọng Từ số vốn ban đầu gần 2 tỷ đồng, qua một thời gian hoạt động công ty đã được số vốn đáng kể.Từ một số lượng lao động khoảng 70 người vào năm 1998 thì đến năm 2005, công ty có hơn 500 lao động với thu nhập tương đối ổn định
1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
1.2.1 Chức năng
- Tổ chức mạng lưới thu mua thủy sản hầu khắp các miền trong cả nước
- Tổ chức sản xuất chế biến các sản phẩm thủy sản xuất khẩu cao cấp để trực tiếp xuất khẩu ra nước ngoài
- Không ngừng tim kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ cả trong và ngoài nước
- Hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn HACCP
- Nhận đóng mới và sửa chữa tàu thuyền phục vụ đánh bắt thủy sản và các tàu chuyên dụng khác
- Kinh doanh các mặt hàng ngư cụ như: Lưới đánh cá, thiết bị dò tìm và vật
tư phục vụ sữa chữa tàu thuyền
- Xây dựng lò giết mổ gia súc theo tiêu chuẩn ngành thú y
- Thu gom phế thait từ dịch vụ, xử lý khử trùng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm bảo vệ môi trường…
Trang 61.2.2 Nhiệm vụ
- Thực hiện nghiêm túc các hợp đồng kinh tế và theo Pháp luật hiện hành
- Đảm bảo kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký và theo đúng mục đích thành lập công ty, chịu trách nhiệm trước nhà nước, khách hàng về sản phẩm, dịch vụ do công ty thực hiện
- Bảo toàn và phát triển vốn
- Thực hiện Pháp lệnh kế toán thống kê, báo cáo tài chính, tổ chức công tác hạch toán kế toán theo đúng các quy định tài chính hiện hành, chịu trách nhiệm
về chính xác thực của các báo cáo
- Thực hiện các quy định cả nhà nước về bảo vệ tài nguyên, môi trường quốc phòng và an ninh quốc gia
- Thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định trong Bộ luật Lao Động
- Bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người và tài sản
- Quản lý đội ngũ cán bộ công nhân viên chức của công ty, thực hiện chế độ phân phối theo kết quả lao động, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ công nhân viên, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho cán bộ kỹ thuật và công nhân
- Phấn đấu hạ giá thành, tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phí sản xuất, tổ chức phân tích hoạt động kinh tế định kỳ
1.3 Phương hướng kinh doanh, những thuận lợi và khó khăn:
1.3.1 Phương hướng kinh doanh
• Đối với khách hàng và thị trường
- Nâng cao yếu tố chất lượng để đảm bảo uy tín cho khách hàng và khẳng định vị trí trên thị trường
- Nỗ lực thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng
• Đối với doanh nghiệp
- Mở rộng quan hệ hợp tác, mục tiêu phát triển bền vững đạt tăng trưởng cao hơn trong năm tới
- Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm Củng cố và mở rộng phát triển thị trường nội địa, nhằm khai thác mọi tiềm năng, giảm bớt rủi ro khi thị trường có biến động xấu
Trang 7- Xây dựng các kế hoạch, chiến lược kinh doanh để củng cố cho việc sản xuất đạt hiệu quả một cách tối ưu nhất.
• Đối với chiến lược
- Về vốn: Tận dụng những lợi thế về uy tín, khả năng thanh toán đối với các
tổ chức tín dụng qua nhiều năm nên việc tranh thủ tìm các vốn vay với lãi suất thấp từ các ngân hàng, khai thác dòng tiền một cách hiệu quả
- Về đầu tư: chủ động trong kinh doanh nhằm nâng cao năng lực sản xuất
1.3.2 Những thuận lợi và khó khăn trong doanh nghiệp
•Thuận lợi:
- Thương hiệu của doanh nghiệp đã dần được định hình ở nhiều thị trường.
- Trang thiết bị chế biến, máy móc đầy đủ, hiện đại nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đủ sức cạnh tranh trên thị trường
- Được sự tín dụng của các nhà đầu tư lớn
- Nguồn nhân lực dồi dào, có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao dày dặn kinh nghiệm
•Khó khăn:
- Giá cả nguyên, nhiên vật liệu chính dùng trong sản xuất thủy sản đang có
xu hướng gia tăng, bên cạnh đó giá cả hàng hóa biến động cũng gây khó khăn cho doanh nghiệp rất lớn về khâu tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của mình
- Đói vốn: hoạt động SXKD của DN còn chịu nhiều áp lực, hạn mức tín dụng thu hẹp, điều kiện cho vay của các ngân hàng ngày càng chặt chẽ
- Phí kiểm dịch tăng theo cấp số nhân
- Cước phí vận chuyển tăng vọt: Việc cước phí tăng quá mạnh chắc chắn sẽ gây khó cho doanh nghiệp xuất vì chi phí sản xuất sẽ đội lên
1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp
1.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp.
Với phương châm tinh giảm biên chế quản lý hành chính, tập trung lực lượng vào sản xuất là chính Cán bộ nghiệp vụ phải là những người tinh thông nhiều việc cả về nghiệp vụ chuyên ngành lẫn hiểu biết về kỹ thuật sản xuất và giải quyết được nhiều công việc Dù bộ máy lãnh đạo ít, phòng ban gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo điều hành và quản lý tốt hoạt động của công ty
Có thể khái quát sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty theo sơ đồ dưới đây:
Trang 8Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại công ty cổ phần Phát triển Thủy
sản Huế
Chú thích: Có quan hệ trực tiếp chỉ đạo
Có quan hệ trực tiếp phối hợp, điều hành công việc
1.4.2 Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận
* Giám đốc công ty:
- Là đại diện pháp nhân và chịu trách nhiệm trước pháp luật, quản lý và điều hành công ty, được hội đồng quản trị ủy quyền điều hành kinh doanh với mục đích không ngừng nâng cao lợi nhuận, kinh doanh có hiệu quả và hợp pháp
- Là người định hướng từ khâu thu mua nguyên liệu, nắm quyền chủ động mọi việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với mục đích nâng cao lợi nhuận, kinh doanh hiệu quả Xây dựng một chính sách giá cả hợp lý vì hoạt động sản xuất kinh
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
P TÀI CHÍNH KINH DOANH
P HÀNH CHÍNH - TỔNG
HỢP
P KẾ HOẠCH
SẢN XUẤT
PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT
Trang 9doanh chủ yếu của công ty là kinh doanh các mặt hàng về thuỷ sản nên giá cả phụ thuộc vào thị trường Chủ động tìm kiếm bạn hàng để tiêu thụ sản phẩm và tạo công
ăn việc làm thường xuyên cho người lao động cũng như tạo ra nguồn thu nhập cho công ty Triển khai đặt hàng cho các đơn vị bạn ở các tỉnh, vùng
- Quản lý công văn, giấy tờ, sổ sách hành chính và con dấu nhà máy
* Phòng tài chính kinh doanh
- Tham mưu giúp Tổng Giám đốc trong việc thực hiện chức năng quản lý
về tài chính kế toán, hạch toán kế toán, thông tin kinh tế, phân tích hoạt động kinh tế, kiểm soát tài chính kế toán tại công ty
- Thực hiện phân tích toàn bộ, kết hợp hoạt động sản xuât kinh doanh của công ty, lập đầy đủ các bảng kế toán tài chính theo yêu cầu của ban giám đốc và thống kê quyết toán theo các chế độ quy định hiện hành
* Phòng kế hoạch sản xuất
- Phòng Kế hoạch là đơn vị thuộc bộ máy quản lý của công ty, có chức năng tham mưu cho Ban Lãnh đạo công ty xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn và dài hạn, tìm hiểu khai thác thị trường, đầu tư phát triển sản xuất, liên doanh liên kết trong và ngoài Công ty Giao dịch với khách hàng và điều tiết hoạt động sản xuất kinh doanh trong toàn công ty
* Phân xưởng sản xuất
Đây là bộ phận tạo ra các sản phẩm quảng do công ty quản lý, hướng dẫn hoạt động sản xuất, định hướng kinh doanh, và trực tiếp quản lý cơ sở vật chất của công ty
1.5 Tổ chức công tác Kế toán
Trang 10• Kế toán trưởng:
Là người chịu trách nhiệm trực tiếp trước giám đốc công ty và các cơ quan pháp luật nhà nước về toàn bộ công việc của mình cũng như toàn bộ thông tin cung cấp Kế toán trưởng đồng thời là kiểm soát viên tài chính của công ty có nhiệm vụ theo dõi chung về hoạt động tài chính, ngân hàng và chịu trách nhiệm hướng dẫn tổ chức, phân công và kiểm tra các công việc nhân viên kế toán trong bộ phận
• Kế toán tổng hợp
Có nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thu thập số liệu của tất cả kế toán viên và tổng hợp số liệu để báo cáo tài chính, thực hiện tập hợp chi phí và xác định doanh thu, hạch toán lãi lỗ và phân tích đánh giá hiệu quả sản xuât kinh doanh của đơn vị Ngoài ra kế toán tổng hợp còn theo dõi bảng chấm công của từng tổ gửi lên, từ đó tập hợp lại các chứng từ đó để cuối tháng lập thành bảng tính lương cho cán bộ công nhân viên trong công ty
• Kế toán thanh toán
Trang 11Theo dõi thu chi, đối chiếu, thanh toán nội bộ công ty, ghi chép số liệu vào
sổ sách, kế toán các khoản chi phí bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản tiền vay, theo dõi tình hình công nợ giữa người mua, người bán và người tạm ứng trong công ty
• Kế toán vật tư
Phụ trách theo dõi tình hình xuất nhập vật tư, hàng hóa hàng ngày, tính giá các loại vật tư, định kỳ kết hợp đối chiếu với thủ kho, lập báo cáo chi tiết về tình hình nhập, xuất, tồn kho vật tư Đồng thời, có nhiệm vụ kiểm kê thường xuyên và thất thường các loại vật tư hàng hóa
• Thủ quỹ:
Thực thi việc thu chi tại công ty, bảo quản tiền mặt, ghi chép vào sổ quỹ
hàng ngày và cuối tháng đối chiếu số dư tiền mặt với kế toán thanh toán
1.5.2 Đặc điểm hình thức kế toán
- Căn cứ vào chế độ kế toán do Nhà nước ban hành, căn cứ vào quy mô,
đặc điểm sản xuất kinh doanh và trình độ nghiệp vụ của các cán bộ kế toán trong công ty Hiện nay, Công ty CP Phát triển Thủy sản Huế đang áp dụng hình thức
kế toán " Chứng từ ghi sổ"
Sơ đồ tổ chức sổ kế toán
Trang 12Sơ đồ 1.3: Sơ đồ quy trình ghi sổ của công ty Cổ phần Phát triển Thủy sản Huế
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ CÙNG
LOẠI
CHỨNG TỪ GHI
SỔ
Trang 131.5.3 Các chính sách Kế toán áp dụng tại doanh nghiệp
- Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12
- Đơn vị tiền tệ sừ dụng trong hạch toán là : đồng Việt Nam (VNĐ)
- Phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ thuế
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên
- Phương pháp tính giá hàng tồn kho là: phương pháp nhập trước- xuất trước
- Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: Phương pháp khấu hao theo đường thẳng
1.6 Đánh giá khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong 2 năm 2012 và 2013
1.6.1 Tình hình lao động của công ty qua 2 năm 2012-2013
Có thể nói lao động là yếu tố then chốt của mỗi một doanh nghiệp hay nói cách khác nó góp phần làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra thường xuyên, liên tục và không bị gián đoạn Và việc nâng cao chất lượng người lao động luôn là yếu tố được đặt lên hàng đầu Cho dù máy móc, thiết bị có hiện đại đến đâu cũng không thể thiếu được sự đóng góp của bàn tay và khối óc con người Do vậy, bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển thì đòi hỏi họ phải có cách bố trí và sử dụng lao động thật hiệu quả
Để hiểu rõ tình hình trong quá trình sử dụng lao động của Công ty, ta có bảng cơ cấu nhân sự như sau:
Trang 14Bảng 1.1: Tình hình lao động của công ty
4 Phân theo trình độ văn hóa
Cụ thể như sau: Tổng số lao động của năm 2013 tăng 27.2 % tương ứng với
138 người so với năm 201215 Số lao động tăng mỗi năm do hợp đồng ngày càng nhiều nên công ty tuyển thêm công nhân để đảm bảo tốt yêu cầu của khách hàng, không những thế trong những năm gần đây công ty mở rộng thêm một số lĩnh vực nên lương công nhân được tuyển vào cũng có phần gia tăng Sở dĩ thu hút được lượng nhân công lớn, cũng đã phản ánh sự thành công của công ty, qua đó thể hiện phương pháp quản lý nhân sự tốt, phân công lao động hợp lý và chế độ cho ngươi lao động đảm bảo Đây là một trong những ưu điểm của công ty
- Xét theo giới tính : Lao động chủ yếu trong công ty là nữ (>70%) Cụ thể, năm 2012 số lao động nữ là 390 người, năm 2013 là 492 người chiếm 76 27%;
Trang 15Có thể nói lượng lao động nữ chiếm tỷ lệ khá lớn sẽ tạo nên sự chênh lệch trong các hoạt động ngoài sản xuất nhưng do đặc thù của công việc nên hàng năm lượng công nhân nữ vẫn được tuyển vào làm và tỷ lệ tăng luôn lớn hơn tỷ lệ tăng của lao động nam.
- Xét theo tính chất công việc: Đây là công ty chuyên chế biến và làm đông lạnh các mặt hàng thủy sản để làm xuất khẩu nên mọi công đoạn chủ yếu đều làm bằng tay Do đó lao động trực tiếp chiếm tỷ lệ lớn( >80%) trong tổng số lao động là điều tất yếu Cụ thể năm 2012 lao động trực tiếp chiếm 89,5 % tương ứng 454 lao động; năm 2013 chiếm 87,9% tương ứng 567 lao động
- Xét trình độ văn hóa: Trình độ lao động của công ty tăng dần qua các năm 2012-2013 Tỷ lệ lao động có trình độ đại học, cao đẳng tăng khá cao.Qua đó cho thấy cán bộ nhân viên của công ty không ngừng tự hoàn thiện trình độ của mình để có thể thích ứng với sự phát triển của công ty nói riêng và của nền kinh tế nói chung Trong quá trình làm việc, công ty luôn tạo điều kiện cho cán bộ trong công ty học thêm các lớp liên thông để nâng cao trình độ cũng như hiểu biết Đây là một trong những tiến bộ của công ty so với mặt bằng chung trên toàn tỉnh
Trang 161.6.2 Tình hình về tài sản và nguồn vốn của công ty cổ phần Phát triển Thủy sản Huế
Bảng 1.2: Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty qua 2 năm 2012 và 2013
< Nguồn: Phòng kế toán Công ty PTTS Huế >
A TÀI SẢN
1 Tiền và các khoản tương đương tiền 2,461,408,812 644,347,908 1,817,060,904 281.99
2 Các khoản phải thu ngắn hạn 11,074,733,060 17,503,244,983 -6,428,511,920 -36.72
- Giá trị hao mòn lũy kế (17.928.808.042) (16.900.303.159) (1,028,504,890) (6.08)
4 Tài sản cố đinh vô hình
Trang 17Nhận xét:
Tình hình tài sản
Nhìn vào bảng số liệu trên, ta thấy sự biến động của tài sản qua 2 năm qua
là khá rõ nét Nếu năm 2012, giá trị tổng tài sản mà công ty có là 58.099.598.812 đồng thì đến năm 2013 tổng giá trị tăng vượt mức 66.311.522.326 đồng tương ứng tỷ lệ tăng 14.13 % Qua số liệu, chứng tỏ quy mô về tài sản của công ty qua
2 năm là tăng dần Và để có cái nhìn đúng hơn về sự biến động này chúng ta cần xem xét sự ảnh hưởng của TSNH và TSDH như sau:
Tài sản ngắn hạn:
Năm 2013 so với năm 2012 tăng 2,006,496,970 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 4,28 % Nguyên nhân tăng chủ yếu là do các chỉ tiêu sau:
+ Các khoản tiền và tương đương tiền năm 2013 so với năm 2012 tăng đáng
kể, cụ thể là đã tăng 1,817,060,904 đồng tương ứng với 281.99 % Lượng tiền mặt tăng chứng tỏ tài chính của doanh nghiệp có phần vững chắc, khả năng thu hồi nợ tốt Mặt khác việc tiền mặt tăng sẽ làm tăng + Các khoản phải thu khả năng đáp ứng nhu cầu thanh toán ngắn hạn thường xuyên của mình
Năm 2013 so với năm 2012 giảm 6,428,511,920 đồng tương ứng với 36.72
%, các khoản phải thu ngắn hạn giảm do các khoản nợ của các khách hàng giảm.+ Hàng tồn kho cũng tăng khá đáng kể, so với năm 2012 năm 2013 đã tăng vượt mức với tổng giá trị lên 6,217,704,910 đồng, tương ứng với 22.70 %
+ Tài sản ngắn hạn khác cũng tăng lên 400,243,083 đồng, tương ứng với tỷ
lệ tăng 3.04 %
Tài sản dài hạn:
Năm 2013 so với năm 2012 cũng tăng 6,205,426,540 đồng tương ứng với tỷ
lệ 55.16 % Và mức tăng chủ yếu là do mức tăng của tài sản cố định Với mốc
2012 chỉ đạt 11.248.385.107 đồng nhưng năm 2013 đã tăng vượt mức lên tổng trị giá lên 17.453.811.649 đồng
Tình hình nguồn vốn
Cũng như chính sách về con người, vón là một vấn đề cơ bản nhưng rất quan trọng cho sự hoạt động sản xuất kế hoạch của các doanh nghiệp Trong cơ chế thị trường hiện nay, nhất là đối với doanh nghiệp sản xuất thì thiếu hụt vốn là
Trang 18một điều hết sức bất lợi Do đó, việc sử dụng vốn như thế nào để đạt hiệu quả cao, làm cách nào để không ngừng duy trì và tăng trưởng vốn, tránh lãng phí và ứ đọng là điều mà mọi doanh nghiệp quan tâm hàng đầu Vì vậy, việc đánh giá phân tích tình hình sử dụng vốn sẽ giúp cho công ty biết được tình hình kinh doanh của mình để từ đó rút ra những bất cập trong quản lý và đề ra những phương án quản lý vốn phù hợp hơn.
Qua bảng “Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty qua 2 năm 2012 và
Qua việc phân tích cơ cấu và tình hình biến động nguồn vốn của công
ty ta thấy nợ phải trả vẫn chiếm tỷ lệ lớn hơn rất nhiều so với vốn chủ sở hữu nhưng qua 2 năm thì công ty đã dần khắc phục được khó khăn này nhưng vẫn còn các khoản nợ khá lớn Qua đó, công ty cần nỗ lực nhiều hơn nữa để nâng cao nguồn vốn chủ sở hữu, để nâng cao khả năng tự chủ về tài chính, không để phụ thuộc vào nguồn vốn từ bên ngoài để tránh rủi ro có thể xảy ra
1.7 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua 2 năm 2012 và 2013.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần Phát triển Thủy Sản Huế được thể hiện qua một số chỉ tiêu trong bảng tổng hợp sau đây:
Trang 19Bảng 1.3: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
09 Lợi nhuận thuần từ
< Nguồn: Phòng kế toán Công Ty PTTS Huế >
Nhận xét:
Trang 20Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh cho phép đánh giá mối quan hệ của các yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty:
Cùng với sự biến động của nó qua 2 năm 2012-2013 Ta có thể thấy tổng doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ qua 2 năm như sau: Năm 2012 là 152,889,656,661 đồng; năm 2013 tăng đạt 178,386,415,576 đồng , tức tăng 25,496,758,915 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 16.67 % Trong 2 năm qua do không
có khoản giảm trừ nên đây cũng chính là doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty Doanh thu tăng trong 2 năm qua đã thể hiện mặt tích cực của công ty trong việc nâng cao mở rộng sản xuất, đẩy mạnh thị trường tiêu thụ sản phẩm Để hiểu được thực sự công ty có làm ăn hiệu quả hay không chúng ta cung đi sâu vào phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận-kết quả cuối cùng của sản xuất kinh doanh
Giá vốn hàng bán tăng dần qua 2 năm; năm 2013 tăng so với năm 2012 là 27,351,869,891 đồng tương ứng 20.51 % Việc biến động của giá vốn hàng bán phần lớn do ảnh hưởng của thị trường bên ngoài làm thay đổi giá của sản phẩm.Lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty giảm 1,855,110,970 đồng tương ứng 9.47 % trong năm 2013, do công ty gặp nhiều biến động khó khăn nên lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm 1,440,424,994 đồng tương ứng 14.34 % nguyên nhân bởi sự tăng nhanh của chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp Tuy vậy, thu nhập khác năm 2013 so với năm 2012 tăng khá mạnh 34.4% tương ứng với lượng tiền 50,071,041 đồng và năm 2013 không còn phát sinh thêm một chi phí nào Do đó, lợi nhuận khác năm 2013 so với năm 2012 đã tăng lên 34.59% tương ứng với lượng tiền 50,271,041 đồng Tuy lợi nhuận khác tăng nhưng do lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh thấp hơn nên tổng lợi tức trước thuế năm
2013 so với 2012 giảm 13.64% tương ứng với lượng tiền 1,390,153,951đ Vì vậy, lợi nhuận sau thuế giảm 18.74%
1.8 Phân tích các tỷ sổ tài chính trên BCTC của doanh nghiệp
Trang 21• Phân tích báo cáo tài chính xét theo nghĩa khái quát đề cập tới nghệ thuật phân tích và giải thích các báo cáo tài chính Để áp dụng hiệu quả nghệ thuật này đòi hỏi phải thiết lập một quy trình có hệ thống và logic, có thể sử dụng làm cơ
sở cho việc ra quyết định Trong phân tích cuối cùng, việc ra quyết định là mục đích chủ yếu của phân tích báo cáo tài chính Dù cho đó là nhà đầu tư cổ phần vốn có tiềm năng, một nhà cho vay tiềm tàng, hay một nhà phân tích tham mưu của một công ty đang được phân tích, thì mục tiêu cuối cùng đều như nhau đó là cung cấp cơ sở cho việc ra quyết định hợp lý
•Do đó, việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ cung cấp thông tin cho người sử dụng từ các góc độ khác nhau, vừa đánh giá toàn diện vừa tổng hợp khái quát, lại vừa xem xét một cách chi tiết hoạt động tài chính của doanh nghiệp
• Và để đánh giá sức mạnh tài chính của Công ty Cổ phần phát triển Thủy sản Huế, ta sẽ kết hợp phân tích các chỉ tiêu sau:
+ Khả năng thanh toán
+ Khả năng quản lý tài sản
+ Khả năng quản lý nợ
+ Khả năng sinh lời
Bảng 1.4: Bảng phân tích các tỷ số tài chính của công ty
Trang 22STT Chỉ tiêu Công thức Năm
2012
Năm 2013
Chênh lệch
toán tổng quát
Tổng tài sảnTổng nợ phải trả
7 Suât hao phí của tài sản
so với doanh thu thuần
Tài sản bình quânDoanh thu bán hàng
kho
Giá vốn hàng bánHàng tồn kho bình quân
Doanh thu thuần
Nhận xét: Qua bảng phân tích tỷ số tài chính của công ty ta thấy:
• Về khả năng thanh toán:
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là năng lực về tài chính mà doanh nghiệp có được để đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ cho các cá nhân, tổ
Trang 23chức có quan hệ cho doanh nghiệp vay hoặc nợ Để tìm hiểu chi tiết về tình hình thanh toán của công ty ta đi phân tích những chỉ tiêu sau:
- Hệ số khả năng thanh toán tổng quát:
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát năm 2013 là 1.57 lần nghĩa là cứ một đồng nợ phải trả được đảm bảo 1.57 đồng TSNH Hệ số này lớn hơn 1 chứng tỏ doanh nghiệp có đủ khả năng để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn So với năm 2012 hệ số này tăng 0,14 lần
- Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn:
Qua bảng phân tích các tỷ số ta thấy năm 2013 hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty là 1.3 lần tức là cứ một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo 1.3 đồng TSNH So với năm 2012 thì hệ số có tăng them 0.1 lần nhưng không đáng kể
- Khả năng thanh toán nhanh:
Năm 2012 khả năng thanh toán nhanh của công ty là 0.47 nghĩa là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo 0.47 đồng có khả năng chuyển đổi thành tiền nhanh nhất, song đến năm 2013 hệ số giảm xuống còn 0.36 tương ứng 0.11 lần
so với năm 2012
Qua phân tích ở trên, có thể thấy hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty là tương đối thấp chứng tỏ khả năng thanh toán nhanh của công ty đang ở mức đáng báo động, doanh nghiệp mất dần khả năng thanh toán cho các khoản vay và các khoản nợ khác
- Khả năng thanh toán tức thời:
Khả năng thanh toán tức thời của công ty năm 2012 là 0.017 lần, tức cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo 0.017 đồng có khả năng thanh toán ngay lập tức, đến năm 2013 khả năng thanh toán tức thời tăng lên 0.065 tức tăng 0.048 lần
so với năm 2012 Tuy nhiên hệ số vẫn đang được đánh giá là khá thấp
• Khả năng quản lý tài sản
Nhằm đánh giá hiệu suất, cường độ sử dụng và mức sản xuất của tổng tài sản trong năm ta đi phân tích những chỉ tiêu cụ thể sau:
Trang 24- Vòng quay tài sản:
Ta thấy năm 2012 vòng quay tài sản của công ty là 2.4 vòng tức là cứ 1 đồng tài sản bình quân bỏ vào trong kỳ thì thu được 2.5 đồng doanh thu thuần, so với năm 2012 thì vòng quay tài sản năm 2013 là 2.9 vòng, tăng 0.4 lần so với năm 2012 Nhận thấy công ty đã có sự chuyển biến tốt lên trong việc sử dụng tài sản
- Phản ánh sức sinh lời:
Sức sinh lời của công ty đang nằm trong tình trạng khá thấp Năm 2012 với sức sinh lời là 0.14 tức là cứ 1 đồng tài sản bỏ vào kinh doanh sẽ thu được 0.14 đồng lợi nhuận sau thuế, sang năm 2013 giảm xuống còn 0.12 lần
Từ đó cho thấy mặc dù hiệu suất sử dụng tổng tài sản của công ty qua 2 năm ở mức khá, song do các khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh lại quá cao, dẫn đến tình trạng sức sinh lời của tài sản tạo ra cho công
Chỉ số này cho biết tốc độ luân chuyển, tiêu thụ hàng tồn kho
Năm 2012 vòng quay hang tồn kho là 4 vòng, sang tới năm 2013 đã tăng lên 5 vòng chứng tỏ lượng hàng tồn kho của công ty tiêu thụ cao hơn 1 vòng so với năm 2012
- Số ngày của một vòng quay hang tồn kho:
Chỉ số này thể hiện thời gian để tiêu thụ lượng hàng hóa bán ra Nếu như năm 2012, để tiêu thụ hết hàng tồn kho, công ty cần 90 ngày thì sang năm 2013, con số này đã giảm xuống chỉ còn 72 ngày
Điều này cho thấy công ty tiêu tốn quá ít thời gian hơn cho việc bán hàng
• Khả năng quản lý nợ
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, những rủi ro liên quan đến khả năng thanh toán công nợ thường làm cho công ty mất tự chủ về tài chính Khi đó công
Trang 25nợ trở thành ghánh nặng đối với công ty trong công tác thanh toán Để đánh giá tình hình quản lý các khoản phải trả trong công ty, ta sẽ tập trung phân tích một
số chỉ tiêu sau:
- Tỉ số nợ ( hệ số nợ ): Cho biết các khoản nợ chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn được huy động
Năm 2012 với tỉ số nợ là 0.69 tức là cứ 1 đồng vốn bỏ vào kinh doanh lấy
từ 0.69 đồng nợ, so với năm 2012 thì năm 2013 tỉ số nợ đã giảm xuống còn 0.64 lần
- Tỉ số nợ/ VCSH: Tỷ số này cho biết quan hệ giữa vốn huy động bằng đi vay và vốn chủ sở hữu
Năm 2012 tỉ số nợ/ VCSH là 2.32 tức là cứ một đồng VCSH đảm bảo được 2.32 đồng NPT, sang năm 2013 tỷ số giảm xuống còn 1.76 lần
• Khả năng sinh lời
Qua bảng phân tích các chỉ tiêu trong khả năng sinh lời như Lợi nhuận gộp biên, lợi nhuận hoạt động biên, ROA và ROE ta nhận thấy xu hướng chung
là các chỉ tiêu đều giảm dần từ năm 2012 sang tới năm 2013
- ROA: Năm 2012 với tỷ suất 14.3 % tức cứ 1 đồng tài sản bình quân bỏ vào trong kỳ thì thu được 0.143 đồng LNST, năm 2013 tỷ suất giảm còn 11.6% chứng tỏ việc sử dụng đồng vốn kinh doanh không được tốt
- ROE: nếu năm 2012 một đồng vốn chủ sở hữu bình quân bỏ vào trong
kỳ thu được 0.429 đồng LNST thì năm 2013 chỉ thu được 0.348 đồng LNST
Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của công ty chưa tốt Trong năm tới công ty phải có các chính sách sử dụng vốn hiệu quả hơn hoặc là công
ty thay đổi chính sách bán hàng để có lợi nhuận cao hơn để có thể bù đắp được mức tăng của VCSH bình quân
Nhận xét: Qua việc phân tích các chỉ số tài chính, ta có thể thấy rằng
công ty đang rơi vào tình trạng đi xuống Và để vượt qua tình trạng này đòi hỏi ban lãnh đạo cần có các chiến lược đúng đắn và kịp thời để tăng trưởng lợi nhuận trong năm tới
CHƯƠNG II
Trang 26THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN
- Tính chất của sản phẩm: Phức tạp Do quy trình công nghệ sản xuất bao gồm nhiều giai đoạn
- Thời gian sản xuất: Vì mặt hàng thuỷ sản là mặt hàng tươi sống nên thời gian sản xuất ngắn Mặt khác quy trình sản xuất của công ty được sắp xếp theo dây chuyền và chủ yếu làm bằng tay
- Đặc điểm sản phẩm dở dang: Hầu như có rất ít sản phẩm dở dang cuối kỳ Trong trường hợp vào mùa vụ, nguyên liệu nhập về nhiều, không xử lý kịp thì cấp đông dự trữ dưới dạng nguyên liệu thô, phòng kinh doanh áp dụng lấy
nguyên liệu chính đưa vào sản xuất để làm sản phẩm dở dang cuối kỳ.
2.1.2 Quy trình tổ chức sản phẩm
Trang 27- Quy trình công nghệ:
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất của Công ty Cổ phần Phát
triển Thủy sản Huế
2.1.3 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và phương pháp tập hợp CPSX.
Lĩnh vực sản xuất cơ bản hàng thủy sản tại công ty thì nguyên vật liệu chính
là nguyên liệu tươi sống như: tôm, cá, mực mua về để chế biến, nguyên liệu này được thu mua từ phòng kế hoạch kinh doanh của công ty:
Ngoài ra trong quá trình sản xuất chế biến hàng thủy sản còn phải sử dụng một số nguyên vật liệu phụ như: hóa chất, khay xốp, thùng cartons, bao bì Các chi phí này cũng được hạch toán vào nguyên vật liệu trực tiếp
2.2 Nội dung kế toán chi phí sản xuất tại công ty.
2.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
2.2.1.1 Chứng từ sử dụng
+ Phiếu xuất kho
+ Hoá đơn GTGT (đối với trường hợp mua nguyên vật liệu về xuất thẳng cho phân xưởng sản xuất)
+ Bảng kê thu mua hàng (đối với trường hợp mua hàng của người dân không có hoá đơn giá trị gia tăng)
Chế biến thô (sơ chế)
Cấp đông, đóng thùng, nhập kho thành phẩm Chế biến tinh (tinh chế) Tiếp nhận và phân cỡ nguyên liệu
Trang 28+ Các chứng từ có liên quan
2.2.1.2 Tài khoản sử dụng
- TK 152: nguyên vật liệu
TK 1521: nguyên vật liệu chính: tôm, cá…
TK 1522: nguyên vật liệu phụ : muối, khay xốp, nilon…
TK 1523: nhiên liệu : dầu lạnh, Gas NH3, hóa chất……
- TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
2.2.1.3 Quy trình luân chuyển chứng từ nguyên vật liệu trực tiếp
Sơ đồ 2.2: Quy trình ghi sổ được thực hiện theo sơ đồ sau:
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối thángQuan hệ đối chiếu
2.2.1.4 Dẫn chứng NV kinh tế phát sinh.
Nghiệp vụ 1 : Ngày 12/12/2013 Công ty phát sinh nghiệp vụ xuất kho 1250
Phiếu xuất kho
Sổ cáiTK621
Bảng tổnghợp chi tiết
Trang 29kg cá Nhồng để phục vụ sản xuất cá Nhồng file.
Kế toán ghi :
Nợ TK 621 : 81.250.000 đ
Có TK 152 : 81.250.000 đ
Nghiệp vụ 2 : Ngày 14/12/2013 : Mua nguyên liệu dùng để sản xuất Tôm A1 Pisco
Số lượng nguyên liệu này được chuyển thẳng vào xưởng sản xuất không qua kho với giá trị có VAT là 138.050.000 (đồng) đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng Theo hóa đơn GTGT 0000 456 Và GBN 07
Kế toán ghi :
Nợ TK 621 : 125.500.000
NợTK 133 : 12.550.000
Có TK 112 : 138.050.000
Nghiệp vụ 3 : Ngày 22/12/2013 Xuất kho cá thu để chế biến theo Phiếu xuất
kho số 37 trị giá là 206.388.800đồng Kế toán ghi :
Nợ TK 621 : 206.388.800
Có TK 152 : 206.388.800
Nghiệp vụ 4: Ngày 24/12/2013 : Xuất kho để chế biến Tôm A1 Pisco với tổng giá trị
là 271.400.000 đồng, phiếu xuất kho số 39 Kế toán ghi :
Nợ TK 621 : 45.500.000
Có TK 152 : 45.500.000
- Còn các vật liệu phụ, nhiên liệu như: muối, bao gói, nilon…kế toán theo dõi chi tiết theo từng loại Căn cứ vào nhu cầu sản xuất, nhu cầu sử dụng của từng bộ phận, thủ kho sẽ xuất kho khi có yêu cầu
- Căn cứ phiếu xuất kho và các chứng từ khác có liên quan kế toán vào sổ chi phí sản xuất kinh doanh mở cho từng sản phẩm riêng biệt, đồng thời lập chứng từ ghi sổ
Bảng 2.1: Phiếu nhập kho
Trang 30HOÁ ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Liên 2 Ngày 14 tháng 12 năm 2013
Mẫu số 01 GTKT3-3LL DL/2011B
Số: 0000456Đơn vị bán hàng: Khách hàng Trương Sơn
Địa chỉ: xã Thanh Trạch – Bố Trạch – Quảng Bình Số tài khoản:010600578843
Họ tên người mua hàng: Hoàng Anh
Đơn vị : Công ty Cổ phần Phát triển Triển Huế
Địa chỉ: 86 Nguyễn Gia Thiều- TP Huế
Hình thức thanh toán: Chuyển khoản
Thuế suất GTGT 10 % Tiền thuế GTGT 12.550.000
Số tiền viết bằng chữ: (Một trăm ba mươi tám triệu không trăm năm mươi nghìn
đồng chẵn.)
Người mua hàng
(Ký, ghi rõ họ, tên)
Kế toán trưởng(Ký, ghi rõ họ, tên)
Thủ trưởng đơn vị(Ký, ghi rõ họ, tên)
Công ty Cổ phần
Phát triển Thủy sản Huế
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 20/03/2006 Bộ trưởng BTC
Ngày 12 tháng 12 năm 2013
Họ và tên người giao: Hoàng Trọng Sơn
Lý do xuất kho: Xuất phục vụ sản xuất sản phẩm
Xuất tại kho : Kho số 1
Trang 31Bảng 2.3: Giấy báo nợ
Trang 33Công ty CP Phát triển Thủy Sản Huế Mẫu số S02a -DN
(Ban hành theo QĐ số 15/ 2006/ QĐ/BT
86 Nguyễn Gia Thiều, TP Huế Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
SỔ CHI TIẾT CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP
Tài khoản: 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Tên phân xưởng: Phân xưởng sản xuất Tên sản phẩm, dịch vụ: Cá Nhồng filê
Huế, ngày 31 tháng 12 năm 2013
Bảng 2.4: Sổ chi tiết NVL trực tiếp
Trang 34Đơn vị: Công Ty Cổ phần Phát triển Thủy sản Huế Địa chỉ: 86 Nguyễn Gia Thiều, TP Huế
Trang 35Bảng 2.6: Bảng tổng hợp chi phí NVL trực tiếp
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN HUẾ
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP
Tài khoản: 621 Tháng 12 năm 2013
Huế, ngày 31tháng 12 năm 2013
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) ( Ký, họ tên)