1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu sự phát triển nông nghiệp đô thị ở Hà Nội (tóm tắt + toàn văn)

31 1,2K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 382 KB

Nội dung

Cùng với xu thế phát triển chung của đô thị cảnước, số dân đô thị của thành phố TP Hà Nội cũng gia tăng với tốc độ nhanh.Quá trình ĐTH diễn ra nhanh đi kèm với việc phát triển các khu cô

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

Trang 2

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Người hướng dẫn khoa học: GS TS Đỗ Thị Minh Đức

PGS TS Hoàng Văn Chức

Phản biện 1: GS.TS Trương Quang Hải

Cơ quan công tác: Viện Việt Nam học và KHPT, trường ĐHQG Hà Nội

Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Thục Nhu

Cơ quan công tác: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Phản biện 3: PGS.TS Lê Văn Trưởng

Cơ quan công tác: Trường Đại học Hồng Đức

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại:Phòng Bảo vệ luận án, thư viện trường ĐHSP Hà Nội

Vào hồi: ……giờ,……ngày…….tháng…… năm………

Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện Quốc gia Việt Nam

- Thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Trang 3

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ

1. Vũ Thị Mai Hương (2001), Những chuyển biến trong cơ cấu nông nghiệp

ở huyện Gia Lâm, Thông báo khoa học của các trường đại học, Hà Nội,

tr.112 - 117

2. Vũ Thị Mai Hương (2006), Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp

ở Việt Nam trong thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa, Kỉ yếu hội thảo

khoa học khoa Địa lý - 50 năm xây dựng và phát triển, Tạp chí khoa họcĐại học Sư phạm Hà Nội, tr.183 - 189

3. Vũ Thị Mai Hương (2007), Nông nghiệp đô thị và tình hình phát triển nông nghiệp đô thị trên thế giới, Tạp chí khoa học Đại học Sư phạm Hà

Nội, Các khoa học xã hội, tr.115 - 120

4. Vũ Thị Mai Hương (2009), Nông nghiệp đô thị - Cơ sở lí luận và thực tiễn phát triển, Đề tài khoa học và công nghệ cấp trường

5. Vũ Thị Mai Hương (2010), Các đặc điểm cơ bản của nông nghiệp đô thị.

Tuyển tập các báo cáo khoa học, Hội nghị khoa học Địa lý toàn quốc lầnthứ 5 Hà Nội, Nhà xuất bản (NXB) Khoa học Tự nhiên và Công nghệ,tr.769 - 775

6. Vũ Thị Mai Hương (2010), Những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển nông nghiệp đô thị ở thành phố Hà Nội, Đề tài khoa học và công

giáo viên Địa lý, NXB Đại học Sư phạm, tr.52 - 61

9. Vũ Thị Mai Hương (2012), Thực trạng phát triển chăn nuôi ở thành phố

Hà Nội Tuyển tập các báo cáo khoa học, Hội nghị khoa học Địa lý toàn

quốc lần thứ 6, Huế, NXB Khoa học và Kỹ thuật, tr.669 - 676

Trang 4

thành phố Hà Nội, Tập báo cáo Hội nghị khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ

7, Thái Nguyên, NXB Đại học Thái Nguyên, tr 288 - 294

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đô thị hoá (ĐTH) là quá trình tất yếu và toàn cầu Trong hơn 60 năm qua,quá trình ĐTH đã diễn ra trên phạm vi toàn thế giới với quy mô lớn và nhịp độnhanh chưa từng thấy Quá trình ĐTH ở Việt Nam cũng diễn ra sôi động kể từkhi bắt đầu Đổi mới đến nay Cùng với xu thế phát triển chung của đô thị cảnước, số dân đô thị của thành phố (TP) Hà Nội cũng gia tăng với tốc độ nhanh.Quá trình ĐTH diễn ra nhanh đi kèm với việc phát triển các khu công nghiệp,cụm công nghiệp đã làm cho đất đai và lao động nông nghiệp giảm; nguồn cunglương thực, thực phẩm thiếu hụt; nguy cơ ô nhiễm môi trường ngày càng hiện

rõ Lao động nông nghiệp, đặc biệt là tại các vùng ven đô bị mất đất, không cóviệc làm hoặc thất nghiệp bán thời gian Trong khi, TP vẫn còn một tỷ lệ cư dânkhá lớn sống bằng nghề nông Phát triển nông nghiệp đô thị (NNĐT) được xem

là một trong những giải pháp tối ưu giúp Hà Nội vượt qua những thách thức củaĐTH và công nghiệp hóa (CNH) Xuất phát từ thực tiễn trên, tác giả lựa chọn

đề tài “Nghiên cứu sự phát triển nông nghiệp đô thị ở Hà Nội” làm đề tài

luận án tiến sĩ

2 Lịch sử nghiên cứu đề tài

- Các nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến NNĐT

+ Nghiên cứu về vành đai nông nghiệp: Von Thunen là người đầu tiên đưa

ra lý thuyết phát triển các vành đai nông nghiệp Thunen cho rằng chi phí vậnchuyển sẽ quyết định sự phân bố các hoạt động sản xuất nông nghiệp Từ đó,ông xây dựng 4 vành đai nông nghiệp xung quanh đô thị, gồm vành 1 là thựcphẩm tươi sống, vành 2 là lâm nghiệp, vành 3 lương thực, vành 4 chăn nuôi.Sau Thunen, một số tác giả như Sinclair, Boal, Bryant cũng nhận thấy NNĐTthường phát triển thành các vành đai Lý thuyết trên cũng được nhắc đến trongmột số bài viết của các tác giả Việt Nam như Bùi Văn Loãn, Ngô Doãn Vịnh,Đặng Văn Phan, Lê Quốc Doanh, Lê Đức Thịnh…

+ Nghiên cứu về nông nghiệp ngoại thành hoặc nông nghiệp ven đô: Từ

thập niên 50 của thế kỷ XX, có nhiều nghiên cứu về nông nghiệp ngoại thành,đặc biệt là các nhà địa lý Liên Xô như Ivanov K.I., Lovkov J.A., Mineev V.A.,Galazun A.R Ở Việt Nam, một số tác giả, như Lê Thông, cũng quan tâm đếnhướng nghiên cứu này

Đến đầu thế kỷ XXI, trong bối cảnh ĐTH mới, các nghiên cứu bắt đầu chú

ý đến nông nghiệp ven đô và bàn thảo nhiều đến cơ hội, rủi ro, đặc trưng củanông nghiệp ven đô Trong số này có các tác giả Paule Moustier, Nguyễn ĐăngNghĩa, Lê Quốc Doanh

+ Nghiên cứu về nông nghiệp đô thị: Từ thập kỷ 90 của thế kỷ XX trở lại

đây, do sự bùng nổ đô thị hóa trên toàn cầu, các nghiên cứu liên quan đếnNNĐT ngày càng nhiều Nội dung các nghiên cứu chủ yếu đề cập đến vai trò,đặc trưng, hạn chế và thách thức của NNĐT Có thể thấy các nội dung này

Trang 7

trong các bài báo của Smith J., Ratta A., Nasr J.; Luc Mougeot J.A.; Đào ThếTuấn; Lê Đức Thịnh; Lê Văn Trưởng.

- Các nghiên cứu về thực tiễn phát triển NNĐT trên thế giới: Nghiên cứu

của các tổ chức quốc tế thường tập trung vào giới thiệu, hướng dẫn kinh nghiệm

và kỹ thuật nhằm giúp nông dân nghèo ở đô thị thuộc các nước đang phát triểntăng sản lượng lương thực, tăng thu nhập, cải thiện sức khỏe và môi trường.Nghiên cứu của các cá nhân chủ yếu đề cập đến lịch sử phát triển NNĐT thếgiới, mối quan hệ giữa sản xuất nông nghiệp và đô thị, thực tiễn phát triểnNNĐT ở các lãnh thổ khác nhau

- Các nghiên cứu về thực tiễn phát triển NNĐT ở Việt Nam mới được

công bố trong vài năm gần đây Lịch sử ra đời NNĐT ở Việt Nam được nhắcđến trong nghiên cứu của Lê Văn Trưởng; Lê Hồng Kế và Lê Văn Lan Tìnhhình phát triển NNĐT ở Việt Nam được tóm lược trong nghiên cứu của Lê ĐứcThịnh, Lê Văn Trưởng Đặc biệt, sự phát triển NNĐT theo hướng sinh thái thuhút được nhiều quan tâm nghiên cứu, như trong các nghiên cứu của Vũ Xuân

Đề, Đinh Sơn Hùng, Lê Văn Thơ, Trần Trọng Phương

- Các nghiên cứu về thực tiễn phát triển NNĐT ở Hà Nội chưa nhiều Lê

Hồng Kế mô tả lịch sử phát triển NNĐT ở Hà Nội Đào Thế Tuấn đề cập đếncác vành đai nông nghiệp của Hà Nội Bài viết của Lương Ngọc Cừ; MoustierP.; Ali M., De Bon H và Moustier P nhắc đến vai trò của nông nghiệp Hà Nội.Công trình của Phuong Anh M.T và Ali M.; Van Den Berg L.M., Van WijkM.S và Van Hoi P.; Lê Quốc Doanh chỉ ra những nhân tố tác động tới NNĐT ở

Hà Nội Nghiên cứu của Mai Thị Phương Anh; Georges Rossi và Phạm VănCự; Lee B., Binns T và Dixon A tập trung phân tích thực trạng phát triển nôngnghiệp ngoại thành, NNĐT ở Hà Nội Phạm Văn Khôi, Lê Quý Đôn, Trần ThịHồng Việt nghiên cứu hiện trạng phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nộitheo hướng nông nghiệp sinh thái

Ở địa bàn Hà Nội sau khi mở rộng chưa có nghiên cứu nào liên quan trựctiếp đến NNĐT Vì vậy, nghiên cứu sinh đã kế thừa và chọn lọc những côngtrình đã nghiên cứu ở trên và các nghiên cứu khác để xây dựng cơ sở lí luận của

đề tài “Nghiên cứu sự phát triển nông nghiệp đô thị ở Hà Nội”

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của đề tài là phân tích, đánh giá hiện trạng phát triển NNĐT ở HàNội trong giai đoạn hiện nay, từ đó đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triểnNNĐT ở Hà Nội theo hướng hiện đại, chất lượng và hiệu quả cao trong tương lai

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng quan một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển NNĐT, làm cơ

sở khoa học cho việc nghiên cứu hiện trạng phát triển NNĐT ở Hà Nội

- Đánh giá các nhân tố tác động đến phát triển NNĐT ở Hà Nội

- Phân tích hiện trạng phát triển NNĐT ở Hà Nội theo ngành và theokhông gian

- Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển NNĐT ở Hà Nội theohướng hiện đại, chất lượng và hiệu quả cao

Trang 8

4 Giới hạn nghiên cứu

4.1 Giới hạn về nội dung

Luận án giới hạn nghiên cứu NNĐT gồm trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụnông nghiệp Trong mỗi phân ngành, luận án đi sâu phân tích những tiểu ngànhđặc trưng cho NNĐT, cụ thể là trồng lúa chất lượng cao, rau đậu thực phẩm,cây ăn quả, hoa - cây cảnh; chăn nuôi lợn, bò thịt, bò sữa, gia cầm

4.2 Giới hạn về thời gian

Thời gian nghiên cứu đánh giá hiện trạng: từ năm 2001 đến 2011 Tuy

nhiên, giai đoạn 2001 - 2011 địa giới của Hà Nội có sự thay đổi nên nhữngphân tích, đánh giá thường được chia thành 2 thời kỳ: thời kỳ 2001 - 2007 vàthời kỳ 2008 - 2011

Thời gian nghiên cứu dự báo phát triển: định hướng đến năm 2015 và 2020

4.3 Giới hạn về không gian

Luận án tập trung nghiên cứu trên địa bàn các quận, huyện sau:

- Ranh giới Hà Nội cũ (thời kỳ 2001 - 2007) có 8 quận, huyện bao gồm:Tây Hồ, Hoàng Mai, Long Biên, Từ Liêm, Thanh Trì, Gia Lâm, Đông Anh,Sóc Sơn

- Ranh giới Hà Nội mới (thời kỳ 2008 - 2011) có 23 quận, huyện, thị baogồm: Tây Hồ, Hoàng Mai, Long Biên, Hà Đông, Từ Liêm, Thanh Trì, Gia Lâm,Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh, Sơn Tây, Ba Vì, Phúc Thọ, Đan Phượng, HoàiĐức, Quốc Oai, Thạch Thất, Chương Mỹ, Thanh Oai, Thường Tín, Phú Xuyên,Ứng Hòa, Mỹ Đức

5 Quan điểm nghiên cứu

Luận án đã vận dụng 5 quan điểm sau: quan điểm hệ thống, quan điểmtổng hợp, quan điểm lãnh thổ, quan điểm lịch sử - viễn cảnh và quan điểm pháttriển bền vững

6 Phương pháp nghiên cứu

Luận án đã sử dụng 6 phương pháp nghiên cứu chính: phương pháp thuthập và xử lý tài liệu; phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh; phương phápchuyên gia, phương pháp điều tra xã hội học; phương pháp thống kê; phươngpháp bản đồ - GIS

7 Những đóng góp chủ yếu của đề tài

- Tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển NNĐT để vận dụngvào nghiên cứu NNĐT ở Hà Nội

- Xác định hệ thống tiêu chí đánh giá phát triển một số ngành sản xuất đặctrưng (chuyên môn hóa) của NNĐT để vận dụng cho Hà Nội

- Phân tích tác động của các nhân tố kinh tế - xã hội (KT - XH), tựnhiên, đánh giá các điều kiện thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triểnNNĐT ở Hà Nội

- Phân tích hiện trạng phát triển NNĐT ở Hà Nội theo ngành và theo khônggian, làm rõ những kết quả đã đạt được, những khó khăn, trở ngại cần khắc phục

- Đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển NNĐT ở Hà Nội theo hướnghiện đại, chất lượng và hiệu quả cao

Trang 9

8 Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận án gồm 4 chương nội dung, với 162trang A4, 48 bảng số liệu, 8 biểu đồ, 10 bản đồ, 141 tài liệu tham khảo và 59phụ lục

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ

1.1 Cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp đô thị

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản

- Khái niệm đô thị: Định nghĩa về đô thị được dẫn theo Điều 3, điều 1,

Luật Quy hoạch Đô thị (năm 2009)

- Khái niệm nông nghiệp đô thị: Ở điều kiện cụ thể của Việt Nam, có thể

hiểu: NNĐT là ngành kinh tế trong đô thị và ven đô thị; vừa cung cấp lươngthực, thực phẩm tươi sống, hoa, sinh vật cảnh; vừa tạo thêm không gian xanh và

cơ hội thư giãn cho người dân đô thị; sử dụng và tái sử dụng tài nguyên thiênnhiên và chất thải đô thị; áp dụng kỹ thuật thâm canh cao và mang lại hiệu quảkinh tế cao

1.1.2 Vai trò của nông nghiệp đô thị

Trong phần này, luận án phân tích vai trò của NNĐT ở những khía cạnh sau:

- NNĐT góp phần cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm tươi sống, tạichỗ cho đô thị

- NNĐT góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho một bộ phận dân

cư đô thị

- NNĐT góp phần quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên

- NNĐT góp phần tạo cảnh quan đô thị và cải thiện sức khỏe cộng đồng

1.1.3 Đặc điểm của nông nghiệp đô thị

Đặc điểm của NNĐT được phân tích trong luận án ở các khía cạnh chính sau:

- Sản phẩm của NNĐT chịu tác động mạnh của thị trường đô thị

- NNĐT dễ dàng tiếp cận các dịch vụ nông nghiệp

- NNĐT phát triển dựa trên kỹ thuật thâm canh cao

- Sản xuất NNĐT có tính chuyên môn hóa cao

- NNĐT thường phát triển tạo thành các vành đai nông nghiệp

- Phát triển NNĐT đem lại hiệu quả kinh tế cao

1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp đô thị

Luận án đi sâu phân tích 3 nhóm nhân tố chủ yếu: (1) Vị trí địa lý, (2) Các nhân tố kinh tế - xã hội (gồm 6 nhân tố: dân số và lao động, vốn đầu tư và thị

trường tiêu thụ, khoa học - công nghệ, công nghiệp hóa và đô thị hóa, cơ sở hạ

tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật, thể chế và chính sách nông nghiệp) và (3) Các nhân tố tự nhiên (gồm 5 nhân tố: địa hình, đất, khí hậu, nước, sinh vật).

Trang 10

1.1.5 Một số lý thuyết liên quan đến phát triển nông nghiệp đô thị

- Lý thuyết phát triển các vành đai nông nghiệp xung quanh đô thị

Năm 1826, Von Thunen đưa ra lý thuyết phát triển các vành đai nôngnghiệp dưới ảnh hưởng của một thành phố Ông chia ra 4 vành đai nôngnghiệp xung quanh đô thị Thực phẩm tươi sống (rau, hoa quả, sữa) phân bố

ở vành đai sát trung tâm TP nhất Gỗ và củi được bố trí ở vành đai thứ hai.Cây lương thực tập trung ở vành đai thứ ba Chăn nuôi gia súc được bố trí ởvành đai ngoài cùng Mô hình của Thunen là một ví dụ để chứng minh sự cânbằng giữa giá thuê đất và cước phí vận tải Như vậy, nông dân phải cân đốigiữa cước phí vận tải, giá thuê đất và lợi nhuận để sản xuất ra các sản phẩmhiệu quả nhất cho thị trường

- Lý thuyết địa tô và vận dụng vào giải thích giá đất ở đô thị

Địa tô là cơ sở để xác định giá đất Sự khác nhau giữa giá đất đô thị với giáđất nông thôn, giá đất nông nghiệp với giá đất công nghiệp, thương mại ở đô thị

do sự khác nhau của yếu tố chi phối đến mức địa tô Vị trí địa lí là một nhân tố

cơ bản tạo nên địa tô chênh lệch I Trong cuộc cạnh tranh về giá đất ở đô thị, dogiá trị sử dụng đất cho sản xuất nông nghiệp thấp hơn nhiều so với giá trị đấtđai giành cho những sử dụng khác (thương mại, công nghiệp) nên diện tích đấtnông nghiệp ở đô thị có xu hướng bị thu hẹp lại

1.1.6 Các tiêu chí đánh giá phát triển một số ngành sản xuất đặc trưng của nông nghiệp đô thị và vận dụng cho Hà Nội

Trong phần này, tác giả luận án tập trung vào hai ngành là chăn nuôi bòsữa và sản xuất rau an toàn

Luận án xây dựng các tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh tế của nuôi bò sữa,gồm: Doanh thu nuôi bò sữa, Chi phí nuôi bò sữa, Lợi nhuận nuôi bò sữa, Lợinhuận trên một bò sữa, Lợi nhuận trên chi phí nuôi bò sữa, Lợi nhuận trên laođộng nuôi bò sữa

Luận án xây dựng các tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh tế của sản xuất rau

an toàn (RAT), gồm: Doanh thu trồng RAT, Chi phí trồng RAT, Lợi nhuậntrồng RAT, Lợi nhuận trên ha đất trồng RAT, Lợi nhuận trên chi phí trồngRAT, Lợi nhuận trên lao động trồng RAT

1.1.7 Một số hình thức tổ chức không gian sản xuất của nông nghiệp đô thị

Hộ gia đình nông dân (nông hộ) là đơn vị kinh tế tự chủ trong nông

nghiệp, có đất đai, tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của gia đình, sử dụng chủ yếusức lao động của gia đình

Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nông, lâm, ngư nghiệp

có mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hoá, tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữuhoặc quyền sử dụng của người chủ độc lập, sản xuất được tiến hành trên quy

mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất được tập trung tương đối lớn (so với kinh

tế hộ gia đình), với cách thức tổ chức quản lý tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao,hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường

Khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư là khu vực đất đai có ranh giới xác

định được UBND huyện, thị xã phê duyệt cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình

Trang 11

đang chăn nuôi trong khu dân cư chuyển ra hoặc có nhu cầu chăn nuôi chủđộng chuyển đổi ruộng đất hoặc thuê đất để xây dựng chuồng trại chăn nuôi.

Vùng chuyên môn hóa nông nghiệp được hiểu là trên một lãnh thổ xác định

có ranh giới ước lệ các hoạt động nông nghiệp được tổ chức một cách hợp lý,

có sự tập trung cao và có quy mô lớn hoặc tương đối lớn nhằm đem lại hiệu quảcao trên cơ sở có kết cấu hạ tầng tốt, gắn vùng nguyên liệu với cơ sở chế biến

Vành đai nông nghiệp ám chỉ các khu vực sản xuất nông nghiệp nằm bao

bọc xung quanh các TP lớn và trung tâm công nghiệp, chuyên môn hóa sản xuấtcác loại thực phẩm khó vận chuyển xa và chóng hỏng (như sữa nguyên chất,rau, trứng tươi, thịt tươi, quả tươi, hoa…) để cung cấp cho nhân dân TP

1.2 Thực tiễn phát triển nông nghiệp đô thị ở các đô thị trực thuộc trung ương

Nông nghiệp đô thị hình thành khá rõ nét ở các thành phố lớn trực thuộctrung ương như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ Tùytheo điều kiện tự nhiên, KT - XH đặc thù, nông nghiệp của mỗi đô thị có nhữngnét đặc trưng riêng Từ thực tiễn phát triển NNĐT của các đô thị trực thuộctrung ương, luận án rút ra một số bài học kinh nghiệm cho NNĐT ở Hà Nội

Chương 2

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾNPHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ Ở HÀ NỘI

2.1 Vị trí địa lý

Hà Nội đã trải qua bốn lần điều chỉnh lớn về địa giới vào năm 1961, 1978,

1991, 2008 Sau lần điều chỉnh gần đây nhất, Hà Nội có diện tích 3.344,7 km2(gấp 3,6 lần năm 2007), dân số 6.350 nghìn người (gấp 1,9 lần năm 2007)

Hà Nội có vị trí địa lý quan trọng, hiện là TP trung tâm của ba vùng quyhoạch lớn: vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, vùng đồng bằng sông Hồng(ĐBSH) và vùng Thủ đô Hà Nội Hà Nội là nơi tập trung các cơ quan đầu nãocủa Đảng và Nhà nước; là trung tâm hàng đầu về KH - CN, đào tạo, tài chính -ngân hàng, thương mại, bưu chính - viễn thông Hà Nội có hệ thống giao thôngđường bộ khá phát triển

Với vị trí trên, NNĐT ở Hà Nội một mặt có lợi thế trong việc tiếp nhậnnhững tác động tích cực về KH - CN, về thị trường tiêu thụ; mặt khác cũng chịusức ép của CNH và ĐTH (như mất đất canh tác, thiếu hụt lao động, ô nhiễmmôi trường)

2.2 Các nhân tố kinh tế - xã hội

2.2.1 Dân số và lao động

Năm 2011, dân số Hà Nội là 6.779,3 nghìn người (đứng thứ hai sau TP HồChí Minh, chiếm khoảng 7,7% dân số cả nước) Tốc độ gia tăng dân số vẫn ởmức cao Mật độ dân số đông, năm 2011 là 2.037 người/km2 Thu nhập bìnhquân đầu người một tháng có xu hướng tăng liên tục qua các năm và thường chỉ

Trang 12

đứng sau TP Hồ Chí Minh Vì vậy, nhu cầu lương thực, thực phẩm; nhu cầukhông gian xanh của người dân Thủ đô cũng tăng theo

Tỷ trọng lao động nông nghiệp ở nông thôn giảm dần (còn 54,7% năm2011) Đây là xu hướng tiến bộ song cũng là trở ngại lớn đối với NNĐT

Lao động nông nghiệp cần cù, nhiều kinh nghiệm, am hiểu thị trường, amhiểu kỹ thuật Nhờ lợi thế này, nông dân Thủ đô dễ dàng chuyển hướng sangNNĐT Tuy vậy, lao động trẻ có xu hướng thoát ly khỏi nông nghiệp

2.2.2 Thị trường tiêu thụ

Kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ Thu nhập bình quân đầu người thuộc vị tríhàng đầu trong cả nước Hà Nội lại là TP đông dân thứ hai cả nước Hà Nộicũng có ngành công nghiệp chế biến thực phẩm phát triển mạnh Trên địa bàn

Hà Nội hiện có 140 doanh nghiệp Nhà nước trung ương; hơn 100 đơn vị doanhnghiệp nhà nước địa phương; hơn 800 văn phòng đại diện của các tỉnh, TP bạn;khoảng 1.000 văn phòng đại diện nước ngoài; gần 9 triệu khách du lịch và trên

3 triệu khách vãng lai Với lợi thế về dung lượng thị trường, về sự tập trung và

đa dạng của nhu cầu, đòi hỏi NNĐT ở Hà Nội phải phát triển tích cực cả vềlượng lẫn về chất để đáp ứng tối đa nhu cầu của thị trường tại chỗ

2.2.3 Vốn đầu tư

Giai đoạn 2001 - 2011, Hà Nội đã huy động được 4.238 tỷ đồng vốn đầu tư

từ ngân sách nhà nước cho nông nghiệp, đặc biệt đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồngcho xây dựng cơ sở hạ tầng Tuy nhiên, vốn đầu tư cho nông nghiệp còn chiếm

tỉ trọng nhỏ, tốc độ tăng chậm nên chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nôngnghiệp công nghệ cao, NNĐT ở Hà Nội

2.2.4 Khoa học - công nghệ

Hà Nội là địa bàn tập trung nhiều nhất các trường đại học, các viện nghiêncứu và các cán bộ khoa học nên có tiềm lực KH - CN lớn mạnh nhất trong cảnước Trong điều kiện đất nông nghiệp bị thu hẹp, lao động nông nghiệp bịthiếu hụt, NNĐT lại là loại hình sản xuất mới thì càng cần thiết phải có sự tiếpsức của KH - CN để giúp nông dân tiếp cận và ứng dụng kỹ thuật công nghệmới, phù hợp với điều kiện sản xuất, tiêu thụ của đô thị Trên thực tế, các côngnghệ mới về giống, phân bón, hóa chất, phòng trừ dịch bệnh, và kĩ thuật canhtác tiên tiến đã được nông dân Hà Nội ứng dụng có hiệu quả rõ rệt

2.2.5 Công nghiệp hóa và đô thị hóa

Trong quá trình CNH, cơ cấu kinh tế của Hà Nội chuyển dịch khá nhanhtheo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp Tỷ trọng của từng khu vực lầnlượt là 52,4% - 41,7% - 5,9% (năm 2011) Công nghiệp luôn là ngành có tốc độtăng trưởng cao nhất Hiện trên địa bàn Hà Nội có 16.532 cơ sở chế biến thựcphẩm và đồ uống (chiếm 17,7% số cơ sở công nghiệp của TP), cùng với 18 khucông nghiệp và 100 cụm công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề đã được quyhoạch Sự phát triển của công nghiệp tạo động lực cho NNĐT ở Hà Nội pháttriển với một cơ cấu đa dạng, hình thành nên những vùng chuyên môn hóa quy

mô lớn nhưng cũng làm gia tăng tình trạng mất đất sản xuất nông nghiệp, thiếulao động nông nghiệp

Trang 13

Trong quá trình ĐTH, khu vực nội đô được mở rộng, số dân đô thị của HàNội cũng tăng nhanh Dân số đô thị tăng 5,0%/năm thời kỳ 2001 - 2007 và1,9%/năm thời kỳ 2008 - 2011, trong khi dân số nông thôn chỉ biến động nhẹ,lần lượt là -0,1% và 0,5% Hà Nội phải triển khai xây dựng nhiều khu đô thị,khu vui chơi giải trí Tính đến năm 2011, Hà Nội có 152 khu đô thị, có 8 dự ánđầu tư phát triển sân golf Không gian đô thị cùng với dân số đô thị tăng nhanh

sẽ làm giảm diện tích đất nông nghiệp nhưng làm tăng nhu cầu về lương thực,thực phẩm Vì thế, NNĐT với những vành đai trồng trọt, chăn nuôi phải hướngvào những sản phẩm có tính hàng hóa cao, để thỏa mãn nhu cầu ngày càng caocủa người dân Thủ đô, đồng thời tạo ra hiệu quả kinh tế cao nhất trên một đơn

vị diện tích và trên 1 lao động

2.2.6 Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật

Luận án đã tập trung phân tích nhóm nhân tố cơ sở hạ tầng (hệ thống giao

thông đường bộ, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống cung cấp điện, hệ thống

phân phối nông sản) và nhóm nhân tố cơ sở vật chất kỹ thuật (gồm có hệ thống

thủy lợi, hệ thống đê điều, hệ thống khuyến nông, các cơ sở chế biến thức ănchăn nuôi, các cơ sở giết mổ gia súc gia cầm, các cơ sở thu gom sữa)

Nhìn chung, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triểnNNĐT ở Hà Nội đã được trung ương và TP quan tâm đầu tư Sự đầu tư đó đãduy trì đà tăng trưởng, đã thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi.Tuy nhiên so với yêu cầu của phát triển NNĐT thì vẫn còn chưa đáp ứng đủ

2.2.7 Thể chế và chính sách nông nghiệp

TP đã xây dựng nhiều chương trình, đề án trọng tâm, phát triển sản xuấtcác loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao để từng bước hình thành và mởrộng các vùng chuyên môn hóa như: chính sách dồn điền đổi thửa; chuyển đổi

cơ cấu cây trồng, vật nuôi; phát triển sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao; pháttriển sản xuất và tiêu thụ RAT; phát triển cây ăn quả đặc sản; phát triển sản xuấthoa - cây cảnh có giá trị kinh tế cao; thực hiện cơ giới hoá trong sản xuất nôngnghiệp; phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm và chăn nuôi quy mô lớnngoài khu dân cư; phát triển trang trại

2.3 Các nhân tố tự nhiên

2.3.1 Địa hình

Hà Nội có địa hình đa dạng Vùng núi có khí hậu mát mẻ thuận lợi để phát triển cây ôn đới ngắn ngày, đồng cỏ và chăn nuôi bò Vùng gò đồi có điều kiện

phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày, đồng cỏ để chăn thả gia súc

lớn Vùng đồng bằng chiếm phần lớn diện tích, đất đai màu mỡ, có ưu thế trong

phát triển sản xuất tập trung quy mô lớn… Tuy nhiên, do đặc điểm thấp trũng

về phía nam - đông nam, vùng đồng bằng cũng là địa bàn thoát nước thải của

TP nên dễ dẫn tới tình trạng ô nhiễm môi trường ảnh hưởng xấu đến phát triểnsản xuất theo hướng nông sản sạch, chất lượng cao Ngoài ra, Hà Nội còn códạng địa hình đê sông và bãi bồi thuận lợi để thả trâu bò, trồng lúa, ngô, rau đậuthực phẩm, cây thức ăn gia súc

2.3.2 Đất

Trang 14

Hà Nội hiện nay có quỹ đất khá đa dạng, được hình thành từ 7 nhóm đấtvới 21 loại đất khác nhau, trong đó: đất phù sa chiếm 36,13%, đất đỏ vàng

chiếm 14,44%, đất xám bạc màu chiếm 5,65% diện tích tự nhiên.

Sau khi mở rộng, Hà Nội có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất vùngĐBSH Đồng thời đất nông nghiệp chiếm 56,04% diện tích tự nhiên (2011).Trong các loại đất nông nghiệp, đất sản xuất nông nghiệp có diện tích lớn nhất(chiếm 80,55% diện tích đất nông nghiệp, 45,14% diện tích tự nhiên)

Đất sản xuất nông nghiệp phân bố phần lớn ở các huyện ngoại thành(146.075 ha, chiếm 97,2% tổng quỹ đất sản xuất nông nghiệp của TP), nhiềunhất là ở Ba Vì, Sóc Sơn, Chương Mỹ, Ứng Hòa Trong nội thành, đất sản xuấtnông nghiệp tập trung chủ yếu ở các quận mới thành lập như Long Biên, HàĐông, Hoàng Mai, Tây Hồ

Tuy nhiên, đất nông nghiệp của TP Hà Nội đang bị thu hẹp do chuyển đổisang đất phi nông nghiệp, chủ yếu là đất ở, đất khu công nghiệp, đất giao thông.Diện tích đất nông nghiệp giảm 5.126 ha trong thời kỳ 2001 - 2007 và giảm2.754 ha ở thời kỳ 2008 - 2011 Sự biến động giữa các nhóm đất nông nghiệpkhông đồng đều, giảm nhiều nhất là đất sản xuất nông nghiệp và chủ yếu rơivào đất trồng lúa

Hầu hết các quận huyện trên địa bàn Hà Nội cũ đều bị giảm diện tích đấtsản xuất nông nghiệp Giảm đột biến là Gia Lâm và Thanh Trì, tiếp sau là TừLiêm, Đông Anh, Sóc Sơn Trên địa bàn Hà Nội mới, đất sản xuất nông nghiệptiếp tục sụt giảm tại phần lớn các huyện thị Giảm nhiều nhất là Sóc Sơn, ĐôngAnh, Thạch Thất, Ứng Hòa, Thanh Oai, Chương Mỹ, Gia Lâm, Từ Liêm

Diện tích đất bị thu hồi phần lớn là đất tốt làm cho chi phí sản xuất sẽ tănglên, năng suất tự nhiên của cây trồng giảm đi Diện tích đất sản xuất nôngnghiệp bình quân đầu người rất thấp (224 m2/người năm 2011) Đồng ruộngmanh mún, gây khó khăn cho quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nôngnghiệp (tăng chi phí sản xuất, khó khăn cho tưới tiêu, cơ giới hóa và áp dụngcông nghệ mới) Ngoài ra, hiện tượng đầu cơ đất diễn ra khá phức tạp, ảnhhưởng đến tình hình quản lý, quy hoạch và sử dụng đất sản xuất nông nghiệp

2.3.3 Khí hậu

Hà Nội có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa hè nóng, mưa nhiều, mùađông lạnh, mưa ít Lượng bức xạ dồi dào, thuận lợi cho việc gieo trồng nhiềuloại cây (ngô, cà chua, bắp cải, đậu côve) và xen canh

Chế độ nhiệt phân hóa thành 2 mùa nóng lạnh Khả năng phát triển vụđông là rất quan trọng cho NNĐT Thời kỳ đầu mùa đông, thời tiết lạnh khôthường ảnh hưởng tới giai đoạn hình thành năng suất của một số cây vụ đông(ngô, bắp cải, xu hào, cà chua) hoặc thời kỳ sinh trưởng của mạ xuân Thời kỳcuối mùa đông, khí hậu ẩm ướt trùng với thời kỳ đơm hoa, nảy lộc của câytrồng vì thế trở thành yếu tố trở ngại đối với sản xuất nông nghiệp

Chế độ mưa, ẩm cũng phân biệt 2 mùa rõ rệt Nhìn chung, độ ẩm khôngkhí thích hợp cho nhiều loại cây trồng phát triển Lượng mưa đáp ứng được nhu

Trang 15

cầu nước của nhiều loại cây trồng Song lượng mưa không đều giữa các mùagây khó khăn cho sản xuất: gây úng ngập cho cây vào mùa mưa, gây khô hạnthiếu nước vào mùa khô

2.3.4 Nước

Hà Nội có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, là nguồn cung cấp phù sa bồiđắp cho đồng ruộng và cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp Các con sônglớn là: sông Hồng, sông Đáy, sông Tích, sông Cà Lồ, sông Đà, sông Đuống…

Hà Nội cũng có nhiều hồ, đầm Chúng vừa tạo cảnh quan môi trường, tiêunước cho TP; vừa có tác dụng chống úng và chống hạn cho đồng ruộng Nguồnnước ngầm có chất lượng tốt, trữ lượng phong phú, khai thác dễ dàng đủ đểphục vụ NNĐT

Tuy nhiên, một số hồ, đầm bị san lấp hoặc chuyển mục đích sử dụng ảnhhưởng đến yêu cầu tưới, tiêu Một số sông, hồ có thời điểm không tích đủ nướcphục vụ sản xuất NNĐT Một số sông, hồ bị ô nhiễm nặng không đảm bảo antoàn cho sản xuất nông nghiệp

2.3.5 Sinh vật

Hà Nội được đánh giá là có đa dạng sinh học nông nghiệp cao Hiện HàNội có nhiều cây trồng đặc sản có giá trị như bưởi Diễn, hồng xiêm Xuân Đỉnh,khế Bắc Biên, ổi Đông Dư, đào Nhật Tân, quất Tứ Liên Hà Nội cũng có một sốgiống gia cầm được chọn lọc, thuần hóa và nuôi từ lâu đời như gà Ri, gà Mía,

gà pha Sau khi mở rộng địa giới, Hà Nội có thêm nhiều sản vật nổi tiếng của

Hà Tây như: vịt cỏ Vân Đình, vịt Đại Xuyên, cam Canh, nhãn muộn Tóm lại,nhờ có sự phong phú của các sinh vật, Hà Nội có khả năng cung cấp nhiềugiống cây trồng, vật nuôi quí, có giá trị kinh tế và nổi tiếng cho NNĐT ở HàNội và cho cả nước

Chương 3

HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ

Ở HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2001 - 2011

3.1 Vai trò, vị trí của nông nghiệp đô thị trong nền kinh tế của Thủ đô

3.1.1 Tốc độ tăng trưởng, quy mô, cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp

Nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng đứng thứ hai sau thủy sản Thời kỳ

2001 - 2007, nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng thấp, chỉ đạt 2,5%/năm, tuy

nhiên thời kỳ 2008 - 2011, đạt 4,6%/năm Diện tích đất sản xuất nông nghiệp,

số hộ nông nghiệp liên tục giảm, sản xuất nông nghiệp gắn liền với điều kiệnthời tiết và giới hạn năng suất tự nhiên nên tốc độ tăng trưởng chậm là điều tấtyếu Tuy nhiên, khi hợp nhất với tỉnh Hà Tây và huyện Mê Linh, những địaphương có thế mạnh về trồng trọt và chăn nuôi, nông nghiệp của TP đã tăngtrưởng nhanh hơn

Giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu giá trịsản xuất nông, lâm, thủy sản Cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch tích cực Trồng

Ngày đăng: 29/09/2014, 10:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w