1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu sự phát triển nông nghiệp đô thị ở Hà Nội (toàn văn + tóm tắt)

226 900 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 226
Dung lượng 4,47 MB

Nội dung

Gần đây nhất năm 2011, sốdân đô thị của Hà Nội là 2.880,6 nghìn người, chiếm 42,5% tổng số dân của TP vàchiếm 46,1% tổng số dân đô thị của vùng đồng bằng sông Hồng ĐBSH [10].Tốc độ ĐTH ở

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1 GS.TS Đỗ Thị Minh Đức

2 PGS.TS Hoàng Văn Chức

HÀ NỘI - 2014

Trang 2

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong những công trình để bảo vệ bất kỳ một học vị nào.

Tác giả luận án

Vũ Thị Mai Hương

Trang 3

Trong suốt quá trình thực hiện luận án, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡcủa các thầy cô giáo, các nhà khoa học, đồng nghiệp, bạn bè và những người thân.Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới GS.TS ĐỗThị Minh Đức, GS.TS Nguyễn Viết Thịnh, PGS.TS Hoàng Văn Chức là nhữngThầy, Cô giáo đã trực tiếp dìu dắt, chỉ bảo, hướng dẫn cho tôi những kiến thức quýbáu và giúp đỡ tôi về mọi mặt để hoàn thành luận án.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm Hà Nội,Phòng Sau Đại học, Phòng Tài chính - Kế toán, Ban Chủ nhiệm Khoa Địa lý, tập thểgiáo viên và cán bộ công nhân viên Khoa Địa lý mà trực tiếp là các Thầy, Cô giáo ở

Bộ môn Địa lý Kinh tế - Xã hội đã giúp đỡ tôi về tinh thần, vật chất, kiến thức vàthời gian để tôi hoàn thành quá trình học tập và thực hiện luận án

Tôi trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Sở NN & PTNT Hà Nội, ViệnChính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn, UBND một số xã củahuyện Đông Anh và Gia Lâm Tôi đặc biệt cảm ơn chú Nguyễn Ngọc Hiệp, chú Lý

Bá Quang, cô Phạm Minh Hằng ở Sở NN & PTNT Hà Nội; các bác nông dân ở xãVân Nội, Tiên Dương, Nam Hồng, Phù Đổng, Dương Hà, Trung Màu đã tạo điềukiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu và điều tra thực địa Cuối cùng cho tôi bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình tôi: bố, mẹ, chồng và nhữngngười thân đã luôn chia sẻ, động viên, chăm sóc và tạo điều kiện cho tôi trong suốtthời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả luận án

Vũ Thị Mai Hương

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu đề tài 2

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 10

4 Giới hạn nghiên cứu 11

5 Quan điểm nghiên cứu 11

6 Phương pháp nghiên cứu 12

7 Những đóng góp chủ yếu của đề tài 14

8 Cấu trúc của đề tài 14

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ 15

1.1 Cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp đô thị 15

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản 15

1.1.2 Vai trò của nông nghiệp đô thị 17

1.1.3 Đặc điểm của nông nghiệp đô thị 18

1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp đô thị 21

1.1.5 Một số lý thuyết liên quan đến phát triển nông nghiệp đô thị 26

1.1.6 Các tiêu chí đánh giá phát triển một số ngành sản xuất đặc trưng của nông nghiệp đô thị và vận dụng cho Hà Nội 27

1.1.7 Một số hình thức tổ chức không gian sản xuất của nông nghiệp đô thị 31

1.2 Thực tiễn phát triển nông nghiệp đô thị ở các đô thị trực thuộc Trung ương 34

1.2.1 Vài nét khái quát về phát triển nông nghiệp đô thị ở Việt Nam 34

1.2.2 Thực tiễn phát triển nông nghiệp đô thị ở các đô thị trực thuộc Trung ương.35 1.3 Tiểu kết chương 1 43

Chương 2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ Ở HÀ NỘI 44

2.1 Vị trí địa lý 44

2.2 Nhân tố kinh tế - xã hội 46

2.2.1 Dân số và lao động 46

Trang 5

2.2.2 Thị trường tiêu thụ 49

2.2.3 Vốn đầu tư 50

2.2.4 Khoa học - công nghệ 51

2.2.5 Công nghiệp hóa và đô thị hóa 52

2.2.6 Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật 53

2.2.7 Thể chế và chính sách nông nghiệp 59

2.3 Nhân tố tự nhiên 60

2.3.1 Địa hình 60

2.3.2 Đất 61

2.3.4 Nước 67

2.3.5 Sinh vật 68

2.4 Tiểu kết chương 2 68

2.4.1 Thuận lợi 68

2.4.2 Khó khăn 69

Chương 3 HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ Ở HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2001 - 2011 70

3.1 Vai trò, vị trí của nông nghiệp đô thị trong nền kinh tế của Thủ đô 70

3.1.1 Tốc độ tăng trưởng, quy mô, cơ cấu giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản .70

3.1.2 Tốc độ tăng trưởng, quy mô, cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp 71

3.1.3 Nông nghiệp đô thị ở Hà Nội và một số đóng góp cho xã hội và môi trường 72 3.2 Hiện trạng phát triển nông nghiệp đô thị ở Hà Nội 73

3.2.1 Ngành chăn nuôi 73

3.2.2 Ngành trồng trọt 86

3.2.3 Ngành dịch vụ nông nghiệp 113

3.2.4 Nghiên cứu trường hợp chăn nuôi bò sữa ở huyện Gia Lâm và sản xuất rau an toàn ở huyện Đông Anh 114

3.2.5 Một số hình thức tổ chức không gian sản xuất của nông nghiệp đô thị ở Hà Nội 125

3.3 Tiểu kết chương 3 134

3.3.1 Những kết quả đạt được 134

3.3.2 Những tồn tại cần khắc phục 135

Trang 6

Chương 4 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

ĐÔ THỊ Ở HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020 136

4.1 Những căn cứ xây dựng định hướng phát triển nông nghiệp đô thị ở Hà Nội .136 4.1.1 Bối cảnh phát triển 136

4.1.2 Định hướng phát triển không gian đô thị 137

4.1.3 Dự báo một số yếu tố tác động 138

4.2 Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển nông nghiệp đô thị ở Hà Nội đến năm 2020 140

4.2.1 Quan điểm phát triển 140

4.2.2 Mục tiêu phát triển 140

4.2.3 Định hướng phát triển 142

4.3 Giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị ở Hà Nội đến năm 2020 150

4.3.1 Quy hoạch phân vùng sản xuất 150

4.3.2 Đầu tư ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ 152

4.3.3 Phát triển thị trường và xúc tiến thương mại 153

4.3.4 Tăng cường huy động và sử dụng vốn đầu tư 154

4.3.5 Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật 155

4.3.6 Đào tạo phát triển nguồn nhân lực 155

4.3.7 Bổ sung, hoàn chỉnh chính sách 156

4.4 Tiểu kết chương 4 158

KẾT LUẬN 159

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ 161

TÀI LIỆU THAM KHẢO 162

PHỤ LỤC 173

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Tiếng Việt

Development Center

Trung tâm phát triển và nghiêncứu rau châu Á

International Development

Quỹ phát triển quốc tế Đức

of the United Nations

Tổ chức lương thực và nôngnghiệp của Liên Hợp Quốc

Technische Zusammenarbeit

Tổ chức dịch vụ hợp tác pháttriển Cộng hòa Liên bang Đức

Mã số tiêu chuẩn quốc tế cho sách

Vương quốc Anh

Resource centres on Urban

Trung tâm tài nguyên về nôngnghiệp đô thị và an ninh lương

Trang 8

TT Chữ

Programme

Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc

16 UWEP Urban Waste Expertise Programme Chương trình giám sát chất thải đô thị

DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU

Bảng 2.1 Dân số và mật độ dân số của TP Hà Nội giai đoạn 2001 - 2011 46

Bảng 2.2 Thu nhập bình quân 1 người 1 tháng của TP Hà Nội so với cả nước và một số đô thị khác năm 2010 (giá thực tế) 48

Bảng 2.3 Tổng số lao động và cơ cấu lao động nông thôn TP Hà Nội 48

Bảng 2.4 Nhu cầu tiêu thụ lương thực, thực phẩm của TP Hà Nội 50

Bảng 2.5 Vốn đầu tư cho nông nghiệp (vốn nhà nước) của TP Hà Nội 51

Bảng 2.6 Hiện trạng mạng lưới giao thông đường bộ ở TP Hà Nội năm 2010 54

Bảng 2.7 Hiện trạng giao thông nông thôn ở TP Hà Nội năm 2011 55

Bảng 2.8 Hệ thống phân phối nông sản của TP Hà Nội chia theo hạng năm 2011 56

Bảng 2.9 Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của TP Hà Nội năm 2007 và 2011.63 Bảng 2.10 Biến động đất sản xuất nông nghiệp của TP Hà Nội giai đoạn 2001 - 2011 64

Bảng 2.11 Một số đặc trưng trung bình khí hậu ở TP Hà Nội 65

Bảng 3.1 Tăng trưởng giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản của TP Hà Nội giai đoạn 2001 - 2011 (giá cố định 1994) 70

Bảng 3.2 Quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản của TP Hà Nội giai đoạn 2001 - 2011 (giá thực tế) 71

Bảng 3.3 Tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp của TP Hà Nội giai đoạn 2001 - 2011 (giá cố định 1994) 71

Bảng 3.4 Quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của TP Hà Nội giai đoạn 2001 -2011 (giá thực tế) 72

Bảng 3.5 Giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi của TP Hà Nội giai đoạn 2001 - 2011 (giá thực tế) 73

Bảng 3.6 Số lượng đàn vật nuôi và sản phẩm chăn nuôi của TP Hà Nội so với cả nước và vùng ĐBSH năm 2007 và 2011 74 Bảng 3.7 Biến động đàn vật nuôi và sản phẩm chăn nuôi của TP Hà Nội giai đoạn 2001 - 2011 75

Trang 9

Bảng 3.8 Giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất của chăn nuôi gia súc ở TP Hà Nội giai đoạn

2001 - 2011 (giá thực tế) 76

Bảng 3.9 Cơ cấu đàn gia súc và sản lượng thịt gia súc của TP Hà Nội giai đoạn 2001 - 2011 77 Bảng 3.10 Đàn bò và cơ cấu đàn bò của TP Hà Nội giai đoạn 2001 - 2011 79

Bảng 3.11 Giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi gia cầm ở TP Hà Nội giai đoạn 2001 - 2011 (giá thực tế) 84

Bảng 3.12 Tổng đàn gia cầm và sản phẩm của ngành chăn nuôi gia cầm ở TP Hà Nội giai đoạn 2001 - 2011 85

Bảng 3.13 Giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt của TP Hà Nội giai đoạn 2001 - 2011 (giá thực tế) 87

Bảng 3.14 Diện tích và cơ cấu diện tích các loại cây trồng của TP Hà Nội giai đoạn 2001 - 2011 88 Bảng 3.15 Giá trị sản xuất nông nghiệp trên 1 ha (giá thực tế) 88

Bảng 3.16 Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của TP Hà Nội giai đoạn 2001 - 2011 89

Bảng 3.17 Diện tích, năng suất, sản lượng lúa chất lượng cao của TP Hà Nội giai đoạn 2001 - 2011 90

Bảng 3.18 Diện tích, năng suất, sản lượng lúa đông xuân và lúa mùa của TP Hà Nội giai đoạn 2001 - 2011 91

Bảng 3.19 Giá trị sản xuất và diện tích cây rau, đậu thực phẩm của TP Hà Nội giai đoạn 2001 - 2011 92

Bảng 3.20 Diện tích, năng suất, sản lượng rau của TP Hà Nội giai đoạn 2001 - 2011 93

Bảng 3.21 Diện tích, năng suất, sản lượng rau của TP Hà Nội chia theo mùa vụ, giai đoạn 2001 - 2011 94

Bảng 3.22 Diện tích, năng suất, sản lượng RAT của TP Hà Nội giai đoạn 2001 - 2011 96

Bảng 3.23 Diện tích, năng suất, sản lượng RAT của TP Hà Nội chia theo mùa vụ 98

Bảng 3.24 Cơ cấu diện tích canh tác RAT của Hà Nội phân theo quy trình sản xuất 98

Bảng 3.25 Tỷ trọng giá trị và diện tích cây ăn quả so với cây lâu năm 100

Bảng 3.26 Diện tích và sản lượng cây ăn quả của TP Hà Nội giai đoạn 2001 - 2011 101

Bảng 3.27 Diện tích cho sản phẩm các cây ăn quả chính giai đoạn 2001 - 2011 102

Bảng 3.28 Sản lượng thu hoạch của các cây ăn quả chính giai đoạn 2001 - 2011 104

Bảng 3.29 Cơ cấu chủng loại hoa - cây cảnh chính của TP Hà Nội năm 2011 110

Bảng 3.30 Giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất dịch vụ nông nghiệp của TP Hà Nội giai đoạn 2001 - 2011 (giá thực tế) 113

Bảng 3.31 Số hộ nông nghiệp của TP Hà Nội năm 2001, 2006 và 2011 125

Bảng 3.32 Số trang trại của TP Hà Nội giai đoạn 2001 - 2011 chia theo loại hình 126

Bảng 3.33 Một số chỉ tiêu bình quân của trang trại nông nghiệp ở TP Hà Nội 128

Trang 10

Bảng 4.1 Quy hoạch sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở TP Hà Nội đến năm 2015 và 2020.138

Bảng 4.2 Dự báo dân số TP Hà Nội đến năm 2015 và 2020 139

Bảng 4.3 Dự báo nhu cầu một số nông sản thực phẩm chính của TP Hà Nội 140

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 Gia tăng dân số ở TP Hà Nội giai đoạn 2001 - 2011 47

Biểu đồ 2.2 Số dân đô thị của TP Hà Nội giai đoạn 2001 - 2011 53

Biểu đồ 3.1 Đàn lợn và sản lượng thịt lợn của TP Hà Nội giai đoạn 2001 - 2011 77

Biểu đồ 3.2 Đàn bò thịt và sản lượng thịt bò của TP Hà Nội giai đoạn 2001 - 2011 80

Biểu đồ 3.3 Đàn bò sữa và sản lượng sữa bò của TP Hà Nội giai đoạn 2001 - 2011 82

Biểu đồ 3.4 Giá trị sản xuất/1ha đất gieo trồng phân theo nhóm cây năm 2011 88

Biểu đồ 3.5 Cơ cấu diện tích cây ăn quả của TP Hà Nội năm 2011 102

Biểu đồ 3.6 Diện tích gieo trồng và giá trị sản xuất hoa - cây cảnh của TP Hà Nội giai đoạn 2001 - 2011 107

DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ Bản đồ 2.1 Bản đồ hành chính TP Hà Nội năm 2007 và 2011……… 45

Bản đồ 2.2 Các nhân tố KT - XH ảnh hưởng đến phát triển NNĐT ở Hà Nội……… 60

Bản đồ 2.3 Biến động sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở TP Hà Nội giai đoạn 2001 - 2011……… 65

Bản đồ 2.4 Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến phát triển NNĐT ở Hà Nội…… 68

Bản đồ 3.1 Phát triển ngành chăn nuôi ở TP Hà Nội giai đoạn 2001 - 2011……… 87

Bản đồ 3.2 Phát triển ngành trồng trọt ở TP Hà Nội giai đoạn 2001 - 2011……… 114

Bản đồ 3.3 Tổ chức không gian sản xuất của NNĐT ở Hà Nội năm 2011……… 133

Bản đồ 4.1 Quy hoạch tổ chức không gian lãnh thổ TP Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030……… 137

Bản đồ 4.2 Định hướng phát triển NNĐT ở Hà Nội đến năm 2020……… 146

Bản đồ 4.3 Định hướng tổ chức không gian sản xuất của NNĐT ở Hà Nội đến năm 2020……… 150

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đô thị hoá (ĐTH) là vấn đề tất yếu, không thể không xảy ra Dù muốn haykhông muốn, tương lai của thế giới vẫn nằm ở các đô thị Minh chứng là trong hơn

60 năm qua, quá trình ĐTH đã diễn ra trên phạm vi toàn thế giới với quy mô lớn vànhịp độ nhanh chưa từng thấy Nếu năm 1950, dân số đô thị chỉ chiếm gần 1/3(29,6%) dân số thế giới thì đến năm 2011 đã vượt qua ngưỡng 50% (đạt 52,1%) [132]

Sự tăng trưởng dân số đô thị thế giới chủ yếu tập trung tại các nước đang pháttriển Giai đoạn 1950 - 2011, dân số đô thị các nước đang phát triển tăng gấp 9 lần, từ

300 triệu người lên 2.670 triệu người (từ 17,6% tăng lên chiếm 46,5% dân số khuvực, từ 40,0% tăng lên chiếm 74,0% dân số đô thị thế giới) Dân số đô thị châu Átăng gấp 8 lần, từ 245 triệu người lên 1.895 triệu người (từ 17,5% đã tăng lên chiếm45,0% dân số châu lục, từ 33,0% đã tăng lên chiếm 52,0% dân số đô thị thế giới) [132].Giống như nhiều quốc gia đang phát triển trên thế giới, quá trình ĐTH ở ViệtNam cũng diễn ra sôi động kể từ khi bắt đầu Đổi mới đến nay Theo thống kê, năm

1989 dân số đô thị cả nước là 12.261 nghìn người, tỷ lệ ĐTH là 19,4% Năm 2011, dân

số đô thị là 27.719 nghìn người, tỷ lệ ĐTH là 31,7% Sự tăng trưởng dân số đô thịViệt Nam tập trung chủ yếu ở hai đô thị đặc biệt Dân số đô thị của Hà Nội và thànhphố (TP) Hồ Chí Minh chiếm 1/3 (32,8%) dân số đô thị toàn quốc (năm 2011) [62].Cùng với xu thế phát triển chung của đô thị cả nước, số dân đô thị của Hà Nộicũng gia tăng với tốc độ nhanh Năm 2001, Hà Nội mới có 1.642,7 nghìn dân đô thị,thì đến năm 2008 đã đạt tới con số 2.566,3 nghìn dân Gần đây nhất (năm 2011), sốdân đô thị của Hà Nội là 2.880,6 nghìn người, chiếm 42,5% tổng số dân của TP vàchiếm 46,1% tổng số dân đô thị của vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) [10].Tốc độ ĐTH ở Hà Nội diễn ra nhanh cùng với sự phát triển của các khu côngnghiệp, cụm công nghiệp đã làm cho đất đai và lao động nông nghiệp giảm; nguồncung lương thực, thực phẩm thiếu hụt; nguy cơ ô nhiễm môi trường ngày càng hiện

rõ Lao động nông nghiệp, đặc biệt là tại các vùng ven đô bị mất đất, không có việclàm hoặc thất nghiệp bán thời gian Trong khi, TP vẫn còn một tỷ lệ cư dân khá lớnsống bằng nghề nông Phát triển nông nghiệp đô thị (NNĐT) được xem là một trongnhững giải pháp tối ưu giúp Hà Nội vượt qua những thách thức của ĐTH và công

nghiệp hóa (CNH) Xuất phát từ thực tiễn trên, tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu

sự phát triển nông nghiệp đô thị ở Hà Nội” làm đề tài luận án tiến sĩ.

Trang 12

2 Lịch sử nghiên cứu đề tài

Các hoạt động NNĐT vốn đã có từ lâu tại nhiều nước phát triển cũng nhưđang phát triển, nhưng ít được chú ý vì người ta nghĩ rằng nông nghiệp là việc củanông thôn, còn đô thị làm công nghiệp là chính Song vài thập kỷ gần đây, khi tìnhtrạng ĐTH trên thế giới gia tăng làm phát sinh những hệ lụy về mặt kinh tế, xã hội

và môi trường thì NNĐT bắt đầu được các nhà khoa học trong và ngoài nước tậptrung nghiên cứu nhiều Tiêu biểu có các nghiên cứu sau:

- Các nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến NNĐT

+ Nghiên cứu về vành đai nông nghiệp

NNĐT là một hình thức đặc thù của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Nhữngnghiên cứu đầu tiên về NNĐT có lẽ là những nghiên cứu về vành đai nông nghiệp Vượt lên trước giới hạn tư tưởng trong thời đại của mình, Von Thunen (1783 -1850) là người đầu tiên đưa ra lý thuyết phát triển các vành đai nông nghiệp Môhình của ông bước đầu thể hiện ý tưởng về tổ chức lãnh thổ sản xuất nông nghiệp.Thunen cho rằng chi phí vận chuyển từ nơi sản xuất đến thị trường tiêu thụ (TP, đôthị) quyết định đến sự phân bố các hoạt động sản xuất nông nghiệp Trong trườnghợp đô thị phát triển hoàn toàn độc lập, đơn lẻ, những điều kiện sản xuất (đất đai,lao động…) khá đồng nhất thì lợi nhuận trên 1 đơn vị diện tích canh tác sẽ giảm dầnkhi khoảng cách đến trung tâm TP tăng lên Theo ông, để giảm chi phí và tăng lợinhuận, những sản phẩm có khối lượng lớn, khó bảo quản được sản xuất ở gần TPhơn Từ giả thiết này, Thunen xây dựng 4 vành đai nông nghiệp xung quanh đô thịtrung tâm từ nhân ra bao gồm: vành 1 là vành thực phẩm tươi sống; vành 2 là vànhlâm nghiệp; vành 3 là vành lương thực; vành 4 là vành chăn nuôi [141]

Sau Thunen, một số tác giả như Sinclair (1967), Boal (1970), Bryant (1973)cũng nghiên cứu các mô hình NNĐT và họ nhận thấy một điểm chung là NNĐTthường phát triển thành các vành đai Tiêu biểu nhất phải kể đến mô hình vành đaixanh của Boal Theo Boal, có thể hình thành 3 vành đai khác nhau đối với NNĐT.Vành đai thứ nhất tại trung tâm TP, đất đai đã quy hoạch ổn định, nông nghiệp đạtlợi nhuận ổn định do có nhiều lợi thế thị trường Vành đai thứ hai cận kề ngoại ô,quy hoạch đất đai chưa ổn định, lợi nhuận thấp do nông dân không muốn đầu tư vàosản xuất nông nghiệp Vành đai thứ ba ở ngoài cùng xa trung tâm TP, nông nghiệpphát triển đa dạng và đạt lợi nhuận rất cao trên đơn vị diện tích [dẫn theo 65]

Lý thuyết phát triển các vành đai nông nghiệp cũng được nhắc đến trongnghiên cứu của các tác giả Việt Nam như Bùi Văn Loãn [33], Ngô Doãn Vịnh [100],Đinh Văn Thanh [52], Đặng Văn Phan [41], Lê Quốc Doanh [19], Lê Đức Thịnh [54]

Trang 13

+ Nghiên cứu về nông nghiệp ngoại thành hoặc nông nghiệp ven đô

Phần lớn các nghiên cứu về NNĐT từ thập niên 50 của thế kỷ XX đều hướngvào nông nghiệp ngoại thành vì tầm quan trọng của nó trong việc cung cấp thực phẩmcho TP Các nhà khoa học của trường phái địa lý Xô Viết có nhiều thành công trongnghiên cứu nông nghiệp ngoại thành và đã xây dựng nên khái niệm “thể tổng hợp

nông nghiệp ngoại thành” [52] Đáng chú ý có tác giả Ivanov K.I., ông quan niệm “thể

tổng hợp nông nghiệp ngoại thành đó là một kiểu thể tổng hợp đã hình thành vững chắc về cơ cấu của các xí nghiệp trong thể tổng hợp, về những mối liên hệ sản xuất

và kinh tế của các xí nghiệp” Ông cũng chỉ ra 2 đặc điểm của thể tổng hợp này là có

vị trí địa lý gần TP, có sự chuyên môn hóa rõ rệt của các xí nghiệp nông nghiệp [27].Các nhà khoa học khác cũng nghiên cứu nhiều về nông nghiệp ngoại thànhvào khoảng thập niên 60 của thế kỷ XX như Lovkov J.A., Mineev V.A., Galazun

A.R Lovkov J.A cho rằng “nền nông nghiệp ngoại thành là một sự tổng hợp các xí

nghiệp nông nghiệp nằm xung quanh các TP và trung tâm công nghiệp, chuyên môn hóa sản xuất các loại nông sản phẩm khó vận chuyển xa và chóng hỏng để cung cấp cho nhân dân TP” Mineev V.A đưa ra khái niệm vùng nông nghiệp

ngoại thành, đồng thời chỉ ra các đặc điểm đặc trưng của nền nông nghiệp ngoạithành để phân biệt với nền nông nghiệp không có mối quan hệ trực tiếp với TP [36]

Ở Việt Nam cũng có một số nhà khoa học quan tâm đến thể tổng hợp nôngnghiệp ngoại thành Tác giả Lê Thông cho rằng đặc trưng của các thể tổng hợp nôngnghiệp ngoại thành là ở chỗ sản phẩm hàng hóa chủ yếu của chúng do nhu cầu thựcphẩm của dân cư TP chi phối [55], [56], [57] Lý thuyết trên cũng được đề cập trongcuốn sách của Nguyễn Minh Tuệ [66], Đinh Văn Thanh [52], Đặng Văn Phan [41].Đến đầu thế kỷ XXI, các đô thị (nhất là ở các nước đang phát triển) phải đốimặt với hàng loạt các vấn đề khó khăn trong bối cảnh ĐTH mới, các nghiên cứu bắtđầu chú ý đến nông nghiệp ven đô Tác giả Paule Moustier (2003) [40] nhận thấy cơhội của nông nghiệp ven đô là dễ tiếp cận vật tư đầu vào, thị trường, chi phí vận tảithấp Khó khăn là đất trồng không ổn định; ô nhiễm đất, nước, không khí; rủi ro đốivới sức khỏe Tác giả Nguyễn Đăng Nghĩa (2011) [37] cho rằng cơ hội của nôngnghiệp ven đô là: giảm đóng gói, lưu trữ và vận chuyển thực phẩm; tạo việc làm, thunhập cho người thất nghiệp và hưu trí; dễ tiếp cận các dịch vụ; khả năng tái sử dụngchất thải lớn Tuy nhiên, rủi ro là bị cạnh tranh về đất, nước, năng lượng và lao độngvới các ngành kinh tế khác; rủi ro về sức khỏe và môi trường Theo tác giả Lê QuốcDoanh (2004) [19] nông nghiệp ven đô có các đặc trưng chính như: địa bàn sản xuấtkhông ổn định, đất nông nghiệp có xu thế giảm mạnh, nông nghiệp ảnh hưởngnhiều của sự ô nhiễm đô thị, quy mô nông hộ nhỏ bé, có nhiều lợi thế về thị trường

Trang 14

+ Nghiên cứu về nông nghiệp đô thị

Phát triển NNĐT có vai trò rất quan trọng trong việc tham gia giải quyết cácvấn đề khó khăn của các đô thị trong quá trình ĐTH Từ thập kỷ 90 của thế kỷ XXtrở lại đây, do sự phát triển bùng nổ của các đô thị và dân số đô thị trên toàn cầu nênngày càng có nhiều tác giả có những nghiên cứu liên quan đến NNĐT

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vai trò của NNĐT Đề cập đến vai trò

đối với an ninh lương thực và dinh dưỡng, có công trình của Brown K., Carter A.

(2003) [112]; Prain G., Karanja N., Lee - Smith D (2010) [133]; đối với vấn đề sức

khỏe có nghiên cứu của Flynn K (1999) [121]; Lee - Smith D., Prain G (2006)

[127]; Bellows A.C, Brown K., Smit J (2008) [110]; đối với vấn đề môi trường có

nghiên cứu của Brock B., Foeken D (2006) [111]; Tổ chức Lương thực và Nôngnghiệp của Liên hợp quốc (FAO) (2010) [119] Đề cập tổng hợp nhiều vai trò cócông trình của Smith J., Ratta A., Nasr J (1996) [135]; Garnett T (1996) [123]; LucMougeot J.A (1999) [129]; Smith O.B (1999) [136]; Baumgartner B., Belevi H.(2001) [109]; Đào Thế Tuấn (2003) [65]; Veenhuizen R.V (2006) [139]; ZeeuwH.D., Dubbeling M (2009) [140]; Phạm Sỹ Liêm (2009) [32]

Các đặc trưng của NNĐT cũng được đề cập trong công trình nghiên cứu củaTinker I (1992) [137]; Smith J., Ratta A., Nasr J (1996) [135]; Koc M và cáccộng sự (1999) [126]; Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp (2003) [97]; LêVăn Trưởng (2006) [71]; Lê Đức Thịnh (2009) [54] Nghiên cứu của Viện Quyhoạch và Thiết kế Nông nghiệp (2003) [97] đã chỉ ra các đặc trưng của NNĐT:sản xuất phát triển đa dạng, cung ứng cho thị trường TP có nhu cầu cao về chấtlượng và tính đa dạng; đất nông nghiệp có xu thế giảm nhanh; bị cạnh tranh vềvốn, lao động với các hoạt động kinh tế khác; chịu tác động mạnh bởi môi trường.Công trình của Lê Văn Trưởng (2006) [71] lại tập trung xác định một số đặc điểmcủa NNĐT và so sánh với nông nghiệp nông thôn để tìm ra điểm khác biệt Bàiviết của Lê Đức Thịnh (2009) [54] chỉ ra các đặc trưng của NNĐT, đó là: có côngnghệ sản xuất cao; cho thu nhập cao; có thị trường lớn tại chỗ; dễ dàng tiếp cậnvốn, công nghệ và các dịch vụ khác; thường sản xuất các sản phẩm tươi sống, cácsản phẩm có giá trị kinh tế, dinh dưỡng và văn hóa cao

Những hạn chế, thách thức của NNĐT cũng là khía cạnh được nhiều tác giảkhai thác Smith J., Ratta A và Nasr J (1996) [135] đã chỉ ra 4 thách thức củaNNĐT, đó là: các định kiến văn hóa, xã hội và thể chế; các hạn chế trong tiếp cậnnguồn lực phát triển; rủi ro và khó khăn trong tổ chức sản xuất; khó khăn trong chế

Trang 15

biến và tiếp thị sản phẩm Hart D và Pluijmers J (1996) [124] nhận thấy trở ngạiđối với NNĐT là tình trạng thiếu đất sản xuất, thiếu vốn, thiếu nước, rủi ro đối vớisức khỏe Luc Mougeot J.A (1999) [129] cho rằng canh tác nông nghiệp ở đô thị cóthể gây rủi ro cho sức khỏe và môi trường nếu sử dụng nước thải chưa qua xử lý, sửdụng không đúng cách hóa chất nông nghiệp Lê Đức Thịnh (2009) [54] cho rằngthách thức của NNĐT là bị cạnh tranh về lao động, đất đai, bị sức ép trong việc phảibảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng

- Các nghiên cứu về thực tiễn phát triển NNĐT trên thế giới

Đứng trước hàng loạt các vấn đề khó khăn do quá trình ĐTH diễn ra nhanh,NNĐT đã trở thành chìa khóa mở ra con đường phát triển bền vững cho các đô thị

và ngày càng được nhiều tổ chức, nhiều học giả quan tâm nghiên cứu

Trong số các tổ chức quốc tế, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc (FAO) đã có đóng góp tích cực nhất cho việc nghiên cứu NNĐT Cụ thể,

trong một phần của báo cáo hàng năm “Thực trạng lương thực và nông nghiệp”,

FAO (1996) [116] đã bàn đến những lợi ích, trở ngại của NNĐT và cung cấp các hỗtrợ cần thiết nhằm cải thiện điều kiện sống cho các đô thị trên thế giới Thông quachương trình đặc biệt về an ninh lương thực (Special Programme for Food Security)

được phát động từ năm 1994, FAO (2001) [117] đã xuất bản cẩm nang “Nông

nghiệp đô thị và ven đô” với những hướng dẫn khá chi tiết và có tính ứng dụng cao

các mô hình NNĐT và ven đô cho các quốc gia đang phát triển Ở một nghiên cứukhác, FAO (2007) [118] chủ yếu bàn đến những thách thức của nông dân nghèo,của chính quyền đô thị như vấn đề tiếp cận tài nguyên, vấn đề tài chính, chính sách,môi trường pháp lý và đề xuất các giải pháp để giải quyết các thách thức

Ngoài FAO, các tổ chức quốc tế như Chương trình phát triển của Liên HợpQuốc (UNDP), Trung tâm nghiên cứu phát triển quốc tế Canađa (IDRC), Ngânhàng thế giới (WB), Tổ chức dịch vụ hợp tác phát triển Cộng hòa Liên bang Đức(GTZ), Viện tài nguyên thiên nhiên Vương quốc Anh (NRI) cũng có nhiều sáng

kiến thúc đẩy phát triển NNĐT Các tổ chức này đã tài trợ thành lập "Nhóm hỗ trợ

cho nông nghiệp đô thị" vào năm 1992 và "Sáng kiến toàn cầu về nông nghiệp đô thị"

trong năm 1996 Với sự tài trợ của UNDP, Smith J và các cộng sự (1996) đã xuất

bản cuốn sách “Nông nghiệp đô thị: Lương thực, việc làm và các đô thị bền vững” [135] Được tài trợ bởi IDRC, một loạt các báo cáo thuộc chương trình “Cities

feeding people” đã giới thiệu các chính sách và công nghệ nhằm hỗ trợ, thúc đẩy và

quản lý bền vững NNĐT Nhìn chung, những nghiên cứu của các tổ chức quốc tế

Trang 16

thường tập trung vào giới thiệu, hướng dẫn kinh nghiệm và kỹ thuật nhằm giúp cácnhóm nông dân nghèo ở đô thị và ven đô thị của các quốc gia đang phát triển tăngsản lượng lương thực, tăng thu nhập, cải thiện sức khỏe và môi trường

Về phía các cá nhân, bước đầu đã có một số nghiên cứu đề cập đến lịch sửphát triển NNĐT Nhiều bằng chứng cho thấy, NNĐT trên thế giới xuất hiện từ khásớm NNĐT đã ra đời từ các mảnh vườn của người Nam Tư cổ cho đến các tiền đồncủa đế chế La Mã ở Angiêri và Marôc, từ các thị trấn tu viện ở thời Trung cổ củachâu Âu cho đến các TP của người Aztec và phát triển cho đến ngày nay Song, chỉsau những năm 70 của thế kỉ XX trở lại đây, khi quá trình ĐTH diễn ra với tốc độnhanh trên quy mô toàn cầu thì NNĐT mới thực sự phát triển [140]

Tác giả Miller R (2013) [131] cũng cho rằng NNĐT đã tồn tại từ lâu trên thếgiới Dẫn chứng là, những người Ai Cập cổ đại đã biết tận dụng chất thải để phát

triển NNĐT TP cổ Machu Picchu của người Inca đã tự sản xuất thực phẩm để nuôi

sống mình Tiếp đến là các khu vườn cộng đồng do người Đức thiết lập vào đầu thế

kỷ XIX để hạn chế tình trạng mất an ninh lương thực Các khu vườn chiến thắng,

còn được gọi là "khu vườn chiến tranh" hoặc "khu vườn thực phẩm cho quốc

phòng", được sử dụng rộng rãi trong Thế chiến I và II ở Mỹ, Canađa và Anh.

Một số tác giả tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa sản xuất nông nghiệp

và đô thị Bài tham luận của André F [1] và Somprach T [47] đề cập đến nhữngkinh nghiệm để đưa nông nghiệp vào quy hoạch không gian đô thị Bài viết củaĐào Thế Tuấn [63] đặt ra vấn đề là phải ĐTH như thế nào để đồng thời phát triểnđược nông nghiệp ở các châu thổ đông dân của Đông Nam Á Nhìn chung, cácnghiên cứu chủ yếu xoay quanh vấn đề là làm thế nào để dung hòa các nhu cầuquy hoạch và vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế đô thị

Các nghiên cứu thực tiễn về phát triển NNĐT ở các địa bàn khác nhau cũngthu hút được sự quan tâm của các tác giả Smith J., Ratta A., Nasr J (1996) [135];Koc M và các cộng sự (1999) [126]; Baumgartner B., Belevi H (2001) [109];Veenhuizen R.V (2006) [139]; Luc Mougeot J.A (2006) [130]; FAO (2010) [119];

FAO (2012) [120]… Ở phạm vi châu lục, công trình của Egziabher A.G và nhiều

tác giả khác (1994) [115] là một tập hợp các nghiên cứu về NNĐT ở các nước ĐôngPhi Trong khi Barker N và các cộng sự (2001) [108] lại giới thiệu NNĐT ở châu

Á, châu Phi, châu Mỹ la tinh và châu Âu Cuốn sách của Luc Mougeot J.A (2006)[130] cũng đưa ra một cái nhìn khái quát về NNĐT ở các nước đang phát triểnthuộc châu Phi và châu Mỹ la tinh Ở phạm vi quốc gia, bài viết của Hermenegildo

Trang 17

L và cộng sự (1998) [125] đã mô tả những thay đổi của NNĐT ở TP Mêxicô Cuốnsách của Cruz M.C và Medina R.S (2003) [113] đề cập đến NNĐT ở Thủ đôHavana của Cuba Báo cáo của Dima S.J., Ogunmokun A.A và Nantanga T.(2002) [114] về thực trạng NNĐT ở Windhoek va Oshakati của Namibia Cuốnsách của Foeken D., Sofer M và Mlozi M (2004) [122] viết về NNĐT ở Tanzania Các tác giả Việt Nam cũng có một số nghiên cứu tóm lược tình hình phát triểnNNĐT trên thế giới như Đào Thế Tuấn (2003) [64], Nguyễn Đăng Nghĩa (2011) [37].NNĐT ở Thủ đô Havana được nghiên cứu bởi tác giả Vũ Minh Nhật (2012) [39]

- Các nghiên cứu về thực tiễn phát triển NNĐT ở Việt Nam

Các nghiên cứu có tính quy mô, bài bản về thực tiễn phát triển NNĐT ở ViệtNam còn khá ít Các kết quả công bố về mảng đề tài này chủ yếu là các bài báo.Tác giả Lê Văn Trưởng (2008) [72] cho rằng mầm mống của NNĐT ở ViệtNam đã xuất hiện xung quanh các thành cổ ngay từ thời phong kiến Trong thời kỳPháp thuộc, NNĐT cũng được chú ý phát triển và mang dáng dấp của NNĐT hiệnđại Tác giả Lê Hồng Kế và Lê Văn Lan nhận định rằng hầu hết những đô thị ở ViệtNam, ngay cả vào lúc đã phát triển hoặc rất phát triển, vẫn tồn tại ngay trong lòng

đô thị, thậm chí giữa đô thị, những khu cư trú nông nghiệp [dẫn theo 28]

Tình hình phát triển NNĐT ở Việt Nam được tóm lược trong nghiên cứu củatác giả Lê Đức Thịnh (2005) [53], Lê Văn Trưởng (2008) [72] Theo tác giả Lê ĐứcThịnh, nông nghiệp của TP Hà Nội, Hải Phòng và nhiều TP khác ở miền Bắc, miềnTrung và miền Nam thường phát triển theo mô hình 3 vành đai Kể từ trong ra ngoàicó: vành đai nông nghiệp thoái hóa, vành đai nông nghiệp đa dạng hóa và vành đainông nghiệp thích ứng Tác giả Lê Văn Trưởng (2008) thì đề cập đến 5 đặc điểm cơbản của NNĐT Việt Nam và cho rằng nó vừa có những nét tương đồng với NNĐTcủa các nước đang phát triển, vừa có những sắc thái riêng của NNĐT Việt Nam Phát triển NNĐT theo hướng sinh thái đang trở thành xu hướng phổ biến trênthế giới Hình thành các vùng nông nghiệp theo hướng đô thị sinh thái sẽ đáp ứng nhucầu ngày càng tăng về vật chất và tinh thần cho dân cư đô thị, tạo ra môi trường sốngtốt, bảo đảm sức khỏe cho người dân và giải quyết được những vấn đề của ĐTH ỞViệt Nam, mảng đề tài này thu hút được sự quan tâm nghiên cứu nhiều hơn cả

Đề tài nghiên cứu của tác giả Vũ Xuân Đề (2003) [21] đã đánh giá thực trạngcác mô hình sản xuất nông nghiệp của TP Hồ Chí Minh theo hướng sinh thái và đưa

ra các giải pháp phù hợp để phát triển các mô hình đó Đề tài của Đinh Sơn Hùng(2005) [26] đã đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp phát triển nông nghiệp,nông thôn TP Hồ Chí Minh trên các khía cạnh hợp sinh thái, khoa học - công nghệ

Trang 18

(KH - CN) cao Đề tài nghiên cứu của Ủy ban nhân dân (UBND) TP Hải Phòng(2007) [74] có mục tiêu là bảo vệ và khai thác hợp lý quỹ đất nông nghiệp TP dưới

áp lực của quá trình ĐTH, đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH) TP hiệuquả và bền vững, đồng thời định hướng đi cụ thể về NNĐT sinh thái đến năm 2015,

2020 Luận án của Lê Văn Thơ (2012) [58] đưa ra những khuyến nghị để giảm áplực cho quỹ đất nông nghiệp của TP Thái Nguyên trong quá trình CNH, ĐTH thôngqua việc xây dựng các mô hình sản xuất các sản phẩm nông nghiệp an toàn, chấtlượng cao Luận án của Trần Trọng Phương (2012) [43] đánh giá thực trạng nôngnghiệp ở TP Hải Phòng và đề xuất các mô hình NNĐT sinh thái ở TP trong tương lai.Nhìn chung, các nghiên cứu về NNĐT ở Việt Nam chỉ mới được công bốtrong vài năm gần đây Đa phần chúng cung cấp những thông tin khái lược dướidạng các bài báo khoa học Như vậy, các công trình nghiên cứu ở Việt Nam liênquan trực tiếp đến đề tài luận án chưa nhiều và chưa điển hình

- Các nghiên cứu về thực tiễn phát triển NNĐT ở Hà Nội

Nói về lịch sử phát triển NNĐT ở Hà Nội, Lê Hồng Kế đã mô tả rằng “nhìnvào những tấm bản đồ đô thị Thăng Long hồi thế kỷ XIX vẫn thấy có vô số những

kí hiệu ruộng lúa ngay ở giữa khu vực trung tâm Rồi những khu kinh tế nôngnghiệp được hình thành ở phía Nam và phía Tây kinh thành Dân cư ở đây có phầntrồng lúa, cũng có phần trồng các loại cây đặc sản khác để đáp ứng nhu cầu của thịtrường, đó là các làng chuyên trồng hoa với những cái tên nổi tiếng như Ngọc Hà,Nghi Tàm, Quảng Bá, Nhật Tân, nhiều làng trồng cây thuốc, nhiều làng trồng các loạirau ngon, đặc biệt là các loại rau làm gia vị ở vùng Láng” [dẫn theo 28, tr.169 - 170].Tác giả Đào Thế Tuấn (2003) [65] cho rằng nông nghiệp Hà Nội phát triểnphù hợp với mô hình vành đai xanh do Boal đề xuất Do vậy, ông chia nông nghiệp

Hà Nội thành 3 vành đai (vành đai nông nghiệp thoái hóa, vành đai nông nghiệp đadạng hóa, vành đai nông nghiệp thích ứng), đồng thời phân tích sự khác nhau giữacác vành đai về tình hình phân bố và sử dụng đất nông nghiệp, tình hình sản xuất vàđộng thái phát triển nông nghiệp Công trình nghiên cứu của Sở Nông nghiệp và Pháttriển Nông thôn (NN & PTNT) Hà Nội cũng mô tả về vành đai thực phẩm TP Hà Nộinhư sau: “Nó không có dạng vòng tròn khép kín, mà đó là một vành đai không liêntục, có dạng hình sao bởi những điểm sản xuất nông nghiệp có khoảng cách xa gầnkhác nhau đối với nội thành Những điểm sản xuất đó thường bám sát các trục đườnggiao thông lớn từ nội thành tỏa ra, đó là các quốc lộ số 1, 6, 5 và 3 Bán kính các

Trang 19

huyện ngoại thành cách trung tâm Hà Nội xa nhất cũng chỉ tới 30 km, là một cự ly lýtưởng cho các mối quan hệ trao đổi và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp” [48, tr.76].Nhắc đến vai trò của nông nghiệp Hà Nội, tác giả Lương Ngọc Cừ (1994)khẳng định ngoại thành Hà Nội có một vị trí quan trọng: cung cấp những sản phẩmnông nghiệp chủ yếu, đặc biệt là thực phẩm cho nhân dân Thủ đô; tạo cảnh quanxanh tươi và hài hòa cho Thủ đô [15] Bài viết của Moustier P (2001) [40] nhậnđịnh rằng, ở Hà Nội, nông nghiệp vừa đóng vai trò tự cung tự cấp, vừa đóng vai tròtăng thêm thu nhập Các tác giả Ali M., De Bon H và Moustier P (2005) [107] chorằng NNĐT và ven đô Hà Nội có chức năng chính là cung cấp thực phẩm, tạo việclàm, duy trì đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường cho TP

Cũng có một số công trình quan tâm đến những nhân tố tác động tới NNĐT ở

Hà Nội Tác giả Phuong Anh M.T và Ali M (2004) đã phân tích sơ lược các nguồnlực phát triển NNĐT và ven đô Hà Nội [134] Các tác giả Van Den Berg L.M., VanWijk M.S., Van Hoi P [138] và Lê Quốc Doanh [19] cho rằng thách thức đối vớinông nghiệp ngoại thành Hà Nội là tình trạng mất đất nông nghiệp, gia tăng sựmanh mún về ruộng đất, úng ngập, ô nhiễm Viện Quy hoạch và Thiết kế Nôngnghiệp (2003) đi sâu nghiên cứu ảnh hưởng của ĐTH đến vấn đề sử dụng đất nôngnghiệp, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và triển vọng của kỹ thuật, công nghệ cóthể áp dụng vào sản xuất nông nghiệp của Hà Nội tới năm 2010

Một số nghiên cứu có giá trị khác đã tập trung phân tích thực trạng phát triểnNNĐT ở Hà Nội Tác giả Mai Thị Phương Anh (2001) [2] tổng kết những thành tựu

mà nông nghiệp ngoại thành Hà Nội đạt được từ năm 1995 đến 2000 GeorgesRossi và Phạm Văn Cự (2002) [16] phân tích những thay đổi của nông nghiệp ven

đô Hà Nội giai đoạn 1990 - 1998 Các tác giả nhận thấy, người nông dân ngày càng

đa dạng hóa sản xuất, phát triển các cây trồng, vật nuôi có giá trị cao dành cho thịtrường đô thị (rau, hoa, quả, trứng, sữa) và đầu tư vào các hoạt động phi nôngnghiệp Bài viết của Lee B., Binns T và Dixon A (2010) [128] chỉ ra 3 sự thay đổilớn của NNĐT Hà Nội: đất canh tác dần bị thu hẹp; chuyển sang trồng các sảnphẩm có lợi nhuận cao hơn (cây rau, hoa - cây cảnh); người tiêu dùng, người sảnxuất và chính quyền địa phương đã quan tâm đến rau an toàn (RAT) Các tác giảcho rằng NNĐT Hà Nội cần phải được tích hợp đầy đủ hơn vào các chiến lược quyhoạch đô thị, nếu không nó có thể hoàn toàn mất đi trong hai hay ba thập kỷ tới

Trang 20

Phát triển NNĐT, nông nghiệp ngoại thành theo hướng sinh thái cũng là mốiquan tâm lớn của Hà Nội Năm 2001, UBND TP Hà Nội giao cho đại học Kinh tế

Quốc dân nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học để xác định nội dung, tiêu

chí và các giải pháp phát triển nông nghiệp ngoại thành theo hướng nông nghiệp sinh thái” [29] Kết quả nghiên cứu đã tổng hợp thành cuốn sách “Phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái” Là tác giả của cuốn

sách này, Phạm Văn Khôi và các cộng sự (2004) [30] nhận định rằng nông nghiệpngoại thành Hà Nội đã bước đầu tiếp cận đến các tiêu chí của nông nghiệp sinh thái

Để đạt tới các tiêu chí của nông nghiệp sinh thái, Hà Nội cần đẩy mạnh chuyển dịch

cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành theo hướng phát triển các sản phẩm cao cấp,hình thành các vùng sản xuất tập trung, chuyên môn hoá kết hợp phát triển hoạtđộng du lịch, dịch vụ Thông qua điều tra, khảo sát, thu thập thông tin đánh giá tìnhhình phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội qua 20 năm, đặc biệt là từ năm 2001

- 2005, tác giả Lê Quý Đôn (2005) [24] đã đề xuất định hướng và giải pháp pháttriển nông nghiệp Hà Nội theo hướng đô thị - sinh thái giai đoạn 2006 - 2010 Luận án của Trần Thị Hồng Việt (2005) [98] phân tích thực trạng chuyển dịch

cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái.Trong một nghiên cứu khác, Trần Thị Hồng Việt (2006) [99] đưa ra kinh nghiệmxây dựng các vùng nông nghiệp vệ tinh trong quá trình phát triển NNĐT ởBangkok, Thái Lan và đề xuất một mô hình vùng nông nghiệp tương tự trong quátrình chuyển dịch cơ cấu vùng nông nghiệp theo hướng đô thị sinh thái ở Hà Nội Nhìn chung, trên thế giới, các nghiên cứu về NNĐT khá phong phú, ngược lạitại Việt Nam khá ít Ở địa bàn Hà Nội, đặc biệt là địa bàn Hà Nội mở rộng chưa cónghiên cứu nào liên quan trực tiếp đến NNĐT Vì vậy, nghiên cứu sinh đã kế thừa

và chọn lọc những công trình đã nghiên cứu ở trên và các nghiên cứu khác để thực

hiện đề tài “Nghiên cứu sự phát triển nông nghiệp đô thị ở Hà Nội”

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của đề tài là phân tích, đánh giá hiện trạng phát triển NNĐT ở HàNội trong giai đoạn hiện nay, từ đó đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển NNĐT

ở Hà Nội theo hướng hiện đại, chất lượng và hiệu quả cao trong tương lai

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng quan một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển NNĐT, làm cơ sởkhoa học cho việc nghiên cứu hiện trạng phát triển NNĐT ở Hà Nội

- Đánh giá các nhân tố tác động đến phát triển NNĐT ở Hà Nội

Trang 21

- Phân tích hiện trạng phát triển NNĐT ở Hà Nội theo ngành và theo không gian.

- Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển NNĐT ở Hà Nội theohướng hiện đại, chất lượng và hiệu quả cao

4 Giới hạn nghiên cứu

4.1 Giới hạn về nội dung

Luận án giới hạn nghiên cứu NNĐT theo nghĩa hẹp, gồm trồng trọt, chăn nuôi

và dịch vụ nông nghiệp Trong mỗi phân ngành, luận án đi sâu phân tích những tiểungành đặc trưng cho NNĐT, cụ thể trồng trọt gồm có lúa chất lượng cao, rau đậuthực phẩm, cây ăn quả, hoa - cây cảnh; chăn nuôi gồm có lợn, bò thịt, bò sữa, gia cầm

4.2 Giới hạn về thời gian

Thời gian nghiên cứu đánh giá hiện trạng: từ năm 2001 đến 2011 Tuy nhiên,

giai đoạn 2001 - 2011 địa giới của Hà Nội có sự thay đổi nên những phân tích, đánhgiá thường được chia thành 2 thời kỳ: thời kỳ 2001 - 2007 và thời kỳ 2008 - 2011.Thời gian nghiên cứu dự báo phát triển: định hướng đến năm 2015 và 2020

4.3 Giới hạn về không gian

Luận án không đề cập đến 6 quận trung tâm (Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa,Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Cầu Giấy) vì các quận này có mật độ dân số quá cao,diện tích đất sản xuất nông nghiệp không có nhiều, hoạt động kinh tế chủ yếu khôngphải là nông nghiệp Luận án tập trung nghiên cứu trên địa bàn các quận, huyện sau:+ Ranh giới Hà Nội cũ (thời kỳ 2001 - 2007) có 8 quận, huyện bao gồm: 3quận nội thành mới (Tây Hồ, Hoàng Mai, Long Biên) và 5 huyện ngoại thành (TừLiêm, Thanh Trì, Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn)

+ Ranh giới Hà Nội mới (thời kỳ 2008 - 2011) có 23 quận, huyện, thị baogồm: 4 quận nội thành mới (Tây Hồ, Hoàng Mai, Long Biên, Hà Đông) và 19huyện, thị ngoại thành (Từ Liêm, Thanh Trì, Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, MêLinh, Sơn Tây, Ba Vì, Phúc Thọ, Đan Phượng, Hoài Đức, Quốc Oai, Thạch Thất,Chương Mỹ, Thanh Oai, Thường Tín, Phú Xuyên, Ứng Hòa, Mỹ Đức)

5 Quan điểm nghiên cứu

5.1 Quan điểm hệ thống

NNĐT vừa là một bộ phận của hệ thống kinh tế đô thị, vừa là một hệ thốnggồm các hệ thống nhỏ (hệ thống trồng trọt, chăn nuôi) Trong mỗi hệ thống nhỏ lạichia ra các hệ thống nhỏ hơn: các cây trồng (cây thực phẩm, cây ăn quả, hoa - câycảnh), các vật nuôi (gia súc, gia cầm) Mỗi cây trồng, vật nuôi được tổ chức sảnxuất trong một không gian nhất định Do vậy, luận án phải xác định các thành phần(các bộ phận) trong hệ thống NNĐT ở Hà Nội, từ đó phân tích để thấy rõ mối quan

Trang 22

hệ giữa các thành phần trong hệ thống đó, mối quan hệ với các hệ thống khác vàthấy được sự kết hợp của các thành phần trong tổ chức không gian sản xuất.

5.2 Quan điểm tổng hợp

NNĐT phụ thuộc chặt chẽ vào các nhân tố KT - XH (dân số và lao động, thịtrường tiêu thụ, vốn, KH - CN, CNH và ĐTH…) và các nhân tố tự nhiên (địa hình,đất, khí hậu, nước…) Các nhân tố trên kết hợp và cùng tác động với nhau trong mộtthể thống nhất Dựa vào quan điểm tổng hợp, luận án đã xác định các nhân tố vàphân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đối với phát triển NNĐT ở Hà Nội

5.4 Quan điểm lịch sử - viễn cảnh

Dựa vào quan điểm lịch sử - viễn cảnh, luận án phân tích, đánh giá khách quanhiện trạng phát triển NNĐT ở Hà Nội giai đoạn 2001 - 2011 và xem xét mục tiêu,định hướng phát triển NNĐT ở Hà Nội đến năm 2015 và 2020

5.5 Quan điểm phát triển bền vững

Phát triển NNĐT có thể gây tác động xấu đến tài nguyên và môi trường; có thể

bị tác động xấu do quá trình phát triển đô thị nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ thiếu bềnvững Quán triệt quan điểm phát triển bền vững, luận án cố gắng xem xét mối quan

hệ giữa NNĐT và môi trường đô thị Hà Nội, cụ thể là ảnh hưởng của NNĐT đối vớimôi trường đô thị và ảnh hưởng của môi trường đô thị lên NNĐT ở Hà Nội

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu

Luận án đã thu thập các tài liệu sơ cấp và thứ cấp từ nhiều nguồn khác nhau.Tài liệu sơ cấp được thu thập thông qua các cuộc điều tra, khảo sát thực địa củachính nghiên cứu sinh Tài liệu thứ cấp bao gồm các bản đồ, niên giám thống kê, đề

án quy hoạch, đề tài nghiên cứu, luận án, sách, báo, tạp chí đã được công bố ở trong

và ngoài nước Các tài liệu này đề cập đến vấn đề lý luận, phương pháp nghiên cứu,các khía cạnh của phân bố và phát triển NNĐT nói chung, NNĐT ở Hà Nội nói riêng.Sau khi thu thập, luận án phải tiến hành xử lý sơ bộ tài liệu, tức là xemxét, sàng lọc và lựa chọn ra những tài liệu cần thiết cho quá trình nghiên cứu

Trang 23

6.2 Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh

Căn cứ vào nguồn tài liệu đã thu thập và xử lý, luận án tiến hành phân tíchtừng phân ngành, phân tích các kết hợp của các phân ngành để rút ra bản chất, quyluật phát triển của NNĐT ở Hà Nội Bên cạnh đó, luận án cũng tiến hành so sánhcác số liệu thống kê trong những điều kiện thời gian và không gian nhất định đểthấy được xu hướng, mức độ biến động của từng phân ngành; vai trò, vị trí của từngphân ngành trong tổng thể nền NNĐT ở Hà Nội

6.3 Phương pháp chuyên gia

Dựa vào phương pháp chuyên gia, nghiên cứu sinh đã trưng cầu ý kiến của cácnhà khoa học trong lĩnh vực địa lý; các lãnh đạo, các nhà quản lý đại diện cho UBND

TP Hà Nội, Sở NN & PTNT Hà Nội, Chi cục Bảo vệ Thực vật, Chi cục Phát triểnNông thôn, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội; các nhà khoa học của Viện Chính sách

và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn, Viện Nghiên cứu Rau quả Trungương, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hệ thống nông nghiệp Ý kiến đóng gópcủa các chuyên gia có kinh nghiệm thuộc các lĩnh vực khác nhau đã giúp nghiêncứu sinh tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện luận án

6.4 Phương pháp điều tra xã hội học

Điều tra xã hội học giúp thu thập thêm thông tin, hình ảnh để minh họa, bổsung, đối chiếu và kiểm chứng các kết quả nghiên cứu về NNĐT ở Hà Nội

- Nội dung điều tra: hiện trạng chăn nuôi bò sữa và hiện trạng sản xuất RAT.

Đây là hai ngành đặc trưng cho NNĐT Sản phẩm của chúng được tiêu thụ phổ biếntại thị trường đô thị nhưng lại có đặc điểm mau hỏng, chở xa không có lợi nênthường được bố trí sản xuất gần trung tâm đô thị

- Đối tượng điều tra: nhóm hộ chăn nuôi bò sữa và nhóm hộ sản xuất RAT

- Địa điểm điều tra: Gia Lâm và Đông Anh Đây là 2 huyện ven đô nằm cận

kề các quận nội thành và nằm trong quy hoạch phân vùng sản xuất nông nghiệpngoại thành từ rất sớm nên nông nghiệp vừa có truyền thống lâu đời, có đặc điểmNNĐT rõ nét, có thị trường tiêu thụ thuận lợi; vừa chịu tác động mạnh của CNH, ĐTH

- Số mẫu điều tra: 90 mẫu (hộ nông dân), trong đó có 45 hộ chăn nuôi bò sữa

(phụ lục 1.1) và 45 hộ sản xuất RAT (phụ lục 1.2) Mỗi nhóm hộ được điều tra gọn

trong một huyện Ở mỗi huyện lại chọn ra 3 xã để điều tra

+ 45 hộ nuôi bò sữa được điều tra ở huyện Gia Lâm, cụ thể là 3 xã: Phù Đổng(15 hộ), Dương Hà (15 hộ) và Trung Mầu (15 hộ) Ba xã được điều tra là những xãnuôi đầu tiên và nuôi nhiều nhất huyện, đồng thời cũng nằm trong số tám xã thuộcvùng chăn nuôi bò sữa trọng điểm của Hà Nội (cùng với 3 xã của huyện Ba Vì)

Trang 24

+ 45 hộ sản xuất RAT được điều tra tại huyện Đông Anh, cụ thể là 3 xã: VânNội (15 hộ), Tiên Dương (15 hộ) và Nam Hồng (15 hộ) Các xã được lựa chọn điềutra là các xã được chọn thí điểm sản xuất RAT đầu tiên của TP, là các xã có truyềnthống sản xuất RAT, trồng nhiều RAT, nằm cận kề chợ đầu mối RAT Vân Trì

6.5 Phương pháp thống kê

Trên cơ sở các số liệu thống kê thứ cấp và sơ cấp, luận án xử lý, tổng hợp, phântích thành các thông tin phù hợp với từng nội dung nghiên cứu nhờ vào phươngpháp thống kê (chương trình phần mềm Excel và SPSS)

Cụ thể, luận án đã thực hiện quy trình xử lý, phân tích dữ liệu điều tra trên phầnmềm SPSS theo các bước chính là: khởi tạo biến, nhập dữ liệu, làm sạch dữ liệu, mãhóa lại dữ liệu (áp dụng cho các biến định tính), xử lý dữ liệu và phân tích dữ liệu

6.6 Phương pháp bản đồ

Để phản ánh một cách trực quan, sinh động các kết quả nghiên cứu, luận án đãvận dụng phương pháp bản đồ để thành lập 3 nhóm bản đồ, gồm bản đồ các nhân tốảnh hưởng đến phát triển NNĐT, bản đồ hiện trạng phát triển NNĐT theo ngành vàtheo không gian, bản đồ định hướng phát triển NNĐT theo ngành và theo không gian

7 Những đóng góp chủ yếu của đề tài

- Đúc kết, làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển NNĐT để vậndụng vào nghiên cứu hiện trạng phát triển NNĐT ở Hà Nội

- Xác định hệ thống tiêu chí đánh giá phát triển một số ngành sản xuất đặctrưng (chuyên môn hóa) của NNĐT để vận dụng cho Hà Nội

- Phân tích các nhân tố KT - XH, tự nhiên của Hà Nội và rút ra được nhữngthuận lợi cũng như khó khăn trong phát triển NNĐT

- Phân tích hiện trạng phát triển NNĐT ở Hà Nội theo ngành và theo khônggian, làm rõ những kết quả đã đạt được, những khó khăn, trở ngại cần khắc phục

- Đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển NNĐT ở Hà Nội theo hướng hiệnđại, chất lượng và hiệu quả cao trong tương lai

8 Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận án được trình bày trong 4 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển NNĐT

- Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển NNĐT ở Hà Nội

- Chương 3: Hiện trạng phát triển NNĐT ở Hà Nội giai đoạn 2001 - 2011

- Chương 4: Định hướng và giải pháp phát triển NNĐT ở Hà Nội đến năm 2020

Trang 25

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ

1.1 Cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp đô thị

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1.1 Khái niệm phát triển kinh tế

Hiện tại có nhiều quan niệm khác nhau về phát triển kinh tế, giáo trình “Kinh

tế phát triển” của Trường Ðại học Kinh tế quốc dân cho rằng: “Phát triển kinh tế cóthể hiểu là một quá trình lớn lên (hay tăng tiến) về mọi mặt của nền kinh tế trongmột thời kỳ nhất định Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng(tăng trưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế” [6, tr.15]

Theo tác giả Vũ Thị Ngọc Phùng: “Phát triển kinh tế được hiểu là quá trìnhtăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế Phát triển kinh tế được xem như là quá trìnhbiến đổi cả về lượng và về chất, nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoànthiện của hai vấn đề về kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia” [42, tr.22]

Nhìn chung, nội dung của khái niệm phát triển kinh tế được nêu ở trên khárộng, là một khái niệm tổng hợp vừa bao quát số lượng lại vừa chú ý chất lượng,vừa suy xét nhân tố kinh tế, vừa suy xét nhân tố xã hội, nhân tố môi trường

Để phù hợp với vấn đề nghiên cứu, chúng tôi coi phát triển kinh tế là sự gia tăng

về lượng và chất của nền kinh tế Với quan điểm này, theo chúng tôi: Phát triển kinh

tế là quá trình lớn lên hay tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế bao gồm tăng về quy

mô sản lượng, sự biến đổi về cơ cấu kinh tế Phát triển kinh tế phải phản ánh được

nội dung cơ bản: sự tăng lên về quy mô sản xuất, làm tăng thêm giá trị sản lượngcủa cải, vật chất và sự biến đổi tích cực về cơ cấu kinh tế, tạo ra một cơ cấu hợp lý

1.1.1.2 Khái niệm đô thị

Do cách tiếp cận khác nhau nên có nhiều khái niệm khác nhau về đô thị

Từ điển Bách khoa Việt Nam (1995) đã định nghĩa: “Đô thị là một không gian

cư trú của cộng đồng người sống tập trung và hoạt động trong những khu vực kinh

tế phi nông nghiệp” [25, tập 1, tr.853]

Luật Quy hoạch Đô thị được Quốc hội phê chuẩn năm 2009, tại Điều 3, Giải

thích từ ngữ, điểm 1 có ghi [46]: “Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có

mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trungtâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy

sự phát triển KT - XH của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, baogồm nội thành, ngoại thành của TP; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn”

Trang 26

Tại điều 4, Phân loại và cấp quản lý hành chính đô thị, có ghi [46]: Đô thị

được phân thành 6 loại gồm: đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I, II, III, IV và V theocác tiêu chí cơ bản sau đây: chức năng đô thị, quy mô dân số, mật độ dân số, tỷ lệlao động phi nông nghiệp, trình độ phát triển cơ sở hạ tầng Cụ thể, đối với đô thịloại đặc biệt, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tối thiểu đạt 90% tổng số lao động, loại

I - 85%, loại II - 80%, loại III - 75%, loại IV - 70% và loại V - 65%

Về mặt hành chính, các đô thị Việt Nam từ loại IV trở lên đều có hai khu vực:khu vực nội thành và khu vực ngoại thành Trong đó, khu vực ngoại thành có chứcnăng bảo vệ những khu vực đất đai thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, vùngxanh phục vụ đô thị và các vùng cảnh quan sinh thái [7]

Có thể thấy, dù là đô thị loại nào thì cũng vẫn có một tỷ lệ nhất định lao độnglàm nông nghiệp và một khu vực nhất định để bố trí sản xuất nông nghiệp Do vậy,nông nghiệp vẫn là hoạt động kinh tế quan trọng ở đô thị

1.1.1.3 Khái niệm nông nghiệp

Theo từ điển Bách khoa Nông nghiệp (1991): “Nông nghiệp là ngành sản xuấtvật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai với cây trồng làm tư liệu sản xuất chính

để tạo ra lương thực, thực phẩm, một số nguyên liệu cho công nghiệp” [70, tr.309].

Từ điển Bách khoa Việt Nam (1995) cũng định nghĩa: “Nông nghiệp là ngànhsản xuất vật chất cơ bản của xã hội; sử dụng đất đai để trồng trọt, chăn nuôi; khaithác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu tạo ra lươngthực, thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp” [25, tập 3, tr.92]

Các khái niệm về nông nghiệp được nêu ở trên đều bao hàm hai nội dung: một

là đó là các hoạt động liên quan đến nuôi trồng và đầu tư canh tác trên đất, hai lànhằm mục đích sản xuất ra lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu của con người

1.1.1.4 Khái niệm nông nghiệp đô thị

Theo tác giả Phạm Sỹ Liêm: “NNĐT là ngành kinh tế trong đô thị và ven đô,sản xuất, chế biến, cung ứng cho người dân đô thị lương thực, thực phẩm tươi sống,hoa, sinh vật cảnh; dùng phương pháp canh tác hữu cơ và công nghệ cao không cầnnhiều đất, không gây ô nhiễm môi trường, sử dụng và tái sử dụng tài nguyên và chấtthải đô thị; tăng thêm không gian xanh và cơ hội thư giãn cho người dân đô thị” [32].Tác giả Lê Văn Trưởng định nghĩa: “NNĐT là một ngành sản xuất ở trungtâm, ngoại ô và vùng lân cận đô thị, có chức năng trồng trọt, chăn nuôi, chế biến vàphân phối các loại thực phẩm, lương thực và các sản phẩm khác, sử dụng các nguồnlực tự nhiên và nhân văn, các sản phẩm cùng các dịch vụ ở đô thị và vùng lân cận

đô thị để cung cấp trở lại cho đô thị các sản phẩm và dịch vụ cao cấp” [72]

Trang 27

Tác giả Võ Mai viết rằng: “NNĐT là sản xuất cây trồng và vật nuôi trong vàquanh đô thị Quá trình sản xuất diễn ra trong đô thị và tác động qua lại với hệsinh thái đô thị như: người dân đô thị trở thành người sản xuất, sử dụng nguồnnguyên liệu đặc trưng của đô thị (rác thải hữu cơ, nước thải…), gắn kết với ngườitiêu dùng đô thị, tác động trực tiếp đến hệ sinh thái đô thị, trở thành một phần củachuỗi thực phẩm đô thị, cạnh tranh đất và các hoạt động khác của đô thị, bị ảnhhưởng bởi chủ trương và kế hoạch phát triển đô thị” [35].

Tác giả Nguyễn Đăng Nghĩa quan niệm: “NNĐT là sự thống nhất của hai bộphận cấu thành: nông nghiệp nội thị và nông nghiệp ngoại thị Nông nghiệp nội thị

ám chỉ các diện tích nhỏ (các lô đất trống, sân vườn, thảm cỏ, ban công, sân thượng)trong các TP lớn, được sử dụng để trồng cây hoặc chăn nuôi gia súc nhỏ, bò sữanhằm tự tiêu thụ hoặc bán cho các chợ lân cận Nông nghiệp ngoại thị để chỉ nhữngđơn vị nông nghiệp ở gần TP, sản xuất theo hình thức thâm canh, cung cấp cho thịtrường đô thị các sản phẩm tươi sống như rau, hoa, quả, thịt, trứng, sữa” [37] Tóm lại, có rất nhiều khái niệm khác nhau về NNĐT Ở điều kiện cụ thể của

Việt Nam, theo chúng tôi có thể hiểu: NNĐT là ngành kinh tế trong đô thị và ven đô

thị; vừa cung cấp lương thực, thực phẩm tươi sống, hoa, sinh vật cảnh; vừa tạo thêm không gian xanh và cơ hội thư giãn cho người dân đô thị; sử dụng và tái sử dụng tài nguyên thiên nhiên và chất thải đô thị; áp dụng kỹ thuật thâm canh cao và thường mang lại hiệu quả kinh tế cao

1.1.2 Vai trò của nông nghiệp đô thị

1.1.2.1 Góp phần cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm tươi sống, tại chỗ cho đô thị

Đô thị thường là nơi tập trung khối lượng dân số khổng lồ, đặc biệt là dân số

đô thị Dân số đô thị tăng lên đòi hỏi lượng lương thực, thực phẩm ngày càngnhiều Quá trình CNH, ĐTH lại đẩy nhiều nông dân đô thị vào tình trạng mất đấtcanh tác Những người này không tham gia sản xuất nông nghiệp nhưng vẫn cầntiêu thụ một lượng lớn lương thực, thực phẩm Do vậy, nguy cơ thiếu hụt lươngthực, thực phẩm để cung ứng cho các đô thị ngày càng trở nên hiện hữu [130] Phát triển NNĐT sẽ đáp ứng một phần quan trọng nhu cầu lương thực, rauquả và các loại nông sản khác một cách trực tiếp, tại chỗ cho cư dân đô thị thay vìphải vận chuyển từ nơi khác đến Nếu tổ chức tốt việc sản xuất theo công nghệsạch, NNĐT sẽ tạo ra nguồn thực phẩm an toàn, góp phần to lớn vào việc đảm bảo

vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng đô thị Những đóng

Trang 28

góp của nông nghiệp ở đô thị là rất thiết thực vì an ninh lương thực và an toàn vệsinh thực phẩm là vấn đề đã và đang rất được quan tâm hiện nay tại các đô thị

1.1.2.2 Góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho một bộ phận dân cư đô thị

NNĐT có khả năng tận dụng quỹ đất đô thị và sức lao động để tạo công ănviệc làm và tăng thu nhập cho một bộ phận cư dân đô thị, nhất là những người cóthu nhập thấp, phụ nữ và người già [140] Trong nội thành, cư dân đô thị có thể tậndụng diện tích ở ban công, sân thượng, khuôn viên các cơ quan, trường học để trồnghoa - cây cảnh hoặc rau Ở ngoại thành, với điều kiện quỹ đất dồi dào hơn, nông dân

có thể tổ chức các hoạt động sản xuất nông nghiệp với quy mô lớn hơn như cáctrang trại trồng rau, hoa quả, trồng cây lương thực, chăn nuôi gia súc, gia cầm.Những người dân nhập cư có thể thuê đất để nuôi lợn, làm cây giống, cây cảnh,trồng cỏ và trồng rau xanh các loại Khi NNĐT tạo ra việc làm và thu nhập, nó sẽgóp phần cải thiện vấn đề tài chính, xóa đói giảm nghèo cho các hộ gia đình ở đô thị

1.1.2.3 Góp phần quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên

NNĐT có thể tận dụng nguồn rác hữu cơ và chế biến thành phân vi sinh bóncho cây trồng vừa bổ sung nguồn dinh dưỡng giúp cho cây trồng thêm tươi tốt; vừa

có tác dụng cải tạo đất, làm cho đất thêm màu mỡ, tơi xốp, canh tác đạt hiệu quả lâudài NNĐT có thể sử dụng nguồn nước thải đã qua xử lý làm nước tưới cho câytrồng [140] Các phế liệu của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm (các ngànhcông nghiệp chế biến sữa, thịt, bánh mỳ, đồ hộp, bánh kẹo) và của ngành phục vụcông cộng (các cửa hàng thực phẩm, các nhà hàng, siêu thị) cũng có thể tận dụnglàm thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm Tận dụng những thứ tưởng như bỏ đi,NNĐT vừa góp phần giảm lượng chất thải đưa ra môi trường, vừa tiết kiệm cácnguồn tài nguyên, vừa giảm sử dụng phân bón và giảm chi phí mua phân bón

1.1.2.4 Góp phần tạo cảnh quan đô thị và cải thiện sức khỏe cộng đồng

Trong tiến trình CNH, ĐTH và phát triển của các đô thị, phát triển NNĐT thực

sự là một giải pháp hiệu quả để thực hiện mục tiêu xây dựng các đô thị có môitrường và cảnh quan thân thiện với thiên nhiên, đảm bảo các tiêu chuẩn tốt cho sứckhỏe cộng đồng NNĐT sẽ tạo ra hệ thống cảnh quan, các vành đai xanh rất ý nghĩacho các đô thị Đồng thời, NNĐT tạo ra các hoạt động phục vụ nhu cầu nghỉ ngơicủa đô thị: các hoạt động du lịch và vui chơi giải trí, thể thao, ngắm cảnh, nghỉ ngơikết hợp sản xuất làm việc nông thôn (làm vườn, trồng hoa - cây cảnh) [140]

1.1.3 Đặc điểm của nông nghiệp đô thị

1.1.3.1 Sản phẩm của nông nghiệp đô thị chịu tác động mạnh của thị trường đô thị

Trang 29

NNĐT luôn có thị trường lớn tại chỗ; đa dạng, khó tính về nhu cầu và sức muacao Thị trường này không chỉ đòi hỏi phải đa dạng về chủng loại sản phẩm mà cònphải có nhiều sản phẩm cao cấp (sản phẩm đặc sản, sản phẩm sạch, an toàn) đủ sức

để đáp ứng yêu cầu cạnh tranh bình đẳng với hàng hoá từ các nơi khác đến Để thỏamãn nhu cầu của thị trường, NNĐT phát triển đa dạng, từ các loại cây trồng (ngũcốc, rau, nấm, quả) cho đến các loại vật nuôi (gia cầm, thỏ, dê, cừu, lợn, bò sữa, bòthịt) và cả các loại phi thực phẩm (cây hương liệu, cây thuốc, hoa - cây cảnh) Tuy nhiên, do tính chất vận chuyển khó khăn và tính chất tiêu dùng phổ biến(nhu cầu) của dân cư đô thị, NNĐT thường tập trung sản xuất các sản phẩm tươisống (sữa tươi, rau, trứng, thịt, hoa quả) Chúng là những sản phẩm cồng kềnh và dễ

hư hỏng; nếu phải chuyên chở từ xa vào đô thị sẽ không có lợi do cước phí vận tảicao hoặc do bị hao hụt nhiều trong thời gian vận chuyển nên phải được bố trí sảnxuất ngay tại đô thị Đồng thời, sở thích và thói quen sử dụng sản phẩm tươi sốngcủa người tiêu dùng đô thị cũng dẫn đến sự phân bố các ngành sản xuất rau, quả,trứng, sữa tại các trung tâm tiêu thụ Các tính chất đặc thù này quyết định hướngchuyên môn hóa của NNĐT và tạo ra một nền nông nghiệp khác biệt với đặc điểmthông thường của nó [36] Đó là nền nông nghiệp không (hoặc ít) mang tính mùa vụ.Thu nhập ngày càng cao, người tiêu dùng đô thị càng có những đòi hỏi mới vềchất lượng cuộc sống NNĐT cũng hướng tới các sản phẩm cao cấp, sản phẩm cógiá trị dinh dưỡng và văn hóa cao như hoa - cây cảnh, cây đặc sản, vật nuôi đặc sản

1.1.3.2 Nông nghiệp đô thị dễ dàng tiếp cận các dịch vụ nông nghiệp

Các đô thị thường là các trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật của cảnước hoặc của vùng nên thường tập trung nguồn nhân tài vật lực có giá trị và có hệthống kết cấu hạ tầng phát triển Vì vậy, NNĐT dễ tiếp cận các dịch vụ nông nghiệp,nhờ đó có khả năng phát triển thuận lợi hơn so với nông nghiệp nông thôn [54].Thật vậy, các đô thị không chỉ là nơi tiêu thụ lương thực, thực phẩm; mà còn

là nơi cung cấp các dịch vụ hỗ trợ sản xuất cho NNĐT (cung cấp giống, phân bón,thuốc thú y, máy móc, vật tư nông nghiệp) Hơn thế nữa, khu vực đô thị còn có thể

hỗ trợ vốn, cung cấp và chuyển giao các công nghệ về giống, về kỹ thuật canh tác,

về bảo quản và chế biến hiện đại cho NNĐT Dịch vụ nông nghiệp phát triển, nôngdân có nhiều điều kiện để đẩy mạnh sản xuất, nâng cao năng suất lao động

1.1.3.3 Nông nghiệp đô thị phát triển dựa trên kỹ thuật thâm canh cao

Dân số đô thị tăng nhanh, tài nguyên đất nông nghiệp giảm, lao động nôngnghiệp thiếu hụt, làm tăng nguy cơ mất an ninh lương thực, thực phẩm Vì vậy, đẩy

Trang 30

mạnh ứng dụng KH - CN hiện đại vào sản xuất nông nghiệp để tăng sản lượng câytrồng, vật nuôi là vấn đề mang tính tất yếu và cấp bách ở đô thị hiện nay [54] Người tiêu dùng đô thị luôn có nhu cầu thưởng thức các sản phẩm sạch, ngon,độc đáo Họ cũng rất khó tính khi lựa chọn nông sản để mua (nhất là về hình thức,mẫu mã, chất lượng cảm quan) Chính vì vậy, để tiêu thụ tốt các sản phẩm nôngnghiệp nông dân cũng phải chú trọng ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sạch NNĐT có thể ứng dụng các công nghệ mới như công nghệ sinh học, côngnghệ tự động, nhà có mái che, cơ giới, tin học, sử dụng nước, công nghệ sau thuhoạch, an toàn vệ sinh thực phẩm… Việc ứng dụng các kỹ thuật này sẽ tạo ra nhữngsản phẩm có chất lượng cao, đặc biệt là sản phẩm an toàn, tươi ngon, sạch, đẹp.

1.1.3.4 Sản xuất nông nghiệp đô thị có tính chuyên môn hóa cao

Xuất phát từ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của dân cư đô thị về các loại thựcphẩm tươi sống, khó vận chuyển xa nên một số ngành nông nghiệp chuyên môn hóa

có xu hướng tổ chức và bố trí sản xuất ở gần đô thị hơn để vừa thuận tiện cho việcthâm canh, vừa thuận tiện cho việc chế biến, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm [36].Những ngành đặc trưng, ngành chính ở đô thị là trồng rau, cây ăn quả và chănnuôi lấy sữa Những ngành này xác định sự chuyên môn hóa và sức cạnh tranh củaNNĐT Đồng thời, các ngành chăn nuôi lợn, gia cầm; trồng hoa - cây cảnh, câylương thực cũng có cơ hội phát triển Trong nhiều trường hợp, các ngành này cũngxác định sự chuyên môn hoá của NNĐT Các ngành còn lại như trồng cây côngnghiệp, cây hương liệu và cây thuốc cũng tồn tại nhưng không phổ biến

1.1.3.5 Nông nghiệp đô thị thường phát triển tạo thành các vành đai nông nghiệp

Các TP, đô thị ra đời thường kéo theo sự hình thành khu vực nông nghiệp ởxung quanh chúng và khu vực này được gọi là vành đai nông nghiệp cho đô thị[65] Đây là hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp đặc trưng, chỉ có ở đô thị

Sự hình thành các vành đai nông nghiệp mang tính quy luật rất rõ rệt Khinông nghiệp tạo ra những vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn thì sẽ tạonên các vành đai nông nghiệp bao bọc phía bên ngoài khu vực đô thị

Đặc điểm không ổn định của các vành đai nông nghiệp là hiện tượng phổ biếntrong quá trình phát triển và mở rộng của các đô thị Về nguyên tắc, bán kính các vànhđai nông nghiệp sẽ tăng lên cùng với sự phát triển về quy mô của đô thị trung tâm

Sự dịch chuyển các vành đai nông nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố khácnhau như: Tốc độ mở rộng đô thị và cơ sở hạ tầng đô thị; Quy mô dân cư đô thị vàdân cư nông thôn ven đô; Chính sách và quy hoạch ruộng đất ven đô; Tình trạng hạtầng cơ sở ven đô; Tình trạng môi trường và khả năng giải quyết ô nhiễm môi

Trang 31

trường; Tốc độ chuyển dịch lao động nông nghiệp sang các hoạt động khác; Khảnăng cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp ven đô trong các vành đai Tuynhiên, nếu không có sự đột biến của một trong số những yếu tố trên đây thì nhữngyếu tố như quy mô dân số và tốc độ đô thị hoá, chính sách ruộng đất, thu nhập và cơcấu nông dân là những yếu tố quyết định đến sự dịch chuyển này [19]

Phát triển các vành đai nông nghiệp không chỉ tạo ra các không gian hoạt động(hoạt động sản xuất và hoạt động phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng), mà còn góp phần cảithiện môi trường và bảo toàn quỹ đất nông nghiệp của đô thị Tức là các vành đai sẽtạo nên những giới hạn của sự phát triển đô thị, tránh việc mở rộng lan tỏa tự phát,đảm bảo sự cân bằng giữa phát triển với tạo lập môi trường sống tốt cho đô thị [18]

1.1.3.6 Phát triển nông nghiệp đô thị đem lại hiệu quả kinh tế cao

Do trình độ thâm canh cao, năng suất lao động cao, chi phí sản xuất trên mộtđơn vị nông phẩm không lớn lắm mà đô thị lại là một thị trường lớn, có sức muacao, có giá bán nông phẩm rất cao nên mức doanh thu của các ngành chủ yếu -trước hết là các ngành sản xuất rau, hoa quả, chăn nuôi lấy sữa là rất lớn Vì vậy,NNĐT thường đạt hiệu quả kinh tế cao hơn so với nông nghiệp nông thôn [36] Nhờ

đó, các cơ sở nông nghiệp ở đô thị có điều kiện thâm canh hóa sản xuất, tăng thêmvốn đầu tư để phát triển sản xuất và thu thêm được nhiều nguồn lợi mới

1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp đô thị

1.1.4.1 Vị trí địa lý

Vị trí địa lý (tự nhiên, kinh tế, giao thông) có ý nghĩa quyết định đến hướngchuyên môn hóa, đến trình độ, quy mô và hiệu quả sản xuất của NNĐT

Đô thị đặc trưng bởi độ “đông đặc” về dân cư, cơ sở công nghiệp, dịch vụ và

sự hoàn thiện về kết cấu hạ tầng Vì vậy, NNĐT có lợi thế đặc biệt về thị trường tiêuthụ, về khả năng ứng dụng KH - CN Song đô thị càng phát triển, giá đất ngày càngtăng, đất nông nghiệp và lao động nông nghiệp ngày càng giảm Để tận dụng cơ hội

và vượt qua thách thức, NNĐT phải chọn lọc những nông sản có giá trị, có tính đặcthù và áp dụng quy trình kỹ thuật thâm canh cao vào sản xuất

Sự khác nhau về vị trí đất đai, như xa hay gần trung tâm đô thị cũng có thể dẫnđến lợi nhuận thu được khác nhau Độ lớn của đô thị sẽ quy định kích thước của cácvành đai nông nghiệp xung quanh đô thị Quy mô đất nông nghiệp có sự chênh lệchlớn giữa nội thành và ngoại thành cũng dẫn đến quy mô canh tác khác nhau

1.1.4.2 Các nhân tố kinh tế - xã hội

a Dân số và lao động

Trang 32

Dân số đô thị với các yếu tố cơ bản như: quy mô dân số, gia tăng dân số, phân

bố dân cư, mức sống dân cư, thị hiếu và tập quán tiêu dùng của dân cư có ảnhhưởng rất lớn đến phát triển NNĐT Các đô thị thường có quy mô dân số lớn, tốc độgia tăng dân số nhanh (đặc biệt là gia tăng cơ học), mật độ dân số cao, mức sốngcao sẽ trở thành thị trường rộng lớn tiêu thụ sản phẩm của NNĐT, nhất là sản phẩmtươi sống (rau, hoa, quả, thịt, trứng, sữa) Tuy nhiên, người tiêu dùng đô thị rất khắtkhe và khó tính, thường có những đòi hỏi cao về hình thức, mẫu mã, chất lượng sảnphẩm Những đặc điểm trên sẽ quy định quy mô, cơ cấu cây trồng, vật nuôi của NNĐT.Lao động (gồm cả số lượng và chất lượng lao động) cũng ảnh hưởng quantrọng đến phát triển NNĐT Ở đô thị, lao động nông nghiệp thường bị thiếu hụt do

bị cạnh tranh bởi các hoạt động kinh tế khác nên việc bố trí, triển khai sản xuất sẽgặp nhiều khó khăn Bù lại chất lượng lao động lại khá cao Nông dân đô thị rấtnhạy bén trong việc nắm bắt nhu cầu của thị trường Họ cũng có trình độ sản xuất,

kỹ thuật canh tác cao, có thể tiếp cận và thực hành các tiến bộ khoa học vào sảnxuất Chính vì vậy, họ sẽ trở thành nhân tố thúc đẩy sự phát triển của NNĐT

b Vốn đầu tư và thị trường tiêu thụ

Vốn đầu tư là toàn bộ nguồn lực tài chính để xây dựng, nâng cấp, làm tăng

hoặc duy trì cơ sở vật chất cho NNĐT Quy mô và chất lượng vốn, việc cung cấp vàkhả năng tiếp cận vốn đóng vai trò quan trọng để thay đổi giống cây trồng, vật nuôi,vật tư nông nghiệp, hiện đại hóa công cụ lao động, hệ thống thủy lợi, áp dụng cácquy trình kĩ thuật sản xuất mới, mở rộng quy mô cũng như trình độ sản xuất

Thị trường tiêu thụ là nhân tố tích cực thúc đẩy NNĐT phát triển Thị trường

tiêu thụ vừa góp phần thúc đẩy quá trình tái sản xuất, vừa có tác dụng điều tiết sảnxuất, lại vừa tạo điều kiện hình thành các vùng chuyên môn hóa nông nghiệp [66] Nhu cầu của thị trường giúp xác định được số lượng, chủng loại và chất lượngcủa sản phẩm nông nghiệp Sự phản ứng của thị trường là nhân tố quan trọng tácđộng đến việc lựa chọn, phát triển các nông sản có giá trị hàng hóa cao, nhu cầu thịtrường lớn và dần loại bỏ các sản phẩm có giá trị thương phẩm thấp

Thị trường đô thị là một thị trường lớn và nhiều tiềm năng vì có mạng lướigiao thông, bưu chính - viễn thông hoàn chỉnh; hệ thống phân phối hàng hóa phongphú, đa dạng (siêu thị, trung tâm thương mại, chợ đầu mối, chợ truyền thống); các

cơ sở chế biến phát triển rộng khắp; dân đông, lượng khách vãng lai nhiều; thu nhậpcủa người dân có xu hướng ngày càng cao; sức tiêu thụ hàng hóa lớn Song những

Trang 33

yêu cầu về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm có xu hướng khắt khe hơn Dovậy, thị trường đô thị vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với NNĐT.

c Khoa học - công nghệ

KH - CN đã thực sự trở thành đòn bẩy thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triểnNNĐT Tiến bộ KH - CN thể hiện tập trung ở 5 nội dung chính: cơ giới hóa, thuỷlợi hóa, hóa học hóa, điện khí hoá và sinh học hoá [38]

Ứng dụng tiến bộ KH - CN là ứng dụng một cách hợp lý các kỹ thuật tiên tiếntrong chọn tạo giống mới; chăm sóc nuôi dưỡng cây, con bằng hệ thống thiết bị tựđộng, điều khiển từ xa; chế biến phân bón vi sinh cho cây trồng, thức ăn chăn nuôi,thuốc thú y, bảo vệ thực vật; công nghệ tự động trong thuỷ lợi, công nghệ sau thuhoạch và chế biến nông sản, công nghệ xử lý chất thải bảo vệ môi trường…

Nhờ nghiên cứu, ứng dụng rộng rãi tiến bộ KH - CN, NNĐT có thể tạo ranhiều giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt, khắc phục đượcnhững hạn chế của tự nhiên, chủ động hơn trong hoạt động sản xuất, mở rộng khảnăng phân bố sản xuất, tạo điều kiện hình thành các vùng chuyên môn hóa, thúc đẩyquá trình chuyển dịch cơ cấu, nâng cao hiệu quả kinh tế

d Công nghiệp hóa và đô thị hóa

CNH và ĐTH là xu thế tất yếu của mỗi quốc gia trên con đường phát triển.CNH là quá trình chuyển dịch từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế côngnghiệp và dịch vụ ĐTH là sự gia tăng không gian, mật độ dân cư, thương mại, dịch

vụ hoặc các hoạt động khác mang tính chất phi nông nghiệp tại một khu vực

Biểu hiện của CNH và ĐTH là sự gia tăng dân số đô thị; phát triển các côngtrình công nghiệp, khu chế xuất, khu dịch vụ và các công trình hạ tầng cơ sở của đôthị; mở rộng diện tích các đô thị và xây dựng các khu đô thị mới

Quá trình CNH và ĐTH tác động cả theo chiều hướng tích cực và tiêu cực đếnphát triển NNĐT Công nghiệp, dịch vụ phát triển, nhu cầu tiêu dùng, nhu cầunguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm tăng nhanh, trở thành yếu tố kíchthích NNĐT phát triển Thu nhập bình quân đầu người tăng, đời sống nông dânđược cải thiện, có tích luỹ, tạo điều kiện mở rộng tái đầu tư phát triển NNĐT Songquá trình CNH, ĐTH cũng khiến NNĐT đứng trước sức ép rất lớn của việc giảmdiện tích đất canh tác, của tình trạng vừa dư thừa và vừa thiếu hụt lao động và vấn

đề ô nhiễm do chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt…

e Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật

Cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, hệ thống cungcấp điện, hệ thống phân phối nông sản Cơ sở hạ tầng là nền tảng cho sự phát triển

Trang 34

NNĐT Nếu cơ sở hạ tầng được trang bị hiện đại, đồng bộ, được xây dựng và phân

bố hợp lý sẽ giúp giảm thiểu chi phí sản xuất, giao dịch; thúc đẩy lưu thông, mởrộng thị trường tiêu thụ; tạo điều kiện ứng dụng hiệu quả các biện pháp thâm canh

và hình thành các vùng chuyên môn hóa nông nghiệp và ngược lại

Cơ sở vật chất kỹ thuật gồm có hệ thống thủy lợi, khuyến nông, trạm, trạigiống, các cơ sở chế biến, giết mổ, thu gom nông sản Các công trình trên cũng tạođộng lực cho NNĐT phát triển Nơi nào có cơ sở vật chất kỹ thuật tốt thì sẽ cungứng kịp thời vật tư, nguyên liệu đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho NNĐT;góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất Nơi nào cơ sở vật chất

kỹ thuật nghèo và lạc hậu thì hiệu quả sản xuất, kinh doanh thấp

f Thể chế và chính sách nông nghiệp

Thể chế nông nghiệp là hệ thống những quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnhcác chủ thể nông nghiệp, các hành vi sản xuất kinh doanh và các quan hệ kinh tếtrong nông nghiệp Chính sách nông nghiệp là tổng thể các biện pháp kinh tế hoặcphi kinh tế thể hiện sự tác động, can thiệp của chính phủ vào lĩnh vực sản xuất nôngnghiệp theo những mục tiêu xác định, trong một thời hạn nhất định [23]

NNĐT là loại hình sản xuất mới và mang tính đặc thù của từng đô thị nên rấtcần có những thể chế, chính sách để tạo đà, tạo thế cho NNĐT hình thành và pháttriển Thể chế và chính sách đúng đắn, thích hợp nó sẽ phát huy được tính năngđộng của các chủ thể sản xuất - kinh doanh, khai thác tốt nhất mọi tiềm năng thếmạnh của khu vực đô thị, thúc đẩy phát triển NNĐT theo hướng hàng hóa (theo yêucầu của thị trường) Thể chế và chính sách không đúng đắn, không thích hợp nó sẽtrở thành yếu tố kìm hãm phát triển NNĐT theo hướng hàng hóa

1.1.4.3 Các nhân tố tự nhiên

a Địa hình

Địa hình ảnh hưởng khá quan trọng đến phát triển NNĐT Ở đô thị, nơi nào cóđịa hình thấp, bằng phẳng thì thường có điều kiện thuận lợi để canh tác, đưa cơ giớihóa vào sản xuất, hình thành các vùng sản xuất tập trung Nơi nào địa hình dốc sẽlàm cho việc áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nhất là việc cơ giới hóa, thủylợi hóa gặp nhiều khó khăn; làm tăng chi phí sản xuất để phục hồi đất Đô thị nào cóđịa hình đa dạng sẽ tạo nên cơ cấu sản xuất đa dạng và ngược lại

b Đất

Đất là tư liệu sản xuất chủ yếu để phát triển NNĐT Quỹ đất, cơ cấu sử dụngđất, chủng loại đất, giá trị kinh tế của đất có ảnh hưởng rất lớn đến quy mô, phươnghướng sản xuất, mức độ thâm canh, cơ cấu và sự phân bố cây trồng, vật nuôi

Trang 35

Chủng loại đất và sự phân bố các loại đất sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu, sự phân bốcây trồng, vật nuôi Đô thị nào có nhiều loại đất sẽ cho phép phát triển một nềnnông nghiệp toàn diện với nhiều loại cây, con khác nhau Trái lại, đô thị nào có ítcác loại đất sẽ khó có cơ hội thực hiện đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi Quy môdiện tích đất quy định quy mô và phương thức canh tác Ở đô thị, do tốc độ CNH vàĐTH nhanh, đất sản xuất nông nghiệp ngày một giảm nên quỹ đất sản xuất ít, lãnhthổ sản xuất không ổn định, bình quân đất sản xuất trên đầu người thấp Thực tế này

sẽ cản trở việc tích tụ, đầu tư trên đất; cản trở việc lựa chọn, chuyển đổi cơ cấu câytrồng, vật nuôi và ứng dụng công nghệ, kỹ thuật canh tác hiện đại

Những khác biệt về khả năng sinh lợi của đất đai tạo ra các giá trị kinh tế khácnhau cho đất đai Giá trị kinh tế của đất đô thị cao hơn rất nhiều so với đất nôngthôn Ở đô thị, giá trị đất đai giành cho công nghiệp, thương mại cũng cao hơn rấtnhiều so với giá trị đất đai giành cho nông nghiệp Đây cũng là nguyên nhân khiếndiện tích đất sản xuất nông nghiệp có xu hướng bị thu hẹp lại để nhường chỗ chocác khu công nghiệp và đô thị Để tồn tại và phát triển trong xu thế cạnh tranh ngàycàng cao, NNĐT phải chú trọng sản xuất các sản phẩm có giá trị cao, thực hiệnthâm canh tăng vụ, tăng cường ứng dụng KH - CN

c Khí hậu

Trong các yếu tố tự nhiên, khí hậu được coi là yếu tố tác động trực tiếp vàthường xuyên nhất đến NNĐT Khí hậu với các yếu tố nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm,gió, mưa và cả những yếu tố bất thường như bão, lũ lụt, hạn hán, lốc tố, gió nóng…

có ảnh hưởng rất lớn tới việc xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ,khả năng xen canh, tăng vụ, năng suất và chất lượng các sản phẩm nông nghiệp Ngày nay, dù cho KH - CN có phát triển, con người vẫn chưa loại trừ đượchoàn toàn các tác động xấu của các điều kiện thời tiết, khí hậu tới hoạt động sảnxuất nông nghiệp Vì thế, trong quá trình phát triển NNĐT việc phát huy những mặtlợi thế và hạn chế được những khó khăn khắc nghiệt do thiên nhiên gây ra sẽ là điềukiện đảm bảo cho NNĐT phát triển mạnh mẽ, bền vững

d Nước

Nước đóng vai trò rất quan trọng đối với phát triển NNĐT Số lượng và chấtlượng nước có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi vàhiệu quả sản xuất của NNĐT Ngày nay và cả sau này, dù quy trình sản xuất nôngnghiệp có thay đổi do ứng dụng rộng rãi tiến bộ KH - CN thì nước vẫn là yếu tốquan trọng hàng đầu Tuy nhiên, ở khu vực đô thị, nguồn nước dễ bị ô nhiễm do

Trang 36

phải tiếp nhận một lượng lớn chất thải sinh hoạt, y tế, công nghiệp Đó có thể lànguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước tưới cho NNĐT

e Sinh vật

Sự đa dạng, phong phú về những loài động, thực vật sẽ là tiền đề để hìnhthành và phát triển các giống vật nuôi, cây trồng Chúng không chỉ làm tăng năngsuất, chất lượng, hiệu quả của sản xuất nông nghiệp, mà còn tạo khả năng chuyểnđổi cơ cấu nông nghiệp phù hợp với điều kiện sinh thái, khí hậu khác nhau

Đô thị là nơi có tốc độ đô thị hoá nhanh, diện tích đất canh tác và đất giànhcho chăn nuôi bị thu hẹp nên năng suất cây trồng và vật nuôi càng phải tăng cao.Nhu cầu sản phẩm cây trồng, vật nuôi phải có chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh antoàn Vì vậy, đáp ứng nhu cầu về giống không những đủ về số lượng, mà còn đảmbảo yêu cầu về chất lượng là đòi hỏi cấp bách của NNĐT

1.1.5 Một số lý thuyết liên quan đến phát triển nông nghiệp đô thị

1.1.5.1 Lý thuyết phát triển các vành đai nông nghiệp xung quanh đô thị

a Lý thuyết vành đai nông nghiệp của Von Thunen (1826)

Năm 1826, nhà kinh tế học nông nghiệp người Đức Von Thunen (1783 1850) [141] đã đưa ra lý thuyết phát triển các vành đai nông nghiệp dưới ảnh hưởngcủa một TP (trung tâm thị trường) Ông giả thiết rằng: TP nằm ở trung tâm trong 1vùng hoàn toàn bị cô lập (sản xuất tự cung, tự cấp) và được bao bọc bởi các diệntích đất trống Đất đai ở đây bằng phẳng, địa hình không bị chia cắt Đất tốt, điềukiện khí hậu phù hợp Nông dân vận chuyển sản phẩm đến thị trường (trung tâmTP) bằng xe ngựa do giao thông chưa phát triển Trên cơ sở các giả thiết, ông chia

-ra 4 vành đai nông nghiệp xung quanh TP Thực phẩm tươi sống phân bố ở vành đaisát trung tâm TP nhất Rau, hoa quả, sữa và các sản phẩm từ sữa có khối lượng lớn,khó bảo quản được sản xuất ở gần nơi tiêu thụ Gỗ và củi dùng để sản xuất nhiênliệu và vật liệu xây dựng được bố trí ở vành đai thứ hai Gỗ nặng và khó vận chuyểnnên phân bố càng gần TP càng tốt Cây lương thực tập trung ở vành đai thứ ba.Chúng có thời hạn bảo quản dài hơn thực phẩm tươi sống và nhẹ hơn nhiên liệu nên

có thể đặt cách xa TP Chăn nuôi gia súc được bố trí ở vành đai ngoài cùng, cách xatrung tâm TP Chúng có thể tự di chuyển đến trung tâm TP để bán hoặc giết thịt

Mô hình của Thunen là một ví dụ điển hình để chứng minh sự cân bằng giữa giáthuê đất và cước phí vận tải Càng gần trung tâm TP, giá thuê đất càng cao nhưng

Trang 37

cước phí vận tải càng hạ Như vậy, nông dân phải cân đối giữa cước phí vận tải, giáthuê đất và lợi nhuận để sản xuất ra các sản phẩm hiệu quả nhất cho thị trường.

b Lý thuyết vành đai xanh của Boal (1970)

Lý thuyết này gắn lợi nhuận sản xuất nông nghiệp với chính sách và chiếnlược sử dụng ruộng đất Theo Boal, có thể hình thành ba vành đai khác nhau đối vớiNNĐT Vành đai thứ nhất tại trung tâm TP, đất đai đã quy hoạch ổn định, nôngnghiệp đạt được mức lợi nhuận ổn định do có nhiều lợi thế thị trường Vành đai thứhai cận kề ngoại ô, quy hoạch đất đai chưa ổn định, lợi nhuận sản xuất nông nghiệpthấp do nông dân không muốn đầu tư mà trông chờ vào sự tăng giá đất do chuyểnmục đích sử dụng Vành đai thứ ba ở ngoài cùng xa TP, nông nghiệp phát triển đadạng và đạt lợi nhuận cao trên đơn vị diện tích [dẫn theo 65]

1.1.5.2 Lý thuyết địa tô và vận dụng vào giải thích giá đất ở đô thị

Địa tô là một phạm trù kinh tế gắn liền với chế độ sở hữu ruộng đất Địa tô làmột khoản tiền mà người sử dụng ruộng đất phải trả cho người chủ ruộng đất [17] Trong chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất, địa tô thuộc về chủ ruộng đất.Trong điều kiện sở hữu ruộng đất là sở hữu toàn dân thì người sử dụng đất phải nộptiền sử dụng đất cho Nhà nước Như vậy là, dù bất kỳ một chế độ sở hữu nào, người

sử dụng ruộng đất cũng phải trả một khoản tiền vào việc sử dụng đất

Địa tô là cơ sở khoa học để xác định giá đất Để xác định địa tô cho từng thửađất, có thể căn cứ vào mức độ của 5 yếu tố cơ bản: độ phì của đất, điều kiện tưới tiêu,điều kiện khí hậu, địa hình và vị trí của thửa đất Nhìn chung, giá đất cao hay thấpquyết định bởi nó có thể thu lợi cao hay thấp ở một khoảng thời gian nào đó [67]

Sự khác nhau giữa giá đất đô thị với giá đất nông thôn, giữa giá đất nôngnghiệp với giá đất công nghiệp, giá đất thương mại dịch vụ ở đô thị do sự khác nhaucủa yếu tố chi phối đến mức địa tô Điều khác biệt cơ bản giữa các loại đất trên là

sự khác nhau về vị trí (điều kiện giao thông và cơ sở hạ tầng) Sự khác biệt đó quyếtđịnh khả năng sử dụng đất đó vào mục đích gì (sản xuất, kinh doanh, dịch vụ haysinh sống), do đó quyết định khả năng sinh lợi của thửa đất, tức là quyết định mứcđịa tô của đất đó Trong cuộc cạnh tranh về giá đất ở đô thị, do giá trị sử dụng đấtcho sản xuất nông nghiệp thấp hơn nhiều so với giá trị đất đai giành cho những sửdụng khác (thương mại, công nghiệp) nên diện tích đất nông nghiệp ở đô thị có xuhướng bị thu hẹp lại Đây sẽ là thách thức lớn cho phát triển NNĐT

1.1.6 Các tiêu chí đánh giá phát triển một số ngành sản xuất đặc trưng của nông nghiệp đô thị và vận dụng cho Hà Nội

1.1.6.1 Các tiêu chí đánh giá phát triển chăn nuôi bò sữa

Trang 38

Sản phẩm chăn nuôi đặc thù của NNĐT là các loại sản phẩm thu được trongquá trình chăn nuôi gia súc và gia cầm, gồm thịt, sữa, trứng gia cầm Các sản phẩmnày khó vận chuyển xa, chóng hỏng, nhưng nhu cầu của TP lại rất lớn Đặc biệt, dân

cư đô thị có mức sống cao nên thịt bò và sữa bò tiêu thụ rất thuận lợi Nuôi bò sữacho hiệu quả kinh tế cao Ngành này cũng là đối tượng điều tra thực địa Vì vậy, đềtài đã xác định các tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh tế của nuôi bò sữa

- Doanh thu nuôi bò sữa: là tổng giá trị tính bằng tiền mà một hộ nuôi bò sữa

thu được từ bán sữa trong một thời kỳ nhất định

1

*

Trong đó: GObosua : Doanh thu nuôi bò sữa

Qi : Sản lượng sữa bình quân của bò vắt sữa i

Pi : Giá bán sữa bình quân của bò vắt sữa i

- Chi phí nuôi bò sữa: là toàn bộ các khoản chi phí được sử dụng cho chăn

nuôi bò sữa trong một thời kỳ nhất định

Công thức tính: TCbosua = Cta + Cdv + Clđ

Trong đó: TC bosua : Chi phí nuôi bò sữa

Cta : Chi phí thức ăn

Cdv : Chi phí dịch vụ

C : Chi phí công lao động gia đình

- Lợi nhuận nuôi bò sữa: là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi phí

mà một hộ nuôi bò sữa đã bỏ ra để có được doanh thu đó trong một thời kỳ nhất định

Công thức tính: Pbosua = GObosua - TCbosua (Nghìn đồng)

Trong đó: Pbosua : Lợi nhuận nuôi bò sữa

- Lợi nhuận trên một bò sữa: thể hiện lợi nhuận thu được tính trên đầu con vắt

sữa trong một thời kỳ nhất định

Công thức tính:

bosua

bosua bosua

bosua

SL

P SL

Trong đó: Pbosua /SLbosua : Lợi nhuận trên một bò sữa

- Lợi nhuận trên chi phí nuôi bò sữa: là tỷ lệ lợi nhuận thu được trên tổng chi

phí nuôi bò sữa Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của chi phí sản xuất: cho biết một

(Nghìn đồng)

(Nghìn đồng)

(Nghìn đồng/bò sữa)

Trang 39

đồng chi phí bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận Tỷ số này càng lớn thì hộ

nuôi bò sữa sẽ có mức lợi nhuận càng cao

Công thức tính:

bosua

bosua bosua

bosua

TC

P TC

Trong đó: Pbosua /TCbosua : Lợi nhuận trên chi phí nuôi bò sữa

- Lợi nhuận trên lao động nuôi bò sữa: biểu hiện bằng lợi nhuận mà một lao

động nuôi bò sữa tạo ra trong một thời kỳ nhất định Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả

sử dụng lao động: chỉ ra một lao động nuôi bò sữa tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận

Tỷ số này càng lớn nói lên năng suất lao động càng cao

Công thức tính:

bosua

bosua bosua

bosua

P LĐ

Trong đó: Pbosua /LĐbosua : Lợi nhuận trên lao động nuôi bò sữa

1.1.6.2 Các tiêu chí đánh giá phát triển sản xuất rau an toàn

Những sản phẩm trồng trọt đặc thù của NNĐT là rau, quả, hoa - cây cảnh.Tính chất vận chuyển khó khăn và tính chất tiêu dùng phổ biến của nhân dân TP đãquy định sự tồn tại ngành sản xuất các sản phẩm này ở đô thị Rau lại được xem làthực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình ở đô thị, sứctiêu thụ loại mặt hàng này rất mạnh Rau cũng là cây trồng có giá trị kinh tế cao hơnnhiều cây khác Thêm nữa, đề tài đã tiến hành điều tra hiện trạng sản xuất RAT Vìvậy, đề tài tập trung xác định các tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh tế của sản xuất RAT

- Doanh thu trồng RAT: là giá trị tính bằng tiền của toàn bộ sản phẩm mà một

hộ trồng RAT thu được trong một thời kỳ nhất định

1

Trong đó: GOrat : Doanh thu trồng RAT

Qi : Số lượng sản phẩm loại RAT i

Pi : Giá bán sản phẩm loại RAT i

- Chi phí trồng RAT: là toàn bộ số tiền mà một hộ trồng RAT phải chi để mua

các yếu tố đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất trong một thời kỳ nhất định

Trang 40

C : Chi phí công lao động gia đình

- Lợi nhuận trồng RAT: là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà

một hộ trồng RAT đã bỏ ra để có được doanh thu đó trong một thời kỳ nhất định

Công thức tính: P rat = GO rat - TC rat (Đồng)

Trong đó: Prat : Lợi nhuận trồng RAT

GOrat : Doanh thu trồng RAT

TCrat : Chi phí trồng RAT

- Lợi nhuận trên một ha đất trồng RAT: thể hiện lợi nhuận thu được trên một

ha đất trồng RAT trong một thời kỳ nhất định

Công thức tính:

rat

rat rat

rat

DT

P DT

Trong đó: Prat/DTrat : Lợi nhuận trên một ha đất trồng RAT

Prat : Lợi nhuận trồng RAT

DTrat : Diện tích trồng RATChỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng đất của sản xuất RAT, qua đó thể hiệnkhả năng cạnh tranh về sử dụng đất của sản xuất RAT đối với các sản phẩm nôngnghiệp khác và so với các hoạt động kinh tế khác

- Lợi nhuận trên chi phí trồng RAT: là tỷ lệ lợi nhuận thu được trên tổng chi

phí sản xuất RAT Tỷ số này càng lớn thì hộ trồng RAT sẽ có lợi nhuận càng cao.Công thức tính: rat rat TC rat rat

P TC

P / 

Trong đó: Prat / TCrat : Lợi nhuận trên chi phí trồng RAT

Prat : Lợi nhuận trồng RAT

TCrat : Chi phí trồng RAT

- Lợi nhuận trên lao động trồng RAT: biểu hiện bằng lợi nhuận mà một lao

động trồng RAT tạo ra trong một thời kỳ nhất định

Công thức tính:

rat

rat rat

rat

P LĐ

Trong đó: Prat / LĐrat : Lợi nhuận trên lao động trồng RAT

Prat : Lợi nhuận trồng RAT

rat : Lao động trồng RAT

1.1.7 Một số hình thức tổ chức không gian sản xuất của nông nghiệp đô thị

Nói đến tổ chức không gian là nói đến lãnh thổ (không gian) KT - XH của mộtnước, một vùng cụ thể và trong một hình thái xã hội nhất định

Tổ chức lãnh thổ (không gian) KT - XH là sự sắp xếp và phối hợp các đốitượng trong mối liên hệ liên ngành, liên vùng, nhằm sử dụng một cách hợp lý cáctiềm năng tự nhiên, lao động, vị trí địa lý kinh tế, chính trị và cơ sở vật chất kỹ thuật

Nghìn đồng/ha)

(Nghìn đồng/lao động)(Đồng)

Ngày đăng: 29/09/2014, 10:08

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1. Một số chỉ tiêu KT - XH của 5 đô thị trực thuộc Trung ương năm 2011 - Nghiên cứu sự phát triển nông nghiệp đô thị ở Hà Nội (toàn văn + tóm tắt)
Bảng 1.1. Một số chỉ tiêu KT - XH của 5 đô thị trực thuộc Trung ương năm 2011 (Trang 48)
Bảng 2.1. Dân số và mật độ dân số của TP Hà Nội giai đoạn 2001 - 2011 - Nghiên cứu sự phát triển nông nghiệp đô thị ở Hà Nội (toàn văn + tóm tắt)
Bảng 2.1. Dân số và mật độ dân số của TP Hà Nội giai đoạn 2001 - 2011 (Trang 60)
Bảng 2.3. Tổng số lao động và cơ cấu lao động nông thôn TP Hà Nội - Nghiên cứu sự phát triển nông nghiệp đô thị ở Hà Nội (toàn văn + tóm tắt)
Bảng 2.3. Tổng số lao động và cơ cấu lao động nông thôn TP Hà Nội (Trang 62)
Bảng 2.5. Vốn đầu tư cho nông nghiệp (vốn nhà nước) của TP Hà Nội - Nghiên cứu sự phát triển nông nghiệp đô thị ở Hà Nội (toàn văn + tóm tắt)
Bảng 2.5. Vốn đầu tư cho nông nghiệp (vốn nhà nước) của TP Hà Nội (Trang 64)
Bảng 2.7. Hiện trạng giao thông nông thôn ở TP Hà Nội năm 2011 - Nghiên cứu sự phát triển nông nghiệp đô thị ở Hà Nội (toàn văn + tóm tắt)
Bảng 2.7. Hiện trạng giao thông nông thôn ở TP Hà Nội năm 2011 (Trang 69)
Bảng 2.9. Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của TP Hà Nội năm 2007 và 2011 - Nghiên cứu sự phát triển nông nghiệp đô thị ở Hà Nội (toàn văn + tóm tắt)
Bảng 2.9. Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của TP Hà Nội năm 2007 và 2011 (Trang 77)
Bảng 2.10. Biến động đất sản xuất nông nghiệp của TP Hà Nội giai đoạn 2001 - 2011 - Nghiên cứu sự phát triển nông nghiệp đô thị ở Hà Nội (toàn văn + tóm tắt)
Bảng 2.10. Biến động đất sản xuất nông nghiệp của TP Hà Nội giai đoạn 2001 - 2011 (Trang 78)
Bảng 2.11. Một số đặc trưng trung bình khí hậu ở TP Hà Nội - Nghiên cứu sự phát triển nông nghiệp đô thị ở Hà Nội (toàn văn + tóm tắt)
Bảng 2.11. Một số đặc trưng trung bình khí hậu ở TP Hà Nội (Trang 79)
Bảng 3.7. Biến động đàn vật nuôi và sản phẩm chăn nuôi - Nghiên cứu sự phát triển nông nghiệp đô thị ở Hà Nội (toàn văn + tóm tắt)
Bảng 3.7. Biến động đàn vật nuôi và sản phẩm chăn nuôi (Trang 90)
Bảng 3.9. Cơ cấu đàn gia súc và sản lượng thịt gia súc - Nghiên cứu sự phát triển nông nghiệp đô thị ở Hà Nội (toàn văn + tóm tắt)
Bảng 3.9. Cơ cấu đàn gia súc và sản lượng thịt gia súc (Trang 92)
Bảng 3.10. Đàn bò và cơ cấu đàn bò của TP Hà Nội giai đoạn 2001 - 2011 - Nghiên cứu sự phát triển nông nghiệp đô thị ở Hà Nội (toàn văn + tóm tắt)
Bảng 3.10. Đàn bò và cơ cấu đàn bò của TP Hà Nội giai đoạn 2001 - 2011 (Trang 94)
Bảng 3.12. Tổng đàn gia cầm và sản phẩm của ngành chăn nuôi gia cầm - Nghiên cứu sự phát triển nông nghiệp đô thị ở Hà Nội (toàn văn + tóm tắt)
Bảng 3.12. Tổng đàn gia cầm và sản phẩm của ngành chăn nuôi gia cầm (Trang 100)
Bảng 3.13. Giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt của TP Hà Nội giai đoạn 2001 - 2011 (giá thực tế) - Nghiên cứu sự phát triển nông nghiệp đô thị ở Hà Nội (toàn văn + tóm tắt)
Bảng 3.13. Giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt của TP Hà Nội giai đoạn 2001 - 2011 (giá thực tế) (Trang 102)
Bảng 3.14. Diện tích và cơ cấu diện tích các loại cây trồng - Nghiên cứu sự phát triển nông nghiệp đô thị ở Hà Nội (toàn văn + tóm tắt)
Bảng 3.14. Diện tích và cơ cấu diện tích các loại cây trồng (Trang 103)
Bảng 3.15. Giá trị sản xuất nông nghiệp trên 1 ha (giá thực tế) - Nghiên cứu sự phát triển nông nghiệp đô thị ở Hà Nội (toàn văn + tóm tắt)
Bảng 3.15. Giá trị sản xuất nông nghiệp trên 1 ha (giá thực tế) (Trang 103)
Bảng 3.16. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của TP Hà Nội giai đoạn 2001 - 2011 - Nghiên cứu sự phát triển nông nghiệp đô thị ở Hà Nội (toàn văn + tóm tắt)
Bảng 3.16. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của TP Hà Nội giai đoạn 2001 - 2011 (Trang 104)
Bảng 3.17. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa chất lượng cao - Nghiên cứu sự phát triển nông nghiệp đô thị ở Hà Nội (toàn văn + tóm tắt)
Bảng 3.17. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa chất lượng cao (Trang 105)
Bảng 3.19. Giá trị sản xuất và diện tích cây rau, đậu thực phẩm - Nghiên cứu sự phát triển nông nghiệp đô thị ở Hà Nội (toàn văn + tóm tắt)
Bảng 3.19. Giá trị sản xuất và diện tích cây rau, đậu thực phẩm (Trang 108)
Bảng 3.20. Diện tích, năng suất, sản lượng rau của TP Hà Nội giai đoạn 2001 - 2011 - Nghiên cứu sự phát triển nông nghiệp đô thị ở Hà Nội (toàn văn + tóm tắt)
Bảng 3.20. Diện tích, năng suất, sản lượng rau của TP Hà Nội giai đoạn 2001 - 2011 (Trang 109)
Bảng 3.21. Diện tích, năng suất, sản lượng rau  của TP Hà Nội chia theo mùa vụ, giai đoạn 2001 - 2011 - Nghiên cứu sự phát triển nông nghiệp đô thị ở Hà Nội (toàn văn + tóm tắt)
Bảng 3.21. Diện tích, năng suất, sản lượng rau của TP Hà Nội chia theo mùa vụ, giai đoạn 2001 - 2011 (Trang 110)
Bảng 3.22. Diện tích, năng suất, sản lượng RAT của TP Hà Nội giai đoạn 2001 - - Nghiên cứu sự phát triển nông nghiệp đô thị ở Hà Nội (toàn văn + tóm tắt)
Bảng 3.22. Diện tích, năng suất, sản lượng RAT của TP Hà Nội giai đoạn 2001 - (Trang 111)
Bảng 3.23. Diện tích, năng suất, sản lượng RAT của TP Hà Nội chia theo mùa vụ - Nghiên cứu sự phát triển nông nghiệp đô thị ở Hà Nội (toàn văn + tóm tắt)
Bảng 3.23. Diện tích, năng suất, sản lượng RAT của TP Hà Nội chia theo mùa vụ (Trang 114)
Bảng 3.24. Cơ cấu diện tích canh tác RAT của Hà Nội phân theo quy trình sản xuất - Nghiên cứu sự phát triển nông nghiệp đô thị ở Hà Nội (toàn văn + tóm tắt)
Bảng 3.24. Cơ cấu diện tích canh tác RAT của Hà Nội phân theo quy trình sản xuất (Trang 114)
Bảng 3.25. Tỷ trọng giá trị và diện tích cây ăn quả so với cây lâu năm - Nghiên cứu sự phát triển nông nghiệp đô thị ở Hà Nội (toàn văn + tóm tắt)
Bảng 3.25. Tỷ trọng giá trị và diện tích cây ăn quả so với cây lâu năm (Trang 116)
Bảng 3.26. Diện tích và sản lượng cây ăn quả của TP Hà Nội giai đoạn 2001 - - Nghiên cứu sự phát triển nông nghiệp đô thị ở Hà Nội (toàn văn + tóm tắt)
Bảng 3.26. Diện tích và sản lượng cây ăn quả của TP Hà Nội giai đoạn 2001 - (Trang 117)
Bảng 3.27. Diện tích cho sản phẩm các cây ăn quả chính giai đoạn 2001 - 2011 - Nghiên cứu sự phát triển nông nghiệp đô thị ở Hà Nội (toàn văn + tóm tắt)
Bảng 3.27. Diện tích cho sản phẩm các cây ăn quả chính giai đoạn 2001 - 2011 (Trang 118)
Bảng 3.28. Sản lượng thu hoạch của các cây ăn quả chính giai đoạn 2001 - 2011 - Nghiên cứu sự phát triển nông nghiệp đô thị ở Hà Nội (toàn văn + tóm tắt)
Bảng 3.28. Sản lượng thu hoạch của các cây ăn quả chính giai đoạn 2001 - 2011 (Trang 120)
Bảng 3.30. Giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất dịch vụ nông nghiệp - Nghiên cứu sự phát triển nông nghiệp đô thị ở Hà Nội (toàn văn + tóm tắt)
Bảng 3.30. Giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất dịch vụ nông nghiệp (Trang 129)
Bảng 3.32. Số trang trại của TP Hà Nội giai đoạn 2001 - 2011 chia theo loại hình - Nghiên cứu sự phát triển nông nghiệp đô thị ở Hà Nội (toàn văn + tóm tắt)
Bảng 3.32. Số trang trại của TP Hà Nội giai đoạn 2001 - 2011 chia theo loại hình (Trang 142)
Bảng 3.33. Một số chỉ tiêu bình quân của trang trại nông nghiệp ở TP Hà Nội - Nghiên cứu sự phát triển nông nghiệp đô thị ở Hà Nội (toàn văn + tóm tắt)
Bảng 3.33. Một số chỉ tiêu bình quân của trang trại nông nghiệp ở TP Hà Nội (Trang 144)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w