1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tóm tắt luận án nghiên cứu sự phát triển nông nghiệp ở tỉnh hải dương

24 620 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 675,5 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ở Việt Nam, nông nghiệp, nông dân và nông thôn có vai trò quan trọng trong suốt quá trình xây dựng và phát triển đất nước Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, nông nghiệp nước ta có những bước phát triển vượt bậc, giá trị và giá trị sản lượng nông nghiệp liên tục tăng, chủng loại cây trồng, vật nuôi đa dạng hơn, cơ cấu nông nghiệp đang chuyển dịch theo hướng tích cực An ninh lương thực được giữ vững, nhiều sản phẩm nông nghiệp trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực như gạo, thủy hải sản, cà phê Đời sống nhân dân được cải thiện cả vật chất và tinh thần Hải Dương là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng có nhiều lợi thế để sản xuất nông nghiệp Những năm qua, sản xuất nông nghiệp đạt được thành tựu khá vững chắc GDP nông, lâm, thủy sản trong cơ cấu GDP của tỉnh chiếm 23% cao hơn so với cả nước (20,6%) và cao hơn các tỉnh đồng bằng sông Hồng (12,6%) Khu vực nông nghiệp thu hút 54,4% lực lượng lao động của tỉnh Tuy nhiên, trong quá trình CNH, HĐH, diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm, thị trường nông sản có nhiều biến động, những rủi ro trong nông nghiệp do chịu ảnh hưởng của thiên tai đang gây ra những khó khăn cho phát triển nông nghiệp Hải Dương Để sản xuất nông nghiệp Hải Dương tiếp tục ổn định và phát triển trong giai đoạn hiện nay cũng như có những định hướng chiến lược cho tương lai, những nghiên cứu về sự phát triển nông nghiệp cần phải có sự nhìn nhận đúng vai trò, đánh giá một cách khách quan các nguồn lực cho phát triển nông nghiệp của tỉnh Xuất phát từ thực tế phát triển nông nghiệp của tỉnh, đề tài “Nghiên cứu sự phát triển nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương” được lựa chọn làm luận án Tiến sĩ nhằm góp phần luận giải quá trình phát triển nông nghiệp Hải Dương từ năm 2000 đến nay dưới tác động của các nhân tố bên trong cũng như bên ngoài Từ đó đề xuất những giải pháp có cơ sở khoa học cho quá trình phát triển nông nghiệp của tỉnh trong các giai đoạn tiếp theo II TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1 Trên thế giới - Trong hệ thống lí luận về phát triển kinh tế trên thế giới, những nghiên cứu lí luận về giai đoạn phát triển kinh tế chiếm một vị trí quan trọng Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này là nhà kinh tế người Mỹ, Walter W Rostow Theo lí thuyết của W Rostow: quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia được chia thành 5 giai đoạn: xã hội truyền thống, chuẩn bị cất cánh, cất cánh, tăng trưởng và mức tiêu dùng cao và ứng với mỗi giai đoạn là một dạng cơ cấu kinh tế đặc trưng thể hiện bản chất phát triển của giai đoạn ấy Theo mô hình này, then chốt nhất là giai đoạn “cất cánh” - Học thuyết Keynes: ra đời trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế cuối những năm 29 đầu những năm 30 của thế kỷ XX Nội dung của học thuyết rất rộng, bao hàm nhiều vấn đề khác nhau để giải quyết các vấn đề của chủ nghĩa tư bản lúc bấy giờ, trong đó có một số 1 điều có thể vận dụng như là cơ sở lí luận cho việc hoạch định chiến lược phát triển kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng - Nhìn nhận vai trò của thị trường lao động nông thôn và quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp như một tiến trình chuyển dịch lao động giữa hai lĩnh vực chính nông nghiệp và công nghiệp, Lewis đưa ra mô hình nguồn lao động vô hạn và thị trường không hoàn hảo Theo Lewis, một nền kinh tế nông nghiệp ở giai đoạn đầu phát triển, lao động nông thôn sống chủ yếu bằng nghề nông rất đông Trong quá trình công nghiệp hóa, lao động chuyển sang lĩnh vực công nghiệp, phần đóng góp về GDP và tỷ lệ lao động của lĩnh vực nông nghiệp đến một thời điểm nhất định sẽ giảm xuống - Tiếp thu và phát triển các lý thuyết của các nhà kinh tế đã công bố về các quá trình phát triển nông nghiệp, Peter Timmer phân quá trình phát triển nông nghiệp của một nước thành 4 giai đoạn Giai đoạn 1 được đặc trưng bởi năng suất lao động nông nghiệp tăng lên và lao động trong lĩnh vực chuyển sang các lĩnh vực khác một cách chậm chạp Giai đoạn 2 là giai đoạn nông nghiệp đóng góp cho nền kinh tế, lĩnh vực nông nghiệp nhờ tạo ra sản phẩm dư thừa, sẽ chuyển các nguồn lực tài chính và lao động sang các khu vực khác của nền kinh tế với tốc độ nhanh, chủ yếu đầu tư cho quá trình công nghiệp hóa Giai đoạn 3 lĩnh vực nông nghiệp tham gia mạnh hơn vào quá trình phát triển kinh tế thông qua kết cấu hạ tầng cải thiện, thị trường lao động và thị trường vốn phát triển, thúc đẩy sự liên kết giữa kinh tế nông thôn và thành thị Giai đoạn 4 được đặc trưng bởi hoạt động sản xuất nông nghiệp trong nền kinh tế công nghiệp, trong đó lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ thấp và ngân sách chi cho nhu cầu tiêu thụ lương thực và thực phẩm chiếm phần nhỏ trong ngân sách chi tiêu của các gia đình thành thị Nếu theo mô hình này, Việt Nam đang ở đầu giai đoạn phát triển thứ nhất và có một số lĩnh vực có sự gối đầu sang giai đoạn thứ 2 - Với công trình đoạt giải Nobel năm 1993 “Áp dụng lý thuyết kinh tế và phương pháp định lượng trong giải thích các thay đổi về kinh tế và tổ chức” của Douglass C.North, Ông chia quá trình phát triển của mỗi nền kinh tế thành 4 thời kỳ tùy theo chi phí thông tin và cưỡng chế thực hiện hợp đồng của mỗi thời kỳ: đó là thời kì tự cung, tự cấp trong quy mô nông nghiệp làng xã; thời kỳ sản xuất hàng hóa nhỏ, quan hệ sản xuất kinh doanh vươn ra ngoài phạm vi làng xã, tới mức vùng; thời kì sản xuất hàng hóa quy mô trung bình và thời kì sản xuất hàng hóa với quy mô lớn - Vấn đề phân bố không gian của ngành nông nghiệp (Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp) đã có sức thu hút mãnh mẽ sự chú ý của nhiều nhà khoa học Người đầu tiên đưa ra ý tưởng về tổ chức lãnh thổ sản xuất nông nghiệp là nhà khoa học người Đức J.H.Von Thunen (1783 - 1850) Đầu những năm 1800, Ông đã đề xuất "lí thuyết vành đai giữa trung tâm và ngoại vi" Dựa trên các kết quả tính toán của mình, Thunen kết luận về vai trò của thành phố đối với sự phát triển nông nghiệp Theo ông, xung quanh một thành phố trung tâm (với giả thiết là hoàn toàn cô lập với các trung tâm khác) có thể tồn tại và phát triển 5 vành đai sản xuất 2 chuyên môn hóa nông nghiệp theo nghĩa rộng liên tục từ trong ra ngoài, gồm: vành đai 1 là thực phẩm tươi sống; vành đai 2 là lương thực, thực phẩm; vành đai 3 là cây ăn quả; vành đai 4 là lương thực và chăn nuôi; vành đai 5 là vành đai lâm nghiệp Tùy theo điều kiện cụ thể về điều kiện tự nhiên, tập quán sản xuất của cư dân và quy mô của thành phố trung tâm mà xác định số lượng vành đai, cũng như bán kính của mỗi vành đai nông nghiệp - Một trong những chuyên gia Xô Viết hàng đầu nghiên cứu về tổ chức lãnh thổ sản xuất nông nghiệp là K.I.Ivanov Trong luận án tiến sĩ với đề tài "Tổ chức lãnh thổ sản xuất các sản phẩm nông nghiệp và việc tính toán điều kiện của địa phương" (1967), ông đã phát triển tư tưởng của N.N.Kôlôxôvxki về các thể tổng hợp lãnh thổ sản xuất và đưa nó vào lĩnh vực nông nghiệp Về phương diện lí thuyết, K.I.Ivanov xây dựng cơ sở cho phương pháp dòng (băng chuyền) trong việc tổ chức sản xuất của nhiều phân ngành nông nghiệp Nhiều tư tưởng và quan niệm mới của ông đã được ứng dụng trong lĩnh vực lập mô hình các hệ thống lãnh thổ 2 Ở Việt Nam Ở Việt Nam, vấn đề phát triển nông nghiệp rất được chú ý, nhất là từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 6 (tháng 12/1986) Kế thừa và phát triển lí luận về sự phát triển nông nghiệp của các tác giả trên thế giới, các nhà khoa học, các nhà kinh tế nước ta đã công bố nhiều công trình nghiên cứu sự phát triển của nông nghiệp cả cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn cũng như vai trò và các điều kiện phát triển của nông nghiệp nước ta - Một trong những tác giả có nhiều công trình viết về nông nghiệp, nông thôn Việt Nam là Đặng Kim Sơn Tác giả đã tổng quan một số vấn đề về phát triển nông nghiệp và nông thôn trên thế giới trong điều kiện khoa học, công nghệ phát triển nhanh Ông đặt sự phát triển của nông nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế cũng như nhìn nhận vai trò của Nhà nước và các tổ chức phi chính phủ và của người nông dân trong phát triển nông nghiệp, nông thôn Tác giả đã đánh giá một cách tổng quan nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau 20 năm đổi mới và phát triển - Nghiên cứu những vấn đề cơ sở lí luận của nông nghiệp, nhóm tác giả Nguyễn Thế Nhã, Vũ Đình Thắng đã hệ thống hóa một cách có chọn lọc những cơ sở lí luận của nông nghiệp như vai trò, vị trí, đặc điểm của ngành nông nghiệp Mặt khác, các tác giả đã phân tích lịch sử phát triển nông nghiệp Việt Nam, xu hướng và những biện pháp tạo điều kiện cho nông nghiệp nước ta phát triển trong xu thế hội nhập - Đánh giá nông nghiệp Việt Nam sau 15 năm đổi mới, Nguyễn Sinh Cúc đã tổng kết những thành công cũng như những tồn tại của nông nghiệp Việt Nam từ 1986 đến nay, đồng thời đưa ra những giải pháp và triển vọng cho nông nghiệp Việt Nam từ bài học kinh nghiệm CNH, HĐH nông nghiệp và phát triển nông thôn của một số nước trên thế giới Tác giả đã xây dựng 3 mô hình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long đó là mô hình đa dạng hóa nông nghiệp gắn với công nghiệp nông thôn, mô hình phát triển 3 công nghiệp và dịch vụ và mô hình gắn công nghiệp, dịch vụ với nông nghiệp hàng hóa… - Nông nghiệp là ngành kinh tế gắn chặt với các điều kiện tự nhiên và các điều kiện kinh tế xã hội Nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên mà trước hết là gắn liền với tài nguyên đất, nước, khí hậu Mỗi sự biến đổi của các điều kiện tự nhiên đều tác động sâu sắc đến hoạt động sản xuất nông nghiệp Viết về vấn đề này, tác giả tiêu biểu là Đào Châu Thu Tác giả đã phân tích tài nguyên đất của nước ta và nhấn mạnh ý nghĩa của đất đối với sản xuất nông nghiệp Tác giả cũng đã phân chia độ dốc của vùng núi Việt Nam và xây dựng mô hình canh tác hợp lí trên đất dốc, đồng thời đặt ra những thách thức trong quá trình canh tác trên đất dốc - Một trong những đặc trưng nổi bật của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, theo TS Vũ Đình Thắng là một quá trình và cũng không thể có một cơ cấu hoàn thiện, bất biến Nói cách khác, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một tất yếu khách quan, nhưng đó không phải là quá trình vận động tự phát, mà con người cần phải tác động để thúc đẩy quá trình chuyển dịch này nhanh và hiệu quả hơn - Nghiên cứu về đặc điểm sinh thái một số cây trồng chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả của nông nghiệp Việt Nam, Viện sĩ Đào Thế Tuấn đã đi tiên phong trong nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn của việc xác định cơ cấu cây trồng hợp lí Tác giả đã phân tích đặc điểm sinh thái cây lúa, ngô… Từ những nghiên cứu cá thể, năm 1965 tác giả đã chuyển sang nghiên cứu sinh lí ruộng lúa năng suất cao với việc nghiên cứu quá trình quang hợp, dinh dưỡng khoáng… Công trình nghiên cứu này đặt cơ sở cho việc tạo ra những cánh đồng 10 tấn/ha vào những năm 70 của thế kỉ trước tại các HTX tỉnh Thái Bình, Hưng Yên… - Cùng nghiên cứu về cây lúa, Giáo sư Vũ Tuyên Hoàng có công trình đầu tiên sau khi tốt nghiệp ở Trung Quốc Ông đã nghiên cứu thành công công trình đưa lúa chiêm xuân trồng vào vụ mùa Sau thành công này, lần lượt các giống lúa đông xuân 1, đông xuân 2 và đông xuân 3 ra đời cho năng suất cao và được trồng cả vụ chiêm xuân và vụ mùa, điển hình là NN8 Ngày nay, những giống lúa của Ông ít được gieo trồng, nhưng việc nghiên cứu tạo ra nó và đưa vào sử dụng rộng rãi ở miền Bắc những năm 70 – 80 của thế kỷ trước góp phần không nhỏ để giải quyết vấn đề lương thực quốc gia - Một trong những vấn đề bức bách nhất mà ngành nông nghiệp Việt Nam chưa làm được là ổn định đầu ra của sản phẩm Đề cập đến vấn đề này, GS Võ Tòng Xuân có nhiều bài viết, trong đó tiêu biểu là công trình Nghiên cứu ứng dụng chuỗi giá trị sản xuất và tiêu thụ nông sản Trong công trình này, tác giả đề cập đến các tình huống dẫn đến những thành công và thất bại vừa qua của thị trường nông nghiệp Việt Nam, phân tích những điều kiện đáp ứng thị trường và phương pháp vĩ mô cần áp dụng để tạo ra thị trường hấp dẫn cho nông nghiệp Việt Nam Để chứng minh cho luận điểm của mình, tác giả đã minh chứng với thành công của Malaixia về cây cọ dầu 4 Dưới góc độ địa lý học, tập thể các nhà khoa học Địa lí thuộc khoa Địa Lí, trường Đại học Sư phạm Hà Nội có nhiều công trình, giáo trình địa lí nông nghiệp có ý nghĩa cả lý luận và thực tiễn - GS.TS Lê Thông đã đúc kết những đóng góp của các nhà địa lí Xô Viết về tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, đồng thời đánh giá một cách tổng quát các nhân tố ảnh hưởng tới việc hình tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp phổ biến hiện nay trên thế giới - Viết về các vùng kinh tế Việt Nam, tập thể tác giả Lê Thông, Nguyễn Quý Thao, Nguyễn Minh Tuệ, Nguyễn Thị Sơn và Lê Mỹ Dung đã có những tổng quan về vùng, các loại vùng tiêu biểu Khi phân chia các vùng kinh tế, các tác giả phân tích các vùng kinh tế của Nga và của Việt Nam Bên cạnh đó, các tác giả cũng phân tích các vùng trọng kinh tế trọng điểm theo quan niệm của Ngô Doãn Vịnh - Viết về Địa lí nông nghiệp, GS TS Nguyễn Viết Thịnh, GS.TS Đỗ Thị Minh Đức [84] ngoài việc phân tích vai trò, đặc điểm của ngành nông nghiệp, các tác giả coi các nhân tố tự nhiên, các nhân tố kinh tế xã hội là những nguồn lực cho sự phát triển nông nghiệp - Cùng quan điểm với các tác giả trên, PGS TS Nguyễn Minh Tuệ, GS.TS Nguyễn Viết Thịnh, GS.TS Lê Thông đã phân tích vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp thế giới Ngoài ra, tác giả phân tích sâu sắc đặc điểm sinh thái của một số loại cây trồng, vật nuôi phổ biến hiện nay trên thế giới Tác giả đã vẽ một bức tranh nông nghiệp thế giới xét theo cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ - Bên cạnh các công trình nghiên cứu có tính chất hệ thống, quy mô lớn, nông nghiệp cũng là một chủ đề rộng lớn, có sức hấp dẫn đối với các nghiên cứu sinh và được các nghiên cứu sinh lựa chọn làm đề tài cho luận án tiến sĩ của mình Nghiên cứu vấn đề chuyển dịch cơ cấu các ngành sản xuất nông nghiệp tỉnh Đồng Nai là luận án tiến sĩ khoa học kinh tế trường Đại học kinh tế Quốc dân năm 1995 của tác giả Phan Trung Kiên Tác giả Mai Hà Phương lựa chọn cây công nghiệp lâu năm ở tỉnh Lâm Đồng làm đề tài cho luận án tiến sĩ địa lí của trường Đại hoc Sư phạm Hà Nội năm 2008 Nguyễn Thị Trang Thanh lấy vấn đề tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tỉnh Nghệ An làm đề tài cho luận án tiến sĩ của mình Tác giả đã đúc kết các mô hình tổ chức lãnh thổ nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam, từ đó phân tích các mô hình tổ chức lãnh thổ nông nghiệp hiện có của tỉnh Nghệ An cũng như hiệu quả của từng hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp này 3 Ở Hải Dương Phát triển nông nghiệp là vấn đề được các cấp các ngành, các địa phương luôn quan tâm đề cập - Chương trình hành động thực hiện Nghị Quyết Hội nghị lần thứ 7 BCH TW khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã xác định nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng 5 cần được đầu tư đảm bảo nhu cầu an ninh lương thực, thực phẩm và tiến tới ngành sản xuất hàng hóa - Báo cáo tóm tắt - Rà soát bổ sung quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hải Dương đến năm 2020 đã đề cập đến xu hướng phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh đến năm 2020, ngoài việc đánh giá thực trạng nông nghiệp Hải Dương giai đoạn 2006 – 2008 còn đưa ra mục tiêu, chương trình hành động và các giải pháp để đến năm 2020, nông nghiệp Hải Dương không những đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm mà còn là tỉnh trọng điểm lương thực, thực phẩm của cả nước - Các đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển đổi cơ cấu ngành chăn nuôi Quy hoạch diện tích đất trồng lúa đảm bảo an ninh lương thực tỉnh Hải Dương đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã khảng định vai trò của nông nghiệp Hải Dương nhưng cũng đặt ra những thách thức to lớn của sản xuất nông nghiệp Hải Dương trước sức ép từ sự gia tăng dân số trong điều kiện đất nông nghiệp đang bị thu hẹp Có thể thấy, những công trình mà Hải Dương đều tập trung làm rõ bản chất, vai trò và các nhân tố tác động đến sản xuất nông nghiệp, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và lựa chọn mô hình phát triển của nông nghiệp Hải Dương phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh III MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI 1 Mục tiêu Vận dụng cơ sở lí luận, thực tiễn phát triển nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam, luận án tập trung nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương, thực trạng nông nghiệp Hải Dương trong giai đoạn 2000 – 2010 Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy nhanh quá trình phát triển nông nghiệp nông nghiệp của tỉnh 2 Nhiệm vụ - Tổng quan có chọn lọc cơ sở lí luận, thực tiễn về phát triển nông nghiệp - Lựa chọn các tiêu chí đánh giá sự phát triển nông nghiệp cho phù hợp với lãnh thổ cấp tỉnh - Phân tích thực trạng phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương giai đoạn 2000 – 2010 - Đề xuất các giải pháp cho phát triển nông nghiệp Hải Dương đến năm 2020 3 Giới hạn - Nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu sự phát triển nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm sự phát triển của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản xét theo cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ - Lãnh thổ nghiên cứu: luận án nghiên cứu sự phát triển nông nghiệp toàn bộ tỉnh Hải Dương có phân hóa đến cấp huyện, thị xã và thành phố tương đương Bên cạnh đó, luận án đặt Hải Dương trong bối cảnh liên kết với vùng đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ trong quá trình nghiên cứu 6 - Thời gian nghiên cứu: số liệu được lấy trong khoảng thời gian từ 2000 – 2010, một số số liệu đến năm 2012 Những số liệu mang tính dự báo và định hướng, luận án phân tích đến năm 2020 IV CÁC QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1 Các quan điểm nghiên cứu Đề tài sử dụng những quan điểm nghiên cứu như: tổng hợp lãnh thổ, hệ thống – cấu trúc, phát triển bền vững, lịch sử viễn cảnh và các phương pháp nghiên cứu đặc trưng: thu thập, xử lí và tổng hợp tài liệu, thống kê, so sánh, thực địa, khảo sát, chuyên gia, bản đồ GIS và dự báo 4.2 Các phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu đặc trưng của địa lí đó là phương pháp thu thập xử lí số liệu, phương pháp phân tích, phương pháp bản đồ, GIS, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp chuyên gia, phương pháp dự báo… V NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN - Luận án đã đúc kết, bổ sung, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp để vận dụng vào cấp tỉnh, lựa chọn một số tiêu chí cơ bản đánh giá sự phát triển nông nghiệp để áp dụng cho tỉnh Hải Dương - Luận án đã đánh giá đúng vai trò của các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương - Luận án đã đánh giá được sự phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương trong giai đoạn 2000 – 2010 xét theo cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ trên cơ sở vận dụng các tiêu chí đã được lựa chọn - Luận án đã đưa ra được một số giải pháp cụ thể nhằm góp phần đẩy nhanh quá trình phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương trong giai đoạn tiếp theo VI CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, phụ lục, các bản đồ và bảng biểu, nội dung của đề tài được trình bày trong 150 trang và chia thành trong 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề phát triển nông nghiệp Chương II: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nông nghiệp và thực trạng phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương trong giai đoạn 2000 - 2010 Chương III: Định hướng và giải pháp chủ yếu về sự phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương đến năm 2020 7 Chương I CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 1.1 Cơ sở lí luận 1.1.1 Một số khái niệm - Khái niệm nông nghiệp: Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm các ngành nông, lâm và ngư nghiệp - Nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa được hiểu là sản phẩm của nông nghiệp được mang ra trao đổi trên thị trường và chịu sự chi phối của Quy luật cung, cầu và Quy luật cạnh tranh So với nền nông nghiệp tự cung, tự cấp, nông nghiệp hàng hóa có những ưu thế nổi bật Vì trong nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa, nông sản chịu sự chi phối của các quy luật giá trị, quy luật cung cầu và quy luật cạnh tranh buộc các tổ chức, các tập thể và các cá nhân sản xuất phải tổ chức lại, cải tiến kĩ thuật, tăng năng suất, chất lượng, hạ giá thành, thay đổi mẫu mã cho phù hợp với người tiêu dung Từ đó, thúc đẩy nông nghiệp phát triển - Nền nông nghiệp hội nhập cũng được hiểu là quá trình chủ động gắn kết nền nông nghiệp và thị trường nông sản của từng nước với nền nông nghiệp khu vực và thế giới thông qua các hiệp định thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp ở các cấp độ đơn phương, song phương và đa phương 1.1.2 Vai trò và đặc điểm của nông nghiệp - Nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu cơ bản của con người Nông nghiệp là một trong những ngành quan trọng cung cấp nguyên liệu để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và tạo thêm việc làm cho dân cư Nông nghiệp và nông thôn là thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn của nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ Nông nghiệp là ngành cung cấp khối lượng hàng hóa lớn để xuất khẩu mang lại nguồn ngoại tệ cho đất nước Nông nghiệp là khu vực cung cấp lao động phục vụ công nghiệp và các lĩnh vực hoạt động khác của xã hội Nông nghiệp trực tiếp tham gia vào việc giữ gìn cân bằng sinh thái, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường - Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất chủ yếu của xã hội, với những đặc điểm riêng biệt Nghiên cứu các đặc điểm của nó có vai trò quan trọng trong việc xác định phương hướng phát triển, hoạch định chính sách và tiến hành các biện pháp quản lí có hiệu quả Nông nghiệp có những đặc điểm sau đây: Đất là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt của nông nghiệp; Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cơ thể sống; Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ; Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên 8 1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nông nghiệp Sự phát triển và phân bố nông nghiệp chịu ảnh hưởng sâu sắc của vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên - tài nguyên thiên nhiên và các nhân tố kinh tế xã hội trong cũng như ngoài lãnh thổ (dân cư, nguồn lao động, tiến bộ khoa học kĩ thuật, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật, vốn đầu tư, đường lối chính sách phát triển kinh tế, thị trường và mối quan hệ kinh tế liên vùng, các hoạt động kinh tế chính trị, xã hội trong khu vực và quốc tế 1.1.4 Một số hình thức TCLTNN Ở Việt Nam có các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp chính sau: hộ gia đình (nông hộ), trang trại, hợp tác xã nông nghiệp, vùng chuyên canh, vùng nông nghiệp 1.1.5 Các tiêu chí chí đánh giá sự phát triển nông nghiệp 1.1.5.1 Nhóm tiêu chí phát triển chung của nông nghiệp (theo nghĩa rộng bao gồm nông, lâm thủy sản) Nhóm tiêu chí phát triển chung của nông nghiệp bao gồm: GDP nông, lâm, thủy sản; Tỉ trọng nông, lâm, thủy sản trong cơ cấu kinh tế; Giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản; Tốc độ tăng trưởng GDP và tốc độ tăng GTSX nông, lâm, thủy sản; Lao động nông, lâm, thủy sản 1.1.5.2 Nhóm tiêu chí cơ cấu - Nhóm tiêu chí cơ cấu bao gồm: cơ cấu ngành nông, lâm, thủy sản,cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ 1.1.5.3 Nhóm tiêu chí hiệu quả kinh tế - Nhóm tiêu chí hiệu quả kinh tế bao gồm: năng suất lao động, thu nhập trong nông, lâm, thủy sản 1.1.5.4 Các tiêu chí khác như Cơ cấu sử dụng đất, cơ cấu lao động nông nghiệp, bình quân đất nông nghiệp đầu người, hệ số sử dụng đất… 1.2 Cơ sở thực tiễn 1.2.1 Vấn đề phát triển nông nghiệp ở Việt Nam Từ Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) đã khởi xướng công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam, trong quá trình thực hiện sự nghiệp đổi mới, nền nông nghiệp Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực: Phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống nhân dân Bên cạnh những thành tựu, sản xuất nông nghiệp cũng đã xuất hiện những vấn đề mới nảy sinh cần nghiên cứu để tìm ra những giải pháp phù hợp 1.2.2 Vấn đề phát triển nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) bao gồm 2 thành phố Hà Nội, Hải Phòng và 8 tỉnh là Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Hà Nam, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc Với tổng diện tích 14.964,1km 2 và tổng số dân 18.810,5 nghìn người (2010) ĐBSH có điều kiện thuận lợi cho phát triển nông, lâm, thủy sản và thực tế đây là vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm lớn thứ 2 của cả nước 9 Chương II CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2000 - 2010 2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương 2.1.1 Vị trí địa lí Hải Dương nằm trong khu vực đồng bằng Bắc Bộ, giới hạn trong khoảng từ 20 040’B đến 21015’B, từ 105055’Đ đến 106037’Đ Tiếp giáp 6 tỉnh: phía Bắc giáp Bắc Giang và Bắc Ninh; phía Đông giáp Hải Phòng và Quảng Ninh; nam giáp Thái Bình và phía Tây giáp Hưng Yên Hải Dương có diện tích 1654,77 km2, chiều dài từ cực Bắc (xã Hoàng Hoa Thám – Chí Linh đến cực Nam (xã Tiền Phong – Thanh Miện) là 63 km; chiều rộng từ cực Tây (xã Ngọc Liên – Cẩm Giàng) sang cực Đông (xã Minh Tân – Kinh Môn) là 50 km Nằm trong địa bàn kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh), có tuyến đường bộ, đường sắt quan trọng của Quốc gia chạy qua như quốc lộ 5, quốc lộ 18, 37, 183 Hải Dương trở thành điểm trung chuyển giữa Thủ đô Hà Nội và thành phố cảng Hải Phòng theo quốc lộ 5 (cách Hải Phòng 45 km về phía đông, cách Hà Nội 57 km về phía tây) Phía Bắc của tỉnh có hơn 20km quốc lộ 18 chạy qua, nối sân bay quốc tế Nội Bài với biển qua cảng Cái Lân quốc lộ 18 tạo điều kiện giao lưu hàng hóa từ nội địa (vùng Bắc Bộ) và từ tam giác tăng trưởng kinh tế phía Bắc ra biển, giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới, đồng thời tạo cơ sở hạ tầng cho việc phát triển nông nghiệp Trong xu thế hội nhập, Hải Dương mở cửa và hội nhập, Hải Dương có nhiều cơ hội tham gia vào phân công lao động trên phạm vi toàn vùng Bắc Bộ, đặc biệt là trao đổi hàng hóa với các tỉnh, thành phố trong cả nước và xuất khẩu Về mặt hành chính, bao gồm thành phố Hải Dương, thị xã Chí Linh và 10 huyện (Nam Sách, Kinh Môn, Kim Thành, Thanh Hà, Bình Giang, Cẩm Giàng, Gia Lộc, Thanh Miện, Ninh Giang và Tứ Kì), với 239 xã, 11 phường và 13 thị trấn 2.1.2 Các nhân tố tự nhiên 2.1.2.1.Địa hình Địa hình Hải Dương nghiêng và thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam [119] Phía Đông có địa hình thấp, trũng, thường bị ảnh hưởng của thủy triều và ngập nước vào mùa mưa Đại bộ phận diện tích của Hải Dương là đồng bằng (chiếm 89% diện tích) Nằm trong lưu vực sông Thái Bình, với độ cao trung bình từ 2 - 3 m so với mực nước biển, được phân bố ở phía Nam gồm các huyện: Tứ Kỳ, Gia Lộc, Nam Sách, Thanh Hà, Cẩm Giàng, Bình Giang, Ninh Giang, Thanh Miện, Kim Thành và thành phố Hải Dương Rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp đặc biệt là ngành trồng trọt 10 Diện tích miền núi của chiếm 13,14 % phân bố ở phía Bắc thuộc các huyện Chí Linh, Kinh Môn Phía Bắc huyện Chí Linh nằm trong cánh cung Đông Triều, thuận lợi cho trồng cây công nghiệp lâu năm, trồng cỏ để phát triển chăn nuôi 2.1.2.2 Đất trồng - Đất đồng bằng - Tính trong tổng diện tích điều tra, đất đồng bằng của Hải Dương có diện tích 93.170,08 ha, chiếm 86,86% diện tích Vùng đồng bằng có các nhóm đất: đất phù sa, đất mặn, đất phèn * Nhóm đất phù sa có diện tích lớn nhất 85.852,9 ha, chiếm 80,04% diện tích, chủ yếu được phù sa sông Thái Bình, có xen kẽ phù sa sông Hồng bồi đắp nên tương đối màu mỡ, có giá trị kinh tế cao và thích hợp với các loại cây trồng: cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày * Đất nhiễm mặn có 4064,1 ha chiếm 3,78% diện tích, được phân bố ở phía đông của tỉnh, bao gồm khu vực Nhị Chiểu (Kinh Môn), nam Tứ Kỳ, đông Kim Thành và nam Thanh Hà Là đất triều bãi được bồi phù sa hàng năm, cấy lúa 2 vụ năng suất thấp song lại thuận lợi cho việc trồng hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày (cói) và rau xanh * Đất phèn: có 3028,90 ha chiếm 2,82% diện tích, tập trung chủ yếu rìa phía đông nam các huyện Tứ Kỳ, nam Thanh Hà, Nhị Chiểu và một phần Chí Linh Loại đất này có độ phì tiềm tàng cao được hình thành do sản phẩm bồi tụ phù sa có vật liệu sinh phèn, phát triển trong môi trường ngập mặn, khó thoái nước nhưng cần phải cải tạo để đưa vào sản xuất - Đất đồi núi Vùng đồi núi Hải Dương tập trung ở thị xã Chí Linh và huyện Kinh Môn Diện tích 14.096,02 ha chiếm 13,14% diện tích điều tra toàn tỉnh Đất này chủ yếu thuộc nhóm đất xám, với các loại đất: đất xám bạc màu trên phù sa cổ, đất xám Feralit trên phiến thạch sét và bột kết; đất xám Feralit trên đá cát và đất xám Feralit biến đổi do trồng lúa nước Ngoài ra, còn có đất feralit đỏ vàng có diện tích không đáng kể 2.1.2.3 Khí hậu Khí hậu Hải Dương mang nét chung của khí hậu đồng bằng sông Hồng với đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh kéo dài 3 tháng, có mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông tương đối lạnh, ít mưa 2.1.2.4 Thủy văn Hải Dương có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc với nhiều sông lớn chảy qua thuộc lưu vực sông Thái Bình [119]: như sông Kinh Thày, sông Kinh Môn, sông Mía, sông Văn Úc, v.v Đoạn sông Thái Bình chảy qua Hải Dương dài 60 km (tính từ Phả Lại đến ngã ba sông Mía), có lưu lượng nước bình quân hàng năm rất lớn Tại trạm Bến Bình vào tháng VII tới 1590 m3/s 11 Các sông tại Hải Dương có thủy chế theo mùa rõ rệt: Mùa lũ thường kéo dài 5 tháng từ tháng VI đến tháng X, cao nhất vào tháng VIII Mùa cạn thường kéo dài 7 tháng, từ tháng XI đến tháng V với mực nước và lưu lượng nước thấp nhất vào tháng III 2.1.2.5.Tài nguyên sinh vật Hải Dương có hai huyện, thị miền núi là thị xã Chí Linh và huyện Kinh Môn với tài nguyên rừng phong phú: Tổng diện tích rừng của Hải Dương đạt 13975 ha, trong đó có 2389 ha rừng tự nhiên và 11586 ha diện tích rừng trồng Cây trồng chủ yếu là keo tai tượng, bạch đàn, thông và một số cây ăn quả như vải thiều, nhãn, na…Động vật hoang dã hầu như không còn, chỉ có chồn, cáo, gà lôi, trĩ, lợn rừng… 2.1.3 Các nhân tố kinh tế xã hội 2.1.3.1 Dân cư và nguồn lao động a Dân cư Theo số liệu thống kê 2010, dân số của Hải Dương có 1712,8 nghìn người, đứng thứ 5 về số dân ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng và đứng thứ 11 trong cả nước Từ năm 1999 trở lại đây, dân số Hải Dương tăng chậm so với mức tăng dân số trung bình của cả nước (tốc độ tăng dân số trung bình hàng năm gần 1%) Đặc biệt, do thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình, tốc độ tăng dân số của Hải Dương những năm gần đây giảm đáng kế, chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao, kinh tế xã hội ngày càng được đẩy mạnh, phát triển Điều này đã tạo động lực thúc đẩy nông nghiệp Hải Dương phát triển nhanh, mạnh và hiệu quả hơn b Nguồn lao động Cùng với số dân đông, Hải Dương có lực lượng lao động dồi dào Năm 2010, toàn tỉnh có 1081,5 nghìn lao động chiếm 63,4% dân số, mỗi năm nguồn lao động tăng khoảng 5600 người Lực lượng lao động đang được trẻ hóa, có trình độ, có tri thức, tiếp thu nhanh những tiến bộ khoa học, kĩ thuật và công nghệ mới Đặc biệt trong nền sản xuất hàng hóa, lực lượng này tỏ ra linh hoạt, nhạy bén và nhanh chóng nắm bắt cơ chế thị trường 2.1.3.2 Tiềm lực khoa học công nghệ Việc áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ hiện đại làm cho sản xuất nông nghiệp có năng suất cao, rút ngắn thời kỳ xây dựng cơ bản, tạo nên nguồn nguyên liệu ổn định và có chất lượng tốt cho công nghiệp chế biến và cho xuất khẩu 2.1.3.3 Cơ sở hạ tầng a Giao thông Trên địa bàn tỉnh có các tuyến quốc lộ chạy qua như quốc lộ 5, 18, 183, 37 Các tuyến này đã, đang được sửa chữa, nâng cấp hoàn chỉnh, khả năng thông xe tốt, rất thuận lợi cho việc vận chuyển nông sản hàng hóa trong và ngoài tỉnh 12 Hải Dương có 10 tuyến sông do Trung ương quản lí, dài gần 300 km, 6 tuyến sông do địa phương quản lí dài 140 km Trên địa bàn Hải Dương có 10 bến xếp dỡ hàng hóa dọc theo các sông, trong đó có cảng Cống Câu với công suất 220 nghìn tấn/năm Hải Dương có 70 km đường sắt đi qua (kể cả 15 km đường chuyên dùng cho nhà máy nhiệt điện Phả Lại) Tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng qua địa phận tỉnh dài 44 km Tuyến Kép - Bãi Cháy qua Hải Dương dài 10 km Tạo điều kiện thuận lợi cho lưu chuyển hàng hóa giữa Hải Dương và các tỉnh lân cận cũng như xuất khẩu hàng hóa qua cảng Hải Phòng Đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng được khởi công xây dựng từ ngày 2/2/2009 Là đường cao tốc xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế, dài 105,5 km, từ thủ đô Hà Nội qua Hưng Yên, Hải Dương đến thành phố Hải Phòng Trong đó, phần qua lãnh thổ Hải Dương dài 40 km thuộc 4 huyện: Bình Giang, Gia Lộc, Tứ Kỳ và Thanh Hà b Hệ thống cấp điện Hải Dương có điều kiện thuận lợi về nguồn cấp điện Trên địa bàn tỉnh có nguồn cấp điện từ nhà máy nhiệt điện Phả Lại với công suất 1040MW Nguồn điện bổ sung từ lưới diện quốc gia qua đường dây 35 KV, có chiều dài 600 km từ tuyến Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng c Hệ thống cấp nước Cho tới nay, nguồn nước cung cấp cho khu vực thành thị cũng như khu vực nông thôn chưa được chủ động Các nhà máy nước cũng như hệ thống đường ống đang trong tình trạng xuống cấp, thất thoát lớn Về cơ bản, dân cư khu vực đô thị đã được dùng nước máy, tuy nhiên tỷ lệ này mới chỉ đạt 80% Lượng nước tiêu thụ hiện nay mới chỉ đáp ứng 60 – 80 lít nước/người/ngày Khu vực nông thôn đã chú ý xây dựng 12 trạm cấp nước nhỏ Tuy nhiên, đa số dân nông thôn vẫn dùng nước khơi là chính, chưa đảm bảo vệ sinh và hạn chế phát triển nghề thủ công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến rau, củ quả… d Thông tin và truyền thông Trong những năm gần đây, mạng thông tin di động phát triển khá mạnh với nhiều loại hình, nhiều dịch vụ đa dạng Đến hết năm 2009, Hải Dương có 266566 thuê bao điện thoại cố định và 75523 thuê bao di động trả sau Bình quân thuê bao cố định và thuê bao trả sau là 23,6 máy/100 dân Cao hơn so với bình quân chung của cả nước (cả nước đạt 15,1 thuê bao/100 dân) Tổng số thuê bao Internet ADSL 24163 thuê bao 2.1.3.4 Cơ sở vật chất kĩ thuật - Hải Dương đã xây dựng được một hệ thống thủy lợi khá phát triển Hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải cùng với mạng lưới thủy nông nội đồng đã đáp ứng kịp thời nhu cầu tưới và tiêu nước cho nhân dân - Nhiều trạm bơm được xây dựng mới, phong trào kiên cố hóa kênh mương tiếp tục được thực hiện, thêm nhiều diện tích canh tác được tưới tiêu góp phần tăng năng suất, sản 13 lượng cây trồng Đến năm 2006, có 983 trạm bơm nước phụcvụ sản xuất nông, lâm và thủy san trên địa bàn xã, bình quân một xã có 3,7 trạm bơm nước (vùng đồng bằng sông Hồng trung bình 3,7 trạm bơm/xã) 2.1.3.5 Sự phát triển của các ngành kinh tế Các ngành kinh tế có quan hệ chặt chẽ với nhau trong toàn bộ nên kinh tế của cả nước Sự phát triển của nông nghiệp Hải Dương nói riêng và nông nghiệp cả nước nói chung không thể tách rời sự phát triển của các ngành kinh tế khác Trong những năm qua, nông nghiệp Hải Dương khởi sắc là nhờ sự tác động của các ngành kinh tế khác phát triển mà trước hết là sự phát triển của công nghiệp 2.1.3.6 Thị trường tiêu thụ Thị trường là nhân tố quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp Vấn đề trồng cây gì, nuôi con gì nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, giúp nông dân vươn lên làm giàu từ chính quê hương có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của nông nghiệp Hải Dương có dân số đông, chất lượng cuộc sống đang ngày càng được nâng cao Mặt khác, Hải Dương rất gần các trung tâm công nghiệp, các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh Nông sản hàng hóa của Hải Dương không chỉ đáp ứng nhu cầu nhân dân trong tỉnh mà còn đáp ứng nhu cầu của các tỉnh bạn và tạo nguồn hàng xuất khẩu Có thể nói, Hải Dương đang có một thị trường lớn, đầy tiềm năng, thuận lợi cho nông nghiệp phát triển, nhưng điều đó cũng tạo ra một áp lực cho nông nghiệp Hải Dương cạnh tranh với nông nghiệp các tỉnh bạn trong điều kiện có điều kiện sản xuất khá tương đồng 2.1.3.7 Vốn đầu tư Nguồn vốn đầu tư là rất quan trọng, giúp nông dân xóa đói, giảm nghèo và tiến tới có nông sản hàng hóa Nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp ngày càng tăng Năm 2010, tổng số vốn đầu tư cho nông nghiệp là 1050,1 tỉ đồng, tăng 372.942 triệu đồng so với năm 2006, chiếm 1,3% tổng số vốn đầu tư cho toàn bộ nền kinh tế 2.1.3.8 Chính sách phát triển nông nghiệp Nền kinh tế của nước ta những năm qua liên tục tăng trưởng cao, cân đối thu cho ngân sách của Nhà nước bước đầu đã có những chuyển biến theo hướng tích cực, vì vậy Nhà nước có điều kiện thực hiện một số chính sách xã hội đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn Nhiều chương trình đã và đang thực hiện như: chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói, giảm nghèo và việc làm; Chương trình 135; Chương trình 5 triệu ha rừng; Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; Chương trình mục tiêu quốc gia về Giáo dục và đào tạo… Chính sách đất : cùng với chính sách giao ruộng đất lâu dài cho hộ nông dân thì ở Hải Dương hiện nay đang có chính sách dồn ruộng, đổi thửa Chính sách này xóa bỏ sự manh mún trong sở hữu ruộng đất, tạo điều kiện cơ giới hóa trong các khâu làm đất, thu hoạch sản phẩm 14 2.2.Thực trạng nông nghiệp tỉnh Hải Dương giai đoạn 2000 - 2010 2.2.1.Khái quát chung Nông, lâm, thủy sản (NLTS) mặc dù đang có xu hướng giảm giảm tỉ trọng từ 34,8% năm 2000 xuống còn 23,0% năm 2010 trong cơ cấu GDP của tỉnh, song vẫn giữ vai trò quan trọng, thu hút tới 54,5% tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế của tỉnh Hoạt động kinh tế này đang chuyển dần từ một nền sản xuất tự cung, tự cấp sang nền sản xuất hàng hóa 2.2.2 Các ngành nông, lâm, thủy sản 2.2.2.1 Ngành nông nghiệp Hải Dương là một tỉnh nông nghiệp thuộc đồng bằng sông Hồng, sản xuất nông nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Trong những năm qua, thực hiện đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nông nghiệp vẫn được coi là mặt trận hàng đầu trong việc giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm cho nhân dân và tạo nguồn hàng xuất khẩu Trong 10 năm, từ năm 2000 đến 2010, ngành dịch vụ nông nghiệp tăng nhanh nhất: 9,6 lần Chăn nuôi tăng nhanh thứ 2 sau dịch vụ, mức tăng đạt gần 5 lần Ngành trồng trọt có mức tăng chậm nhất, chỉ đạt 2,9 lần Trong cơ cấu ngành nông nghiệp của Hải Dương đang có sự thay đổi theo xu hướng giảm tỉ trọng của ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp Sự thay đổi cơ cấu nông nghiệp này phù hợp với xu hướng chung của cả nước, gắn với nền sản xuất hàng hóa Tuy nhiên, sự chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp ở Hải Dương còn chậm Ngành trồng trọt giảm nhẹ, năm 2008 tăng chút ít, sau đó lại giảm Ngành chăn nuôi tăng chậm do ảnh hưởng của dịch bệnh Ngành dịch vụ nông nghiệp tăng khá Biểu đồ 2.8: Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2000 – 2010 a Ngành trồng trọt Hải Dương có điều kiện tự nhiên, đặc biệt là đất trồng, khí hậu và nguồn nước thuận lợi để phát triển ngành trồng trọt Thực tế, ngành trồng trọt là ngành kinh tế quan trọng nhất 15 trong sản xuất nông nghiệp Hải Dương Năm 2010, GTSX ngành trồng trọt chiếm 62,8% trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp Bảng 2.13 GTSX và cơ cấu GTSX ngành trồng trọt tỉnh Hải Dương (giá thực tế) Nhóm cây Giá trị sản xuất (tỉ đồng) Cơ cấu (%) - Cây lương thực - Rau đậu - Cây CN hàng năm - Cây ăn quả - Các cây khác 2000 2501.8 100 62.9 16.9 1.4 12.2 6.6 2005 3572.9 100 59.0 24.0 1.3 9.0 6.7 2010 7210.3 100 57.0 29.8 0.8 9.9 2.5 Trong cơ cấu ngành trồng trọt, ngành trồng cây lương thực chiếm vai trò quan trọng và có xu hướng giảm từ 62,9% năm 2000 xuống còn 57,0% năm 2010 Nhóm cây rau đậu các loại chiếm vị trí thứ 2 và đang tăng mạnh mẽ Cây công nghiệp hàng năm chiếm vị trí khiêm tốn và tiếp tục giảm Cây ăn quả đứng vị trí thứ 3 và cũng đang giảm tỉ trọng Trong từng loại cây trồng có sự thay đổi mạnh mẽ về diện tích Nhìn chung, cây lương thực giảm, rau đậu và cây ăn quả tăng Cây công nghiệp ít có sự thay đổi Trong 10 năm, tỉ trọng cây lương thực giảm từ 76,5% năm 2000 xuống còn 70,1% Tỉ trọng cây rau đậu tăng chậm và đứng thứ 2 trong các ngành Tỉ trọng cây ăn quả chiếm vị trí thứ 3 và đang tiếp tục tăng lên - Cây lương thực Bảng 2.15 Một số chỉ tiêu cây lương thực có hạt tỉnh Hải Dương Vùng Cả nước ĐBSH Hải Dương Chỉ tiêu Diện tích (ha) Sản lượng (nghìn tấn) BQĐN (kg/ng) Diện tích (ha) Sản lượng (nghìn tấn) BQĐN (kg/ng) Diện tích (ha) Sản lượng (nghìn tấn) BQĐN (kg/ng) Năm 2000 8399.1 34538.9 444.9 1359.5 7056.9 390.9 152.7 (4,18) 842.9 (4,16) 506.8 (5,17) Năm 2010 8641.4 44596.6 513.0 1247.8 7244.6 366.4 132.2 (4,21) 777.7 (4,18) 454.1(6,26) Năm 2010, diện tích cây lương thực có hạt của Hải Dương đứng thứ 4 ở ĐBSH và đứng thứ 21 trong 63 tỉnh thành Đứng thứ 4 về sản lượng trong vùng và đứng thứ 18 trong cả nước Bình quân lương thực đầu giảm nhanh người đứng thứ 6 so với các tỉnh ĐBSH và 26 trong cả nước Nguyên nhân do Hải Dương có mật độ dân số cao (đứng thứ 7 trong vùng và thứ 8 trong cả nước) + Trong cơ cấu cây lương thực có hạt, lúa luôn giữ vị trí hàng đầu cả về diện tích và 16 sản lượng Bảng 2.17: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa phân theo mùa vụ Vụ Đông xuân Mùa Cả năm DT (ha) 74151 73348 147499 Năm 2000 NS(tạ/ha) 59,11 52,51 58,83 SL (tấn) 438305 385151 823456 DT(ha) 64133 63350 127483 Năm 2010 NS(tạ/ha) 60,48 58,40 59,45 SL (tấn) 387906 369963 757869 Về năng suất: năng suất lúa tăng liên tục cả năng suất lúa đông xuân và năng suất lúa mùa do áp dụng những tiến bộ khoa học, công nghệ vào gieo trồng, ngày càng có nhiều giống lúa mới có năng suất cao và chất lượng tốt, vì vậy, năng suất cả năm khá cao So sánh năng suất giữa vụ đông và vụ mùa thì năng suất lúa vụ đông xuân luôn cao hơn do vụ mùa thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, mưa bão, hạn hán… Mặc dù năng suất lúa cả năm tăng, nhưng do diện tích gieo trồng lúa giảm khá nhanh nên sản lượng lúa cả năm ở Hải Dương giảm đáng kể (giảm 65587 tấn) - Rau đậu: + Rau đậu các loại được trồng trong vụ đông xuân Ở Hải Dương, tập đoàn các loại rau vụ đông khá phong phú như khoai tây, hành, tỏi, cà chua, ớt, bắp cải, súp lơ, dưa chuột… Năm 2010, GTSX các loại rau đậu trên của tỉnh Hải Dương đạt 2145,5 tỉ đồng, chiếm 18,7% GTSX ngành nông nghiệp và chiếm 29,8% GTSX của ngành trồng trọt Sở dĩ ngành trồng rau chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu cây trồng và tiếp tục tăng xuất phát từ nhu cầu của thị trường tiêu thụ Sự xuất hiện của 10 KCN trên địa bàn tỉnh và các KCN của các tỉnh bạn cùng với các trung tâm công nghiệp đã tạo thúc đẩy sản xuất rau, đậu phát triển - Cây ăn quả: Hải Dương có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho trồng cây ăn quả và trên thực tế, Hải Dương có nhiều loại cây ăn quả có giá trị như vải thiều Thanh Hà, cam Tứ Kỳ, dưa hấu Gia Lộc…và các loại hoa quả nhiệt đới khác như bưởi, chuối - Cây công nghiệp + Trong ngành trồng trọt của tỉnh Hải Dương, ngành trồng cây công nghiệp chiếm một vai trò nhất định Năm 2010, diện tích cây công nghiệp của Hải Dương đạt 2811 ha, chiếm 1,5 % diện tích gieo trồng của cả tỉnh và đạt 62633 triệu đồng (giá so sánh năm 1994), chiếm 2,5% giá trị sản xuất ngành trồng trọt của tỉnh b Ngành chăn nuôi Hải Dương có nhiều thế mạnh để phát triển chăn nuôi như nguồn thức ăn phong phú từ sản xuất lương thực, thực phẩm nên những năm qua ngành chăn nuôi của Hải Dương phát triển khá nhanh Tỷ trọng của chăn nuôi tăng từ 22,1% năm 2000 lên 31,6% năm 2010 Tuy nhiên, trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi vẫn chiếm tỉ trọng thấp so với ngành trồng trọt Bảng2.24: GTSX và cơ cấu GTSX ngành chăn nuôi Hải Dương 2000 – 2010 (giá TT) 17 Năm Giá trị sản xuất (tr.đồng) Cơ cấu (%) 2000 Tổng số 729558 Gia súc 417119 Gia cầm 182817 SP khác 2012 Tổng số 100 Gia súc 57,2 Gia cầm 25,1 SP khác 0,3 2005 1695283 1170618 349703 4559 100 69,1 20,6 0,3 2010 3629190 2410732 784003 76732 100 66,4 21,6 2,0 - Ngành chăn nuôi gia súc lớn: Trong những năm qua, ngành chăn nuôi gia súc lớn có xu hướng giảm, xuất phát từ thực tế đất nông nghiệp đang giảm, đồng thời sức kéo trong nông nghiệp đang được thay thế bằng máy móc - Chăn nuôi gia súc nhỏ: - Chăn nuôi gia cầm: 2.2.2.2 Ngành lâm nghiệp Tài nguyên rừng của Hải Dương tập trung ở thị xã Chí Linh và huyện Kinh Môn, nơi có nhiều đồi núi So với nông nghiệp, giá trị của ngành sản xuất lâm nghiệp Hải Dương còn nhỏ, năm 2010 đạt 54101 triệu đồng, chiếm 0,4% toàn ngành nông – lâm – thủy sản So với năm 2000, tỉ trọng của ngành lâm nghiệp giảm 02% (năm 2000 cơ cấu ngành lâm nghiệp đạt 0,6%) Sở dĩ ngành lâm nghiệp giảm về tỉ trọng vì những năm qua, diện tích khoanh nuôi, trồng rừng của Hải Dương giảm, một số diện tích rừng trước đây chuyển sang trồng cây công nghiệp (chè) hoặc trồng cây ăn quả (vải thiều, nhãn…) Vì vậy, giá trị sản xuất của khu vực khoanh nuôi, trồng rừng giảm từ 3087 triệu đồng năm 2000 xuống còn 421 triệu đồng năm 2010 Ngược lại, khu vực khai thác lâm sản tăng khá từ 14254 triệu đồng lên 46910 triệu đồng trong cùng thời gian trên Bảng 2.25: Giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp (triệu đồng – Giá thực tế) Tiêu chí Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 Tổng số 19181 21690 54101 1 Trồng và nuôi rừng 3087 1192 421 - Trồng tập trung 338 456 295 - Trồng cây phân tán 1853 453 122 - Chăm sóc rừng 896 283 4 2 Khai thác lâm sản 14254 17366 46910 - Gỗ 4096 5569 30813 - Củi 10158 11827 16097 3 Lâm sản khác 1840 3102 6770 2.2.2.3 Ngành thủy sản 18 Bảng 2.26: Một số chỉ tiêu của ngành thủy sản Hải Dương năm 2010 Chỉ tiêu Tổng số GTSX (Giá thực tế tr đồng) Sản lượng (tấn) Năm 2000 Đánh bắt Nuôi trồng Tổng số Năm 2010 Đánh bắt Nuôi trồng 135575 13894 93231 1095633 45319 1040957 13430 1777 11653 53659 2244 51415 Giá trị sản phẩm trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp của tỉnh Hải Dương nhìn chung tăng khá nhanh Tăng nhanh nhất là GTSP trên một ha đất nuôi trồng thủy sản trong 10 năm tăng 6.3 lần; GTSP của trên một ha đất trồng trọt tăng 3.2 lần và GTSP trên 1 ha đất nông nghiệp tăng 3.3 lần rõ ràng, việc đầu tư cho thủy sản đem lại hiệu quả cao hơn nhiều so với đầu tư cho trồng trọt Điều này cũng lí giải vì sao trong cơ cấu của ngành nông, lâm, thủy sản, tỉ trọng của ngành thủy sản ngày càng tăng lên So với giá trị sản phẩm trên một ha đất nông nghiệp của cả nước thì năm 2010, giá trị sản phẩm trên một ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản của Hải Dương cao hơn so với cả nước Hiệu quả kinh tế từ việc trồng ớt với lãi suất cao nhất so với vốn đầu tư ban đầu (362%) Sau đó là bắp cải (306,5%) nhìn chung, các loại cây vụ đông có lãi suất cao hơn so với trồng lúa vì thời gian trồng các loại cây vụ đông ngắn (khoảng 2 – 3 tháng) trong khi trồng lúa cho hiệu quả thấp và mất nhiều công chăm sóc hơn Năng suất lao động tăng lên đáng kể Năng suất lao động xã hội của lao động nông nghiệp tăng khá nhanh, từ 4,8 triệu đồng/lao động năm 2000 lên đến 23,9 triệu đồng/lao động Tăng gấp gần 5 lần Mức sống của nhân dân được cải thiện đáng kể, cả vật chất và tinh thần Bảng 3.7: HQ KT của một số loại hình SDĐ theo công thức luân canh, năm 2010 Đơn vị: Nghìn đồng/ha (giá hiện hành) Loại hình 2 lúa Lúa màu Chuyên rau màu Công thức luân canh Lúa xuân + lúa mùa Lúa xuân + lúa mùa + vụ đông 1 vụ lúa xuân +3 vụ rau 2 vụ lúa + 2 vụ màu (dưa hấu) 5 vụ rau màu Dưa hấu + cà chua + rau đông Chuyên cà chua + rau cải xen vụ Cà rốt + ngô xuân + xen rau GTSX 60.399,5 85.392,5 132.601,7 152.357,5 196.206,0 179.102,5 166.479,0 118.582,8 Chi phí SX 45.541 56.823,4 79.438,5 73.302,6 125.115,0 94.582,0 105.546,4 72.328,7 Thu nhập 14.858,5 28.596,1 53.163,2 79.054,9 71.091,0 84.520,5 60.932,6 46.254,1 Như vậy, có thể thấy nếu xét về hiệu quả kinh tế thì người trồng lúa sẽ có thu nhập thấp nhất, đặc biệt là sản xuất thuần 2 vụ lúa Hiệu quả kinh tế cao nhất mô hình dưa hấu + cà chua + rau vụ đông Vì vậy, cần khuyến khích nông dân chuyển đổi mô hình luân canh theo hướng này vừa tăng thu nhập cho nông dân, vừa tăng nông sản hàng hóa 2.2.3 Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tỉnh Hải Dương 2.2.3.1 Tiểu vùng trung tâm.(Tiểu vùng 1) 19 Tiểu vùng này bao gồm thành phố Hải Dương và các huyện Gia Lộc, Tứ Kỳ, Nam Sách, Thanh Hà, Kim Thành và Cẩm Giàng với diện tích 846,6 km 2 chiếm 51,2 % diện tích toàn tỉnh; có số dân là 1024694 người chiếm 59,8% dân số của tỉnh Bảng 2.34: Một số chỉ tiêu sản xuất NLTS của tiểu vùng 1 năm 2010 Chỉ tiêu Lúa - (ha) Rau (ha) Sản lượng thịt các loại (Tấn) Thủy sản (Tấn) Toàn tỉnh Số lượng % 127483 100 757869 100 28569 100 Vùng Số lượng 63996 388787 19898 % 50,2 51,3 69.7 104535 100 61153 58,5 53659 100 32410 52,5 2.2.3.2 Tiểu vùng phía Nam và Tây Nam (Tiểu vùng 2) Tiểu vùng 2 bao gồm các huyện Bình Giang, Ninh Giang, Thanh Miện với diện tích 362,7 km2 chiếm 21,9 % diện tích của tỉnh và 369392 người chiếm 21,6% dân số toàn tỉnh Cả 3 huyện Bình Giang, Ninh Giang và Thanh Miện đều nằm ở phía nam của thành phố Hải Dương Đây cũng là những huyện có hệ thống giao thông khó khăn hơn các khu vực khác (không có các tuyến đường quốc lộ hoặc liên tỉnh), vì vậy sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn do thị trường tiêu thụ hạn chế Bảng 2.35: Một số chỉ tiêu SXNNcủa tiểu vùng 2 năm 2010 Chỉ tiêu Lúa - (ha) Rau (ha) Sản lượng thịt các loại (Tấn) Thủy sản (Tấn) Toàn tỉnh Số lượng 127483 757869 28569 104535 53659 % 100 100 100 100 100 Vùng Số lượng 41304 246507 2914 21534 14595 % 32,4 32,5 10,2 20,6 27,2 Ở vùng này, đang hình thành những vùng sản xuất hàng hóa tập trung, những vùng chuyên canh quy mô lớn hướng vào lợi thế của vùng như lúa đặc sản, lúa giống, rau vụ đông 2.2.3.3 Tiểu vùng phía Bắc (Tiểu vùng 3) Do đặc điểm tự nhiên, đây là vùng đồi núi, đất rộng, người thưa Diện tích của vùng 445,5 km2 chiếm 26,9% diện tích và 318756 người, chiếm 18,6% dân số toàn tỉnh - Thế mạnh của vùng là có quy mô đất nông nghiệp rộng lớn so với các huyện và thành phố khác trong tỉnh Diện tích đất nông nghiệp của vùng năm 2010 đạt 30226 ha chiếm 28,6% diện tích đất nông nghiệp của tỉnh Một đặc điểm nữa của vùng hiện nay là có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp nhất là công nghiệp khai thác vật liệu xây dựng, vì vậy có quá trình CNH – ĐTH cao, làm thu hẹp diện tích đất nông nghiệp Bảng 2.36: Một số chỉ tiêu SXNN của tiểu vùng 3 năm 2010 20 Chỉ tiêu Lúa - (ha) Rau (ha) Sản lượng thịt các loại (Tấn) Thủy sản (Tấn) Toàn tỉnh Số lượng % 127483 100 757869 100 28569 100 104535 100 53659 100 Vùng Số lượng 22163 122465 5343 21874 6685 % 17,4 16,2 18,7 20,9 12,4 Một lưu ý trong quá trình thâm canh là hạn chế sự rửa trôi, xói mòn của đất Do đất phát triển trên độ dốc, tầng đất mỏng nên canh tác hợp lý kết hợp với khoanh nuôi, bảo vệ rừng để giữ đất, giữ nước 21 Chương III ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH HẢI DƯƠNG ĐẾN NĂM 2020 3.1 Định hướng phát triển nông nghiệp Hải Dương đến năm 2020 3.1.1 Những căn cứ để đưa ra định hướng phát triển nông nghiệp của Hải Dương đến năm 2020 Những định hướng để phát triển nông nghiệp Hải Dương đến năm 2020 được dựa trên các căn cứ sau đây: - Đường lối và chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước - Căn cứ vào Quy hoạch phát triển KTXH vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2020 - Căn cứ vào mục tiêu và định hướng phát triển nông nghiệp của Hải Dương Bảng 3.1: Tốc độ tăng trưởng bình quân/năm về giá trị SX ( %) Ngành Giai đoạn 2006 - 2010 GĐ 2011 - 2015 GĐ 2016 - 2020 + Nông nghiệp 3,5-4 1,8 1,8 - Trồng trọt 2 0,2 -0,1 - Chăn nuôi 9,3 4 4 - Dịch vụ 9,5 4,2 4 + Lâm nghiệp 4,3 4,3 4,2 + Thuỷ sản 10,9 5,2 4,6 Toàn ngành 3,5-4 2,2 2,2 - Căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất năm 2010 và khả năng thích nghi của của các loại cây trồng với điều kiện sinh thái của lãnh thổ - Căn cứ vào dự báo dân số, lao động và nhu cầu lương thực thực phẩm Bảng 3.5: Dự báo nhu cầu lương thực, thực phẩm chính giai đoạn 2010 – 2030 Chỉ tiêu Dân số (người) Sản lượng LT (tấn) SL thịt hơi (tấn) SL cá (tấn) SL rau (tấn) SL quả (tấn) Năm 2010 1715989 391567 68413 44468 188134 76963 Năm 2020 1820000 291200 80100 53400 213600 89000 Năm 2030 1950000 292500 85238 60290 231625 101915 - Căn cứ vào hiệu quả của việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp giai đoạn 2000 – 2010 3.1.2 Định hướng phát triển nông nghiệp Hải Dương đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 - Đối với ngành trồng trọt - Đối với ngành chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản - Đối với ngành lâm nghiệp 3.2 Các giải pháp chủ yếu để phát triển nông, lâm, ngư nghiệp ở Hải Dương - Thực hiện công tác quy hoạch sử dụng đất - Giải pháp về KHCN 22 - Thu hút và huy động vốn đầu tư - Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất - Công tác khuyến nông - Sử dụng nguồn nhân lực hợp lý và có hiệu quả - Xúc tiến thương mại và tiêu thụ sản phẩm - Xây dựng hệ thống tổ chức và cơ chế chính sách phù hợp - Giải pháp về môi trường 23 KẾT LUẬN 1 Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng và phức tạp, giữ vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế ở hầu hết các nước, nhất là ở các nước đang phát triển như nước ta 2 Hải Dương là tỉnh trọng điểm nông nghiệp của thuộc đồng bằng sông Hồng, nơi có nhiều lợi thế về vị trí địa lý, các điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội để phát triển nông nghiệp một cách toàn diện đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế địa phương và cho xuất khẩu 3 Trong quá trình CNH, HĐH, nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu GDP Năm 2010, khu vực nông, lâm, ngư nghiệp thu hút 54,5% tổng số lao động của tỉnh và đóng góp 23,0 % cơ cấu GDP của tỉnh 4 Cơ cấu NLTS Hải Dương đang có sự chuyển dịch tích cực phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của cả nước theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng của ngành lâm nghiệp và thủy sản 5 Trong quá trình phát triển nông nghiệp, TCLTNN tỉnh Hải Dương đang đẩy mạnh trong đó nổi bật là mô hình trang trại Tổng số trang trại tăng nhanh từ 126 trang trại năm 2000 lên 1229 trang trại năm 2010 với cơ cấu đa dạng, sản phẩm phong phú và có chất lượng, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu thịt, trứng, sữa của nhân dân, vừa tăng thu nhập và góp phần giải quyết việc làm cho nông dân 6 Mục tiêu đặt ra cho nông nghiệp Hải Dương phát triển nền nông nghiệp chất lượng cao; mở rộng quy mô và nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm ở các trang trại; quy hoạch các vùng chuyên canh phù hợp với công nghiệp chế biến; đẩy mạnh chuyên môn hóa ở các tiểu vùng nông nghiệp, tiếp tục đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi Đảm bảo an ninh lương thực cho tỉnh và dự trữ cho quốc gia 7 Để thực hiện các mục tiêu trên, tỉnh cần thực hiện đồng bộ các giải pháp về tổ chức quản lý, chính sách đất, tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, đẩy mạnh ứng dụng tiến bô KHCN, chính sách khuyến nông, hệ thống cơ chế chính sách, sử dụng hợp lý nguồn nhân lực, mở rộng thị trường và xúc tiến thương mại Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh vai trò của KHCN nhằm đa dạng hóa và tăng khả năng cạnh tranh của nông sản Hải Dương trong thị trường./ 24 ... nghiệp để áp dụng cho tỉnh Hải Dương - Luận án đánh giá vai trò nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương - Luận án đánh giá phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương giai đoạn 2000 –... chương: Chương I: Cơ sở lý luận thực tiễn vấn đề phát triển nông nghiệp Chương II: Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp thực trạng phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương giai đoạn 2000... yếu phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương đến năm 2020 Chương I CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 1.1 Cơ sở lí luận 1.1.1 Một số khái niệm - Khái niệm nông nghiệp: Nông

Ngày đăng: 04/10/2014, 23:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w