Đào tạo phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự phát triển nông nghiệp đô thị ở Hà Nội (tóm tắt + toàn văn) (Trang 29 - 31)

- Đào tạo lao động trực tiếp sản xuất tại các nông hộ, trang trại.

- Đào tạo và bố trí sử dụng cán bộ chuyên môn kỹ thuật có trình độ đại học về công tác tại UBND phường, xã; Phòng NN & PTNT quận, huyện.

- Tiếp tục đào tạo cán bộ kỹ thuật đang công tác tại Sở NN & PTNT có chuyên môn sâu về: nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, NNĐT, nông nghiệp sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng cao (Viet GAP, Global GAP).

- Cần phải nâng cao trình độ ý thức và hành vi của người nông dân, người sản xuất kinh doanh về sản xuất theo cơ chế thị trường, giữ chữ tín, làm ăn có hiệu quả.

KẾT LUẬN

1. NNĐT đang trở thành ngành kinh tế có vai trò quan trọng trong kinh tế đô thị, góp phần cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm tươi sống cho đô thị, tạo việc làm và gia tăng thu nhập cho một bộ phận dân cư đô thị; góp phần quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên, giảm ô nhiễm môi trường, tạo cảnh quan và cải thiện sức khỏe cho người dân đô thị. Sản phẩm của NNĐT chịu sự chi phối mạnh bởi thị trường đô thị. Sản xuất NNĐT mang tính chuyên môn hóa cao, dựa trên kỹ thuật thâm canh cao, dễ tiếp cận các dịch vụ nông nghiệp, hiệu quả kinh tế cao và thường tạo nên các vành đai nông nghiệp.

2. NNĐT ở Hà Nội có lợi thế về vị trí địa lý, thị trường tiêu thụ, nguồn nhân lực và tiềm lực KH - CN. Với vai trò là Thủ đô, “trái tim” của cả nước, Hà Nội có dân số đông, thu nhập bình quân đầu người cao, lao động nông nghiệp có trình độ; có nhiều cơ sở chế biến, nhiều khu, cụm công nghiệp; tập trung nhiều cơ sở đào tạo, nhiều cán bộ khoa học, quản lý có bằng cấp cao. Như vậy, NNĐT ở Hà Nội vừa có cơ hội tiếp cận, ứng dụng các thành tựu KH - CN; vừa có thị trường tiêu thụ ổn định với nhu cầu về nông sản rất lớn. NNĐT ở Hà Nội còn có lợi thế về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên như có tiềm năng đất đai rộng lớn, có nhiều loại địa hình; có đất nông nghiệp trù phú, đa dạng; có hệ thống sông ngòi, ao hồ dày đặc; có đa dạng sinh học nông nghiệp cao. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển NNĐT ở Hà Nội theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung, chất lượng cao, góp phần đa dạng hoá sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng phong phú của thị trường TP.

Tuy nhiên, NNĐT ở Hà Nội cũng phải đối mặt với nhiều thách thức như: lao động nông nghiệp có nguy cơ thiếu hụt; một số hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật bị xuống cấp; diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm; bình quân đất sản xuất nông nghiệp trên đầu người thấp; một số sông hồ bị san lấp, bị ô nhiễm.

3. Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp của TP khá cao (đạt 4,6%/năm thời kỳ 2008 - 2011). Cơ cấu nông nghiệp đã có chuyển biến tích cực. Tỷ trọng chăn nuôi tăng dần qua các năm (năm 2011 đạt 52,8%), vào loại tỷ trọng chăn nuôi cao nhất cả nước. Giá trị sản xuất trên 1 ha đất sản xuất nông nghiệp tăng lên rõ

nét và cũng thuộc “tốp đầu” cả nước (năm 2011 đạt 230,7 triệu đồng/ha, tăng 3,2 lần so với năm 2007).

Nông nghiệp của TP đang chuyển từ sản xuất truyền thống sang nuôi trồng các loại cây, con có giá trị cao, phù hợp với nhu cầu dân cư đô thị. Ngành chăn nuôi tăng trưởng cả về quy mô đàn và sản lượng. Hiện Hà Nội có đàn lợn, đàn gia cầm, sản lượng thịt, sản lượng trứng gia cầm dẫn đầu vùng ĐBSH và cả nước; đàn bò đứng thứ 1 vùng ĐBSH và thứ 9 cả nước; sản lượng sữa đứng thứ 1 vùng ĐBSH và thứ 4 cả nước. Đối tượng vật nuôi được tập trung phát triển mạnh là lợn thịt, bò thịt, bò sữa và gia cầm. Ngành trồng trọt chuyển hướng sang sản xuất lúa chất lượng cao, RAT, cây ăn quả đặc sản, hoa - cây cảnh.

Đã hình thành một số chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm như lúa chất lượng cao, quả đặc sản, RAT, sữa tươi, thịt lợn sạch, trứng sạch. Bước đầu hình thành và phát triển một số mô hình nông nghiệp du lịch như mô hình trang trại du lịch, vườn hoa du lịch. Các hình thức tổ chức không gian sản xuất phát triển đa dạng. Hiện Hà Nội đã xây dựng được 934 trang trại, 35 khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư; quy hoạch được một số vùng chuyên canh cây trồng tập trung (lúa chất lượng cao, RAT, cây ăn quả đặc sản, hoa - cây cảnh) và một số vùng chăn nuôi trọng điểm (lợn, bò thịt, bò sữa, gia cầm). Đã hình thành nên 3 vành đai nông nghiệp ở 3 vùng nội đô, ven đô và xa đô.

Song sản xuất NNĐT ở Hà Nội vẫn mang tính chất nhỏ lẻ, phân tán. Tăng trưởng chưa ổn định. Chuyển đổi cơ cấu còn chậm. Vùng sản xuất tập trung chưa nhiều. Sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao hầu như chưa xuất hiện. Sản phẩm mang tính cảnh quan, sinh thái, phục vụ nhu cầu văn hoá, du lịch của dân cư còn ít. Sản phẩm chủ yếu chưa qua chế biến và mới đáp ứng một phần nhu cầu cho thị trường tại chỗ. Giá trị dịch vụ nông nghiệp còn nhỏ, tăng chậm và không bền vững. Hoạt động dịch vụ còn đơn điệu. Tình trạng xả thẳng chất thải chăn nuôi ra môi trường cũng như sử dụng hóa chất tùy tiện trong trồng trọt vẫn còn khá phổ biến.

4. Mục tiêu phát triển NNĐT ở Hà Nội là: tập trung phát triển theo hướng năng suất, chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo ra những vùng sản xuất hàng hóa lớn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Đồng thời, ưu tiên phát triển những cây, con có lợi thế; giảm dần diện tích sản xuất cây lương thực đi đôi với việc phát triển lúa chất lượng cao; tăng sản xuất RAT, hoa - cây cảnh, cây ăn quả; phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại tập trung ngoài khu dân cư; từng bước đưa chăn nuôi lợn phát triển theo hướng sản xuất giống, trước mắt ổn định, tiến tới giảm dần tổng đàn lợn; ổn định đàn gia cầm; tăng nhanh đàn bò sữa, phát triển đàn bò thịt.

Để thúc đẩy NNĐT ở Hà Nội phát triển và để đạt được mục tiêu đề ra, 7 nhóm giải pháp chính đã được đề xuất, gồm: quy hoạch phân vùng sản xuất, đầu tư ứng dụng tiến bộ KH - CN, phát triển thị trường và xúc tiến thương mại, tăng cường huy động và phân bổ vốn đầu tư, hoàn thiện cơ sở hạ tầng và cơ sở

vật chất kỹ thuật, đầu tư phát triển nguồn nhân lực, bổ sung và hoàn chỉnh các chính sách.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự phát triển nông nghiệp đô thị ở Hà Nội (tóm tắt + toàn văn) (Trang 29 - 31)