1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sinh trưởng và năng suất của lúa lai syng trong điều kiện vụ xuân tại huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang

100 860 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 2,28 MB

Nội dung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN VĂN TÙNG NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN LÁ ĐẾN SINH TRƢỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA LÖA LAI SYN6 TRONG ĐIỀU KIỆN V XUÂN TẠI HUYỆN HIỆP HÕA TỈNH BẮC GIANG Chuyên ngành: Trồng trọt Mã số: 60.62.01 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học : TS.Nguyễn Thị Lân PGS.TS. Nguyễn Thế Hùng Thái Nguyên - năm 2011 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu và những số liệu trình bày trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa hề sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn này đều đã được cảm ơn. Các thông tin, tài liệu trích dẫn trình bày trong luận văn này đều đã được ghi rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, ngày 15 tháng 9 năm 2011 Ngƣời viết cam đoan Nguyễn Văn Tùng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp trong suốt quá trình thực hiện đề tài, tôi luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của cô giáo TS. Nguyễn Thị Lân, PGS.TS Nguyễn Thế Hùng. Các thầy, cô đã chỉ bảo tận tình về phương pháp nghiên cứu, cũng như trong quá trình hoàn chỉnh luận văn. Tôi cũng nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo Khoa sau đại học, chính quyền địa phương, các bạn đồng nghiệp và gia đình.Nhân dịp này, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: 1. Cô giáo TS. Nguyễn Thị Lân, giảng viên khoa Nông học Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Cô đã trực tiếp hướng dẫn, dành cho tôi sự giúp đỡ tận tình và sâu sắc trong suốt quá trình hoàn thành luận văn này. 2. Thầy giáo PGS.TS Nguyễn Thế Hùng đã giúp tôi rất nhiều trong quá trình thực tập và hoàn chỉnh luận văn. 3. Các thầy cô giáo trong khoa sau Đại học Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 4. Các bạn đồng nghiệp, gia đình và chính quyền địa phương xã Lương Phong, huyện Hiệp Hòa đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Thái Nguyên, ngày 15 tháng 9 năm 2009 Tác giả Nguyễn Văn Tùng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn DANH MC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU Đ/c : Đối chứng CT : Công thức TGST : Thời gian sinh trưởng VCK : Vật chất khô DTL : Diện tích lá NSLT : Năng suất lý thuyết NSTT : Năng suất thực thu STT : Số thứ tự TB : Trung bình PGS.TS : Phó giáo sư, tiến sỹ NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn DANH MC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa trên thế giới giai đoạn 2005 - 2009 5 Bảng 2.2. Diễn biến diện tích, năng suất và sản lượng lúa ở Việt Nam giai đoạn 2005 - 2009 7 Bảng 3.1. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến khả năng đẻ nhánh giống lúa lai Syn 6, vụ xuân 2010 và 2011 40 Bảng 3.2. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến chiều cao cây của giống lúa lai Syn 6, vụ xuân 2010 và 2011 42 Bảng 3.3. Ảnh hưởng của loại phân phun qua lá đến chỉ số diện tích lá của giống lúa lai Syn 6, vụ xuân 2010 và 2011 43 Bảng 3.4. Ảnh hưởng của loại phân bón lá đến khối lượng chất khô của giống lúa lai Syn 6, vụ xuân 2010 và 2011 45 Bảng 3.5. Ảnh hưởng của loại phân bón lá đến tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống đổ của giống lúa lai Syn 6, vụ xuân 2010 và 2011 47 Bảng 3.6. Ảnh hưởng loại phân bón lá đến yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa lai Syn 6, vụ xuân 2010 và 2011 49 Bảng 3.7. Ảnh hưởng của loại phân bón lá đến năng suất và hiệu quả kinh tế của giống lúa lai Syn 6, vụ xuân 2010 và 2011 51 Bảng 3.8. Ảnh hưởng của loại phân bón lá đến chất lượng gạo của giống lúa lai Syn 6, vụ xuân 2010 và 2011 53 Bảng 3.9. Kết quả sản xuất trên đồng ruộng nông dân vụ xuân 2011 54 MC LC MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu của đề tài 3 1.3. Yêu cầu của đề tài 3 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4 2.2. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới và ở Việt Nam 5 2.2.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới 5 2.2.2. Tình hình sản xuất lúa tại Việt nam 7 2.3. Tình hình nghiên cứu lúa trên thế giới và ở Việt Nam 8 2.3.1. Tình hình nghiên cứu lúa trên thế giới 8 2.3.2. Tình hình nghiên cứu lúa tại Việt Nam 18 CHƯƠNG II: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31 2.1. Đối tượng, địa điểm nghiên cứu 31 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 31 2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 31 2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 31 2.2.1. Nội dung nghiên cứu 31 2.2.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm 31 2.3. Kỹ thuật chăm sóc 33 2.3.1. Ngâm, ủ và làm mạ 33 2.3.2. Làm đất, cấy 33 2.3.3. Biện pháp chăm sóc 33 2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi 34 2.4.1. Chỉ tiêu về sinh trưởng 34 2.4.2. Chỉ tiêu sinh lý 35 2.4.3. Các chỉ tiêu về sâu bệnh hại 35 2.4.4. Các chỉ tiêu năng suất 37 2.4.5. Phân tích một số chỉ tiêu về chất lượng gạo 38 2.4.6. Phương pháp xử lý số liệu 38 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 39 3.1. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến khả năng sinh trưởng của giống lúa lai Syn6 39 3.1.1. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến khả năng đẻ nhánh của lúa 39 3.1.2. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến chiều cao cây lúa 42 3.2. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến chỉ tiêu sinh lý của giống lúa lai Syn6 43 3.2.1. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến chỉ số diện tích lá của lúa 43 3.2.2. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến khối lượng vật chất khô của lúa 45 3.3. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống đổ của giống lúa lai Syn6 46 3.4. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến năng suất và chất lượng gạo của giống lúa lai Syn6 48 3.4.1. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến các yếu tố cấu thành năng suất lúa 48 3.4.2. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến năng suất và hiệu quả kinh tế của giống lúa lai Syn6 50 3.4.3. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến chất lượng gạo 52 3.5. Kết quả sản xuất thử trên diện rộng 53 CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 55 4.1. Kết luận 55 4.1.1. Về các chỉ tiêu về sinh trưởng 55 4.1.2. Về các chỉ tiêu sinh lý 55 4.1.3. Năng suất 55 4.2. Đề nghị 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO 57 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Lúa là cây lương thực chiếm vị trí quan trọng trong đời sống con người, xếp thứ hai sau lúa mì. Sản phẩm của lúa có ảnh hưởng đến 65% dân số thế giới, trong đó 40% dân số coi lúa gạo là nguồn lương thực chính, chủ yếu là ở các nước nhiệt đới, á nhiệt đới thuộc châu Á, châu Phi, châu Mĩ La Tinh. Hàng ngày lúa gạo cung cấp khoảng 23% năng lượng cho con người, trong đó có 90% gluxit, 1-3% lipit, 7-10% protein, các vitamin A, E, D,…. đặc biệt là vitamin nhóm B như B1, B2, B16. Do có giá trị dinh dưỡng cao nên gạo được coi là nguồn lương thực và dược phẩm có giá trị, làm thức ăn chăn nuôi dưới dạng bột, cám, tấm. Ngoài ra lúa gạo còn là nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến để tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau đáp ứng nhu cầu của con người như rượu, bánh kẹo…. Đối với một số nước như Việt Nam, Thái Lan thì lúa gạo còn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao góp phần vào việc tăng thu ngoại tệ cho quốc gia. Tại đại hội cây trồng quốc tế lần thứ 5 ở Hàn Quốc diễn ra từ ngày 13 – 18 tháng 4 năm 2008, Giáo sư MaKie Kobulun (thuộc Đại học Tokyo, Nhật Bản) đề cập đến chiến lược lai tạo giống cây trồng và kỹ thuật canh tác trong điều kiện môi trường đã và đang thay đổi rất nhiều. Việc gia tăng sản lượng cây trồng trước đây dựa trên việc gia tăng hai nhân tố cùng một lúc là năng suất và diện tích thì trong tương lai sẽ phải nhấn mạnh một nhân tố năng suất. Sự thay đổi khí hậu toàn cầu, môi trường ngày càng ô nhiễm là một thách thức to lớn. Trong đó thiếu nước, nhiệt độ dưới điểm cực thuận cho sinh lý cây trồng sẽ làm hạn chế sinh trưởng và năng suất nhiều nhất. Giải pháp khắc phục phải được tiến hành hai lĩnh vực cùng một lúc là di truyền và kỹ thuật canh tác. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 Việt Nam có nghề truyền thống trồng lúa nước từ lâu đời, mặc dù diện tích đất trồng lúa không lớn nhưng nước ta không những sản xuất lúa đảm bảo an ninh lương thực quốc gia mà còn vươn lên thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới. Tuy nhiên, chất lượng gạo Việt Nam còn thấp nên giá gạo xuất khẩu thấp hơn so với giá gạo của Thái Lan. Nguyên nhân do trình độ sản xuất của nước ta chưa cao, trước đây chúng ta mới chỉ chú ý nhiều đến các biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất mà chưa chú ý nhiều đến vấn đề chất lượng. Để nâng cao năng suất, chất lượng lúa gạo Việt Nam đồng thời có thể khai thác tốt tiềm năng đất đai, khí hậu của vùng trung du, miền núi phía Bắc (vùng có mùa đông lạnh khá dài) ngoài công tác chọn tạo giống thì việc tác động các biện pháp kỹ thuật thâm canh đặc biệt là chế độ phân bón hợp lý với thời kỳ sinh trưởng, phát triển của lúa là hết sức quan trọng. Phân bó n đượ c chia thành 3 phầ n chính : đa lượ ng (đạm, lân, kali); trung lượ ng (lưu huỳ nh , ma nhê, canxi và silic ); vi lượ ng (sắ t, đồ ng, kẽm, boron, mô lý p đen , măng gan). Nhữ ng thậ p niên trướ c đây sả n xuấ t nông nghiệ p đa phầ n chỉ chú trọ ng đến bón phân đa lượng , nhữ ng năm gầ n đây nguyên tố trung lượ ng đượ c quan tâm hơn và ngà y nay nguyên tố vi lượ ng đượ c coi là cự c kỳ quan trọ ng trong sản xuất nông nghiệp , để cho ra nông sản đạt chất lư ợng cao cấp đáp ứng nhu cầ u cao củ a ngườ i tiêu dù ng và cho xuấ t khẩ u . Bón phân qua lá có một vai trò ngày càng gia tăng trong dinh dưỡng cây trồng đã được nông dân áp dụng từ nhiều năm nay ở khắp nơi trên thế giới. Phân bón qua lá chứa nhiều chất dinh dưỡng đa, trung và vi lượng, được phối hợp với các chất phức hoạt nhằm tăng khả năng bám dính và khả năng thẩm thấu nhanh chất dinh dưỡng vào trong cây. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng bón phân qua lá có tác dụng bổ sung dinh dưỡng hiệu quả, kịp thời cho cây đặc biệt vào các giai đoạn khủng hoảng về dinh dưỡng. Trên thực tế, thị Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 trường có rất nhiều loại phân bón lá có thành phần dinh dưỡng khác nhau. Hiệu quả sử dụng của phân bón lá phụ thuộc vào loại cây, từng giai đoạn sinh trưởng phát triển, điều kiện sinh thái… Vì vậy để xác định loại phân bón lá thích hợp cho lúa cần được nghiên cứu trong điều kiện cụ thể . Xuất phát từ thực tế đó tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sinh trưởng và năng suất của lúa lai Syn6 trong điều kiện v xuân tại huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang” 1.2. Mục tiêu của đề tài Xác định loại phân bón qua lá thích hợp nhất nhằm nâng cao năng suất lúa, chất lượng gạo và hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa. 1.3. Yêu cầu của đề tài Xác định ảnh hưởng loại phân bón qua lá đến sinh trưởng của lúa Xác định ảnh hưởng của loại phân bón qua lá đến tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống đổ. Xác định ảnh hưởng của loại phân bón qua lá đến yếu tố cấu thành năng suất, năng suất lúa và chất lượng gạo. [...]... đất phèn Nghiên cứu của Trần Thúc Sơn [14] về liều lượng bón phân lân cho cây lúa trên loại đất phèn Typic Sulfaquepts cho thấy bón phân lân có ảnh hưởng đến đến năng suất lúa và độ bạc bụng hạt gạo; công thức phân bón khuyến cáo sử dụng là 90 N – 90 P2O5 – 45 K2O * Nghiên cứu về bón phân kali Trong mối quan hệ đất - phân bón, kali đóng một vai trò quan trọng trong sự sinh trưởng và phát triển của cây... hình nghiên cứu về bón phân cho lúa * Nghiên cứu về bón phân đạm cho lúa Trong số các nguyên tố đa lượng thiết yếu thì đạm được xem là nguyên tố quan trọng nhất cho quá trình sinh trưởng và hình thành năng suất lúa, đạm luôn là yếu tố hạn chế năng suất hàng đầu trên tất cả các loại đất [31] Lúa cần đạm trong suốt quá trình sinh trưởng sinh dưỡng để tích lũy chất khô và đẻ nhánh, điều này xác định số. .. canh lúa mùa và lúa Xuân đã cho năng suất từ 80 - 85 tạ/ha Cho đến nay năng suất lúa trung bình đạt 100 tạ/ha Đặc biệt các tỉnh như: Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Bắc Giang năng suất lúa bình quân có thể đạt tới 110 -130 tạ/ha 2.3 Tình hình nghiên cứu lúa trên thế giới và ở Việt Nam 2.3.1 Tình hình nghiên cứu lúa trên thế giới 2.3.1.1 Tình hình nghiên cứu về giống lúa lai Cùng với sự phát triển của loài... * Nghiên cứu về bón phân lân Phân lân đã đóng góp một phần đáng kể trong việc tăng năng suất và tổng sản lượng lúa và các cây trồng khác Phân lân đã trở thành vật tư chiến lược trong thâm canh cây trồng nước ta Thành tựu đó là kết quả của nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao tiến hộ kỹ thuật về lân trong sản xuất nông nghiệp Ở một số loại đất, lân trở thành yếu tố hạn chế đối với năng. .. bộ nghiên cứu để có đội ngũ đủ mạnh và tích lũy kinh nghiệm cho việc nghiên cứu và phát triển thành công lúa lai ở Việt Nam [46] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 24 Một trong các thành tựu tạo giống lúa lai có giống lúa lai 3 dòng Syn6 do công ty Syngenta lai tạo và tuyển chọn tại Trung tâm Nghiên Cứu lúa ở Tứ Xuyên - Trung Quốc được đưa vào khảo nghiệm cơ bản từ vụ xuân. .. trường và đất trồng Theo số liệu đã được công bố, hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng qua lá đạt tới 95% Ở Philippin dùng phân bón lá cho tăng năng suất lúa 1,5 lần so với dùng phân bón gốc qua rễ và gấp 3,3 lần khi không bón phân Khi dùng phân bón lá cây lúa khoẻ hơn, cứng cáp hơn, chịu được sâu bệnh, không làm chua đất như khi bón nhiều và liên tục phân bón hoá học vào đất Hạt thóc cũng nặng thêm và chắc... trồng trong vụ mùa như lúa Di, lúa Tám Xoan, lúa Dự…[19] Việt nam bắt đầu nghiên cứu lúa lai từ năm 1985, nhưng thực sự được xúc tiến mạnh từ những năm 1990 Một số dòng bất dục đực tế bào chất, dòng phục hồi và tổ hợp lúa lai ba dòng được nhập nội từ Trung Quốc và IRRI đã được đánh giá Những kết quả bước đầu đã xác định được một số dòng bố mẹ và giống lúa lai thích ứng với điều kiện sinh thái và sản... urea làm tăng năng suất và khả năng tích lũy đạm so với để mức nước 5 cm Bón phân viên nén và chất hữu cơ khi tưới tiết kiệm đã làm tăng 35,4% năng suất so với bón phân vãi và tưới theo phương pháp truyền thống, tiết kiệm được 33% lượng đạm bón [9] Trộn phân đạm với đất bột rồi vo viên dúi vào gốc lúa làm tăng hệ số sử dụng đạm từ 50 – 100% Bọc phân đạm vào đất thịt và bón vào giữa 4 khóm lúa cũng cho... trên bẹ lá và lá cờ để đẻ trứng [30] * Nghiên cứu về bón phân lân cho lúa Robert H Wells, (2007) [39] nghiên cứu thí nghiệm với 3 mức lân 99,8; 69,6 và 39,1 kg P2O5/ha, bón làm 4 lần: trước nảy mầm, 5 - 10 ngày sau nảy mầm, giữa thời kỳ sinh trưởng và trước khi trỗ ở bang Arkansas Mỹ cho thấy: Năng suất tăng rõ ràng khi được bón lân và đạt cao nhất là bón 69,6 kg P 2O5 (năng suất tăng từ 24 – 41%) Bón. .. miền Bắc Nhân dòng trong vụ xuân cho trỗ trước 12/4 [27] Như vậy, số lượng dòng TGMS thực sự được ứng dụng để phát triển các tổ hợp lúa lai hai dòng phục vụ sản xuất ở nước ta còn rất ít, một số dòng còn có hạn chế về khả năng kết hợp, khả năng cho con lai có ưu thế lai cao về Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 21 năng suất, khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh . Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến chỉ tiêu sinh lý của giống lúa lai Syn6 43 3.2.1. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến chỉ số diện tích lá của lúa 43 3.2.2. Ảnh hưởng của một. hành đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sinh trưởng và năng suất của lúa lai Syn6 trong điều kiện v xuân tại huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang 1.2. Mục tiêu của đề tài. khả năng sinh trưởng của giống lúa lai Syn6 39 3.1.1. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến khả năng đẻ nhánh của lúa 39 3.1.2. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến chiều cao cây lúa

Ngày đăng: 20/09/2014, 13:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN