Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến các yếu tố cấu thành

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sinh trưởng và năng suất của lúa lai syng trong điều kiện vụ xuân tại huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 55 - 57)

năng suất lúa

Khả năng cho năng suất của lúa được thể hiện tổng hợp qua các yếu tố cấu thành năng suất như: Số bông/m2, số hạt chắc/bông và khối lượng 1000 hạt, các yếu tố này liên quan chặt chẽ với nhau. Số bông/m2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

quá trình đẻ nhánh hữu hiệu và số cây trên đơn vị diện tích. Dựa vào điều kiện đất đai, khí hậu, phân bón của địa phương và đặc điểm của từng vụ lúa, của từng giống để quyết định mật độ cấy, tác động phân bón để từ đó thu được số bông, số hạt, tỷ lệ hạt chắc, khối lượng 1000 hạt và năng suất cuối cùng cao nhất. Qua theo dõi thí nghiệm chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.6.

Bảng 3.6. Ảnh hưởng loại phân bón lá đến yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa lai Syn 6, vụ xuân 2010 và 2011

Công thức Số bông/m2 (bông) Số hạt chắc/bông (hạt) Khối lƣợng 1000 hạt (g) 2010 2011 2010 2011 2010 2011 1 (đ/c) 168b 163b 161,0b 157,3c 23,8b 24,3abc 2 183ab 183ab 177,0ab 176,7a 24,3ab 23,7c 3 188ab 187ab 165,3ab 162,3bc 24,3ab 25,0a 4 192ab 193ab 171,3ab 172,0ab 24,5a 24,5ab 5 170b 170b 177,3a 177,4a 24,4a 24,4ab 6 203a 211a 167,3ab 167,3abc 24,0ab 23,8bc 7 202a 202ab 170,7ab 172,3ab 24,0ab 24,0bc CV(%) 9,4 12,1 5,3 4,2 1,4 1,6 LSD05 31,2 40,5 16,1 12,7 0,6 0,7

Qua số liệu bảng 3.7 cho thấy: + Số bông/m2

Vụ xuân 2010 thu được từ 168 - 203 bông/m2

công thức 2, 3, 4, 5 có số bông/m2 sai khác không có ý nghĩa so với công thức đối chứng, các công thức còn lại có số bông/m2

cao hơn chắc chắn công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%. Công thức 6 có số bông/m2

cao nhất đạt 203 bông. Vụ xuân 2011 thu được từ 163 – 211 bông/m2

. Ảnh hưởng của phân bón lá đến số bông lúa có xu hướng tương tự như ở vụ xuân 2010. Công thức

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

6 có số bông/m2 cao nhất (211bông/m2) cao hơn chắc chắc so với công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%. Các công thức còn lại sai khác không có ý nghĩa so với công thức đối chứng.

+ Số hạt chắc/bông:

Vụ xuân 2010 số hạt chắc/bông đạt từ 162,0 - 177,3 hạt, cao nhất là công thức 5 có số hạt chắc/bông là 177,3 hạt cao hơn chắc chắn công thức đối chứng là 15,3 hạt. Các công thức còn lại có số hạt chắc/bông sai khác không có ý nghĩa với công thức đối chứng.

Vụ xuân 2011 công thức 2, 5 có số hạt chắc/bông từ 176,7 - 177,4 hạt cao hơn chắc chắc công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%. Các công thức còn lại có số hạt chắc/bông sai khác không có ý nghĩa so với công thức đối chứng.

+ Khối lượng 1000 hạt:

Đây là yếu tố cuối cùng tạo nên năng suất lúa. So với các yếu tố khác thì khối lượng 1000 hạt rất ít biến động chủ yếu phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của giống.

Vụ xuân 2010 khối lượng 1000 hạt của CT4, CT5 cao hơn chắc chắn công thức đối chứng, các công thức còn lại khối lượng 1000 hạt sai khác không có ý nghĩa so với công thức đối chứng. Vụ xuân 2011, CT3 có khối lượng 1000 hạt cao nhất (25,0 g) cao hơn chắc chắn công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%, CT 2 có khố lượng 1000 hạt thấp hơn công thức đối chứng, các công thức còn lại có khối lượng 1000 sai khác không có ý nghĩa so với công thức đối chứng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sinh trưởng và năng suất của lúa lai syng trong điều kiện vụ xuân tại huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)