Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến năng suất và hiệu quả

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sinh trưởng và năng suất của lúa lai syng trong điều kiện vụ xuân tại huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 57 - 59)

kinh tế của giống lúa lai Syn6

Năng suất là mục tiêu cuối cùng mà nhà nghiên cứu và người trồng lúa quan tâm. Năng suất là một chỉ tiêu tổng hợp, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Giống, phân bón, điều kiện ngoại cảnh,… trong đó phân bón đóng vai

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

trò quan trọng. Đánh giá sự ảnh hưởng của phân bón lá đến năng suất cây lúa chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.7.

Bảng 3.7. Ảnh hưởng của loại phân bón lá đến năng suất và hiệu quả kinh tế của giống lúa lai Syn 6, vụ xuân 2010 và 2011

Công thức Năng suất lý thuyết (tạ/ha) Năng suất thực thu (tạ/ha) Lãi thuần (1000 đ/ha) 2010 2011 2010 2011 2010 2011 1 (đ/c) 64,4b 62,3b 60,5b 59,3b 15.500 14.666 2 78,9a 76,4ab 74,8ab 69,4ab 23.166 19.833 3 75,5ab 76,2ab 71,2ab 71,6ab 21.416 21.583 4 80,5a 81,1ab 76,1a 73,9ab 24.138 23.083 5 73,6ab 73,5ab 69,3ab 67,3ab 19.833 18.666 6 81,8a 84,4a 77,4a 77,7a 24.277 23.722 7 82,4a 83,3a 77,8a 76,7a 23.888 23.222 CV(%) 10,5 14,1 11,4 13,7 - - LSD05 14,3 19,2 14,7 17,3 - -

Qua số liệu ở bảng 3.7 cho thấy: + Năng suất lý thuyết:

- Vụ xuân 2010: Năng suất lý thuyết dao động từ 64,4 - 82,4 tạ/ha, công

thức 2, 4, 6, 7 có năng suất lý thuyết cao hơn chắc chắc công thức đối chứng (64,4 tạ/ha) ở mức tin cậy 95%. Các công thức còn lại có năng suất lý thuyết sai khác không có ý nghĩa sơ với công thức đối chứng.

- Vụ xuân 2011: Công thức 6, 7 có năng suất lý thuyết cao nhất đạt từ 83,3 - 84,4 tạ/ha, cao hơn chắc chắn công thức đối chứng. Các công thức khác có năng suất lý thuyết tương đương công thức đối chứng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Vụ xuân 2010 có năng suất thực thu dao động từ 60,5 - 77,8 tạ/ha. Công thức 4, 6, 7 có năng suất thực thu từ 76,1- 77,8 tạ/ha, cao hơn chắc chắn công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%. Các công thức còn lại có năng suất thực thu sai khác không có ý nghĩa so với công thức đối chứng.

Vụ xuân 2011 năng suất thực thu cao nhất là công thức 6 và công thức 7, đạt từ 76,7 – 77,7 tạ/ha, tương đương với các công thức khác nhưng cao hơn chắc chắn công thức đối chứng từ 17,4 – 18,4 tạ/ha. Các công thức còn lại có năng suất thực thu sai khác không có ý nghĩa so với công thức đối chứng.

+ Lãi thuần:

Vụ xuân 2010 các công thức thí nghiệm cho lãi thuần từ 15.500.000 - 24.277.000 đ/ha. Công thức 4, 6 cho lãi thuần cao nhất từ 24.138.0000 - 24.277.000 đ/ha cao hơn công thức đối chứng từ 8.638.000 - 8.777.000 đ/ha, các công thức còn lại cho lãi thuần cao hơn đối chứng từ 4.333.000 - 8.388.000 đ/ha.

Vụ xuân 2011 tất cả các công thức phun phân qua lá cho lãi thuần cao hơn công thức đối chứng từ 4.000.000 đến 9.056.000 đ/ha, trong đó công thức 6, 7 cho lãi thuần cao nhất, cao hơn công thức đối chứng từ 8.556.000 - 9.056.000 đ/ha.

Tóm lại: trong 2 vụ, công thức 6, 7 có năng suất và lãi thuần cao nhất. Từ đó có thể kết luận rằng cùng một nền phân bón như nhau 10 tấn phân chuồng + 60kg N + 60kg P2O5 + 60 kg K2O /ha thì 2 loại phân bón lá TS 96 và phân K-H là ảnh hưởng tốt nhất đến năng suất lúa và hiệu quả kinh tế của lúa.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sinh trưởng và năng suất của lúa lai syng trong điều kiện vụ xuân tại huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)