Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sinh trưởng và năng suất của lúa lai syng trong điều kiện vụ xuân tại huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 45 - 100)

Số liệu được xây dựng thành cơ sở dữ liệu trên Excel. Sau đó số liệu được xử lý bằng chương trình SAS, IRRISTAT 4.0:

- Phân tích biến động (Analysis of Variances). - So sánh số trung bình (Mean Comparison).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

CHƢƠNG III

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Ảnh hƣởng của một số loại phân bón lá đến khả năng sinh trƣởng của giống lúa lai Syn6

3.1.1. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến khả năng đẻ nhánh của lúa

Quá trình sinh trưởng, phát triển của lúa thể hiện trên đồng ruộng phản ánh về mặt di truyền đồng thời cũng phản ánh được ảnh hưởng của các biện pháp tác động.

Trong các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây lúa thì giai đoạn đẻ nhánh là giai đoạn rất quan trọng, cây lúa đẻ nhiều hay ít nó quyết định nên số bông trên một khóm lúa chính là tiềm lực cho năng suất của lúa sau này.

Nghiên cứu về khả năng đẻ nhánh của lúa giúp ta điều chỉnh được mật độ gieo trồng hợp lý, đồng thời tác động các biện pháp kỹ thuật làm cho cây lúa đẻ nhánh sớm, đẻ tập trung với số lượng vừa phải làm tăng sức đẻ nhánh hữu hiệu, hạn chế số nhánh vô hiệu.

Qua thí nghiệm chúng tôi theo dõi ảnh hưởng của phân bón lá đến khả năng đẻ nhánh lúa đã thu được kết quả ở bảng 3.1.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.1. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến khả năng đẻ nhánh giống lúa lai Syn 6, vụ xuân 2010 và 2011

Công thức Số nhánh tối đa/khóm Số nhánh hữu hiệu/khóm Sức đẻ nhánh chung (lần) Sức đẻ nhánh hữu hiệu (lần) Tỷ lệ đẻ hữu hiệu (%) 2010 2011 2010 2011 2010 2011 2010 2011 2010 2011 1 (đ/c) 9,6b 8,9b 5,6b 5,4b 4,8 4,5 2,8 2,7 58,3 60,7 2 11,0a 10,9ab 6,1ab 6,1ab 5,5 5,5 3,1 3,1 55,5 56,0 3 10,4ab 10,5ab 6,3ab 6,2ab 5,2 5,3 3,2 3,1 60,6 59,0 4 11,0a 10,3ab 6,4ab 6,4ab 5,5 5,2 3,2 3,2 58,2 62,1 5 10,6ab 10,6ab 5,8ab 5,7b 5,3 5,3 2,9 2,9 53,8 53,8 6 11,2a 11,2a 6,8a 7,0a 5,6 5,6 3,4 3,5 60,7 62,5 7 10,8a 10,5ab 6,7a 6,7ab 5,4 5,3 3,4 3,4 62,0 63,8 CV(%) 11,08 11,08 9,35 12,17 - - - - - - LSD05 2,05 2,05 1,03 1,35 - - - - - -

Qua số liệu ở bảng 3.1 cho thấy. + Số nhánh tối đa:

Vụ xuân 2010 số nhánh tối đa của các công thức thí ngiệm biến động từ 9,6 - 11,2 nhánh/khóm. Công thức 3, 5 có số nhánh tối đa đạt từ 10,4 - 10,6 nhánh/khóm, sai khác không có ý nghĩa so với công thức đối chứng. Bốn công thức 2, 4, 6, 7 số nhánh tối đa đạt từ 10,8- 11,2 nhánh/khóm cao hơn chắc chắn công thức đối chứng ở mức tin cậy ở 95%.

Ở vụ xuân 2011 số nhánh tối đa của các công thức đạt từ 8,9 – 11,2 nhánh/khóm. Các công thức 2, 3, 4, 5 và 7 số nhánh tối đa đạt từ 10,3 – 10,9 nhánh/khóm sai khác không có ý nghĩa so với công thức đối chứng, công thức 6 có số nhánh tối đa đạt 11,2 nhánh/khóm, sai khác không có ý nghĩa so với công thức khác nhưng cao hơn chắc chắn công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Số dảnh hữu hiệu:

Vụ xuân 2010 số dảnh hữu hiệu dao động từ 5,6 – 6,8 bông/khóm, các công thức 2, 3, 4, 5 có số bông/khóm đạt từ 5,8 – 6,4 bông/khóm sai khác không có ý nghĩa so với công thức đối chứng. Công thức 6, 7 có số bông/khóm đạt từ 6,7 – 6,8 bông cao hơn chắc chắn công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%. Số bông/khóm của công thức 6, 7 có xu hướng cao hơn công thức 2, 3, 4, 5.

Vụ xuân 2011 số nhánh hữu hiệu đạt từ 5,4 – 7,0 bông/khóm, các công thức 2, 3, 4, 5, 7 có số nhánh hữu hiệu đạt từ 5,7 – 6,7 bông/khóm sai khác không có ý nghĩa so với công thức đối chứng, công thức 6 có số nhánh hữu hiệu cao nhất (7,0 bông/khóm) cao hơn chắc chắn công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%.

+ Sức đẻ nhánh chung: Do được cấy với mật độ và số dảnh cơ bản như nhau nên công thức nào có số nhánh tối đa cao thì sức đẻ nhánh chung lớn. Công thức 1 (đ/c ) có sức đẻ nhánh chung thấp nhất là 4,8 lần (vụ xuân 2010); 4,5 lần (vụ xuân 2011), các công thức khác có sức đẻ nhánh cao hơn chắc chắn công thức 1, ở cả hai vụ xuân 2010 và vụ xuân 2011 công thức 6 có sức đẻ nhánh chung cao nhất là 5,6 lần.

+ Sức đẻ hữu hiệu: Sức đẻ nhánh hữu hiệu của các công thức dao động từ 2,8- 3,4 lần (vụ xuân 2010); 2,7- 3,5 lần (vụ xuân 2011). Tất cả các công thức đều có sức đẻ nhánh hữu hiệu cao hơn công thức đối chứng. Sức đẻ nhánh hữu hiệu của công thức 6, 7 có xu hướng cao hơn các công thức 2, 3, 4, 5.

+ Tỷ lệ đẻ hữu hiệu: Tỷ lệ đẻ hữu hiệu được đánh giá bằng tỷ số giữa số nhánh hữu hiệu và số nhánh tối đa. Tỷ lệ đẻ hữu hiệu đạt từ 53,8- 62,0 (vụ xuân 2010); 53,8- 63,8 (vụ xuân 2011). Công thức 5 có tỷ lệ đẻ hữu hiệu thấp nhất là 53,8% ở cả 2 vụ. Công thức 6 ,7 có tỷ lệ đẻ hữu hiệu tốt nhất.

Như vậy tất cả các loại phân bón qua lá đều làm tăng khả năng đẻ nhánh của lúa, trong đó phun phân TS 96 (công thức 6) cho cả số nhánh tối đa và số nhánh hữu hiệu cao và ổn định nhất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.1.2. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến chiều cao cây lúa

Chiều cao cây cũng là một đặc trưng của giống. Tuy nhiên chiều cao cây còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh như nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa, chế độ canh tác. Chiều cao cây đánh giá sức sinh trưởng ở từng thời kỳ, chiều cao cây tuy không liên quan trực tiếp đến năng suất nhưng liên quan đến tính chống đổ và khả năng chịu thâm canh của giống. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón qua lá đến chiều cao cây của lúa được trình bày ở bảng 3.2.

Bảng 3.2. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến chiều cao cây của giống lúa lai Syn 6, vụ xuân 2010 và 2011

Công thức

Chiều cao cây ở các thời kỳ (cm)

Đẻ nhánh Làm đòng Trỗ bông Chín 2010 2011 2010 2011 2010 2011 2010 2011 1 (đ/c) 41,9 42,3 71,8 77,1 86,2 90,4 97,9b 97,8b 2 42,8 42,4 73,3 76,4 86,7 93,6 105,7ab 106,8ab 3 45,4 42,5 77,0 77,2 87,9 89,8 111,8a 112,4a 4 42,5 42,3 70,9 74,0 85,9 90,3 107,6a 109,5ab 5 43,0 43,0 76,6 76,1 90,7 92,2 103,7ab 110,6a 6 43,1 42,9 77,1 77,1 93,2 90,6 108,3a 107,8a 7 43,5 43,2 76,2 77,5 92,8 93,1 107,6a 106,7ab CV(%) - - - - - - 6,9 6,3 LSD05 - - - - - - 12,6 11,9

Qua số liệu ở bảng 3.2 cho thấy: Chiều cao cây của các công thức ở cả 2 vụ tương đối đồng đều, chiều cao phát triển mạnh nhất từ giai đoạn đẻ nhánh đến giai đoạn trỗ bông.

Chiều cao cây cuối cùng của các công thức tham gia thí nghiệm vụ biến động từ 97,9 - 111,8 cm (vụ xuân 2010); 97,8 – 112,4 cm (vụ xuân 2011). Chiều cao cây của tất cả các công thức được phun phân qua lá có xu hướng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

cao hơn đối chứng. Công thức 3 và công thức 6 có chiều cao cây cao hơn chắc chắn công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%.

3.2. Ảnh hƣởng của một số loại phân bón lá đến chỉ tiêu sinh lý của giống lúa lai Syn6

3.2.1. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến chỉ số diện tích lá của lúa

Quang hợp là yếu tố quyết định đến năng suất cây trồng. Tổng lượng chất hữu cơ do quang hợp tạo ra chiếm 90- 95% toàn bộ chất hữu cơ có trong cây. Vì vậy quang hợp ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lúa. Lá là cơ quan quang hợp chính của cây lúa. Đặc điểm ra lá, kích thước lá, số lượng lá, tuổi thọ lá là do bản chất di truyền của giống quy định, tuy nhiên chúng vẫn bị tác động bởi điều kiện ngoại cảnh. Nâng cao chỉ số diện tích lá là cơ sở tăng cường quá trình quang hợp. Qua thí nghiệm theo dõi một số chỉ tiêu sinh lý qua các thời kỳ sinh trưởng của cây lúa chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.3.

Bảng 3.3. Ảnh hưởng của loại phân phun qua lá đến chỉ số diện tích lá của giống lúa lai Syn 6, vụ xuân 2010 và 2011

Công thức Chỉ số diện tích lá ở các thời kỳ…. (m2 lá/m2 đất) Đẻ nhánh Làm đòng Trỗ bông 2010 2011 2010 2011 2010 2011 1 (đ/c) 3,2b 3,1c 4,1b 4,1b 4,7b 4,6b 2 3,4b 3,3bc 4,9a 5,1a 5,5ab 5,5a 3 4,1a 4,0a 4,7ab 4,9a 5,3ab 5,4a 4 3,9ab 3,7ab 4,5ab 4,5ab 4,8ab 5,0ab 5 4,2a 4,1a 5,0a 5,0a 5,1ab 5,3ab 6 3,7ab 3,9a 4,9a 5,0a 5,5ab 5,6a 7 3,4b 3,7ab 4,9a 4,9a 5,6a 5,6a CV(%) 10,0 8,3 8,5 7,6 9,7 8,4 LSD05 0,8 0,6 0,7 0,7 0,9 0,8

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua bảng 3,3 ta thấy:

+ Chỉ số diện tích lá thời kỳ đẻ nhánh

Vụ xuân năm 2010, chỉ số diện tích lá ở thời kỳ lúa đẻ nhánh rộ dao động từ 3,2 - 4,1 m2

lá/m2 đất. Công thức 2, 4, 6, 7 có chỉ số diện tích lá từ 3,4 - 3,9 m2 lá/m2 đất sai khác không có ý nghĩa so với công thức đối chứng (3,2 m2 lá/m2 đất), công thức 3, 5 có chỉ số diện tích lá từ 4,1 - 4,2 m2 lá/m2 cao hơn chắc chắn công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

Vụ xuân 2011, chỉ số diện tích lá đạt từ 3,1 - 4,1 m2

lá/m2 đất. Công thức 3, 5, 6 có chỉ số diện tích lá từ 3,9 – 4,1 m2

lá/m2 đất cao hơn chắc chắn so với công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%, Các công thức 2, 4, 7 chỉ số diện tích lá dao động từ 3,3 – 3,7 m2

lá/m2 đất sai khác không có ý nghĩa với công thức đối chứng.

+ Chỉ số diện tích lá thời kỳ làm đòng

Vụ xuân 2010 chỉ số diện tích lá biến động từ 4,1 - 5,0 m2

lá/m2 đất. Các công thức 2, 5, 6, 7 có chỉ số diện tích lá dao động từ 4,9 - 5,0 m2

lá/m2 đất cao hơn chắc chắn công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%, công thức 3, 4 có chỉ số diện tích lá dao động từ 4,5 - 4,7 m2

lá/m2 đất sai khác không có ý nghĩa so với đối chứng.

Vụ xuân 2011 công thức đối chứng có chỉ số diện tích lá thấp nhất (4,1 m2 lá/m2 đất), các công thức 2, 3, 5, 6, 7 cao hơn chắc chắn công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%, công thức 4 có chỉ số diện tích lá là 4,5 m2

lá/m2 đất, sai khác không có ý nghĩa so với công thức đối chứng.

+ Chỉ số diện tích lá thời kỳ trỗ bông

Vụ xuân 2010 chỉ số diện tích lá của công thức 7 cao nhất (5,6 m2 lá/m2 đất) cao hơn chắc chắc so với công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%, các công thức 2, 3, 4, 5, 6 có chỉ số diện tích lá dao động từ 4,8 - 5, 5m2

lá/m2 đất, sai khác không có ý nghĩa so với công thức đối chứng.

Vụ xuân 2011 các công thức 2, 3, 6, 7 có chỉ số diện tích lá cao hơn chắc chắn so với công thức đối chứng, công thức 4, 5 có chỉ số diện tích lá tương đương công thức đối chứng.

Như vậy ở tất cả các thời kỳ, phun phân qua lá có xu hướng làm tăng diện tích lá của lúa. Thời kỳ làm đòng và trỗ bông, phun phân Super Grow,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

TS 96, K-H (công thức 2, 6, 7) làm tăng chắc chắn chỉ số diện tích lá của lúa so với công thức không phun phân qua lá.

3.2.2. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến khối lượng vật chất khô của lúa của lúa

Quang hợp ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tích lũy vật chất khô của lúa. Trên cùng 1 giống, khi tác động phân bón lá thì ở công thức nào có khối lượng vật chất khô cao thì năng suất cao đó là quy luật sinh trưởng phát triển của cây trồng nói chung và trên cây lúa nói riêng. Trong các giai đoạn sinh trưởng chúng tôi theo dõi thấy rằng:

Khối lượng vật chất khô tăng theo thời gian sinh trưởng và đạt cao nhất ở thời kỳ chín. Khối lượng chất khô ở giai đoạn trước khi trỗ tương quan chặt với yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lúa. Sự tích lũy chất khô ở giai đoạn trỗ là nguồn quan trọng để vận chuyển về hạt. Vì vậy trong thí nghiệm chúng tôi xác định vật chất khô ở 4 thời kỳ: Đẻ nhánh (ĐN), làm đòng (LĐ), trỗ và chín.

Bảng 3.4. Ảnh hưởng của loại phân bón lá đến khối lượng chất khô của giống lúa lai Syn 6, vụ xuân 2010 và 2011

Công thức

Khối lƣợng chất khô ở các thời kỳ…. (tạ/ha)

Đẻ nhánh Làm đòng Trỗ Chín 2010 2011 2010 2011 2010 2011 2010 2011 1 (đ/c) 17,5 17,7 47,8 48,9 69,6 70,2 94,6b 95,8b 2 18,9 19,1 49,3 50,1 71,9 71,5 103,3ab 104,5a 3 20,1 22,5 50,5 50,7 72,3 72,0 98,2ab 98,9ab 4 19,7 21,2 48,3 49,6 71,9 74,9 104,3ab 98,9ab 5 18,6 20,1 49,0 50,3 72,4 71,9 98,4ab 103,6ab 6 19,2 21,2 49,3 50,2 72,0 72,2 104,6ab 104,5a 7 21,5 22,9 50,4 50,3 72,1 72,2 105,4a 105,0a CV(%) - - - - - - 5,8 4,8 LSD05 - - - - - - 10,5 8,7

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua bảng 3.4 Ta thấy:

+ Thời kỳ đẻ nhánh: Khối lượng chất khô của lúa rất thấp trong cả 2 vụ và sai khác giữa các công thức không rõ ràng.

+ Thời kỳ làm đòng: Do ảnh hưởng của phân bón lá đến quá trình sinh trưởng thời kỳ sinh dưỡng nên khối lượng chất khô biến động từ 47,8 – 50,5 tạ/ha (vụ xuân 2010); 48,9 – 50, 7 tạ/ha (vụ xuân 2011). Các công thức được phun phân qua lá đều có khối lượng chất khô cao hơn công thức đối chứng. Công thức 4 có khối lượng chất khô thấp nhất là 48,3 tạ/ha (vụ xuân 2010) - 49,6 tạ/ha (vụ xuân 2011) nhưng vẫn cao hơn công thức đối chứng từ 0,5- 0,7 Tạ/ha. Công thức 3 có khối lượng chất khô cao nhất là 50,5 – 50,7 tạ/ha.

+ Thời kỳ trỗ bông: Khối lượng chất khô dao động từ 6,96 - 72,3 tạ/ha (vụ xuân 2010); 7,02 – 74,9 tạ/ha (vụ xuân 2011). Công thức đối chứng vẫn có khối lượng chất khô thấp nhất. Công thức 3, 6, 7 có khối lượng chất khô cao và ổn định hơn các công thức khác.

+ Thời kỳ chín.

- Vụ xuân 2010, khối lượng chất khô của các công thức dao động từ 94,6 - 105,4 tạ/ha. Công thức 7 có khối lượng chất khô cao nhất đạt 105,4 tạ/ha, cao hơn chắc chắn công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%. Các công thức còn lại có khối lượng chất khô sai khác không có ý nghĩa so với công thức đối chứng.

- Vụ xuân 2011, công thức 2, 6, 7 có khối lượng chất khô cao hơn chắc chắn công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%, các công thức khác có khối lượng chất khô tương đương công thức đối chứng.

Như vậy ở tất cả các thời kỳ và qua 2 năm nghiên cứu, khối lượng chất khô của công thức phun K-H (công thức 7) cao và ổn định nhất, tiếp theo là công thức phun TS 96 (công thứ 6), công thức phun Super Grow (công thức 2).

3.3. Ảnh hƣởng của một số loại phân bón lá đến tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống đổ của giống lúa lai Syn6

Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm và mưa nhiều nên rất thuận lợi cho sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh hại. Trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

quá trình sản suất, cây lúa chịu ảnh hưởng trực tiếp các yếu tố thời tiết và sâu bệnh phá hại. Do nhu cầu của con người về sản lượng và chất lượng đã làm cho cây lúa phát triển mất cân đối, nhiều bản năng vốn có không thể phát huy.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sinh trưởng và năng suất của lúa lai syng trong điều kiện vụ xuân tại huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 45 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)