so với công thức không phun phân qua lá.
3.2.2. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến khối lượng vật chất khô của lúa của lúa
Quang hợp ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tích lũy vật chất khô của lúa. Trên cùng 1 giống, khi tác động phân bón lá thì ở công thức nào có khối lượng vật chất khô cao thì năng suất cao đó là quy luật sinh trưởng phát triển của cây trồng nói chung và trên cây lúa nói riêng. Trong các giai đoạn sinh trưởng chúng tôi theo dõi thấy rằng:
Khối lượng vật chất khô tăng theo thời gian sinh trưởng và đạt cao nhất ở thời kỳ chín. Khối lượng chất khô ở giai đoạn trước khi trỗ tương quan chặt với yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lúa. Sự tích lũy chất khô ở giai đoạn trỗ là nguồn quan trọng để vận chuyển về hạt. Vì vậy trong thí nghiệm chúng tôi xác định vật chất khô ở 4 thời kỳ: Đẻ nhánh (ĐN), làm đòng (LĐ), trỗ và chín.
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của loại phân bón lá đến khối lượng chất khô của giống lúa lai Syn 6, vụ xuân 2010 và 2011
Công thức
Khối lƣợng chất khô ở các thời kỳ…. (tạ/ha)
Đẻ nhánh Làm đòng Trỗ Chín 2010 2011 2010 2011 2010 2011 2010 2011 1 (đ/c) 17,5 17,7 47,8 48,9 69,6 70,2 94,6b 95,8b 2 18,9 19,1 49,3 50,1 71,9 71,5 103,3ab 104,5a 3 20,1 22,5 50,5 50,7 72,3 72,0 98,2ab 98,9ab 4 19,7 21,2 48,3 49,6 71,9 74,9 104,3ab 98,9ab 5 18,6 20,1 49,0 50,3 72,4 71,9 98,4ab 103,6ab 6 19,2 21,2 49,3 50,2 72,0 72,2 104,6ab 104,5a 7 21,5 22,9 50,4 50,3 72,1 72,2 105,4a 105,0a CV(%) - - - - - - 5,8 4,8 LSD05 - - - - - - 10,5 8,7
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Qua bảng 3.4 Ta thấy:
+ Thời kỳ đẻ nhánh: Khối lượng chất khô của lúa rất thấp trong cả 2 vụ và sai khác giữa các công thức không rõ ràng.
+ Thời kỳ làm đòng: Do ảnh hưởng của phân bón lá đến quá trình sinh trưởng thời kỳ sinh dưỡng nên khối lượng chất khô biến động từ 47,8 – 50,5 tạ/ha (vụ xuân 2010); 48,9 – 50, 7 tạ/ha (vụ xuân 2011). Các công thức được phun phân qua lá đều có khối lượng chất khô cao hơn công thức đối chứng. Công thức 4 có khối lượng chất khô thấp nhất là 48,3 tạ/ha (vụ xuân 2010) - 49,6 tạ/ha (vụ xuân 2011) nhưng vẫn cao hơn công thức đối chứng từ 0,5- 0,7 Tạ/ha. Công thức 3 có khối lượng chất khô cao nhất là 50,5 – 50,7 tạ/ha.
+ Thời kỳ trỗ bông: Khối lượng chất khô dao động từ 6,96 - 72,3 tạ/ha (vụ xuân 2010); 7,02 – 74,9 tạ/ha (vụ xuân 2011). Công thức đối chứng vẫn có khối lượng chất khô thấp nhất. Công thức 3, 6, 7 có khối lượng chất khô cao và ổn định hơn các công thức khác.
+ Thời kỳ chín.
- Vụ xuân 2010, khối lượng chất khô của các công thức dao động từ 94,6 - 105,4 tạ/ha. Công thức 7 có khối lượng chất khô cao nhất đạt 105,4 tạ/ha, cao hơn chắc chắn công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%. Các công thức còn lại có khối lượng chất khô sai khác không có ý nghĩa so với công thức đối chứng.
- Vụ xuân 2011, công thức 2, 6, 7 có khối lượng chất khô cao hơn chắc chắn công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%, các công thức khác có khối lượng chất khô tương đương công thức đối chứng.
Như vậy ở tất cả các thời kỳ và qua 2 năm nghiên cứu, khối lượng chất khô của công thức phun K-H (công thức 7) cao và ổn định nhất, tiếp theo là công thức phun TS 96 (công thứ 6), công thức phun Super Grow (công thức 2).
3.3. Ảnh hƣởng của một số loại phân bón lá đến tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống đổ của giống lúa lai Syn6
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm và mưa nhiều nên rất thuận lợi cho sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh hại. Trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
quá trình sản suất, cây lúa chịu ảnh hưởng trực tiếp các yếu tố thời tiết và sâu bệnh phá hại. Do nhu cầu của con người về sản lượng và chất lượng đã làm cho cây lúa phát triển mất cân đối, nhiều bản năng vốn có không thể phát huy. Khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh ngày càng yếu đi dẫn đến rủi do trong sản suất ngày càng nhiều. Do vậy cần chú trọng theo dõi để quản lý, phòng trừ kịp thời nhằm giảm thiệt hại do sâu bệnh gây ra đến mức thấp nhất.
Khả năng chống đổ của lúa cũng là chỉ tiêu quan trọng liên quan đến năng suất lúa và khi lúa bị đổ thì khả năng quang hợp giảm, lượng chất khô tích lũy ít dẫn đến năng suất thấp. Mặt khác khả năng chống đổ kém còn cho thấy mô cơ giới yếu rễ bị sâu bệnh xâm nhập gây hại. Khả năng chống đổ của lúa do giống qui định, tuy nhiên nó cũng bị chi phối bởi điều kiện ngoại cảnh như: Chế độ nước, khí hậu, chăm sóc….
Trong điều kiện sản suất vụ xuân 2010 và vụ xuân 2011 chúng tôi tập trung theo dõi một số sâu bệnh hại chủ yếu và khả năng chống đổ của lúa kết quả được trình bày ở bảng 3.5.
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của loại phân bón lá đến tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống đổ của giống lúa lai Syn 6, vụ xuân 2010 và 2011
Công thức Sâu đục thân Sâu cuốn lá Bệnh đạo ôn Bệnh khô vằn Khả năng chống đổ 2010 2011 2010 2011 2010 2011 2010 2011 2010 2011 1 (đ/c) 1 1 3 1 2 3 1 3 1 1 2 3 1 1 1 2 2 3 3 1 3 3 3 1 3 1 3 3 3 3 3 3 4 3 1 1 1 3 2 1 1 1 1 5 1 3 1 1 3 3 3 3 3 3 6 1 1 0 1 1 2 1 0 1 1 7 1 1 1 1 3 2 1 1 1 1
Vụ xuân 2010 và 2011 xuất hiện loại sâu chính là sâu đục thân và sâu cuốn lá, sâu đục thân xuất hiện và gây hại trên tất cả các công thức ở cả 2 vụ.
Sâu cuốn lá vụ xuân 2010 xuất hiện tương đối sớm vào giai đoạn đẻ nhánh rộ nhưng phát hiện sớm, kịp thời phun thuốc Angun 5 WDG nên lúa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
chỉ bị hại nhẹ. Công thức 1, 3 bị hại nặng hơn các công thức còn lại được đánh giá ở thang điểm 3. vụ xuân 2011 do thời tiết đầu năm có rét đậm kéo dài, lúa chậm sinh trưởng từ 20 - 25 ngày, sâu cuốn lá lứa 4 xuất hiện trong khi lúa chỉ đang bén rễ hồi xanh nên mức độ hại rất thấp được đánh giá ở thang điểm 1, thấp hơn so với vụ xuân 2010.
Bệnh đạo ôn: Ở vụ xuân 2010 công thức 3, 4, 5 bị hại nặng hơn được đánh giá ở thang điểm 3. Vụ xuân 2011 công thức 1, 3, 5 bị hại nặng hơn được đánh giá ở thang điểm 3, các công thức còn lại được đánh giá thang điểm 2.
Bệnh khô vằn hại nhẹ ở cảc 2 vụ, cao nhất là công thức 2, 3, 5 (vụ xuân 2010); 1, 2, 3, 5 (vụ xuân 2011) được đánh giá ở thang điểm 3.
Khả năng chống đổ của lúa: Quá trình theo dõi chúng tôi nhận thấy: ở công thức 3, 5 (vụ xuân 2010); 2, 3, 5 (vụ xuân 2011) khả năng chống đổ kém hơn do có chiều cao cây cao hơn được đánh giá ở thang điểm 3 (hơi nghiêng), các công thức còn lại do không có cây nào bị đổ tương đương với đối chứng nên được đánh giá ở thang điểm 1.
Như vậy công thức 3, 5 do được phun phân bón lá có thành phần N cao (30% N) nên có xu hướng bị sâu bệnh hại nặng hơn đặc biệt là bệnh đạo ôn và bệnh khô vằn. Tuy nhiên thí nghiệm đã áp dụng theo chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) nên sâu bệnh gây hại ở mức độ nhẹ. Khả năng chống đổ của các công thức tham gia thí nghiệm tốt, chỉ hơi nghiêng ở (điểm 3)
3.4. Ảnh hƣởng của một số loại phân bón lá đến năng suất và chất lƣợng gạo của giống lúa lai Syn6
3.4.1. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến các yếu tố cấu thành năng suất lúa năng suất lúa
Khả năng cho năng suất của lúa được thể hiện tổng hợp qua các yếu tố cấu thành năng suất như: Số bông/m2, số hạt chắc/bông và khối lượng 1000 hạt, các yếu tố này liên quan chặt chẽ với nhau. Số bông/m2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
quá trình đẻ nhánh hữu hiệu và số cây trên đơn vị diện tích. Dựa vào điều kiện đất đai, khí hậu, phân bón của địa phương và đặc điểm của từng vụ lúa, của từng giống để quyết định mật độ cấy, tác động phân bón để từ đó thu được số bông, số hạt, tỷ lệ hạt chắc, khối lượng 1000 hạt và năng suất cuối cùng cao nhất. Qua theo dõi thí nghiệm chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.6.
Bảng 3.6. Ảnh hưởng loại phân bón lá đến yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa lai Syn 6, vụ xuân 2010 và 2011
Công thức Số bông/m2 (bông) Số hạt chắc/bông (hạt) Khối lƣợng 1000 hạt (g) 2010 2011 2010 2011 2010 2011 1 (đ/c) 168b 163b 161,0b 157,3c 23,8b 24,3abc 2 183ab 183ab 177,0ab 176,7a 24,3ab 23,7c 3 188ab 187ab 165,3ab 162,3bc 24,3ab 25,0a 4 192ab 193ab 171,3ab 172,0ab 24,5a 24,5ab 5 170b 170b 177,3a 177,4a 24,4a 24,4ab 6 203a 211a 167,3ab 167,3abc 24,0ab 23,8bc 7 202a 202ab 170,7ab 172,3ab 24,0ab 24,0bc CV(%) 9,4 12,1 5,3 4,2 1,4 1,6 LSD05 31,2 40,5 16,1 12,7 0,6 0,7
Qua số liệu bảng 3.7 cho thấy: + Số bông/m2
Vụ xuân 2010 thu được từ 168 - 203 bông/m2
công thức 2, 3, 4, 5 có số bông/m2 sai khác không có ý nghĩa so với công thức đối chứng, các công thức còn lại có số bông/m2
cao hơn chắc chắn công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%. Công thức 6 có số bông/m2
cao nhất đạt 203 bông. Vụ xuân 2011 thu được từ 163 – 211 bông/m2
. Ảnh hưởng của phân bón lá đến số bông lúa có xu hướng tương tự như ở vụ xuân 2010. Công thức
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
6 có số bông/m2 cao nhất (211bông/m2) cao hơn chắc chắc so với công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%. Các công thức còn lại sai khác không có ý nghĩa so với công thức đối chứng.
+ Số hạt chắc/bông:
Vụ xuân 2010 số hạt chắc/bông đạt từ 162,0 - 177,3 hạt, cao nhất là công thức 5 có số hạt chắc/bông là 177,3 hạt cao hơn chắc chắn công thức đối chứng là 15,3 hạt. Các công thức còn lại có số hạt chắc/bông sai khác không có ý nghĩa với công thức đối chứng.
Vụ xuân 2011 công thức 2, 5 có số hạt chắc/bông từ 176,7 - 177,4 hạt cao hơn chắc chắc công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%. Các công thức còn lại có số hạt chắc/bông sai khác không có ý nghĩa so với công thức đối chứng.
+ Khối lượng 1000 hạt:
Đây là yếu tố cuối cùng tạo nên năng suất lúa. So với các yếu tố khác thì khối lượng 1000 hạt rất ít biến động chủ yếu phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của giống.
Vụ xuân 2010 khối lượng 1000 hạt của CT4, CT5 cao hơn chắc chắn công thức đối chứng, các công thức còn lại khối lượng 1000 hạt sai khác không có ý nghĩa so với công thức đối chứng. Vụ xuân 2011, CT3 có khối lượng 1000 hạt cao nhất (25,0 g) cao hơn chắc chắn công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%, CT 2 có khố lượng 1000 hạt thấp hơn công thức đối chứng, các công thức còn lại có khối lượng 1000 sai khác không có ý nghĩa so với công thức đối chứng.
3.4.2. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến năng suất và hiệu quả kinh tế của giống lúa lai Syn6 kinh tế của giống lúa lai Syn6
Năng suất là mục tiêu cuối cùng mà nhà nghiên cứu và người trồng lúa quan tâm. Năng suất là một chỉ tiêu tổng hợp, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Giống, phân bón, điều kiện ngoại cảnh,… trong đó phân bón đóng vai
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
trò quan trọng. Đánh giá sự ảnh hưởng của phân bón lá đến năng suất cây lúa chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.7.
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của loại phân bón lá đến năng suất và hiệu quả kinh tế của giống lúa lai Syn 6, vụ xuân 2010 và 2011
Công thức Năng suất lý thuyết (tạ/ha) Năng suất thực thu (tạ/ha) Lãi thuần (1000 đ/ha) 2010 2011 2010 2011 2010 2011 1 (đ/c) 64,4b 62,3b 60,5b 59,3b 15.500 14.666 2 78,9a 76,4ab 74,8ab 69,4ab 23.166 19.833 3 75,5ab 76,2ab 71,2ab 71,6ab 21.416 21.583 4 80,5a 81,1ab 76,1a 73,9ab 24.138 23.083 5 73,6ab 73,5ab 69,3ab 67,3ab 19.833 18.666 6 81,8a 84,4a 77,4a 77,7a 24.277 23.722 7 82,4a 83,3a 77,8a 76,7a 23.888 23.222 CV(%) 10,5 14,1 11,4 13,7 - - LSD05 14,3 19,2 14,7 17,3 - -
Qua số liệu ở bảng 3.7 cho thấy: + Năng suất lý thuyết:
- Vụ xuân 2010: Năng suất lý thuyết dao động từ 64,4 - 82,4 tạ/ha, công
thức 2, 4, 6, 7 có năng suất lý thuyết cao hơn chắc chắc công thức đối chứng (64,4 tạ/ha) ở mức tin cậy 95%. Các công thức còn lại có năng suất lý thuyết sai khác không có ý nghĩa sơ với công thức đối chứng.
- Vụ xuân 2011: Công thức 6, 7 có năng suất lý thuyết cao nhất đạt từ 83,3 - 84,4 tạ/ha, cao hơn chắc chắn công thức đối chứng. Các công thức khác có năng suất lý thuyết tương đương công thức đối chứng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Vụ xuân 2010 có năng suất thực thu dao động từ 60,5 - 77,8 tạ/ha. Công thức 4, 6, 7 có năng suất thực thu từ 76,1- 77,8 tạ/ha, cao hơn chắc chắn công thức đối chứng ở mức tin cậy 95%. Các công thức còn lại có năng suất thực thu sai khác không có ý nghĩa so với công thức đối chứng.
Vụ xuân 2011 năng suất thực thu cao nhất là công thức 6 và công thức 7, đạt từ 76,7 – 77,7 tạ/ha, tương đương với các công thức khác nhưng cao hơn chắc chắn công thức đối chứng từ 17,4 – 18,4 tạ/ha. Các công thức còn lại có năng suất thực thu sai khác không có ý nghĩa so với công thức đối chứng.
+ Lãi thuần:
Vụ xuân 2010 các công thức thí nghiệm cho lãi thuần từ 15.500.000 - 24.277.000 đ/ha. Công thức 4, 6 cho lãi thuần cao nhất từ 24.138.0000 - 24.277.000 đ/ha cao hơn công thức đối chứng từ 8.638.000 - 8.777.000 đ/ha, các công thức còn lại cho lãi thuần cao hơn đối chứng từ 4.333.000 - 8.388.000 đ/ha.
Vụ xuân 2011 tất cả các công thức phun phân qua lá cho lãi thuần cao hơn công thức đối chứng từ 4.000.000 đến 9.056.000 đ/ha, trong đó công thức 6, 7 cho lãi thuần cao nhất, cao hơn công thức đối chứng từ 8.556.000 - 9.056.000 đ/ha.
Tóm lại: trong 2 vụ, công thức 6, 7 có năng suất và lãi thuần cao nhất. Từ đó có thể kết luận rằng cùng một nền phân bón như nhau 10 tấn phân chuồng + 60kg N + 60kg P2O5 + 60 kg K2O /ha thì 2 loại phân bón lá TS 96 và phân K-H là ảnh hưởng tốt nhất đến năng suất lúa và hiệu quả kinh tế của lúa.
3.4.3. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến chất lượng gạo
Qua phân tích hàm lượng protein và nhận xét bằng cảm quan chúng tôi đánh giá ảnh hưởng của phân bón lá đến chất lượng gạo thu được kết quả ở bảng 3.8
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của loại phân bón lá đến chất lượng gạo của giống lúa lai Syn 6, vụ xuân 2010 và 2011
Công thức
HLprotein(%) Vị đậm Mùi thơm Độ dẻo Độ ngon
2010 2011 2010 2011 2010 2011 2010 2011 2010 2011 1 7,36 7,46 1 1 1 1 1 1 1 1 2 7,44 7,54 1 1 1 1 1 1 1 1 3 7,77 7,78 1 1 1 1 1 1 1 1 4 7,46 7,37 1 1 1 1 1 1 1 1 5 7,86 7,49 1 1 1 1 1 1 1 1 6 7,56 7,46 1 1 1 1 1 1 1 1 7 7,64 7,88 1 1 1 1 1 1 1 1
Qua bảng 3.8 cho thấy: Hàm lượng Protein trong gạo tương đối bằng nhau dao độngtừ 7,36 - 7,86% (vụ xuân 2010), 7,46- 7,88% (vụ xuân 2011).