BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP SO SÁNH ẢNH HƯỞNG PHUN MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN LÁ TRÊN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT CỦA ĐẬU PHỘNG
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
SO SÁNH ẢNH HƯỞNG PHUN MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN LÁ TRÊN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT CỦA ĐẬU PHỘNG TRỒNG VỤ XUÂN HÈ NĂM 2010
TRÊN VÙNG ĐẤT XÁM BẠC MÀU HUYỆN GÒ DẦU, TỈNH TÂY NINH
Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ PHƯƠNG NHI Ngành: NÔNG HỌC
Niên khóa: 2006 - 2010
Tháng 08/2010
Trang 2SO SÁNH ẢNH HƯỞNG PHUN MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN LÁ TRÊN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT CỦA ĐẬU PHỘNG TRỒNG VỤ XUÂN HÈ NĂM 2010
TRÊN VÙNG ĐẤT XÁM BẠC MÀU HUYỆN GÒ DẦU, TỈNH TÂY NINH
Tác giả
TRẦN THỊ PHƯƠNG NHI
Khóa luận được đệ trình để hoàn thành yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành
Nông học
Giáo viên hướng dẫn
K.S Phan Gia Tân
Tháng 08 năm 2010
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Con xin chân thành biết ơn công lao trời biển của Ba Mẹ đã sinh con ra, nuôi dưỡng và dạy dỗ con nên người Xin gửi lời cảm ơn đến Anh Chị em, người thân trong gia đình đã giúp đỡ con trong cuộc sống và đặc biệt là trong giai đoạn thực hiện khóa luận này
Xin gửi lời cảm ơn đến quí Thầy Cô Trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt cho em kiến thức và kinh nghiệm quý giá trong suốt qua trình học tập tại Trường
Em xin chân thành cảm ơn Thầy Phan Gia Tân đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình để
em có thể hoàn thành tốt khóa luận này
Xin chân thành cảm ơn các bạn trong kí túc xá đã cùng học tập và phấn đấu trong suốt quá trình học tập tại Trường Xin gửi lời cảm ơn đến các bạn trong lớp và ngoài lớp
đã hết lòng giúp đỡ mình trong những lúc khó khăn
TP HCM, tháng 08/2010 Sinh viên thực hiện
TRẦN THỊ PHƯƠNG NHI
Trang 4TÓM TẮT
Đề tài “So sánh ảnh hưởng phun một số loại phân bón lá trên sinh trưởng,
năng suất và phẩm chất của đậu phộng trồng vụ xuân hè năm 2010 trên vùng đất xám bạc màu huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh” Giáo viên hướng dẫn: K.S Phan Gia Tân
Đề tài được tiến hành nhằm mục đích tìm loại phân bón lá thích hợp bổ sung dinh dưỡng để thâm canh tăng năng suất và chất lượng đậu phộng, trồng trên vùng đất xám bạc màu ở huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh nói riêng và ở các tỉnh miền Đông Nam bộ nói chung
Thí nghiệm được thực hiện tại xã Phước Thạnh, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh, trong khoảng thời gian 03 tháng từ 13/01 đến 22/04/2010 Bố trí thí nghiệm theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD) đơn yếu tố, gồm 5 nghiệm thức tương ứng với phun 5 loại phân bón lá: Komix (BFC 201), WEHG, Grow More, HVP 1601 WP (10 - 20 - 30)
và Atonik với lượng phun 500 lít dung dịch/ha, 3 lần lặp lại Tổng diện tích thí nghiệm
400 m2 Trong đó, nghiệm thức phun Atonik đang được sử dụng phổ biến ở địa phương được chọn làm đối chứng để so sánh
Mặc dù thời gian thí nghiệm ngắn chỉ có 3 tháng và mới thực hiện chỉ có một vụ nhưng cũng rút ra được một số kết quả sau:
- Đậu phộng sinh trưởng phát triển tốt cho thu hoạch đúng thời gian trồng khi có phun thêm phân bón lá
- Phun phân bón lá HVP 1601 WP (10 - 20 - 30) mặc dù phẩm chất hơi kém nhưng cho năng suất hiệu quả kinh tế cao nhất trong 5 loại phân bón lá thí nghiệm
- Nghiệm thức phun phân bón lá Atonik đối chứng vẫn cho kết quả tốt có thể khuyến cáo tiếp tục thực hiện trong sản xuất
Trong thời gian chờ đợi cần có thêm các thí nghiệm để rút ra kết luận chính xác,
có thể sử dụng loại phân bón lá HVP 1601 WP thay cho Atonik để đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất đậu phộng ở địa phương
Trang 5MỤC LỤC
Trang tựa i Lời cảm ơn ii Tóm tắt iii Mục lục iv Danh mục các chữ viết tắt vi
Danh mục các bảng vii
Danh mục các hình và biểu đồ ix
Chương 1 GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề 1 1.2 Mục đích yêu cầu và giới hạn của đề tài 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Nguồn gốc và sự phân bố 3
2.3 Tình hình sản xuất đậu phộng ở Việt Nam 4
2.4 Tình hình sử dụng phân bón và vai trò của các chất dinh dưỡng ở cây đậu phộng 6
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2 Địa điểm, đất đai và khí hậu 9
3.3 Giống đậu phộng thí nghiệm 10
3.4 Qui trình kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm 10
3.5 Giới thiệu 5 loại phân bón lá tham gia thí nghiệm 11
3.6 Cách bố trí thí nghiệm và phương pháp nghiên cứu 13
3.7.1 Chỉ tiêu sinh trưởng 15
3.7.2 Chỉ tiêu năng suất 15
3.8 Phương pháp xử lý số liệu 16
Trang 6Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Kết quả so sánh về thời gian sinh trưởng và phát triển 17
4.4 Kết quả so sánh về số lá xanh trên cây 20
4.5 Kết quả so sánh về số nốt sần và số nốt sần hữu hiệu trên cây 21
4.6 Kết quả so sánh các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 22
4.7 Kết quả đánh giá phẩm chất hạt 26
4.8 Kết quả so sánh năng suất đậu hạt tính trên 1 ha của 5 nghiệm thức đậu phộng
thí nghiệm 26 4.9 Kết quả về tình hình sâu bệnh 27
4.10 Kết quả so sánh sơ bộ về hiệu quả kinh tế 28
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1 Kết luận 31 5.2 Đề nghị 31
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CV Hệ số biến động (Coefficient of Variance)
LSD Giá trị sai biệt thấp nhất (Least Significant Difference)
NSG Ngày sau gieo
Rep II Lần lặp lại thứ hai
Rep III Lần lặp lại thứ ba
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng Trang
Bảng 2.1 Diện tích, năng suất và sản lượng đậu phộng ở Việt Nam qua các năm
Bảng 2.2 Diện tích, năng suất và sản lượng đậu phộng sản xuất ở vùng miền
Bảng 2.3 Diện tích, năng suất và sản lượng đậu phộng ở Tây Ninh qua các năm
Bảng 3.1 Kết quả phân tích đất nơi thí nghiệm 9
Bảng 3.2 Một số yếu tố khí hậu thời tiết trong thời gian từ tháng 01 đến tháng
04/2010 10
Bảng 4.1 So sánh về thời gian sinh trưởng phát triển của đậu phộng ở 5 nghiệm
thức thí nghiệm 17
Bảng 4.2 So sánh động thái tăng trưởng chiều cao trung bình của 5 nghiệm thức
Bảng 4.3 Kết quả so sánh số cành trên cây của 5 nghiệm thức thí nghệm theo
Bảng 4.4 Kết quả so sánh số lá xanh trên cây của 5 nghiệm thức thí nghiệm theo
Bảng 4.5 So sánh tổng số nốt sần và nốt sần hữu hiệu của 5 nghiệm thức đậu
phộng thí nghiệm tại thời điểm 60 NSG (nốt sần/cây) 21
Bảng 4.6 So sánh tổng số trái trên cây, số trái chắc, số trái 2 hạt và trọng lượng
100 hạt của 5 nghiệm thức thí nghiệm 22
Bảng 4.7 Năng suất chất xanh, năng suất thân lá, năng suất trái tươi, năng suất
trái khô, năng suất hạt khô trên 1 m2 24
Bảng 4.8 Năng suất chất xanh, năng thân lá, năng suất trái tươi, năng suất trái
khô, năng suất hạt khô, năng suất hạt ở ẩm độ 9 % trên 20 m2 25
Bảng 4.9 Phẩm chất hạt 26
Bảng 4.10 Kết quả phần chi của 5 nghiệm thức thí nghiệm tính trên 60 m2
Trang 9Bảng 4.11 So sánh phần tổng chi của 5 nghiệm thức thí nghiệm tính trên
60 m2 có tính thêm chi phí phun phân bón lá 29
Bảng 4.12 So sánh phần tổng thu của 5 nghiệm thức thí nghiệm tính trên 60 m2 29
Bảng 4.13 So sánh lợi nhuận của 5 nghiệm thức thí nghiệm (đồng) 29
Trang 10DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH
Biểu đồ Trang
Biểu đồ 4.1 Năng suất đậu hạt tính trên 1 ha 26
Hình Trang
Hình 1 Toàn cảnh khu thí nghiệm 10 ngày sau gieo 33
Hình 3 Hạt của nghiệm thức A (Atonik), Rep II 33
Hình 5 Hạt của nghiệm thức B (Komix), Rep III 33
Hình 8 Hạt của nghiệm thức C (WEHG), Rep I 34
Hình 10 Hạt của nghiệm thức D (Grow More), Rep I 34
Hình 11 Nghiệm thức E (HVP 1601 WP), Rep II 34
Hình 12 Hạt của nghiệm thức E (HVP 1601 WP), Rep II 34
Hình 13 Sâu xanh (Heliothis armigera Hb.) ăn lá đậu phộng, 11 NSG 35
Hình 14 Bệnh đốm lá muộn (Cercospora prosonota), 53 NSG 35
Hình 17 Nốt sần và trái của đậu phộng 80 NSG 35
Trang 11Đậu phộng (Arachis hypogaea L.) là cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị dinh
dưỡng và kinh tế cao được trồng lâu đời ở Việt Nam Mặc dù với gần 40.000 ha đậu phộng được canh tác hàng năm trên vùng đất xám Đông Nam Bộ (chiếm 15 % diện tích canh tác đậu phộng của cả nước) nhưng năng suất đậu phộng trong vùng vẫn còn thấp (2,3 - 2,5 tấn/ha) và không ổn định
Tây Ninh là tỉnh có diện tích và sản lượng đậu phộng lớn nhất vùng cũng như trong cả nước Với diện tích trung bình hàng năm đạt 20.000 ha, đạt sản lượng gần 65.000 tấn/năm
Những tác nhân kìm hãm năng suất đậu phộng trên đất xám đã được tổng kết là: đất bị suy thoái mạnh, sâu bệnh phá hoại, chủ yếu dùng giống địa phương, chưa khai thác có hiệu quả khả năng cố định đạm Đặc biệt nông dân trồng đậu phộng ở đây dựa vào kinh nghiệm truyền thống địa phương, chỉ đầu tư bón phân chuồng và phân hóa học dạng viên, rất ít dùng phân bón lá để bổ sung chất dinh dưỡng thâm canh tăng năng suất
Để bón phân tốt, ngoài việc sử dụng loại phân và cách bón phân thông thường trong sản xuất nông nghiệp trước đây Việc phun thêm phân bón lá cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho cây đậu phộng là rất cần thiết, giúp kích thích quá trình sinh trưởng và
Trang 12phát dục nhằm giúp nâng cao năng suất, chất lượng đậu phộng phục vụ sản xuất thâm canh tại địa phương
Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi đã thực hiện đề tài “So sánh ảnh
hưởng phun một số loại phân bón lá trên sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của cây đậu phộng trồng vụ xuân hè trên vùng đất xám bạc màu huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh”
1.1 Mục đích yêu cầu và giới hạn của đề tài
1.2.1 Mục đích
Qua so sánh phun 5 loại phân bón lá trên sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của cây đậu phộng trồng vụ xuân hè năm 2010 sẽ rút ra được loại phân thích hợp để khuyến cáo đưa vào sản xuất thâm canh tăng năng suất, phẩm chất đậu phộng trồng trên vùng đất xám tỉnh Tây Ninh nói riêng và vùng miền Đông Nam Bộ nói chung
- So sánh ảnh hưởng của 5 loại phân bón lá trên năng suất và phẩm chất của cây đậu phộng trong thí nghiệm
- Sơ bộ đánh giá so sánh hiệu quả kinh tế giữa 5 loại phân bón lá sử dụng trên đậu phộng trong thí nghiệm
Qua so sánh phân tích thống kê các chỉ tiêu về năng suất phẩm chất kể cả so sánh về hiệu quả kinh tế, sẽ rút ra kết luận chọn được loại phân bón lá thích hợp để thâm canh cây đậu phộng tại địa phương
1.2.3 Giới hạn của đề tài
Do thời gian thực hiện đề tài chỉ có 3 tháng, chỉ nghiên cứu trong một vụ xuân
hè năm 2010, trên một loại đất và ở một địa điểm, do đó kết luận chỉ có ý nghĩa tạm thời, sơ bộ bước đầu
Trang 13Đậu phộng thuộc bộ Fabales, họ Leguminosae, họ phụ Papilionaceae, giống
Arachis, loài Arachis hypogaea L
Phân loại cây đậu phộng trên thế giới được chia làm 2 nhóm chính:
+ Nhóm đậu hoang dại: có nguồn gốc từ Nam Mỹ Đặc trưng của nhóm này là
đa số trái chỉ có một hạt, năng suất thấp Tuy nhiên, nhóm này có nhiều gen quí nên người ta thường trồng để giữ nguồn gen và lai tạo giống
+ Nhóm đậu phộng trồng: có số loài nhiều gấp 4 - 5 lần nhóm đậu phộng hoang dại và chia làm 4 nhóm nhỏ: Spanish, Virgina, Runner và Valencia Chưa kể các nhóm trung gian
Đậu phộng có đặc điểm thực vật học như sau:
Sự nẩy mầm của hạt được xem là quá trình hạt từ trạng thái tiềm sinh sang trạng thái sống, bao gồm sự hút nước, hoạt động của các men phân giải và các hoạt động sinh lý của quá trình nảy mầm
Rễ tập trung ở tầng đất mặt, sâu khoảng 30 cm
Trang 14Số nốt sần xuất hiện khi cây được 4 - 5 lá thật Số lượng nốt sần tùy thuộc vào giống và điều kiện canh tác
Thân có chiều cao trung bình từ 30 - 40 cm Trên thân có 15 - 20 lóng, có nhiều lông trắng giúp cây chịu hạn, kháng rầy mềm và rệp
Cành mọc từ thân chính Đặc điểm mang cành của thân chính là cơ sở để xác định loại hình cho đậu phộng gồm thân đứng, thân bò, và thân nửa bò
Lá gồm lá mầm và lá thật, trên cây có khoảng 50 - 80 lá thật Mỗi lá thật có mang 4 lá nhỏ (lá chét)
Hoa mọc thành chùm ở nách lá Ngoài ra dưới đất có hoa ngậm, hoa không nở nhưng vẫn cho trái nếu trồng vun gốc sớm
Thư đài, sau khi hoa nở 5 - 6 ngày thư đài bắt đầu đâm vào đất tới khi trái chín khoảng 90 ngày
Hạt có nhiều hình dạng: tròn, dài, tam giác Trọng lượng hạt thường biến động
từ 0,17 - 1,24 gam
2.3 Tình hình sản xuất đậu phộng ở Việt Nam
Bảng 2.1 Diện tích, năng suất và sản lượng đậu phộng ở Việt Nam qua các năm 2000 -
2008
(Nguồn: Cục thống kê Việt Nam, 2009)
Qua bảng 2.1 cho thấy diện tích trồng đậu phộng ở Việt Nam dường như không thay đổi so với những năm trước đó, năng suất có tăng nhưng vẫn còn thấp
Trang 15Bảng 2.2 Diện tích, năng suất và sản lượng đậu phộng sản xuất ở vùng miền Đông
Nam Bộ qua các năm 2000 - 2008
(Nguồn: Cục thống kê Việt Nam, 2009)
Riêng vùng miền Đông Nam Bộ, đậu phộng được bố trí sản xuất chủ yếu trên vùng đất xám luân canh với lúa trong vụ đông xuân, lợi dụng nước tưới hồ Dầu Tiếng Trong đó, Tây Ninh là tỉnh đi đầu cả nước về diện tích và sản lượng đậu phộng Với diện tích trung bình hằng năm khoảng 20.000 ha (chiếm 8 % của cả nước) đạt sản lượng trung bình 65.000 tấn (chiếm 13 % của cả nước) (bảng 2.3)
Năm 2004, diện tích đậu phộng của tỉnh đạt cao nhất nhưng lại giảm mạnh ở 2 năm tiếp theo Điều này được giải thích là do giá thị trường bấp bênh Một phần cũng
do chất lượng đậu phộng nhân của nước ta còn thấp, nên khó cạnh tranh với các nước khác Cho nên người nông dân không dám mạnh dạng sản xuất, dẫn đến việc giảm diện tích
Trang 16Bảng 2.3 Diện tích, năng suất và sản lượng đậu phộng ở Tây Ninh qua các năm 2000 -
(Nguồn: Cục thống kê Việt Nam, 2009)
2.4 Tình hình sử dụng phân bón và vai trò của các chất dinh dưỡng ở cây đậu
phộng
2.4.1 Sử dụng phân vô cơ và phân bón lá trong và ngoài nước
Đậu phộng yêu cầu cần bón một lượng lớn phân N - P - K và Ca cũng như
nhiều loại phân vi lượng Mg, S, Fe, B, Zn, Cu và Mo để đạt năng suất và chất lượng
cao Kết quả nghiên cứu của viện nghiên cứu đậu phộng Sơn Đông - Trung Quốc cho
biết, để sản xuất 100 kg đậu phộng ở mức năng suất là 5 - 7,5 tấn/ha thì cần bón 5,2 kg
N, 1,1 kg P, 2,5 kg K, 1,9 kg Ca, 1,6 kg Mg và 1,3 kg S cho 1 ha
Hiện nay, trên thị trường phân bón lá trong nước xuất hiện nhiều mặt hàng khác
nhau, gồm đủ chủng loại trong và ngoài nước Đại đa số ở dạng dung dịch, một số ở
dạng muối hay dạng bột Tất cả đều có chung đặc tính là tác động nhanh và đúng vào
thời điểm cần thiết cho cây trồng, mà các biện pháp bón phân thông thường chưa đáp
ứng kịp cho nhu cầu sinh lý của cây trồng ở thời điểm đó
Việc nghiên cứu để đưa vào sản xuất một số loại phân bón lá phục vụ cho nhu
cầu thâm canh của cây trồng, chỉ dùng với lượng nhỏ, vận chuyển dễ dàng, phun xịt
tiện lợi, nhất là đáp ứng cho từng thời kỳ cần thiết của cây; là một hướng nghiên cứu
Trang 17mới phù hợp yêu cầu sản xuất hiện nay và đang mở ra nhiều triển vọng trong việc khuếch trương sử dụng phân bón lá trong sản xuất nông nghiệp
Theo qui định chung của ngành, một sản phẩm phân bón lá mới trước khi đưa vào sản xuất hay lưu hành trên thị trường, cần có các thử nghiệm ban đầu để cung cấp thông tin cần thiết về chất lượng, tính năng, liều lượng, thời điểm xử lý Nhà nông sẽ không còn nghi ngại khi áp dụng sản phẩm mới vào đồng ruộng của mình, đồng thời hạn chế các thiệt hại có thể là do sự vô tình hoặc sử dụng không đúng gây ra
Theo kết quả thí nghiệm sử dụng phân bón lá cho đậu phộng (Nguyễn Đình Thiện, luận văn tốt nghiệp, 2003) khi sử dụng phân bón lá không làm tăng thời gian sinh trưởng phát triển của cây, đúng như đặc tính giống
2.4.2 Vai trò các chất dinh dưỡng ở cây đậu phộng
2.4.2.1 Vai trò của đạm (N)
Nitơ là thành phần chính của acid amin yếu tố để tạo nên protein N cũng là đơn
vị cấu trúc của diệp lục tố Do đó, nitơ có mặt ở nhiều hợp chất tham gia vào sự trao đổi chất của cây đậu phộng
Thiếu đạm cây sinh trưởng kém, làm ảnh hưởng tới sự hình thành trái và nghiêm trọng hơn là dẫn tới ngừng phát triển của trái và hạt (Réid và York)
Cây đậu phộng có khả năng sử dụng đạm của khí quyển thông qua sự cố định N
của vi khuẩn Rhizobium vigra., nhưng thiếu N ở giai đoạn 13 - 20 ngày sau gieo làm
hạn chế sự hình thành nốt sần
Nhu cầu N của cây đậu phộng còn bị chi phối bởi các yếu tố khác, Prevot đã phát hiện mối tương quan ba chiều của N, P và S
Thiếu lân cây mọc kém và do sự tích lũy antoxian làm cho thân lá chuyển sang màu tím hoặc đỏ Lân kích thích sinh trưởng của cây đậu phộng và làm cho trái chín sớm hơn Do hiệu quả hút lân của cây đậu phộng rất thấp, thường phải bón lân cho đậu phộng với lượng lớn hơn và cây có khả năng hút lân ở những loại đất nghèo nguyên tố này
Kali có ở trong cây đậu phộng dưới dạng muối vô cơ hòa tan với muối acid hữu
cơ hòa tan cùng với muối acid hữu cơ trong tế bào Kali có nhiều ở phần non Nó đóng
Trang 18vai trò điều chỉnh và xúc tác, tham gia vào các hoạt động của men Những quá trình trong cây không thực hiện được bình thường nếu thiếu kali và sẽ có nhiều trái một hạt
2.4.2.4 Vai trò của calcium (Ca) và lưu huỳnh (S)
Calcium và lưu huỳnh là hai yếu tố cơ bản, vì cây đậu phộng là cây có dầu nên yêu cầu về Ca và S khá cao Calcium là chất gắn các tế bào với nhau và cần thiết đối với sự phân chia tế bào Cây đậu phộng hút Ca qua rễ, thư đài và qua cả vỏ trái đang hình thành Hiện tượng trái bị lép thường xảy ra do thiếu Ca Lưu huỳnh là chất tham gia trực tiếp vào sự tổng hợp dầu và thường thiếu ở đất trồng đậu phộng so với các loại chất dinh dưỡng khác, nhưng ít ai chú ý tới vai trò của nó (Réid và Cox, 1973)
2.4.2.5 Vai trò của các vi lượng (Mo, B, Zn)
Hai nguyên tố đặc biệt quan trọng đối với đậu phộng là Molipden (Mo) và Boron (B) Molipden ảnh hưởng tới sự phát triển của cây và màu sắc của lá Mo làm tăng số lượng và trọng lượng nốt sần, có ảnh hưởng đến độ lớn của nốt sần Mo đặc biệt có hiệu quả ở những vùng thiếu đạm Thiếu B cây đậu phộng phát triển không bình thường, ra hoa kém Đầy đủ B ở thời kỳ đầu giúp tăng tỷ lệ ra hoa, đậu trái và tăng phẩm chất hạt Thiếu Zn cây sinh trưởng thân lá rất chậm, số hoa, tia quả và cành hữu hiệu giảm
Trang 19Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian tiến hành
Thí nghiệm đã được tiến hành trong thời gian 3 tháng, từ tháng 01/2010 đến
tháng 04/2010
3.2 Địa điểm, đất đai và khí hậu
Thí nghiệm được bố trí tại đất sản xuất của nông dân thuộc khu vực xã Phước
Thạnh, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh
Đất thí nghiệm trong đề tài là đất xám có thành phần cơ giới cát pha sét, nghèo
chất hữu cơ và các chất dinh dưỡng Đất được hình thành trên cấu trúc trầm tích phù sa
cổ, bị thoái hóa nghiêm trọng do quá trình xói mòn và rửa trôi bởi nước và gió
Địa hình đất bằng phẳng, dễ cày bừa và vun xới, đặc biệt là ít cỏ dại Kết quả
phân tích đất thí nghiệm được tổng hợp trình bày ở bảng 3.1
Bảng 3.1 Kết quả phân tích đất nơi thí nghiệm
Trang 20Khí hậu tại nơi thực hiện thí nghiệm tương đối ôn hòa, chia thành 2 mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô Chế độ nhiệt quanh năm cao, tương đối ổn định Nhiệt độ trung bình năm là 26 - 27 0C và ít thay đổi, chế độ bức xạ dồi dào thích hợp cho đậu phộng sinh trưởng và phát triển tốt
Kết quả về một số yếu tố khí hậu thời tiết trong khoảng thời gian thí nghiệm được tổng hợp và trình bày ở bảng 3.2
Bảng 3.2 Một số yếu tố khí hậu thời tiết trong thời gian từ tháng 01 đến tháng 04/2010
( Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Tây Ninh, năm 2010)
3.3 Giống đậu phộng thí nghiệm
Giống đậu phộng được sử dụng trong thí nghiệm là giống HL25 Giống đậu phụng HL25 có thời gian sinh trưởng từ 88 - 98 ngày Cây đậu đẻ nhánh khỏe, sinh trưởng phát triển tốt, hạt chắc, lại kháng được bệnh chết ẻo, có khả năng chịu lạnh, cho năng suất cao
3.4 Quy trình kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm
3.4.1 Làm đất
Vệ sinh sạch khu thí nghiệm Cày đất bằng máy 2 lần đạt độ sâu từ 25 - 30 cm Xới đất bằng máy ở độ sâu 20 cm cho đất tơi xốp Phân lô bố trí, lên luống và bón lót phân theo yêu cầu của thí nghiệm
3.4.2 Gieo hạt
Phơi lại trái đậu giống dưới nắng nhẹ khoảng 4 tiếng đồng hồ
Tách hạt khỏi vỏ bằng tay một ngày trước khi gieo Loại bỏ những hạt lép, hạt xấu
Trang 21Gieo hạt vào hốc với độ sâu 3 - 4 cm, 1 hốc gieo 2 hạt
3.4.3 Bón phân
Lượng phân bón gồm có: phân hữu cơ 5 tấn/ha, tro rơm 1 tấn/ha, vôi CaO 1 tấn/ha; phân hóa học bón theo công thức 30 kg N - 90 kg P2O5 - 90 kg K2O/ha
Tất cả lượng phân bón chia làm 3 lần, bón đều trên diện tích 400 m2
Bón lót trước khi gieo 10 ngày gồm tất cả vôi (40 kg) + Tất cả các phân hữu cơ (200 kg) + 1 kg urea + 5,7 kg super lân
Bón thúc lần 1: sau khi gieo 15 ngày gồm 1 kg ure + 5,7 kg super lân + 2,3 kg
Làm cỏ giữa các hàng đậu, không làm gần gốc 45 NSG
Tưới nước: nguồn nước được lấy từ nước ngầm Tưới thường xuyên 2 ngày/lần
để duy trì ẩm độ 60 - 70 % Trước khi thu hoạch 10 ngày giảm lượng nước tưới để hạt đậu mau chín
3.4.5 Thu hoạch
Giống đậu thí nghiệm có thời gian sinh trưởng khoảng 90 ngày Trước thời gian
đó, tiến hành nhổ thử, khi thấy lớp vỏ lụa chuyển từ màu trắng sang màu hồng nhạt và hạt đậu đã đầy thì tiến hành thu hoạch Trước khi thu hoạch 1 ngày, cần tưới nước để
dễ thu hoạch, tránh bị sót trái
Sau khi thu hoạch phơi khoảng 4 - 5 nắng
3.5 Giới thiệu 5 loại phân bón lá tham gia thí nghiệm
Trang 22chất nông sản tốt, sản lượng cao và ổn định Giúp cây trồng tăng sức đề kháng đối với sâu bệnh Cải tạo đất trồng khi được tưới trực tiếp xuống đất
Thích hợp cho tất cả các loại cây lương thực, cây công nghiệp, cây giống lâm nghiệp, cây ăn quả và các loại nấm ăn
Thành phần: N 2,6 %, P2O5 7,5 %, K2O 2,2 %, Mg 800 ppm, Zn 200 ppm, Mn
30 ppm, B 50 ppm, Cu 100 ppm
Lượng phân khuyến cáo sử dụng 1 lít/ha
Nguồn gốc do Công ty cổ phần Thiên Sinh cung cấp
3.5.2 WEHG
WEHG giúp tăng cường hoạt động của rễ cây, giúp cây trồng dễ hấp thụ nước
và chất dinh dưỡng Tăng năng suất cây trồng và phẩm chất nông sản Làm trái chín sớm và đều, trái to Tăng tỷ lệ nảy mầm của hạt giống, tăng sức đề kháng sâu bệnh, giảm cỏ dại và sâu rầy có hại Gia tăng giun đất và hoạt động của vi sinh vật, tăng độ phì nhiêu và tính tơi xốp của đất trồng, giúp cây trồng tăng khả năng chống hạn hán, giảm dần lượng phân hóa học phải dùng
Thành phần: dược thảo đặc chế (Herbs) 0,9 - 1,4 %, hàm lượng béo tổng hợp 0,02 - 0,04 %, chất hữu cơ >= 5%, tổng chất kiềm (NaOH) 0,6 - 0,8 %, Borax 0,6 - 0,9
%, dung môi dầu thực vật 8,3 - 10,4 %
Lượng phân khuyến cáo sử dụng 5 lít/ha
Có thể phun vào đất, phun lên lá hoặc ngâm hạt giống kháng sâu
Sản xuất với nguyên liệu và công nghệ của Hoa Kỳ do Công ty cổ phần Thế Giới Thông Minh cung cấp
Trang 23nhiều và trổ đồng loạt, làm dai cuốn, chống rụng hoa và trái non, tăng tỷ lệ đậu quả, sự hình thành trái Nhập khẩu và đóng gói bởi Công ty TNHH Đạt Nông
3.5.4 HVP 1601 WP (10 - 20 - 30)
HVP 1601 WP (10 - 20 - 30) với hàm lượng N - P - K cao sẽ cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho thời kỳ sau đậu trái non, tăng giá trị thương mại Giúp cây tăng sức đề kháng đối với sâu bệnh Đặc biệt hiệu quả cao trên đất phèn mặn, khô hạn Làm tăng năng suất cây trồng từ 15 - 30 %
Thành phần: N 10 %, P2O5 20 %, K2O 30 %, S 0,2 %, Mg 0,05 %, Zn 0,2 %, Fe 0,2 %, Ca 0,05 %, Cu 0,05 %, Bo 0,02 %, Mo 0,005 %
Liều lượng khuyến cáo sử dụng 10 gam cho 1 bình 16 lít, tức 0,315 kg/ha Sản xuất tại Công ty dịch vụ kỹ thuật Nông nghiệp Tp HCM
3.5.5 Atonik
Công dụng của Atonik:
+ Ngâm hạt: kích thích sự nảy mầm và ra rễ, phá vỡ trạng thái ngủ nghỉ của hạt giống
+ Phun tưới trên ruộng cây con: làm cho cây con phát triển khỏe mạnh, phục hồi nhanh chóng sau khi trồng
+ Phun qua lá: kích thích sự sinh trưởng và phát triển, tạo điều kiện tốt cho quá trình trao đổi chất của cây, kết quả là có thể thu hoạch sớm với năng suất cao, chất lượng tốt
Liều lượng khuyến cáo sử dụng 10 gam cho 1 bình 8 lít, tức 0,63 kg/ha
Atonik áp dụng được trên hầu hết các loại cây trồng
Do Công ty ADC, 101 Phan Đình Phùng, TP Cần Thơ cung cấp
3.6 Cách bố trí thí nghiệm và phương pháp nghiên cứu
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên (Randomized Complete Block Design) gồm 5 nghiệm thức tương ứng với phun 5 loại phân bón lá gồm có:
Nghiệm thức A: Nền + phun phân bón lá Atonik với lượng 1 lít/ha (Đối chứng) Nghiệm thức B: Nền + phun phân bón lá Komix với lượng 0,6 kg/ha
Nghiệm thức C: Nền + phun phân bón lá WEGH với lượng 5 lít/ha
Nghiệm thức D: Nền + phun phân bón lá Grow More với lượng 0,6 kg/ha
Trang 24Nghiệm thức E: Nền + phun phân bón lá HVP 1601 WP với lượng 0,3 kg/ha Trong đó công thức nền kết hợp phun Atonik được chọn làm đối chứng để so sánh
Nền phân cố định tính trên 1 ha gồm: 30 kg N + 90 kg P2O5 + 90 kg K2O + 5 tấn phân hữu cơ + 1 tấn vôi CaO
Lượng nước pha phân bón lá để phun trên 1 ha là 480 lít/ha phun đều khắp tán
lá trên cây (phun 4 bình, mỗi bình 12 lít trên 1.000 m2)
Với 3 lần lặp lại
Tổng số ô thí nghiệm: 5 x 3 = 15 ô
Diện tích mỗi ô thí nghiệm cơ sở: 4 m x 5 m = 20 m2
Tổng diện tích bố trí thí nghiệm: 20 m2 x 15 ô = 300 m2
Khoảng cách giữa các ô thí nghiệm: 0,3 m
Khoảng cách giữa các lần lặp lại: 0,5 m
Tổng diện tích toàn khu thí nghiệm kể cả các hàng bảo vệ: 400 m2
Khoảng cách gieo: 25 cm x 18 cm x 1 hốc 2 hạt
Mật độ: 450.000 cây/ha
Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Bảo vệ REP I REP II REP III
Rep I, Rep II, Rep III: các lần lặp lại Nghiệm thức A: phun Atonik
Nghiệm thức B: phun Komix 201 Nghiệm thức C: phun WEHG
Trang 25Nghiệm thức D: phun Grow More Nghiệm thức E: phun HVP 1601 WP
3.7 Các chỉ tiêu và cách theo dõi
3.7.1 Chỉ tiêu sinh trưởng
Mỗi ô thí nghiệm chọn 5 cây trên đường chéo gốc để theo dõi các chỉ tiêu Ngày bắt đầu mọc mầm: được xác định từ ngày có 50 % số hạt trên mỗi giống nảy mầm
Tỉ lệ nảy mầm: được xác định bằng cách tính tỷ lệ số hạt nảy mầm trên số hạt được gieo, tỉ lệ nảy mầm được theo dõi ở thời điểm 10 NSG
Ngày ra lá thật: là ngày mà có 50 % số cây bắt đầu ra lá thật
Số lá trên cây: được theo dõi với chu kì 10 ngày một lần, lần đầu tiên vào thời điểm 10 NSG Số lá được xác định bằng cách đếm các lá thật, không đếm 2 lá mầm
Chiều cao cây: chu kì 10 ngày một lần, lần đầu tiên ở thời điểm 10 NSG Chiều cao cây được xác định bằng cách đo khoảng cách từ giữa vết sẹo của 2 lá mầm đến đỉnh sinh trưởng của ngọn trên thân chính
Ngày bắt đầu ra hoa: là ngày mà có 50 % số cây bắt đầu ra hoa đầu tiên
Ngày thư đài bắt đầu đâm vào đất: được xác định là ngày có 50 % số cây có thư đài đâm vào đất
Số nốt sần và nốt sần hữu hiệu trên cây: theo dõi thời điểm 60 NSG và được xác định bằng cách đếm số lượng nốt sần ở rễ cây đậu phộng
Thời gian sinh trưởng: là số ngày tính từ ngày bắt đầu gieo hạt đến lúc thu hoạch
3.7.2 Chỉ tiêu năng suất
Mỗi ô thí nghiệm chọn 5 cây trên đường chéo gốc để theo dõi các chỉ tiêu
Năng suất toàn cây: là khối lượng của toàn cây bao gồm cả rễ, trái, thân và lá Năng suất thân lá xanh: là khối lượng của toàn cây khi đã lặt trái
Tổng số trái, số trái chắc, số trái 2 hạt, số trái non trên một cây: được xác định bằng cách đếm số trái trên cây Trái chắc là trái có hạt bên trong to, cứng trái Trái 2 hạt là trái có đầy đủ 2 hạt chắc bên trong Trái non là trái vừa mới được hình thành do chưa đủ thời gian để phát triển
Trang 26Năng suất trái thực thu trên 1 ô 20 m2: là khối lượng trái tươi thu hoạch được trên 1 ô 20 m2
Năng suất trái khô thực thu trên 1 ô 20 m2: là khối lượng trái của 1 ô sau khi phơi khô
Năng suất hạt khô thực thu trên 1 ô 20 m2 là khối lượng hạt khô của 1 ô 20 m2 Năng suất hạt khô tính trên 1 ha: được quy đổi từ năng suất của 60 m2 sang năng suất hạt tính trên 1 ha
Trang 27Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Kết quả so sánh về thời gian sinh trưởng và phát triển
Thời gian sinh trưởng và phát triển của cây đậu phộng phụ thuộc vào nhiều yếu
tố, đặc tính của giống, chất lượng hạt giống, điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật canh tác, chế độ phân bón Xác định được các thời kì này sẽ giúp người trồng đậu áp dụng đúng biện pháp kỹ thuật kịp thời, đúng lúc cây cần nhu cầu dinh dưỡng nhằm phát huy tốt khả năng của giống Xác định đúng thời gian sinh trưởng của cây trồng, giúp nhà kỹ thuật bố trí cây trồng hợp lý, tận dụng tốt các ưu thế về đất đai, khí hậu thời tiết giúp cây sinh trưởng phát triển tốt đạt năng suất cao
Kết quả so sánh về thời gian sinh trưởng phát triển của đậu phộng ở 5 nghiệm thức thí nghiệm được tổng hợp trình bày ở bảng 4.1
Bảng 4.1 So sánh về thời gian sinh trưởng phát triển của đậu phộng ở 5 nghiệm thức
thí nghiệm
Chỉ tiêu Nghiệm thức
Ngày sau gieoNgày
mọc mầm
Ngày ra
lá thật
Ngày phân cành
Ngày
ra hoa đầu tiên
Ngày
ra hoa
rộ
Ngày thu hoạch
Nhận xét: theo Andamigowde (1977), từ lúc bắt đầu hình thành mầm hoa đến
nở hoa vào khoảng 18 - 21 NSG, đối với dạng thân đứng bắt đầu ra hoa vào khoảng 26
- 34 NSG (Smith, 1988; Diekar, 1961; Sehodri, 1962; Sastry, 1980) Như vậy thời gian
ra hoa sớm hay muộn phụ thuộc vào đặc tính của giống, điều kiện ngoại cảnh, phân bón Qua bảng 4.1 cho thấy nghiệm thức E phun phân HVP 1601 WP và nghiệm thức
B phun phân Komix ra hoa sớm hơn so với nghiệm thức đối chứng và 2 nghiệm thức