1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SO SÁNH KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT 10 GIỐNG MÈ VỤ XUÂN HÈ 2012 TẠI HUYỆN GÒ DẦU TỈNH TÂY NINH

90 282 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 1,57 MB

Nội dung

Ngoài ra, trong thành phần hạt mè còn có 16 – 20% protein chứa 8 axit amin không thay thế, nhiều vitamin A, B1, B2, PP và một số nguyên tố khoáng như canxi, phốt pho, sắt, kẽm, đồng,… Về

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA NÔNG HỌC

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

SO SÁNH KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG - NĂNG SUẤT VÀ

TẠI HUYỆN GÒ DẦU - TỈNH TÂY NINH

Sinh viên thực hiện : Lê Năm

Tp Hồ Chí Minh, tháng 07/2012

Trang 2

SO SÁNH KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG - NĂNG SUẤT

Giáo viên hướng dẫn:

Ths NGUYỄN THỊ THÚY LIỄU

Ks NGUYỄN THỊ HOÀI TRÂM

Tp Hồ Chí Minh, tháng 07/2012

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Xin cảm ơn mẹ, gia đình và các bạn lớp DH08NH là những người luôn đứng sau lưng hỗ trợ, động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trên suốt quãng đường học tập

Xin chân thành c ảm ơn đến Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Tp

Hồ Chí Minh, ban chủ nhiệm khoa Nông học và tất cả quý thầy cô đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức trong suốt thời gian tôi học tập tại trường Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn đến cô Nguyễn Thị Thúy Liễu, người đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt thời gian thực hiện đề tài

Xin chân thành cảm ơn chị Nguyễn Thị Hoài Trâm, anh Lương Hiệp, anh Trần Ngọc Thông, Viện Nghiên Cứu Dầu và Cây có dầu, gia đình chú Huỳnh Văn Đạt, ấp Phước Thiện, xã Phước Thạnh, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em thực hiên tốt đề tài này

Tp Hồ Chí Minh, tháng 07/2012

Sinh viên thực hiện

Lê Năm

Trang 4

TÓM TẮT

Đề tài “So sánh khả năng sinh trưởng, năng suất và phẩm chất 10 giống mè

vụ Xuân hè 2012 tại huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh”, nhằm xác định được giống mè

có năng suất cao và phẩm chất tốt để áp dụng vào sản xuất cho vùng 10 giống mè được sử dụng để làm thí nghiệm là: SE 14, SE 23, SE 28, SE 39, SE 91, SE 108, SE

120, SE 174, SE 204 và giống đối chứng V6, thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên, 3 lần lặp lai Kết quả đạt được như sau:

Về sinh trưởng

Cả 10 giống mè đều sinh trưởng tốt, thời gian sinh trưởng từ 70 – 74 ngày và

có chiều cao cây đạt từ 106,8 – 119,4 cm

Về phát triển

Giống có ngày ra hoa sớm nhất là SE 120 (31 NSG) và muộn nhất là 3 giống

SE 14, SE 23, SE 39 (38 NSG) Thời gian ra hoa dao động từ 19 – 29,9 ngày, giống V6 có thời gian ra hoa lâu nhất 29,9 ngày

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

TRANG TỰA i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT iii

MỤC LỤC iv

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii

DANH SÁCH CÁC BẢNG viii

DANH SÁCH CÁC HÌNH ix

Chương 1 GIỚI THIỆU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu 2

1.3 Yêu cầu 2

1.4 Giới hạn đề tài 2

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1 Giới thiệu về cây mè 3

2.1.1 Nguồn gốc, xuất xứ và sự phân bố 3

2.1.2 Phân loại khoa học 3

2.1.3 Một số giống mè phổ biến hiện nay 4

2.2 Đặc điểm thực vật học 5

2.2.1 Rễ 5

2.2.2 Thân 5

2.2.3 Lá 6

2.2.4 Cành 6

2.2.5 Hoa 6

2.2.6 Quả 7

2.2.7 Hạt 7

2.3 Yêu cầu sinh thái của cây mè 7

2.3.1 Nhiệt độ 7

Trang 6

2.3.2 Ánh Sáng 8

2.3.3 Nước 8

2.3.4 Gió 9

2.3.5 Cao độ 9

2.3.6 Đất đai 9

2.3.7 Các chất dinh dưỡng 10

2.3.7.1 Đạm 10

2.3.7.2 Lân 10

2.3.7.3 Kali 10

2.4 Công dụng và giá trị dinh dưỡng 10

2.4.1 Công dụng 10

2.4.2 Giá trị dinh dưỡng 11

2.5 Tình hình sản xuất mè trên thế giới và Việt Nam 12

2.5.1 Tình hình sản xuất mè trên thế giới 12

2.5.2 Tình hình sản xuất mè ở Việt Nam 13

2.6 Tình hình nghiên cứu về cây mè trên thế giới và ở Việt Nam 14

2.6.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 14

2.6.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 18

Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20

3.1 Thời gian, địa điểm, điều kiện tự nhiên khu vực thí nghiệm 20

3.1.1 Thời gian 20

3.1.2 Địa điểm thí nghiệm 20

3.1.3 Điêu kiện tự nhiên khu thí nghiệm 20

3.2 Nội dung nghiên cứu 21

3.3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 21

3.3.1 Đối tượng nghiên cứu 21

3.3.2 Phương pháp nghiên cứu 22

3.4 Quy trình kỹ thuật trồng 23

3.5 Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp thu thập số liệu 24

Trang 7

3.5.1 Phương pháp thu thập số liệu 24

3.5.2 Các chỉ tiêu theo dõi 24

3.5.2.1 Các chỉ tiêu về sinh trưởng 24

3.5.2.2 Các chỉ tiêu về phát triển: 25

3.5.2.3 Các chỉ tiêu về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất: 25

3.5.2.4 Các chỉ tiêu về phẩm chất 26

3.5.2.5 Tình hình sâu bệnh, tỷ lệ đổ ngã 26

3.6 Phương pháp xử lý số liệu 26

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 27

4.1 Đặc điểm về hình thái của các giống mè trong thí nghiệm 27

4.2 Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống mè 28

4.3 Chiều cao cây và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây 29

4.3.1 Chiều cao cây 29

4.3.2 Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây 31

4.4 Số lá và tốc độ ra lá 32

4.4.1 Số lá 32

4.4.2 Tố độ ra lá 34

4.5 Một số đặc điểm về thân cành 35

4.6 Các yếu tố cấu thành năng suất 37

4.7 Năng suất và hàm lượng dầu 39

4.8 Hiệu quả kinh tế 41

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 43

5.1 Kết luận 43

5.2 Đề nghị 43

TÀI LIỆU THAM KHẢO 44

PHỤ LỤC 46

Phụ lục 1: MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA ĐỀ TÀI 46

Phụ lục 2: BIỂU ĐỒ TĂNG TRƯƠNG CHIỀU CAO CÂY VÀ SỐ LÁ 52

Phụ lục 3: KẾT QUẢ XỬ LÝ THỐNG KÊ 53

Trang 8

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt/ký hiệu Viết đầy đủ

TL 1.000 hạt Trọng lượng 1.000 hạt

and Agriculture Organization)

Trang 9

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng có trong bột mè và trong thịt 12

Bảng 2.2: Diện tích mè của một số nước trên thế giới 13

Bảng 2.3: Sản lượng mè của một số nước trên thế giới 13

Bảng 2.4: Thực trạng về diện tích, năng suất, sản lượng của cây mè ở Việt Nam 14

B ảng 3.1: Diễn biến thời tiết trong thời gian thí nghiệm 20

Bảng 3.2: Thành phần dinh dưỡng đất thí nghiệm 21

Bảng 3.3: Nguồn gốc giống 21

Bảng 3.4: Lượng phân dùng trong thí nghiệm: 23

Bảng 4.1: Đặc điểm hình thái của các giống mè 27

Bảng 4.2: Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống mè (NSG) 28

Bảng 4.3: Chiều cao cây (cm) 30

Bảng 4.4: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây (cm/cây/7 ngày) 31

Bảng 4.5: Số lá (lá) 33

Bảng 4.6: Tốc độ tăng trưởng số lá (lá/cây/7 ngày) 34

Bảng 4.7: Một số đặc điểm về thân cành 35

Bảng 4.8: Các yếu tố cấu thành năng suất 37

Bảng 4.9: Năng suất và hàm lượng dầu 39

Bảng 4.10: Tổng chi phí sản xuất trên 1(ha) 41

Bảng 4.11: Bảng hiệu quả kinh tế 42

Trang 10

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Trang

Hình PL1.1: Toàn cảnh khu thí nghiệm 46

Hình PL1.2: Giống mè V6 47

Hình PL1.3: Giống mè SE 14 47

Hình PL1.4: Giống mè SE 23 48

Hình PL1.5: Giống mè SE 28 48

Hình PL1.6: Giống mè SE 39 49

Hình PL1.7: Giống mè SE 91 49

Hình PL1.8: Giống mè SE 108 50

Hình PL1.9: Giống mè SE 120 50

Hình PL1.10: Giống mè SE 174 51

Hình PL1.11: Giống mè SE 204 51

Hình PL2.1: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng chiều cao cây 52

Hình PL2.2: Biểu đồ tốc độ ra lá 52

Trang 11

Chương 1 GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vấn đề

Cây mè (vừng) có tên khoa học Sesamum indicum là một cây lấy dầu, làm

thực phẩm truyền thống của dân tộc ta có giá trị dinh dưỡng cao Trong thành phần hạt mè, cứ 100 gam hạt mè có chứa 43,5 đến 58,8 gam lipid, rất giàu acid béo không bão hòa như linoleic và linolenic cần thiết cho nhu cầu cơ thể Hạt mè còn chứa chất sesanmol và một số glucosid khác có tác dụng chống béo phì, thừa cholesterol Ngoài ra, trong thành phần hạt mè còn có 16 – 20% protein chứa 8 axit amin không thay thế, nhiều vitamin A, B1, B2, PP và một số nguyên tố khoáng như canxi, phốt pho, sắt, kẽm, đồng,…

Về mặt giá trị kinh tế dầu mè được dùng làm nhớt bôi trơn máy móc cao cấp,

dùng làm thuốc viên con nhộng, mỹ phẩm, xà phòng, sản xuất thuốc BVTV,…

Tương lai có thể dùng để sản xuất nhiên liệu sinh học (biodiesel)

Trên thế giới diện tích sản xuất mè ngày càng được mở rộng Diên tích trồng

mè của cả thế giới năm 2009 là 7,7 ha với sản lượng gần 4 tấn Trong đó 4 nước có diện tích và sản lượng lớn là Ấn Độ, Trung Quốc, Miến Điện và Sudan

Ở Việt Nam, đất đai và khí hậu rất thích hợp cho cây mè sinh trưởng, phát triển Tuy nhiên, do không được coi là cây trồng chính nên hình thức canh tác chủ yếu vẫn là quản canh Bên cạnh đó, việc đầu tư nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất mè cũng chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức

Do vậy, người dân vẫn phải sử dụng giống địa phương để canh tác Các giống này thường có năng suất thấp và có nguy cơ bị thoái hóa giống cao

Trang 12

Chính vì những lý do như trên tôi tiến hành thực hiện đề tài “So sánh khả

năng sinh trưởng, năng suất và phẩm chất 10 giống mè vụ Xuân hè 2012 tại huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh”

Trang 13

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Giới thiệu về cây mè

2.1.1 Nguồn gốc, xuất xứ và sự phân bố

Cây mè có nguồn gốc có từ Châu Phi Có nhiều ý kiến cho rằng Êtiopi là nguyên sản của giống mè trồng hiện nay Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng vùng Afghan - Persian mới là nguyên sản của các giống mè trồng Mè là loại cây có dầu được trồng lâu đời (khoảng 2000 năm trước công nguyên)

Sau đó được đưa vào vùng tiểu Á (Babylon) và được di về phía tây - vào châu Âu và phía nam vào châu Á dần dần được phân bố đến Ấn Độ và một số nước nam Á Trung Quốc Ấn Độ được xem như là trung tâm phân bố của cây mè

Vùng phân bố chính của cây mè ở giữa 250 vĩ độ Bắc và 250 vĩ độ Nam, được trồng phổ biến ở độ cao 1.250 m so với mực nước biển nhưng cũng có thể trồng được ở độ cao 1.500 m

2.1.2 Phân loại khoa học

Cây mè (vừng) tên khoa học: Sesamum indicum Linn

Mè đen: Sesamum orientale L

Có nhiều cách phân loại giống mè Một giả thuyết cho rằng có một đoàn du khảo của Liên Xô đi khắp thế giới đã thu được 500 mẫu, chia ra 111 dạng khác

Trang 14

nhau nhưng nói chung hiện nay phân loại mè dựa vào một số đặc tính thực vật như sau:

• Kiểu lá: có giống to bản, có giống lá dài, có giống lá hình chân chim

• Lông tơ: lông tơ trên thân hoặc cành là một đặc tính để phân biệt khi các đặc tính khác giống nhau

• Phân cành và không phân cành: là đặc tính giúp cho việc xác định mật độ thích hợp

• Hình dáng quả và vị trí đóng quả: quả của các giống khác nhau đều không giống nhau Đặc biệt vị trí đóng quả rất khác nhau Số quả đóng ở mỗi mắt cũng khác nhau

• Chiều dài lóng (đốt) : là đặc tính có ý nghĩa quan trọng Lóng càng ngắn thì cùng độ cao của cây, số mắt càng nhiều và số quả trên cây càng nhiều

• Số vỏ bọc ngoài hạt: có giống một vỏ, có giống hai vỏ

• Thời gian sinh trưởng: phân loại giống có thời gian sinh trưởng dài ngày (trên 100 ngày) hoặc giống sinh trưởng ngắn ngày (dưới 100 ngày)

• Số khía trên trái mè: phân loại các giống mè bốn khía, sáu khía, tám khía, phân loại này dùng để chọn cỡ hạt nhỏ lại

• Độ bền của trái trên đồng: có giống trái bị nứt trên còn ở trên cây, có giống không bị nứt Phân loại này giúp xác đinh thời gian thu hoạch hợp lý

2.1.3 Một số giống mè phổ biến hiện nay

Nhóm mè vàng

- Mè vàng An Giang: Trổ hoa 30 ngày sau khi trồng phân cành ít (2 – 3 cành trên cây), thân màu xanh, chiều cao khoảng 80 cm, thời gian sinh trưởng ngắn, khoảng 85 ngày Năng suất bình quân 1,2 tấn/ha, giống này có sáu hoa, trái có tám khía, trồng phổ biến ở vùng Châu Phú (An Giang)

- Mè vàng Miền Đông: Trổ hoa 30 ngày sau khi trồng, phân cành trung bình (4 cành/cây), thân màu xanh đậm, chiều cao thấp (70 cm), thời gian sinh trưởng

Trang 15

ngắn (80 ngày), năng suất khá cao (1,5 tấn/ha) Giống trồng phổ biến ở Đồng Nai, Sông Bé trên vùng đất cao, trái có bốn đến tám khía

- Mè vàng Cồn Khương: Trổ hoa ngày thứ 35 sau khi trồng, phân cành 4 – 6 (cành/cây), chiều cao 90 cm, thời gian sinh trưởng 75 ngày, năng suất 1,4 tấn/ha Trồng phổ biến ở Cồn Khương (Cần Thơ), trái có bốn đến sáu khía

Nhóm mè đen

- Mè đen Trà Ôn: Trổ hoa ngày thứ 35 sau khi gieo, phân cành nhiều (4 – 6 cành/cây), chiều cao 90 cm, thời gian sinh trưởng 95 ngày, năng suất khá cao (1,4 tấn/ha) Trồng phổ biến ở Trà Ôn (Vĩnh Long), trái có từ 4 đến 6 khía

- Mè đen Campuchia: Nhập từ Ấn Độ, phân cành rất nhiều, có cả cành cấp

hai mang trái, chiều cao từ 90 – 100cm, thời gian sinh trưởng 100 ngày, năng suất cao nhất trong các giống (1,6 tấn/ha), tuy nhiên hạt có nhiều màu sắc khác nhau (có

cả đỏ, trắng, nâu), rất khó khi chọn hạt để xuất khẩu

2.2 Đặc điểm thực vật học

2.2.1 Rễ

Thuộc loại rễ cọc, rễ chính ăn sâu Đồng thời hệ rễ bên của mè cũng rất phát triển về bề ngang Rễ mè phân bố chủ yếu ở lớp đất từ 0 – 25 cm Nếu mè ở vùng đất cát, vùng khô hạn, rễ cái có thể ăn sâu từ 1 – 1,2 m để tìm nguồn nước ngầm

Nhiều thí nghiệm cho thấy tốc độ ra rễ của mè rất chậm, kém hơn đậu phộng, bắp Đây là vấn đề cần lưu ý khi trồng xen mè với các cây trồng này

Trên đất cát, rễ mọc tốt hơn trên đất sét và không chịu ngập trong thời gian ngắn

Đặc tính của rễ mè phát triển kém nên dễ bị đổ ngã khi có mưa to gió lớn Vì vậy khi trồng mè, chú ý phải vun gốc, xẻ rãnh để thoát nước (nhất là trồng vào mùa mưa)

2.2.2 Thân

Thân mè thuộc thân thảo, thân thường có hình 4 cạnh với những tiết diện vuông và những rãnh dọc Tuy nhiên, có những dạng thân rất rỗng hình chữ nhật

Trang 16

Thân có thể tròn, trên thân có nhiều lóng hoặc ít lóng Đặc tính này cũng để phân biệt giống Màu sắc của thân thay đổi từ màu xanh nhạt đến màu tím, phổ biến nhất

là màu xanh đậm Thân cao từ 60 – 120 cm Trong điều kiện hạn, thân có thể thấp hơn, nhưng cũng có giống đạt đến 3m

Số lượng cành trên cây phụ thuộc chủ yếu vào giống, thường có khoảng 2 –

6 cành Cành mọc từ các nách lá gần gốc

Mức độ phân cành thực sự là tốc độ sinh trưởng chung của cây, trực tiếp bị ảnh hưởng của môi trường mật độ, lượng mưa, độ dài ngày

Các dạng thân ngắn đâm cành ít thường chín sớm, cây cao thường chín trễ và

có khuynh hướng chịu hạn khá hơn Các giống dài ngày thường phát triển chậm ở giai đoạn cây con, nhưng tăng trưởng nhanh ở giai đoạn sau

2.2.4 Cành

Xuất phát từ thân chính, cành có thể mọc cách hay mọc đối nhau, cành sẽ mang hoa và trái, trên các cành chính còn có cành cấp hai Sự phân cành trên thân chính cũng là một yếu tố để phân biệt các giống mè, thường màu của cành trên thân giống như thân chính

2.2.5 Hoa

Hoa mè thuộc hình chuông Cuống hoa ngắn, tràng hoa gồm 5 cánh hợp

Trang 17

thành hình chuông

Đài hoa màu xanh, 5 cánh cạn Ống hoa dài 3 – 4 cm Hoa mọc ở nách lá thành chùm Mỗi chùm có 4 – 8 hoa Nhị đực 5 nhưng có 1 bất dục Bầu nhụy nằm trên đài hoa, có 2 ngăn với nhiều vách giả

2.2.6 Quả

Là một loại quả nang, tiết diện hình chữ nhật, có rãnh sâu, có đầu nhọn hình tam giác ngắn Hình dạng của quả cũng là một yếu tố để phân biệt các giống Chiều dài trái thay đổi từ 2,5 – 8cm, đường kính trái thay đổi từ 0,5 – 2 cm, số vách ngăn

từ 1 – 12, trái thường có lông tơ bao phủ Trái mở ra bằng cách chẻ dọc vách ngăn

từ trên xuống Mức độ mở trái là đặc tính quan trọng khi chọn giống để trồng cho phù hợp với điều kiện thu hoạch

Chất lượng quả cũng khác nhau tùy vị trí đóng quả Thường quả ở vị trí thấp

có hạt lớn hơn ở vị trí cao

2.2.7 Hạt

Hạt mè là hạt song tử diệp Cấu tạo hạt có nội phôi nhủ

Hạt mè nhỏ thường có hình trứng hơi dẹp trọng lượng 1000 hạt từ 2 – 4 g

Vỏ láng hoặc nhăn màu đen, trắng, vàng, nâu đỏ hay xám, cũng có hạt màu xám nâu, xanh olive và nâu đậm Hạt mè tương đối mảnh và chứa rất nhiều dầu, do đó,

dễ mất sức nảy mầm sau khi thu hoạch Một số giống mè có tính miên trạng kéo dài đến 6 tháng sau khi thu hoạch Giống có trái nhiều khía thì hạt nhỏ hơn giống có trái

độ thích hợp cho hạt nảy mầm, sinh trưởng, các bộ phận dinh dưỡng và sự hình thành hoa khoảng 25 – 270C Nhiệt độ thích hợp cho sự nở hoa và sự phát triển quả

Trang 18

vào khoảng 28 – 320

C Nếu nhiệt độ dưới 200

C kéo dài thời gian nảy mầm Nhiệt độ dưới 180C sẽ gây khó khăn cho sự phát triển và nếu nhiệt độ dưới 100C cây ngừng phát triển và chết

Nhiệt độ cao trên 400C vào thời gian ra hoa sẽ cản trở sự thụ phấn, thụ tinh, tăng tỷ lệ hoa rụng và do đó làm giảm số hoa

2.3.2 Ánh Sáng

Mè là cây ngày ngắn Trong điều kiện thời gian chiếu sáng dưới 10 giờ/ngày

sẽ rút ngắn thời gian sinh trưởng dinh dưỡng của mè Mè sẽ ra hoa sớm hơn 15 – 20 ngày trong điều kiện tự nhiên (12 giờ/ngày)

Cường độ ánh sáng, số giờ nắng số giờ nắng trong ngày ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của mè Trong thời gian sinh trưởng, nhất là sau khi trổ hoa, mè cần khoảng 200 – 300 giờ nắng/tháng cho tới khi trái chín

Sự thay đổi thời gian chiếu sáng của những mùa vụ khác nhau ảnh hưởng rất

rõ đến năng suất mè Do đó, việc xác định thời gian gieo trồng của mỗi giống ở mỗi vùng là biện pháp kỹ thuật quan trọng quyết định năng suất mè

Một số kết quả nghiên cứu cho thấy: Cường độ ánh sáng trong thời gian kết quả đến khi chín 28.000 lux thích hợp nhất cho quá trình hình thành dầu Hàm lượng dầu trong hạt giảm 8% nếu cường độ ánh sáng giảm xuống 7.000 lux

2.3.3 Nước

Cây mè có khả năng chịu hạn tương đối tốt Ở thời kỳ cây con, mè rất mẫn cảm với sự thiếu hụt ẩm độ đất Vì vậy thời vụ xuống giống sẽ được điều chỉnh vào những thời điểm có lượng mưa không nhiều theo sau thời kỳ nảy mầm, nhất là những vùng khô hạn thì việc xác đinh thời điểm gieo hạt là rất quan trọng

Ở những nơi có độ ẩm đất thích hợp thì cây vừng sinh trưởng, phát triển tốt và không phụ thuộc nhiều vào lượng mưa Cây mè sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao ở những nơi có lượng mưa khoảng 500 – 600 mm trong vụ gieo trồng Sự phân bố lượng mưa trong suốt thời gian sinh trưởng rất quan trọng Nếu mưa lớn ở thời kỳ ra hoa sẽ làm giảm năng suất và nếu thời tiết tiếp tục nhiều mây, nắng yếu ở

Trang 19

bất kỳ thời gian nào khi cây ra hoa thì có thể dẫn đến thất thu về năng suất Nếu mưa vào thời kỳ thu hoạch cũng làm giảm đáng kể năng suất và phẩm chất hạt do khả năng mẫn cảm với một số nấm bệnh và kéo dài thời gian phơi khô quả và hạt Cây mè rất mẫn cảm với điều kiện ngập nước và mưa đá ở tất cả các thời kỳ sinh trưởng của cây Mưa bão lớn có thể làm hư hại toàn bộ và khả năng phục hồi là rất khó.

2.3.4 Gió

Mè rất dễ bị thiệt hại do gió, nhất là khi thân chính phát triển, gió cũng làm cho mất hạt khi trái bị nứt Do đó, khi chọn thời vụ trồng mè nên tránh vào thời gian mưa to gió lớn và thường chọn những giống có lóng ngắn, chiều dài của thân tương đối ngắn có thể cho nhiều trái, chú ý cần phải vun gốc cho cây

2.3.5 Cao độ

Mè thích hợp ở độ cao dưới 1.250 m tuy nhiên vẫn thấy có những trường hợp trồng ở độ cao khoảng 1.000 m, mè trồng ở vùng này thường cây nhỏ, không phân cành, chỉ có một hoa ở dưới nách lá, do đó năng suất thấp

Ở Ấn Độ và Venezuela, người ta thấy cùng một giống nếu đem trồng ở nhiều nhiệt độ cao khác nhau thì càng lên cao năng suất càng giảm

2.3.6 Đất đai

Mè phát triển được trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng phát triển tốt nhất là trên loại đất có độ màu mỡ trung bình, thoát nước tốt Cơ cấu đất không quan trọng bằng khả năng thoát nước, cây sẽ chết nếu ngập nước kéo dài, nhất là thời kỳ sinh trưởng đầu

Các loại đất cát, cát pha có pH từ 5,5 đến 8 đều trồng mè được, nhưng tốt nhất

là pH = 6 Ẩm độ thích hợp nhất là 70% Đối với Đồng Bằng Sông Cửu Long như

An Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, một số vùng ven Thành Phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Trung là nơi thích hợp phát triển mè Mè rất thích hợp với đất phù sa ven sông như Cồn Khương (Cần Thơ), ở Châu Phú (An Giang) do phù sa bồi đấp sau vụ lúa nổi, trồng mè thường cho năng suất cao

Trang 20

2.3.7 Các chất dinh dưỡng

2.3.7.1 Đạm

Bón đạm chomè cần chú ý đến hàm lượng lân dễ tiêu trong đất Nếu thiếu hụt lân trong đất thì việc bón đạm có thể làm giảm năng suất và ảnh hưởng đến hàm lượng dầu trong hạt Dạng đạm thích hợp cho mè là Sulphat đạm (SA), vì nó làm

tăng năng suất và hạn chế bệnh do Pseudomonas sesami Bón cân đối đạm lân và

kali sẽ cho kết quả tốt hơn Tỷ lệ phối hợp tùy vào mùa vụ gieo trồng, loại đất và giống

Bón thúc đạm cho mè là rất cần thiết để đạt năng suất cao Lượng đạm và thời gian bón tùy thuộc vào vùng đất, thời vụ gieo, chế độ canh tác, các biện pháp kỹ thuật khác Thời điểm thích hợp thúc đạm khi chiều cao cây đạt 15 – 20 cm

2.3.7.2 Lân

Là một trong những yếu tố dinh dưỡng quan trọng nhất, trong điều kiện thâm canh để đạt năng suất mè cao Tuy nhiên các dạng lân khác nhau cũng ảnh hưởng đến năng suất và đặc tính của giống

2.3.7.3 Kali

Mè là cây lấy dầu nên kali rất cần thiết cho cây Qua phân tích cho thấy hàm lượng K trong trái là rất cao Dạng phân kali cho vừng thường ở dạng hỗn hợp vì ở dạng này chứa kali ở dạng dễ hấp thu Trong điều kiện nhất định bón kali ở mức cao ảnh hưởng đén chất lượng hạt, nhưng nếu đạm và lân quá nhiều thì việc bón nhiều kali là cần thiết để cân bằng dinh dưỡng

2.4 Công dụng và giá trị dinh dưỡng

2.4.1 Công dụng

Hạt mè

Được sử dụng rất phổ biến để chế biến nhiều dạng thức ăn (kẹo mè, chè mè ) Trong dân gian, còn dùng mè để nấu cháo (nếp với mè) cho người mẹ cho con bú rất tốt

Trang 21

Dầu mè

Tiêu thụ nhiều nhất, dầu mè rất tốt, khác với các loại dầu khác là không bị oxy hóa nên nên không chuyển thành mùi khó chịu Vì trong mè có chứa chất sesamol, ngăn cản quá trình oxy hóa

Trong kỹ nghệ, dầu mè sử dụng để bôi trơn máy móc cao cấp: máy bay, máy dùng trong khoa học kỹ thuật, dầu dùng để pha sơn, pha vecni rất tốt vì có màu láng bóng

Trong y học, dùng để làm thuốc viên con nhộng Dầu mè còn dùng trong mỹ phẩm, ở Ấn Độ, người ta còn dùng dầu mè để bôi vào tóc cho bóng mượt

Ngoài ra, dầu mè đã được dùng trong một vài ngành công nghiệp, kỹ nghệ như chất kháng nấm, kháng khuẩn, thuốc trừ sâu, mỹ phẩm, chất hoà tan, xà phòng

và có thể dùng để sản xuất biodiesel trong tương lai

2.4.2 Giá trị dinh dưỡng

Mè là loại cây lấy dầu ngắn ngày (thời gian sinh trưởng khoảng 75 – 80 ngày) Hạt mè có hàm lượng lipit rất cao (45 – 54%), protein 16 – 18% và protein của mè có đủ 8 axit amin không thay thế Dầu mè là loại dầu dễ tiêu, cho năng lượng cao, có thể bảo quản thời gian dài hơn so với các loại dầu khác Các vitamin trong dầu mè hỗ trợ cho việc hấp thụ và tiêu hóa thức ăn nên mè dùng làm thực phẩm rất tốt Ngoài ra mè còn là nguyên liệu dùng trong việc chế biến nhiều loại bánh đặc sản khác

Trang 22

Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng có trong bột mè và trong thịt

(Nguồn: Trần Thị Kim Ba, 2007)

2.5 Tình hình sản xuất mè trên thế giới và Việt Nam

2.5.1 Tình hình sản xuất mè trên thế giới

Trước thế chiến thứ hai, diện tích trồng mè từ 5 triệu ha vào năm 1939, đạt sản lượng 1,5 tấn trong đó Ấn Độ là quốc gia trồng nhiều nhất với diện tích 2,5 triệu

ha, kế đó là Trung Quốc 1,2 triệu ha, Miến Điện 700.000 ha, Soudan 400.000 ha, Mehico 200.000 ha Các quốc gia có diện tích trồng < 50.000 ha gồm: Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ouganda, Megéria

Hiện nay mè được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới với tổng diện tích hơn 7,7 triệu ha, năng suất: 3,5 – 4,5 tạ/ha Sản lượng mè của thế giới trong 10 năm gần đây đạt khoảng trên 3 triệu tấn/ năm Trong đó 4 nước có diện tích và sản lượng lớn trên thế giới là Ấn Độ, Trung Quốc, Sudan, Miến Điện được thể hiện qua bảng 2.2 và 2.3 qua các năm từ 2005 đến 2009

Trang 23

Bảng 2.2: Diện tích mè của một số nước trên thế giới (triệu ha)

Ngoài ra, Châu Âu và Châu Đại Dương cũng có trồng rải rác nhưng không đáng kể

2.5.2 Tình hình sản xuất mè ở Việt Nam

Diện tích mè của Việt Nam đạt khoảng 45 ngàn ha, năng suất 4,8 tạ/ha và sản lượng 22 ngàn tấn Năm 2007 cả nước gieo trồng được 45 ngàn ha mè, chỉ tăng

6 ngàn ha trong vòng 3 năm từ 2005 – 2008 Các tỉnh trồng mè tại miền Nam chiếm hơn 60% diện tích trồng cả nước và tập trung tại Duyên hải Nam Trung bộ (9.000

Trang 24

ha), Đông Nam bộ (7.400 ha) và đồng bằng sông Cửu Long (6.900 ha)

Về năng suất: Nhìn chung, năng suất trung bình của cả nước ở mức thấp, đạt 0,51 tấn/ha (2004) Những vùng có năng suất mè cao là Đồng bằng sông Hồng 0,75 tấn/ha và Đồng bằng sông Cửu Long 0,9 tấn/ha

Về sản lượng: Tổng sản lượng của cả nước năm 2009 là 24000 tấn tăng 1000 tấn so với năm 2004

Bảng 2.4 Thực trạng về diện tích, năng suất, sản lượng của cây mè ở Việt Nam

2.6 Tình hình nghiê n cứu về cây mè trên thế giới và ở Việt Nam

2.6.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Thực trạng sản xuất mè trên thế giới và trong nước cho thấy năng suất trung bình còn rất thấp mà nguyên nhân chủ yếu là do công tác cải tiến giống và quy trình

kỹ thuật chưa được quan tâm đúng mức Để khắc phục tình trạng trên, những năm gần đây một số nước đã quan tâm đến việc nghiên cứu giống và đầu tư nhiều hơn trong canh tác mè

Thực trạng về giống mè và nghiên cứu giống mè

Theo Langham 2006, nhiều nước trên thế giới nhiều nông dân chưa bao giờ

có những giống mè mới do các nhà chọn giống tạo ra Những năm gần đây, Hàn Quốc là một trong những quốc gia có sự quan tâm và đầu tư cho cây mè nhưng 29% giống mè trong sản xuất vẫn là giống địa phương (Kang, 2001)

Các nước Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc đã có chương trình thu thập nguồn gen cây mè ở địa phương, bảo quản và khai thác nguồn gen này làm vật liệu khởi đầu phục vụ công tác chọn giống (Langham, 2010)

Trang 25

Những năm gần đây, việc sử dụng kỹ thuật hạt nhân trong việc chọn tạo giống mè cũng được một số nước quan tâm áp dụng Tại Pakistan, việc sử dụng bức

xạ grama trong chọn giống cho thấy: cần chú trọng vào số quả trên cây và số hạt trên quả cũng như độ dài quả (Sarwar, 2006) Các nhà nghiên cứu chọn tạo giống

mè ở Trung Quốc (Yingzhong, 2003) cũng cũng đã nghiên cứu ảnh hưởng của tia grama và natri nitrat đến sự nảy mầm và cây con với nguồn Coban 60 với liều 0,

200, 300 Gray kết hợp Natri nitrat (NaN3) ở mức 0, 5, 10 mM, NaN3 do bị thủy phân tạo ammoniac kích thích sinh trưởng và tăng năng suất Khi xử lý hạt nảy mầm, kết quả cho thấy các liều phóng xạ kết hợp NaN3 khác nhau đã có ảnh hưởng khác nhau đến sinh trưởng và phát triển của 3 giống mè Yuzhi 4, Zhong 97 – 413 và AEO809936

Nứt quả vào thời điểm chín là một nhược điểm của cây mè nói chung, được

kiểm soát bởi gene lặn được gòi là gên không nứt quả (indehiscent gene-id)

(Langham, 1946) Việc tạo ra giống kháng nứt quả được phát triển bằng cách tổ hợp

6 đặc tính của quả, phần lớn các đặc tính này được xác định bởi sự mở quả, sự nứt quả, sự thắt quả, tính chất đầy đủ của màng và sự gắn kết của màng bên trong múi,

sự gắn kết của giá noãn (Langham, 1956) Các nhà nghiên cứu Mỹ (Công ty Sesaco) đã tạo được hàng chục giống mè năng suất cao chống nứt vỏ: S-17, S-23, S-

24, S-25, S-28…rất phù hợp cho việc thu hoạch cơ giới hóa (Langham, 2008)

Trung Quốc đã đầu tư nhiều cho công tác chọn tạo giống, đã đưa ra sản xuất các giống mè mới: Tang Chi số 9 (mè đen), Tang Chi số 10, mè trắng Ngạc chỉ số 1 (13,0 tạ/ha) và giống ngạc chỉ số 2 (12,9 tạ/ha) Bên cạnh đó Viện nghiên cứu Nông nghiệp Vũ Hán đã chọn tạo thành công hàng chục giống mè: ZZM-0830, ZZM-

1143, HSBS-1…

Trang 26

Nghiên cứu về kỹ thuật canh tác

Theo Bennet và cộng sự (1997), ở Úc đất trồng mè có pH từ 5,4 – 6,7; ít có

cỏ lá rộng; mật độ trồng 30 – 35 cây mè/mhàng cách hàng 50 cm, mật độ ít nhất 300.000 đến 350.000 cây/ha, lượng giống cần gieo cho 1 ha khoảng 3,3 kg; lượng phân bón thích hợp 30 – 70 kg N, 0 – 20 kg P, 0 – 50 kg K, 0 – 10 kg S và 0 – 5 kg

Zn

Tại Ấn Độ, các kết quả nghiên cứu về phân bón cho cây vừng cũng cho thấy rằng việc bón NPK kết hợp xử lý và phun trên lá phân vi lượng làm tăng năng suất 30,5%

Theo Kenan Ucan và cộng sự (2007) cho thấy lượng nước tưới ảnh hưởng đán kể tới năng suất hạt, nhưng thời gian tưới không đáng kể Nghiên cứu về việc tối ưu hóa sản xuất mè qua việc sử dụng nguồn đầu tư vào chế phẩm sinh học tại Ấn

Độ cho thấy lượng dinh dưỡng được kết hợp khác nhau sẽ tạo ra sản lượng hạt cao nhất (FYM 3,75 tấn/ha + xác cây Neem 900 kg/ha + tro gỗ 75 kg/ha + bone meal 75

kg/ha + ELS 20 kg/ha + PSB 5 kg/ha + Azotobactor 5 kg/ha + Trichoderma viride

(0,4%) xử lý hạt + dầu Neem (2,0%) phun ở giai đoạn 15, 30 và 45 NSG +

Azadrichtin (0,03% ở gia đoạn 30 NSG)) Kết quả là trọng lượng 1.000 hạt (2,63 g)

và hàm lượng dầu (52,0%) và sản lượng dầu (406 kg/ha) được ghi nhận trong nghiệm thức T2, bên cạnh đó còn có những hiệu quả về lợi ích trực tiếp và gián tiếp

về sinh thái nông nghiệp, dầu và sức khỏe người

Nghiên cứu về bảo vệ thực vật cho mè

Một số khuyến cáo về phòng trừ cỏ dại và sâu bệnh nếu canh tác mà không cày đất thì sau khi mưa xong phun kỹ thuốc trừ cỏ như glyphosate trước khi gieo; đối với biện pháp có làm đất thì tiến hành cày bừa kỹ và lên luống, chọn loại thuốc trừ cỏ phù hợp cho cây mè theo khuyến cáo Chú ý phòng trừ kịp thời một số sâu

hại chính như sâu xanh (Helicoverpa spp), rệp sáp và ruồi trắng và phòng trừ bệnh

trên rễ, thân kịp thời

Để hạn chế sự thất thu hạt khi thu hoạch cần phun chất làm khô khí có ít nhất 70% số quả chuyển từ xanh đạm sang xanh nhạt hoặc vàng hoặc nâu, thu hoạch cây

Trang 27

khi 95% quả có màu nâu sau khi phun chất làm khô từ 7 – 9 ngày Sau khi thu hoạch hạt mè được làm sạch và phơi khô đạt ẩm độ 6% để ngăn ngừa hạt bị nóng lên do còn ẩm độ cao sẽ làm giảm chất lượng dầu và tỷ lệ nảy mầm Để bảo quản dài lâu ở kho lạnh thì ẩm độ hạt không được vượt 6% trong điều kiện kho có ẩm độ 50% độ ẩm tương đối với nhiệt độ là 180

C

Nghiên cứu về cơ giới hóa canh tác mè

Giữa những năm 1940 và 1981, nhiều nhà nghiên cứu đã nghiên cứu thay đổi các thiết bị máy móc nông nghiệp để giải quyết vấn đề cơ giới hóa cây mè Hiệp hội trồng mè của Mỹ (American Sesame Growers Association) cho biết vào năm 1982, tác giả Sesaco đã lai tạo các giống mè phù hợp với canh tác ứng dụng cơ giới hóa Các đặc tính giống cần có để ứng dụng cơ giới hóa trong thu hoạch như: chiều cao cây mè (giống mè phải thấp cây để dễ thu hoạch), khoảng cách quả đầu tiên cách gốc phải phù hợp ( đủ để thanh cắt của máy nằm bên dưới quả thấp nhất), sự phân cành ( cây có số cành vừa phải), cây chống chịu được sự đỗ ngã, kiểm soát cỏ dại, cây phải khô vào lúc thu hoạch, không nứt quả và quả dính chặt vào thân (để hạn chế thất thoát khi thu hoạch), độ sạch của hạt (hạt mè thu hoạch bằng máy thường lẫn nhiều cuống lá, cuống quả) Sử dụng hạt giống có tỷ lệ nảy mầm cao (hạt càng

bị tổn thương thì tỷ lệ nảy mầm càng thấp) Để mè có tỷ lệ nảy mầm tốt, lúc thu hoạch cây phải có độ ẩm thấp, và tỷ lệ mọc mầm (một trong những khó khăn khi gieo hạt mè là do hạt quá nhỏ, các nhà nghiên cứu cố gắng lai tạo ra giống mè có hạt to hơn để có thể mọc mầm khi gieo sâu (Langham, 2002)

Kang (2004) cho biết, việc áp dụng chế phẩm làm khô và chống nứt quả, tạo điều kiện cơ giới hóa trong thu hoạch mè đã cho kết quả khả quan

Kết quả nghiên cứu của YARI (Kang Bo Shim và ctv, 2005) cho thấy những giống mè chín sớm có tiềm năng thích nghi cao hơn so với các giống mè khác vốn ít nhạy cảm với những thay đổi của độ dài ngày ở các ngày gieo khác nhau Việc cơ giới hóa từ khâu gieo trồng và thu hoạch trên mè là một bước tiến thành công tiết kiệm công lao độn và chi phí sản xuất

Trang 28

2.6.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Đề tài “Ứng dụng phương pháp chiếu xạ tạo giống mè đột biến” do Th.S

Đoàn Phạm Ngọc Nga - Trung tâm phát triển Khoa học và Công nghệ trẻ làm chủ nhiệm đã dùng tia bức xạ gamma (Co60) trên đối tượng là cây mè đen (giống mè đen Tây Ninh) qua 2 thế hệ tiếp theo

Kết quả cho thấy, trong thế hệ đầu, sau khi chiếu tia, cây mè đen xuất hiện nhiều biến dị như chẻ nhánh và ngọn, nhiều quả Trong cả 2 thế hệ, các biến dị chẻ nhánh nhiều quả và thấp cây thường xuất hiện cùng nhau có triển vọng giúp gia tăng năng xuất hạt thô (6,4% – 10,4%) nhưng không hề giảm hàm lượng dầu và chất lượng dầu có trong hạt mè Kết quả đạt được ở thế hệ thứ 2 cho thấy các dòng biến dị chọn lọc được ở thế hệ thứ nhất vẫn tiếp tục di truyền cho thế hệ thứ 2

Năng suất hạt thô ở thế hệ thứ 2 tăng so với thế hệ 1 và đặc biệt hàm lượng dầu trong hạt không bị ảnh hưởng Đối với biến dị nhiều quả, nghiên cứu cho thấy, đây là loại biến dị có triển vọng theo hướng lai tạo để tạo ra giống mè mới

Đề tài “Chọn tạo giống mè mới bằng phương pháp lai hữu tính” đã được

Phương pháp lai hữu tính được coi là nền tảng của việc tạo chọn giống mè Nhiều giống mè mới có năng suất cao, chống chịu điều kiện bất thuận, đặc biệt là chịu hạn đã được chọn tạo bằng phương pháp lai hữu tính Theo Singh (2001) chọn lọc theo quy trình lai hữu tính có thể duy trì tính ổn định về năng suất hơn các phương pháp khác Ngoài ra, thu thập và đánh giá các dòng/giống của Viện đã có sẵn với phương pháp so sánh và khảo nghiệm dòng/giống có năng suất và hàm lượng dầu cao cũng là phương pháp tối ưu và nhanh nhất để có giống mới phục vụ sản xuất

Kết quả lai tạo được 20 tổ hợp lai (VDM 3/VDM 9, VDM 8/VDM 9, VDM 14/VDM 9, V 6/VDM 9, VDM 3/VDM 12, VDM 8/VDM 12, VDM 14/VDM 12, V 6/VDM 12, VDM 3/VDM 13, VDM 8/VDM 13, VDM 14/VDM 13, V 6/VDM 13, VDM 3/VDM 15, VDM 8/VDM 15, VDM 14/VDM 15, V 6/VDM 15, VDM

Trang 29

3/VDM 25, VDM 8/VDM 25, VDM 14/VDM 25, V 6/VDM 25)

Đề tài “Nghiên cứu tuyển chọn giống mè chịu hạn cho tỉnh Nghệ An giai

đoạn 2009 – 2011” thuộc chưong trình ADB do Trung tâm Tài nguyên thực vật

chủ trì đã chọn tạo ra giống mè VĐ11 bước đầu được đánh giá là giống chịu hạn,

giống địa phương 30 quả/cây), năng suất dự kiến khoảng 1,1 tấn/ha, tăng khoảng 20% so với các giống địa phương

Trang 30

Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Thời gian, địa điểm, điều kiện tự nhiên khu vực thí nghiệm

3.1.1 Thời gian

Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 01 năm 2012 đến tháng 04 năm 2012

3.1.2 Địa điểm thí nghiệm

Đề tài được thực hiện tại xã Phước Thạnh, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh

3.1.3 Điều kiện tự nhiên khu thí nghiệm

Khí hậu thời tiết

Bảng 3.1: Diễn biến thời tiết trong thời gian thí nghiệm

(Nguồn: Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ)

Diễn biến thời tiết tại khu vực thí nghiệm ít có sự biến động về nhiệt độ, ẩm

độ và số giờ chiếu sáng qua các tháng Riêng lượng mưa lớn ở giai đoạn đầu gây ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ nẩy mầm của các giống

Đất đai

Thí nghiệm được tiến hành trên vùng đất xám có sa cấu thịt pha cát, đất hơi chua, hàm lượng dinh dưỡng và khả năng trao đổi cation kém

Trang 31

Bảng 3.2: Thành phần dinh dưỡng đất thí nghiệm

Thành phần

cơ giới (%) pH

Tổng số (%)

Dễ tiêu (mg/100 g)

Trao đổi (meq/100g) Sét Thịt Cát H2O KCl N P2O5 N P2O5 Ca2+ Mg2+ Na+ K+ CEC

11 26 63 4,00 3,98 0,11 0,01 5,46 8,20 1,74 0,20 0,08 0,12 3,2

(Nguồn: Phòng phân tích đất khoa Nông học, năm 2011)

3.2 Nội dung nghiên cứu

So sánh một số giống mè mới, triển vọng trồng trong vụ Đông Xuân 2012 tại

xã Phước Thiện, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh

3.3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Thí nghiệm được tiến hành với 10 giống: SE 14, SE 23, SE 28, SE 39, SE

91, SE 108, SE 120, SE 174, SE 204, V6

Bảng 3.3: Nguồn gốc giống

Trang 32

3.3.2 P hương pháp nghiên cứu

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD Randomized Complete Block Design) một yếu tố, 10 nghiệm thức với 3 lần lặp lại Các giống: SE 14, SE 23, SE 28, SE 39, SE 91, SE 108, SE 120, SE 174,SE 204 là các giống mới, triển vọng và V6 (Đ/c) là giống mè được trồng phổ biến hiện nay

Chiều biến thiên

Quy mô thí nghiệm:

Số ô thí nghiệm: 10 x 3 = 30 ô

Diện tích mỗi ô thí nghiệm: 5 x 1 = 5 m2

Diện tích khu thí nghiệm : 5 x 3 x 10 = 150 m2 chưa bao gồm diện tích lối đi và hàng bảo vệ

Mật độ trồng: 25 cm x 10 cm

Trang 33

b Gieo hạt

Gieo hạt theo hàng sâu khoảng 1 – 1,5 cm Trên mỗi ô rạch các hàng cách nhau 25 cm, sâu 2 – 3 cm, mỗi hạt cách nhau 10 cm Gieo xong rải 1 lớp mỏng tro trấu lên trên để giữ độ ẩm giúp hạt nảy mầm tốt hơn

c Phân bón

Bảng 3.4: Lượng phân dùng trong thí nghiệm:

Lượng phân bón cho 1 hecta: 2 – 3 tấn phân chuồng, 140 – 180 kg urê, 250 –

350 kg super lân, 80 – 120 kg clorua kali, 200 – 300 kg vôi

Phương pháp bón phân:

Bón lót: Toàn bộ phân chuồng, vôi và super lân + 1/3 urê + 1/3 clorua kali

Trang 34

Bón thúc: 20 – 25 ngày sau gieo, bón toàn bộ lượng phân còn lại

d Tưới nước, tỉa, dặm

Áp dụng biện pháp tưới thấm qua rãnh Tùy theo độ ẩm của đất mà xác đinh số lần tưới cho phù hợp

Kết hợp làm cỏ, tỉa, dặm sau 20 ngày sau gieo

3.5 Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp thu thập số liệu

3.5.1 Phương pháp thu thập số liệu

Trên mỗi ô thí nghiệm chọn 10 điểm cố định trong suốt quá trình theo dõi, mỗi điểm chọn 1 cây để đo đếm chỉ tiêu

Tổng số cây theo dõi: 10 x 10 x 3 = 300 cây

3.5.2 Các chỉ tiêu theo dõi

3.5.2.1 Các chỉ tiêu về sinh trưởng

• Tỷ lệ nay mầm trong phòng thí nghiệm (%)

• Ngày nảy mầm (NSG): Khi 50% số hạt/giống nảy mầm (theo dõi sau khi gieo 2 ngày, mỗi ngày theo dõi 1 lần)

• Tỷ lệ nảy mầm ngoài đồng ruộng (%): Tổng số cây mọc mầm/tổng số hạt gieo

• Chiều cao cây (cm): Đo khi cây có hai lá thật, đo từ mặt đất đến đỉnh sinh trưởng, mỗi tuần đo 1 lần

• Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây (cm/cây/7ngày): Chiều cao lần sau trừ chiều cao lần đo trước

Trang 35

• Chiều cao đóng trái đầu tiên (cm): Đo từ mặt đất đến vị trí trái đầu tiên

• Chiều dài đoạn thân cho trái (cm): Đo từ vị trí cho trái đầu tiên đến vị trí cho trái cuối cùng

• Số lượng đốt trên thân chính (đốt): Đếm số đốt trên thân chính

• Ngày bắt đầu nở hoa (NSG): 50% cây có hoa / tổng số cây theo dõi

• Ngày kết thúc nở hoa (NSG): 90% cây nở hết hoa/tổng số cây theo dõi

• Thời gian ra hoa (NSG): Ngày kết thúc nở hoa trừ ngày bắt đầu nở hoa

• Ngày thu hoạch (NSG): Toàn bộ lá chuyển vàng và rụng, trên cây có

1 – 2 trái nứt

3.5.2.3 Các chỉ tiêu về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất:

• Số trái/cây (trái): Đếm tổng số trái/cây

• Số múi/trái (múi): Đếm số múi ở mỗi trái

• Số hạt/ múi (hạt): Đếm số hạt trên mỗi múi

• Kích thước trái (cm): Đo chiều dài trái từ gốc trái đến chóp trái, đo chiều rộng trái ở vị trí giữa trái

Trang 36

• Năng suất quy đổi về ẩm độ chuẩn 8%:

Công thức tính năng suất quy về ẩm độ chuẩn:

• Tỷ lệ sâu hại (%) = số cây bị sâu hại/tổng số cây theo dõi

• Tỷ lệ bệnh (%) = số cây bị bệnh/tổng số cây theo dõi

• Tỷ lệ đổ ngã (%) = tổng số cây bị đổ ngã/tổng số cây theo dõi

3.6 Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu của nghiên cứu được quản lý trong phần mềm Excel

Số liệu sau khi thu thập được xử lý bằng phần mềm SAS 9.1 để tính ANOVA và trắc nghiệm phân hạng

Trang 37

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Đặc điểm về hình thái của các giống mè trong thí nghiệm

Bảng 4.1: Đặc điểm hình thái của các giống mè

Gi ống

Màu hoa

Trái

Màu

hạt Màu

thân

Lông thân

Màu trái chín

SE 14 Xanh Nhiều Xanh Ít Ovan Tr.Hồng TB Nâu Đen

SE 23 Xanh Không Xanh Không Ovan Tr.Hồng Ít Nâu Đen

SE 28 Xanh Không Xanh Không Ovan Tr.Hồng Ít Nâu Vàng

SE 39 Xanh Ít Xanh TB Ovan Tr.Hồng Nhiều Nâu Đen

SE 91 Xanh Ít Xanh Không Ovan Tr.Hồng Nhiều Nâu Đen

SE 108 Xanh Nhiều Xanh TB Ovan Tr.Hồng Nhiều Nâu Trắng

SE 120 Xanh Nhiều Xanh TB Ovan Tr.Hồng Nhiều Nâu Trắng

SE 174 Xanh Nhiều Xanh Ít Ovan Tr.Hồng Nhiều Nâu Nâu

SE 204 Xanh Nhiều Xanh TB Ovan Tr.Hồng Nhiều Nâu Trắng V6 (Đ/c) Xanh Nhiều Xanh Nhiều Ovan Tr.Hồng Nhiều Nâu Trắng

Đặc điểm hình dạng bên ngoài là chỉ tiêu giúp cho việc nhận dạng giống Các giống trong thí nghiệm không có sự khác biệt về màu thân, màu lá, hình dạng

lá, màu sắc hoa, màu trái chín Về đặc điểm lông trên cây, hầu hết các giống đều có lông trái, lông thân và lông lá Chỉ có 2 giống SE 23, SE 28 không có lông thân,

Trang 38

lông lá Về màu sắc hạt, có 4 giống có màu đen (SE 14, SE 23, SE 39, SE 91), 4 giống mè trắng (SE 108, SE 120, SE 204, V6), 1 giống mè vàng (SE 28), 1 Giống

mè nâu (SE 174)

4.2 Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống mè

Vấn đề nghiên cứu và đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển đóng vai trò quan trọng trong công tác so sánh và chọn tạo giống nhằm mục đích lựa chọn các giống sinh trưởng mạnh, có đặc điểm hình thái tốt, thời gian sinh trưởng ngắn nhưng vẫn cho năng suất cao, phẩm chất tốt

Kết quả theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của 10 giống mè được trình bày ở bảng 4.2

Bảng 4.2: Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống mè (NSG)

Ghi chú: Trên cùng một cột, những giá trị có cùng chữ cái theo sau thì không có sự khác biệt về mặt thống kê

Trang 39

bảng 4.2 tỷ lệ nảy mầm của hầu hết các giống đều đạt tỷ lệ nẩy mầm 100% Riêng giống 2 giống SE 120 (90%) và SE 91 (85%) có tỷ lệ nảy mầm thấp hơn

Ngày ra hoa

Ngày ra hoa là thời điểm cây chuyển từ giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng phát triển thân lá qua giai đoạn sinh trưởng sinh thực ra hoa kết quả Ngày ra hoa của các giống biến động từ 31 (NSG) đến 37,7 (NSG) và có sự khác biệt rõ rệt giữa các giống Trong đó giống SE 120 có ngày ra hoa sớm nhất là 31 (NSG), các giống

có ngày ra trể nhất SE14, SE23, SE 39 là 37,7 (NSG)

Thời gian ra hoa

Tùy vào giống, thời vụ gieo trồng, điều kiện canh tác và điều kiện môi trường mà thời gian ra có thể kéo dài hay rút ngắn Thời gian hoa của các giống biến động từ 19 ngày đến 29,7 ngày và có sự khác biệt giữa các giống Trong đó giống đối chứng có thời gian ra hoa lâu nhất 29,7 ngày và có sự khác biệt rất rõ rệt

so với các giống SE 14 (19,7 ngày), SE 23 (19 ngày), SE 39 ( 19 ngày)

Thời gian sinh trưởng

Thời gian sinh trưởng giữa các giống giao động từ 70 ngày đến 74 ngày Nguyên nhân là do vào giai đoạn cuối số giờ chiếu sáng nhiều, nhiệt độ không khí cao làm cho trái chín sinh lý sớm Thời gian sinh trưởng của các giống khác biệt không có ý nghĩa so với giống đối chứng

4.3 Chiều cao cây và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây

4.3.1 Chiều cao cây

Chiều cao cây là một trong những yếu tốt quan trọng ảnh hưởng đến năng suất và vấn đề đề thu hoạch Việc theo dõi chiều cao cây nhằm xác định tốc độ tăng trưởng chiều cao cây để có biên pháp kỹ thuật chăm sóc thích hợp

Trang 40

Bảng 4.3: Chiều cao cây các giống trong thí nghiệm (cm)

Ghi chú: Trên cùng một cột, những giá trị có cùng chữ cái theo sau thì không có sự khác biệt về mặt thống kê

Dựa vào bảng 4.3 cho ta thấy:

Chiều cao cây của các giống ở 15 NSG và 22 NSG giữa các giống có sự khác biệt ở mức p < 0,01 Tuy nhiên không có sự khác biệt so với giống đối chứng

Chiều cao cây ở 29 NSG, 36 NSG và 43 NSG của các giống có sự khác biệt

ở mức p < 0,05 Ở 29 NSG và 36 NSG, giống SE 120 có chiều cao cây cao hơn giống đối chứng và có sự khác biệt rất ý nghĩa với giống đối chứng Còn ở 43 NSG

có 2 giống có chiều cao cây cao hơn giống đối chứng và có sự khác biệt với giống đối chứng là SE 174 (90,2 cm) và SE 120 (89,2 cm)

Ở 50 NSG chiều cao cây giữa các giống có sự khác biết ở mức p < 0,05, nhưng các giống vẫn không có sự khác biệt so với giống V6

Ngày đăng: 29/05/2018, 18:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w