1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

điều tra đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường nước sông cầu trên địa bàn tỉnh bắc kạn

105 1,3K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 1,34 MB

Nội dung

Theo kết quả quan trắc hàng năm tại sông Cầu trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn cho thấy xu thế diễn biến ngày càng tăng cao nồng độ các thông số ô nhiễm, tại một số điểm quan trắc có sự ô nhiễm

Trang 1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

- -

NGUYỄN MẠNH HÀ

ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯƠC

SÔNG CẦU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN

CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

MÃ SỐ: 60 85 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Giảng viờn hướng dẫn: TS Hoàng Văn Hựng

Thái Nguyên - 2011

Trang 2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1

MỞ ĐẦU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Phát triển kinh tế, công nghiệp hoá, hiện đại hóa, đô thị hoá, kéo theo nhu cầu sử dụng nước vào sản xuất tại các nhà máy, nước cho sinh hoạt của người dân tại các đô thị, thị trấn Để đảm bảo nguồn nước cho các nhu cầu này, việc khai thác nước mặt, nước ngầm tại chỗ là những biện pháp ưu tiên hàng đầu đối với các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý cũng như các chủ dự án tại các khu, cụm công nghiệp Với nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng cao, nước sau khi sử dụng không xử lý hoặc xử lý không đạt tiêu chuẩn lại được xả thải trực tiếp ra nguồn tiếp nhận đó là các nhánh sông, suối (Lê Thạc Cán, 1995)

Quản lý chất lượng nước sông cũng như quản lý lưu vực sông đã được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới trong nửa cuối thế kỷ XX và phát triển mạnh trong vài thập kỷ gần đây nhằm đối phó với những thách thức về sự khan hiếm nước, sự gia tăng tình trạng ô nhiễm và suy thoái các nguồn tài nguyên và môi trường của các lưu vực sông Hiện nay trên thế giới đã có hàng trăm các tổ chức quản lý lưu vực sông được thành lập để quản lý tổng hợp và thống nhất tài nguyên nước, đất và các tài nguyên liên quan khác trên lưu vực sông, tối đa hoá lợi ích kinh tế và phúc lợi xã hội một cách công bằng mà không làm tổn hại đến tính bền vững của hệ thống môi trường trọng yếu của lưu vực, duy trì các điều kiện môi trường sống lâu bền cho con người (Lê Văn Khoa, 1995)

Thực hiện quản lý nước theo lưu vực sông là một xu thế và định hướng

mà nước ta phải thực hiện trong các giai đoạn tới đã được nêu lên trong điều 64 của Luật Tài nguyên nước Tuy nhiên đây là vấn đề rất mới và trong bối cảnh nước ta thì việc thực hiện không phải dễ dàng, sẽ có nhiều câu hỏi đặt ra cần

phải nghiên cứu để từng bước giải quyết (Phạm Ngọc Đăng et al 2000)

Sông Cầu là một con sông có lưu vực lớn, chiều dài chảy qua 6 tỉnh gồm: Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Dương và một phần diện tích của thành phố Hà Nội Sông Cầu phía đầu nguồn là đoạn qua tỉnh Bắc Kạn mặc dù hiện tại qua các năm giám sát chất lượng nước cho thấy mức

Trang 3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2

độ ô nhiễm vẫn chưa đến mức báo động, tại các điểm quan trắc môi trường định

kỳ qua các năm chưa có biểu hiện ô nhiễm nghiêm trọng Theo kết quả quan trắc hàng năm tại sông Cầu trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn cho thấy xu thế diễn biến ngày càng tăng cao nồng độ các thông số ô nhiễm, tại một số điểm quan trắc có sự ô nhiễm cục bộ, theo đánh giá, điều tra nguyên nhân trực tiếp dẫn đến ô nhiễm chất lượng môi trường lưu vực sông Cầu đoạn qua tỉnh Bắc Kạn từ việc khai thác chế biến khoáng sản, phát triển các khu đô thị, dân cư tập trung làm tăng lượng nước thải sinh hoạt, phát triển các nhà máy công nghiệp tại các nhánh suối chính cũng như dọc theo sông Cầu (Cục thống kê tỉnh Bắc Kạn, 2010)

Việc điều tra, đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường nước góp phần vào quản lý tài nguyên nước tại lưu vực sông Cầu và các sông khác của lãnh thổ Việt Nam Do đặc tính riêng biệt của lưu vực này về tài nguyên nước và các tài nguyên khoáng sản, nông, lâm nghiệp v.v., cũng như dân số và cuộc sống định

cư, nền kinh tế và hoạt động kinh doanh, luận văn sẽ góp phần chuyển thể các chính sách quốc gia thành chương trình hành động cho 6 tỉnh trong lưu vực sông Cầu

Là một cán bộ công chức làm việc trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường và xuất phát từ nhu cầu thực tế của công tác quản lý môi trường nói chung và công tác quản lý lưu vực sông Cầu nói riêng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

nên tôi chọn đề tài: “Điều tra, đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường nước sông Cầu trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn”

1.2 ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục đích

Đánh giá hiện trạng môi trường nước sông Cầu trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn Xác định nguyên nhân gây suy thoái môi trường nước sông và các sự cố môi trường nước

Đề xuất biện pháp giảm thiểu, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nước sông Cầu trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

1.2.2 Yêu cầu của đề tài

- Đánh giá đúng thực trạng ô nhiễm môi trường nước sông Cầu trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

Trang 4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3

- Số liệu thu được phản ánh trung thực, khách quan

- Kết quả phân tích thông số hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt sông Cầu, so sánh với QCVN 08:2008/BTNMT

- Những kiến nghị đưa ra phải có tính khả thi và phù hợp với điều kiện thực tiễn ở địa phương

1.3 Ý NGHĨA

1.3.1 Ý nghĩa khoa học

Đề tài là một bước tiếp theo cho việc nghiên cứu, điều tra các nguồn gây tác động ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nước lưu vực sông Cầu trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn nói riêng và trên toàn lưu vực sông Cầu nói chung gồm 6 tỉnh là: Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Vĩnh Phúc và tiến tới là một phần của thành phố Hà Nội

- Chia sẻ thông tin liên quan đến lưu vực sông Cầu giữa các tỉnh trong Uỷ ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu nhằm quản lý và thực hiện tốt Quyết định 174 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án bảo vệ sinh thái cảnh quan, môi trường lưu vực sông Cầu

- Góp phần chuyển thể các chính sách, chủ trương của quốc gia thành các chương trình hành động của từng địa phương, từng cộng đồng, doanh nghiệp trong lưu vực sông Cầu

Trang 5

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

4

CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Ô nhiễm môi trường là gì?

Theo Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 của Việt Nam:

"Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm Tiêu chuẩn môi trường"

Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường Các tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hoá chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ

Tuy nhiên, môi trường chỉ được coi là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng, nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến con người, sinh vật và vật liệu

Ô nhiễm nước là gì ?

Hiến chương châu Âu về nước đã định nghĩa:

"Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã"

lũ lụt đưa vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại

kể cả xác chết của chúng

hại chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vào môi trường nước

Trang 6

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

5

Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô nhiễm nước: ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hoá chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi các tác nhân vật lý

Quản lý môi trường là gì?

"Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế xã hội quốc gia"

Các mục tiêu chủ yếu của công tác quản lý nhà nước về môi trường bao gồm:

trong hoạt động sống của con người

của một xã hội bền vững do hội nghị Rio-92 đề xuất Các khía cạnh của phát triển bền vững bao gồm: Phát triển bền vững kinh tế, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, không tạo ra ô nhiễm và suy thoái chất luợng môi trường sống, nâng cao sự văn minh và công bằng xã hội

các vùng lãnh thổ Các công cụ trên phải thích hợp cho từng ngành, từng địa phương và cộng đồng dân cư

1.2 CÁC CĂN CỨ PHÁP LUẬT, CĂN CỨ KỸ THUẬT

1.2.1 Các căn cứ pháp luật

- Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005;

- Luật Tài nguyên nước năm 1998;

- Luật Đất đai năm 2003;

- Luật Xây dựng năm 2003;

- Luật Hóa chất năm 2007;

- Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị

về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa;

Trang 7

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

6

- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc

“Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường”;

- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về việc

"Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một

số điều của Luật Bảo vệ môi trường";

- Nghị định số 29/2011/NĐ – CP ngày 28 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 59/2007/NĐ – CP ngày 06 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn;

- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

- Nghị định số 83/2009/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu

tư xây dựng công trình;

- Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ về việc thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;

- Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính Phủ về xử lý

vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ Môi trường;

- Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 08/01/2007 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của chính phủ về thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;

- Quyết định số 115/2001/QĐ - TTg ngày 01/08/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2010;

- Quyết định của số 256/2003/QĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ ngày 02/12/2003 v/v phê duyệt chiến lược bảo vệ Môi trường Quốc gia đến năm 2010

Trang 8

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên

và Môi trường về việc ban hành các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường ban;

- Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/07/2011 của Bộ Tài nguyên

và Môi trường quy định chi tiết một số điều của nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;

- Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại;

- Thông tư số 16/2009/BTNMT ngày 07/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;

- Thông tư số 25/2009/BTNMT ngày 16/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;

- Thông tư số 39/2010/BTNMT ngày 26/12/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;

- Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y

tế về việc Ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông

số vệ sinh lao động

1.2.2 Các căn cứ kỹ thuật

- Các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường ban hành theo Quyết định

số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, gồm:

Trang 9

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ 05:2009/QCVN - BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh;

+ 06:2009/QCVN - BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh;

- Các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường ban hành kèm theo Thông tư số 25/2009/BTNMT ngày 16/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, gồm:

+ 19:2009/QCVN - BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ;

+ 24:2009/QCVN - BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp;

- Các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường ban hành kèm theo Thông tư số 39/2010/BTNMT ngày 26/12/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường gồm:

+ 26:2010/QCVN - BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn; + 27:2010/QCVN - BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung;

- Các tiêu chuẩn vệ sinh lao động ban hành theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế (Bao gồm: 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 5 nguyên tắc và 7 thông số vệ sinh lao động) và các tiêu chuẩn môi trường lao động khác có liên quan;

Trang 10

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

9

1.3 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG CỦA VIỆT NAM

1.3.1 Chất lượng nước lưu vực sông của Việt Nam

Hiện nay, nước ta có 3 vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ): vùng KTTĐ

phía Bắc (gồm 07 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh) nằm trên lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy và lưu vực sông Cầu; vùng KTTĐ miền Trung (gồm 05 tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định); vùng KTTĐ phía Nam (gồm 07 tỉnh, thành phố: Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà-Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước và Long An) nằm trên lưu vực hệ thống

sông Đồng Nai

Kết quả quan trắc trong một số năm tại các lưu vực sông cho thấy, chất lượng nước sông tại các khu vực hệ thống sông bị ô nhiễm nghiêm trọng do các chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, chất rắn lơ lửng, kim loại nặng, mùi hôi, độ màu và

vi khuẩn

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành các đợt khảo sát, quan trắc nhằm đánh giá hiện trạng môi trường tại các lưu vực, hệ thống sông kết quả như sau:

Vùng lưu vực, hệ thống sông phía Bắc

Trong số các con sông đã khảo sát (sông Đuống, sông Cà Lồ, sông Cấm, sông Lạch Tray, sông Bạch Đằng, sông Trới, sông Sinh, sông Cầu, sông Ngũ Huyện Khê, sông Thái Bình, sông Sặt, sông Bắc Hưng Hải, sông Bần, sông Đáy, sông Nhuệ) không có sông nào đạt quy chuẩn nước mặt loại A1 (nguồn cấp nước sinh hoạt), một số sông (sông Cầu và sông Ngũ Huyện Khê tại Bắc Ninh, sông Cà Lồ tại Hương Canh - Vĩnh Phúc, sông Sặt tại Hải Dương, sông Bắc Hưng Hải và sông Bần tại Hưng Yên) không đạt quy chuẩn nước mặt loại B1

quy chuẩn đối với nước mặt QCVN 08:2008/BTNMT loại B1

Lưu vực sông Cầu: Dân số sống trong lưu vực này chiếm khoảng 7 triệu

trên một diện tích độ 10 ngàn km2 Trong lưu vực này, ngoài khu sản xuất công

Trang 11

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

10

nghiệp lớn nhất Thái Nguyên, qua việc khai thác mỏ và hoá chất, còn có trên

800 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và quy mô công nghiệp nhỏ như các làng nghề tập trung Lượng chất thải lỏng thải hồi vào lưu vực sông Cầu ước tính khoảng 24 triệu m3

trong đó có nhiều kim loại độc hại như Selenium, Mangan, Chì, Thiếc, Thuỷ Ngân và các hợp chất hữu cơ từ các nhà máy sản xuất hoá chất bảo vệ thực vật, thuốc sát trùng, thuốc trừ sâu rầy, trừ nấm mốc … Đây không phải là lưu vực có nguy cơ ô nhiễm nữa mà là một lưu vực đã bị ô nhiễm hoàn toàn

Lưu vực sông Nhuệ: Dân số trong lưu vực này khoảng 10 triệu trên một

diện tích 7.700 km2 Đây là một vùng có mật độ dân số cao trên 1000 người/km2

và cũng là một trung tâm kinh tế quan trọng Do đó ngoài nước thải công nghiệp, cần phải kể thêm nước thải sinh hoạt, tất cả đều đổ thẳng ra sông hồ lượng nước thải sinh hoạt ước tính khoảng 120 triệu m3/ năm Riêng tại Hà Nội,

có 400 xí nghiệp và khoảng 11 ngàn cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp thải hồi

làng trên tổng số 286 làng nghề trong khu vực

Vùng lưu vực, hệ thống sông miền Trung

Các con sông lớn trong vùng chảy qua các khu công nghiệp và đô thị có hàm lượng các chất ô nhiễm tập trung cao ở phía hạ lưu: Hàm lượng COD và

MPN/100ml, vượt QCVN là 2,5%, phần lớn các kim loại nặng và các muối dinh dưỡng đạt QCVN 08:2008/BTNMT loại B1

Nước thải tại các khu công nghiệp được quan trắc có hàm lượng chất rắn

(TCCP) Nước thải tại các khu đô thị: Độ đục, hàm lượng chất rắn lơ lửng, hàm lượng chất hữu cơ, hàm lượng N-NH4+, Nitơ tổng vượt tiêu chuẩn cho phép

Vùng lưu vực, hệ thống sông phía Nam

Lưu vực sông Vàm Cỏ Đông: là lưu vực chịu ảnh hưởng ít nhất của nước

thải công nghiệp trên toàn vùng lưu vực và hệ thống sông phía Nam, tuy nhiên

Trang 12

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

11

chất lượng nước tại đây cũng đã có dấu hiệu ô nhiễm Ở một vài điểm, COD và hàm lượng chất dinh dưỡng đã vượt QCVN 08:2008/BTNMT loại B

Lưu vực sông Sài Gòn: Chất lượng nước mặt trên sông Sài Gòn năm

2010 giảm so với các năm 2006, 2007, 2008, 2009, đặc biệt về hàm lượng chất hữu cơ, dinh dưỡng và vi sinh trong nước mặt, giá trị của các chỉ tiêu này vẫn còn nằm ở mức cao Đáng chú ý, thay vì tồn tại chủ yếu trong nước ở dạng hợp chất NH3 như năm 2007, các chất dinh dưỡng đã được ghi nhận nhiều ở dạng

lưu vực có mức ô nhiễm cao nhất, bao gồm các mặt ô nhiễm hữu cơ và ô nhiễm

vi sinh Đây cũng là lưu vực tiếp nhận một lượng khá lớn nước thải công nghiệp

và nước thải đô thị

Lưu vực sông Đồng Nai và Thị Vải: là nơi tập trung của nhiều khu công

nghiệp, đặc biệt là các khu công nghiệp, các nhà máy đã hình thành khá lâu đời Tuy nhiên, mức độ tập trung các nhà máy gây ô nhiễm nghiêm trọng như sản xuất phân bón, hóa chất,… chủ yếu tập trung ở phía hạ lưu và nhánh sông Thị Vải trong đó đáng chú ý là khu công nghiệp Phú Mỹ 1 và Công ty cổ phần hữu hạn Vedan Việt Nam (Công ty Vedan) là hai đơn vị xả thải các chất gây ô nhiễm cao nhất Các thông số ô nhiễm như hữu cơ, chất rắn lơ lửng, vi sinh vượt tiêu chuẩn cho phép hàng chục thậm chí hàng trăm lần

Do tác động của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, chất lượng môi trường nhất là chất lượng môi trường nước ở các lưu vực sông và vùng KTTĐ đang bị ô nhiễm ở mức báo động, đặc biệt gay gắt vào mùa khô

Lưu vực sông Tiền Giang và Hậu Giang: Đây là một vùng hết sức đặc

và gần 30 triệu cư dân Phát triển kinh tế nơi đây đặt trọng tâm là nông nghiệp và chăn nuôi thuỷ sản Vì đây không phải là một trọng điểm công nghiệp cho nên những vấn nạn môi trường không giống như tình trạng của 3 lưu vực kể trên Nhưng việc khai thác nông nghiệp và thuỷ sản đã trở thành một vấn đề cần phải lưu tâm trong hiện tại việc ô nhiễm hoá chất do dư lượng phân bón và thuốc bảo

Trang 13

Số húa bởi Trung tõm Học liệu – Đại học Thỏi Nguyờn http://www.lrc-tnu.edu.vn

12

vệ thực vật là kết quả của việc khai thỏc tối đa nguồn đất cho nụng nghiệp Đó

cú nhiều chỉ dấu cho thấy cỏc hoỏ chất độc hại như DDT, Nitrat, hoỏ chất BVTV thuộc nhúm organo-phosphate, nguyờn nhõn của những mầm bệnh ung thư đó hiện diện trong nước Thờm nữa, viễn cảnh nguồn nước ở lưu vực này bị ụ nhiễm Asen do việc đào trờn 300 ngàn giếng để dựng cho sinh hoạt và tưới tiờu cũng sẽ là một quốc nạn trong tương lai khụng xa Việc khai thỏc chăn nuụi thuỷ sản trờn sụng, ngoài việc làm cản trở dũng chảy của sụng, việc di chuyển trờn sụng sẽ khú khăn, mà cũn là một vấn nạn mụi trường khụng thể trỏnh khỏi

Kết quả quan trắc cho thấy, phần lớn nước sụng ở Bắc Kạn núi riờng và Việt Nam núi chung vẫn cú chất lượng nước tốt ở thượng nguồn nhưng nước ở

hạ nguồn càng ngày bị ụ nhiễm bởi nước thải từ cỏc khu đụ thị và cỏc khu cụng nghiệp Đặc biệt, mức ụ nhiễm rất cao vào mựa khụ, khi lưu lượng nước tại cỏc vựng này giảm trong khi đú cỏc nguồn thải gõy ụ nhiễm thỡ ngày càng tăng cao

1.3.2 Chất lượng cỏc Hồ Việt Nam

Hệ thống hồ, ao, kờnh và sụng nhỏ tại cỏc thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chớ Minh, Hải Phũng, Huế tiếp nhận và chuyển nước thải từ cỏc khu cụng nghiệp và khu dõn cư Gần đõy, chỳng bị ụ nhiễm nghiờm trọng, vượt quỏ từ 5 đến 10 lần mức quy chuẩn quốc gia về nguồn nước mặt loại B

Hầu hết cỏc hồ trong cỏc thành phố đều bị phỳ dưỡng Nhiều hồ bị phỳ dưỡng đột biến và tỏi nhiễm hữu cơ

Cỏc thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chớ Minh, Đà Nẵng, Hạ Long… mới đang trong giai đoạn thiết kế và xõy dựng cơ sở xử lý nước thải Một số cỏc thành phố và thị trấn nhỏ cũng bắt đầu xõy dựng cỏc dự ỏn xử lý nước thải chủ yếu dựa vào nguồn tài trợ quốc tế

Hiện nay các hồ chứa n-ớc và hồ điều hoà của Hà Nội nói riêng và các hồ của Việt Nam nói chung đều bị ô nhiễm, các chỉ tiêu ô nhiễm chủ yếu là: hà m lượng oxi hòa tan (DO), hà m lượng nhu cầu oxi hóa sinh học (BOD5), hà m lượng nhu cầu oxi hóa hóa học (COD), cyanua (CN-), dầu mỡ, kim loại nặng, vi sinh đều vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần Các hồ đều có hiện t-ợng bị phú

Trang 14

Số húa bởi Trung tõm Học liệu – Đại học Thỏi Nguyờn http://www.lrc-tnu.edu.vn

13

d-ỡng, trong hồ có rất nhiều tảo xanh (đặc biệt là hồ Ba Mẫu), các hồ gần khu vực dân c- trong nội và ngoại thành các khu đô thị, thành phố lớn nh- Hà Nội có l-ợng coliform rất lớn v-ợt tiêu chuẩn cho phép (QCVN 08/2009/QCVN – BTNMT cột B) từ 100 đến trên 200 lần, vào mùa khô có thể v-ợt tới hơn 700 lần

Chất l-ợng n-ớc các hồ và o mùa khô ô nhiễm hơn mùa m-a do mùa khô

ít m-a, l-ợng n-ớc trong hồ cạn, nhìn chung chất l-ợng n-ớc đ-ợc cải thiện hơn

đối với một số hồ đã đ-ợc kè và tách riêng n-ớc thải Hiện t-ợng đổ đất lấn chiếm và vứt rác xuống hồ khá phổ biến đã làm thu hẹp không ít diện tích mặt n-ớc của các hồ, đặc biệt là đối với các hồ ch-a đ-ợc kè bờ và ch-a có đ-ờng hành lang xung quanh hồ Tại nhiều hồ, hoạt động nuôi cá vẫn diễn ra ngay cả trong tình trạng n-ớc bị ô nhiễm

1.3.3 Nguyờn nhõn chớnh gõy ụ nhiễm nguồn nước

Sự gia tăng dõn số cựng với tăng trưởng nhanh về cụng nghiệp húa và đụ thị húa đó làm tăng nhu cầu về nước trong khi nguồn nước sẵn cú khụng tăng lờn Điều này làm suy thoỏi nghiờm trọng nguồn nước cả về chất lượng và số lượng

Đến giai đoạn năm 2010 - 2015, dự bỏo lượng nước thải sinh hoạt, cụng nghiệp và cỏc nghành nghề khỏc sẽ tiếp tục tăng mạnh Do đú, mụi trường nước mặt ở lưu vực cỏc con sụng trờn sẽ ngày càng bị ụ nhiễm, đặc biệt là cỏc vựng trọng điểm, cỏc khu vực tập trung nhiều khu cụng nghiệp, cụm cụng nghiệp và làng nghề Mặt khỏc, Quyết định số 328/2005/QĐ-TTg và 256/2003/QĐ-TTg của thủ tướng chớnh phủ về việc phờ duyệt Kế hoạch quốc gia kiểm soỏt mụi trường đến năm 2010 và phờ duyệt Chiến lược bảo vệ mụi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năn 2020 đó đưa ra cỏc mục tiờu cụ thể để làm giảm mức độ gia tăng ụ nhiễm mụi trường tại cỏc khu cụng nghiệp, cụm cụng nhiệp, khu dõn cư, làng nghề

Phỏt triển kinh tế khụng đi đụi với bảo vệ mụi trường, kết quả tất yếu là tỡnh trạng mụi trường ngày càng xuống cấp và cường độ ụ nhiễm ngày càng tăng lờn Tỡnh trạng cho đến nay cú thể núi là đó đến giai đoạn gần như bế tắc Bộ trưởng Tài nguyờn và Mụi trường cũng đó kờu gọi địa phương cứu lấy cỏc con sụng trước khi quỏ muộn, đừng để như trường hợp của sụng Đỏy và sụng Tụ Lịch Nếu như chỳng ta khụng cú những biện phỏp thớch đỏng thỡ tương lai là

Trang 15

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

14

những dòng sông Việt Nam trở nên những dòng sông chết cũng như việc phát triển sẽ bị ảnh hưởng vì môi trường không thể tiếp nhận thêm nguồn nước thải được nữa Những việc cần làm để có thể cứu vãn tình hình cần được triển khai nhanh chóng, một trong những nhiệm vụ đó là việc đánh giá chính xác mức độ ô nhiễm môi trường nước sông là rất cần thiết để phục vụ cho công tác quản lý và bảo vệ môi trường

Các hoạt động đô thị và công nghiệp:

Phần lớn nước thải đô thị (chủ yếu là nước thải từ các hộ gia đình và các

cơ sở kinh doanh dịch vụ) được thải trực tiếp vào môi trường mà không qua tiền

xử lý Theo các số liệu ban đầu, chỉ 4,3% tổng lượng nước thải công nghiệp ở Việt Nam được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường

Nước rò rỉ từ các bãi rác cũng là nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng đến nguồn nước mặt và nước ngầm vì nó có mức ô nhiễm cao Hiện nay, vẫn có nhiều bãi rác không có hệ thống xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường Nước thải đô thị, nước thải công nghiệp và nước rò rỉ từ bãi rác xâm nhập vào đất gây ô nhiễm nguồn nước ngầm Đây là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm kim loại nặng, ô nhiễm các hợp chất chứa Nitơ… cho nguồn nước ngầm

Có khoảng 1000 bệnh viện thải hàng nghìn mét khối nước thải mỗi ngày vào môi trường mà không qua xử lý hoặc không qua xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường Đây là nguồn chứa nhiều chất ô nhiễm nguy hiểm sẽ gây ra ô nhiễm môi trường Nhiều bệnh truyền nhiễm từ các bệnh viện và các cơ sở y tế là mối nguy hiểm tiềm ẩn cho các cộng đồng địa phương nếu không có các biện pháp xử lý rác thải

Các hoạt động nông nghiệp và các vùng nông thôn

Một lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng trong nông nghiệp, khoảng từ 0,5 đến 3,5kg/ha/mùa Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón khoáng chất sẽ gây ra phú dưỡng hoặc ô nhiễm nước Thêm vào đó, hoạt động của hơn 1.450 làng nghề trên cả nước cũng xả một lượng lớn chất thải (nước thải

và chất thải rắn) vào môi trường và theo nhiều cách khác nhau đã làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước ở nhiều nơi, đặc biệt là các làng nghề sản xuất giấy, giết mổ gia súc/ gia cầm, nhuộm và dệt vải

Nuôi tôm trên cát ở các vùng ven biển (đặc biệt là các tỉnh ven biển miền Trung) cũng gây ra ô nhiễm và làm cho nước biển xâm hại đến tầng nước ngầm

Trang 16

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

15

1.4 CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG CẦU

1.4.1 Ngành sản xuất

(1) Tổng quan về ngành sản xuất trên toàn quốc

1) Sở hữu doanh nghiệp ở Việt Nam

Một trong những đặc điểm nổi bật của ngành công nghiệp ở Việt Nam

là cơ cấu sở hữu doanh nghiệp Từ năm 2001 đến nay, có khoảng 3.183 doanh nghiệp nhà nước đã được tái cơ cấu, bao gồm 2.056 doanh nghiệp đã được cổ phần hóa và 181 doanh nghiệp bị thanh lý hoặc phá sản Hầu hết các tỉnh và địa phương đã hoàn thiện kế hoạch cổ phần hóa Mặc dù đã có rất nhiều nỗ lực trong việc cải cách các doanh nghiệp nhà nước, nhưng phần quản lý của nhà nước vẫn đóng vai trò kinh tế quan trọng, đóng góp khoảng 40% vào GDP của Việt Nam

Quá trình cải cách các doanh nghiệp nhà nước còn gặp nhiều khó khăn

và không đạt tiến độ nhanh như mong muốn Quá trình này mới chỉ cải tổ được các doanh nghiệp quy mô nhỏ (với tổng vốn ít hơn 5 tỉ đồng) và chỉ vài doanh nghiệp lớn Những doanh nghiệp nhà nước này cũng gặp nhiều khó khăn

về quản lý môi trường, vì phần lớn các doanh nghiệp sử dụng công nghệ sản xuất rất cũ và lạc hậu, gây ra khối lượng ô nhiễm lớn cho môi trường

Các Bộ chủ quản cũng gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình cổ phần hóa, cải cách và hiện đại hóa (VD: Bộ Công thương, Bộ xây dựng và Bộ NN

& PTNT) với một số lượng lớn các doanh nghiệp nhà nước là các tổng công

ty lớn, quản lý nhiều nhà máy gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên toàn quốc Cũng trong khoảng từ năm 2001 đến n a y , gần 170 doanh nghiệp

ở mọi quy mô đã đăng ký tổng số vốn là 305.000 tỷ đồng Trong chỉ riêng năm

2005, ước tính có 45.000 doanh nghiệp mới được thành lập với tổng vốn trên 110.000 tỷ đồng; và các doanh nghiệp tư nhân bao gồm cả các hộ gia đình và các doanh nghiệp cá nhân chiếm 40% tổng GDP cả nước và tạo ra 49% việc làm phi nông nghiệp ở các vùng nông thôn

2) Các vùng công nghiệp ở Việt Nam

Một đặc điểm nữa của ngành công nghiệp Việt Nam là các khu công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và quản lý môi trường công nghiệp Trong nhiều trường hợp, ngành sản xuất ở Việt Nam được phân làm hai (2) loại, tùy thuộc vào vị trí địa lý của cơ sở: một là các cơ sở sản xuất nằm trong vùng công nghiệp và một loại nằm ngoài vùng công nghiệp Có nhiều vùng công nghiệp trên toàn quốc và chúng gây ra lượng ô nhiễm công nghiệp đáng kể Trên thế giới, các vùng công nghiệp thường được trang bị cơ sở hạ tầng

Trang 17

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

16

chung có các thiết bị xử lý nước thải Nhưng ở Việt Nam lại hoàn toàn khác Vì chính phủ áp dụng chính sách ưu đãi đa chiều cho các nhà đầu tư, phần lớn các vùng công nghiệp đều không có trang thiết bị xử lý nước thải phù hợp, nên đã thải ra môi trường một lượng ô nhiễm lớn

Việc thành lập các vùng công nghiệp ở Việt Nam là một nhân tố quan trọng góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa trên cả nước Các nhà đầu tư đăng ký hoạt động tại các khu công nghiệp hưởng lợi về nhiều mặt như giảm trừ thuế; phụ phí và được sử dụng cơ sở hạ tầng như đường xá, điện, nước, nhà kho và các trang thiết bị khác bao gồm cả các trang thiết bị xử lý nước thải Những ưu đãi đầu tư như vậy, được thực hiện cùng chính sách “một cửa” của các Ban quản

lý khu công nghiệp đã góp phần làm tăng đầu tư trong và ngoài nước cho các vùng công nghiệp Chính quyền địa phương cũng hỗ trợ mạnh mẽ cho việc phát triển các vùng công nghiệp, và cạnh tranh giữa các vùng công nghiệp để thu hút đầu tư và sử dụng hết diện tích của các vùng công nghiệp thuộc sự quản lý của mình

Vùng công nghiệp ở Việt Nam thường được phân làm hai loại: Khu công nghiệp và khu chế xuất Đến tháng 5 năm 2005, Việt Nam có 71 vùng công nghiệp, trong đó có ba (3) khu chế xuất Khoảng 30 tỉnh có các vùng công nghiệp này Các vùng công nghiệp hiện hành ở Việt Nam có khoảng 3.351 công

ty, 50% là công ty nước ngoài và thuê khoảng 640.000 lao động Những công ty này chiếm 16% cơ sở công nghiệp trên toàn quốc và thuê 22% lao động Từ năm

2000 đến năm 2005, tỉ lệ sản lượng của các vùng công nghiệp trên tổng sản lượng công nghiệp tăng từ 13.7 % đến 26.4 %, và tiếp tục tăng nhanh

Còn 52 vùng công nghiệp nữa đang được xây dựng; 15 sẽ được phát triển

ở bốn (4) tỉnh phía Nam Phần lớn các vùng công nghiệp là ở vùng kinh tế Các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh đã thành lập 38 vùng công nghiệp với 2.142 doanh nghiệp, thuê 432.000 lao động Những vùng này chiếm 27 % tổng số cơ sở công nghiệp và 30% nhân công công nghiệp được thuê ở các tỉnh này Các vùng công nghiệp ở miền Nam Việt Nam

có mức tăng thị phần lớn trong hoạt động công nghiệp

(Nguồn: Ngân hàng Thế giới: Đánh giá và phân tích tác động ô nhiễm của ngành sản xuất ở Việt Nam, năm 2008)

(2) Ngành công nghiệp sản xuất ở lưu vực sông Cầu

Theo số liệu thống kê năm 2008 có khoảng 2000 doanh nghiệp công nghiệp đang hoạt động trên toàn lưu vực sông Cầu, trong đó phần lớn nhất, chiếm 28% tổng số doanh nghiệp là ở Bắc Giang, tiếp đó là Hải Dương với 23%

Trang 18

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

17

và Bắc Ninh với 22%, như được mô tả tại Biểu đồ

Nguồn: Ngân hàng Thế giới (WB) Quan trắc môi trường Việt nam

Hình 1.1 Biểu đồ phân bổ các cơ sở sản xuất CN tại lưu vực sông Cầu

Ngành sản xuất chính tại lưu vực sông Cầu là luyện kim, chế biến thực phẩm, chế biến sản phẩm lâm nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng và sản xuất phương tiện giao thông Các cụm công nghiệp và các nhà máy sản xuất lớn tập trung chủ yếu tại các tỉnh Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang và Thái Nguyên

Xét về tổng mức xả thải, nước thải từ ngành khai thác và chế biến khoáng sản chiếm tỉ lệ cao nhất (55%), tiếp đó là ngành công nghiệp luyện kim (29

%), ngành sản xuất giấy (7 %) và nông nghiệp và chế biến thực phẩm (4%) như trình bày tại Biểu đồ

Nguồn: Ngân hàng thế giới (WB) Quan trắc môi trường Việt Nam

Hình 1.2: Biểu đồ khối lượng nước thải từ những ngành công nghiệp lớn tại lưu vực sông Cầu

Trang 19

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

18

Tại lưu vực sông Cầu, có khoảng 31 vùng công nghiệp gồm cả một (1) vùng công nghiệp đang hoạt động tại tỉnh Thái Nguyên Những vùng công nghiệp này sẽ được kiểm tra kỹ càng để quản lý công tác kiểm soát ô nhiễm vì chúng thải ra một khối lượng nước thải lớn và có chế độ quản lý môi trường khác biệt

1) Ngành luyện kim, thiếc và sản xuất máy

Ngành luyện kim, thiếc và sản xuất máy tập trung chủ yếu ở tỉnh Thái nguyên và một phần nhỏ tại khu công nghiệp Thanh Bình của Bắc Kạn, có tổng lượng nước thải khoảng 16.000 m3/ngày, trong đó, nước thải của khu vực luyện kim có tác động nghiêm trọng đến chất lượng nước Nước thải từ các cụm công nghiệp chảy theo hai kênh và chảy vào sông Cầu với lượng nước thải trung bình ước tỉnh khoảng 1,3 tỉ mét khối/ một năm Ngành sản xuất thép thải

ra nhiều chất ô nhiễm độc hại như dầu, phenol và xyane, nhưng gần đây các cụm công nghiệp cũng đã trang bị hệ thống xử lý nước thải nhưng lại chỉ nhằm mục đích giảm mức ô nhiễm

Khu công nghiệp Sông Công nằm ở thị trấn Sông Công thuộc tỉnh Thái Nguyên Cụm công nghiệp có 22 nhà máy như nhà máy chế biến kim loại, nhà máy sản xuất cơ khí và nhà máy chế tạo động cơ (motivate machinery plant) Trước đây, hầu hết các nhà máy trong khu công nghiệp đều không lắp đặt hệ thống xử lý nước thải trừ một số nơi có hệ thống xử lý sơ bộ còn rất đơn giản Hiện tại, báo cáo cho thấy các nhà máy trong khu công nghiệp Sông Công không xả nước thải do áp dụng hệ thống không xả nước thải vào dây chuyền sản xuất

2) Sản xuất giấy

Sản xuất giấy là nguồn ô nhiễm đáng kể tại lưu vực sông với tổng lượng nước thải lên đến 3.500 m3/ngày và gây ra tác động nghiêm trọng đến chất lượng nước Nước thải từ các nhà máy giấy chứa các chất ô nhiễm vô cơ, sinh vật lơ lửng và nước có màu đen với nồng độ kiềm cao cùng với mùi rất khó chịu Từ năm 2005 đến nay, có một công ty đã đổi mới công nghệ và năm 2005

Trang 20

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

19

có thêm một công ty đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải để làm giảm ô nhiễm Một nhà máy sản xuất giấy xuất khẩu cũng trực tiếp xả nước thải vào Suối Phượng Hoàng ở tỉnh Thái Nguyên Có 02 nhà máy sản xuất giấy đế xả nước thải vào sông Cầu đoạn qua thị xã Bắc Kạn và huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn

3) Chế biến thực phẩm

Các cơ sở chế biến thực phẩm tại các tỉnh dọc lưu vực sông Cầu cũng xả khoảng 2000 m3/ngày Nước thải chứa hợp chất hữu cơ, gulcid, lipit, vi khuẩn

và coliforrm và được xả trực tiếp vào các cống thải, mương, rãnh mà không qua

xử lý Kết quả là nước mặt có mùi rất khó chịu

4) Các ngành công nghiệp khác

Ngoài những ngành nêu trên, các nhà máy, các công ty, các cơ sở sản xuất của những ngành khác cũng xả nước thải ra lưu vực sông Cầu Đó là các cơ sở sản xuất dược phẩm, nhà máy dệt, các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng, nhà máy vật liệu đóng gói, nhà máy sản xuất phụ tùng xe máy

Những cơ sở nằm trong các khu công nghiệp và cụm công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc xả nước thải không qua xử lý hoặc chỉ được xử lý sơ bộ ra sông

Cà Lồ Nước thải từ cụm công nghiệp và các nhà máy sản xuất tại tỉnh Bắc Giang (như Cụm công nghiệp Đình Trần, cụm công nghiệp Sông Khê – Nội Hoàng, nhà máy hóa chất và phân bón Hà Bắc…) được xả vào các thủy vực xung quanh, sau khi được xử lý sơ bộ bằng máy…

Một số các nhà máy quy mô lớn như nhà máy sản xuất kính (thủy tinh), nhà máy thuốc lá (Tỉnh Bắc Ninh) xả nước thải gần như không qua xử lý vào sông Ngũ Huyện Khê

1.4.2 Ngành khai thác mỏ

Ngành khai thác mỏ tập trung ở các tỉnh thượng lưu sông là Bắc Kạn và Thái Nguyên Những hoạt động khai thác là khai thác vàng, sắt, chì, kẽm, than đất sét và nhiều loại khoáng sản khác được thực hiện bởi cả các công ty nhà nước và các công ty tư nhân Các công ty này xả một lượng nước thải lớn có chứa nhiều kim loại nặng độc hại Phần lớn các mỏ đang hoạt động ở lưu vực sông Cầu không có hệ thống xử lý nước thải, và nước thải từ các hoạt động khai

Trang 21

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

20

thác quặng và các quá trình đãi quặng được xả trực tiếp vào nguồn nước

1.4.3 Các làng nghề

(1) Đánh giá chung về các làng nghề ở Việt Nam

Đặc trưng của ngành công nghiệp ở Việt Nam là có một số lượng lớn cơ

sở sản xuất thủ công trên toàn quốc Quản lý môi trường tại các làng nghề gặp phải rất nhiều khó khăn vì hầu hết các cơ sở đều có quy mô nhỏ và đầu tư rất hạn chế cho các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm

Nhiều sản phẩm công nghiệp được sản xuất tại các làng nghề, từ những sản phẩm thủ công như mỹ thuật, thêu ren, đến ngành thực phẩm và đồ uống; lụa; dệt vải, thuộc da; vật liệu xây dựng, tái chế giấy, nhựa, kính và kim loại Chính phủ xúc tiến phát triển các làng nghề như là một chiến lược quan trọng

để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nông nghiệp Tăng thu nhập cho các hộ gia đình, cải thiện điều kiện sống tại các vùng nông thôn nơi có khoảng 75% dân

số Việt nam đang sinh sống Có 1.450 làng nghề trên toàn quốc, tạo hơn 10 triệu việc làm, chiếm 29% lực lượng lao động nông thôn Các làng nghề có ở hầu hết các tỉnh trên toàn quốc nhưng tập trung chủ yếu ở miền Bắc với khoảng 70% các làng nghề tập trung tại khu kinh tế đồng bằng châu thổ sông Hồng

Số lượng các doanh nghiệp tại các làng nghề là khoảng 40.500, khoảng 80% số này là kinh doanh theo hộ gia đình với từ 1 đến 3 nhân công Trong năm 2000, giá trị sản phẩm của các làng nghề thủ công lên tới 40.000 tỷ đồng Tổng giá trị xuất khẩu của các làng nghề là 562 triệu USD Sản phẩm xuất khẩu chính gồm có gốm thủ công mỹ nghệ, mây tre, lụa, thêu ren, và sản phẩm gỗ Thu nhập bình quân đầu người tại các làng nghề cao gấp 5 lần các làng thuần nông

Việt Nam áp dụng ưu đãi cho phát triển nông thôn và các vùng xa trung tâm, và đặc biệt là các làng nghề như là một phương tiện để đạt được chính sách công nghiệp hóa nông thôn Căn cứ vào Quyết định 132/QD-TTg, các làng nghề thủ công được khuyến khích đa dạng hóa sản phẩm và áp dụng công nghệ tiên tiến kết hợp với kỹ thuật sản xuất truyền thống Hội nghị của Ban chấp hành TW Đảng đã ban hành Nghị quyết số 14/NQ-TW nhằm hỗ trợ và khuyến khích phát triển khu vực tư nhân, đặc biệt là các làng nghề Chính phủ cũng cố gắng tạo điều kiện để phát triển công nghiệp xuất khẩu, chế biến sản phẩm nông nghiệp, và các sản phẩm thủ công truyền thống Các điều khoản hỗ

Trang 22

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

21

trợ cụ thể gồm có:

Chính sách về đất đai: Nhìn chung, luật và chính sách đất đai đã hỗ trợ

các tổ chức, các hộ gia đình và cá nhân thuê đất trong thời gian dài Người thuê

có năm (5) quyền quản lý đất đai: quyết định, sử dụng, chuyển nhượng, thừa kế hoặc cho thuê lại Quyết định số 132/2000/QD-TTg cũng cho phép các doanh nghiệp thủ công nông thôn được hưởng ưu đãi để thuê đất với mức giá tối thiểu;

Chính sách đầu tư: Chính sách đầu tư đối với các hoạt động kinh tế của

các làng nghề nhằm mục đích phát triển cơ sở hạ tầng hoặc hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương phát triển và phát triển nghề cho vùng nông thôn thông qua các công cụ tín dụng và tài chính Nói chung, Chính sách đầu tư của Chính phủ cho các làng nghề nhằm tạo môi trường mở hơn cho các khu công nghiệp tại các vùng nông thôn phát triển hoặc để hỗ trợ các làng nghề phát triển;

Chính sách tín dụng: Nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện cho các làng nghề

phát triển, Chính phủ đã ban hành các chinh sách ưu đãi tín dụng theo nhiều dạng cho vay khác nhau (ví dụ, Quyết định 193/2001/QD-TTg cung cấp bảo đảm tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ) Gần 33% hộ gia định nông thôn có thể tiếp cận nguồn tín dụng từ các tổ chức tài chính;

Chính sách thuế: Với thuế giá trị gia tăng, theo Quyết định

132/2000/Q-TTg và các văn bản pháp luật khác, chính sách thuế đưa ra hỗ trợ ưu đãi về thuế cho việc phát triển nghề tại các làng nghề Về cơ bản, chính sách thuế khuyến khích và hỗ trợ việc kinh doanh và phát triển các làng nghề

(Nguồn: Ngân hàng thế giới (WB) Đánh giá và Phân tích Tác động ô nhiễm của khối sản xuất ở Việt Nam năm 2008)

(2) Các làng nghề ở lưu vực sông Cầu

Ơ lưu vực sông Cầu, có hơn 200 làng nghề sản xuất giấy, rượu, kim loại, tái chế vụn kim loại và sản xuất gốm Phần lớn các làng nghề tập trung ở tỉnh Bắc Ninh Số còn lại nằm rải rác ở các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Giang Các làng nghề thường có lượng nước xả thải lớn, có nồng độ ô nhiễm cao, không được xử lý đủ tại chỗ và nước thải được xả trực tiếp vào nguồn nước mặt

Tỉnh Bắc Ninh có số lượng làng nghề lớn nhất (với hơn 60 làng nghề, chiếm 30% tổng số làng nghề trên toàn lưu vực sông Cầu) Hầu hết các làng nghề của Bắc Ninh và Bắc Giang nằm dọc theo hai bờ sông, vì thế tác động

Trang 23

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

22

lớn đến chất lượng nước mặt tại lưu vực

Nguồn: Cục Bảo vệ Môi trường

Hình 1.3: Biểu đồ phân bổ các làng nghề tại lưu vực sông Cầu

Các làng nghề truyền thống tại tỉnh Bắc Ninh phong phú về ngành sản xuất Hầu hết các làng nghề nằm dọc theo sông Ngũ Huyện Khê Phần lớn các

cơ sở sản xuất tại các làng nghề đều sử dụng thiết bị sản xuất lạc hậu, các hoạt động sản xuất phần lớn diễn ra tại các hộ gia đình và đầu tư cho xử lý nước thải còn rất hạn chế Nước thải của các làng nghề trong khu vực này thường được xả trực tiếp ra sông Ngũ Huyện Khê mà không qua xử lý

Tại tỉnh Bắc Giang, có 25 làng nghề, trong đó có làng nghề Văn Hà chuyên về sản xuất rượu, bánh đa, chăn nuôi và làng nghề Phúc Lâm, chuyên về giết mổ gia súc, gia cầm Nước thải từ hai làng ngày trực tiếp được xả vào các

ao và hồ xung quanh, sau đó sẽ chảy vào lưu vực sông Cầu gây ra ô nhiễm hữu

Tải lượng BOD (kg-BOD/ngày)

Sản xuất giấy Phú Lâm No Data 2,000 – 2,500 260 – 330

Đúc Nhôm và Chì Văn Môn 80 – 120 500 – 1,000 5 – 25

Nguồn: Sở TNMT tỉnh Bắc Ninh năm 2010

Trang 24

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ở tỉnh Vĩnh Phúc, có 16 làng nghề chủ yếu sản xuất cơ khí, đồ gỗ, tre và chế biến thực phẩm Phần lớn nước thải từ các làng nghệ này được xả trực tiếp vào các ao hồ, kênh rạch và hệ thống cống sau đó chảy ra sông Cà Lồ mà không qua xử lý

Các làng nghề tái chế giấy ở Phong Khê và Phú Lâm sản xuất ra 18 – 20 nghìn tấn giấy/năm và xả khoảng 5,500 m3 nước thải/ngày Nước thải từ các nhà máy giấy chứa hóa chất độc như kiềm, chất tẩy, alum, resin và các chất xúc tác tẩy màu Mức BOD5 là 130 mg/l vượt TCVN 5945-1995 (loại B) 4,3 lần và COD là 617 mg/l vượt TCVN 5945-1995 (loại B) 6 lần

Làng chế biến thép Đa Hội có sản lượng 500 – 700 tấn/ngày và xả 15.000m3 nước thải/ ngày Nước thải có nồng độ axit, kiềm, dầu, gỉ sắt… cao và

xả vào môi trường vượt quá nhiều lần tiêu chuẩn cho phép: màu quá 3.1 lần, sắt quá 3.3 lần, Cr quá 8.6 lần và CN- quá 2 lần Các hộ gia đình chế biến thực phẩm

ở xã Tam Đa, Huyện Yên Lân Phong sản xuất khoảng 1,2 – 1,3 tỉ lít rượu/năm Nước thải chứa nhiều chất hữu cơ được xả không qua xử lý trực tiếp vào sông Ngũ Huyện Khê

1.4.4 Các hộ gia đình và các cơ sở kinh doanh, dịch vụ

(1) Tổng quan về nước thải sinh hoạt trên toàn quốc

Ở Việt Nam, nước thải sinh hoạt từ các hộ gia đình và các cơ sở kinh doanh, dịch vụ được xả qua các thùng chứa, tùy thuộc từng địa phương Hiện tại gần như chưa có nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt nào cho các thành phố

ở Việt Nam Nhìn chung, thông thường nước thải sinh hoạt chiếm phần lớn thải lượng ô nhiễm ở các khu đô thị (thông thường từ 60 - 90 % của tổng lượng

ô nhiễm) Kết quả là các thủy vực, đặc biệt ở các thành phố lớn, bị ô nhiễm nặng do bị xả trực tiếp nước thải sinh hoạt Ít nhất, gần đây Chính phủ Việt Nam cũng đã chú ý đến việc xác định suy thoái môi trường do nước thải sinh hoạt gây ra tại các trung tâm đô thị lớn Chỉ mới đây, các dự án thử nghiệm và thiết kế thiết bị cống thải với các nhà máy xử lý nước thải đã được khởi động tại

Trang 25

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

24

Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Hạ Long, Thành phố Đà Lạt và một số đô thị loại 2

(2) Nước thải sinh hoạt tại lưu vực sông Cầu

Dân số tại các tỉnh lưu vực sông Cầu, đặc biệt là vùng đô thị đang ngày càng tăng Dân số tăng nhanh trong khi hạ tầng đô thị phát triển không phù hợp Điều này làm tăng dân số do bị ô nhiễm nước thải sinh hoạt Phần lớn nước thải sinh hoạt trực tiếp được xả vào sông, hồ và lưu vực sông mà không qua xử lý

Một trong những đặc điểm của nước thải sinh hoạt là chứa hàm lượng cao chất BOD và các chất dinh dưỡng cao như hợp chất Nitơ hữu cơ Nước thải sinh hoạt cũng chứa cả coliforms, vi khuẩn và các bệnh truyền nhiễm Các khu

đô thị ở lưu vực sông Cầu thường nằm ở dọc hai bờ sông Nước thải sinh hoạt được xả trực tiếp vào dòng sông, tác động trực tiếp và nghiêm trọng đến chất lượng nước

Tải lượng ô nhiễm của nước thải sinh hoạt được tính tại bảng dưới Ước tính rằng trong số các tỉnh thuộc lưu vực sông Cầu, tỉnh Hải Dương có lượng nước thải sinh hoạt lớn nhất (chiếm 25% tổng số nước thải sinh hoạt) Rất may

là tỉnh Hải Dương nằm ở hạ nguồn lưu vực sông Cầu nên nước thải sinh hoạt của tỉnh không ảnh hưởng nhiều đến các vùng khác trong lưu vực

Bảng 1.2: Tải lượng ô nhiễm ước tính từ nước thải sinh hoạt ở lưu vực

sông Cầu

(tấn/ngày)

Tổng Nitơ (tấn/ngày)

Tổng Phốt pho (tấn/ngày)

Lưu vực sông Cầu (tổng) 304 - 367 41 - 82 2.8 -27

Nguồn: Ngân hàng thế giới (WB) Quan trắc môi trường Việt Nam năm 2008; tính theo đơn vị ô nhiễm của Tổ chức y tế thế giới (WHO)và dân số 2008

Trang 26

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nguồn: Ngân hàng thế giới (WB), Quan trắc môi trường Việt Namnăm 2008;

Hình 1.4: Biểu đồ tỉ lệ ô nhiễm nước thải sinh hoạt

giữa các tỉnh thuộc lưu vực sông cầu

1.4.5 Chôn lấp chất thải rắn:

Theo số liệu thống kê, các tỉnh ở lưu vực sông Cầu thải ra khoảng 1.500 tấn rác thải đô thị một ngày, phần lớn là rác thải sinh hoạt, như được minh họa trong Hình 1.5 Tỉ lệ chất thải rắn thu được trên lưu vực sông khá ít, ước tính chỉ đạt 40 đến 50% Hầu hết các tỉnh không có bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh hoặc hệ thống xử lý nước rỉ rác Rác bị vứt ra lề đường, kênh mương, hệ thống cống rãnh, thậm chí ra sông suối, không được thu thập và xử lý chiếm tỉ

lệ khá lớn Đây là nguồn ô nhiễm tiềm năng cho nguồn nước mặt và nước ngầm

ở lưu vực sông Cầu

Nguồn: Cục Bảo vệ môi trường, Báo cáo môi trường Việt nam năm 2008, tính toán theo Báo cáo hiện trạng môi trường tại các tỉnh trong lưu vực sông

Cầu năm 2010

Hình 1.5: Biểu đồ phát sinh chất thải sinh hoạt tại lưu vực sông Cầu

Bãi chôn lấpchất thải rắn cũng là một loại nguồn ô nhiễm Nếu không

Trang 27

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1.4.6 Cơ sở y tế

Thực trạng thu gom, phân loại và xử lý nước thải sinh hoạt y tế

Theo số liệu thống kê đến năm 2008, có 74 bệnh viện với khoảng 15.400 giường bệnh ở các tỉnh thuộc lưu vực sông Cầu Ở lưu vực sông Cầu, tổng số nước thải ước tính là 5.400 m3/ngày nhưng chỉ có một vài bệnh viện có hệ thống

xử lý nước thải Tuy nhiên, phần lớn các hệ thống không hoạt động hoặc hoạt động không hiệu quả Tỷ lệ nước thải từ các cơ sở y tế của các tỉnh được minh họa trong Hình 1.6

Ghi chú: Tổng lượng nước thải ước tính khoảng 5.400 m3/ngày

Nguồn: Ngân hàng thế giới (WB), Quan trắc môi trường Việt Nam năm 2008

Hình 1.6: Biểu đồ tỉ lệ nước thải y tế của các tỉnh tại lưu vực sông Cầu

Gần đây, chỉ có bệnh viện đa khoa Bắc Kạn và đa khoa Trung ương Thái Nguyên có hệ thống xử lý nước thải tập trung Một số các bệnh viện khác đã lắp đặt các thiết bị xử lý nước thải nhưng những thiết bị này không hoạt động hoặc

Trang 28

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

27

hoạt động không hiệu quả Nước thải chưa qua xử lý từ các bệnh viện chảy trực tiếp vào môi trường nước mặt

1.4.7 Các hoạt động nông nghiệp

- Thực trạng sử dụng phân bón, hoá chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp

Nông nghiệp là một ngành quan trọng tại lưu vực sông Cầu và mỗi tỉnh thường chú trọng một sản phẩm nông nghiệp khác nhau Ở Bắc Kạn chủ yếu phát triển nông, lâm nghiệp; Bắc Giang, cây đậu tương và cây vải rất phổ biến Nông dân trồng chè ở Thái Nguyên và trồng rau ở Bắc Ninh

Để tăng năng suất cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học ngày càng được sử dụng, đặc biệt là ở tỉnh Thái Nguyên và Bắc Ninh Điều này gây ra tỉ lệ Nitơ rất cao ở trong đất ( NO2 và NO3) và trong các sản phẩm nông nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh, huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và một số vùng thấp trong lưu vực Chúng chảy vào vùng nước mặt qua hệ thống cống rãnh và chảy trên bề mặt trở thành nguồn (ô nhiễm) diện

Phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng rộng rãi tại các vùng sản xuất nông nghiệp Lượng thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng trên lưu vực khoảng 3.0 kg/hecta/năm, trong đó thuốc trừ sâu chiếm đến 68 % như biểu thị tại Hình1.7 Phân bón hóa học được sử dụng khoảng 500.000 tấn/năm và thuốc bảo vệ thực vật được dùng khoảng 4.000 tấn/năm Khoảng 33% được sử dụng quá mức cần thiết

Trang 29

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

28

Nguồn: Ngân hàng Thế giới (WB) Quan trắc môi trường Việt Nam năm 2008;

Hình 1.7: Biểu đồ sử dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp

tại lưu vực sông Cầu

Tại tỉnh Bắc Ninh, để bảo vệ rau màu, cây đay, cây mía đường, quả hạch (ground nuts), đậu… 1.200 tấn hóa chất trừ sâu và 200.000 đến 300.000 tấn phân đạm, phân lân và phân kali đã được sử dụng Khu vực trồng rau đã được phun thuốc trừ sâu nhiều hơn các khu vực rồng lúa từ 3 đến 5 lần Hiện tại, tỉnh đang khuyến khích nông dân sử dụng các biện pháp sinh học để nuôi trồng, kiểm soát và phòng ngừa sâu hại Tại tỉnh Bắc Giang, nông dân đang phát triển các cây ăn quả, đặc biệt là vải và nhãn Để bảo vệ mùa màng, hàng năm khoảng

145 tấn hóa hất đã được sử dụng

1.4.8 Chăn nuôi

- Thực trạng phát triển chăn nuôi trâu, bò, lợn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

Số lượng các trại chăn nuôi ở lưu vực sông Cầu đã tăng nhanh chóng, đặc biệt là tỉnh Bắc Giang đã có hơn 1.1 triệu gia súc Các trại chăn nuôi vẫn chưa xây dựng thiết bị xử lý nên rác và nước thải lại tự chảy ra các nguồn nước Các trại chăn nuôi này chính là các nguồn điểm

Nguồn: Ngân hàng thế giới (WB) Quan trắc môi trường Việt Nam;

Hình 1.8: Biểu đồ số lượng trại chăn nuôi ở lưu vực sông Cầu

Trang 30

29

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài

- Chất lượng, nước mặt sông Cầu đoạn chảy qua tỉnh Bắc Kạn

- Chất lượng nước ngầm lưu vực sông Cầu đoạn chảy qua tỉnh Bắc Kạn

- Chất lượng nước mặt phía đầu nguồn; đoạn qua thị xã Bắc Kạn; đoạn qua khu công nghiệp Thanh Bình, huyện Chợ Mới chảy vào tỉnh Thái Nguyên

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu

- Các dự án khai thác, chế biến khoáng sản, sản xuất nông lâm nghiệp, công nghiệp, đô thị nằm trong lưu vực sông Cầu

- Một số nhánh suối chính nằm trong lưu vực chảy vào sông Cầu

- Sông Cầu đoạn chảy qua tỉnh Bắc Kạn

2.1.3 Địa điểm nghiên cứu

- Sông Cầu chảy qua địa bàn của các huyện Chợ Đồn, Bạch Thông, thị xã Bắc Kạn, Chợ Mới (Sông Cầu trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn từ đoạn đầu nguồn từ

xã Phương Viên huyện Chợ Đồn đến xã Quảng Chu huyện Chợ Mới)

- Vị trí lấy mẫu, phân tích đánh giá chất lượng nước: Sông Cầu tại xã Dương Phong; Cầu Phà của thị xã Bắc Kạn; Thác Giềng; Nà Bản của xã Thanh Bình; Chợ Mới

2.1.4 Thời gian nghiên cứu

- Số liệu điều tra, đánh giá từ năm 2008 đến năm 2010

- Số liệu thu thập, thực hiện phân tích năm 2008; 2009; 2010 và 6 tháng đầu năm 2011

2.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Khái quát chung về hệ thống sông Cầu

+ Điều kiện tự nhiên

+ Điều kiện kinh tế và xã hội

Trang 31

30

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Đánh giá hiện trạng môi trường nước sông trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn + Đánh giá hiện trạng môi trường nước sông Cầu tại một số vị trí trên đoạn từ đầu nguồn từ xã Phương Viên huyện Chợ Đồn đến xã Quảng Chu huyện Chợ Mới (số liệu nghiên cứu)

+ Đánh giá kết quả từ các điểm quan trắc sông Cầu chảy qua địa bàn của các huyện Chợ Đồn, Bạch Thông, thị xã Bắc Kạn, Chợ Mới (số liệu thừa kế trong các đợt quan trắc)

+ So sánh mức độ ô nhiễm của môi trường nước sông Cầu của các điểm nghiên - Các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước sông

- Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu, khắc phục ô nhiễm môi trường nước sông Cầu trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

2.3 CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập thông tin, số liệu liên quan đến lưu vực sông Cầu

Những thông tin trực tiếp cấp 1: thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp các

cơ quan liên quan và nhân dân trong khu vực sông Cầu, các số liệu v.v và các thông tin khác do các cơ quan chuyên môn đã thực hiện

Những thông tin trực tiếp cấp 2: thu thập thông qua khảo sát thực tế tại hiện trường

Những thông tin gián tiếp cấp 3: được thu thập thông qua những tài liệu khoa học đã được công bố, các thông tin đã được đăng tải qua phương tiện thông tin đại chúng

Các nguồn thu thập thông tin chính:

- Các số liệu, tài liệu quan trắc, giám sát, đề tài, dự án liên quan đến hiện trạng môi trường của Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn;

- Các số liệu, tài liệu quan trắc, giám sát định kỳ hàng năm của Trung tâm Quan trắc môi trường tỉnh Bắc Kạn; Trung tâm Quan trắc môi trường Bộ Tài nguyên và Môi trường; Tổng cục môi trường;

Trang 32

31

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Tài liệu về công tác quản lý nhà nước liên quan đến lĩnh vực, ngày của các Sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn;

- Tài liệu, báo cáo, tham luận tại các kỳ hợp thường niên của Ủy ban Bảo

vệ môi trường lưu vực sông Cầu

Khảo sát thực tế khu vực sông Cầu

Phương pháp này đảm bảo tính chính xác, tính khách quan trong nghiên cứu bất cứ một đối tượng nào Để đánh giá hiện trạng tự nhiên môi trường và kinh tế xã hội ở khu vực dự án, học viên đã khảo sát toàn bộ khu vực dự án và trực tiếp phỏng vấn nhân dân trong khu vực và lãnh đạo các cấp chính quyền địa phương để tìm kiếm thông tin

Chụp ảnh, điều tra thông tin liên quan đến hiện trạng cũng như các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước sông Cầu thông qua người dân địa phương; chính quyền và các cơ sở sản xuất, kinh doanh

2.3.2 Phương pháp lấy mẫu, phân tích trong phòng thí nghiệm:

Các phương pháp thu mẫu, bảo quản và phân tích đều được thực hiện theo đúng hướng dẫn của các quy chuẩn Việt Nam (QCVN) và quốc tế (ISO) tương ứng và đã được công nhận đạt tiêu chuẩn VILAS, gồm:

+ TCVN 6492-1999 (ISO 10523 – 1994) Chất lượng nước – Xác định pH + TCVN 5499-1995 Xác định oxy hoà tan – phương pháp Winkler

+ TCVN 6625-2000 Xác định chất rắn lơ lửng bằng cách lọc qua cái lọc sợi thuỷ tinh

+ TCVN 6001-1995 Xác định nhu cầu oxy sinh hóa sau 5 ngày (BOD5) bằng phương pháp cấy và pha loãng

+ TCVN 6491-1999 Xác định nhu cầu oxy hoá học (COD)

+ TCVN 6494-1999 Xác định các ion Florua, Clorua, Nitrit Orthophotphat, Bromua, Nitrat và sulfat hoà tan bằng sắc ký lỏng ion

+ TCVN 6194-1996 (ISO 9297-1989) Xác định Clorua Phương pháp chuẩn độ bạc nitrat với chỉ thị cromat (phương pháp MO)

Trang 33

32

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ TCVN 6195-1996 (ISO 10359-1-1992) Xác định florua Phương pháp đo điện hoá đối với nước sinh hoạt và nước bị ô nhiễm nhẹ

+ TCVN 6178-1996 (ISO 6777-1984) Xác định nitrit Phương pháp trắc phổ hấp thụ nguyên tử

+ TCVN 6180-1996 (ISO 7890-3-1988) Xác định nitrat Phương pháp trắc phổ dùng axit sunfosalixylic

+ TCVN 5988-1995 (ISO5664-1984) Xác định amoni Phương pháp chưng cất và chuẩn độ

+ TCVN 5991-1995 (ISO 5666-3-1984) Xác định thuỷ ngân tổng số bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử không ngọn lửa Phương pháp sau khi vô cơ hoá với Brom

+ TCVN 6002-1995 (ISO 6333-1986) Xác định mangan-Phương pháp trắc quang dùng fomaldoxim

+ TCVN 6177-1996 (ISO 6332-1988) Xác định sắt bằng phương pháp trắc phổ dùng thuốc thử 1,10-phenantrolin

+ TCVN 6193-1996 (ISO 8288-1986) Xác định coban, niken, đồng, chì, kẽm, cadimi Phương pháp trắc phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa

+ TCVN 6197-1996 (ISO 5961-1994) Xác định cadimi bằng phương pháp trắc phổ hấp thụ nguyên tử

+ TCVN 6626-2000 (ISO 11969-1996) Xác định asen-phương pháp đo hấp thụ nguyên tử (kỹ thuật hydrua)

+ TCVN 6187-1-1996 (ISO 9308-1-1990) Phát hiện và đếm vi khuẩn coliform, vi khuẩn coliform chịu nhiệt và Escherichia coli giả định Phương pháp màng lọc

2.3.3 Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu

Sử dụng phầm mềm Word và Excel để xử lý thông tin số liệu và được thể hiện dưới các dạng bảng, biểu, sơ đồ, biểu đồ…

Trang 34

33

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.3.4 Đánh giá hiện trạng môi trường nước sông Cầu đoạn chảy qua tỉnh Bắc Kạn

Việc phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường nước sông Cầu được dựa trên các số liệu đã thu thập được về điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội; Chất lượng môi trường nước qua điều tra, khảo sát và lấy mẫu phân tích, đánh giá qua các năm từ 2008 đến 2011 tại các vị trí như Dương Phong, Cầu Phà, Thác Giềng, Thanh Bình, Chợ Mới; So sánh các kết quả lấy mẫu, phân tích

về nồng độ ô nhiễm môi trường nước một số thông số đại diện với các quy chuẩn Việt Nam, xây dựng bản đồ, biểu đồ mô hình lan truyền ô nhiễm

Đánh giá các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước sông Cầu thông qua điều tra, lấy mẫu phân tích tại các vị trí, nhánh suối phát sinh các nguồn gây ô nhiễm như nước thải sinh hoạt, bệnh viện, nguồn nước thải công nghiệp, nông nghiệp

và một số nguồn khác như giao thông, xây dựng Đánh giá các nguồn là nhân

tố gián tiếp gây ra ô nhiễm môi trường nước sông Cầu như cơ sở hạ tầng, đầu tư trang thiết bị, công nghệ xử lý, công tác thu gom, xử lý, tiêu hủy rác thải sinh hoạt, công nghiệp, y tế trên lưu vực sông Cầu của tỉnh Bắc Kạn

Qua các kết quả phân tích, đánh giá và thu thập được cần đưa ra một số giải pháp, công cụ nhằm giảm thiểu, khắc phục ô nhiễm môi trường nước sông Cầu như các biện pháp giảm thiểu đầu nguồn thải, giảm thiểu phía cuối nguồn thải Tại các khu vực có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường hoặc hiện tại vẫn chưa ô nhiễm cần đưa ra các biện pháp, công cụ để hạn chế đến mức tối đa nguy cơ gây

ô nhiễm môi trường trong tương lai Các biện pháp như cơ chế chính sách; Công

cụ kinh tế; Công cụ tài chính; Tuyên truyền, giáo dục, xã hội hóa công tác bảo

vệ môi trường v.v

Trang 35

34

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 TỔNG QUAN VỀ SÔNG CẦU

3.1.1 Vị trí địa lý lưu vực sông Cầu

(1) Mô tả sơ lược về sông Cầu:

Lưu vực sông Cầu được trình bày sơ lược dưới đây và những đặc điểm địa

lý được minh họa

a) Khu vực tự nhiên: 6,030 km2 (chiếm 2% diện tích cả nước)

c) Sông chính trong lưu vực: Sông Chợ Chu, sông Nghinh Tường, sông

Du, sông Công, sông Cà Lồ, sông Ngũ Huyện Khê

Trang 36

35

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

HÌNH 3.1: BẢN ĐỒ LƯU VỰC SÔNG CẦU CHẢY QUA 6 TỈNH

HÌNH 3.2: BẢN ĐỒ LƯU VỰC SÔNG CẦU TỈNH BẮC KẠN

(2) Đặc điểm tự nhiên

Sông Cầu là một sông lớn trong hệ thống sông Thái Bình, bắt nguồn từ đỉnh Phia Đeng (cao 1,527 m so với mặt nước biển) chảy theo phía Đông Nam dãy Pia-Bi-Oc tại Bắc Kạn, Cao Bằng Sông Cầu dài 288 km (đoạn sông Cầu chảy qua tỉnh Bắc Kạn dài 83 km) Sông chảy qua tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh,và hợp nguồn với sông Thái Bình tại Phả Lại Lưu vực sông Cầu bao phủ phần lớn toàn tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên cùng một phần của tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hải Dương và hai huyện của Hà Nội (Đông Anh và Sóc Sơn)

Trang 37

36

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhìn chung, địa hình lưu vực sông Cầu dốc theo hướng Tây Bắc –Đông Nam và được chia làm 3 vùng: vùng núi, vùng cao nguyên và đồng bằng

Lưu vực sông Cầu có một hệ thống sông và suối phân bổ theo dọc chiều dài con sông Hầu hết các sông chính nằm ở bờ phải của lưu vực sông như Sông Chợ Chu, sông Đu, sông Công, và sông Cà Lồ Trên toàn lưu vực, có tới 68 con sông và suối có chiều dài hơn 10km

Tổng lưu lượng sông Cầu là 4,5 tỉ mét khối/năm, trong đó, tổng lưu lượng sông Cà Lồ và sông Công là 0,9 tỉ mét khối/ năm Mùa mưa bắt đầu từ tháng 06 và kết thúc vào tháng 10 và mùa khô kéo dài khoảng từ bảy đến tám tháng, mùa có mực nước thấp nhất là tháng 1, tháng 2 và tháng 3

(3) Đặc điểm Tài nguyên môi trường

Lưu vực sông Cầu có nguồn tài nguyên dồi dào gồm có tài nguyên rừng, tài nguyên nước và khoáng sản Trong lưu vực, có một số mỏ như mỏ sắt, kẽm, than, vàng, thiếc… Tỷ lệ che phủ rừng trên toàn lưu vực là 45% Các yếu tố cảnh quan tự nhiên của lưu vực đã có nhiều thay đổi đáng kể Hiện nay không có rừng tự nhiên dọc theo các con sông và suối nữa nên rừng không đóng góp gì nhiều trong việc giữ ẩm vào mùa khô và ngăn lụt vào mùa mưa Vì thế, đất bị thoái hóa, nhanh chóng bị ngập vào mùa mưa và hạn hán kéo dài vào mùa mưa

Tại lưu vực sông, có một số khu bảo tồn như Vườn Quốc gia Tam Đảo, Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ và các khu bảo tồn văn hóa và môi trường khác có giá trị sinh thái cao Quần thể động thực vật trên lưu vực cũng rất phong phú với nhiều loài động thực vật quý

Việc chặt phá rừng, cùng với các hoạt động phát triển kinh tế xã hội như công nghiệp, khai thác mỏ, làng nghề và nông nghiệp đã tạo ra áp lực lớn cho môi trường tự nhiên trong lưu vực

(4) Đặc điểm kinh tế xã hội

Lưu vực chiếm khoảng 47% tổng diện tích tự nhiên của 6 tỉnh với 6,9 triệu người (năm 2005), trong đó 5,9 triệu người sống ở vùng nông thôn, 1 triệu

Trang 38

37

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

người sống ở các đô thị Mật độ dân số khoảng 427 ngưởi/ km2, gấp đôi mật độ dân số trung bình trên cả nước

Mật độ dân số tại các tỉnh miền núi và trung du là thấp nhất Vùng này chiếm 63% tổng diện tích lưu vực nhưng chỉ có số dân bằng 15% tổng dân số lưu vực Kinh tế của các tỉnh này dựa vào hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp

và công nghiệp Ngành thủy sản chỉ có đóng góp rất nhỏ Trong vòng 15 năm qua, GDP của các tỉnh trong vùng tăng gần hai lần

Lưu vực sông Cầu có ngành công nghiệp tăng trưởng cao hơn mức bình quân cả nước Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 26% và đang

có xu hướng giảm Ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ có mức tăng trưởng cao ở các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc

Ngành khai thác khoáng sản và quặng tập trung ở hai (2) tỉnh thượng lưu sông là Bắc Kạn và Thái Nguyên Có khoảng 200 làng nghề tại tỉnh Bắc Ninh

và Bắc Giang Nước thải từ các làng nghề sản xuất sắt thép, đúc đồng và chì, sản xuất giấy, dệt và nhuộm được thải trực tiếp ra các sông và suối Điển hình

là làng tái chế giấy Phong Khê và Dương Ô, làng đúc đồng Đại Bài, làng sắt

Đa Hội Nước thải từ các khu công nghiệp và mỏ khai khoáng, các làng nghề, và các khu đô thị được xả trực tiếp vào các dòng sông mà không qua xử lý

Khai thác cát sỏi với số lượng ngày càng gia tăng dọc hai bờ sông Cầu đã làm đục nước sông, xói mòn bờ sông và thay đổi luồng nước sông

Hóa chất và thuốc trừ sâu được sử dụng rất nhiều trong ngành nông nghiệp, đặc biệt là ở tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn Nồng độ NO2 và NOx trong đất rất cao tại các vùng thâm canh lúa và rau ở tỉnh Bắc Ninh và huyện

Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc nằm ở hạ lưu sông

- Vị trí địa lý lưu vực sông Cầu đoạn qua tỉnh Bắc Kạn

Bắc Kạn là tỉnh đầu nguồn lưu vực sông Cầu, sông Cầu được bắt nguồn từ khu vực dãy núi cao phía đông bắc xã Phương Viên của huyện Chợ đồn chảy theo hướng từ bắc xuống nam, tại khu vực xã Dương Phong của huyện Bạch

Trang 39

38

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thông sông cầu chuyển hướng chảy từ tây sang đông và hợp với một nhánh sông chính khác của huyện Bạch Thông có tên gọi là sông lạnh Diện tích lưu vực sông Cầu chiếm 1/4 diện tích tự nhiên của tỉnh Bắc Kạn, lưu vực sông chủ yếu tập trung tại các huyện như Chợ Đồn, Bạch Thông, Thị xã Bắc Kạn và huyện Chợ Mới Chiều dài nhánh chính sông Cầu chảy qua địa phận tỉnh Bắc

Lưu vực sông Cầu đoạn qua tỉnh Bắc Kạn có khoảng trên 30 nhánh suối lớn nhỏ chảy vào sông chính trong đó có những nhánh suối lớn có chiều dài hàng chục km như suối Nặm Cắt, suối Vi Hương, suối Thanh Mai

3.1.2 Điều kiện khí tượng thuỷ văn

1 Điều kiện khí tượng

Quá trình lan truyền và chuyển hoá các chất ô nhiễm của môi trường nước phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện khí hậu tại khu vực sông Cầu Các yếu tố đó là: Nhiệt độ không khí; Độ ẩm tương đối của không khí; Lượng mưa; Tốc độ gió

Độ ẩm không khí

Độ ẩm của không khí lớn tạo điều kiện cho vi sinh vật từ mặt đất phát tán vào không khí phát triển nhanh chóng, lan truyền trong không khí và chuyển hoá các chất ô nhiễm trong không khí gây ô nhiễm môi trường Độ ẩm trung bình của khu vực Bắc Kạn trong các năm dao động từ 83 - 85% Độ ẩm tương đối trung bình tháng của khu vực

Trang 40

số giờ nắng tăng lên

Lượng mưa

Mưa có tác dụng làm sạch môi trường không khí và pha loãng chất thải lỏng Lượng mưa càng lớn thì mức độ ô nhiễm càng giảm Vì vậy vào mùa mưa, mức độ ô nhiễm thấp hơn mùa khô Lượng mưa trung bình hàng năm 5 năm gần

đây ở Ngân Sơn trong khoảng 1508,1 – 2006,5 mm Cũng như chế độ nhiệt,

m-ưa ở đây chia thành 2 mùa rõ rệt mùa mm-ưa trùng với mùa nắng trong năm kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 với 85% - 90% lượng mưa cả năm Thời gian còn lại

là mùa ít mưa Mùa ít mưa có thể chia thành 2 thời kỳ: đầu mùa (thường từ tháng 4 đến tháng 1 năm sau) do ảnh hưởng các khối khí lục địa lạnh, khô nên rất ít mưa, có khi cả tháng hanh khô, với thời tiết trong xanh, ngày nắng úa, đêm lạnh, gây hạn hán và hay có sương muối Thời kỳ cuối mùa khô, do độ ẩm không khí cao, mây mù, mưa phùn, gây cảm giác rất lạnh, ẩm thấp

Tốc độ gió và hướng gió

Gió là yếu tố khí tượng cơ bản nhất có ảnh hưởng đến sự lan truyền các chất ô nhiễm trong không khí và làm xáo trộn các chất ô nhiễm trong nước Tốc

độ gió càng lớn thì chất ô nhiễm trong không khí lan toả càng xa nguồn ô nhiễm

và nồng độ các chất ô nhiễm càng được pha loãng bởi không khí sạch Ngược lại khi tốc độ gió càng nhỏ hoặc khi không có gió thì chất ô nhiễm sẽ bao trùm xuống mặt đất ngay cạnh chân các nguồn thải, làm cho nồng độ các chất gây ô nhiễm trong không khí xung quanh nguồn thải sẽ đạt giá trị lớn nhất Hướng gió thay đổi làm cho mức độ ô nhiễm và khu vực bị ô nhiễm cũng thay đổi theo

Ngày đăng: 20/09/2014, 12:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
17. Nguyễn Đình Hoè và n.n.k (1998), Tập bài giảng về môi trường (tập I, II) Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: và n.n.k "(1998), Tập bài giảng về môi trường (tập I, II)
Tác giả: Nguyễn Đình Hoè và n.n.k
Năm: 1998
21. Kết quả chương trình “ Nghiên cứu quản lý môi trường nước sông ở Việt Nam” của Cơ quan hợp tác quốc tế Jica Nhật Bản Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu quản lý môi trường nước sông ở Việt Nam
1. Bộ sách (1994), 10 vạn câu hỏi tại sao. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Khác
2. Báo cáo giám sát môi trường, kết quả phân tích chất lượng môi trường nước khu vực: Chất lượng nước ngầm, nước mặt Khác
3. Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng các năm 2008; 2009; 2010 của các huyện Bạch Thông; TX Bắc Kạn, Chợ Đồn, Chợ Mới và tỉnh Bắc Kạn Khác
4. Báo cáo kết quả quan trắc môi trường tỉnh Bắc Kạn các năm 2007, 2009, 2010 Khác
5. Báo cáo kết quả phân loại cơ sở gây ô nhiễm môi trường năm 2009 Khác
6. Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Bắc Kạn năm 2010 Khác
7. Báo cáo kết quả quan trắc hiện trạng môi trường sông Cầu năm 2010 Khác
8. Báo cáo và kết quả quan trắc môi trường lưu vực sông Cầu các năm 2008; 2009; 2010 và 6 tháng đầu năm 2011 của Trung tâm Quan trắc môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường Khác
10. Các quy định pháp luật (2005, 2010) về môi trường Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Khác
11. Lê Thạc Cán (1995), Cơ sở khoa học môi trường. Nhà xuất bản Viện Đại Học Mở Hà nội Khác
12. Đặng Kim Chi (2000), Hoá học môi trường, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội Khác
13. Phạm Ngọc Đăng (1997), Môi trường không khí. Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội Khác
15. Lưu Đức Hải (1998), Cơ sở khoa học môi trường. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội Khác
16. Lưu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh (2000), Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội Khác
18. Phạm Ngọc Hồ, Hoàng Xuân Cơ (1992), Cơ sở khí tƣợng học. Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật Khác
19. Phạm Ngọc Hồ (1996), Tập bài giảng Cơ sở môi trường khí và nước. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Hà Nội Khác
20. Phạm Minh Huấn (1992), Cơ sở hải dương học. Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật Khác
22. Lê Văn Khoa (1995), Môi trường và ô nhiễm. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Biểu đồ phân bổ các cơ sở sản xuất CN tại lưu vực sông Cầu - điều tra đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường nước sông cầu trên địa bàn tỉnh bắc kạn
Hình 1.1. Biểu đồ phân bổ các cơ sở sản xuất CN tại lưu vực sông Cầu (Trang 18)
Hình 1.2: Biểu đồ khối lượng nước thải từ những   ngành công nghiệp lớn tại lưu vực sông Cầu - điều tra đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường nước sông cầu trên địa bàn tỉnh bắc kạn
Hình 1.2 Biểu đồ khối lượng nước thải từ những ngành công nghiệp lớn tại lưu vực sông Cầu (Trang 18)
Bảng 1.1: Nước thải từ các làng nghề - điều tra đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường nước sông cầu trên địa bàn tỉnh bắc kạn
Bảng 1.1 Nước thải từ các làng nghề (Trang 23)
Hình 1.3: Biểu đồ phân bổ các làng nghề tại lưu vực sông Cầu - điều tra đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường nước sông cầu trên địa bàn tỉnh bắc kạn
Hình 1.3 Biểu đồ phân bổ các làng nghề tại lưu vực sông Cầu (Trang 23)
Hình 1.5: Biểu đồ phát sinh chất thải sinh hoạt tại lưu vực sông Cầu - điều tra đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường nước sông cầu trên địa bàn tỉnh bắc kạn
Hình 1.5 Biểu đồ phát sinh chất thải sinh hoạt tại lưu vực sông Cầu (Trang 26)
Hình 1.4: Biểu đồ tỉ lệ ô nhiễm nước thải sinh hoạt   giữa các tỉnh thuộc lưu vực sông cầu - điều tra đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường nước sông cầu trên địa bàn tỉnh bắc kạn
Hình 1.4 Biểu đồ tỉ lệ ô nhiễm nước thải sinh hoạt giữa các tỉnh thuộc lưu vực sông cầu (Trang 26)
Hình 1.6: Biểu đồ tỉ lệ nước thải y tế của các tỉnh tại lưu vực sông Cầu - điều tra đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường nước sông cầu trên địa bàn tỉnh bắc kạn
Hình 1.6 Biểu đồ tỉ lệ nước thải y tế của các tỉnh tại lưu vực sông Cầu (Trang 27)
Hình 1.7: Biểu đồ sử dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp   tại lưu vực sông Cầu - điều tra đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường nước sông cầu trên địa bàn tỉnh bắc kạn
Hình 1.7 Biểu đồ sử dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp tại lưu vực sông Cầu (Trang 29)
Hình 1.8: Biểu đồ số lượng trại chăn nuôi ở lưu vực sông Cầu - điều tra đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường nước sông cầu trên địa bàn tỉnh bắc kạn
Hình 1.8 Biểu đồ số lượng trại chăn nuôi ở lưu vực sông Cầu (Trang 29)
HÌNH 3.1: BẢN ĐỒ LƯU VỰC SÔNG CẦU CHẢY QUA 6 TỈNH - điều tra đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường nước sông cầu trên địa bàn tỉnh bắc kạn
HÌNH 3.1 BẢN ĐỒ LƯU VỰC SÔNG CẦU CHẢY QUA 6 TỈNH (Trang 36)
Hình 3.3: Biểu đồ các loại khoáng sản tỉnh Bắc Kạn - điều tra đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường nước sông cầu trên địa bàn tỉnh bắc kạn
Hình 3.3 Biểu đồ các loại khoáng sản tỉnh Bắc Kạn (Trang 50)
Hình 3.5: Biểu đồ diễn biến hàm lượng DO trên sông Cầu 2008 - điều tra đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường nước sông cầu trên địa bàn tỉnh bắc kạn
Hình 3.5 Biểu đồ diễn biến hàm lượng DO trên sông Cầu 2008 (Trang 59)
Hình 3.7: Biểu đồ hàm lượng BOD 5  tại các điểm trên sông Cầu 2008 - điều tra đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường nước sông cầu trên địa bàn tỉnh bắc kạn
Hình 3.7 Biểu đồ hàm lượng BOD 5 tại các điểm trên sông Cầu 2008 (Trang 60)
Hình 3.8: Biểu đồ hàm lượng TSS tại các điểm trên sông Cầu 2008  (Báo cáo tổng hợp sông Cầu năm 2008 của Trung tâm quan trắc môi trường - - điều tra đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường nước sông cầu trên địa bàn tỉnh bắc kạn
Hình 3.8 Biểu đồ hàm lượng TSS tại các điểm trên sông Cầu 2008 (Báo cáo tổng hợp sông Cầu năm 2008 của Trung tâm quan trắc môi trường - (Trang 61)
Hình 3.9: Biểu đồ hàm lượng Amôni tại các điểm trên sông Cầu 2008 - điều tra đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường nước sông cầu trên địa bàn tỉnh bắc kạn
Hình 3.9 Biểu đồ hàm lượng Amôni tại các điểm trên sông Cầu 2008 (Trang 62)
Hình 3.10: Biểu đồ diễn biến Coliform tại các điểm trên sông Cầu 2008  Kim loại nặng và dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật - điều tra đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường nước sông cầu trên địa bàn tỉnh bắc kạn
Hình 3.10 Biểu đồ diễn biến Coliform tại các điểm trên sông Cầu 2008 Kim loại nặng và dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật (Trang 63)
Hình 3.11: Biểu đồ diễn biến hàm lượng DO trên sông Cầu năm 2009 - điều tra đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường nước sông cầu trên địa bàn tỉnh bắc kạn
Hình 3.11 Biểu đồ diễn biến hàm lượng DO trên sông Cầu năm 2009 (Trang 64)
Hình 3.13: Biểu đồ diễn biến hàm lượng BOD 5  trên sông Cầu năm 2009 - điều tra đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường nước sông cầu trên địa bàn tỉnh bắc kạn
Hình 3.13 Biểu đồ diễn biến hàm lượng BOD 5 trên sông Cầu năm 2009 (Trang 65)
Hình 3.14: Biểu đồ diễn biến hàm lượng TSS trên sông Cầu năm 2009 - điều tra đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường nước sông cầu trên địa bàn tỉnh bắc kạn
Hình 3.14 Biểu đồ diễn biến hàm lượng TSS trên sông Cầu năm 2009 (Trang 66)
Hình 3.16: Biểu đồ diễn biến hàm lượng DO trên sông Cầu năm 2010 - điều tra đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường nước sông cầu trên địa bàn tỉnh bắc kạn
Hình 3.16 Biểu đồ diễn biến hàm lượng DO trên sông Cầu năm 2010 (Trang 68)
Hình 3.20: Biểu đồ diễn biến hàm lượng coliform trên sông Cầu năm 2010 - điều tra đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường nước sông cầu trên địa bàn tỉnh bắc kạn
Hình 3.20 Biểu đồ diễn biến hàm lượng coliform trên sông Cầu năm 2010 (Trang 71)
Hình 3.22: Biểu đồ diễn biến hàm lượng COD trên sông Cầu năm 2011 - điều tra đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường nước sông cầu trên địa bàn tỉnh bắc kạn
Hình 3.22 Biểu đồ diễn biến hàm lượng COD trên sông Cầu năm 2011 (Trang 72)
Hình 3.24: Biểu đồ diễn biến hàm lượng N – NH 4 + - điều tra đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường nước sông cầu trên địa bàn tỉnh bắc kạn
Hình 3.24 Biểu đồ diễn biến hàm lượng N – NH 4 + (Trang 74)
Bảng 3.3: Kết quả quan trắc, phân tích thông số DO trên sông Cầu tỉnh  Bắc Kạn diễn biến qua các năm - điều tra đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường nước sông cầu trên địa bàn tỉnh bắc kạn
Bảng 3.3 Kết quả quan trắc, phân tích thông số DO trên sông Cầu tỉnh Bắc Kạn diễn biến qua các năm (Trang 75)
Hình 3.26: Biểu đồ diễn biến hàm lượng DO của nước sông Cầu tỉnh Bắc  Kạn qua các năm - điều tra đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường nước sông cầu trên địa bàn tỉnh bắc kạn
Hình 3.26 Biểu đồ diễn biến hàm lượng DO của nước sông Cầu tỉnh Bắc Kạn qua các năm (Trang 76)
Bảng 3.6: Kết quả quan trắc hàm lượng TSS qua các năm của sông  Cầu tỉnh Bắc Kạn - điều tra đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường nước sông cầu trên địa bàn tỉnh bắc kạn
Bảng 3.6 Kết quả quan trắc hàm lượng TSS qua các năm của sông Cầu tỉnh Bắc Kạn (Trang 80)
Hình 3.29: Biểu đồ diễn biến hàm lượng TSS của sông Cầu qua các năm  Thông số N-NH 4 + - điều tra đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường nước sông cầu trên địa bàn tỉnh bắc kạn
Hình 3.29 Biểu đồ diễn biến hàm lượng TSS của sông Cầu qua các năm Thông số N-NH 4 + (Trang 81)
Bảng 3.7: Kết quả phân tích hàm lượng N-NH +  qua các năm - điều tra đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường nước sông cầu trên địa bàn tỉnh bắc kạn
Bảng 3.7 Kết quả phân tích hàm lượng N-NH + qua các năm (Trang 81)
Hình 3.31: Biểu đồ diễn biến hàm lượng coliform qua các năm - điều tra đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường nước sông cầu trên địa bàn tỉnh bắc kạn
Hình 3.31 Biểu đồ diễn biến hàm lượng coliform qua các năm (Trang 84)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w