1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Đề tài ĐTCB: “Điều tra đánh giá thực trạng ô nhiễm nước mặt tỉnh Ninh Bình; đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ bảo vệ tài nguyên nước phục vụ phát triển bền vững” (20092010

100 1,3K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 809 KB

Nội dung

Trong những năm gần đây, tình trạng ô nhiễm nước trong đó có nước mặt có xu hướng ngày càng gia tăng trầm trọng ở nhiều địa phương trên cả nước. Trên phạm vi tỉnh Ninh Bình, ô nhiễm nước mặt tuy chưa xảy ra trên diện rộng, nhưng biểu hiện ô nhiễm nước ở một số khu vực cũng đã trở thành những điểm nóng đáng phải quan tâm. Đánh giá về môi trường nước mặt, trong báo cáo của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Ninh Bình năm 2006 “ Thực trạng phát triển bền vững tỉnh Ninh Bình” có nêu: “Nước sông Đáy ở khu vực thành phố Ninh Bình bị ô nhiễm các chất hữu cơ cao như: NO2, NO3, coliform, dầu mỡ,.... Ô nhiễm nước mặt tại các làng nghề thủ công, chế biến nông sản với hàm lượng các chất ô nhiễm NH4+, NO3, BOD5, coliform đều cao hơn mức độ cho phép, gây thiếu nước sinh hoạt cho nhân dân trong vùng,…”.Trước thực trạng này, UBND Tỉnh đã chỉ đạo các Ban, Ngành chức năng, một mặt tăng cường công tác quản lý giám sát bảo vệ môi trường nước, mặt khác đầu tư thực hiện một số nhiệm vụ khoa học công nghệ về lĩnh vực này. Theo lộ trình đó, hàng năm Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành quan trắc môi trường nước mặt ở một số khu vực cụ thể trên địa bàn một số huyện thị. Kết quả của công tác này là những cơ sở quan trọng ban đầu để cảnh báo về hiện trạng ô nhiễm nước mặt, đồng thời tăng cường công tác giáo dục, quản lý bảo vệ môi trường nước. Tuy nhiên, để bảo vệ sức khỏe cộng đồng và phát triển kinh tế bền vững trên phạm vi toàn tỉnh, ô nhiễm nước mặt cần phải được điều tra nghiên cứu chi tiết trên diện rộng, mới có thể đưa ra các biện pháp quản lý, phòng ngừa, khắc phục và giảm thiểu hiệu quả.Xuất phát từ thực tế trên, UBND tỉnh Ninh Bình đã phê duyệt thực hiện đề tài trong chương trình điều tra cơ bản: “Điều tra đánh giá thực trạng ô nhiễm nước mặt tỉnh Ninh Bình; đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ bảo vệ tài nguyên nước phục vụ phát triển bền vững”. Viện Địa chất Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam là đơn vị được chọn giao triển khai thực hiện đề tài nêu trên trong 2 năm (20092010).Mục tiêu của đề tài: Đánh giá hiện trạng và nguyên nhân ô nhiễm nước mặt. Đề xuất các giải pháp KHCN khắc phục và giảm thiểu ô nhiễm nhằm bảo vệ tài nguyên nước mặt phục vụ phát triển bền vững kinh tế xã hội.Phạm vi nghiên cứu: các huyện Kim Sơn, Yên Khánh, Yên Mô, Hoa Lư, Nho Quan, Gia Viễn, thị xã Tam Điệp và thành phố Ninh Bình (hình 1).Đối tượng nghiên cứu: bao gồm các hợp chất độc hại, các chỉ tiêu sinh hoá môi trường, hàm lượng kim loại nặng và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (DDT). 2. Nội dung thực hiện của đề tài Xuất phát từ thực tế số liệu điều tra nghiên cứu đã triển khai về tình hình ô nhiễm nước mặt tỉnh Ninh Bình; căn cứ nhiệm vụ đã được phê duyệt, đề tài đã tiến hành các nội dung chính dưới đây:2.1. Thu thập và xử lý các tài liệuCác tài liệu thu thập phục vụ triển khai và cập nhật thông tin cho đề tài bao gồm: các công trình công bố về kết quả điều tra khảo sát, kết quả phân tích một số chỉ tiêu về thành phần và chất lượng nguồn nước mặt ở một số khu vực, tình hình khai thác và sử dụng nguồn nước mặt hiện tại. Các công trình tiêu biểu liên quan đến hiện trạng chất lượng nước mặt trên địa bàn tỉnh Ninh Bình là: báo cáo quan trắc nước mặt hàng năm do Sở TNMT Ninh Bình thực hiện 1, báo cáo kết quả tiêu hủy thuốc bảo vệ thực vật qua hạn sử dụng, cấm lưu hành của tỉnh Ninh Bình 2, các tài liệu điều tra thống kê về tình hình khai thác sử dụng nước mặt cho các mục đích khác nhau, thực trạng ô nhiễm nước ở một số địa bàn trên các huyện thị trong tỉnh 3. Ngoài việc thu thập, khai thác kế thừa các kết quả điều tra đã tiến hành trên địa bàn nghiên cứu, việc điều tra thu thập thông tin từ cộng đồng dân cư đã được tập thể thực hiện đề tài chú trọng triển khai đồng thời kết hợp trong các đợt thực địa. Nội dung thông tin thu thập tập trung vào một số vấn đề chính như sau: Hoạt động sản xuất công nghiệp và vấn đề xả thải vào môi trường tự nhiên; Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong canh tác cây lương thực và nuôi trồng thuỷ hải sản; Tình hình khai thác sử dụng nước mặt ở các khu vực nông thôn, thị trấn, thị xã và thành phố phục vụ các mục đích khác nhau như: sinh hoạt, chế biến nông sản thực phẩm, sản xuất công nghiệp; Các dấu hiệu ô nhiễm nước và tình trạng phát tán ô nhiễm vào môi trường tự nhiên (đất, nước, không khí); Các biểu hiện bệnh tật có nghi vấn liên quan đến việc sử dụng nước mặt trong cộng đồng dân cư.Các tài liệu thu thập được khai thác xử lý triệt để nhằm xây dựng phương án điều tra chi tiết và lấy mẫu phân tích phù hợp với tình hình thực tế ô nhiễm, mặt khác cập nhật tư liệu bổ xung cho nội dung báo cáo tổng kết đề tài.2.2. Công tác điều tra khảo sát thực địaCông tác điều tra nghiên cứu thực địa được tiến hành trong mùa mưa năm 2009 và điều tra lặp lại trong mùa khô năm 2010 trên hầu hết các xã, phường thuộc 4 huyện: Gia Viễn, Hoa Lư, Yên Khánh, Kim Sơn, thị xã Tam Điệp và thành phố Ninh Bình. Do yêu cầu bổ xung nhiệm vụ năm 2010, riêng đối với 2 huyện: Nho Quan, Yên Mô, công tác điều tra nghiên cứu ô nhiễm nước được tiến hành trong 2 mùa của năm 2010 (hình 2). Nội dung điều tra nghiên cứu tập trung vào các vấn đề: Điều tra đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng nước mặt trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Điều tra đánh giá tổng quan và chi tiết hiện trạng ô nhiễm nước mặt trên một số khu vực trọng điểm có nguy cơ ô nhiễm cao (khu công nghiệp, khu vực làng nghề chế biến nông sản, khu du lịch, khu nuôi trồng thủy sản, khu tập trung dân cư,...). Thu thập mẫu phân tích các loại: + Thu thập mẫu phân tích ô nhiễm kim loại nặng độc hại trên khu vực làng nghề tiểu thủ công nghiệp: mùa mưa 92 mẫu, mùa khô 93 mẫu;+ Thu thập mẫu phân tích ô nhiễm các hợp chất độc hại và các chỉ tiêu sinh hoá môi trường trên khu vực làng nghề chế biến nông sản, khu du lịch, khu nuôi trồng thủy sản, v.v: mùa mưa 130 mẫu, mùa khô 130 mẫu;+ Thu thập mẫu phân tích ô nhiễm nước do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật DDT: mùa mưa 29 mẫu, mùa khô 16 mẫu.

Đề tài ĐTCB: “Điều tra đánh giá thực trạng ô nhiễm nước mặt tỉnh Ninh Bình; đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ bảo vệ tài nguyên nước phục vụ phát triển bền vững” (2009-2010) MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, tình trạng ô nhiễm nước trong đó có nước mặt có xu hướng ngày càng gia tăng trầm trọng ở nhiều địa phương trên cả nước. Trên phạm vi tỉnh Ninh Bình, ô nhiễm nước mặt tuy chưa xảy ra trên diện rộng, nhưng biểu hiện ô nhiễm nước ở một số khu vực cũng đã trở thành những điểm nóng đáng phải quan tâm. Đánh giá về môi trường nước mặt, trong báo cáo của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Ninh Bình năm 2006 “ Thực trạng phát triển bền vững tỉnh Ninh Bình” có nêu: “Nước sông Đáy ở khu vực thành phố Ninh Bình bị ô nhiễm các chất hữu cơ cao như: NO 2 - , NO 3 - , coliform, dầu mỡ, Ô nhiễm nước mặt tại các làng nghề thủ công, chế biến nông sản với hàm lượng các chất ô nhiễm NH 4 + , NO 3 - , BOD 5 , coliform đều cao hơn mức độ cho phép, gây thiếu nước sinh hoạt cho nhân dân trong vùng,…”. Trước thực trạng này, UBND Tỉnh đã chỉ đạo các Ban, Ngành chức năng, một mặt tăng cường công tác quản lý giám sát bảo vệ môi trường nước, mặt khác đầu tư thực hiện một số nhiệm vụ khoa học công nghệ về lĩnh vực này. Theo lộ trình đó, hàng năm Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành quan trắc môi trường nước mặt ở một số khu vực cụ thể trên địa bàn một số huyện thị. Kết quả của công tác này là những cơ sở quan trọng ban đầu để cảnh báo về hiện trạng ô nhiễm nước mặt, đồng thời tăng cường công tác giáo dục, quản lý bảo vệ môi trường nước. Tuy nhiên, để bảo vệ sức khỏe cộng đồng và phát triển kinh tế bền vững trên phạm vi toàn tỉnh, ô nhiễm nước mặt cần phải được điều tra nghiên cứu chi tiết trên diện rộng, mới có thể đưa ra các biện pháp quản lý, phòng ngừa, khắc phục và giảm thiểu hiệu quả. Xuất phát từ thực tế trên, UBND tỉnh Ninh Bình đã phê duyệt thực hiện đề tài trong chương trình điều tra cơ bản: “Điều tra đánh giá thực trạng ô nhiễm nước mặt tỉnh Ninh Bình; đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ bảo vệ tài nguyên nước phục vụ phát triển bền vững”. Viện Địa chất- Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam là đơn vị được chọn giao triển khai thực hiện đề tài nêu trên trong 2 năm (2009-2010). Mục tiêu của đề tài: - Đánh giá hiện trạng và nguyên nhân ô nhiễm nước mặt. - Viện Địa chất - Viện Khoa học và Công Nghệ Việt Nam 1 Đề tài ĐTCB: “Điều tra đánh giá thực trạng ô nhiễm nước mặt tỉnh Ninh Bình; đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ bảo vệ tài nguyên nước phục vụ phát triển bền vững” (2009-2010) - Đề xuất các giải pháp KHCN khắc phục và giảm thiểu ô nhiễm nhằm bảo vệ tài nguyên nước mặt phục vụ phát triển bền vững kinh tế- xã hội. Phạm vi nghiên cứu: các huyện Kim Sơn, Yên Khánh, Yên Mô, Hoa Lư, Nho Quan, Gia Viễn, thị xã Tam Điệp và thành phố Ninh Bình (hình 1). Đối tượng nghiên cứu: bao gồm các hợp chất độc hại, các chỉ tiêu sinh hoá môi trường, hàm lượng kim loại nặng và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (DDT). 2. Nội dung thực hiện của đề tài Xuất phát từ thực tế số liệu điều tra nghiên cứu đã triển khai về tình hình ô nhiễm nước mặt tỉnh Ninh Bình; căn cứ nhiệm vụ đã được phê duyệt, đề tài đã tiến hành các nội dung chính dưới đây: 2.1. Thu thập và xử lý các tài liệu Các tài liệu thu thập phục vụ triển khai và cập nhật thông tin cho đề tài bao gồm: các công trình công bố về kết quả điều tra khảo sát, kết quả phân tích một số chỉ tiêu về thành phần và chất lượng nguồn nước mặt ở một số khu vực, tình hình khai thác và sử dụng nguồn nước mặt hiện tại. Các công trình tiêu biểu liên quan đến hiện trạng chất lượng nước mặt trên địa bàn tỉnh Ninh Bình là: báo cáo quan trắc nước mặt hàng năm do Sở TN&MT Ninh Bình thực hiện [1], báo cáo kết quả tiêu hủy thuốc bảo vệ thực vật qua hạn sử dụng, cấm lưu hành của tỉnh Ninh Bình [2], các tài liệu điều tra thống kê về tình hình khai thác sử dụng nước mặt cho các mục đích khác nhau, thực trạng ô nhiễm nước ở một số địa bàn trên các huyện thị trong tỉnh [3]. Ngoài việc thu thập, khai thác kế thừa các kết quả điều tra đã tiến hành trên địa bàn nghiên cứu, việc điều tra thu thập thông tin từ cộng đồng dân cư đã được tập thể thực hiện đề tài chú trọng triển khai đồng thời kết hợp trong các đợt thực địa. Nội dung thông tin thu thập tập trung vào một số vấn đề chính như sau: - Hoạt động sản xuất công nghiệp và vấn đề xả thải vào môi trường tự nhiên; - Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong canh tác cây lương thực và nuôi trồng thuỷ hải sản; - Tình hình khai thác sử dụng nước mặt ở các khu vực nông thôn, thị trấn, thị xã và thành phố phục vụ các mục đích khác nhau như: sinh hoạt, chế - Viện Địa chất - Viện Khoa học và Công Nghệ Việt Nam 2 Đề tài ĐTCB: “Điều tra đánh giá thực trạng ô nhiễm nước mặt tỉnh Ninh Bình; đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ bảo vệ tài nguyên nước phục vụ phát triển bền vững” (2009-2010) biến nông sản thực phẩm, sản xuất công nghiệp; - Các dấu hiệu ô nhiễm nước và tình trạng phát tán ô nhiễm vào môi trường tự nhiên (đất, nước, không khí); - Các biểu hiện bệnh tật có nghi vấn liên quan đến việc sử dụng nước mặt trong cộng đồng dân cư. Các tài liệu thu thập được khai thác xử lý triệt để nhằm xây dựng phương án điều tra chi tiết và lấy mẫu phân tích phù hợp với tình hình thực tế ô nhiễm, mặt khác cập nhật tư liệu bổ xung cho nội dung báo cáo tổng kết đề tài. 2.2. Công tác điều tra khảo sát thực địa Công tác điều tra nghiên cứu thực địa được tiến hành trong mùa mưa năm 2009 và điều tra lặp lại trong mùa khô năm 2010 trên hầu hết các xã, phường thuộc 4 huyện: Gia Viễn, Hoa Lư, Yên Khánh, Kim Sơn, thị xã Tam Điệp và thành phố Ninh Bình. Do yêu cầu bổ xung nhiệm vụ năm 2010, riêng đối với 2 huyện: Nho Quan, Yên Mô, công tác điều tra nghiên cứu ô nhiễm nước được tiến hành trong 2 mùa của năm 2010 (hình 2). Nội dung điều tra nghiên cứu tập trung vào các vấn đề: - Điều tra đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng nước mặt trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. - Điều tra đánh giá tổng quan và chi tiết hiện trạng ô nhiễm nước mặt trên một số khu vực trọng điểm có nguy cơ ô nhiễm cao (khu công nghiệp, khu vực làng nghề chế biến nông sản, khu du lịch, khu nuôi trồng thủy sản, khu tập trung dân cư, ). - Thu thập mẫu phân tích các loại: + Thu thập mẫu phân tích ô nhiễm kim loại nặng độc hại trên khu vực làng nghề tiểu thủ công nghiệp: mùa mưa 92 mẫu, mùa khô 93 mẫu; + Thu thập mẫu phân tích ô nhiễm các hợp chất độc hại và các chỉ tiêu sinh hoá môi trường trên khu vực làng nghề chế biến nông sản, khu du lịch, khu nuôi trồng thủy sản, v.v: mùa mưa 130 mẫu, mùa khô 130 mẫu; + Thu thập mẫu phân tích ô nhiễm nước do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật DDT: mùa mưa 29 mẫu, mùa khô 16 mẫu. 2.3. Phân tích xác định các dạng ô nhiễm 1- Phân tích hàm lượng kim loại nặng: 185 mẫu Để đánh giá hiện trạng ô nhiễm kim loại nặng trong nước mặt, đề tài đã - Viện Địa chất - Viện Khoa học và Công Nghệ Việt Nam 3 Đề tài ĐTCB: “Điều tra đánh giá thực trạng ô nhiễm nước mặt tỉnh Ninh Bình; đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ bảo vệ tài nguyên nước phục vụ phát triển bền vững” (2009-2010) phân tích xác định hàm lượng Cu, Pb, Zn, Cr, Cd, Hg, As, và Fe. 2- Phân tích các hợp chất độc hại và các chỉ tiêu sinh hoá môi trường: 260 mẫu. Các chỉ tiêu phân tích bao gồm: pH, BOD 5 , COD, Oxy hoà tan (DO), chất rắn lơ lửng (TTS), NH 4 + , NO 3 - , NO 2 - , CN - , H 2 S, Cl - , khuẩn coliform. 3- Phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (DDT): 45 mẫu. Phương pháp phân tích các thông số chất lượng nước mặt và đánh giá ô nhiễm căn cứ theo Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt ban hành năm 2008 (QCVN 08:2008/BTNMT) và sử dụng TCVN 5942-1995 cho một số chỉ tiêu không có trong QCVN 08:2008/BTNMT mới ban hành. 2.4. Phân tích xây dựng báo cáo chuyên đề Báo cáo chuyên đề được xây dựng trên cơ sở kết quả điều tra và phân tích mẫu, các thông tin thu thập do chính tập thể tham gia đề tài thực hiện mùa mưa năm 2009 và mùa khô 2010, kết hợp với các kết quả quan trắc phân tích của một số cơ quan đã tiến hành. Tổng số báo cáo chuyên đề thực hiện trong 2 năm là 7. Năm 2009: Trên cơ sở tổng hợp kết quả phân tích ô nhiễm nước mặt trong mùa khô, xây dựng 03 báo cáo chuyên đề về hiện trạng ô nhiễm nước mặt trong mùa khô và 01 chuyên đề các giải pháp khắc phục ô nhiễm. Cụ thể như sau: 1- Hiện trạng ô nhiễm một số kim loại nặng độc hại trong nước mặt (mùa khô); 2- Hiện trạng ô nhiễm nước mặt do các hợp chất độc hại, sinh hoá (mùa khô); 3- Hiện trạng ô nhiễm nước mặt do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật DDT (mùa khô); 4- Một số giải pháp KHCN khắc phục ô nhiễm nhằm bảo vệ tài nguyên nước mặt. Năm 2010: Trên cơ sở các kết quả phân tích ô nhiễm đánh giá theo 2 mùa (mùa khô 2009 và mùa mưa 2010), tổng hợp phân tích xây dựng 3 báo cáo chuyên đề về hiện trạng ô nhiễm: 1- Hiện trạng ô nhiễm kim loại nặng độc hại trong nước mặt; 2- Hiện trạng ô nhiễm nước mặt do các hợp chất độc hại, sinh hoá; - Viện Địa chất - Viện Khoa học và Công Nghệ Việt Nam 4 Đề tài ĐTCB: “Điều tra đánh giá thực trạng ô nhiễm nước mặt tỉnh Ninh Bình; đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ bảo vệ tài nguyên nước phục vụ phát triển bền vững” (2009-2010) 3- Hiện trạng ô nhiễm nước mặt do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (DDT). 2.5. Phân tích tổng hợp viết báo cáo tổng kết Báo cáo tổng kết đề tài được xây dựng trên cơ sở tổng hợp, xử lý các tài liệu, số liệu bao gồm: - Các kết quả nghiên cứu điều tra thực địa, thông tin thu thập và kết quả phân tích mẫu trong 2 năm 2009- 2010 và các báo cáo chuyên đề do chính tập thể tác giả thực hiện đề tài tạo ra. - Tham khảo các số liệu điều tra, kết quả phân tích chất lượng nước mặt, đã tiến hành trước năm 2009 của một số cơ quan đã tiến hành trên vùng nghiên cứu. Đánh giá chung: Căn cứ nội dung nhiệm vụ được UBND tỉnh Ninh Bình phê duyệt và hợp đồng ký kết giữa Viện Địa chất với Sở KH&CN Ninh Bình (2009, 2010), tập thể cán bộ thực hiện đề tài đã hoàn thành 100% các hạng mục, khối lượng công việc, các sản phẩm đầy đủ bảo đảm chất lượng theo yêu cầu đặt ra (bảng 1). Báo cáo tổng kết đề tài được xây dựng trên cơ các kết quả phân tích đánh giá các chất ô nhiễm theo 2 mùa: mùa mưa năm 2009 và mùa khô năm 2010. Báo cáo được bố cục trong 5 chương (không kể phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo) bao gồm: Chương 1: Tình hình nghiên cứu ô nhiễm và phương pháp áp dụng. Chương 2: Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội. Chương 3: Hiện trạng ô nhiễm nước mặt tỉnh Ninh Bình. Chương 4: Chất lượng nước mặt tỉnh Ninh Bình. Chương 5: Một số giải pháp khoa học công nghệ khắc phục và giảm thiểu ô nhiễm nước mặt. Công trình được thực hiện tại Viện Địa chất- Viện KHCNVN. Trong quá trình triển khai, tập thể tác giả luôn nhận được sự chỉ đạo của Lãnh đạo Viện Địa chất; sự quan tâm giúp đỡ tận tình của Lãnh đạo Sở KH&CN Ninh Bình, các chuyên viên thuộc Phòng Quản lý Khoa học và các phòng ban liên quan thuộc Sở. Đồng thời, tập thể tác giả còn có được sự cộng tác chặt chẽ của một số chuyên viên các đơn vị của Sở TN&MT, Sở NN&PTNT, các huyện và một số địa phương trong tỉnh. Tập thể tác giả xin chân thành cám ơn sự nhiệt thành cộng tác và những đóng góp quý báu của các cá nhân và đơn vị - Viện Địa chất - Viện Khoa học và Công Nghệ Việt Nam 5 Đề tài ĐTCB: “Điều tra đánh giá thực trạng ô nhiễm nước mặt tỉnh Ninh Bình; đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ bảo vệ tài nguyên nước phục vụ phát triển bền vững” (2009-2010) nêu trên./. Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ- XÃ HỘI TỈNH NINH BÌNH 1.1- ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN 1.1.1. Địa hình Ninh Bình là tỉnh nằm ở cửa ngõ cực nam của miền Bắc và đồng bằng Bắc Bộ với diện tích là 1.400 km 2 . Phía Bắc, Ninh Bình giáp với Hà Nam và Hòa Bình; phía Đông giáp Nam Định, phía Tây giáp Thanh Hóa và phía Đông Nam là vịnh Bắc Bộ. Ninh Bình có đường bờ biển dài khoảng 18 km ở huyện Kim Sơn. Ninh Bình có địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam, phân thành 3 vùng: - Vùng đồi núi phân bố chủ yếu ở phía Tây Bắc trên phạm vi các huyện: Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, Yên Mô và thị xã Tam Điệp. - Vùng đồng bằng ven biển và đồng bằng bồi tụ do sông Đáy nằm ở phía Đông Nam, tập trung ở 2 huyện Yên Khánh và Kim Sơn. - Vùng đồng bằng trũng thấp xen núi đá vôi nằm xen kẽ giữa 2 vùng nêu trên và phân bố ở các huyện Gia Viễn, Yên Mô, Nho Quan, Hoa Lư; đây là vùng thường bị ngập lụt trong mùa mưa lũ hàng năm. Ninh Bình có 1 thành phố (thành phố Ninh Bình), 1 thị xã (Tam Điệp) và 6 huyện (Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, Yên Khánh, Yên Mô, Kim Sơn); đơn vị hành chính cấp xã phường là 157, trong đó có 134 xã, 16 phường và 17 thị trấn. 1.1.2. Khí hậu Chế độ khí hậu Ninh Bình nằm trong vùng tiểu khí hậu của đồng bằng Bắc Bộ, nên chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa. Nhiệt độ trung bình năm 23,7 0 C. Số giờ nắng trong năm là 1.600- 1.700 giờ. Độ ẩm trung bình 83- 84%. Thời tiết trong năm biểu hiện 2 mùa khá rõ nét: mùa mưa từ tháng V đến tháng X, mùa khô từ tháng XI đến tháng IV năm sau. Lượng mưa trung bình năm từ 1.700- 1.800 mm. 1.1.3. Thuỷ văn Mạng sông suối trên địa bàn tỉnh Ninh Bình bao gồm: các hệ thống - Viện Địa chất - Viện Khoa học và Công Nghệ Việt Nam 6 Đề tài ĐTCB: “Điều tra đánh giá thực trạng ô nhiễm nước mặt tỉnh Ninh Bình; đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ bảo vệ tài nguyên nước phục vụ phát triển bền vững” (2009-2010) sông, suối tự nhiên, hệ thống mương máng thủy lợi và các hồ chứa nước, tập trung chủ yếu ở phía nam của tỉnh. Các sông chính là sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Bôi, sông Vân, sông Vạc, sông Càn, Do địa hình chi phối, nên phần lớn các con sông có hướng chảy tây bắc- đông nam và bắc- nam. 1.1.4. Tài nguyên nước Tài nguyên nước mặt ở Ninh Bình khá dồi dào do có mạng sông ngòi với tổng chiều dài khoảng 1.000 km và hệ thống đầm, ao, hồ khá lớn. Tài nguyên nước được phân bố khá đồng đều trên tất cả các huyện thị trong tỉnh. Tổng trữ lượng nước mặt ước tính trên 30 triệu m 3 . Đây là thuận lợi lớn phục vụ cho phát triển nông- lâm nghiệp và giao thông thuỷ. Đồng thời, nước mặt một số sông, suối chính được khai thác xử lý, sử dụng để cấp nước sinh hoạt cho dân cư. Trên địa bàn tỉnh hiện có một số nhà máy nước với các trạm cấp nước tập trung tại TP. Ninh Bình, TX. Tam Điệp, các huyện lỵ Kim Sơn, Yên Mô, Nho Quan, Gia Viễn, Yên Khánh, Hoa Lư. Tài nguyên nước dưới đất phân bố tập trung trong các thành tạo chứa nước tuổi Đệ tứ nằm sâu dưới đất chừng 30- 40 m trở xuống, trên phạm vi các huyện Yên Khánh, Kim Sơn. Nước dưới đất được khai thác phần lớn ở quy mô hộ gia đình, bằng giếng khoan UNICEF. Ở các huyện phía tây bắc của tỉnh như: Gia Viễn, Nho Quan, Hoa Lư, TX. Tam Điệp, nước ngầm rất khan hiếm. Ở TX. Tam Điệp, nước dưới đất tồn tại phổ biến ở dạng các mạch xuất lộ nước tự nhiên. Theo tài liệu thống kê gần đây, nhìn chung các khu vực thành thị được hưởng nước sạch đạt tiêu chuẩn, còn ở các khu vực nông thôn, chất lượng nước sinh hoạt của dân đang sử dụng ở một số nơi chưa bảo đảm. Hiện nay, chất lượng nước cấp sinh hoạt ở nhiều khu vực đang bị đe dọa do nước sông, nước ngầm có nguy cơ ô nhiễm ngày càng tăng. 1.1.5. Tài nguyên đất Theo số liệu thống kê năm 2009, tổng diện tích đất đai của tỉnh 138.907,3 ha; đất nông nghiệp chiếm 96.906,0 ha; đất phi nông nghiệp chiếm 30.479,3 ha; đất chưa sử dụng là 11.723,0 ha [10]. Tỉnh Ninh Bình có khoảng 2/3 diện tích đất canh tác nông nghiệp là vùng chiêm trũng chua và lầy, ngập úng trong mùa mưa. Đất có hàm lượng P 2 O 5 và N thấp. Đó là đặc điểm không thuận lợi cho việc phát triển thâm canh nông nghiệp. Ninh Bình có 19 loại đất khác nhau, gộp thành 5 nhóm đất - Viện Địa chất - Viện Khoa học và Công Nghệ Việt Nam 7 Đề tài ĐTCB: “Điều tra đánh giá thực trạng ô nhiễm nước mặt tỉnh Ninh Bình; đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ bảo vệ tài nguyên nước phục vụ phát triển bền vững” (2009-2010) chính: đất mặn, đất phù sa, đất xám bạc màu, đất đỏ vàng, đất thung lũng dốc tụ. Tài nguyên đất hiện đang được sử dụng khá đa dạng. 1.1.6. Tài nguyên rừng Tài nguyên rừng trên địa bàn toàn tỉnh chiếm tỷ lệ xấp xỉ 20,8% diện tích đất tự nhiên; bao gồm 1.2281,3 ha rừng sản xuất, 10.615,9 ha rừng phòng hộ và 16.954,4 ha rừng đặc dụng. Ngoài rừng Cúc Phương, rừng nguyên sinh ở Ninh Bình còn rất hạn chế, sinh vật nghèo nàn. Rừng trồng chủ yếu là keo lá tràm, thông lấy nhựa, bạch đàn; rừng ngập mặn ở Kim Sơn còn lại với diện tích không đáng kể. Phần lớn diện tích rừng đã bị khai thác trong nhiều năm qua, nên tuyệt đại đa số rừng ít còn khả năng khai thác. Tỉnh Ninh Bình đang có chủ trương phục hồi diện tích rừng ở một số điểm du lịch quan trọng. 1.1.7. Tài nguyên khoáng sản Ninh Bình là một tỉnh có nguồn đá vôi rất dồi dào với chất lượng cao (hàm lượng CaO > 50- 55%). Trữ lượng của các mỏ đá vôi tới hàng chục tỷ mét khối. Tiềm năng tài nguyên này bảo đảm cho sự phát triển ồn định lâu dài của ngành công nghiệp sản xuất xi măng trong tỉnh. Ngoài ra, còn có các mỏ đolomit với trữ lượng hàng chục triệu tấn và hàm lượng MgO đạt tới 18- 20%. Ninh Bình đồng thời cũng là nơi giàu tiềm năng khoáng sản sét, đặc biệt là sét vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, do phân bố chủ yếu ở khu vực đồng bằng, lại thường bị ngập úng trong mùa mưa nên điều kiện khai thác bị hạn chế. Với hệ thống giao thông thuỷ bộ phát triển, việc chế biến khai thác nguồn khoáng sản từ đá vôi, đolomit và sét các loại mang lại nguồn lợi lớn và ngày càng trở thành mũi nhọn kinh tế cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá tỉnh Ninh Bình. Ngoài các nguồn nguyên liệu có thế mạnh đã nêu trên, tỉnh Ninh Bình còn một số loại hình khoáng sản có tiềm năng nhỏ khác như: than đá, pirít, antimoan, nước khoáng, Các loại hình khoáng sản này đang được khai thác ở quy mô nhỏ. 1.1.8. Tài nguyên du lịch Ninh Bình là một tỉnh rất giàu tiềm năng du lịch với các quần thể di tích lịch sử và tâm linh nổi tiếng như: Chùa Bái Đính, khu du lịch Tam Cốc- Bích Động, nhà thờ Đinh- Lê, nhà thờ Phát Diệm và các khu sinh thái đất ngập nước Vân Long, Rừng Cúc Phương, Các điểm du lịch này đang thu hút sự đông đảo du khách trong nước và quốc tế. Tài nguyên du lịch đang ngày càng trở thành nền kinh tế động lực, đóng góp lớn cho sự phát triển kinh - Viện Địa chất - Viện Khoa học và Công Nghệ Việt Nam 8 Đề tài ĐTCB: “Điều tra đánh giá thực trạng ô nhiễm nước mặt tỉnh Ninh Bình; đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ bảo vệ tài nguyên nước phục vụ phát triển bền vững” (2009-2010) tế- xã hội. 1.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI Trong những năm gần đây, nền kinh tế của tỉnh có những phát triển mạnh mẽ và ổn định, tăng trưởng kinh tế luôn ở mức 2 con số. Cơ cấu kinh tế có những bước chuyển hướng tích cực trong hầu hết các lĩnh vực. Cơ cấu kinh tế trong GDP năm 2007: công nghiệp- xây dựng: 40%, nông- lâm- ngư nghiệp: 26%, dịch vụ 34%. Theo Niên giám Thống kê tỉnh Ninh Bình năm 2008, tổng sản phẩm của toàn tỉnh đạt 4.395,5 tỉ đồng. 1.2.1. Công nghiệp Ninh Bình có tiềm năng thế mạnh về phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng do có nguồn nguyên liệu đá vôi và sét rất dồi dào. Là tỉnh có số lượng nhà máy xi măng lớn nhất cả nước với một số cơ sở chính như: The Vissai, Hệ Dưỡng, Tam Điệp, Phú Sơn, Duyên Hà, Hướng Dương, Sản phẩm chủ yếu của tỉnh là xi măng, đá xây dựng, vôi và gạch ngói. Tính đến 2009, toàn tỉnh có 7 khu công nghiệp gồm: Gián Khẩu, Ninh Phúc, Tam Điệp, Phúc Sơn, Sơn Hà, Xích Thổ và Khánh Cư, 22 cụm công nghiệp với diện tích 880 ha. Một số nghề thủ công truyền thống như thêu ren (Hoa Lư), dệt chiếu và hàng cói mỹ nghệ (Kim Sơn, Yên Khánh), đan lát mây tre (Gia Viễn, Nho Quan), sản xuất đồ đá mỹ nghệ (Hoa Lư), đồ gốm mỹ nghệ (Yên Mô, Nho Quan). Về thu hút đầu tư, tỉnh hiện có một số dự án lớn: nhà máy phân đạm, nhà máy sản xuất phụ tùng tầu thủy, nhà máy sản xuất soda, nhà máy sản xuất phôi thép. 1.2.2. Nông nghiệp Ninh Bình là nơi có lợi thế phát triển nông nghiệp đa dạng nhiều thành phần. Các vùng chuyên canh chính như: sản xuất và chế biến dứa ở Nông trường Đồng Giao, trồng, sản xuất chiếu cói và hàng mỹ nghệ từ cói, nuôi trồng thủy hải sản ven biển ở Kim Sơn, trồng hoa và rau sạch ở Ninh Sơn, Ninh Phúc, Cơ cấu nông- lâm nghiệp năm 2007 đạt 26%. 1.2.3. Dịch vụ Do ở vị trí giao thông thuận lợi giao lưu với các vùng miền trên cả nước, nên Ninh Bình có nhiều ưu thế để phát triển dịch vụ đặc biệt là dịch vụ phuc vụ du lịch (lịch sử- văn hóa- tâm linh- nghỉ dưỡng). Tỉnh coi đây là mũi nhọn trong chính sách phát triển kinh tế, nên đang tập trung kêu gọi đầu tư để phát triển có hiệu quả. - Viện Địa chất - Viện Khoa học và Công Nghệ Việt Nam 9 Đề tài ĐTCB: “Điều tra đánh giá thực trạng ô nhiễm nước mặt tỉnh Ninh Bình; đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ bảo vệ tài nguyên nước phục vụ phát triển bền vững” (2009-2010) Các hoạt động khác như: khoa học công nghệ, y tế, giáo dục, văn hoá thể thao cũng có những bước phát triển đáng ghi nhận; tình hình chính trị và an ninh quốc phòng được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo và có nhiều tiến bộ. Công tác chỉ đạo của các cấp lãnh đạo được tăng cường, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho nền kinh tế phát triển và đời sống của các tầng lớp dân cư ngày càng được nâng cao. 1.2.4. Cơ sở hạ tầng - Giao thông Tỉnh Ninh Bình là điểm nút giao thông quan trọng, tất cả các huyện thị thành phố đều có quốc lộ chạy qua. Tỉnh Ninh Bình có tuyến đường sắt Bắc- Nam, quốc lộ QL.1A, quốc lộ QL.10, quốc lộ QL.12B, quốc lộ QL.45 chạy qua, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế và văn hoá với các địa phương khác trong cả nước. Ngoài ra, trong tỉnh cũng phát triển hệ thống giao thông liên tỉnh, liên huyện và liên xã, làm tăng khả năng giao lưu và phát triển kinh tế của nội tỉnh. Hiện tại, trên phạm vi Ninh Bình đang triển khai 3 dự án đường cao tốc: Ninh Bình- Cầu Giẽ, Ninh Bình- Thanh Hóa, Ninh Bình- Hải Phòng- Quảng Ninh. Nhìn chung, hệ thống giao thông đường bộ phân bố tương đối đồng đều trên tất cả các huyện thị, nhiều tuyến quốc lộ đã và đang được nâng cấp mở rộng đạt chất lượng tốt; tuy nhiên chất lượng đường ở một số nơi còn thấp (đặc biệt là các tuyến liên huyện và liên xã), chưa được nhựa hoá và bê tông hoá, nhất là ở các khu vực nông thôn các huyện ở phía tây bắc tỉnh. Hệ thống giao thông đường thuỷ khá dày đặc với nhiều sông hồ. Ninh Bình có 22 con sông, kênh, với tổng chiều dài 387,3 km, mang đặc trưng của sông ngòi khu vực đồng bằng có thể khai thác vận tải thuỷ. Một số sông chính do Trung ương quản lý bao gồm: sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Càn, sông Vạc, sông Vân, sông Bến Đang, sông Bôi, kênh Nhà Lê; các sông còn lại do tỉnh quản lý. Các hồ lớn gồm: hồ Đồng Thái, Yên Quang, Yên Thắng đem lại nguồn lợi đáng kể cho tưới tiêu nông nghiệp, giao thông và khai thác phát triển thủy sản. Ninh Bình có các cảng sông lớn nằm trên sông Đáy: cảng Ninh Bình, cảng Ninh Phúc, cảng K3 nhà máy Nhiệt điện Ninh Bình, cảng Non Nước, cảng Bình Minh, cảng Phát Diệm và hàng loạt các bến xếp dỡ nằm dọc các con sông này. - Viện Địa chất - Viện Khoa học và Công Nghệ Việt Nam 10 [...]... Viện Khoa học và Công Nghệ Việt Nam Đề tài ĐTCB: “Điều tra đánh giá thực trạng ô nhiễm nước mặt tỉnh Ninh Bình; đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ bảo vệ tài nguyên nước phục vụ phát triển bền vững” (2009-2010) - Chương 2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ô NHIỄM VÀ PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG 2.1 Tình hình nghiên cứu đánh giá về ô nhiễm nước mặt tỉnh Ninh. .. Địa chất - Viện Khoa học và Công Nghệ Việt Nam Đề tài ĐTCB: “Điều tra đánh giá thực trạng ô nhiễm nước mặt tỉnh Ninh Bình; đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ bảo vệ tài nguyên nước phục vụ phát triển bền vững” (2009-2010) - (khu vực cầu Yên) bị ô nhiễm bởi thông số COD cao gấp 1,31 lần, chất rắn lơ lửng cao gấp 1,026 lần Nước ở một số hồ... Viện Địa chất – Viện Khoa học và Công Nghệ Việt Nam Đề tài ĐTCB: “Điều tra đánh giá thực trạng ô nhiễm nước mặt tỉnh Ninh Bình; đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ bảo vệ tài nguyên nước phục vụ phát triển bền vững” (2009-2010) - QCVN 08:2008/BTNMT Như vậy, trên địa bàn khu vực Nho Quan chưa thấy ô nhiễm Mn trong nước mặt + Tổng sắt Kết... 33 Viện Địa chất – Viện Khoa học và Công Nghệ Việt Nam Đề tài ĐTCB: “Điều tra đánh giá thực trạng ô nhiễm nước mặt tỉnh Ninh Bình; đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ bảo vệ tài nguyên nước phục vụ phát triển bền vững” (2009-2010) - thải của các khu công nghiệp Đáng chú ý là mẫu ở suối nước khoáng Kênh Gà có nhiều chỉ tiêu... 08:2008/BTNMT đối với nước mặt loại B + Chì Trong khu vực khảo sát, hàm lượng Pb trong khu vực khảo sát dao động 22 Viện Địa chất – Viện Khoa học và Công Nghệ Việt Nam Đề tài ĐTCB: “Điều tra đánh giá thực trạng ô nhiễm nước mặt tỉnh Ninh Bình; đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ bảo vệ tài nguyên nước phục vụ phát triển bền vững” (2009-2010)... Khoa học và Công Nghệ Việt Nam Đề tài ĐTCB: “Điều tra đánh giá thực trạng ô nhiễm nước mặt tỉnh Ninh Bình; đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ bảo vệ tài nguyên nước phục vụ phát triển bền vững” (2009-2010) - được phân tích trên thiết bị máy GC-ECD - Giới hạn phát hiện (LOD): 0,01 µg/L - Giới hạn xác định (LOQ): 0,04 µg/L 2.2.5 Phương pháp. .. GV14, GV15, GV16, GV17 3.3 Huyện Hoa Lư 3.3.1 Ô nhiễm kim loại nặng + Tổng Crom 34 Viện Địa chất – Viện Khoa học và Công Nghệ Việt Nam Đề tài ĐTCB: “Điều tra đánh giá thực trạng ô nhiễm nước mặt tỉnh Ninh Bình; đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ bảo vệ tài nguyên nước phục vụ phát triển bền vững” (2009-2010) ... kết hợp với các số liệu thu thập khác được chuyển thành cơ sở dữ liệu và quản lý trong GIS Xây dựng sơ đồ, biểu bảng 19 Viện Địa chất - Viện Khoa học và Công Nghệ Việt Nam Đề tài ĐTCB: “Điều tra đánh giá thực trạng ô nhiễm nước mặt tỉnh Ninh Bình; đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ bảo vệ tài nguyên nước phục vụ phát triển bền vững” (2009-2010)... 24 Viện Địa chất – Viện Khoa học và Công Nghệ Việt Nam Đề tài ĐTCB: “Điều tra đánh giá thực trạng ô nhiễm nước mặt tỉnh Ninh Bình; đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ bảo vệ tài nguyên nước phục vụ phát triển bền vững” (2009-2010) - + Amoni Các điểm khảo sát có hàm lượng amoni dao động trong khoảng... thuốc DDT trên cả địa bàn tỉnh qua cả hai mùa cho thấy duy nhất chỉ gặp tại 1 điểm ở huyện Nho Quan (NQ02) 26 Viện Địa chất – Viện Khoa học và Công Nghệ Việt Nam Đề tài ĐTCB: “Điều tra đánh giá thực trạng ô nhiễm nước mặt tỉnh Ninh Bình; đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ bảo vệ tài nguyên nước phục vụ phát triển bền vững” (2009-2010)

Ngày đăng: 19/08/2015, 23:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w