Từ việc đánh giáthực trạng tổ chức CTKT tại trường Đại học Chu Văn An, từ đó tìm raphương hướng tổ chức vận dụng “Chế độ kế toán áp dụng cho các đơn vịngoài công lập hoạt động trong lĩnh
Trang 1Tôi xin cam đoan bản luận văn này là công trình nghiên cứu khoa họcđộc lập của tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có
nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Phạm Thị Bích Ngọc
Trang 3Chữ viết tắt : Chữ viết đầy đủ
Trang 4Số hiệu Tên sơ đồ, bảng biểu Trang
Sơ đồ 2.1 : Tổ chức bộ máy quản lý trường Đại học Chu Văn An
Sơ đồ 2.2 : Tổ chức bộ máy kế toán trường Đại học Chu Văn An
Sơ đồ 2.3 : Quá trình luân chuyển chứng từ của trường Đại học
Chu Văn An
Sơ đồ 2.4 : Quá trình luân chuyển chứng từ thu ĐH Chu Văn An
Sơ đồ 2.5 : Hạch toán tạm ứng lãi cổ phần tại trường ĐH-CVA
Sơ đồ 2.6 : Hạch toán mua sắm công cụ dụng cụ tại trường
ĐH-CVA
Sơ đồ 2.6 : Hạch toán đầu tư XDCB và mua sắm TSCĐ tại
trường ĐH-CVA
Sơ đồ 2.7 : Kế toán vốn chủ sở hữu tại trường ĐH-CVA
Sơ đồ 2.8 : Hạch toán doanh thu tại trường ĐH-CVA
Sơ đồ 3.1 : Hạch toán đầu tư XDCB, mua sắm TSCĐ
Sơ đồ 3.2 : Hạch toán các khoản chi hoạt động
Sơ đồ 3.3 : Hạch toán bảo hiểm thất nghiệp
Bảng 2.1 : Một số chỉ tiêu trường Đại học Chu Văn An
Bảng 2.2 : Danh mục chứng từ kế toán áp dụng tại trường Đại
học Chu Văn An Bảng 2.3 : Danh mục sổ kế toán áp dụng tại trường ĐH-CVA
Bảng 2.4 : Mẫu báo cáo tài chính áp dụng dụng tại Trường
ĐH-CVABảng 3.1 : Biên bản đánh giá lại TSCĐ
Bảng 3.2 : Danh mục Báo cáo quản trị định kỳ
Bảng 3.3 : Báo cáo tình hình thu học phí
Bảng 3.4 : Báo cáo tổng hợp tình hình chi học phí
Bảng 3.5 : Báo cáo tổng hợp thanh toán giáo viên thỉnh giảng
Trang 5Phụ lục số 01: Danh mục chứng từ kế toán áp dụng cho các Trường đại học
theo mô hình ngoài công lậpPhụ lục số 02: Danh mục tài khoản kế toán áp dụng cho các Trường đại học
theo mô hình ngoài công lậpPhụ lục số 03: Phương pháp hạch toán một số tài khoản kế toán
Phụ lục số 04: Danh mục hệ thống sổ kế toán áp dụng cho các Trường đại
học theo mô hình ngoài công lậpPhụ lục số 04-A: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung
Phụ lục số 04-B: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán phân tán
Phụ lục số 04-C: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung, vừa phân tánPhụ lục số 05: Mẫu chứng từ áp dụng tại trường ĐH Chu Văn An
Phụ lục số 06: Danh mục tài khoản kế toán áp dụng cho các trường Đại học
Chu Văn AnPhụ lục số 07: Hệ thống Báo cáo Tài chính sử dụng tại trường Đại học Chu
Văn An
Phụ lục số 08: Mẫu sổ sử dụng tại trường Đại học Chu Văn An
Phụ lục số 09: Hệ thống chứng từ cần bổ xung
Phụ lục số 10: Hệ thống sổ kế toán cần bổ xung
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trước nhu cầu đào tạo ngày càng lớn của xã hội, giáo dục và đào tạo làngành cung cấp tri thức, phương pháp, cách thức nghiên cứu khoa học và rènluyện kỹ năng lao động cho con người nhằm tạo ra một lực lượng lao động cóchất lượng cao cho xã hội Thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục củaĐảng và Nhà nước ta, ngành giáo dục và đào tạo đã triển khai đa dạng hóacác loại hình trường, lớp: Bán công, dân lập, tư thục (gọi chung là giáo dụcngoài công lập) ở các cấp các bậc học nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao nhântrí, bồi dưỡng nhân tài cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, tạo điều kiện cho mọi người đượchọc tập và học tập suốt đời Trong nền kinh kinh tế đa phương hóa, đa dạnghóa dáp ứng nhu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế nhất là với ngành giáo dục
để khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động giáo dục ngoàicông lập, thu hút được các nguồn tài chính đầu tư cho nhà trường, bản thâncác trường, đặc biệt là các trường Đại học dân lập phải có tình hình tài chínhminh bạch, rõ ràng và phải được quản lý chặt chẽ Một trong những công cụquan trọng để quản lý tài chính đó là tổ chức công tác kế toán (CTKT) Thôngqua thông tin do kế toán cung cấp, cơ quan chủ quản và các trường Đại họcngoài công lập nắm bắt được tình hình tài chính của đơn vị mình có các biệnpháp tăng thu, tiết kiệm chi, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn của đơn vị.Các trường đại học theo mô hình ngoài công lập nói chung và cáctrường Đại học tư thục nói riêng đã áp dụng hệ thống kế toán ban hành theoQuyết định số 48/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ Tài chính và Thông tư số140/2007/ TT-BTC ngày 30/11/2007
Hơn nữa, trong quá trình áp dụng Quyết định số 48/QĐ-BTC ngày14/09/2006 vào thực tế, nhất là ở các trường Đại học ngoài công lập đã gặpphải những hạn chế nhất định trong việc quản lý tài chính của mình Do vậy,
Trang 7việc tiếp tục hoàn thiện tổ chức CTKT tại các trường Đại học theo mô hìnhngoài công lập để phục vụ cho nhu cầu quản lý là cần thiết Từ việc đánh giáthực trạng tổ chức CTKT tại trường Đại học Chu Văn An, từ đó tìm raphương hướng tổ chức vận dụng “Chế độ kế toán áp dụng cho các đơn vịngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, thể thao, văn hoá” ápdụng vào các trường Đại học ngoài công lập sao cho phù hợp với đặc điểmhoạt động của đơn vị.
Xuất phát từ sự cần thiết ấy, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán theo mô hình ngoài công lập tại Trường Đại học Chu Văn An”.
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài vận dụng lý luận để nghiên cứu, đánh giá, tổng kết thực tiễn tổchức CTKT trong các đơn vị ngoài công lập nói chung và trong trường Đạihọc Chu Văn An trên địa bàn Thành phố Hưng Yên Trên cơ sở đó đề xuấtcác phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức CTKT trong trườngĐại học Chu Văn An trên địa bàn Thành phố Hưng Yên
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lýluận và thực tiễn của tổ chức CTKT tại trường Đại học Chu Văn An trên địabàn Thành phố Hưng Yên gồm:
- Tổ chức bộ máy kế toán
- Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán
- Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
- Tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán
- Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo kế toán
- Tổ chức công tác kiểm tra kế toán
Phạm vi nghiên cứu:
- Tổ chức CTKT tại trường Đại học theo mô hình ngoài công lập trênphương diện lý luận thực tiễn của kế toán tài chính
Trang 8- Khảo sát thực tế tổ chức CTKT tại trường Đại học Chu Văn An.
- Trên cơ sở phân tích, đánh giá tồn tại, hạn chế, nguyên nhân hạn chếluận văn đề xuất giải pháp hoàn thiện tổ chức CTKT tại đơn vị này
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn đi từ thực tiễn, thực trạng tổ chức công tác kế toán tại trường
ĐH Chu Văn An trên địa bàn thành phố Hưng Yên, kết hợp với lý luận khoahọc vận dụng các phương pháp nghiên cứu như phương pháp phân tích,phương pháp tổng hợp, so sánh, thống kê, kiểm định để phân tích các vấn đề
lý luận và thực tiễn thuộc tổ chức CTKT trong đơn vị Trên cơ sở đó tổnghợp, rút ra các kết luận cần thiết từ thực tế, đưa ra các giải pháp hoàn thiệnphù hợp có khả năng thực hiện
5 Những đóng góp mới của luận văn
- Luận văn đã phân tích, làm rõ vị trí, vai trò và sự cần thiết phải tổ chứcCTKT trong trường Đại học theo mô hình ngoài công lập
- Trên cơ sở đó luận văn đi sâu vào mô tả và phân tích thực trạng tổchức CTKT tại trường Đại học Chu Văn An trên địa bàn TP.Hưng Yên
- Luận văn trình bày được những nguyên nhân chủ quan và khách quancủa những hạn chế trong tổ chức CTKT tại trường Đại học Chu Văn An
- Từ đó luận văn đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện tổchức CTKT tại trường Đại học Chu Văn An
6 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văngồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức công tác kế toán của các trường Đại
học theo mô hình ngoài công lập
Chương 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại trường Đại học Chu
Văn An
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán
tại trường Đại học Chu Văn An
Trang 9CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC THEO MÔ HÌNH NGOÀI
CÔNG LẬP
1.1 Khái niệm, phân loại trường đại học theo mô hình ngoài công lập
1.1.1 Khái niệm trường đại học theo mô hình ngoài công lập
Căn cứ theo Luật giáo dục ban hành ngày 14/07/2005, Nghị định số53/2006/NĐ-CP ngày 25/5/2006 của Chính phủ về chính sách khuyến khíchphát triển các cơ sở Cung ứng dịch vụ ngoài công lập quy định trường đại học
theo mô hình ngoài công lập: “ Cơ sở ngoài công lập là cơ sở do các tổ chức
xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; Tổ chức kinh tế , cá nhân, nhóm cá nhân,
hộ gia đình hoặc cộng đồng dân cư thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, tự bảo đảm kinh phí hoạt động bằng vốn ngoài Ngân sách Nhà nước và hoạt động theo quy định của pháp luật”.
Các cơ sở giáo dục - đào tạo ngoài công lập được thành lập và hoạt độngnhằm thực hiện chủ trương xã hội hoá bao gồm các cơ sở dân lập và tư thụctrong hệ thống giáo dục quốc dân
Các cơ sở giáo dục - đào tạo ngoài công lập hoạt động không nhằm mụcđích thương mại hoá, quản lý tài chính theo cơ chế đơn vị sự nghiệp có thu, tựtrang trải chi phí hoạt động Theo Quy chế trường Đại học ngoài công lập banhành kèm theo Quyết định số 14/2005/QĐ-TTg ngày 17 tháng 1 năm 2005của Thủ tướng Chính phủ: “Trường Đại học tư thục là cơ sở giáo dục do tổchức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghịêp, tổ chức kinh tế (gọi chung là tổchức) xin thành lập và huy động các nhà giáo, nhà khoa học, nhà đầu tư cùngđóng góp công sức, kinh phí và cơ sở vật chất ban đầu từ nguồn ngoài ngânsách Nhà nước
Trang 10Trường Đại học dân lập, tư thục có địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ
và quyền lợi như các trường đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốcdân của Việt Nam, chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục vàĐào tạo và các cơ quan quản lý giáo dục theo sự phân công, phân cấp củaChính phủ đồng thời chịu sự quản lý theo lãnh thổ của Uỷ ban Nhân dân tỉnh,thành phố nơi trường đặt trụ sở
Cùng với việc củng cố các cơ sở công lập, Nhà nước khuyến khích pháttriển các trường đại học dân lập, tư thục, đồng thời tạo điều kiện cho các tổchức cá nhân đầu tư vốn và huy động các nguồn lực trong nhân dân của các tổchức thuộc mọi thành phần kinh tế để thành lập
Nhà nước và xã hội coi trọng, đối xử bình đẳng đối với các sản phẩm vàdịch vụ của trường dân lập, tư thục như các sản phẩm và dịch vụ của cơ sởcông lập Nhà nước thực hiện chính sách hỗ trợ cho các đối tượng chính sách
xã hội khi thụ hưởng các dịch vụ do cơ sở ngoài công lập cung cấp; phươngthức hỗ trợ do Thủ tướng Chính phủ quyết định
1.1.2 Phân loại trường đại học theo mô hình ngoài công lập:
Căn cứ theo Luật giáo dục ban hành ngày 14/07/2005, Nghị định số53/2006/NĐ-CP ngày 25/5/2006 của Chính phủ về chính sách khuyến khíchphát triển các cơ sở Cung ứng dịch vụ ngoài công lập bao gồm cơ sở dân lập
và cơ sở tư nhân (hoặc tư thục đối với giáo dục - đào tạo)
Tại Điều 67 mục 4 Luật giáo dục ban hành ngày 14/07/2005 quy định
về quyền sở hữu tài sản của Trường Đại học dân lập, thư thục:
- Tài sản của trường Đại học dân lập thuộc sở hữu tập thể của cộngđồng dân cư ở cơ sở Do đó, tài sản của trường Đại học dân lập thuộc quyền
sở hữu tập thể của những người góp vốn đầu tư, các giảng viên, cán bộ vànhân viên nhà trường
- Tài sản của trương Đại học tư thục thuộc sở hữu của các thành viên
Trang 11góp vốn Vì vậy, tài sản của trường Đại học tư thục chỉ thuộc sở hữu của các
cổ đông góp vốn chủ yếu là thành viên thuộc Ban sáng lập trường, khôngthuộc quyền sở hữu chung của tập thể nhà trường
1.2 Công tác quản lý tài chính của các trường Đại học theo mô hình ngoài công lập
Trường Đại học theo mô hình ngoài công lập hay còn gọi là trường đạihọc tư thục, dân lập hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện góp vốn, tự chủ vềtài chính, tự cân đối thu - chi, thực hiện các quy định của pháp luật về chế độ
kế toán, thống kê, thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước và các quy địnhhiện hành khác (quy định tại Điều 65, 66 mục 4 Luật giáo dục ban hành ngày14/07/ 2005 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ tài chính của trườngĐại học dân lập, tư thục)
Theo quy định tại Nghị định 53/2006/NĐ-CP ngày 25/05/2006 củaChính Phủ về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở ngoài công lập,theo Quyết định số 61/2009/QĐ-TTg ngày 17/04/2009 của Thủ tướng ChínhPhủ về Quy chế tổ chức và hoạt động của trường Đại học tư thục, công tácquản lý tài chính của các trường đại học theo mô hình ngoài công lập baogồm các công việc sau:
- Lập dự toán thu, chi kinh phí hoạt động hàng năm theo khả năng tàichính của mỗi trường do Hiệu trưởng trình, Hội đồng quản trị phê chuẩn Nếu
có kinh phí của nhà nước cấp phải lập dự toán thu, chi theo dõi và sử dụngnguồn kinh phí của Ngân sách nhà nước cấp Căn cứ vào chế độ chi tiêu tàichính, căn cứ vào kết quả hoạt động, tình hình thu, chi tài chính của nămtrước liền kề; các đơn vị lập dự toán thu, chi năm kế hoạch
- Tổ chức chấp hành dự toán thu, chi tài chính hàng năm theo chế độ,chính sách của đơn vị: Các đơn vị ngoài công lập được tự chủ về tài chính,chế độ chi tiêu tài chính và sử dụng tài sản do Hội đồng Quản trị quy định
Trang 12Trong quá trình thực hiện, các đơn vị được điều chỉnh nội dung chi, cáckhoản mục chi trong dự toán do Hội đồng Quản trị quyết định phù hợp vớitình hình thực tế.
- Báo cáo hàng năm: Các cơ sở ngoài công lập phải đăng ký với cơquan thuế khi hoạt động Định kỳ hàng quý và hàng năm lập báo cáo hoạtđộng nghiệp vụ chuyên môn gửi cơ quan quản lý ngành (cơ quan cấp phéphoạt động) Cuối quý, cuối năm các đơn vị lập Báo cáo tài chính thực hiệntheo Chế độ kế toán hiện hành áp dụng cho các đơn vị ngoài công lập gửi cơquan quản lý cấp trên, cơ quan quản lý ngành và cơ quan tài chính ở địaphương Nếu có kinh phí do Nhà nước cấp phải lập quyết toán thu, chi ngânsách Nhà nước
* Nguồn tài chính của trường Đại học theo mô hình ngoài công lập gồm:
- Vốn góp của các cổ đông và nguồn tài chính bổ sung từ kết quả hoạtđộng hàng năm của nhà trường
- Các nguồn tài chính khác gồm:
+ Học phí, lệ phí của người học theo quy định của Pháp luật;
+ Thu từ các hoạt động liên kết hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học,chuyển giao công nghệ, sản xuất thử và các hoạt động sản xuất dịch vụ khác;
+ Lãi tiền gửi tại Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước và các tổ chức tín dụng;+ Thu về thanh lý tài sản thuộc nguồn vốn của trường;
+ Các hoạt động dịch vụ (nếu có);
+ Các khoản đầu tư, tài trợ, viện trợ, ủng hộ, quà tặng của các tổ chức,
cá nhân trong và ngoài nước (bằng tiền, bằng hiện vật);
+ Nguồn vốn vay của các ngân hàng, tổ chức tín dụng, cá nhân;
+ Các khoản thu hợp pháp khác
Trong đó, nguồn thu hoạt động chính của các trường Đại học tư thục làthu từ học phí, lệ phí của người học
Trang 13* Các khoản chi của trường Đại học theo mô hình ngoài công lập gồm:
- Chi thường xuyên:
+ Chi tiền lương, phụ cấp lương, tiền công, tiền thưởng và các khoảnđóng góp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người laođộng; các khoản chi phí đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán
bộ, giảng viên, nhân viên của trường;
+ Chi cho bộ máy quản lý hành chính;
+ Chi cho hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của trường;
+ Các khoản chi cho người học, học bổng, khen thưởng;
+ Chi cho các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao;
+ Đầu tư phát triển cơ sở vật chất: Chi trả tiền thuê cơ sở vật chất, muasắm tài sản, sửa chữa thường xuyên cơ sở vật chất, tài sản, trang thiết bị đồdùng dạy học;
+ Chi trích khấu hao tài sản cố định;
+ Trả lãi vốn vay, vốn góp;
+ Chi cho các hoạt động nhân đạo, từ thiện;
+ Các chi phí khác theo quy định của trường (theo quy chế chi tiêu nộibộ), không trái với quy định của pháp luật
* Chế độ quản lý tài chính:
Chế độ quản lý tài chính tại các trường đại học theo mô hình ngoàicông lập căn cứ theo Nghị định 53/2006/NĐ-CP ngày 25/5/2006 của Chínhphủ về chính sách khuyến khích phát triển các trường Đại học theo mô hìnhngoài công lập
Các trường đại học theo mô hình ngoài công lập hoạt động theo nguyêntắc tự chủ tài chính, thu đảm bảo toàn bộ chi phí của đơn vị và bảo toàn, pháttriển nguồn tài chính Ngân sách nhà nước chỉ cấp kinh phí thực hiện các chươngtrình, đề tài, dự án hạch toán riêng và quản lý theo chế độ Nhà nước quy định
Trang 14Hàng năm, Hội đồng Quản trị thông qua dự toán thu, chi và quy định tỷ
lệ giữa chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển, trích lập các quỹ; xác địnhviệc chi trả lãi cho các tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn theo tỷ lệ vốn góp Việc trích lập các quỹ, mức chi trả thu nhập cho người lao động và chialãi cho các thành viên góp vốn do Hội đồng Quản trị quyết định phù hợp vớiđiều lệ tổ chức hoạt động của đơn vị
Phân phối kết quả tài chính hàng năm trên cơ sở chênh lệch giữa tổng
số thu và tổng số chi của đơn vị trong năm, sau khi trừ đi số thuế thu nhậpdoanh nghiệp phải nộp đơn vị được đầu tư cơ sở vật chất (theo quyết địnhcủa cơ quan quản lý tài chính: tăng cường cơ sở vật chất không dưới 30%tổng số lợi nhuận sau thuế), trích lập các khoản quỹ, phân phối thu nhập theo
tỷ lệ góp vốn
Hiệu trưởng có trách nhiệm báo cáo tổng hợp dự toán và quyết toánhàng quý và hàng năm tình hình thu, chi tài chính, vốn, tài sản để Hội đồngQuản trị (HĐQT) phê duyệt Hiệu trưởng thực hiện các hoạt động tài chínhtheo các mức thu, chi được HĐQT phê duyệt
Theo Điều 35 của Quy chế hoạt động của trường đại học tư thục theoQuyết định số 62/2009/QĐ-TTg ngày 17/04/1999 của Thủ tướng Chính phủ:
“Trường Đại học tư thục thực hiện chế độ tài chính công khai; Hội đồng Quảntrị thành lập Ban Kiểm tra tài chính để định kỳ và đột xuất tổ chức kiểm tra sổsách kế toán, việc sử dụng kinh phí của trường, tình hình tăng, giảm tài sản,nguồn vốn và báo cáo HĐQT, đồng thời công khai các khoản thu, chi cho cán
bộ, nhân viên trong trường”
Theo điều 66 mục 4 Luật Giáo dục ngày 17/06/2005, quy định chế độTài chính đối với trường Đai học dân lập, tư thục như sau: “Trường dân lập,
tư thục hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính, tự cân đối thu chi, thựchiện các quy định của Pháp luật về chế độ kế toán, kiểm toán.”
Trang 15Trường Đại học theo mô hình ngoài công lập thực hiện chế độ công khaitài chính và có trách nhiệm báo cáo tài chính hoạt động hàng năm cho cơquan quản lý giáo dục và cơ quan quản lý ở địa phương Chịu sự thanh tra,kiểm tra tài chính của cơ quan tài chính theo quy định của Nhà nước.
Hội đồng Quản trị tự xây dựng quy chế hoạt động về tài chính, quy địnhmức thu, chi phù hợp với tình hình của nhà trường và các quy định của Nhànước đối với các trường ngoài công lập báo cáo với Bộ Giáo dục và Đào tạo,
Bộ Tài chính
1.3 Nội dung tổ chức công tác kế toán trong các trường Đại học theo
mô hình ngoài công lập.
1.3.1 Khái niệm, nhiệm vụ vai trò của tổ chức công tác kế toán:
1.3.1.1 Khái niệm:
Tổ chức công tác kế toán là một trong những nội dung quan trọng trong
tổ chức công tác quản lý ở doanh nghiệp Với chức năng cung cấp thông tin
và kiểm tra các hoạt động kinh tế - tài chính, do đó công tác kế toán ảnhhưởng trực tiếp đến chất lượng của công tác quản lý, đồng thời nó còn ảnhhưởng đến việc đáp ứng các yêu cầu khác nhau của các đối tượng trực tiếp vàgián tiếp
Theo Luật Kế toán(Luật số 03/2003/QH11 của Quốc hội ban hành), kếtoán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế,tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động
Trong các trường đại học dân lập, tư thục khái niệm kế toán được hiểu làviệc tổ chức hệ thống thông tin bằng số liệu để quản lý và kiểm soát nguồnthu, chi, tình hình sử dụng các loại tài sản của đơn vị theo quy định của chế
độ kế toán hiện hành
Trang 161.3.1.2 Nhiệm vụ, vai trò của tổ chức công tác kế toán
Cùng với chức năng, nhiệm vụ của mình, bằng việc sử dụng một hệthống phương pháp khoa học, kế toán thực hiện thu nhận, xử lý và cung cấpthông tin đầy đủ, kịp thời, và có hệ thống, đáp ứng nhu cầu thông tin phục vụcho công tác quản lý của đơn vị và của Nhà nước
Vai trò của tổ chức công tác kế toán được thể hiện qua các mặt sau:
- Kế toán là công cụ sắc bén, tin cậy để điều hành và quản lý của cơ quanNhà nước, đơn vị, tổ chức, cá nhân: Nhờ có những thông tin kế toán mà lãnhđạo cơ quan Nhà nước và lãnh đạo đơn vị có căn cứ tin cậy để kiểm tra, đánhgiá tình hình và đề ra các quyết định đúng đắn trong chỉ đạo, quản lý, diềuhành đảm bảo hiệu quả kinh tế cao
- Kế toán là công cụ có hiệu lực để bảo vệ tài sản, nguồn vốn của đơn vị:
kế toán giúp cho các cơ quan Nhà nước, các đơn vị nắm chắc tình hình về sốlượng, giá trị, hiện trạng tài sản, tiền vốn hiện có và theo dõi, giám sát liêntục, có hệ thống sự biến động của tài sản, tiền vốn ở mọi khâu, mọi giai đoạntrong quá trình quản lý hoạt động của đơn vị
- Kế toán là phương tiện để giám sát kinh tế tài chính, công khai tài chínhđơn vị: công cụ kế toán được sử dụng triệt để trong tăng cường hoạt độnggiám sát kinh tế tài chính, đảm bảo an ninh kinh tế tài chính quốc gia
1.3.1.3 Nguyên tắc tổ chức công tác kế toán tại các trường đại học theo
mô hình ngoài công lập:
Để quản lý tài chính trong các đơn vị thì tổ chức công tác kế toán đòi hỏiphải không ngừng nâng cao chất lượng, tổ chức công tác kế toán không chỉ làviệc ghi chép, phản ánh đơn thuần mà kế toán phải thực sự là hệ thống thôngtin kinh tế tài chính cung cấp chính xác, trung thực kịp thời, phục vụ lãnh đạo,chỉ đạo ra quyết định quản lý và điều hành hoạt động tài chính của đơn vị.Thông tin do kế toán cung cấp sẽ là cơ sở cho việc lập dự trù kinh phí hoạt
Trang 17động, theo dõi tình hình hoạt động thu chi, là căn cứ đánh giá kết quả thựchiện tại các đơn vị Để đạt được yêu cầu đó tổ chức công tác kế toán trong cácTrường Đại học theo mô hình ngoài công lập phải đảm bảo các nguyên tắc:
- Tổ chức công tác kế toán phải đúng với những qui định trong điều lệ tổchức kế toán Nhà nước, trong chế độ thể lệ do Nhà nước ban hành và phù hợpvới các chính sách, chế độ quản lý kinh tế tài chính của Nhà nước trong từngthời kỳ
- Tổ chức công tác kế toán phải phù hợp với đặc điểm tổ chức cửa từngtrường Mỗi đơn vị đều có những đặc điểm, điều kiện riêng của mình, do đómỗi đơn vị đều có mô hình công tác kế toán riêng và không có mô hình chungnào cho tất cả các trường Các đơn vị muốn tổ chức tốt công tác kế toán củamình thì phải dựa vào các điều kiện sẵn có của mình, đó là qui mô đào tạo củatrường, tính chất hoạt động, trình độ nhân viên kế toán, sự phân cấp quản lýtrong đơn vị
- Tổ chức công tác kế toán phải đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm và hiệuquả Tiết kiệm và hiệu quả là nguyên tắc hoạt động cơ bản của tất cả các đơn
vị Để thực hiện tốt nguyên tắc này đòi hỏi phải tổ chức công tác kế toán khoahọc và hợp lý, thực hiện tốt nhất các chức năng, nhiệm vụ của kế toán để làmsao cho chất lượng công tác kế toán đạt được tốt nhất với chi phí thấp nhất
Tổ chức công tác kế toán phải đảm bảo kết hợp tốt giữa kế toán tài chính
và kế toán quản trị Giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị khác nhau vềđối tượng sử dụng thông tin, đặc điểm thông tin, phạm vi thông tin đồngthời giữa chúng cũng có những điểm giống nhau như đều dựa trên cùng một
cơ sở hạch toán ban đầu, đều thu thập, xử lý thông tin kinh tế của đơn vị Vìthế khi tổ chức công tác kế toán cần phải kết hợp kế toán tài chính và kế toánquản trị để cho hai loại kế toán cùng phát huy tác dụng một cách tốt nhất
Trang 181.3.2 Tổ chức công tác kế toán theo tại các trường đại học theo mô hình ngoài công lập
Tổ chức công tác kế toán tại các trường đại học theo mô hình ngoài cônglập là tổ chức thu nhận, hệ thống hóa và cung cấp toàn bộ thông tin về tìnhhình sử dụng tài sản, nguồn thu của đơn vị nhằm phục vụ công tác quản lý tàichính và công tác nghiệp vụ ở đơn vị đó
Khi tổ chức công tác kế toán trong các trường đại học theo mô hìnhngoài công lập phải căn cứ vào hai yếu tố cơ bản:
- Qui mô, đặc điểm hoạt động của trường: Trường thuộc loại hình nào,khối lượng nghiệp vụ nhiều hay ít để lựa chọn hình thức kế toán áp dụng và tổchức công việc của các phần hành kế toán cho phù hợp;
- Căn cứ vào quy định của Luật kế toán, chế độ kế toán áp dụng cho đơn
vị ngoài công lập và các văn bản hướng dẫn hiện hành để lựa chọn các nộidung cần thiết vận dụng vào công tác kế toán của đơn vị
Nội dung tổ chức công tác kế toán tại các trường Đại học theo mô hìnhngoài công lập bao gồm: Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán, tổchức hệ thống tài khoản kế toán, tổ chức hệ thống sổ kế toán, tổ chức hệthống báo cáo tài chính, tổ chức công tác kiểm kê tài sản, tổ chức kiểm tra kếtoán và tổ chức lưu trữ hồ sơ tài liệu kế toán
1.3.2.1 Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán
Với loại hình hoạt động mang tính đặc thù cao, hoạt động đào tạo ngoàicông lập, tự cân đối thu - chi Vì vậy việc tổ chức công tác kế toán; từ việc tổchức chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán, sổ kế toán và lập báo cáo
kế toán cũng mang tính đặc thù rất riêng
Tổ chức chứng từ kế toán; với mục tiêu thu thập được thông tin đầy đủ,
có độ chính xác cao về tình hình tiếp nhận, sử dụng và quyết toán các nguồnkinh phí, các khoản thu, các khoản chi của đơn vị phục vụ kịp thời cho việc
Trang 19kiểm tra, kiểm soát, việc chấp hành các định mức chi tiêu và làm căn cứ để ghi
sổ kế toán, cần thiết phải sử dụng chứng từ Chứng từ kế toán được định nghĩa
như sau: “Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp
vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán”.
Vai trò chứng từ kế toán được thể hiện như sau:
- Chứng từ kế toán là căn cứ pháp lý để tiến hành ghi chép nghiệp vụkinh tế phát sinh vào sổ kế toán
- Chứng từ kế toán là phương tiện để phản ánh và kiểm tra các nghiệp vụkinh tế phát sinh trong các đơn vị
Do đó, lập các chứng từ kế toán đầy đủ, kịp thời, chính xác là một khâurất quan trọng trong công tác hạch toán ban đầu Chứng từ kế toán là phươngtiện để truyền đạt mệnh lệnh, chỉ thị công tác của lãnh đạo như: phiếu thutiền, phiếu xuất kho, phiếu chi tiền, tạm ứng,… Đồng thời là căn cứ để thựchiện các hoạt động kinh tế ở đơn vị chứng minh các nghiệp vụ kinh tế đãđược thực hiện
Chứng từ kế toán dùng để làm căn cứ ghi sổ kế toán được cấu thành bởihai yếu tố cơ bản:
- Chứng từ hợp pháp là chứng từ được lập theo đúng mẫu quy định củachế độ Việc ghi chép trên chứng từ phải đúng nội dung, bản chất, mức độnghiệp vụ kinh tế phát sinh và được pháp luật cho phép, có đủ chữ ký củangười chịu trách nhiệm và dấu của đơn vị
- Kế hoạch luân chuyển chứng từ nhằm thông tin kịp thời về các nghiệp
vụ kinh tế phát sinh phản ánh trạng thái và sự biến động của đối tượng hạchtoán kế toán
Chứng từ kế toán chỉ lập một lần cho mỗi nghiệp vụ kinh tế, tài chínhphát sinh và phải lập đầy đủ số liên quy định; Chứng từ kế toán phải được lập
rõ ràng, đầy đủ, kịp thời, chính xác theo nội dung quy định bao gồm: tên và số
Trang 20hiệu chủa chứng từ, ngày tháng lập chứng từ, tên địa chỉ của đơn vị hoặc cánhân lập chứng từ, nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh, các chỉ tiêu về sốlượng - đơn giá - số tiền của nghiệp vụ kinh tế phát sinh, họ tên và chữ ký củangười lập, và người duyệt chứng từ.
Luân chuyển chứng từ :
Trình tự và thời gian luân chuyển chứng từ kế toán do Kế toán trưởngcủa đơn vị quy định, thông thường bao gồm các bước sau:
- Lập chứng từ kế toán và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế vào chứng từ
- Kiểm tra chứng từ kế toán: Kế toán viên, kế toán trưởng kiểm tra và kýchứng từ kế toán hoặc trình Hiệu trưởng ký duyệt (nếu có)
- Phân loại, sắp xếp chứng từ, định khoản và ghi sổ kế toán
- Bảo quản và sử dụng lại chứng từ trong kỳ hạch toán
- Chuyển chứng từ vào lưu trữ và huỷ
Đối với những chứng từ liên quan đến thu tiền học phí, thu phí tuyểnsinh, phí thi, bán sản phẩm, hàng hoá, phải sử dụng hoá đơn, biên lai thutiền hoặc vé do các cơ sở tự in theo mẫu của Bộ Tài chính (Áp dụng theonghị định 51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010 và Thông tư 153/2010/TT-BTCngày 28/09/2010 về việc các doanh nghiệp tự in ấn và sử dụng hóa đơn).Các trường đại học tư thục không được phép:
- Thu học phí, các loại phí, dịch vụ không lập chứng từ và không giaobiên lai cho người nộp tiền;
- Xuất, nhập quỹ; xuất nhập vật tư hoặc thanh lý, nhượng bán, bàn giaotài sản không có chứng từ hợp pháp;
- Giả mạo chứng từ kế toán để tham ô tiền quỹ, trốn lậu thuế;
- Hợp pháp hoá chứng từ kế toán;
- Chủ tài khoản và Kế toán trưởng (hoặc người phụ trách kế toán) ký sẵntên trên tờ séc hoặc chứng từ còn trắng;
Trang 21- Xuyên tạc hoặc cố ý làm sai lệch nội dung, bản chất nghiệp vụ kinh tế,tài chính phát sinh;
- Sửa chữa, tẩy xoá trên chứng từ kế toán;
- Huỷ bỏ chứng từ trái quy định hoặc chưa hết thời hạn lưu trữ theo quy định;
- Sử dụng các biểu mẫu chứng từ không hợp lệ
Hệ thống chứng từ kế toán quy định áp dụng cho các trường đại học theo
mô hình ngoài công lập (theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày14/09/2006 của Bộ Tài chính và Thông tư số 140/2007/TT-BTC ngày 30-11-2007) gồm 39 chứng từ chia làm 5 chỉ tiêu (Phụ lục số 01):
+ Chỉ tiêu lao động tiền lương
+ Chỉ tiêu hàng tồn kho
+ Chỉ tiêu bán hàng
+ Chỉ tiêu tiền tệ
+ Chỉ tiêu tài sản cố định
Tổ chức tốt hệ thống chứng từ trong đơn vị sẽ tạo thuận lợi cho việc xử
lý số liệu ghi sổ kế toán và đảm bảo tính pháp lý trong việc kiểm tra kế toánngay từ giai đoạn ban đầu của hạch toán kế toán, tăng cường chức năng thôngtin và kiểm tra kế toán
1.3.2.2 Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán
Tài khoản kế toán là phương pháp kế toán dùng để phân lọai và hệ thốnghóa các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh theo nội dung kinh tế Tài khoản
kế toán được mở cho từng đối tượng kế toán có nội dung kinh tế riêng, toàn
bộ các tài khoản kế toán sử dụng hình thành hệ thống tài khoản kế toán
Trên cơ sở hệ thống tài khoản kế toán thống nhất do Nhà nước ban hành,căn cứ vào nội dung, quy mô nghiệp vụ phát sinh của từng đơn vị, kế toánphải tiến hành nghiên cứu, cụ thể hoá và xác định hệ thống tài khoản kế toán
sử dụng trong đơn vị mình, theo nguyên tắc phù hợp với các chỉ tiêu phản ánh
Trang 22trên các báo cáo tài chính, các tài khoản phải được mã hóa, thuận lợi cho việchạch toán và sử lý thông tin cũng như thu thập thông tin
Đối với các trường đại học dân lập, tư thục phải đáp ứng được chỉ tiêuhoạt động: Thể hiện được tiền vốn, tài sản, các khoản thanh toán, nguồn kinhphí hoạt động, các khoản thu, các khoản chi của đơn vị
Theo chế độ kế toán nêu trên hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho cáctrường Đại học theo mô hình ngoài công lập (theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ Tài chính, Thông tư số 140/2007/TT-BTC ngày30/11/2007 và Thông tư số 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/ 2009) gồm 54 tàikhoản trong bảng, chia làm 9 loại, 6 tài khoản ngoài bảng (Phụ lục 02):
+ Loại 1: Tài sản ngắn hạn
+ Loại 2: Tài sản dài hạn
+ Loại 3: Nợ phải trả
+ Loại 4: Vốn chủ sở hữu
+ Loại 5: Doanh thu
+ Loại 6: Chi phí sản xuất, kinh doanh
+ Loại 7: Thu nhập khác
+ Loại 8: Chi phí khác
+ Loại 9: Xác định kết quả kinh doanh
+ Loại 0: Các tài khoản ngoài bảng
Hạch toán các tài khoản trong bảng hệ thống tài khoản được thực hiệntheo phương pháp “ghi sổ kép” Nguyên tắc ghi sổ các tài khoản ngoài bảngcân đối theo phương pháp “ghi đơn”, nghĩa là ghi vào một tài khoản thì khôngphải ghi đối ứng với các tài khoản khác, số dư của các tài khoản này khôngnằm trong Bảng Cân đối kế toán
Căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán ban hành và đặc điểm hoạt độngcủa đơn vị để lựa chọn hệ thống tài khoản kế toán phù hợp với đơn vị mình,
Trang 23mỗi đơn vị cụ thể được bổ sung thêm tài khoản kế toán, cấp 2, cấp 3, cấp 4 đểphục vụ yêu cầu quản lý đơn vị mình Nếu đơn vị muốn mở thêm tài khoảncấp 1 phải có ý kiến chấp thuận của Bộ Tài chính bằng văn bản
Phương pháp hạch toán một số tài khoản kế toán được trình bày tại (Phụlục số 03)
việc quản lý, theo dõi vật tư, tài sản của đơn vị chặt chẽ đồng thời việc tìmkiếm thông tin kinh tế nhanh chóng, chính xác, phục vụ tốt yêu cầu quản lýcủa đơn vị Với ý nghĩa của sổ kế toán như vậy, việc mở sổ kế toán và ghichép của các đơn vị cần đảm bảo những yêu cầu sau:
Thứ nhất, mỗi đơn vị kế toán chỉ được mở và giữ một bộ sổ kế toán duy
nhất gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết Sổ kế toán phải được mởđầu niên độ kế toán hay ngay sau khi có quyết định thành lập Thủ trưởng đơn
vị và Kế toán trưởng phải ký duyệt bộ sổ trước khi sử dụng
Sổ kế toán tổng hợp bao gồm hai sổ chủ yếu là sổ Cái và sổ Nhật ký
Sổ kế toán chi tiết bao gồm các sổ, thẻ kế toán chi tiết
Thứ hai, việc ghi sổ kế toán nhất thiết phải căn cứ vào chứng từ kế toán.
Các chứng từ này phải hợp pháp Số liệu trong sổ phải đảm bảo rõ ràng, liêntục, có hệ thống, ghi bằng mực tốt không phai, không nhòe, không tẩy xóa,không dùng chất hóa học để sửa chữa Khi sửa số liệu trong sổ kế toán nhấtthiết phải tuân theo các phương pháp sửa chữa quy định
Trang 24Thứ ba, thông tin trong sổ sách phải đảm bảo phản ánh đầy đủ, kịp thời,
chính xác, trung thực tình hình tài sản, nguồn vốn, các khoản thu, chi để cungcấp các thông tin cần thiết cho việc lập Báo cáo Tài chính của đơn vị
Thứ tư, hết kỳ kế toán phải khóa sổ kế toán Ngoài ra trong một số
trường hợp như kiểm kê tài sản, sát nhập, chia tách…cũng khóa sổ kế toán,mỗi lần khóa sổ người giữ sổ, phụ trách kế toán phải ký tên vào sổ
Thứ năm, sổ kế toán phải được quản lý chặt chẽ, phân công rõ ràng trách
nhiệm cá nhân giữ và ghi sổ Sổ kế toán giao cho nhân viên nào thì nhân viên
đó phải chịu trách nhiệm về những điều ghi trong sổ và giữ sổ trong suốt thờigian dùng sổ
Hệ thống sổ kế toán quy định áp dụng cho các trường đại học theo môhình ngoài công lập theo chế độ kế toán áp dụng cho các đơn vị ngoài công lậpthực hiện theo phương pháp kế toán “kép” bao gồm 39 mẫu sổ (Phụ lục số 04)Tuỳ thuộc vào đặc thù hoạt động của mình mà mỗi đơn vị có thể lựachọn áp dụng một trong các hình thức tổ chức sổ kế toán sau đây:, hình thức
sổ kế toán Nhật ký - Sổ Cái, hình thức sổ kế toán Nhật ký chung, hình thức sổ
kế toán Chứng từ ghi sổ, hình thức kế toán trên máy vi tính
Hiện nay, các trường đại học theo mô hình ngoài công lập mở sổ, ghichép, quản lý, bảo quản, lưu trữ sổ kế toán theo đúng luật kế toán, theo Quyếtđịnh số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ Tài chính và Thông tư số140/2007/TT-BTC ngày 30/11/2007 của Bộ Tài chính (Phụ lục 0.4)
Hình thức sổ kế toán chính là việc tổ chức hệ thống sổ kế toán bao gồm:
Số lượng sổ, kết cấu các loại sổ và mối quan hệ giữa các loại sổ để cung cấpcác chỉ tiêu cần thiết cho việc lập báo cáo kế toán theo một trình tự và phươngpháp nhất định
* Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái
Với hình thức này các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ánh vào
Trang 25một quyển sổ gọi là Nhật ký - Sổ Cái Sổ này là sổ hạch toán tổng hợp duynhất, trong đó kết hợp phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tựthời gian và phân loại hệ thống hóa theo nội dung kinh tế Tất cả các tài khoản
mà doanh nghiệp sử dụng được phản ánh cả hai bên Nợ - Có trên cùng một vàitrang sổ Căn cứ ghi vào sổ là chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ
kế toán cùng loại Mỗi chứng từ ghi một dòng vào sổ Nhật ký - Sổ Cái Hìnhthức này cần hai loại sổ là Nhật ký - Sổ Cái và các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết.Với đặc thù của sổ Nhật ký - Sổ Cái bao gồm tất cả các tài khoản có liênquan đến các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh của đơn vị nên hình thứcnày chỉ áp dụng cho các đơn vị có sử dụng ít tài khoản, ít lao động kế toán, sốlượng nghiệp vụ phát sinh không nhiều Tuy nhiên ưu điểm của các hình thức
là mẫu sổ đơn giản, dễ chép, đối chiếu và kiểm tra, cho kết quả tồn cuối kỳngay và như vậy thuận tiện cho việc báo cáo, cung cấp số liệu kịp thời
Nhưng hình thức này có hạn chế lớn là: Ghi trùng lặp trên một dòng ghi,khuôn khổ sổ cồng kềnh, khó bảo quản trong niên độ, sổ lượng sổ chỉ có mộtquyển nên khó phân công lao động kế toán cho mục đích kiểm soát nội bộ.Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký - Sổ Cái (Phụ lục số 0.4A)
* Hình thức kế toán sổ Nhật ký chung
Đặc trưng cơ bản của hình thức là tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chínhphát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký chung theo trình tự thời gian phátsinh và nội dung kinh tế của nghiệp vụ đó Từ sổ Nhật ký chung để ghi vào
Sổ Cái theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Các loại sổ dùng trong hình thức này là: Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật kýđặc biệt, Sổ Cái, các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết
Hình thức này có ưu điểm là mẫu sổ đơn giản, dễ theo dõi và thuận tiệncho phân công lao động kế toán Trong điều kiện kế toán máy, hình thức ápdụng được cho mọi loại hình đơn vị Tuy nhiên hình thức có hạn chế là việcghi chép đôi khi bị trùng trên nhiều sổ kế toán
Trang 26Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung (Phụ lục số 0.4B)
* Hình thức Chứng từ - Ghi sổ
Đặc trưng của hình thức này là việc ghi sổ kế toán tổng hợp được căn cứtrực tiếp vào các “Chứng từ ghi sổ” Việc ghi sổ kế toán trên cơ sở chứng từghi sổ sẽ được tách biệt thành hai quá trình riêng rẽ:
- Ghi theo trình tự thời gian phát sinh của nghiệp vụ kinh tế, tài chínhtrên Sổ “Đăng ký chứng từ ghi sổ”
- Ghi theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trên
Trình tự ghi sổ theo hình thức Chứng từ - Ghi sổ (Phụ lục số 0.4C)
* Hình thức kế toán trên máy vi tính:
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kếtoán được thực hiện theo một chương trình phần mềm trên máy vi tính Phầnmềm trên máy vi tính được thiết kế theo nguyên tắc một trong ba hình thức kếtoán trên, hoặc kết hợp các hình thức kế toán theo quy định
Hình thức kế toán trên máy, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặcBảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại để ghi sổ, xác định tài khoản ghi
Nợ, tài khoản ghi Có để lập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng biểu có sẵn.Các số liệu được tự động nhập vào Sổ kế toán tổng hợp và các Sổ, Thẻ kếtoán chi tiết liên quan
Trang 27Hình thức này thích hợp với mọi loại hình đơn vị, nhất là những đơn vị
có qui mô lớn Tuy nhiên việc ghi chép của hình thức này phụ thuộc rất nhiềuvào máy móc, phần mềm kế toán
1.3.2.4 Tổ chức lập, nộp hệ thống báo cáo tài chính
Như đã nêu ở các phần trên chúng ta nhận thấy rằng công tác kế toán cóvai trò quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của một doanhnghiệp Những nhà đầu tư, những nhà quản lý, nhà kinh tế và những ngườiquản lý Nhà nước đều dựa vào báo cáo tài chính và các báo cáo kế toán khác
để đề ra các quyết định định hướng hoạt động kinh doanh cũng như nền kinh
tế Thông qua báo cáo tài chính sẽ thể hiện một cách tổng quát, toàn diện tìnhhình tài sản, tình hình tiếp nhận vốn góp của các thành viên, kinh phí viện trợ,tài trợ và tình hình sử dụng từng loại kinh phí, nguồn Đối với các trường đạihọc theo mô hình ngoài công lập, qua báo cáo kế toán còn cho biết tình hìnhchi và thu từng loại hoạt động Thông qua các chỉ tiêu kinh tế - tài chính, cácđơn vị có đủ căn cứ xác đáng để lập kế hoạch kinh phí cho mỗi kỳ hoạt độngmột cách hợp lý, đồng thời phân tích được xu hướng phát triển, từ đó định rachiến lược phát triển và biện pháp quản lý tài chính ở đơn vị Báo cáo tàichính trong các các trường đại học theo mô hình ngoài công lập (theo Quyếtđịnh số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ Tài chính và Thông tư số140/2007/TT-BTC ngày 30/11/2007 của Bộ Tài chính) bao gồm:
* Báo cáo bắt buộc:
- Bảng Cân đối kế toán (BCĐKT): Mẫu số B01-NCL;
- Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh : Mẫu số B02-DNN);
- Tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng: Mẫu sốB04-NCL;
- Báo cáo chi tiết kinh phí dự án: Mẫu số F04-1NCL;
- Bảng đối chiếu dự toán kinh phí ngân sách tại Kho bạc Nhà nước: Mẫu
số F04-2NCL;
Trang 28- Bảng đối chiếu tình hình tạm ứng và thanh toán tạm ứng kinh phí ngânsách tại Kho bạc Nhà nước: Mẫu số F04- 3NCL;
- Bản Thuyết minh báo cáo tài chính : Mẫu số B09-NCL
Báo cáo tài chính gửi cho cơ quan thuế phải lập và gửi thêm phụ biểu sau:
- Bảng Cân đối tài khoản: Mẫu số F01-DNN
* Báo cáo khuyến khích lập:
- Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ:
* Kỳ hạn lập và gửi BCTC :
Đối với các trường Đại học theo mô hình ngoài công lập BCTC nămphải gửi cho cơ quan bộ chủ quản bộ giáo dục và cơ quan tài chính, cơ quanthuế và cơ quan thống kê chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tàichính
Đối với cơ sở giáo dục đào tạo chọn kỳ kế toán năm theo năm học khácvới năm dương lịch, nếu được Nhà nước hỗ trợ kinh phí để thực hiện chươngtrình mục tiêu quốc gia thì cuối năm dương lịch vẫn phải lập Báo cáo Tổnghợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng (Mẫu số B04 –NCL) và ba phụ biểu : Báo cáo chi tiết kinh phí dự án (Mẫu số F04 - 1NCL),Bảng đối chiếu tình hình tạm ứng và thanh toán tạm ứng kinh phí ngân sáchtại Kho bạc Nhà nước ( Mẫu số F04 - 3NCL) để gửi cơ quan quản lý ngành và
cơ quan quản lý tài chính
1.3.2.5 Tổ chức công tác kiểm kê tài sản, kiểm tra kế toán:
* Tổ chức kiểm kê tài sản:
Kiểm tra tài sản là việc cân, đo, đong, đếm số lượng, xác nhận và đánhgiá chất lượng, giá trị của tài sản, nguồn vốn hiện có tại thời điểm kiểm kê đểkiểm tra, đối chiếu với số liệu trong sổ kế toán
Các trường đại học theo mô hình ngoài công lập phải kiểm kê tài sản
Trang 29trong các trương hợp sau: Cuối kỳ kế toán năm, trước khi lập Báo cáo Tàichính; chia tách, hợp nhất, sát nhập, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản;xảy ra hỏa hoạn, lũ lụt và các thiệt hại bất thường khác; đánh giá lại tài sảntheo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; khi chuyển đổi trườngĐại học công lập, bán công ra ngoài công lập, các trường hợp khác theo quyđịnh của pháp luật.
Sau khi kiểm kê tài sản, các trường phải lập Báo cáo tổng hợp kết quảkiểm kê Trường hợp có chênh lệch giữa số liệu thực kiểm kê với số liệu ghitrên sổ kế toán, các trường phải xác định nguyên nhân và phải phản ánh sốchênh lệch và kết quả xử lý vào sổ kế toán trước khi lập Báo cáo tài chính.Việc kiểm kê phải phản ánh đúng thực tế tài sản, nguồn hình thành tài sản.Phải có chữ ký của người lập, thủ trưởng đơn vị trên Báo cáo tổng hợp kếtquả kiểm kê đồng thời phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm kê
* Tổ chức công tác kiểm tra kế toán:
Kiểm ta kế toán là việc xem xét, đánh giá, việc tuân thủ pháp luật về kếtoán, sự trung thực, chính xác của thông tin, số liệu kế toán
Tổ chức kiểm tra kế toán là một trong những nội dung quan trọng của tổchức công tác kế toán ở các Trường Đại học theo mô hình ngoai công lập.Mỗi đơn vị đều phải tổ chức kiểm tra nội bộ và chịu sự kiểm tra của các banngành trực thuộc nhằm kiểm tra toàn diện tất cả các khâu của quá trình hạchtoán, tất cả các nội dung của tổ chức công tác kế toán
Công tác kiểm tra kê toán có thể được thực hiện bởi cơ quan có thẩmquyền như: Bộ Tài chính; các Bộ và cơ quan ngang Bộ; cơ quan thuộc Chínhphủ và cơ quan khác ở Trung ương; Ủy ban nhân dân Tỉnh, Thành phố trựcthuộc Trung ương và đơn vị kế toán cấp trên
Công tác kiểm tra kế toán phải đảm bảo được một số nội dung cơ bảnsau:
Trang 30- Kiểm tra việc thự hiện các nội dung của tổ chức công tác kế toán;
- Kiểm tra việc tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán;
- Kiểm tra việc tổ chức quản lý và hoạt động nghề nghiệp kế toán;
- Kiểm tra việc chấp hành các quy định khác của pháp luật về kế toán.Thông qua việc kiểm tra kế toán mà kiểm tra tình hình chấp hành ngânsách, kế hoạch hoạt động, kế hoạch thu chi tài chính, thanh quyết toán, kiểmtra việc bảo quản và sử dụng các loại vật tư, tài sản và vốn bằng tiền, ngănngừa, phát hiện các hiện tượng vi phạm chính sách, chế độ, kỷ luật kinh tế -tài chính, từ đó có biện pháp khắc phục và nâng cao chất lượng quản lý
Công tác kiểm tra kế toán phải đảm bảo tính thận trọng, nghiêm túc,trung thực và khách quan Những kết luận của quá trình kiểm tra phải đượcnêu rõ ràng, chính xác và chặt chẽ, mỗi điểm kết luận phải có tài liệu chứngminh Công tác kiểm tra tài chính, kế toán phải được thực hiện thường xuyên,liên tục để phát huy được hiệu quả cao nhất và kịp thời
1.3.3 Tổ chức bộ máy kế toán tại các trường đại học theo mô hình ngoài công lập:
Tổ chức bộ máy kế toán bao gồm nhiều công việc khác nhau, trong đó cóhai công việc chính là lựa chọn mô hình tổ chức bộ máy kế toán và tổ chứclao động kế toán Để thực hiện tốt việc tổ chức hạch toán kế toán trong cáctrường Đại học theo mô hình ngoài công lập đáp ứng được cả hai hình thức kếtoán: kế toán tài chính và kế toán quản trị Các đơn vị ngoài công lập có thể
sử dụng một trong ba mô hình tổ chức bộ máy kế toán như sau:
* Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung
Theo mô hình này, mỗi đơn vị chỉ có một phòng kế toán tập trung đểthực hiện toàn bộ công việc kế toán của đơn vị Toàn bộ khối lượng công việc
kế toán từ khâu thu nhận chứng từ, hạch toán vào sổ sách, báo cáo tài chínhđều được thực hiện tại phòng Các bộ phận, đơn vị khác phụ thuộc không có
Trang 31bộ phận kế toán độc lập mà chỉ thu nhập, kiểm tra chứng từ, hạch toán banđầu rồi định kỳ chuyển về phòng kế toán của đơn vị.
Phòng Kế toán phải tiến hành ghi sổ kế toán tổng hợp và chi tiết mọihoạt động của đơn vị, trong đó đặc biệt chú ý đến việc hạch toán chi tiết ở các
bộ phận, khoa của đơn vị Qua thông tin, Phòng Kế toán sẽ nắm được tìnhhình biến động tài sản, nguồn kinh phí ở tất cả các bộ phận và tình hình chungcủa đơn vị
Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung áp dụng thích hợp đối với cácđơn vị quy mô vừa và nhỏ, tổ chức hoạt động trên địa bàn tập trung, điều kiệngiao thông đi lại thuận tiện
Ưu điểm của mô hình này là đảm bảo sự lãnh đạo tập trung, thống nhấtcao đối với công tác kế toán như: Kiểm tra, giám sát, báo cáo kế toán… Cácthông tin kế toán được đưa ra nhanh chóng, chi tiết với độ thống nhất cao.Ngoài ra việc phân công đối với nhân viên kế toán cũng như bố trí các trangthiết bị phục vụ cho công tác được tiến hành nhanh chóng, phù hợp
Nhược điểm của mô hình là không thích hợp với đơn vị có phạm vi hoạtđộng rộng, các bộ phận phụ thuộc của đơn vị cách xa trụ sở chính, đi lạikhông thuận tiện Mặt khác do toàn bộ số liệu, xử lý số liệu tập trung vềphòng kế toán nên công việc thường dồn vào cuối tháng, dễ ảnh hưởng đếntiến độ kiểm tra và lập báo cáo kế toán Khi trình độ nghiệp vụ và các trangthiết bị phục vụ cho công tác kế toán chưa cao thì việc chỉ đạo và giám sát củaphòng kế toán đối với đơn vị phụ thuộc sẽ bị hạn chế
Chi tiết mô hình kế toán tập trung (phụ lục số 05-A)
* Mô hình tổ chức bộ máy kế toán phân tán
Theo mô hình này, ở mỗi trường có Phòng Kế toán còn ở các đơn vị,khoa phụ thuộc đều có bộ phận kế toán riêng Phòng kế toán của trường chínhphân công, phân nhiệm cho các bộ phận kế toán ở các cơ sở, khoa phụ thuộc
Trang 32thực hiện các phần hành kế toán phù hợp với sự phân cấp quản lý tài chính,với các chỉ tiêu hạch toán kinh tế của đơn vị Phòng kế toán thực hiện việchạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại văn phòng trung tâm,đồng thời nhận các báo các kế toán từ các đơn vị, khoa phụ thuộc gửi lên, dựavào các báo cáo này và các phát sinh tài chính ở văn phòng trung tâm để lậpBáo cáo tài chính chung cho toàn trường
Các bộ phận kế toán cấp dưới có nhiệm vụ thu nhận, kiểm tra, xử lýchứng từ ban đầu, hạch toán chi tiết, tổng hợp các hoạt động tài chính ở cácđơn vị trực thuộc theo sự phân cấp quản lý tài chính rồi định kỳ lập Báo cáogửi về phòng kế toán của trường Nội dung công việc kế toán của các bộ phậnnày tùy thuộc vào sự phân cấp quản lý tài chính và các chỉ tiêu hạch toán kinh
tế được giao cho từng cơ sở, khoa
Ưu điểm của mô hình này là tạo điều kiện cho việc kiểm tra, chỉ đạo hoạtđộng ở các đơn vị trực thuộc được nhanh nhạy, sát sao Đồng thời phát huytính chủ động, vai trò chức năng của kế toán bộ phận
Hạn chế của mô hình là không thuận tiện cho việc chuyên môn hóa côngtác kế toán Mô hình tổ chức kế toán phân tán chỉ phù hợp với đơn vị có quy
mô lớn, có nhiều đơn vị, khoa trực thuộc ở các địa điểm cách xa nhau đượcphân cấp quản lý tài chính, mỗi đơn vị, khoa thực hiện một nhiệm vụ hoạtđộng giảng dạy riêng, kinh doanh riêng trong nhiệm vụ chung của toàntrường
Chi tiết mô hình kế toán phân tán (phụ lục số 05-B)
* Mô hình tổ chức kế toán hỗn hợp
Đây là sự kết hợp giữa mô hình TCKT tập trung và TCKT phân tán Ởtrường có phòng kế toán trung tâm, ở các đơn vị, khoa trực thuộc có quy môtương đối lớn hoặc có bộ máy quản lý hoàn chỉnh cách xa đơn vị chính đòihỏi việc HTKT đầy đủ để cung cấp thông tin phục vụ cho quản lý nên phải
Trang 33thành lập phòng kế toán ở các đơn vị, khoa trực thuộc này Các đơn vị, khoatrực thuộc khác chưa có phòng kế toán riêng thì chỉ bố trí nhân viên kế toánlàm nhiệm vụ hạch toán ban đầu hoặc báo sổ Phòng kế toán trung tâm cónhiệm vụ hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở văn phòng trường, cácnghiệp vụ phát sinh ở đơn vị, khoa trực thuộc không có TCKT riêng, tổng hợpbáo cáo kế toán ở các đơn vị trực thuộc có TCKT riêng, lập báo cáo kế toántoàn đơn vị.
Mô hình tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung, vừa phân tán là mô hìnhtối ưu cho các đơn vị trực thuộc quy mô khác nhau, tình hình phân cấp quản
lý và hạch toán khác nhau, trình độ quản lý ở các đơn vị không đều nhau, cácđặc điểm, điều kiện địa lý khác nhau Thông qua mô hình này sẽ tạo điều kiệntăng cường HTKT ở các đơn vị trực thuộc lớn, cũng như kế toán đơn vị, phùhợp với việc phân công kế toán và phân cấp quản lý tài chính
Như vậy khi muốn vận dụng một trong ba loại hình tổ chức bộ máy trênđòi hỏi phải xuất phát từ đặc điểm, quy mô, môi trường hoạt động của mỗitrường, tình hình phân cấp tài chính trong đơn vị, yêu cầu, trình độ quản lý,trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán và tình hình các trang thiết bị phục vụcho công tác kế toán
Bộ máy kế toán trường tổ chức theo mô hình nào cũng phải đáp ứngđược yêu cầu tổ chức khoa học, hợp lý lao động của nhân viên kế toán
Chi tiết mô hình kế toán tập trung (phụ lục số 05-C)
Tổ chức lao động kế toán:
Bộ máy kế toán trên góc độ tổ chức lao động kế toán là tập hợp đồng bộcác cán bộ nhân viên kế toán để đảm bảo thực hiện khối lượng công tác kếtoán phần hành với đầy đủ các chức năng thông tin và kiểm tra hoạt động củađơn vị Tổ chức lao động kế toán khoa học, hợp lý đối với đơn vị sẽ tạo chonhân viên hoàn thành nhiệm vụ được giao và nâng cao hiệu quả công việc
Trang 34Nhất là đối với các trường đại học theo mô hình ngoài công lập thì việc bố trílao động sao cho hợp lý, năng động trong công việc, một người phải biết làmnhiều phần hành công việc, ít người với mức tiết kiệm tối đa
Trong các trường đại học theo mô hình ngoài công lập, có thể bố trí cán
bộ kế toán vào các vị trí sau đây:
- Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ tổ chức, điều hành công việc kế toán
trong đơn vị và chịu sự lãnh đạo của Ban giám hiệu và Hội đồng Quản trị
- Kế toán thu: Phản ánh các khoản thu hoạt động phát sinh tại đơn vị
như: Thu tiền học phí, lệ phí, phí tuyển sinh, thu cho thuê cơ sở vật chất vàcác khoản thu khác
- Kế toán vốn bằng tiền: Theo dõi số hiện có và tình hình biến động các
loại vốn bằng tiền của đơn vị gồm tiền mặt, ngoại tệ và vàng bạc, kim loạiquý, đá quý tại quỹ của đơn vị hoặc gửi tại ngân hàng, kho bạc
- Kế toán thanh toán: có nhiệm vụ theo dõi các khoản nợ phải thu, khoản
phải trả của các đối tượng trong và ngoài đơn vị: các khoản mua tài sản, vật tưhoặc dịch vụ công cộng chưa thanh toán cho người cung cấp, tiền công phảitrả cho người lao động, các khoản thu nhập phải chia cho người góp vốn, thuếphải nộp nhà nước và các khoản phải trả phải thu khác …
- Kế toán vật tư, tài sản: Có nhiệm vụ theo dõi số lượng, giá trị hiện có
và tình hình biến động của tài sản, vật tư Ngoài ra phản ánh số lượng, nguyêngiá và hao mòn tài sản cố định của đơn vị
- Kế toán nguồn vốn, quỹ: Theo dõi số hiện có và tình hình biến động các
nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định, kinh phí đầu tư xây dựng cơbản, kinh phí hoạt động, kinh phí thực hiện dự án, kinh phí khác và vốn, quỹcủa đơn vị, theo dõi dự án xây dựng của nhà trường
- Kế toán chi: Phản ánh các khoản chi phí về vật tư, tiền công, khấu hao
tài sản, dịch vụ mua ngoài và các khoản chi phí bằng tiền của hoạt động đơn
Trang 35vị mình, hoạt động sản xuất dịch vụ và hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản.
- Kế toán tổng hợp: Theo dõi các chỉ tiêu tổng quát để lập bảng cân đối
tài khoản và một số báo cáo kế toán khác
Số lượng nhân viên kế toán tùy thuộc vào quy mô hoạt động của đơn vị,trình độ nhân viên kế toán và đặc biệt là các trang thiết bị phục vụ công tác kếtoán
Tóm lại, nội dung Chương 1 đã tổng hợp và hệ thống hóa các vấn đề lý
luận về nhiệm vụ, quyền hạn, cũng như đặc điểm tổ chức hoạt dộng và tổchức quản lý tài chính đối với trường Đại học theo mô hình ngoài công lập.Bên cạnh đó, Luận văn đã phân tích những nguyên tắc và nội dung cơ bản của
tổ chức công tác kế toán trong các Trường Đại học theo mô hình ngoài cônglập Việc nghiên cứu cơ sở lý luận về tổ chức công tác kế toán và tổ chức bộmáy kế toán trong các trường Đại học theo mô hình ngoài công lập có ý nghĩaquan trọng để soi rọi lại thực tiễn, phân tích thực tiễn và đánh giá thực tiễn
Trang 36CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI TRƯỜNG ĐẠI
HỌC CHU VĂN AN 2.1 Đặc điểm tổ chức hoạt động trường Đại học Chu Văn An
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển trường:
Trường ĐH Chu Văn An (viết tắt là CVAU) được thành lập theo quyếtđịnh số 135/2006/QĐ-TTg ngày 08 tháng 06 năm 2006 của Thủ tướng Chínhphủ Nguyễn Tấn Dũng và được UBND tỉnh Hưng Yên cấp giấy chứng nhậnđầu tư, hoạt động theo quy chế hoạt động trường tư thục Trường đã đi vàohoạt động từ năm 2006, đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực với các bậc học: Trunghọc chuyên nghiệp (THCN), Cao đẳng (CĐ), Đại học (ĐH) Địa điểm đangthực hiện toàn bộ các hoạt động đào tạo của nhà trường kể từ khi thành lập,tuyển sinh khóa đầu năm 2006 là số 2A đường Bạch Đằng Địa điểm quyhoạch xây dựng lâu dài cho trường đã được UBND tỉnh Hưng Yên ra văn bản
số 1204/CV-UB ngày 03/11/2004 về việc giao đất cho thành lập trường Đạihọc Chu Văn An, đồng ý về nguyên tắc bố trí địa điểm với diện tích 30ha nằmtrong quy hoạch Khu đại học Phố Hiến, thành phố Hưng Yên
* Địa điểm đào tạo
- Tại Thành phố Hưng Yên có 02 cơ sở đào tạo
+ Cơ sở 1: Tại số 2A đường Bạch Đằng, phường Minh Khai, thành phồHưng Yên
+ Cơ sở 2: Tại trường Chính trị Nguyền Văn Linh, phường An Tảo,thành phố Hưng Yên
- Tại Phố Nối, cơ sở của trường được đặt tại trường cao đẳng Bách KhoaHưng Yên
* Mục tiêu, sứ mạng và nhiệm vụ của trường
- Mục tiêu: Chiến lược phát triển giáo dục, xác định mục tiêu, giải pháp
Trang 37và các bước đi theo phương châm đa dạng hóa, chuẩn hóa, hiện đại hóa, xãhội hóa, xây dựng một nền giáo dục có tính thực tiễn và hiệu quả, tạo bướcchuyển mạnh mẽ về chất lượng, đưa giáo dục nước ta sớm theo kịp các nướcphát triển trong khu vực.
- Sứ mạng: Cung cấp giáo dục để phát triển nguồn nhân lực gắn với
việc làm, đồng thời tiến hành các chương trình nghiên cứu giải quyết các vấn
đề thực tiễn của cuộc sống
- Nhiệm vụ: Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công
nghiệp hóa hiện đại hóa cho tỉnh Hưng Yên và khu vực, với các chuyênngành Quản trị kinh doanh, Kế toán, Tài chính ngân hàng, Kiến trúc côngtrình, Kỹ sư xây dựng, Ngoại ngữ, Tin học…có trình độ từ THCN, CĐ và Đạihọc
* Loại hình và phương thức đào tạo
- Đào tạo chính quy dài hạn:
+ Hệ đại học chính quy
+ Hệ cao đẳng chính quy
+ Hệ trung cấp chính quy
- Đào tạo liên thông:
+ Hệ liên thông Trung cấp - Cao đẳng
+ Hệ liên thông Cao đẳng - Đại học
Ngoài ra theo yêu cầu của các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và nhu cầu người học
Chỉ tiêu đào tạo được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao cho hàng năm khoảng 1.000 sinh viên Năm 2011 trường được Bộ giáo dục và đào tạo cấp 1.900 chỉ tiêu các hệ đại học, Cao đẳng, Trung cấp Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu trường Đại học Chu Văn An
Trang 38Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu trường Đại học Chu Văn An
Thu nhập bình quân đầu
( nguồn trường ĐH Chu V ăn An )
Đội ngũ cán bộ giảng dạy của trường hiện nay gồm có 210 người, trong
đó có 24 Giáo sư - Phó giáo sư, 06 giảng viên cao cấp, 42 tiến sĩ, 19 giảngviên chính, 57 thạc sỹ, 62 người có trình độ cử nhân Giảng viên là các nhàgiáo có nhiều thành tích trong công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học,tâm huyết với nghề nghiệp, đã từng giảng dạy tại các trường đại học có uy tín
2.1.2 Đặc điểm tổ chức quản lý tại trường Đại học Chu Văn An:
Bộ máy quản lý trường ĐH Chu Văn An được tổ chức gọn nhẹ có hiệuquả bao gồm: đứng đầu là Hội đồng Quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra,tiếp đến là Ban giám hiệu, Tổ chức đoàn thể, Ban kiểm soát của HĐQT, dướiBan giám hiệu là các Phòng, Ban chức năng và Khoa, bộ môn chuyên ngành
Để minh hoạ mô hình tổ chức bộ máy quản lý của trường Đại học ChuVăn An, tác giả trình bình bộ máy quản lý như sau ( xem sơ đồ 2.1)
Trang 40Trường được tổ chức theo đúng mô hình sơ đồ trên, cụ thể:
- Hội đồng Quản trị là tổ chức đại diện duy nhất quyền sở hữu tập thểnhà trường, có trách nhiệm và quyền tự chủ quyết định những vấn đề quantrọng về tổ chức, nhân sự, và tài chính tài sản của nhà trường
- Các tổ chức đoàn thể: Đảng uỷ, đoàn thanh niên, hội sinh viên và tổchức công đoàn
- Ban kiểm soát: Do Hội đồng quản trị bầu ra làm nhiệm vụ do Hộiđồng quản trị giao
- Ban giám hiệu gồm:
+ Hiệu trưởng phụ trách chung về chương trình đào tạo, về quản lý tàichính và các hoạt động khác của nhà trường mà được hội đồng quản trị giao
+ Hiệu phó: Giúp việc cho Hiệu trưởng, phụ trách những mặt do Hiệutrưởng phân công
+ Các phòng, ban chịu trách nhiệm về chuyên môn theo quy chế củatrường
+ Các khoa, bộ môn: Quản lý sinh viên, quản lý các môn học, mời thầy
cô giảng được Nhà trường giao Tùy thuộc vào đặc thù hoạt động, quy môđào tạo mà có các bộ môn, chuyên ngành, số lượng khoa được tổ chức khácnhau:
Trường Đại học Chu Văn An gồm các khoa: Khoa Kinh tế - Quản trịKinh doanh, Khoa Ngoại ngữ, Khoa Công nghệ thông tin, Khoa Kiến trúc -Công trình, Khoa Cơ điện, Khoa Cơ bản
2.2 Thực trạng quản lý tài chính tại trường Đại học Chu Văn An:
Trường Đại học Chu Văn An quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tàichính, tự cân đối thu chi, thực hiện các quy định của Pháp luật về chế độ kếtoán, kiểm toán Tổ chức quản lý tài chính, tài sản, tổ chức công tác kế toánphù hợp với quy định của Nhà nước; chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan