Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 91 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
91
Dung lượng
712 KB
Nội dung
LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ này là do chính tôi nghiên cứu và thực hiện. Các thông tin, số liệu được sử dụng trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chính xác. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên đầy đủ Amex American Express ATM Automated Teller Machine (Máy rút tiền tự động) Banknet Công ty cổ phần chuyển mạch tài chính quốc gia Việt Nam BCEL Ngân hàng thương mại ngoại thương Lào BIN Bank Identification Number Cup China Union Pay ĐƯTM Điểm ứng tiền mặt ĐVCNT Đơn vị chấp nhận thẻ EDC Electric Data Capturer (Máy thanh toán thẻ tự động) MSC MasterCard SecureCode NHNNVN Ngân hàng nhà nước Việt Nam NHPH Ngân hàng phát hành NHTMVN Ngân hàng Thương mại Việt Nam NHTT Ngân hàng thanh toán PIN Personal Identification Number POS Point of sales (máy tính tiền cao cấp) TCTQT Tổ chức thẻ quốc tế TMCP Thương mại cổ phần VbV verified by Visa Vietcombank Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam VNBC Công ty cổ phần thẻ thông minh DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BẢNG BIỂU Trang 1. DANH MỤC CÁC BẢNG 2. DANH MỤC HÌNH VẼ 3. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Trong thời đại ngày nay, quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, thị trường thế giới trở thành một sân chơi chung cho tất cả các nước trên thế giới. Trong xu thế toàn cầu hóa, Việt Nam đã gia nhập tổ chức kinh tế thế giới WTO đem đến nhiều thời cơ và thách thức đan xen trên nhiều lĩnh vực kinh tế, trong đó có lĩnh vực tài chính ngân hàng. Nắm bắt được xu thế đó, cùng với toàn bộ hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã và đang không ngừng đưa ra các sản phẩm dịch vụ tiên tiến trên nền tảng của khoa học công nghệ cao, mở rộng tiện ích cho khách hàng đặc biệt là trong lĩnh vực thẻ ngân hàng. Tham gia hoạt động kinh doanh thẻ từ những ngày đầu tiên tại Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt nam luôn chú trọng ứng dụng công nghệ mới, phát triển sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, tiện ích sử dụng thẻ cho khách hàng. Doanh số phát hành, thanh toán và sử dụng thẻ của Vietcombank luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao, chiếm hơn 50% doanh số trên thị trường. Bên cạnh những thành tựu đạt được, Vietcombank cũng phải đối mặt với những rủi ro trong quá trình kinh doanh thẻ, sự tấn công của các tổ chức tội phạm thẻ quốc tế khi chúng chuyển hướng sang thị trường Việt nam. Từ năm 2002 đến nay, tình hình giả mạo, gian lận trong phát hành, thanh toán và sử dụng thẻ ngân hàng Ngoại thương đang tăng với tốc độ đáng ngại. Các rủi ro trong hoạt động thẻ ngày càng đa dạng và phức tạp như lấy cắp thông tin làm thẻ giả, bẫy thẻ, bẫy tiền, đảo ngược giao dịch…gây tổn thất cho ngân hàng, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh, đòi hỏi ngân hàng cần có sự quan tâm thích đáng đến hoạt động quản lý rủi ro trong quá trình kinh doanh thẻ. Là một cán bộ Trung Tâm Thẻ ngân hàng Ngoại thương, qua thực tiễn công tác và với mong muốn hoạt động kinh doanh thẻ của Vietcombank ngày càng an toàn, hiệu quả, tôi đã chọn đề tài : "Quản trị rủi ro trong kinh doanh thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam" làm đề tài nghiên cứu của mình. 1 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu gồm các nội dung chính sau: - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về quản trị rủi ro. - Phân tích thực trạng quản trị rủi ro trong kinh doanh thẻ tại ngân hàng Vietcombank để tìm ra những nguyên nhân của các rủi ro ở Vietcombank. - Đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh thẻ ở Vietcombank. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: - Quản trị rủi ro trong kinh doanh thẻ tại Vietcombank * Thời gian nghiên cứu: - Số liệu thứ cấp thu thập từ năm 2006 đến nay. - Số liệu sơ cấp thu thập trong năm 2011. * Phạm vi nghiên cứu: tại các Ngân hàng trên địa bàn Hà Nội và tại Hội sở chính ngân hàng Vietcombank. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1 Quá trình nghiên cứu 2 4.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp Số liệu thứ cấp được thu thập từ các Báo cáo thường niên, Bản công bố thông tin, từ các cơ quan thống kê, tạp chí…và được xử lý trên máy tính. Mục đích nhằm thu thập các số liệu thực tế về tình hình rủi ro trong phát hành và thanh toán thẻ từ đó phân tích, đánh giá các rủi ro về thẻ tại Vietcombank. 4.3 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp Các số liệu sơ cấp được thu thập từ các bài phỏng vấn trực tiếp, các phiếu câu hỏi: - Tiến hành phỏng vấn trực tiếp giám đốc Trung tâm thẻ, phụ trách phòng Quản lý rủi ro tại trung tâm Thẻ ngân hàng Vietcombank. 3 Báo cáo thường niên, tạp chí Điều tra bằng phiếu câu hỏi Phỏng vấn lãnh đạo Trung tâm thẻ Vietcombank Thực trang quản trị rủi ro trong kinh doanh thẻ Vietcombank Các loại rủi ro trong kinh doanh thẻ tại Vietcombank Yêu cầu đối với quản trị rủi ro trong kinh doanh thẻ tại Vietcombank Giải pháp quản trị rủi ro trong kinh doanh thẻ tại Vietcombank + Phỏng vấn Giám đốc trung tâm Thẻ: Dự kiến các giải pháp nhằm quản trị rủi ro về thẻ trong thời gian tới của Vietcombank? + Phỏng vấn phụ trách phòng Quản lý rủi ro: Tình hình rủi ro hiện nay tại Vietcombank? Các giải pháp hiện đang sử dụng để quản trị rủi ro? Đề xuất để hoạt động quản trị rủi ro ngày càng hiệu quả? - Lập các phiếu câu hỏi để điều tra công tác quản lý rủi ro tại các ngân hàng: + Lập phiếu điều tra khoảng 20 ngân hàng: Bao gồm các ngân hàng trên địa bàn Hà Nội. + Cách phát phiếu: Lập phiếu câu hỏi và đến trực tiếp các ngân hàng đề gửi phiếu điều tra. 4.4 Phương pháp xử lý số liệu - Sử dụng các phương pháp thống kê, so sánh để phân tích dữ liệu. Các số liệu sau khi được thu thập sẽ được phân tích bằng phần mềm Excel và SPSS. - Sử dụng các bảng biểu, sơ đồ, mô hình để phân tích và minh họa. Trên cơ sở nghiên cứu kỹ các dữ liệu và kết quả phân tích để xác định các nguyên nhân và đưa ra các giải pháp quản trị rủi ro về thẻ cho ngân hàng. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận văn bao gồm 3 chương Chương 1: Một số vấn đề lý luận về kinh doanh thẻ và quản trị rủi ro trong kinh doanh thẻ ngân hàng. Chương 2: Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro trong kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chương 3: Giải pháp quản trị rủi ro trong kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 4 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KINH DOANH THẺ VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH THẺ NGÂN HÀNG 1.1 Tổng quan về thẻ ngân hàng 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển thẻ ngân hàng. Thẻ ngân hàng là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt rất thông dụng và văn minh trên thế giới. Lĩnh vực thẻ ngân hàng đã trải qua nhiều giai đoạn thử nghiệm và phát triển. Tuy nhiên xét về mặt thời gian thì dịch vụ thẻ ngân hàng là một ngành còn khá mới mẻ, chỉ mới xuất hiện trong những năm đầu của thế kỷ 20. Tuy nhiên, ngân hàng không phải là ngành đầu tiên phát hành thẻ. Thẻ thanh toán xuất hiện đầu tiên ở Mỹ. Nó ra đời năm 1914, khi đó Tổng công ty xăng dầu California cấp thẻ cho nhân viên và một số khách hàng của mình. Thẻ chỉ nhằm khuyến khích bán sản phẩm của công ty chứ không kèm theo việc gia hạn tín dụng. Sau đó, các hệ thống cửa hàng bán lẻ tiếp tục phát triển hình thức tài trợ khách hàng này thông qua việc phát hành thẻ, theo hình thức tiêu trước trả tiền sau, cho các khách hàng phù hợp với những tiêu chuẩn thẩm định của họ để khuyến khích tiêu dùng, tăng doanh thu. Tuy nhiên, việc phát hành thẻ (hay các phiếu bán hàng) có nhiều hạn chế với các cửa hàng: khả năng tài trợ có hạn, chi phí quản lý cao ảnh hưởng đến lợi nhuận, thẻ của mỗi hệ thống chỉ sử dụng được trong hệ thống đó nên tính tiện lợi của thẻ không cao, nhiều đại lý nhỏ không đủ điều kiện và khả năng cung cấp tín dụng cho các khách hàng của họ. Nhu cầu có một loại thẻ chung để có thể sử dụng thanh toán tại các điểm bán hàng trở nên rất cấp thiết và chính nó đã tạo điều kiện cho các tổ chức tài chính vào cuộc. Năm 1946, dạng thẻ đầu tiên của thẻ ngân hàng là Charge-It của ngân hàng John Biggins xuất hiện tại Mỹ, cho phép các khách hàng thực hiện các giao dịch nội địa bằng các phiếu có giá trị do ngân hàng phát hành. Các đại lý nộp các phiếu giao 5 dịch cho ngân hàng Biggins, ngân hàng sẽ thanh toán các giao dịch đó cho các đại lý và thu lại tiền từ các khách hàng. Những năm sau đó, ngày càng có nhiều tổ chức tài chính tham gia vào thị trường thẻ. Thẻ Charge-It đã mở đường cho sự ra đời của thẻ vào năm 1951 do ngân hàng Franklin National, New York phát hành. Tại đây, khách hàng xin cấp hạn mức tín dụng và được thẩm định khả năng thanh toán, tình hình tài chính thông qua hoạt động tín dụng trước đó của họ với ngân hàng. Những khách hàng đủ tiêu chuẩn sẽ được cấp thẻ để thực hiện giao dịch tại các đại lý chấp nhận thẻ. Các cơ sở này khi nhận được giao dịch sẽ liên hệ với ngân hàng, nếu được phép chuẩn chi họ sẽ thực hiện giao dịch và đòi tiền sau đối với ngân hàng. Các chủ thẻ phải trả toàn bộ dư nợ vào cuối tháng. Năm 1955, hàng loạt thẻ mới như Trip Charge, Golden Key, Gourmet Club rồi đến Carte Blanche và American Express (1958), JCB (1961) ra đời. Năm 1960, ngân hàng Bank of America giới thiệu sản phẩm thẻ ngân hàng của riêng mình, the Bank Americard, và đã đạt được nhiều thành công. Với những lợi ích của hệ thống thanh toán này, ngày càng có nhiều tổ chức tín dụng tham gia thanh toán. Nhiều tổ chức phát hành thẻ khác bắt đầu liên kết để cạnh tranh với Bank of America. Năm 1966, 14 ngân hàng Mỹ liên kết thành tổ chức Interbank (Interbank Card Association-ICA), một tổ chức mới có khả năng trao đổi thông tin các giao dịch thẻ tín dụng. Năm 1967, bốn ngân hàng California đổi tên từ California Bankcard Association thành Western States BankCard Association (WSBA) và mở rộng mạng lưới thành viên với các tổ chức tài chính khác ở phía tây nước Mỹ. Sản phẩm thẻ của tổ chức này là Master Charge. Tổ chức này cũng cấp phép cho Interbank sử dụng tên và thương hiệu Master Charge. Vào cuối thập niên 1960, nhiều tổ chức tài chính đã trở thành thành viên của Master Charge và đủ sức cạnh tranh với Bank Americard. Tuy nhiên, để hình thức thanh toán thẻ có thể thu hút được khách hàng cần phải có một mạng lưới thanh toán lớn, không chỉ trong phạm vi một địa phương, một quốc gia mà trên phạm vi toàn cầu. Đứng trước đòi hỏi đó, Inter Bank (Master Charge) và Bank of American (Bank Americard) đã xây dựng một hệ thống các quy 6 [...]... lũng cú c hi phm ti - T chc cụng tỏc qun tr ri ro v th ca ngõn hng Ri ro l iu khụng th trỏnh khi trong bt c hot ng kinh doanh no v hot ng kinh doanh th cng khụng phi ngoi l Nhn thc c iu ny cỏc ngõn hng cn t chc cụng tỏc qun tr ri ro v th tht hiu qu nhn bit v hn ch r ro mt cỏch tt nht Cụng tỏc qun tr ri ro s nh hng rt ln n mc ri ro trong hot ng kinh doanh th ca ngõn hng thng mi Nu cụng tỏc ny c t... cỏc bc trong quy trỡnh qun lý ri ro Quỏ trỡnh qun tr ri ro cú th c khỏi quỏt qua 5 bc sau: Bc 1: Nhn din ri ro: l vic s dng cỏc k thut nh xem xột ti liu, hi ý kin chuyờn gia nhm xỏc nh cỏc kh nng cú th phỏt sinh ri ro t ú nhn din cỏc ri ro cú th xy ra Bc 2: Phõn tớch ri ro: l phõn tớch tt c nhng ri ro trong danh sỏch cỏc ri ro, ỏnh giỏ kh nng xy ra v tỏc ng d kin ca cỏc ri ro, xỏc nh nhng ri ro hng... kinh t i ng cỏn b th l nhng ngi trc tip hng ngy tip xỳc vi hot ng kinh doanh th, nm c nghip v v th v hiu v nhng hnh vi la o trong lnh vc th Kinh nghim, ý thc cnh giỏc, tuõn th cht ch cỏc quy nh ca ngõn hng trong hot ng kinh 28 doanh th ca cỏn b th s gúp phn phỏt hin, ngn chn, hn ch nhng ri ro, nhng tn tht cho ngõn hng trong quỏ trỡnh kinh doanh Mt khỏc l nhng ngi trc tip lm th, hiu bit v th nờn nhng gi... quan trng v úng vai trũ quyt nh trong hot ng marketing chớnh l con ngi Cỏc cỏn b marketing ũi hi va vng kin thc v th, va nm rừ th trng, nhanh nhy, linh hot vi cỏc thụng tin v cú kh nng nghip v marketing 19 1.2 Ri ro trong hot ng kinh doanh th: 1.2.1 Khỏi nim v ri ro Ri ro gn lin vớ kh nng xy ra ca 1 bin c ko lng trc ú l bin c m hon ton ko chc chn Qun tr ri ro trong kinh doanh l mt quỏn trỡnh bao gm cỏc... ra nhng ri ro v tn tht i vi ngõn hng 17 Chớnh vỡ vy, mt trong nhng lnh vc quan trng ca kinh doanh th ngõn hng l hot ng qun lý ri ro Cỏc ngõn hng s xõy dng mt b phn qun lý ri ro nhm kim soỏt, hn ch ri ro v gii quyt cỏc tra soỏt khiu ni liờn quan n ri ro v th B phn qun lý ri ro ti cỏc ngõn hng cú kinh doanh th c coi l b phn xng sng (backbone) trong hot ng th, thc hin cỏc chc nng: - Ngn nga v iu tra cỏc... Cỏc chớnh sỏch, quy nh ca Nh nc trong lnh vc kinh doanh th khụng ch tỏc ng n nh hng phỏt trin ca th trng th m cũn nh hng trc tip n ri ro trong hot ng kinh doanh th Nh nc ban hnh cỏc vn bn phỏp lut thit lp duy trỡ hnh lang phỏp lý, mụi trng hot ng kinh doanh th Quy nh cng rừ rng, cng cht ch phự hp vi iu kin thc t cng hn ch c ri ro trong quỏ trỡnh kinh doanh th ca ngõn hng - S phỏt trin ca khoa hc cụng... mc tiờu l mt trong 5 ngõn hng hng u v dch v ngõn hng bỏn l Cỏc gii thng quc t Vietcombank ó t c trong nm 2010: - Ngõn hng tt nht Vit Nam do tp chớ Asiamoney bỡnh chn trong 5 nm liờn tip (2006-2010) trờn nhiu lnh vc hot ng - Ngõn hng cung cp dch v qun lý tin mt tt nht Vit Nam do cỏc doanh nghip quy mụ ln, trung bỡnh v nh bỡnh chn - Ngõn hng ni a kinh doanh ngoi hi tt nht Vit Nam do cỏc doanh nghip... nhng gi mo th do cỏn b th gõy ra li l nhng gi mo tinh vi nht, khú phỏt hin nht v cng gõy tn tht ln cho ngõn hng Chớnh vỡ vy, o c, kinh nghim, trỡnh ca i ng cỏn b th cú tỏc ng rt ln n hiu qu hot ng kinh doanh, n ri ro trong hot ng kinh doanh th ca ngõn hng - Cụng ngh trong kinh doanh ca ngõn hng Cụng ngh sn xut th cng tin b cng ng ngha vi vic cụng ngh lm gi th cng tin b khụng kộm Vỡ vy cỏc ngõn hng cn... ri ro o c khi cú mt c ch qun lý giỏm sỏt mt cỏch cht ch trong ton b quỏ trỡnh hot ng Tuy nhiờn mi gii phỏp ch cú hiu qu nu ngõn hng gn cht quyn li, trỏch nhim ca cỏn b th vi quyn li ca ngõn hng 1.2.4 Cỏc nhõn t nh hng n ri ro trong kinh doanh th 1.2.4.1 Cỏc nhõn t khỏch quan - H thng qun lý, cỏc ch trng chớnh sỏch ca c quan qun lý nh nc i vi hot ng th Cỏc chớnh sỏch, quy nh ca Nh nc trong lnh vc kinh. .. Xỏc nh ri ro: l vic sp xp ri ro theo cỏc mc u tiờn Bc 4: Kim soỏt ri ro: l vic la chn chin lc v phng phỏp i phú ri ro Bc 5: Giỏm sỏt v iu chnh: Bao gm hot ng giỏm sỏt m bo chin lc i phú ri ro c lờn k hoch v thc thi cht ch Vic giỏm sỏt cng nhm mc ớch iu chnh cỏc chin lc hoc k hoch i phú nu chỳng t ra khụng hiu qu, khụng kh thi hoc ỏp ng ri ro mi xut hin 21 1.2.3 Cỏc loi ri ro trong kinh doanh th . lý luận về kinh doanh thẻ và quản trị rủi ro trong kinh doanh thẻ ngân hàng. Chương 2: Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro trong kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chương. Giải pháp quản trị rủi ro trong kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 4 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KINH DOANH THẺ VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH THẺ NGÂN HÀNG 1.1. quản trị rủi ro trong kinh doanh thẻ Vietcombank Các loại rủi ro trong kinh doanh thẻ tại Vietcombank Yêu cầu đối với quản trị rủi ro trong kinh doanh thẻ tại Vietcombank Giải pháp quản