Quá trình phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro trong kinh doanh thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 35 - 38)

- Line Tapping: Tổ chức tội phạm có thể gắn các thiết bị ghi âm vào đường dây điện thoại truyền dữ liệu từ máy EDC, máy ATM về hệ thống của ngân hàng để

2.1.2Quá trình phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam

THƯƠNG VIỆT NAM

2.1.2Quá trình phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam

Ngoại Thương Việt Nam

Dịch vụ thanh toán thẻ ngân hàng được đưa vào thị trường Việt Nam bắt đầu từ năm 1990 xuất phát từ nhu cầu thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ bằng thẻ của khách du lịch và đầu tư nước ngoài. Với đặc thù là ngân hàng thanh toán quốc tế nên ngay từ đầu Vietcombank đã nắm bắt được nhu cầu này của khách hàng. Tuy vậy, đây là thời kỳ Mỹ cấm vận Việt Nam nên rất khó khăn cho Vietcombank triển khai thanh toán thẻ trực tiếp với các Tổ chức Thẻ quốc tế do đồng tiền thanh toán giữa các thành viên bằng Đô la Mỹ. Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, Vietcombank phải đi vòng bằng cách thiết lập quan hệ đại lý thanh toán thẻ thông qua các ngân hàng và công ty tài chính nước ngoài.

Vào năm 1990, Vietcombank trở thành đại lý thanh toán thẻ Visa đầu tiên tại Việt Nam của ngân hàng BFCE Singapore, sau đó là đại lý thanh toán thẻ Mastercard của Công ty tài chính MBF Malayxia và đại lý thanh toán thẻ JCB của công ty JCB Nhật. Có thể nói Vietcombank là ngân hàng đã đặt ra những viên gạch đầu tiên cho dịch vụ thẻ ngân hàng tại thị trường Việt Nam.

Đến năm 1994, một ngày sau khi Mỹ bỏ cấm vận, Vietcombank ký hợp đồng đại lý thanh toán thẻ American Express với Công ty American Express Hongkong. Vietcombank giữ vị thế độc quyền trong việc cung ứng dịch vụ thanh toán thẻ tín dụng quốc tế đến gần hết năm 1995.

Năm 1995, Vietcombank thực hiện dự án thẻ ATM với công nghệ thẻ từ và được NHNNVN chọn là ngân hàng triển khai thí điểm với hai máy ATM được đặt tại trụ sở chính. Thẻ được phát hành để trả lương cho cán bộ nhân viên Vietcombank và một số cán bộ nhân viên NHNNVN. Vào thời điểm đó hạ tầng cơ sở viễn thông Việt Nam còn lạc hậu, hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu của

Vietcombank còn thực hiện trên Foxpro trong khi phần mềm quản lý ATM được xây dựng trên hệ điều hành Novell. Vì vậy để kết nối cho hệ thống hoạt động, Vietcombank phải xây dựng thêm nhiều giao diện giữa các chương trình dẫn đến hệ thống hoạt động không ổn định và khó khăn khi phát triển mở rộng. Tuy dự án không thành công như mong muốn song đã mang lại cho Vietcombank những kinh nghiệm trong việc triển khai hệ thống giao dịch tự động sau này.

Đến năm 1996, thị trường thẻ Việt Nam bắt đầu trở nên sôi động với sự tham gia của các ngân hàng thương mại trong nước và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Nhận thấy Việt Nam là thị trường tiềm năng cho dịch vụ thẻ phát triển với dân số hơn 70 triệu và là đất nước thu hút tương đối lượng khách du lịch và đầu tư quốc tế, đại diện các Tổ chức thẻ quốc tế đã vào thăm dò thị trường Việt Nam. Tháng 4 năm 1996, NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam cùng với NHTMCP Á Châu, NHTMCP Eximbank và ngân hàng liên doanh FirstVina trở thành 4 thành viên đầu tiên của tổ chức thẻ quốc tế Mastercard tại Việt Nam. Đây là điểm mốc đánh dấu sự tiến triển đầu tiên của thị trường thẻ Việt nam và cũng là điểm mốc chấm dứt tư cách ngân hàng đại lý thanh toán thẻ Mastercard của Vietcombank cho công ty tài chính MBF Malayxia. Cũng vào tháng 4 năm 1996, thẻ tín dụng quốc tế Mastercard đầu tiên được Vietcombank phát hành. Vào quý III năm đó, NHTMCP Á Châu đưa sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế Mastercard vào thị trường.

Năm 1997, Vietcombank và NHTMCP Á Châu được Tổ chức thẻ quốc tế Visa kết nạp là thành viên. Trong năm 1997 và 1998, hai ngân hàng này tiếp tục đưa vào thị trường sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế Visa.

Năm 1998 thương hiệu thẻ Diner Club được ngân hàng liên doanh Indovina đưa vào thanh toán tại thị trường Việt Nam và sau đó ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cũng trở thành ngân hàng chấp nhận thanh toán loại thẻ này.

Trong những năm từ năm 2000 trở lại đây, thị trường thẻ Việt nam càng có những biến đổi tích cực, hoạt động kinh doanh thẻ của Vietcombank ngày càng mở

rộng và phát triển, đặc biệt từ năm 2005 đến nay Vietcombank đã triển khai nhiều đề án phát triển các dịch vụ thẻ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Năm 2005: Vietcombank kết hợp với Vietnam Airlines phát hành thẻ liên kết Vietcombank Vietnam Airlines American Express (Bông Sen Vàng).

Năm 2006, Vietcombank kết hợp với Kênh truyền hình nổi tiếng MTV phát hành thẻ ghi nợ Vietcombank MTV Mastercard.

Năm 2007, Vietcombank đã tạo ra bước đột phá lớn trên thị trường thanh toán thẻ tại Việt Nam khi trở thành ngân hàng đầu tiên cung cấp dịch vụ thanh toán thương mại điện tử bằng thẻ quốc tế với việc triển khai thành công dịch vụ đặt vé máy bay online với Pacific Airlines. Cho đến nay Vietcombank cung cấp dịch vụ thanh toán này với hơn 200 đối tác.

Cũng trong năm 2007, Vietcombank đã phát hành thẻ ghi nợ quốc tế Vietcombank Connect 24 Visa. Vietcombank đã hoàn thành việc triển khai chấp nhận thanh toán theo chuẩn EMV cho 2 thương hiệu thẻ Visa và Master.

Tháng 10 năm 2008, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam chính thức trở thành Ngân hàng đại lý thanh toán thẻ China Union Pay (CUP), theo đó thẻ mang thương hiệu CUP được thanh toán và chấp nhận trên hệ thống ATM và POS của Vietcombank. Như vậy tất cả các thương hiệu thẻ quốc tế thông dụng nhất: Visa, Mastercard, American Express, JCB, Diner Club và China UnionPay. đều được chấp nhận thanh toán tại các cơ sở chấp nhận thẻ của Vietcombank.

Năm 2009 Vietcombank là ngân hàng đầu tiên ở Việt Nam chính thức phát hành và thanh toán thẻ chip chuẩn EMV cho 2 thương hiệu Visa và MasterCard. Cũng trong năm này Vietcombank chính thức triển khai dịch vụ thanh toán thẻ trực tuyến qua internet cho thẻ ghi nợ nội địa Vietcombank Connect 24.

Từ đầu năm 2011 Vietcombank và China UnionPay cũng đã bắt đầu phối hợp để triển khai đề án phát hành thẻ CUP tại Việt Nam.

Hoạt động thẻ của Vietcombank ngày càng khẳng định được vị thế dẫn đầu trên thị trường góp phần tích cực trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng thanh toán hiện đại, tạo thói quen và nâng cao nhận thức của người dân về thanh toán thẻ, đồng thời

góp phần giảm bớt lượng tiền mặt trong lưu thông, thực hiện tốt chủ trương thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ.

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro trong kinh doanh thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 35 - 38)