Thực trạng quản trị rủi ro trong kinh doanh thẻ tại Vietcombank

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro trong kinh doanh thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 55 - 57)

- Line Tapping: Tổ chức tội phạm có thể gắn các thiết bị ghi âm vào đường dây điện thoại truyền dữ liệu từ máy EDC, máy ATM về hệ thống của ngân hàng để

2.3.2Thực trạng quản trị rủi ro trong kinh doanh thẻ tại Vietcombank

THƯƠNG VIỆT NAM

2.3.2Thực trạng quản trị rủi ro trong kinh doanh thẻ tại Vietcombank

Quản trị rủi ro thẻ tại Vietcombank được thực hiện theo một quy trình thống nhất từ Hội sở đến chi nhánh.

Tại Trung tâm thẻ tại hội sở sẽ thực hiện kiểm tra, theo dõi các giao dịch liên quan đến thẻ do Vietcombank phát hành cũng như các ĐVCNT của Vietcombank, khi phát hiện các trường hợp nghi ngờ giả mạo, gian lận, Trung tâm thẻ sẽ phối hợp cùng chi nhánh để kiểm tra và xử lý.

Tại chi nhánh, chi nhánh sẽ theo dõi các ĐVCNT do chi nhánh quản lý, thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn các ĐVCNT trong việc chấp nhận thẻ cũng như phát hiện các trường hợp kẻ gian sử dụng thẻ giả để thanh toán.

Hàng tháng, các cán bộ phòng quản lý rủi ro tại Trung tâm thẻ Vietcombank sẽ tiến hành tổng hợp các rủi ro xảy ra tại Vietcombank cũng như tại các ngân hàng trong và ngoài nước để xác định các rủi ro, phân tích các rủi ro này từ đó đưa ra các giải pháp nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời các rủi ro xảy ra. Mặt khác, Vietcombank cũng thường xuyên cử cán bộ tham dự các khóa đào tạo, các hội thảo về rủi ro thẻ do các TCTQT tổ chức như hội thảo về rủi ro thẻ do tổ chức thẻ Visa tổ chức vào tháng 10 năm 2010.

Để phục vụ cho việc quản lý rủi ro thẻ, Trung tâm thẻ Vietcombank đã xây dựng chương trình Monitor chấm các giao dịch về thẻ. Theo đó, hàng ngày các cán bộ phòng quản lý rủi ro tại Vietcombank sẽ chạy các giao dịch thẻ phát sinh có liên quan đến ngân hàng Vietcombank để lọc ra các giao dịch có nghi ngờ và kiểm tra tính chính xác của các giao dịch thẻ này.

* Các bước của quá trình quản trị rủi ro thẻ tại Vietcombank: Bước 1: Nhận diện rủi ro

Để nhận diện rủi ro trong kinh doanh thẻ, Phòng quản lý rủi ro tại ngân hàng Vietcombank thường sử dụng các cách sau đây:

- Xem xét, nghiên cứu tài liệu về rủi ro thẻ tại Vietcombank và tại các ngân hàng trong và ngoài nước, đặc biệt là các báo cáo, thống kê của các TCTQT về tình hình rủi ro thẻ trên thế giới và trong khu vực, các phân tích về thực trạng rủi ro thẻ tại các nước, nguyên nhân xảy ra các rủi ro thẻ này.

- Phát huy ý kiến của các cá nhân: Hàng thàng, phòng thường tổ chức các buổi thảo luận về tình hình rủi ro thẻ đang xảy ra tại Vietcombank nói riêng và tại các Ngân hàng thương mại nói chung, lấy ý kiến đóng góp của các thành viên trong phòng về các rủi ro đang và sẽ có thể xảy ra tại Vietcombank, từ đó tập hợp, phân tích và xác định nguyên nhân.

- Phòng thường xuyên cử các cán bộ tham dự các hội thảo về vấn đề rủi ro về thẻ, tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực rủi ro về thẻ, về khả năng và xu hướng xảy ra các rủi ro thẻ tại thị trường Việt Nam, từ đó nhận diện và xác định khả năng xảy ra rủi ro thẻ tại Vietcombank.

Bước 2: Phân tích rủi ro

Việc phân tích các rủi ro chủ yếu thực hiện bằng cách thống kê các rủi ro xảy ra tại Vietcombank, tổng giá trị thiệt hại, sắp xếp các rủi ro theo mức thiệt hại mà rủi ro này gây ra cho ngân hàng, từ đó phân tích nguyên nhân để đưa ra giải pháp.

Hiện nay, tại Vietcombank rủi ro do thẻ bị lấy cắp thông tin và làm giả là rủi ro đang gây thiệt hại lớn nhất cho ngân hàng. Để phát hiện và ngăn chặn rủi ro này, phòng quản lý rủi ro thường sử dụng chương trình Monitor để chấm các giao dịch phát sinh của các chủ thẻ Vietcombank. Đặc điểm của các giao dịch này thường chi tiêu với số tiền lớn, chi tiêu hết hạn mức, xảy ra nhiều code lỗi khi thực hiện giao dịch, các giao dịch lặp đi lặp lại với số tiền chẵn, các giao dịch thường xảy ra tại các đơn vị vàng bạc, đá quý hay đánh bạc.

Bước 3: Kiểm soát rủi ro

Phần lớn các thẻ bị làm giả hiện nay là do chi tiêu trên internet, hoặc ĐVCNT gian lận cấu kết với tội phạm thẻ lấy cắp thông tin và làm thẻ giả. Tuy nhiên, so sánh giữa những lợi ích từ việc phát triển các ĐVCNT đặc biệt là các

ĐVCNT trực tuyến đem lại, cũng như lợi ích từ việc mở rộng tính năng của thẻ do Vietcombank phát hành với những thiệt hại từ việc thẻ bị giả mạo thì Vietcombank đã lựa chọn phương thức “sống chung” với rủi ro, không thể xóa bỏ hoàn toàn rủi ro này mà chỉ có thể ngăn chặn, hạn chế rủi ro này phát sinh và gây thiệt hại cho hoạt động thẻ của ngân hàng.

Từ kết quả phân tích rủi ro, phòng sẽ thực hiện chỉnh sửa chương trình Monitor để các cán bộ khi chấm các giao dịch phát sinh có thể nhanh chóng phát hiện ra các giao dịch có nguy cơ rủi ro cao. Khi phát hiện số thẻ giả mạo hay ĐVCNT gian lận, phòng sẽ tập trung phân tích các giao dịch phát sinh của số thẻ này hay tại ĐVCNT này, liên hệ với chủ thẻ, ĐVCNT để kiểm tra.

Bước 4:Giám sát và điều chỉnh

Việc nhận diện, phân tích và kiểm soát rủi ro sẽ được giám sát thường xuyên, khi có bất kì sự thay đổi nào trong nhận diện rủi ro, phòng sẽ tiến hành điều chỉnh cách thức kiểm soát rủi ro nhằm hạn chế rủi ro tốt nhất mà vẫn đảm bảo hiệu quả kinh doanh thẻ cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro trong kinh doanh thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 55 - 57)